Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ : XÂY DỰNG MÔ HÌNH MẪU THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001:2015 CHO DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 75 trang )

VIỆN KH-CN QUÂN SỰ
VIỆN NHIỆT ĐỚI MÔI TRƯỜNG
________________

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 19

XÂY DỰNG MƠ HÌNH MẪU THỰC HIỆN
HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001:2015
CHO DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM
TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỦY SẢN NGỌC TRANG
Địa điểm: 53 Thống Nhất, P. Vạn Thạnh, Tp. Nha Trang, Khánh Hòa

THUỘC NHIỆM VỤ
HỖ TRỢ ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN ĐỔI HỆ THỐNG QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG SANG PHIÊN BẢN MỚI ISO 14001:2015
CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CƠNG NGHIỆP

Đơn vị chủ trì:
Viện Nhiệt đới mơi trường
Chủ nhiệm nhiệm vụ:
TS. Lê Anh Kiên
Chủ trì thực hiện chuyên đề: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng

TP. HỒ CHÍ MINH, 2018


VIỆN KH-CN QUÂN SỰ
VIỆN NHIỆT ĐỚI MÔI TRƯỜNG
________________

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 19



XÂY DỰNG MƠ HÌNH MẪU THỰC HIỆN
HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001:2015
CHO DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM
TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỦY SẢN NGỌC TRANG
Địa điểm: 53 Thống Nhất, phường Vạn Thạnh, Nha Trang, Khánh Hòa

THUỘC NHIỆM VỤ
HỖ TRỢ ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN ĐỔI HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG SANG PHIÊN BẢN MỚI ISO 14001:2015 CHO CÁC
DOANH NGHIỆP NGÀNH CƠNG NGHIỆP

CHỦ TRÌ THỰC HIÊN

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN

ThS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng

TP. HỒ CHÍ MINH, 2018


MỤC LỤC

MỤC LỤC .....................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ ....................................................................... 1
3. ĐỐI TƯỢNG ..................................................................................................... 1

4. NỘI DUNG THỰC HIỆN ................................................................................. 1
5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ......................................................................... 2
6. THỜI GIAN THỰC HIỆN ................................................................................ 2
7. NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH .......................................................... 2
CHƯƠNG 1 .................................................................................................................... 3
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI DOANH NGHIỆP ................................................................. 3
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠNG TY ........................................................... 3
1.2. QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ .......................................................................... 3
1.3. NHU CẦU NGUYÊN LIỆU .......................................................................... 3
1.4. DANH MỤC THIẾT BỊ, MÁY MÓC ............................................................ 3
1.5. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG .......................................................................... 4
1.6. NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC ....................................................................... 4
1.7. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG ĐÁP ỨNG SỰ PHÙ HỢP THEO ISO 14001:2015 ................... 4
CHƯƠNG 2 .................................................................................................................... 5
RÀ SỐT CÁC KHÍA CẠNH MƠI TRƯỜNG CÒN TỒN TẠI, TƯ VẤN CÁC
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU
BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG ............................................................................................... 5
2.1. KHÍ THẢI, BỤI VÀ MÙI HƠI ...................................................................... 5
2.1.1. Nguồn phát sinh khí thải, bụi .............................................................. 5


2.1.2. Biện pháp và hiệu quả xử lý khí thải, bụi hiện hữu ............................ 5
2.1.3. Các nội dung không phù hợp trong việc quản lý và xử lý khí thải ..... 6
2.2. NƯỚC THẢI .................................................................................................. 6
2.2.1. Nguồn phát sinh .................................................................................. 6
2.2.2. Biện pháp xử lý nước thải ................................................................... 7
2.3. CHẤT THẢI RẮN.......................................................................................... 9
2.3.1. Nguồn phát sinh .................................................................................. 9

2.3.2. Biện pháp xử lý chất thải rắn .............................................................. 9
2.3.3. Các nội dung không phù hợp trong việc quản lý và xử lý chất thải
rắn ....................................................................................................... 9
2.4. NGUY CƠ CHÁY NỔ VÀ TAI NẠN LAO ĐỘNG ................................... 10
2.4.1. Nguy cơ cháy nổ ............................................................................... 10
2.4.2. Tai nạn lao động ................................................................................ 10
CHƯƠNG 3 .................................................................................................................. 12
XÂY DỰNG MƠ HÌNH THỰC HIỆN/CHUYỂN ĐỔI HỆ THỐNG QUẢN LÝ
MƠI TRƯỜNG SANG PHIÊN BẢN ISO 14001:2015 ............................................... 12
3.1. TRÌNH TỰ ÁP DỤNG CHUYỂN ĐỔI HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG SANG PHIÊN BẢN ISO 14001:2015 ...................................... 12
3.2. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG CHUYỂN ĐỔI HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG THEO ISO 14001:2015 CHO NHÓM NGÀNH THỰC
PHẨM ......................................................................................................... 18
3.2.1. Bối cảnh của Tổ chức (Điều khoản 4) .............................................. 18
3.2.2. Vai trò lãnh đạo (Điều khoản 5) ....................................................... 18
3.2.3. Hoạch định (Điều khoản 6) ............................................................... 18
3.2.4. Hỗ trợ (Điều khoản 7) ....................................................................... 20
3.2.5. Điều hành (Điều khoản 8) ................................................................. 21
3.2.6. Đánh giá kết quả hoạt động (Điều khoản 9) ..................................... 21
3.2.7. Cải tiến (Điều khoản 10) ................................................................... 24
3.3. NHỮNG LƯU Ý KHI ÁP DỤNG CHUYỂN ĐỔI SANG PHIÊN BẢN
ISO 14001:2015 .......................................................................................... 25


3.4. MẪU BIÊU THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG ISO 14001:2015 ........................................................................ 25
CHƯƠNG 4 .................................................................................................................. 26
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA KẾT QUẢ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015 CHO

DOANH NGHIỆP ........................................................................................................ 26
4.1. HỒ SƠ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001:2015 THỰC
HIỆN TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỦY SẢN NGỌC TRANG . 26
4.2. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG ISO 14001:2015 CHO CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN
THỦY SẢN NGỌC TRANG ..................................................................... 28
4.3. CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO
14001:2015 CHO CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỦY SẢN NGỌC
TRANG ....................................................................................................... 46
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 48
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 49
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................... 2


