Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường THCS mai đình, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.27 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÍ GIÁO DỤC

ĐINH VĂN THẠCH

QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MAI ĐÌNH,
HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ HỘI - 2019


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Viết Nhụ

Phản biện 1:…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Phản biện 2:…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Luận văn sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại Học viện Quản lý giáo dục
Vào hồi……giờ……phút……ngày……tháng……năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


Thư viện Học viện Quản lý giáo dục


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sự ra đời và phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) là thành tựu
to lớn của cuộc cách mạng KHKT, là bước tiến vượt bậc của tri thức nhân
loại. CNTT đã và đang chi phối mạnh mẽ vào hầu hết các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Nhờ vậy, lượng tri thức của nhân loại đang tăng với nhịp độ
nhanh chưa từng có trong lịch sử lồi người. CNTT khơng chỉ thúc đẩy sự
phát triển của nhiều lĩnh vực mà còn mở ra nhiều triển vọng lớn cho con
người.
Ứng dụng CNTT đã được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của
khoa học kỹ thuật, của đời sống xã hội, trong đó có GD&ĐT.
Đảng, Nhà nước và ngành GD&ĐT ln ln có chủ trương, chính
sách về ứng dụng CNTT trong GD&ĐT.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010-2020 (ban hành theo
Quyết định số711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ) đã nêu trong giải pháp: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông trong dạy và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại
học, cao đẳng và đến năm 2020, 100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và
phổ thơng có khả năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thơng
trong dạy học”.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày
25/1/2017 Phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020,
định hướng đến năm 2025” đã nêu trong các nhiệm vụ và giải pháp: “Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới nội dung, phương pháp dạy

học, kiểm tra đánh giá và nghiên cứu khoa học”.
Trong GD&ĐT, CNTT được tiếp nhận và ứng dụng trong tất cả các
ngành học, bậc học. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã góp phần quan
trọng vào đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong những năm gần đây, ngành GD&ĐT Bắc Giang đạt được
nhiều thành tích ở cả chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà . Cơ sở vật
chất phục vụ cho việc ứng dụng CNTT, nhận thức của cán bộ quản lý và
giáo viên về ứng dụng CNTT ngày càng được đổi mới nhưng việc ứng
dụng CNTT vào dạy học cịn hạn chế và gặp nhiều khó khăn, chưa bắt


2
nhịp dược nhu cầu ngày càng cao và xu thế phát triển của khoa học công
nghệ hiện nay. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học trở thành nhu cầu cấp
bách, không thể thiếu trong việc đổi mới phương pháp của giáo viên. Điều
này đòi hỏi sự chỉ đạo đúng đắn của Sở GD&ĐT; là định hướng để các
trường THCS đưa ứng dụng CNTT vào dạy học thành công.
Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong dạy học còn nhiều bất cập
như trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, giáo viên còn hạn chế; điều kiện
ứng dụng CNTT trong dạy học của các trường chưa đồng nhất do điều
kiện kinh tế, xã hội, do quan niệm của từng địa phương; công tác quản lý
của các cấp quản lý giáo dục, trong đó có các trường THCS, nơi có nhiều
thuận lợi cho ứng dụng CNTT trong dạy học, cũng chưa được quan tâm
đúng mức, chưa có những biện pháp phù hợp...
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, xuất phát từ
u cầu khách quan và tính cấp thiết về bài toán quản lý ứng dụng CNTT
trong dạy học ở các nhà trường, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản
lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường THCS Mai
Đình, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang”vớimong muốn đề xuất những
biện pháp góp phần ứng dụng CNTT, nâng cao chất lượngdạy và học ở

trường THCS.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng công
tác quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tại trường THCS Mai Đình
huyện Hiệp Hịa tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý phù
hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; tăng tính hiệu quả và đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường THCS Mai Đình huyện Hiệp
Hịa tỉnh Bắc Giang.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học tại trường THCS Mai Đình, huyện
Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học tại trường
THCS Mai Đình huyện Hiệp Hịa tỉnh Bắc Giang.
4. Giả thuyết khoa học


3
Hiện nay, việc tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học tại trường
THCS Mai Đình huyện Hiệp Hịa tỉnh Bắc Giangcịn có những hạn chế,
cịn mang tính hình thức, chưa thấy rõ được hiệu quả thực sự của việc nâng
cao chất lượng dạy học. Vì vậy,nếu tìm và áp dựng được các biện pháp
quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học phù hợp điều kiệnvà đối tượng của
Trường THCS Mai Đình huyện Hiệp Hịa tỉnh Bắc Giang sẽ góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục trong Nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về CNTT và ứng dụng CNTT trong dạy học.
5.2. Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT và biện pháp quản lý của Hiệu
trưởng vào dạy học ở Trường THCS Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc

Giang.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm tăng cường ứng
dụng CNTT vào dạy học tại trường THCS Mai Đình huyện Hiệp Hòa tỉnh
Bắc Giang.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài được tiến hành khảo sát, điều tra trong phạm vi trường THCS
Mai Đình huyện Hiệp Hịa tỉnh Bắc Giang.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận bao gồm:
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3. Phương pháp thống kêtoán học trong GD
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa khoa học
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học
tại các trường THCS.
Chương 2: Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tại
Trường THCS Mai Đình, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang.
Chương 3: Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tại
Trường THCS Mai Đình, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang.


