Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Khi chúng ta chìm trong khổ đau, thay đổi cách nhìn và quan điểm đối với khổ đau cũng sẽ không làm thay đổi hiện thực đau khổ. Bởi khi ta thay đổi cách suy nghĩ thì hiện thực cũng không thay đổi ngay tức thì.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.24 KB, 11 trang )

ĐỀ TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
TRIẾT HỌC (HỆ CAO HỌC)
VẤN ĐỀ 6:
Khi chúng ta chìm trong khổ đau, thay đổi cách nhìn và quan điểm đối với khổ đau
cũng sẽ không làm thay đổi hiện thực đau khổ. Bởi khi ta thay đổi cách suy nghĩ thì
hiện thực cũng khơng thay đổi ngay tức thì. Dẫu vậy, việc ta nhìn nhận nỗi khổ mà
mình phải trải qua từ quan điểm hay góc độ nào là vấn đề quan trọng. Lý do là bởi
cùng một đau khổ nhưng nó có thể làm cho con người ta trở nên ích kỷ, nhưng cũng
có thể khiến con người ta trở nên sâu sắc và trưởng thành hơn. [Kim Sang Bong
(2014), Homo ethicus – sự ra đời của con người luân lý, Nxb Chính trị Quốc gia,
tr.279]
Bài làm
1.

Đặt vấn đề
Cuộc sống chúng ta giống như một cuộc hành trình dài trong đó có nhiều giai
đoạn. Tùy thuộc vào sự trưởng thành, trải nghiệm, mức độ cảm nhận mà bạn sẽ nhận
ra đến một giai đoạn nào đó của cuộc sống bạn cần phải có cách nhìn mới để có
hướng đi đúng hơn và cảm nhận cuộc sống trọn vẹn hơn.
Đôi khi trong những hồn cảnh thất bại hay khó khăn nhất tưởng chừng khơng cịn lối
thốt, bạn hãy dũng cảm vượt qua, thử nhìn nhận lại mình, biết chấp nhận và thay đổi
cách nhìn, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và khám phá thêm những ý nghĩa mới của cuộc
sống.
Để rồi sau đó bạn có thể nhìn lại chặng đường đã qua và cảm nhận được giá trị của sự
dũng cảm và cách nhìn mới mà khơng có cảm giác ân hận hay nuối tiếc khi luôn nghĩ
rằng lẽ ra phải quay lại từ đầu - vì đơi lúc đó là điều khơng thể.

1


2.



Nội dung
Dù chuyện gì đã khiến bạn cảm thấy đau khổ và bất kể tác động của nó, điều
quan trọng là bạn cần nhận ra rằng nỗi đau là một phần của cuộc sống. May mắn thay,
hầu như mọi cảm giác đau khổ rồi cũng sẽ phai nhạt theo thời gian. Trong khi chờ
đợi, bạn có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống của mình để giúp bản
thân cảm thấy dễ chịu hơn và sẵn sàng để bước tiếp sau khi trải qua một sự việc đau
lòng.
Thừa nhận và chấp nhận điều khiến bạn tổn thương. Bạn cần xác định nỗi đau của
mình thay vì để nỗi đau đó kiểm sốt con người bạn. Nỗi thất vọng lớn hoặc sự tổn
thương khơng lường trước có thể khiến bạn khó mà chấp nhận. Chỉ riêng việc chịu
đựng nỗi đau cũng sẽ khiến bạn đau khổ. Vì vậy, thừa nhận nỗi đau của mình có thể
giúp bạn chữa lành và bước tiếp. Dành một chút thời gian để tập hít thở và suy nghĩ
về những cảm xúc của bạn mà khơng cố chỉ trích hoặc phân tích chúng. Xác định rõ
những cảm xúc của mình sẽ giúp bạn tách chúng ra khỏi con người bạn. Hãy nhắc
nhở mình rằng cũng ổn thơi khi bạn có cảm xúc dù nó như thế nào những cảm xúc
tiêu cực khơng khiến bạn trở thành một người xấu, một kẻ thất bại, hoặc một người
kém cỏi. Đừng cố phớt lờ cảm xúc của mình hoặc chối bỏ cảm giác mà bạn đang có.
Sau cùng, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi đối phó với các cảm xúc đó.
Cho phép bản thân đau khổ. Nếu bạn đã trải qua một nỗi đau sâu sắc, có lẽ bạn cần
thời gian để cảm thấy buồn, chán nản, mơ hồ, hoặc tức giận. Tùy vào sự việc đã xảy
ra, có lẽ bạn cần đấu tranh với những cảm xúc này trong vài tháng hoặc thậm chí vài
năm. Bạn cần nhắc nhở bản thân rằng trải qua những cảm xúc tiêu cực sau sự mất mát
hoặc sự phản bội là việc bình thường, và đừng cố ép bản thân vượt qua nó hoặc bước
tiếp trước khi bạn sẵn sàng. Khi bạn đang đau khổ, bạn sẽ cảm thấy buồn, tức giận,
mơ hồ, thất vọng, hoặc thậm chí tội lỗi về điều mà bạn đang cảm thấy (hoặc khơng
cảm thấy). Bạn cũng có thể nhận thấy bản thân đang bận tâm hoặc ám ảnh bởi một sự
2