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Quy trình xử lý nước thải sản xuất và tái sử dụng nước ................................ 8
Hình 3.1. Sơ đồ thực hiện chuyển đổi HTQLMT sang phiên bản ISO 14001:2015 .... 17
Hình 3.2. Nhận diện các mối nguy về môi trường từ hoạt động thủy sản ................... 19

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Danh mục các loại nguyên liệu chính ............................................................ 3
Bảng 1.2. Danh mục thiết bị, máy móc hiện có tại Cơng ty........................................... 4
Bảng 2.1. Các tác động mơi trường của khí thải và bụi từ các cơng đoạn sản xuất tại
cơ sở ................................................................................................................................ 5
Bảng 2.2. Tình hình phát sinh và xử lý nước thải tại nhà máy....................................... 6
Bảng 2.3. Thành phần và tính chất nước thải sản xuất nước mắm ................................ 7
Bảng 3.1. Trình tự các bước thực hiện chuyển đổi sang phiên bản ISO 14001:2015 .. 12

Bảng 3.2. Các nội dung yêu cầu thông tin dạng văn bản phù hợp với ISO
14001:2015 ................................................................................................................... 20
Bảng 3.3. Thống kê các nghĩa vụ phải tuân thủ đối với tổ chức .................................. 21
Bảng 4.1. Trình tự thực hiện hồ sơ ISO 14001:2015 tại Công ty Ngọc Trang ............ 26


MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhận thức về vấn đề môi trường ngày càng cao, người ta tin rằng các mô hình
quản lý mơi trường hiện nay đã khơng cịn phù hợp, cần có sự cải tiến. Chính phủ các
nước đang chú trọng về vấn đề môi trường. Với nền kinh tế hội nhập quốc tế hiện nay,
các khách hàng luôn yêu cầu sự cam kết và thực hiện bảo vệ môi trường của doanh
nghiệp. Một trong những chuẩn mực quan trọng chính là việc xây dựng hệ thống quản
lý mơi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
Tiêu chuẩn ISO 14001 cho hệ thống quản lý môi trường đã được chứng minh là
rất thành cơng vì nó được thực hiện ở hơn 159 quốc gia và đã cung cấp cho các tổ
chức một công cụ quản lý mạnh mẽ để cải thiện hoạt động môi trường. Hơn 340.000 tổ
chức đã được chứng nhận trên toàn thế giới ISO 14001 vào cuối năm 2016, tăng 8% so
với năm 2015. Nhiều công ty đã cải thiện hoạt động của họ bằng cách giảm tác động
xấu đến hoạt động, quy trình, sản phẩm và dịch vụ của họ trên môi trường sử dụng một
cách tiếp cận có hệ thống được thể hiện trong ISO 14001. Lợi ích của việc giải quyết
các vấn đề mơi trường một cách tích cực khơng chỉ bao gồm bảo vệ mơi trường mà
cịn tăng hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Báo cáo chuyên đề “Xây dựng mô hình mẫu thực hiện hệ thống quản lý mơi
trường ISO 14001:2015 cho doanh nghiệp ngành thực phẩm tại Công ty TNHH chế
biến thủy sản Ngọc Trang” được xây dựng là một phần nội dung của nhiệm vụ “Hỗ trợ
đào tạo và chuyển đổi hệ thống quản lý môi trường sang phiên bản mới ISO
14001:2015 cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp”.
2. MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Xây dựng được 01 mô hình (gồm quy trình thực hiện, bộ tài liệu biểu mẫu)

hướng dẫn thực hiện/chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng mơi trường phù hợp tiêu
chuẩn ISO 14001:2015 cho nhóm ngành thực phẩm.
Áp dụng mơ hình mẫu tại một doanh nghiệp của ngành thực phẩm để được đánh
giá công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 14001:2015 thông qua tổ chức chứng nhận ISO quốc
tế có uy tín lâu năm tại Việt Nam.
3. ĐỐI TƯỢNG
Các doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm có nhu cầu áp dụng/chuyển đổi
hệ thống quản lý mơi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015.
4. NỘI DUNG THỰC HIỆN
Để đạt được mục tiêu nêu tại mục 2, với mỗi đơn vị trong 22 doanh nghiệp được
lựa chọn thực hiện xây dựng hệ thống quản lý chất lượng môi trường phù hợp tiêu
chuẩn ISO 14001:2015 cho các nhóm ngành, các bước thực hiện sẽ bao gồm 04 nội
dung như sau:
1) Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý môi trường, xác
định các nội dung cần bổ sung, thay đổi nhằm đáp ứng sự phù hợp theo ISO
14001:2015
2) Rà sốt, tư vấn các khía cạnh mơi trường còn tồn tại ở các doanh nghiệp, tư


vấn các giải pháp quản lý và xử lý chất thải đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường
3) Thực hiện xây dựng 01 mơ hình doanh nghiệp chuyển đổi hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 sang phiên bản mới ISO 14001:2015
4) Đánh giá sự phù hợp của kết quả xây dựng mơ hình mẫu thơng qua tổ chức
chứng nhận ISO quốc tế có uy tín lâu năm tại Việt Nam.
Do vậy, chuyên đề 19 này là báo cáo chuyên đề tổng hợp bao hàm 04 nội dung,
được thực hiện cho 01 doanh nghiệp ngành thực phẩm thực hiện điển hình tại Cơng ty
TNHH Chế biến Thủy sản Ngọc Trang (Địa chỉ văn phòng: Số 53 đường Thống Nhất,
phường Vạn Thạnh, Tp. Nha Trang; Địa điểm Xưởng chế biến nước mắm Ngọc
Trang: 8B, 20A tổ 27 Tân Phước, Bình Tân, phường Vĩnh Trường, Tp. Nha Trang,
tỉnh Khánh Hòa).