4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT
TRONG DẠY HỌC TẠI CÁC TRƢỜNG THCS
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.2. Trên thế giới
1.1.3. Tại Việt Nam
1.2. Dạy học ở trƣờng THCS
1.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động dạy học ở trường THCS
1.2.2. Hoạt động dạy học ở trường THCS:
a) Hoạt động dạy học:
b) Những đặc điểm của hoạt động dạy học ở trường THCS
1.3. CNTT và ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trƣờng THCS
1.3.1. Khái niệm thơng tin, CNTT
(i) Khái niệm về thơng tin:
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thơng tin, ví dụ, dưới góc độ xã
hội học: Tất cả những gì có thể giúp cho con người hiểu đúng về đối tượng
mà họ quan tâm đến (vì những nguyên nhân và mục đích nào đó) đều được
gọi là thơng tin.
(ii) Khái niệm về công nghệ thông tin (Information Technology - IT):
- Công nghệ thông tin là công nghệ ứng dụng cho việc xử lí thơng tin.
-Cơng nghệ thơng tin là thuật ngữ bao gồm tất cả những dạng công
nghệ được dùng để xây dựng, sắp xếp, biến đổi và sử dụng thông tin trong
các hình thức đa dạng của nó.
- Cơng nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công
nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý,
lưu trữ và trao đổi thông tin số(Luật Công nghệ thông tin, Luật số
67/2006/QH11 ngày 29/6/2006).
(iii) Khái niệm về công nghệ thông tin và truyền thông (Inforamation
and Communication Technology – ICT) :
-Là một tổ hợp từ được dùng để mô tả phạm vi các cơng nghệ thu thập,
sắp xếp, khơi phục, xử lí, phân tích và truyền thơng tin.
(www.smartstate.qld.gov.au/strategy).
- ICT là cơng nghệ địi hỏi cho các q trình thơng tin. Cụ thể là việc

sử dụng các máy tính điện tử và các phần mềm để lưu giữ, sắp xếp, bảo


5
mật, truyền dẫn và khôi phục các thông tin bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.
(en.wikipedia.org/wki/ICT)
1.3.2. Ứng dụng CNTT vào dạy học
(i) Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy của giáo viên:
(ii) Ứng dụng CNTT trong hoạt động học của học sinh:
1.4. Quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học các trƣờng THCS
1.4.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và ngành GD&ĐT về ứng dụng
CNTT trong giáo dục
Công văn số 4116/BGĐT-CNTT ngày 8/92017 về nhiệm vụ CNTT
trong năm học 2017-2018, trong đó nêu nhiệm vụ ứng dụng CNTT đổi
mới nội dung, phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá:
a) Phổ biến, hướng dẫn giáo viên, học sinh và các nhà trường khai
thác kho bài giảng e-Learning của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa
chỉ nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy
và học. Kho bài giảng e-Learning tập hợp các bài giảng có tính tương tác
cao, hỗ trợ học sinh tự học, tự ôn tập nâng cao kiến thức, giúp giáo viên
tham khảo đổi mới nội dung phương pháp dạy học; tiếp tục khuyến khích
giáo viên tham gia xây dựng bài giảng e-learning để đóng góp vào các kho
bài giảng của trường, phòng, sở và Bộ GDĐT.
b) Ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng
giáo viên chủ động tích hợp CNTT vào từng môn học để nâng cao hiệu
quả bài giảng, sử dụng phần mềm trình chiếu, kết hợp các phần mềm mơ
phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học. Hạn chế lạm dụng CNTT
trong dạy học hoặc ứng dụng một cách miễn cưỡng.
c) Tăng cường sử dụng trang “Trường học kết nối” của Bộ GDĐT
phục vụ trao đổi chuyên môn, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học

trong nhà trường.
d) Triển khai giải pháp trường học điện tử, lớp học điện tử (các giải
pháp giáo dục thông minh) ở những nơi có điều kiện nhằm ứng dụng
những cơng nghệ tiên tiến, đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy - học. Cần
có lộ trình triển khai phù hợp, tổ chức thí điểm để đánh giá, điều chỉnh và
hồn thiện mơ hình sao cho phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, làm cơ sở để
triển khai nhân rộng.
1.4.2. Vai trò của CNTT trong dạy học
- Những yếu tố cơ bản của CNTT và kỹ năng sử dụng máy vi tính là


6
các bộ phận không thể thiếu của học vấn phổ thông, đáp ứng những yêu
cầu của KH-CN trong kỷ nguyên thông tin, nền kinh tế tri thức.
- Những yếu tố của CNTT cịn có thể góp phần phát triển con người.
- Máy vi tính, với tư cách là một cơng cụ của CNTT một tiến bộ của
KH - CN cũng cần được sử dụng trong quá trình dạy học để cải tiến
phương pháp dạy học nhằm nâng cao hất lượng giáo dục.
- CNTT đã đem đến một tài nguyên giáo dục cho tất cả mọi người,
làm cho vai trò, vị trí của giáo viên thay đổi, người học có thể phát huy
tính tích cực tự truy cập vào nguồn tài nguyên học tập vô cùng phong phú
trên mạng internet với những tiêu chí mới: học mọi lúc, học mọi nơi,…
- CNTT làm thay đổi quá trình dạy học với nhiều hình thức phong phú.
Mối giao lưu, tương tác giữa người dạy và người học đặc biệt là giữa người
học và máy tính. Thơng tin đã trở thành tương tác hai chiều với nhiều kênh
truyền thơng là kênh chữ, kênh hình, động hình, âm thanh, màu sắc mà đỉnh
cao là E-learning.
1.4.3. Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học
a) Khái nhiệm về quản lý:
“Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý

băng các phương pháp, phương tiện, công cụ… để đưa khách thể quản lý
đạt được mục tiêu quản lý”.
b) Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học:
“Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học là sự tác động của chủ thể
quản lý (hiệu trưởng nhà trường) đến các khách thể quản lý (giáo viên,
học sinh, các điều kiện…) trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy
và học để nâng cao chất lượng dạy học”.
1.4.4. Nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học
1) Quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy của giáo viên:
2) Quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập của học sinh:
3) Quản lý ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
và rèn luyện của học sinh:
4) Quản lý sử dụng hệ thống thông tin dùng chung của nhà trường và
của ngành giáo dục.
5) Nâng cao năng lực sử dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ, giáo viên
cũng là một nội dung quản lý để đội ngũ này có đủ khả năng ứng dụng
CNTT trong hoạt động dạy học