việc tệ hại nào đó. Bạn thường sẽ trải nghiệm cảm xúc lẫn lộn, cảm thấy tốt hơn trong
một ngày và rồi lại cảm thấy khó chịu hơn trong ngày kế tiếp. Nếu bạn không thể đối
mặt với nỗi đau của mình hoặc thấy khó khăn trong hoạt động hằng ngày, hãy trò
chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn về vấn đề đó.
Nỗi đau là thứ khơng thể đốn trước, và nó ảnh hưởng đến tất cả mọi người theo
nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, một số người sẽ khóc nhiều, trong khi những người
khác chỉ biết im lặng hoặc nổi giận. Đừng tự tạo áp lực cho chính mình phải phản ứng
lại một nỗi đau hoặc sự mất mát theo một cách nhất định chỉ bởi vì bạn nghĩ rằng đó
là điều mà người khác mong đợi ở bạn.
Kiểm sốt cảm xúc. Có lẽ bạn khơng thể phớt lờ hoặc thay đổi cảm xúc của mình sau
khi bị tổn thương, tuy nhiên ln có nhiều cách để kiểm soát chúng. Cảm xúc là một
phần thiết yếu của con người chúng giúp bạn có cảm giác về bản thân và những người
khác. Tuy vậy, chúng cũng có thể thao túng cuộc sống của bạn nếu bạn cho phép. Bạn
có thể kiểm sốt cảm xúc của mình bằng các cách dưới đây. Thực hiện hành động tích
cực. Nếu bạn đang thực hiện các bước để khắc phục vấn đề, cảm xúc sẽ không thể
thao túng bạn mà suy nghĩ thực tế của bạn sẽ kiểm sốt tình hình. Chẳng hạn, nếu bạn
đang buồn vì khơng được tuyển dụng, bạn nên dành thời gian để cải thiện sơ yếu lý
lịch của mình. Tránh tập trung vào điều làm bạn buồn phiền. Đừng quan tâm đến vấn
đề đó cho tới khi bạn có thể xác định quan điểm của mình. Bạn có thể đến phịng tập
thể hình, gọi điện cho một người bạn vui tính, đi mua sắm ở cửa hàng tạp hố hoặc
làm việc vặt trong nhà. Bạn sẽ khơng cảm thấy tiêu cực về bản thân khi bạn đang
hành động để cải thiện tình hình. Thực hiện một vài bài tập thể dục đơn giản nếu bạn
đang cảm thấy căng thẳng hoặc chán nản. Chẳng hạn, bạn có thể thử một số bài tập hít
thở, tập yoga, hoặc thiền.
Thực hiện một phương pháp giúp bạn khép lại trải nghiệm đau thương. Vì mọi mối
quan hệ hoặc sự kiện đều có sự khởi đầu, nên chúng mặc nhiên sẽ phải kết thúc. Bạn
cũng có thể tạo ra sự kết thúc bằng cách khép lại sự việc. Hãy xác định trước một
3