5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Là phương pháp được thực hiện để thu thập
thông tin chi tiết tại doanh nghiệp.
- Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp này được thực hiện nhằm khảo sát
thực tế hoạt động sản xuất của doanh nghiệp để xây dựng hệ thống quản lý môi trường
phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001:2015 theo trình tự: Xác định quy trình thực hiện, kiểm
tra, đo đạc, thực hiện đánh giá chứng nhận sự phù hợp tiêu chuẩn.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được vận dụng để hướng dẫn triển
khai và thiết lập hệ thống văn bản theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 tại doanh nghiệp.
6. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Từ tháng 10/2017 đến tháng 11/2018.
7. NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH
1) ThS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng – Chủ trì thực hiện chuyên đề
2) ThS. Nguyễn Thành Luân
3) TS. Lê Anh Kiên
4) ThS. Nguyễn Thị Kim Yến
5) CN. Nguyễn Thị Thơm
6) ThS. Huỳnh Anh Kiệt
7) KS. Lê Khắc Duyên
8) ThS. Nguyễn Thị Thủy
9) ThS. Ngô Văn Thanh Huy
10) ThS. Thái Tiến Dũng.


CHƯƠNG 1
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI DOANH NGHIỆP
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỦY SẢN NGỌC TRANG
Địa chỉ văn phòng: 53 Thống Nhất, phường Vạn Thạnh, TP. Nha Trang, tỉnh

Khánh Hòa
Địa chỉ nhà xưởng: 8B, 20A tổ 27 Tân Phước, Bình Tân, phường Vĩnh Trường,
Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: 058.3821972
Tên người đại diện: Nguyễn Trọng Thiện - Giám đốc
Năm hoạt động: 11 năm
Tổng diện tích đất: 4.000 m2
Tổng số cán bộ, công nhân viên: 15 người
Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất nước mắm
Sản phẩm chính và sản lượng: 389 tấn/năm.
1.2. QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ
Cá cơm ngun con được để vào hồ ướp muối và nén. Sau 8 tháng, thành phẩm
được xuất bán.
Nước mắm thành phẩm được chứa trong hồ xi măng có nắp đậy bằng tơn và phủ
bạt che đậy kín.
1.3. NHU CẦU NGUYÊN LIỆU
Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu chính phục vụ cho sản xuất của Cơng ty được
thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.1. Danh mục các loại ngun liệu chính
Tên
Cá cơm

Loại
Cá cơm nhỏ ngun con
khơng rửa

Nhu cầu hàng năm
2,3 tấn/ngày

Nơi cung cấp

Thu mua từ ngư
dân

1.4. DANH MỤC THIẾT BỊ, MÁY MÓC
Với đặc điểm ngành sản xuất nước mắm, Công ty đã đầu tư các trang thiết bị chủ
yếu như sau:


Bảng 1.2. Danh mục thiết bị, máy móc hiện có tại Công ty
TT
1
2

Tên thiết bị
Hồ chứa cá nguyên liệu làm mắm
(sử dụng 80 cái)
Hồ chứa thành phẩm nước mắm

Đơn vị
cái

Số lượng
100

Công suất
10 tấn/hồ

cái

09


-

1.5. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG
Hệ thống cấp điện của Cơ sở được lấy từ trạm hạ áp thế của phường Vĩnh
Trường, được cung cấp bởi Chi nhánh Điện Trung tâm TP. Nha Trang - Công ty Điện
lực Khánh Hòa.
1.6. NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC
Cơ sở sử dụng nguồn nước máy phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt, tưới cây và
phòng cháy chữa cháy. Lưu lượng tiêu thụ nước trung bình của Cơ sở khoảng
1m3/ngày.đêm, tương đương 30 m3/tháng.
1.7. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG
ĐÁP ỨNG SỰ PHÙ HỢP THEO ISO 14001:2015
Cơng ty là doanh nghiệp trong nước thuộc ngành thực phẩm có quy mô nhỏ. Đối
với công tác tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, Công ty đã theo dõi thường
xuyên các thông số môi trường nhằm đảm bảo luôn phù hợp các u cầu. Thực hiện
cơng trình xử lý nước thải, thu gom và quản lý chất thải rắn, phịng ngừa ứng phó sự
cố và tai nạn lao động trong q trình sản xuất.
Cơng ty chưa áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001. Do vậy,
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ “Hỗ trợ đào tạo và chuyển đổi hệ thống quản lý
môi trường sang phiên bản mới ISO 14001:2015 cho các doanh nghiệp ngành công
nghiệp”, Công ty mong muốn đươc tham gia và sẽ được hỗ trợ triển khai áp dụng hệ
thống quản lý môi trường theo phiên bản mới ISO 14001:2015.
Đánh giá sơ bộ hiện trạng hệ thống quản lý môi trường tại nhà xưởng Cơng ty
cho thấy cịn một số toofnh tại như sau:
- Chưa nhận diện rủi ro môi trường theo yêu cầu ISO14001:2015;
- Phân loại rác thải chưa phù hợp;
- Cập nhật yêu cầu pháp luật chưa có quy định rõ ràng;
- Kiểm sốt lưu trữ hóa chất chưa đảm bảo kiểm sốt được rủi ro an tồn mơi
trường;

- Chế độ giám sát và đo chưa rõ.


CHƯƠNG 2
RÀ SỐT CÁC KHÍA CẠNH MƠI TRƯỜNG CỊN TỒN TẠI, TƯ VẤN
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐÁP ỨNG CÁC
YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1. KHÍ THẢI, BỤI VÀ MÙI HƠI
2.1.1. Nguồn phát sinh khí thải, bụi
Hoạt động vận chuyển nguyên, vật liệu: Xe tải vận chuyển nguyên, vật liệu ra
vào nhà máy phát sinh khí thải gồm SO2, NOx, CO, VOCs từ q trình đốt nhiên liệu
(xăng, dầu) của động cơ xe vận chuyển. Tần suất phát thải không liên tục, và trên diện
rộng nên tải lượng phát thải khơng đáng kể.
Loại khí thải này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, làm tăng nồng độ
bụi, nồng độ CO2, tăng nhiệt độ mơi trường, tăng khả năng gây mưa axít,...
Bụi phát sinh chủ yếu do hoạt động của các phương tiện vận chuyển.
Mùi hơi phát sinh trong q trình chắt lọc nước mắm do xác mắm được chắt lọc,
bỏ đi.
Bảng 2.1. Các tác động mơi trường của khí thải và bụi từ các công đoạn sản xuất
tại cơ sở
Công đoạn sản
Khi thải phát
Các tác động mơi trường
xuất
sinh
Vận chuyển
Bụi, khí thải:
Tăng nồng độ bụi và nồng độ CO2 trong không
nguyên vật liệu, CO, CO2, NO2,
khí