7
6) Hoàn thiện và tăng cường cơ sở vật chất về CNTT, nhất là hạ tầng
CNTT cũng là một nội dung cnaaf thực hiện trong quản lý.
1.5. Các yếu tố đảm bảo quản lý ứng dụng thành công CNTT vào dạy
học trong trƣờng THCS
1.5.1. Chủ trương, cơ chế chính sách về ứng dụng CNTT trong giáo dục
nói chung và dạy học trong trường THCS nói riêng
1.5.2. Nhận thức của cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục trong việc
chỉ đạo triển khai ứng dụng CNTT trong trường THCS
1.5.3. Nhân lực và trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong
trường THCS

1.5.4. Cơ sở vật chất hạ tầng về CNTT
Kết luận chƣơng 1
Qua việc nghiên cứu lịch sử vấn đề nghiên cứu và một số khái niệm
công cụ cơ bản, một số đặc trưng chủ yếu của quản lý ứng dụng CNTT
trong hoạt động dạy học ở trường THCS.
Chương 1 của Luận văn đã tổng hợp và khái quát cơ sở lý luận về
CNTT, ứng dụng CNTT trong dạy học. Đã tổng hợp được cơ sở lý luận về
quản lý, quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học.
Cũng trong chương 1 của Luận văn đã nêu nội dung của việc quản lý
ứng dụng CNTT trong dạy học.
Cuối chương 1 đã nêu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng
CNTT trong dạy học.
Từ các lý luận của chương 1 làm cơ sở cho việc khảo sát thực trạng
ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý ứng dựng CNTT trong dạy học ở
chương 2; đề xuất các biện pháp ứng dụng CNTT trong dạy học ở chương
3.


8
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC TẠI
TRƢỜNG THCS MAI ĐÌNH, HUYỆN HIỆP HỊA, TỈNH BẮC
GIANG
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hộicủa xã Mai Đình,
huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang
2.1.1. Vị trí địa lý
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình kinh tế
2.1.2.2. Tình hình văn hóa-xã hội
2.1.3. Khái quát về GD&ĐT của xã Mai Đình huyện Hiệp Hịa

2.1.3.1. Tình hình giáo dục các trường học trên địa bàn xã Mai Đình
2.1.3.2. Chất lượng giáo dục của trường THCS Mai Đình
2.1.3.3. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý
2.1.3.4. Tình hình đội ngũ giáo viên
2.1.3.5. Tình hình cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
2.2. Giới thiệu q trình khảo sát:
2.2.1. Mục đích và đối tượng khảo sát:
- Mục đích khảo sát:
Đánh giá đâyỳ đủ và tốn diện thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý
ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở Trường THCS Mai Đình. Trên
cơ sở thực tiến đó, đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong
hoạt động dạy học ở Trường THCS Mai Đình
- Đối tượng khảo sát:
+ CBQL: Hiệu trưởng, hiệu phó, các tổ trưởng chun mơn
+ GV: Giáo viên của Trường THCS Mai Đình
+ Học sinh các khối lớp: 100
2.2.2. Nội dung khảo sát:
- Thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy của giáo viên và
hoạt động học của học sinh ở Trường THCS Mai Đình
- Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở
Trường THCS Mai Đình
2.2.3. Tiến trình và xử lý kết quả khảo sát
- Xây dựng các phiếu khảo sát


9
- Xử lý kết quả khảo sát.
2.3. Thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học trong trƣờng
THCS Mai Đình huyện Hiệp Hịa tỉnh Bắc Giang
2.3.1. Thực trạng cơ sở vật chất cho ứng dụng CNTT

1. Phịng máy tính và máy tính:
2. Máy in, máy photocopy:
3. Máy chiếu hắt:
4. Máy chiếu đa năng, máy chiếu đa vật thể:
5. Các thiết bị hỗ trợ khác:
6. Các phịng học bộ mơn, phịng học đa năng:
2.3.2. Thực trạng trình độ CNTT của đội ngũ CBQL và giáo viên
trường THCS Mai Đình huyện Hiệp Hòa
- Số cán bộ quản lý:
-Về đội ngũ giáo viên:
-Về đội ngũ nhân viên:
2.3.3. Thực trạng nhận thức về CNTT và ứng dụng CNTT vào dạy học
của cán bộ quản lý và giáo viên trường THCS Mai Đình huyện Hiệp
Hòa
2.3.4. Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên
- Dạy học bằng giáo án điện tử hay bài giảng điện tử.
- Khai thác thông tin qua mạng internet phục vụ dạy học.
- Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng internet.
- Dạy học tại phòng học máy tính, qua các phần mềm.
- Kiểm tra, đánh giá học sinh bằng CNTT/máy tính.
2.3.5. Thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động học của học
sinh
2.4. Thực trạng quản lý, ứng dụng CNTT vào dạy học trong trƣờng
THCS Mai Đình huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang
2.4.1.Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy của giáo
viên:
2.4.2. Thực trạngquản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập của
học sinh:
2.5. Đánh giá những mặt khó khăn, thuận lợi, nguyên nhân hạn chế trong
việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tại trƣờng THCS Mai Đình

huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang


10
2.5.1. Thuận lợi
Đội ngũ giáo viên đa số trẻ, được tiếp thu nhiều công nghệ tiên tiến
cũng là điều kiện tốt trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Đây là
những điểm mạnh của việc ứng dụng CNTT vào dạy học của trường
THCS Mai Đình.
2.5.2. Khó khăn
Đường truyền internet đã có nhưng đường truyền nội bộ có chất
lượng thấp và thường có khoảng cách xa từ moden tổng đến các phịng
máy tính và các phịng chức năng khác (các phịng chức năng đặt ở nhiều
dãy nhà cách xa nhau). Giáo viên ít được truy cập và khai thác thơng tin
trên mạng thường xuyên, việc dạy học qua mạng chưa được quan tâm,
chưa đi vào thực hiện.
Việc xây dựng CSDL dùng chung cho giáo viên trong trường chưa
được triển khai, còn CSDL của từng nhóm giáo viên (thường là cùng dạy 1
mơn) trong nhà trường cịn nghèo nàn chưa bắt kịp với xu hướng của thời
đại.
2.5.3. Tồn tại và yếu kém
Nhân lực phục vụ cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý
còn thiếu, còn yếu cả trong nhận thức, đào tạo bồi dưỡng, trong kỹ năng tổ
chức quản lý hệ thống, kỹ năng xử lý khai thác thông tin và các kỹ năng
tác nghiệp.
Cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong
quản lý thiết bị thiếu, tỷ lệ máy tính trong trường cịn thấp về số lượng,
kém về chất lượng.
Công tác bảo quản, bảo trì chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến
máy móc hư hỏng nhiều.

2.5.4. Nguyên nhân của tồn tại yếu kém
Thứ nhất, một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục chậm đổi mới về tư
duy, thiếu sáng tạo, nhạy bén; chưa theo kịp yêu cầu và sự đòi hỏi ngày
càng cao của thực tiễn; chưa coi trọng công tác phát triển và ứng dụng
CNTT trong quản lý và dạy học.
Thứ hai, một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi
mới phương pháp dạy học; đội ngũ cán bộ, giáo viên có chun mơn về
CNTT cịn thiếu, tay nghề cịn hạn chế; một số ít chưa tồn tâm toàn ý
với nghề.


11
Thứ ba, giáo dục phổ thông chịu sức ép lớn về nhu cầu học tập
ngày càng tăng do dân số và trình độ dân trí tăng.
Thứ tư, kinh phí đầu tư cho giáo dục cịn ít, cơ sở vật chất, máy
tính, mạng máy tính, trang thiết bị dạy học nhìn chung chưa đáp ứng
được yêu cầu của việc nâng cao chất lượng.
Kết luận chƣơng 2
Kết quả nghiên cứu việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của
trường THCS Mai Đình đã làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận của
chương 1. Trên cơ sở lý luận được tập hợp ở chương 1 và khảo sát thực
trạng ở chương 2 là:
1)Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tai xã Mai Đình huyện
Hiệp Hịa tỉnh Bắc Giang
2) Thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học trong trường THCS
Mai Đình huyện Hiệp Hịa tỉnh Bắc Giang
3)Thực trạng quản lý, ứng dụng CNTT vào dạy học trong trường THCS
Mai Đình huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang
4) Đánh giá những mặt khó khăn, thuận lợi, nguyên nhân hạn chế trong việc
quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tại trường THCS Mai Đình huyện Hiệp

Hịa, tỉnh Bắc Giang

\


12
Chƣơng 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC
Ở TRƢỜNG THCS MAI ĐÌNH
HUYỆN HIỆP HỊA, TỈNH BẮC GIANG
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và hệ thống
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính chất lượng và hiệu quả
3.2. Các biện pháp đề xuất
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích
của việc ứng dụng CNTT trong dạy học
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa
Tăng cường sự lãnh đạo của CBQL và các tổ chức khác trong nhà
trường. Nâng cao năng lực, trách nhiệm chỉ đạo, lãnh đạo của Ban giám
hiệu và các tổ chức khác trong nhà trường.
Việc ứng dụng CNTT cũng góp phần cho việc chuẩn hóa về cơ sở
vật chất, xây dựng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường giáo dục thích
ứng với các yêu cầu đặt ra trong xã hội mới.
Ứng dụng CNTT còn giúp cho lãnh đạo nhà trường chỉ đạo, quản lý,
thu thập thông tin, xử lý thông tin và ra các quyết định một cách nhanh
chóng, chính xác.
3.2.1.2. Nội dung
* Tun truyền phổ biến các nội dung về ứng dụng CNTT trong
GD&ĐT của Đảng, Chính phủ và của Ngành:

* Thực hiện đổi mới tư duy trong giáo dục, đổi mới phương pháp dạy
học và đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức thực hiện, đổi
mới việc kiểm tra, đánh giá trong hoạt động giáo dục.
* Khuyến khích động viên giáo viên chủ động tự bồi dưỡng, nâng
cao trình độ về CNTT, tạo điều kiện cho các thầy cô giáo cao tuổi mạnh
dạn tiếp cận CNTT, kích thích niềm say mê tìm tịi CNTT, coi đó là tấm
gương sáng cho lớp trẻ.
3.2.1.3. Tổ chức thực hiện
- Tìm hiểu đánh giá mức độ nhận thức và hiểu biết của CBQL và
giáo viên trong nhà trường.