phương pháp để bạn biết khi mình đã hồn thành điều cần thiết để khép lại một trải
nghiệm buồn. Chẳng hạn, nếu bạn cảm thấy tổn thương bởi hành động của ai đó, bạn
có thể khép lại sự việc bằng cách đối mặt với người làm điều sai trái và cố gắng tha
thứ cho họ. Nếu bạn chọn phương pháp này, hãy cố gắng khơng trách mắng người đó
vì sự việc đã xảy ra. Thay vào đó, bạn chỉ cần nói ra bạn cảm thấy như thế nào và giải
thích bạn muốn bước tiếp ra sao.
Bạn cần thừa nhận tình huống đã khiến bạn tổn thương và biết rằng khi nó kết thúc,
bạn sẽ khơng cảm thấy buồn nữa. Đừng để vấn đề trở thành con người của bạn đó chỉ
là một việc gì đó đã xảy ra với bạn. Sau khi bạn đã chấp nhận hiện thực đau khổ và cố
gắng khép lại sự việc, bước tiếp theo là hãy hướng tới tương lai. Điều này có nghĩa là
hãy thay đổi suy nghĩ để bạn khơng bám víu vào quá khứ nữa. Một cách để tránh bám
víu vào quá khứ là hãy rút ra bài học từ sự việc đã xảy ra và tạo ra một kế hoạch để
ngăn chúng lại xảy ra. Hãy suy nghĩ nhiều cách khác nhau để bạn có thể cải thiện tình
hình hiện tại hoặc viết ra một danh sách các bài học mà bạn đã học được từ việc trải
qua khó khăn. Khi bạn hành động sau khi trải qua một sự việc tiêu cực, bạn đang tiếp
thêm sức mạnh cho bản thân để bước tiếp.
Khi đã quen suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ thấy khó khăn để chuyển sang suy nghĩ tích
cực. Bạn có thể thay đổi thói quen này bằng cách thay thế những suy nghĩ tiêu cực
bằng những suy nghĩ mang tính trung lập và thực tế hơn.
Trân trọng điều tốt đẹp trong cuộc sống. Bạn nên nhớ rằng bất kể điều gì đã xảy ra,
bạn khơng gục ngã và khơng có vấn đề gì ở bạn cả. Đơi khi hồn cảnh có thể thay đổi
cách suy nghĩ của bạn, tuy nhiên nó khơng thể thay đổi một sự thật rằng ln có
những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn. Hãy kết nối lại với những hoạt động mà
bạn thích hoặc nhận biết bất cứ điều gì tích cực đang xảy ra trong cuộc sống của bạn.
Bạn hãy bắt đầu viết nhật ký biết ơn tập trung vào những điều tốt đẹp trong cuộc
sống. Theo thời gian, bạn sẽ nhận ra rằng có rất nhiều điều để mình cảm thấy hạnh
phúc và biết ơn. Nếu bạn có bạn thân hoặc thành viên gia đình, hay thậm chí là một
4