sản phẩm
khói đen,...
2.1.2. Biện pháp và hiệu quả xử lý khí thải, bụi hiện hữu
 Biện pháp xử lý hiện hữu
- Bê tơng hóa các sân đường nội bộ trong phạm vi Cơ sở.
- Bảo dưỡng định kỳ, vận hành đúng tải trọng đối với các phương tiện bốc dỡ
và các xe tải vận chuyển thuộc tài sản của Cơ sở, để giảm thiểu các khí thải
độc hại từ các phương tiện này.
- Giám sát theo định kỳ các thông số ô nhiễm nhằm đưa ra các biện pháp
khắc phục kịp thời khi xuất hiện các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn, tiêu
chuẩn cho phép.
- Thơng thống xưởng sản xuất bằng q trình thơng gió tự nhiên.
- Trang bị hệ thống quạt thơng gió nhằm tạo sự đối lưu khơng khí tốt giữa
bên trong và bên ngồi nhà xưởng.
- Hốt bỏ bã mắm ngay sau khi chắt lọc, chế biến nguyên liệu cá vào các bể
chứa xi măng. Sau đó bán cho các đại lý làm phân bón cây hoặc hợp đồng
với Công ty Môi trường Đô thị thu gom và vận chuyển tới bãi rác chung
của thành phố để thiêu hủy.


2.1.3. Các nội dung không phù hợp trong việc quản lý và xử lý khí thải
 Vấn đề tồn đọng
- Công nhân làm việc tại công đoạn xếp cá vào bể và chắt lọc nước mắm
chưa chấp hành việc đeo khẩu trang bảo vệ.
 Biện pháp đề xuất
- Trồng cây xanh xung quanh khu vực hệ thống xử lý nước thải để hạn chế
phát tán khí mùi.
- Đưa ra các biện pháp xử lý nghiêm ngặt trong an toàn lao động cho công
nhân.
- Đề ra biện pháp xử lý nghiêm ngặt đối với các trường hợp khơng chấp hành

an tồn lao động trong sản xuất.
2.2. NƯỚC THẢI
2.2.1. Nguồn phát sinh
Do tính chất cơng nghệ sản xuất nước mắm, lượng nước thải chủ yếu của nhà
máy là từ công đoạn vệ sinh hồ chứa nguyên liệu/thành phẩm, nước thải sinh hoạt của
công nhân sau khi chế biến mắm, nhân viên văn phịng và nước thải từ q trình vận
chuyển ngun liệu cá. Lưu lượng và quy trình quản lý, xử lý nước thải với những
phương pháp và công nghệ khác nhau tùy vào tính chất của từng loại chất thải.
Bảng 2.2. Tình hình phát sinh và xử lý nước thải tại nhà máy
Khu vực phát sinh
Văn phòng, sản xuất, vệ
sinh dọn dẹp,…

Lưu lượng phát sinh
(m3/ngày)
0,5

Quản lý/xử lý
Nước thải  Hệ thống cống thu
gom hở  Hệ thống hầm chứa
nước thải được thiết kế kín.
Nước thải  Hệ thống cống thu
gom hở  Hệ thống hầm chứa
nước thải được thiết kế kín.

Khu vực vận chuyển
nguyên liệu cá và chắt
0,15
lọc
Tổng

0,2
a) Nước mưa chảy tràn
Nước mưa là nước được quy ước là sạch. Tuy nhiên, khi mưa lớn, nước mưa
chảy tràn qua đường giao thông, mặt bằng trong khu vực, đất trống sẽ cuốn theo đất
cát, rác rơi vãi trên mặt đất. Ngoài ra khi cường độ mưa lớn, nước thốt khơng kịp sẽ
gây ra ngập úng. Nếu không được quản lý chặt chẽ, nước mưa chảy tràn sẽ gây ra tác
động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu
vực.
b) Nước thải sinh hoạt
Trong quá trình hoạt động của dự án, nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt
động sinh hoạt của công nhân, nhân viên làm việc tại Cơ sở. Hiện nay, lưu lượng nước
thải sinh hoạt phát sinh khoảng 0,5 m3/ngày.
Loại nước thải này có chứa cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất


dịnh dưỡng và vi sinh vật. Lượng nước thải sinh hoạt này nếu khơng có biện pháp
quản lý, xử lý tốt sẽ làm phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đời sống của
người công nhân làm việc tại Cơ sở và cư dân xung quanh khu vực dự án, gây tác
động tiêu cực đến nguồn nước mặt, nước ngầm, đời sống thủy sinh trong khu vực.
Lượng chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ trong nước thải sẽ phân hủy tạo ra mùi, khí
đặc trưng ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
c) Nước thải từ hoạt động sản xuất
Đặc trưng nước thải sản xuất phát sinh tại Cơ sở là nước thải vệ sinh bồn bể, máy
chắt lọc, sàn nhà và nước rò rỉ từ nguyên liệu cá. Mức độ ô nhiễm của nước thải ngành
công nghiệp thực phẩm nói chung và của ngành sản xuất nước mắm nói riêng đang
được các nhà mơi trường quan tâm.
Thành phần và tính chất nước thải sản xuất nước mắm được trình bày trong bảng
sau:
Bảng 2.3. Thành phần và tính chất nước thải sản xuất nước mắm
TT

1
2
3
4
5
6
7
8

QCVN 40:2011/BTNMT
Giá trị
đầu vào
Cột A
Cột B
pH
mg/l
4,7 - 5,2
6-9
5,5 - 9
BOD5
mg/l
1.200
30
50
COD
mg/l
1.800
75
150
TSS

mg/l
250
50
100
Tổng Nitơ
mg/l
18
20
40
Tổng Photpho
mg/l
2
4
6
Độ màu
Pt - Co
4.000
5
10
o
Nhiệt độ
C
30
5.000
Các tác nhân ơ nhiễm chính trong nước thải sản xuất và ảnh hưởng như sau:
- Nước thải sản xuất nước mắm thải ra một lượng lớn nước nhiễm bẩn cùng
với một nồng độ muối khá cao trong nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến
đời sống của các vi sinh vật và các động vật sống quanh đó;
- Thành phần chủ yếu của nước thải loại này là các hợp chất vô cơ, hữu cơ dễ
phân hủy, cặn lắng của nước mắm. Vì thế, đặc trưng của nước thải là hàm

lượng BOD, COD cao, độ muối cao và độ màu do sử dụng chất tạo màu
nước mắm.
2.2.2. Biện pháp xử lý nước thải
 Biện pháp xử lý hiện hữu
- Nước mưa được thu gom vào hệ thống cống thoát nước mưa riêng biệt,
được thiết kế với các hố ga có song chắn rác và hố ga hàm ếch nhằm loại bỏ
rác trước khi dẫn vào hệ thống thoát nước mưa chung của khu vực.
- Nước thải sinh hoạt được thu gom theo đường cống kín từ các phân xưởng
về hệ thống hầm chứa nước thải kín.
- Nước thải sản xuất được chảy trên nền nhà tráng xi măng có độ dốc
Thông số

