Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Làm sao khi con chỉ mê nước ngọt? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.02 KB, 3 trang )

Làm sao khi con chỉ mê nước ngọt?
Con bạn nghiện nước ép trái cây
- Lí giải: Hiển nhiên là nước ép trái cây 100% bất kể mùi vị nào cũng đều
tốt cho sức khỏe , chúng chứa nhiều vitamin và các loại chất chống oxy
hóa tốt cho tim mạch. Nhưng theo chuyên gia dinh dưỡng Melinda
Johnson – phát ngôn viên của Tổ chức Dinh dưỡng Hoa Kỳ – thì: “Trẻ rất
dễ tiêu thụ quá nhiều một loại thực phẩm nào đó mà chúng cho là ngon
lành.” Bạn có nhận thấy trẻ con có thể dễ dàng uống sạch một hộp cam
vắt chỉ trong 2 phút, nhưng phải mất đến 15 phút để ăn một quả cam tươi
không? Thêm vào đó, nước ép ít làm trẻ no như trái cây tươi dạng quả
mặc dù chứa nhiều calories hơn. Một quả táo, chứa khoảng 60 hay 70
calories, sẽ gây no nhiều hơn một cốc nước ép táo 120 calo bởi vì trong
đó còn chứa vài gam chất xơ. Vậy nên APP đưa ra lời khuyên rằng: chỉ
cho trẻ em từ 1 đến 6 tuổi uống tối đa 6 ounce (tương đương 168g) nước
ép trái cây nguyên chất mỗi ngày, và với trẻ lớn hơn thì tối đa 12 ounce
(tương đương 336g).
- Cách giải quyết: Để đạt mức 6 ounce đó, có thể bạn sẽ cố gắng pha
thêm nước vào nước ép trái cây của con. Tuy nhiên, lạ lùng làm sao, rất
nhiều chuyên gia dinh dưỡng tha thiết mong các bậc cha mẹ bỏ thói quen
này. Theo chuyên gia Johnson, “Thà đưa ra luật rằng trẻ một ngày chỉ
được uống một hộp nước ép và hôm sau không uống nữa. Chứ nếu bạn
cứ pha thêm nước vào nước ép trái cây của con hoặc ngược lại, pha
nước trái cây vào nước, bạn sẽ không bao giờ có thể tập cho con uống
thứ gì không có vị ngọt.”
Để nước lọc trở nên hấp dẫn hơn, bà khuyên các bậc phụ huynh nên cho
con uống nước khi chúng thấy khát: “Dĩ nhiên không được để con mất
nước, nhưng bạn nên cho bé chạy chơi bên ngoài khoảng nửa tiếng sau
đó dụ bé uống nước khi bé quay về nhà.” Một chiến thuật khác: hãy biến
nước lọc thành thứ duy nhất trong nhà mà con có thể tự lấy uống. Bạn có
thể rót một ly nước nhỏ và để vào ngăn dưới cùng của tủ lạnh rồi nói với
con rằng bé có thể rót đầy nước vào ly bất cứ khi nào bé muốn.


 2
Lúc nào cũng phải là nước có vị chanh
- Lí giải: Những thức uống vị trái cây nhưng không phải là nước ép, tiếc
thay, lại có hại hơn ta tưởng nhiều. Như nước chanh chẳng hạn, mỗi bình
trung bình chứa đến sáu muỗng cà phê đường – bằng với lượng đường
trong năm cái bánh Oreo. “Những loại thức uống như vậy thỉnh thoảng cho
uống chơi thì được chứ không thể dùng thay thế cho nước ép,” Tiến sĩ
dược Marcie Schneider, thành viên Ủy ban Dinh dưỡng của AAP cho biết.
Trong một nghiên cứu của Đại học Columbia, trẻ em có khuynh hướng
uống nước đường có hương liệu và những thức uống ngọt khác nhiều gấp
3 lần so với uống nước ép trái cây nguyên chất. Đôi khi cha mẹ thậm chí
còn không biết thứ con mình uống không phải là nước ép trái cây thực sự.
“Rất nhiều sản phẩm nhìn thì giống nước trái cây, nhưng thực ra chỉ chứa
một chút nước trái cây, còn lại là rất nhiều đường,” Tiến sĩ Schneider nói.
“Muốn đảm bảo mua đúng thứ cần thiết, trên nhãn của nó phải có chữ
‘nước ép nguyên chất’.”
- Cách giải quyết: Đa số trẻ nhỏ thích nước ép cũng ngang với các loại
nước hương liệu khác, vậy nên chả có lí do gì bạn phải mua những loại
thức uống đắt tiền mà chả bổ béo ấy cả. Nếu cảm thấy con bạn đang uống
nhiều nước ngọt vị chanh quá, bạn có thể tạo ra một phiên bản có màu
hồng bổ dưỡng từ dưa hấu, sau đó cài thêm một lát chanh trang trí trên
miệng ly. Nhiều đứa trẻ khá thích điều đó đấy.
 3
Con bạn nghiện nước ngọt
- Lí giải: Tại Mỹ, một nửa số trẻ từ 4 đến 8 tuổi ngày nào cũng có thể uống
nước ngọt có ga. Loại thức uống này có lượng đường và calories gần
tương đương với nước trái cây, chưa kể cola và một số thức uống có cồn
nhẹ khác còn chứa caffeine có thể khiến con bạn trở nên kích động. Với
Tiến sĩ Schneider thì nước ngọt khiến bà cảm thấy lo ngại hơn các loại
nước liên quan đến trái cây kể trên ở chỗ “trẻ em rất dễ tiếp cận với

chúng, ở nhà hàng hay thậm chí trường học; và rõ ràng là uống nước ngọt
có liên hệ với chứng béo phì ở trẻ nhỏ.”

×