con thú cưng, hãy dành thời gian kết nối với họ và cảm kích sự khác biệt tích cực mà
họ tạo ra trong cuộc sống của bạn. Dành thời gian trân trọng thậm chí những điều nhỏ
nhặt. Chẳng hạn, có thể hôm nay bạn đã thưởng thức một tách trà ngon, hoặc xem một
bộ phim mà bạn thật sự thích.
Từ bỏ suy nghĩ tiêu cực. Hãy suy nghĩ tích cực. Bạn cần nhận ra rằng khi đầu óc ln
có những suy nghĩ tiêu cực sẽ thật sự khiến cuộc sống của bạn đau khổ. Nếu bạn nhận
thấy bản thân đang suy nghĩ theo hướng xấu, hãy nhắc nhở chính mình ngay lúc đó và
cố gắng chiến đấu với suy nghĩ tiêu cực đó và chuyển hố nó thành điều tích cực hơn
hoặc thực tế hơn.
Ở bên cạnh những người vui vẻ, tích cực. Họ có thể là gia đình của bạn, bạn bè, một
người đặc biệt, và những người khác có thể giúp bạn làm mới niềm tin của mình vào
con người sau khi bị tổn thương. Họ sẽ truyền cảm hứng giúp bạn có thể hồi phục và
cuối cùng là vượt qua cảm xúc đau buồn. Nếu bạn không có người bạn thân nào, hãy
thử tham gia một lớp học hoặc câu lạc bộ dành cho những người có cùng sở thích với
bạn. Đó là những cách hiệu quả để gặp gỡ nhiều người mới và kết nối với các hoạt
động mang lại niềm vui cho bạn.
Tìm những người bạn mà bạn có thể trị chuyện và thậm chí chuyển nỗi đau thành
một câu chuyện xác thực để chia sẻ với người khác. Bạn có thể sử dụng sự việc đã
xảy ra với mình như là một cảnh báo trước để người khác có thể tránh được rắc rối
tương tự.
Chịu trách nhiệm cho hành động và cảm xúc của bạn. Nếu bạn chính là nguyên nhân
khiến sự việc đã xảy ra với mình, bạn có cơ hội để trở nên mạnh mẽ hơn và trưởng
thành từ trải nghiệm đó. Điều này khơng có nghĩa là bạn phải gánh chịu mọi lỗi lầm
hoặc cảm thấy xấu hổ vì điều đã xảy ra. Thay vào đó, hãy thẳng thắn nhìn nhận sai
lầm mà mình đã phạm phải hoặc bất cứ bài học nào mà bạn có thể rút ra từ trải
nghiệm đó. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi biết rằng bạn có thể thay đổi từ đây về sau

5



để tránh rắc rối lại xảy ra. Đó là một cách để lấy lại sức mạnh của mình và ngừng để
cho người khác hoặc tình huống thao túng bạn.
Chia sẻ câu chuyện của bạn với ai đó mà bạn tin tưởng. Đơi khi, việc có thể tâm sự về
chuyện khiến bạn tổn thương sẽ giúp bạn bớt đau khổ. Bạn nên cho bản thân thời gian
và sự tự do để khóc, cười, và kể câu chuyện mà bạn cần chia sẻ. Có lẽ bạn sẽ nhận ra
rằng tình huống mà có vẻ như là một vấn đề khó khăn bỗng dưng trở nên không quá
nghiêm trọng khi bạn chia sẻ trải nghiệm của mình với bạn bè. Cảm thấy buồn hoặc
đau khổ không phải là điều mà bạn nên che giấu mọi người xung quanh. Mong muốn
của bạn sẽ khó mà được đáp ứng nếu bạn khơng nói với những người bên cạnh rằng
bạn cần họ giúp đỡ.
Chăm sóc bản thân. Bạn sẽ cảm thấy khó để cảm thấy khá hơn nếu bạn khơng chăm
sóc cơ thể của mình. Thậm chí nếu bạn khơng có tâm trạng để làm bất cứ việc gì, hãy
nhắc nhở bản thân ăn uống, ngủ đúng giờ, và tập thể dục một chút. Bạn hãy cảm kết
hỗ trợ cảm xúc tốt hơn bằng cách chăm sóc bản thân. Cư xử tử tế với chính mình khi
bạn bị tổn thương là một phần quan trọng trong q trình hồi phục.
Mỗi một nỗi khổ đau đều có nguyên nhân của nó. Nếu chúng ta biết suy xét để nhận
ra những nguyên nhân sâu xa và đích thật, ta sẽ có thể chấp nhận và chuyển hóa nỗi
khổ đau thành năng lực thúc đẩy ta nỗ lực sống tốt hơn. Cơ thể chúng ta không rắn
chắc như sắt đá, nên một đôi khi ta mắc phải bệnh tật, điều ấy là tự nhiên. Hiểu được
điều đó ta càng biết quý trọng và cảm nhận niềm vui trong những lúc được sống khỏe
mạnh không bệnh tật, càng cố gắng giữ gìn sức khỏe một cách tích cực hơn, tránh xa
những thức ăn uống hoặc những cuộc chơi bời có hại cho sức khỏe. Chúng ta cũng có
thể nghĩ về tuổi già như một động lực để sống tốt hơn trong những ngày cịn trẻ...
Những thương tổn về tình cảm cũng gây cho chúng ta nhiều đau khổ nếu chúng ta
không biết cách đối trị với chúng. Khi gánh chịu những sự bất công, xúc phạm hoặc
khinh miệt... chúng ta thường ơm ấp những thương tổn đó như những vết thương
trong tâm hồn, và chúng ta đau khổ vì chúng. Nếu chúng ta biết mở rộng lòng và học
6