Đơn vị


nghiêng 5o để dễ thu gom và tránh tồn đọng nước, sau đó theo ống cống kín
về hệ thống hầm chứa nước thải kín và tụ phân hủy.
 Biện pháp đê xuất
Dựa vào thành phần tính chất nước thải, yêu cầu chất lượng nước đầu ra cùng
các yêu cầu kỹ thuật khác, quy trình cơng nghệ đề xuất để xử lý nước thải từ nhà máy
như sau:
Nước thải
Hố gom
Bể điều hịa kỵ khí kết
hợp phân hủy bùn
Dịng
bùn

Bể Anoxic
Bể Aerotank kết hợp

MBR

Nước
tuần
hồn

Bể chứa nước sạch
Thải ra nguồn tiếp
nhận
Hình 2.1. Quy trình xử lý nước thải sản xuất và tái sử dụng nước
 Thuyết minh quy trình cơng nghệ
Nước thải từ xưởng sản xuất được dẫn về hố gom, sau đó nước được bơm từ hố
gom về hệ thống xử lý hợp khối. Hệ thống này bao gồm các cơng trình xử lý sau:
Bể điều hịa kỵ khí có tác dụng vừa điều hịa lưu lượng, nồng độ có trong nước
thải, vừa có chức năng xử lý như một bể kỵ khí bình thường. Tại bể kỵ khí này, các vi
sinh vật ở dạng kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải (hiệu suất xử lý
của bể kỵ khí tính theo COD, BOD đạt 60 – 80%) thành các chất vơ cơ ở dạng đơn
giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3,…), theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí  CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …
Sau bể điều hịa kỵ khí, nước thải được dẫn qua cụm bể anoxic và bể aerotank.
Bể anoxic và aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử
NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý
kết hợp đan xen giữa q trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon
khi khử BOD, do đó khơng phải cấp thêm lượng cacbon từ ngồi vào khi cần khử
NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng


oxy từ quá trình khử NO3-.
Nước thải sau Aerotank được chảy qua ngăn chứa vật liệu MBR (Membrane
bioreactor), vật liệu này có tác dụng lọc nước thải và vi sinh, đồng thời tăng nồng độ

bùn hồn tính trong Aerotank, khi sử dụng công nghệ này, chủ đầu tư sẽ tiết kiệm
được diện tích và kinh phí vì khơng cần xây dựng bể lắng trọng lực, bể khử trùng và
bể lọc, đồng thời cũng giảm đáng kể diện tích Aerotank. Nước sau MBR được đưa ra
bể chứa nước sau xử lý (có thể tái sử dụng như rửa sàn, tưới cây) và thải ra nguồn tiếp
nhận theo QCVN 40:2011/BTNMT cột B.
Bùn sinh ra từ Aerotank được đưa về bể kỵ khí để phân hủy giảm bớt thể tích
bùn, sau đó được hút định kỳ (khoảng 6-12 tháng/1 lần).
2.3. CHẤT THẢI RẮN
2.3.1. Nguồn phát sinh
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy là nguồn ô nhiễm
quan trọng đối với môi trường tự nhiên như nguồn nước, đất, khơng khí và hoạt động
sinh hoạt của con người. Vì ngồi các thành phần gây ơ nhiễm trong chất thải thì khi
các hợp chất hữu cơ trong chất thải được phân giải tạo thành những khí bốc mùi khó
chịu, tụ tập ruồi nhặng đến làm mất vệ sinh môi trường. Chất thải rắn của Công ty bao
gồm: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn
nguy hại và chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất.
2.3.2. Biện pháp xử lý chất thải rắn
a) Chất thải rắn sinh hoạt
- Chất thải rắn sinh hoạt được lưu giữ trong thùng chứa chứa nhỏ, sau đó
được đưa về khu vực lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt.
- Lượng rác thải sinh hoạt định kỳ hàng ngày sẽ được Đội vệ sinh dân lập đến
tận nơi thu gom, vận chuyển và đem đi xử lý.
b) Chất thải rắn nguy hại
- Công ty thực hiện phân loại, tạm trữ theo từng chủng loại trong các bao
bì/thùng chứa thích hợp, đáp ứng các u cầu về an tồn kỹ thuật, ký hiệu
rõ ràng theo quy định.
2.3.3. Các nội dung không phù hợp trong việc quản lý và xử lý chất thải rắn
 Vấn đề tồn đọng
- Công nhân vẫn chưa có ý thức bỏ rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định.
- Chất thải nguy hại chưa được thu gom triệt để, lẫn vào chất thải thông

thường.
- Khu vực lưu chứa chất thải nguy hại khơng khóa cửa, nhiều chất thải thông
thường được đặt trong khu vục lưu chứa chất thải nguy hại.
 Biện pháp đề xuất
- Đối với CTR thơng thường
+ Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý.
+ Bố trí thùng chứa tại các khu vực dán tem, nhà xưởng sản xuất.
- Đối với CTNH: Bố trí khu vực lưu chứa chất thải nguy hại theo Thông tư số