13
- Đề xuất những nội dung tuyên truyền, quán triệt các văn bản, Chỉ
thị, Nghị quyết về ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học hiện hành để
nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên và nhân viên.
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp với các thành phần đối
tượng.
- Quy định cụ thể trách nhiệm của từng thành viên trong hệ thống
cùng thực hiện mục tiêu.
- Cung cấp và bổ sung hệ thống văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết và các
chế định hiện hành về ứng dụng CNTT trong giáo dục.
- Soạn thảo những nội dung cần tuyên truyền quán triệt.
- Tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết và giao ban rút kinh nghiệm
về những công việc và kế hoạch đề ra.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
* Đối với cán bộ quản lý:
- Lãnh đạo nhà trường phải hiểu rõ xu thế phát triển tất yếu của thời
đại đó là sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học - Cơng nghệ. Từ đó có sự
nhất trí đồng thuận trong lãnh đạo nhà trường về đường lối, chủ trương của

ngành về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học.
- Đi sâu đi sát hiểu rõ thực tế trong tình hình phát triển kinh tế, văn
hóa chính trị của địa phương; điều kiện thực tiễn của nhà trường trong sự
biến đổi của xã hội.
- Điều kiện về năng lực quản lý và trình độ CNTT của cán bộ quản
lý.
- Chủ động trau dồi kiến thức tin học nâng cao trình độ CNTT.
* Đối với giáo viên:
- Nghiêm túc trong việc thực hiện đường lối chủ trương chung của
lãnh đạo nhà trường.
- Chủ động đổi mới tư duy, nhận thức được vai trò của CNTT trong
giai đoạn hiện nay. Biết cách sử dụng CNTT một cách phù hợp trong giờ
dạy, trong đổi mới phương pháp dạy học.
- Tự bản thân mỗi giáo viên phải có trách nhiệm nghề nghiệp. Tự bồi
dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nói chung và CNTT nói riêng.
3.2. 2. Biện pháp 2: Tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy
và học ở trường THCS Mai Đình theo yêu cầu đổi mới giáo dục
3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa:


14
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
- Có biện pháp để giáo viên, học sinh sử dụng kho bài giảng ELearning tập hợp các bài giảng có tính tương tác cao, hỗ trợ học sinh tự
học, tự ôn tập nâng cao kiến thức, giúp giáo viên tham khảo đổi mới nội
dung phương pháp dạy học; tiếp tục khuyến khích giáo viên tham gia xây
dựng bài giảng E-learning để đóng góp vào các kho bài giảng của trường,
phòng, sở và Bộ GD&ĐT.
- Quản lý ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy và học theo
hướng giáo viên chủ động tích hợp CNTT vào từng môn học để nâng cao
hiệu quả bài giảng, sử dụng phần mềm trình chiếu, kết hợp các phần mềm

mơ phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học. Hạn chế lạm dụng CNTT
trong dạy học hoặc ứng dụng một cách miễn cưỡng.
- Quản lý sử dụng trang “Trường học kết nối” của Bộ GD&ĐT phục
vụ trao đổi chuyên môn, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong nhà
trường phù hợp với điều kiện của Trường THCS Mai Đình.
- Bước đầu ở Trường THCS Mai Đình triển khai giải pháp trường
học điện tử, lớp học điện tử (các giải pháp giáo dục thông minh) nhằm ứng
dụng những công nghệ tiên tiến, đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy - học.
3.2.2.3. Tổ chức thực hiện :
- Phổ biến, hướng dẫn giáo viên, học sinh và các nhà trường khai
thác kho bài giảng e-Learning của Bộ GDĐT.
- Phát động giáo viên xây dựng bài giảng E-learning, nhất là khi triển
khai chương trình giáo dục mới.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp
dạy và học, kiểm tra đánh giá trong tất cả các môn học.
- Xây dựng hệ thống thông tin của nhà trường, trong đó xây dựng
kho học liệu của Trường THCS Mai Đình. Phát động, khuyến khích giáo
viên xây dựng bài giảng điện tử, ngân hàng câu hỏi, các phương pháp dạy
học… và đưa vào kho học liệu của nhà trường. Có biện pháp khuyến khích
giáo viên sử dụng hệ thống thơng tin này phục vụ cho việc dạy học phát
triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
- Có biện pháp và khuyến khích học sinh sử dụng mạng Internet để
khai thác, sử dụng kho học liệu của Bộ GD&ĐT.
- Nhà trường sẽ tổ chức xây dựng kho học liệu riêng cho học sinh sử
dụng.


15
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
- Các cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên phải có kiến thức cơ bản

về CNTT, luôn trau dồi kiến thức, cập nhật những vấn đề mới…
- Nhà trường phải tăng cường CSVC hàng năm, phải trang bị phịng
học thơng minh, máy tính có cấu hình cao, mạng Internet ln ổn định và
phải phủ sóng wifi tồn bộ vị trí trong trường.
- Tồn bộ CBQL, giáo viên, nhân viên phải sử dụng thuần thục các
phần mềm do Bộ GD&ĐT cung cấp.
3.2.3. Biện pháp 3:Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực về
CNTT cho đội ngũ cán bộ, giáo viên Trường THCS Mai Đình
3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa:
Mục đích của biện pháp này là tăng cường hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng để phát triển năng lực CNTT cho đội ngũ cán bộ, giáo viên để đội
ngũ này có đủ năng lực thực hiện được việc ứng dụng CNTT trong hoạt
động nghề nghiệp nói chung và trong hoạt động dạy học nói riêng, đặc biệt
là thực hiện hoạt động dạy học đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục,
thực hiện chương trình giáo dục mới.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp:
- Từ yêu cầu tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học,
yêu cầu nâng cao năng lực sử dụng CNTT trong đội ngũ cán bộ GV của
nhà trường
- Từ thực trạng năng lực CNTT của đội ngũ, xác định những người
có nhu cầu và yêu cầu cần được đào tạo bồi dưỡng về năng lực CNTT;
- Xác định nội dung về ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học,
nhất là yêu cầu trong đổi mới giáo dục, thực hiện chương trình giáo dục
mới, để từ đó xác định các yêu cầu cần đào tạo, bồi dưỡng CNTT cho cán
bộ, giáo viên.
3.2.3.3. Tổ chức thực hiện:
- Bồi dưỡng kiến thức về tin học cho cán bộ lãnh đạo, giáo viên và
nhân viên có đủ trình độ để sử dụng, khai thác tốt các thiết bị CNTT trong
quản lý nhà trường. Tin học hố trong cơng tác quản lý nhân sự, sổ điểm
điện tử, thư viện, trao đổi thông tin trong ngành và với phụ huynh học

sinh.
- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy tin học đảm bảo đủ về số
lượng, ngày càng được nâng cao về chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu


16
ngày càng cao về chuyên môn và nghiệp vụ.
- Thực hiện việc bồi dưỡng ngắn ngày cho giáo viên các bộ mơn khác
có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng dụng các thiết bị và phần
mềm nhằm đổi mới nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp, đổi mới
đánh giá, vận dụng phương tiện CNTT vào tự học, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
- Lãnh đạo nhà trường thực sự quan tâm đến vấn đề trình độ CNTT
của GV; coi việc thiếu hụt kiến thức về CNTT là một phần trách nhiệm
của nhà trường; có kế hoạch bồi dưỡng dài hơi; linh hoạt trong việc đưa ra
các chương trình đào tạo cụ thể phù hợp với từng giáo viên.
- Các cán bộ quản lý, các giáo viên và nhân viên nhà trường phải có
nhận thức đúng đắn và nhiệt tình tham gia vào việc phát triển áp dụng
CNTT vào hoạt động dạy học.
- Trang bị CSVC, trang thiết bị giảng dạy cho giáo viên đồng bộ,
hiện đại và hiệu quả.
- Có đủ nguồn tài chính để tổ chức lớp học: trả lương cho giảng viên
đào tạo và hỗ trợ kinh phí cho GV học tập, bảo hành, bảo trì máy…
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức hội thảo, tập huấn và hội giảng phổ biến,
chia sẻ các nguồn tài nguyên mạng và các phương pháp dạy học có ứng
dụng CNTT
3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa
- Tăng cường các ứng dụng CNTT trong đổi mới, nội dung phương
pháp, phương thức cách làm việc và dạy học.

- Đa dạng hoá, hiện đại hoá cách thức quản lý và dạy học trong nhà
trường.
- Tăng cường khai thác Internet để thu thập, sử dụng các thông tin
phục vụ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Xây dựng theo hướng tích hợp kho dữ liệu nhà trường. Chuẩn hoá
kho dữ liệu dùng chung.
- Tăng cường công tác quản lý theo hướng hiện đại, phù hợp với xu
thế phát triển và hội nhập..
- Học tập kinh nghiệm của các trường đã ứng dụng thành công
CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.
3.2.4.2. Nội dung


17
- Triển khai chương trình quản lý nhân sự, hệ thống quản lý điểm cho
học sinh.
- Tin học hố cơng tác quản lý tài chính, tài sản, CSVC.
- Khai thác tốt các phần mềm quản lý các kì thi tốt nghiệp, kì thi
tuyển sinh, kì thi học sinh giỏi, thi nghề, thi giáo viên giỏi,...
- Công tác quản lý điểm, quản lý hồ sơ, học bạ, quản lý thư viện, xếp
thời khoá biểu,...
- Trong dạy và học, chỉ đạo, khuyến khích giáo viên tăng cường khai
thác, sử dụng có hiệu quả các phần mềm như: phần mềm mô tả, mô phỏng,
minh hoạ, chứng minh, vẽ hình học,... để đổi mới nội dung và phương pháp
dạy học.
- Sử dụng tốt các phần mềm thiết kế bài dạy (giáo án điện tử) như:
phần mềm Microsoft PowerPoint, Adobe Presenter, Micrsoft Frontpage,
HTML, Violet, Macromedia Flash,...
3.2.4.3. Tổ chức thực hiện
Tiến hành tổ chức các buổi tập huấn, có thể mời giảng viên hoặc sử

dụng các giáo viên Tin học trong nhà trường để tập huấn, bồi dưỡng cho
cán bộ, giáo viên nhà trường các kỹ năng sử dụng máy tính, khai thác
mạng máy tính, khai thác các phần mềm ứng dụng hay các kỹ năng thiết
kế bài giảng điện tử,....
* Đối với việc khai thác mạng và Internet
- Kết nối mạng nội bộ có chất lượng cao, mạng Internet đến tất cả
các phòng, các bộ phận trong trường.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cán bộ, giáo viên khai thác, tìm kiếm
thơng tin, dữ liệu, phần mềm, tiện ích và gửi, nhận thư điện tử qua mạng.
- Tổ chức tuyên truyền, động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên
khai thác tốt các ứng dụng trên Internet phục vụ công việc, chuyên môn.
- Tiến tới tổ chức cho giáo viên, học sinh tìm kiếm các Website học
tập trực tuyến, thi trực tuyến qua mạng.
- Xây dựng tốt cổng thông tin điện tử (Website) của nhà trường.
* Chỉ đạo việc đồng bộ hóa dữ liệu nhà trường theo hướng tích
hợp
Mục tiêu tiếp theo xây dựng cổng thơng tin điện tử của nhà trường để
đưa các thông tin về nhà trường lên mạng để cán bộ, giáo viên, học sinh,
phụ huynh có thể tra cứu thơng tin, truy cập thông tin, bổ sung, nhập dữ


18
liệu tùy theo từng chức năng được phân công tại bất kỳ đâu. Trước mắt là
việc đưa điểm hàng ngày của học sinh lên mạng, tiến tới hình thành sổ liên
lạc điện tử, kết hợp giữa giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội.
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, kỹ
thuật tin học, hiện đại hóa trang thiết bị trong trường THCS Mai Đình
3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa
- Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường theo hướng hiện
đại hóa, đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học.