được những cách ứng xử rộng lượng hơn, cảm thông hơn... chúng ta sẽ có thể hiểu và
chấp nhận những sự bất công, xúc phạm hay khinh miệt ấy theo chiều hướng tốt đẹp
hơn, và không để chúng làm thương tổn đến tâm hồn ta.
Trong hầu hết trường hợp, người ta cư xử một cách bất công hay thô bạo là xuất phát
từ sự thiếu hiểu biết: hoặc là thiếu hiểu biết về cách sống, hoặc là thiếu hiểu biết lẫn
nhau. Nếu chúng ta đáp lại bằng sự thù hằn, căm giận, bản thân chúng ta cũng rơi vào
chỗ thiếu hiểu biết. Cả hai bên đều đau khổ. Ngược lại, nếu chúng ta hiểu được và
cảm thông với sự thiếu hiểu biết của người khác, ta sẽ có khuynh hướng tha thứ hơn
là tức giận. Chúng ta có làm thay đổi được người khác hay khơng, điều đó cịn tùy nơi
năng lực cảm nhận của họ, nhưng bản thân chúng ta thì chắc chắn sẽ tránh được
thương tổn trong những trường hợp này.
Sống tích cực là tư duy theo chiều hướng lạc quan, tin tưởng và nhìn nhận mọi thứ,
mọi vấn đề theo chiều hướng tốt đẹp, tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng thuận lợi
nhất. Nói tóm lại, người sống tích cực là người dũng cảm, dám đối đầu với thử thách
và không dễ bỏ cuộc. Một số tâm gương sau đây sẽ chứng tỏ cho việc đó:
Ơng trùm hãng hoạt hình Walt Disney, "cha đẻ" của chú chuột Mickey, là người đã
sáng lập nên hãng phim hoạt hình nổi tiếng trên tồn thế giới và cịn đầu tư xây dựng
cơng viên giải trí khổng lồ Disneyland ở bang California (Mỹ), khơi nguồn cảm hứng
cho hàng triệu bạn nhỏ trên khắp thế giới. Tuy nhiên, trước khi gặt hái được những
thành cơng vang dội đó thì ơng cũng đã từng có tuổi thơ đầy khó khăn, vất vả, vấp
phải nhiều thất bại trong cuộc sống. Walt Disney đã bị sa thải bởi một biên tập viên vì
“thiếu trí tưởng tượng và khơng có ý tưởng nào tốt cả", phim hoạt hình về chú chuột
Mickey đã từng bị từ chối vì "q đáng sợ đối với phụ nữ", ơng còn thất bại mấy lần
nữa trước khi ra mắt bộ phim “Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn”, bị từ chối khoảng 302
lần khi vận động chi phí xây dựng công ty Walt Disney...
Albert Einstein được coi là một trong những cha đẻ của vật lý hiện đại, nhà khoa học
có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 với những phát minh, khám phá diệu kỳ thay đổi cả thế
7