36/2015/TT-BTNMT, một số nguyên tắc cơ bản như sau:
+ Mặt sàn trong khu vực lưu giữ CTNH bảo đảm kín khít, khơng bị thẩm
thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngồi vào, có rãnh chống tràn.
+ Có mái che kín nắng, mưa cho tồn bộ khu vực lưu giữ CTNH.
+ Có biện pháp cách ly với các loại hoặc nhóm CTNH khác có khả năng
phản ứng hố học với nhau.
+ Bảo đảm không chảy tràn chất lỏng ra bên ngồi khi có sự cố rị rỉ, đổ
tràn.
+ Thực hiện phân loại chất thải nguy hại tại nguồn tuân thủ theo các qui
định hiện hành.
+ Thu gom chất thải nguy hại vào thùng chứa thích hợp có dán nhãn theo
các qui định hiện hành.
- Đối với chất thải sản xuất: Bể lưu chứa chất thải sản xuất phải có nắp đậy
kín để tránh phát tán mùi hơi ra khu vực Cơ sở và khu vực xung quanh.
2.4. NGUY CƠ CHÁY NỔ VÀ TAI NẠN LAO ĐỘNG
2.4.1. Nguy cơ cháy nổ
Nguy cơ cháy nổ khi xảy ra có thể dẫn đến các thiệt hại về kinh tế - xã hội, làm ô
nhiễm cả 3 hệ sinh thái đất, nước, không khí, đồng thời gây thiệt hại về người và tài
sản của Cơ sở cũng như cộng đồng dân cư xung quanh. Các hoạt động chính có khả
năng gây cháy nổ như sau:

- Việc sử dụng một lượng lớn điện năng trong q trình hoạt động có thể dẫn
đến sự cố chập điện gây cháy nổ. Các nhiên liệu khác như dầu DO cũng có
thể gây ra các sự cố về cháy nổ do rò rỉ nhiên liệu.
- Hoạt động sản xuất và lưu chứa các nguyên vật liệu, hóa chất, sản phẩm dễ
cháy nổ cũng là nguyên nhân đáng lưu ý. Khi công nhân viên của Cơ sở bất
cẩn vứt tàn thuốc vào những khu vực này sẽ dễ dàng gây ra các vụ cháy nổ.
 Biện pháp quản lý
- Trang bị hệ thống PCCC được thiết kế theo tiêu chuẩn chung cho các
phịng, xí nghiệp.
- Thành lập đội PCCC được huấn luyện thường xuyên và diễn tập dưới sự
hướng dẫn của Công an PCCC Thành phố Nha Trang
- Các bao chứa hóa chất được đặt cách xa tủ điện tránh hiện trạng ăn mòn
gây chập điện.
- Kiểm tra định kỳ các hệ thống báo cháy, chữa cháy bao gồm bơm cứu hỏa,
hệ thống hút nước, cấp nước, lăng phun nước, các bình chữa cháy,... để đảm
bảo khi sự cố cháy nổ xảy ra hệ thống này có thể ứng phó kịp thời.
- Kiểm sốt chặt chẽ và thường xun đường dây điện, tránh tình trạng rị rỉ
điện.
2.4.2. Tai nạn lao động
Trong quá trình sản xuất, tai nạn lao động có thể xảy ra do bất cẩn hoặc sai lầm
kỹ thuật trong khi vận hành máy móc, thiết bị,... Mức độ thiệt hại có thể tổn hại tài


sản, thương tật, bệnh tật, thậm chí là thiệt hại tính mạng con người. Khả năng xảy ra
tai nạn lao động được giảm thiểu nếu các quy định về an toàn lao động được chấp
hành nghiêm chỉnh.
 Biện pháp quản lý
- Thiết lập hệ thống các qui định về an tồn lao động cho từng khâu và từng
cơng đoạn sản xuất.
- Tổ chức huấn luyện các kỹ thuật an toàn lao động và hướng dẫn vận hành

các dây chuyền sản xuất.
- Trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động.


CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG MƠ HÌNH THỰC HIỆN/CHUYỂN ĐỔI HỆ THỐNG QUẢN
LÝ MƠI TRƯỜNG SANG PHIÊN BẢN ISO 14001:2015
3.1. TRÌNH TỰ ÁP DỤNG CHUYỂN ĐỔI HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG SANG PHIÊN BẢN ISO 14001:2015
Trình tự các bước thực hiện chuyển đổi hệ thống quản lý môi trường sang phiên
bản ISO 14001:2015 được trình bày sơ đồ hình 3.1 và mơ tả chi tiết trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Trình tự các bước thực hiện chuyển đổi sang phiên bản ISO
14001:2015
Bước thực
hiện
Bước 1:
Chuẩn bị

Nội dung thực hiện
1.1. Bổ nhiệm Đại diện lãnh đạo và Ban ISO (nếu có thay đổi)
1.2. Chỉnh sửa, bổ sung phạm vi áp dụng HTQLMT (nếu có thay đổi)
1.3. Chỉnh sửa, bổ sung chính sách mơi trường (nếu có thay đổi)
1.4. Phân cơng vai trị và trách nhiệm thực hiện
Ví dụ:
- Vai trị của Giám đốc Nhà máy/Xí nghiệp:
+ Hỗ trợ việc xây dựng và duy trì HTQLMT của Tổ chức trong
phạm vi được xác định;
+ Tham dự các cuộc họp về xem xét của lãnh đạo.
- Vai trị của nhóm điều hành ISO:

+ Là trưởng các bộ phận chức năng trong Tổ chức;
+ Thiết lập kế hoạch thực hiện, triển khai ISO 14001;
+ Xem xét, phê duyệt hệ thống tài liệu;
+ Quản lý việc thiết lập và duy trì hệ thống quản lý mơi trường.
- Vai trị nhóm triển khai ISO 14001:
+ Lập danh sách các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ liên quan
trong phạm vi HTQLMT;
+ Xác định, đánh giá các khía cạnh mơi trường, tác động mơi
trường (nếu có thay đổi);
+ Xác định tác động và khía cạnh mơi trường quan trọng (nếu có
thay đổi);
+ Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu môi trường (nếu có thay đổi);
+ Chỉnh sửa, bổ sung danh mục các thủ tục về kiểm soát điều hành
(thay đổi ký hiệu, cách lưu trữ phù hợp theo các điều khoản mới);
+ Chỉnh sửa, bổ sung các yêu cầu về theo dõi và đo lường;
+ Xác định các loại hồ sơ cần lưu giữ phù hợp với các điều khoản
mới;
+ Chỉnh sửa, bổ sung hoặc thay đổi các tài liệu về HTQLMT như