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất, phù hợp với từng bộ mơn, tạo nền
móng cho việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh được truy cập
Internet ngay tại trường để giáo viên tranh thủ được thời gian rảnh rỗi lên
thư viện tự học tin học, soạn giáo án và tra cứu thông tin.
3.2.5.2. Nội dung
- Sử dụng thiết bị dạy học đảm bảo đầy đủ và chính xác thơng tin về
các hiện tượng, đối tượng nghiên cứu, do đó làm cho chất lượng dạy học
cao hơn.
- Sử dụng thiết bị dạy học nâng cao được tính trực quan-cơ sở của tư
duy trừu tượng, mở rộng khả năng tiếp cận với các đối tượng và hiện
tượng.
- Sử dụng thiết bị dạy học giúp tăng tính hấp dẫn, kích thích ham
muốn học tập, phát triển hứng thú nhận thức của học sinh.
- Sử dụng thiết bị dạy học giúp gia tăng cường độ lao động học tập
của học sinh và do đó cho phép nâng cao nhịp độ nghiên cứu tài liệu giáo
khoa.
- Sử dụng thiết bị dạy học cho phép học sinh có điều kiện tự lực
chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo (tự nghiên cứu tài liệu, tự
lắp ráp thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, tìm thơng tin, lựa chọn câu trả
lời, vận dụng...).
- Sử dụng thiết bị dạy học hợp lý hoá q trình dạy học, tiết kiệm
được thời gian để mơ tả.
- Sử dụng thiết bị dạy học gắn bài học với đời sống thực tế, học gắn
với hành, nhà trường gắn với xã hội.
- Sử dụng thiết bị dạy học giúp hình thành nhân cách, thế giới quan,
nhân sinh quan, rèn luyện tác phong làm việc có khoa học.


19

 Đầu tư mua sắm máy tính cho các trường
Trước mắt nhà trường có từ 2 đến 3 phịng máy mỗi phịng có từ 40
đến 50 máy tính đảm bảo trong giờ học tin mỗi học sinh có một máy để học
và thực hành.
Mỗi CBQL, nhân viên văn phịng có 01 máy tính, mỗi tổ chun
mơn, các tổ chức trong trường phải có ít nhất 03 máy tính có cấu hình đủ
mạnh được kết nối được Internet, máy in và các phương tiện khác như máy
ảnh, fax, scan, photo… dùng chung.
 Xây dựng hạ tầng truyền thống
+ Cung cấp dịch vụ truy nhập tới các hệ thống cơ sở dữ liệu đặt tại
trung tâm dữ liệu của Phòng, của Sở.
+ Cung cấp dịch vụ thư tín điện tử với các đơn vị giáo dục, với các
đơn vị khác trong mạng diện rộng của Phòng GD&ĐT, của Sở GD&ĐT.
3.2.5.3. Tổ chức thực hiện
Hàng năm Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể tham mưu và duyệt
với UBND huyện Hiệp Hòa, phòng GD&ĐT bổ sung thêm trang thiết bị,
máy tính và hệ thống máy tính cho nhà trường.
Tiết kiệm các khoản chi tiêu trong năm, tranh thủ các dự án để mua
sắm, bổ sung thêm trang thiết bị, máy tính, mạng máy tính phục vụ cho
giảng dạy và ứng dụng CNTT.
Tích cực làm tốt cơng tác xã hội hóa để huy động nhân dân, cộng
đồng, cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm tài trợ đóng góp cho nhà trường để
trang bị thêm cơ sở vật chất, máy tính và mạng máy tính cho nhà trường.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện:
- Cần có sự quan tâm đúng mức của UBND huyện Hiệp Hòa và Phịng
GD&ĐT.
- Dành phần kinh phí cần thiết cho việc đầu tư phần cứng và phần
mềm.
- Tích cực khai thác kinh phí từ các chương trình Tin học, dự án hỗ
trợ đầu tư về CNTT của Phòng GD&ĐT, của Sở GD&ĐT, UBND Tỉnh

Bắc Giang.
- Tích cực thực hiện xã hội hóa giáo dục từ phía cha mẹ học sinh.
- Phải gắn việc trang bị với việc sử dụng có hiệu quả. Thường xuyên
kiểm tra hệ thống CNTT hiện có, từ đó đề xuất bảo dưỡng, sửa chữa


20
những thiết bị hỏng hóc, điều chuyển để đảm bảo tính đồng bộc của hệ
thống nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác bảo quản và sử dụng các thiết bị
phịng máy có hiệu quả.
3.2.6. Biện pháp 6: Thanh tra, kiểm tra và đánh giá việc bảo quản, sử
dụng CNTT tại trường THCS Mai Đình
3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa
Mục đích chung của cơng tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá là:
- Giám sát đánh giá việc bảo quản, ứng dụng, sử dụng CNTT trong
trường học.
- Phát hiện những sai sót, sai lệnh trong các khâu bảo quản, ứng
dụng, sử dụng. Chủ động phòng ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý các sai
sót đồng thời giúp cho các nhà quản lý chỉ đạo, thu thập thơng tin chính
xác, kịp thời để đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc, ứng
phó mọi tình huống bất thường xẩy ra.
- Điều chỉnh những sai sót, sai lệnh trong các khâu bảo quản, ứng
dụng, sử dụng.
3.2.6.2. Nội dung
- Kiểm tra việc quán triệt các mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng
dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng học kỳ, từng năm học.
- Kiểm tra và đánh giá kế hoạch hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy
học ; kiểm tra việc đầu tư CSVC, kiểm tra việc trang thiết bị CNTT, mua
sắm và sử dụng các phần mềm; kiểm tra việc lắp đặt và sử dụng khai thác