giới. Điều đáng ngạc nhiên, khi cịn nhỏ, Einstein khơng hề có biểu hiện gì nổi trội,
thậm chí là phát triển trí tuệ rất chậm. Từ nhỏ ơng đã khơng thể nói cho đến lúc lên
bốn và chỉ đọc được mặt chữ khi lên bảy. Cha mẹ, giáo viên cùng những người xung
quanh đều cho rằng ông bị thiểu năng và khơng thể hịa nhập cùng xã hội được. Trong
qng thời gian đi học, ông rất sợ phải đến trường vì sự trêu đùa, giễu cợt từ mọi
người khi sức học kém hơn nhiều so với các bạn bè cùng trang lứa. Thế nhưng nhờ sự
động viên rất lớn của mẹ, ông dần khắc phục được khuyết điểm, tự tin hơn và trở
thành nhà bác học lỗi lạc sau này.
Được mệnh danh là “Ông vua xe hơi” của nước Mỹ, Henry Ford là một trong những
người đầu tiên áp dụng sản xuất kiểu dây chuyền lắp ráp trong sản xuất ô tô. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ít ai biết đến ơng cũng đã có qng thời
gian liên tục phải đối mặt với thất bại. Công ty xe hơi đầu tiên mà Ford lập ra đã bị
phá sản chỉ sau một năm rưỡi vì khơng tạo ra được lợi nhuận. Sau đó ơng bắt đầu vay
tiền từ bạn bè và người thân để thành lập công ty một lần nữa. Nhưng cuối cùng, ơng
lại bị chính các cổ đơng của mình đuổi khỏi cơng ty vì họ cho rằng cung cách quản lý
của Ford kém hiệu quả. Thất bại, chán chường nhưng ông không hề tỏ ra tuyệt vọng,
nản chí. Một năm sau, Ford tiếp tục lập nên công ty thứ 3, Ford Motor, và giờ đây đã
trở thành một trong những tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất tại Mỹ.
Abraham Lincoln - tổng thống thứ 16 của nước Mỹ - là một tấm gương sáng chói của
sự tự lập, biết phấn đấu vươn lên để trở thành người quyền lực. Ông xuất thân từ gia
đình nghèo khổ, khó khăn, thiếu thốn đủ điều. Vào năm 1836, ông mới bắt đầu hành
nghề luật sư. Cuộc đời Lincoln gặp nhiều thất bại cũng như thành công. Tuy nhiên,
sau mỗi thất bại ông đều lấy lại tinh thần, coi đó là nguồn động lực để tiếp tục gặt hái
thêm nhiều thành cơng khác nữa.
Khi gặp những khó khăn trong cuộc sống, chúng ta dễ có khuynh hướng chỉ biết lo
cho mình, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến mình. Nếu cứ sống như thế, tâm hồn của chúng
ta sẽ ngày càng trở nên ảm đạm, tăm tối, cạn hẹp, lúc nào cũng chỉ thấy có mỗi mình
8



là gặp chuyện khó khăn! Đó chính là lý do vì sao việc có được một tầm nhìn vượt ra
khỏi chính bản thân mình lại có một ý nghĩa rất quan trọng.
Nhà tâm lý học Bernard Rimland đã đúc kết kinh nghiệm từ một trắc nghiệm nhỏ đối
với 216 sinh viên. Ông yêu cầu từng em hãy nghĩ về 10 người mà mình biết rõ nhất,
sau đó, đánh giá xem từng người đó có hạnh phúc hay khơng? Rồi sau đó, xem xét
tiếp đến khía cạnh họ là người ích kỷ hay khơng ích kỷ? Kết quả thật đáng ngạc
nhiên. Có đến 95% người ích kỷ khơng hề cảm thấy hạnh phúc, và 70% người hạnh
phúc là những người không có tính ích kỷ. Kết quả đó phần nào cho chúng ta thấy
rằng, nếu chỉ biết sống một cách ích kỷ, thì chúng ta khó mà cảm nhận được hạnh
phúc trong cuộc sống! Rimland đã nhận xét, những người ích kỷ là những người chỉ
biết làm những việc khiến cho bản thân họ được hạnh phúc. Thế nhưng, khi làm như
vậy thì bản thân họ lại cảm thấy ít hạnh phúc hơn so với những người luôn biết giúp
đỡ người khác một cách nhiệt thành.
Nếu bạn nghĩ rằng, cuộc sống có quá nhiều điều kinh khủng, đầy rẫy những bất cơng,
đau khổ… đến nỗi bạn chẳng cịn biết nghĩ gì hơn là tìm cách vun vén cho chính
mình, thì bạn sẽ ngày càng trở nên bế tắc trên con đường đi tìm hạnh phúc cuộc sống.
Bạn hãy biết nghĩ xa hơn bản thân mình! Khơng chỉ mình bạn đau khổ mà rất nhiều
người khác còn gặp khổ đau hơn bạn! Khi bạn biết nghĩ đến những đau khổ của người
khác, bạn sẽ cảm thấy rằng mình vẫn cịn hạnh phúc lắm và mình vẫn cịn có thể giúp
đỡ được người khác. Nếu sống ích kỷ thì dù có giàu sang đến đâu chăng nữa, bạn vẫn
bị người khác xa lánh. Trái lại, dù nghèo khổ nhưng nếu có một tấm lịng bao dung, vị
tha, một trái tim nhân ái thì bạn cũng sẽ luôn được những người xung quanh trân
trọng, cảm phục và yêu thương.
Tóm lại, khi biết nghĩ đến người khác, biết làm cho người khác cảm thấy vui, chắc
chắn mỗi người chúng ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc cuộc sống ở một ý nghĩa lớn
lao hơn