thông tin qua mạng Internet phục vụ giảng dạy và học tập; kiểm tra các mơ
hình trọng điểm về ứng dụng CNTT ; kiểm tra việc ứng dụng CNTT trong
dạy học thông qua dự giờ, qua các chuyên đề ứng dụng CNTT vào dạy
học; kiểm tra tiến độ xây dựng website, hệ thống cơ sở dữ liệu, kho học
liệu điện tử dùng chung của toàn trường.
3.2.6.3. Tổ chức thực hiện
Hiệu trưởng nhà trường ra các quyết định, đề nghị giao từng mảng
công việc, bảo quản thiết bị cụ thể cho từng đồng chí cán bộ, giáo viên phụ
trách.
Hiệu trưởng thành lập các tổ thanh tra, kiểm tra do Hiệu trưởng hoặc
ủy quyền cho Phó hiệu trưởng làm tổ trưởng và các đồng chí cán bộ, giáo
viên có trình độ chun mơn làm ủy viên.


21
Việc thanh tra có thể theo hai hình thức: Thanh tra theo kế hoạch và
thanh tra đột xuất. Việc thường xuyên thanh tra, giám sát định kỳ hoặc xác
suất trong từng cơng việc cụ thể. Tổ thanh tra có nhiệm vụ thanh tra, giám
sát, phát hiện và lập các biên bản đề xuất, kiến nghị phương án giải quyết
để Hiệu trưởng thơng qua. Việc thanh tra cịn giúp cho Hiệu trưởng trong
việc giám sát, đơn đốc các thành viên, nhóm thành viên thực hiện đúng
chức trách, nhiệm vụ của mình.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện
- Lãnh đạo các nhà trường phải khuyến khích cách làm mới, nhìn
nhận những thất bại; những việc chưa thành công như là một bài học.
- Hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, các GV dự giờ trực tiếp cùng tổ
nhóm chun mơn để đảm bảo tính khách quan, đánh giá linh hoạt, đánh
giá công khai, công bằng và nghiêm túc, động viên kịp thời những sáng
tạo trong tiết dạy.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Có thể nói tất cả các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học
đã được đề xuất nói trên đều có vị trí quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng
dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS Mai Đình huyện Hiệp Hịa. Mỗi
biện pháp có vai trị và vị trí khác nhau. Song các biện pháp mà chúng tôi
đưa ra đều có quan hệ tương hỗ lẫn nhau, biện pháp này là điều kiện, là
tiền đề của biện pháp kia hoặc hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong hệ thống
tổng thể của trường học. Cụ thể:
- Biện pháp thứ nhất: Là tiền đề để xây dựng và phát triển các biện
pháp khác. Khi cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức đầy đủ về vai trị,
lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học, nhận thức này sẽ
chuyển thành quyết tâm, khắc phục mọi khó khăn, tìm ra các biện pháp
để thực hiện tốt các yêu cầu cụ thể như vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, trang
thiết bị, bảo quản, sử dụng,... ngược lại nếu CBQL không hiểu hoặc hiểu
hoặc chưa nhận thức đúng sẽ rụt rè, không quyết tâm dẫn đến nhà trường
sẽ không thể triển khai tốt các ứng dụng về CNTT trong trường học được.
Một vấn đề khác nữa là nếu CBQL không làm cho giáo viên hiểu được
vai trị, lợi ích của CNTT hoặc khơng đồng tình nhất trí thì việc triển khai
ứng dụng CNTT sẽ gặp rất nhiều những khó khăn.
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp đề
xuất


22
Trong 6 biện pháp được khảo nghiệm ta thấy có được sự tương
đồng về tính cần thiết và tính khả thi song có một số biện pháp có sự khác
nhau giữa tính cần thiết và tính khả thi như biện pháp 4 và biện pháp 5 thì
việc tăng cường thêm cơ sở vật chất và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ Tin học cho cán bộ là rất cần thiết song tính khả thi lại
khơng cao bởi: Thứ nhất, việc tăng cường thêm trang thiết bị cho nhà
trường đang gặp khó khăn bởi nguồn ngân sách chi cho mua sắm hạn chế,

chịu sự tác động, chi phối từ Sở GD&ĐT, từ Sở Tài chính, từ UBND
huyện, UBND tỉnh và nhiều vấn đề khác. Thứ 2, việc cho phép các giáo
viên đi học tập bồi dưỡng sẽ dẫn tới thiếu hụt giáo viên, các giáo viên khác
phải dạy thay, dạy tăng giờ và nhà trường phải chịu thêm kinh phí đào tạo,
chi trả tiền lương,… nên tính khả thi không cao.


23
Kết luận chƣơng 3
Trên cơ sở lý luận được tập hợp ở chương 1 và khảo sát thực trạng ở
chương 2, chương 3 đã đề xuất các biện pháp:
1) Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng
CNTT trong dạy học
2) Tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy và học ở trường
THCS Mai Đình theo yêu cầu đổi mới giáo dục
3) Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực về CNTT cho đội ngũ cán
bộ, giáo viên Trường THCS Mai Đình
4) Tổ chức hội thảo, tập huấn và hội giảng phổ biến, chia sẻ các nguồn
tài nguyên mạng và các phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT
5) Tăng cường các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật tin học,
hiện đại hóa trang thiết bị trong trường THCS Mai Đình
6) Thanh tra, kiểm tra và đánh giá việc bảo quản, sử dụng CNTT tại
trường THCS Mai Đình
Những biện pháp quản lý mà chúng tôi đề xuất ở trên được đưa ra trên
cơ sở nghiên cứu nội dung và đặc điểm hoạt động ứng dụng CNTT vào
dạy học trong điều kiện hiện nay; nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác
QLGD nói chung, quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong trường
THCS Mai Đình nói riêng và việc vận dụng trong điều kiện thực tiễn của
huyện Hiệp Hòa.



×