9



Suy nghĩ tích cực có tác dụng và ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần, định
hướng hành động đúng đắn cho mỗi người. Bàn về thái độ sống, Mac Anderson đã
từng nói rằng: “Thái độ sống tích cực là bí quyết nhỏ để làm nên sự khác biệt lớn”.
Câu nói này khẳng định vai trị của thái độ sống tích cực, đồng thời khun con người
cần có thái độ sống tích cực để sống chủ động, thành công hơn trong cuộc sống. Bất
cứ ai cũng đều phải đối mặt với những lúc khó khăn, những buồn vui, đau khổ bởi sự
thất bại. Đó là quy luật tất yếu của cuộc đời.
3.

Kết luận
Mọi cảm nhận của bạn về cảm giác hạnh phúc của mình có hay khơng ngay
trong lúc này đều tùy thuộc vào bạn, đơn giản là được tạo nên từ cảm xúc với cách
nhìn của bạn, biết chia sẻ và bớt đi sự tự thương hại, cùng với sự thật lịng, cố gắng
của chính mình.
Trong một nghiên cứu khoa học ở hàng ngàn người, người ta nhận thấy rằng hậu quả,
tác động và nhìn nhận của mọi người xung quanh và bản thân họ về những biến cố
“tốt” hay “xấu”, “thành công” hay “sai lầm” mà họ gặp phải sẽ nhanh chóng nhạt
phai. Bởi vì cảm nhận hạnh phúc của mọi người không phụ thuộc vào số lượng hay
mức độ trầm trọng của các biến cố đã xảy ra mà dựa vào những gì họ đã nhìn nhận,
trưởng thành và làm được từ những biến cố ấy.
Khi chúng ta đau khổ, nếu ta biết nghĩ đến những đau khổ của người khác với sự cảm
thông và chia sẻ, nỗi đau của chính bản thân ta sẽ được giảm nhẹ. Ngược lại, sự trách
móc, ốn giận... chỉ càng làm tăng thêm nỗi đau mà thôi. Chúng ta phải chấp nhận
một thực tế là cuộc đời không sao tránh khỏi những khổ đau. Nhưng trong một chừng
mực nhất định, cách hiểu và nhìn nhận vấn đề của chúng ta có thể làm vơi đi đáng kể
mức độ đau khổ. Đối diện với từng nỗi khổ đau và tìm hiểu rõ nguyên nhân sâu xa
của nó có thể giúp ta có thái độ đón nhận một cách tích cực hơn. Ngay cả khi chúng ta

10



đang hứng chịu một nỗi khổ đau nào đó, chúng ta vẫn thấy tự tin và ít bị thương tổn
hơn.
4.

Tài liệu tham khảo:
1. PGS. TS. Đoàn Quang Thọ, PGS. TS. Trần Văn Thụy, TS. Phạm Văn Sinh,
PGS. TS. Đoàn Đức Hiếu, PGS. TS. Vũ Tình, TS. Nguyễn Thái Sơn, TS. Lê
Văn Lực, TS. Dương Văn Thịnh và cộng sự (2007). Giáo trình triết học,
2.

Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội.
Bách
khoa
toàn
thư.

3.

xem 29/09/2020.
Bách
khoa
toàn
thư.
Walter
Elias
Disney,

4.


xem 29/09/2020.
Bách
khoa
toàn
thư.
Henry

5.

< xem 29/09/2020.
Thùy Giang (2020). Tổng thống thứ 16 của Mỹ: Abraham Lincoln,

Albert

Einstein,

< xem 29/09/2020.

11

<
<
Ford,



×