Bước thực
hiện

Nội dung thực hiện

Sổ tay, thủ tục, hướng dẫn, quy trình,...
1.5. Kế hoạch triển khai Dự án ISO (Kế hoạch nên chỉ rõ: ai? cái gì?
khi nào? như thế nào?...)
1.6. Khởi động dự án ISO
- Họp khởi động;

- Thông báo chính thức về Đại diện lãnh đạo và Ban ISO 14001;
- Xem xét, phê duyệt Kế hoạch triển khai;
- Xem xét, phê duyệt Bối cảnh của tổ chức;
- Xem xét, phê duyệt Yêu cầu/mong đợi của các bên quan tâm;
- Xem xét kết quả thực hiện từ mục 1.2 đến 1.6.
Bước 2: Lập 2.1. Đào tạo nhận thức về ISO 14001
kế hoạch - Đào tạo nhận thức về HTQLMT theo phiên bản ISO 14001:2015 cho
tất cả các thành viên trong các nhóm điều hành và triển khai ISO
14001
2.2. Phân tích, đánh giá khía cạnh mơi trường (nếu có thay đổi)
- Xây dựng phương pháp/hướng dẫn về xác định và đánh giá các khía
cạnh mơi trường;
- Sử dụng phương pháp đánh giá để đánh giá tác động mơi trường và
khía cạnh mơi trường quan trọng (khía cạnh mơi trường có ý nghĩa);
- Lập danh sách khía cạnh mơi trường có ý nghĩa trong phạm vi xác
định.
2.3 Thiết lập mục tiêu, chương trình hành động
- Dựa trên kết quả xác định khía cạnh mơi trường có ý nghĩa, cân nhắc
và xác định các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường sẽ được thiết lập và đưa
ra các chương trình quản lý mơi trường tương ứng;
- Tham khảo/hỗ trợ từ ban lãnh đạo.
2.4. Xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung các thủ tục về kiểm sốt điều hành
- Với mỗi khía cạnh mơi trường ý nghĩa, cần xác định tên các thủ tục
kiểm soát và/hoặc hướng dẫn công việc tương ứng;
- Mỗi một bộ phận/hoạt động, cần có các chuẩn mực kiểm sốt cụ thể.
2.5. Xác định các yêu cầu theo dõi, đo lường
- Xem xét các khía cạnh mơi trường quan trọng, các mục tiêu - chỉ
tiêu và chương trình quản lý mơi trường đã thiết lập
- Xác định các yêu cầu về theo dõi và đo lường các yếu tố trên
Xây dựng các thủ tục và/hoặc hướng dẫn công việc về hoạt động theo

dõi - đo lường
2.6. Xác định các hồ sơ cần lưu giữ
- Bao gồm các loại hồ sơ chứng minh các hoạt động về quản lý môi


Bước thực
hiện

Nội dung thực hiện

trường trong phạm vi đã xác định
2.7. Lập chương trình xác định và đánh giá mức độ tuân thủ các nghĩa
vụ phải tuân thủ
- Xác định và đánh giá việc đáp ứng các nghĩa vụ phải tuân thủ
- Thiết lập các biện pháp đối ứng đảm bảo tuân thủ nghĩa vụ
- Thông báo tới nhà cung ứng về các khía cạnh mơi trường quan trọng
mà các hoạt động của họ có thể ảnh hưởng tới HTQLMT, tiến hành
đào tạo (nếu cần thiết)
2.8. Xem xét các kế hoạch ứng phó tình huống khẩn cấp (chỉnh sửa
nếu cần thiết)
- Xác định các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trong phạm vi áp
dụng HTQLMT (chỉnh sửa nếu cần thiết)
- Xem xét và cập nhật nội dung các chương trình chuẩn bị và đối ứng
với các tình huống khẩn cấp
2.9. Trao đổi thông tin
- Trao đổi thông tin nội bộ giữa các cấp và bộ phận chức năng trong
hệ thống
- Xác định cách thức tiếp nhận, ghi chép, xử lý và phản hồi thông tin
với các bên quan tâm
- Xem xét việc trao đổi thông tin với bên ngồi về các khía cạnh mơi

trường quan trọng.
2.10. Xem xét HTQLMT (bởi Ban ISO 14001)
- Kết quả đầu ra của từ mục 2.2 - 2.5
- Kết quả xác định và đánh giá tác động mơi trường và khía cạnh mơi
trường quan trọng
- Hồ sơ trao đổi thơng tin bên ngồi về các khía cạnh mơi trường quan
trọng
- Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý mơi trường
- Danh mục các thủ tục kiểm soát điều hành
- Yêu cầu về theo dõi đo lường
- Yêu cầu lưu giữ hồ sơ
- Giải quyết các vấn đề phát sinh
Bước 3:
3.1. Xác định và xây dựng lại hệ thống tài liệu (nếu cần thiết thay đổi,
Thiết lập hệ chỉnh sửa, bổ sung)
thống
- Tài liệu cấp 1: Sổ tay HTQLMT
- Tài liệu cấp 2: Các thủ tục, quy trình, biểu mẫu ghi chép và hồ sơ kết
quả quản lý môi trường
- Tài liệu cấp 3: Các hướng dẫn công việc, tiêu chuẩn, biểu mẫu ghi


Bước thực
hiện

Nội dung thực hiện

chép và hồ sơ kết quả,... về quản lý môi trường
3.2. Xác định các yêu cầu theo dõi và đo lường
- Theo dõi các khía cạnh môi trường quan trọng

- Các nghĩa vụ phải tuân thủ
- Các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường
- Các yếu tố khác có thể theo dõi - đo lường được (Ví dụ: Hiệu quả sử
dụng năng lượng điện, gas, nước,... kiểm soát nước thải, chất thải)
- Kiểm định/hiệu chuẩn thiết bị theo dõi đo lường
3.3. Thiết lập kế hoạch và chương trình đào tạo
- Đào tạo qui trình, hướng dẫn cơng việc HTQLMT
- Đào tạo các yêu cầu, quy định liên quan
- Đào tạo đánh giá nội bộ
3.4. Hoàn thiện sơ đồ trách nhiệm, quyền hạn trong HTQLMT
3.5. Xây dựng chương trình và checklist đánh giá nội bộ HTQLMT
3.6. Xem xét HTQLMT (lần 2 bởi Ban ISO 14001)
- Xem xét kết quả đầu ra từ mục 3.1 tới 3.5
- Xem xét, giải quyết các vấn đề phát sinh
Bước 4:
4.1. Đào tạo các thủ tục, hướng dẫn liên quan tới các kỹ năng chuyên
Triển khai áp biệt
dụng
- Chú ý hoạt động đào tạo phải đảm bảo đúng và đủ theo qui định và
luật định (nếu có)
- Chương trình đánh giá nội bộ (dự kiến) phải bao gồm việc đánh giá
hiệu lực kết quả đào tạo, chuyên gia đánh giá phải độc lập với hoạt
động đào tạo
4.2. Đào tạo nhận thức về HTQLMT cho toàn thể người lao động và
các bên liên quan
4.3. Triển khai áp dụng
- Triển khai áp dụng HTQLMT tại các bộ phận chức năng liên quan
trong phạm vi xác định
- Thực hiện trao đổi thông tin
4.4. Đánh giá nội bộ

- Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ
- Thực hiện đánh giá nội bộ (lần thứ 1)
- Thực hiện các hành động khắc phục sau đánh giá
- Xem xét lại toàn bộ HTQLMT (nếu cần)
- Lưu giữ các hồ sơ liên quan
- Hoàn thiện toàn bộ hệ thống tài liệu, chuẩn bị cho lần đánh giá
chứng nhận về hệ thống tài liệu (Lưu ý: Chuyên gia đánh giá phải độc


Bước thực
hiện

Nội dung thực hiện
lập với hoạt động được đánh giá)
4.5. Họp xem xét của lãnh đạo (lần 1)
- Chủ trì bởi lãnh đạo cao nhất hoặc Đại diện lãnh đạo
- Xem xét kết quả thực hiện (từ Bước 1 đến Bước 4)
- Xem xét hệ thống tài liệu đã được hoàn chỉnh
- Xem xét kết quả đánh giá nội bộ lần 1
- Chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận (bước 5)
- Xem xét các hoạt động tiếp theo để duy trì hệ thống (bước 6)
Thuê tổ chức đánh giá và cấp chứng chỉ

Bước 5:
Chứng nhận
hệ thống
Bước 6: Duy 6.1. Đánh giá nội bộ
trì hệ thống 6.2. Điểm khơng phù hợp, thực hiện hành động khắc phục - phòng
ngừa
6.3. Hoạt động cải tiến liên tục

6.4. Đào tạo nhân viên mới (bổ sung)
6.5. Đánh giá giám sát
6.6. Xem xét lại của lãnh đạo
6.7. Đánh giá tác động/khía cạnh mơi trường cho các điểm thay đổi/bổ
sung về:
- Quá trình, hoạt động
- Sản phẩm, dịch vụ từ các nhà cung ứng và nhà thầu phụ


1. Khởi động Hệ thống ISO 14001:2015
1.1. Bổ nhiệm lãnh đạo và Ban ISO 14001
1.2. Phân cơng vai trị, trách nhiệm thực hiện
các nhóm trong Ban ISO

1.3. Chỉnh sửa, bổ sung phạm vi áp dụng
HTQLMT, chính sách mơi trường
1.4. Chỉnh sửa, bổ sung chính sách mơi trường

2. Lập kế hoạch triển khai ISO
2.1. Đào tạo nhận thức về ISO 14001
2.2. Phân tích, đánh giá khía cạnh mơi trường
(nếu có thay đổi)
2.3 Thiết lập mục tiêu, chương trình hành động
2.4. Xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung các thủ tục
về kiểm soát điều hành
2.5. Xác định các yêu cầu theo dõi, đo lường

2.6. Xác định các hồ sơ cần lưu giữ
2.7. Lập chương trình xác định và đánh giá
mức độ tuân thủ các nghĩa vụ phải tuân thủ

2.8. Xem xét các kế hoạch ứng phó tình
huống khẩn cấp (chỉnh sửa nếu cần thiết)
2.9. Trao đổi thông tin
2.10. Xem xét HTQLMT (Ban ISO)

3. Thiết lâp hệ thống
3.1. Xác định và xây dựng lại hệ thống tài liệu
(nếu cần thiết thay đổi, chỉnh sửa, bổ sung)
3.2. Xác định các yêu cầu theo dõi và đo lường
3.3. Thiết lập kế hoạch và chương trình đào
tạo

3.4. Hoàn thiện sơ đồ trách nhiệm, quyền hạn
trong HTQLMT
3.5. Xây dựng chương trình và checklist
đánh giá nội bộ HTQLMT
3.6. Xem xét HTQLMT (Lần 2 - Ban ISO )

4. Triển khai áp dụng hệ thống
4.1. Đào tạo các thủ tục, hướng dẫn liên quan
tới các kỹ năng chuyên biệt
4.2. Đào tạo nhận thức về HTQLMT cho toàn
thể người lao động và các bên liên quan

4.3. Triển khai áp dụng
4.4. Đánh giá nội bộ
4.5. Họp xem xét của lãnh đạo (Lần 1)

5. Đánh giá chứng nhận
Thuê tổ chức đánh giá và công nhận


Giấy chứng nhận ISO 14001:2015
6.1. Đánh giá nội bộ
6.2. Điểm KPH, thực hiện hành động khắc
phục - phòng ngừa
6.3. Hoạt động cải tiến liên tục
6.4. Đào tạo nhân viên mới (bổ sung)

6.5. Đánh giá giám sát
6.6. Xem xét lại của lãnh đạo
6.7. Đánh giá tác động/khía cạnh mơi trường
cho các điểm thay đổi/bổ sung

6. Duy trì hệ thống: Đánh giá giám sát
Thuê tổ chức đánh giá giámsát

Hình 3.1. Sơ đồ thực hiện chuyển đổi HTQLMT sang phiên bản ISO 14001:2015


3.2. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG CHUYỂN ĐỔI HỆ THỐNG QUẢN LÝ MƠI
TRƯỜNG THEO ISO 14001:2015 CHO NHĨM NGÀNH THỰC PHẨM
3.2.1. Bối cảnh của Tổ chức (Điều khoản 4)
- Tổ chức phải xác định được Bối cảnh của Tổ chức thông qua các yếu tố bên
ngoài và bên trong. Biểu mẫu phân tích bối cảnh của Tổ chức có thể tham
khảo tại Phụ lục I.
- Tổ chức phải xác định được Yêu cầu/mong đợi của các bên quan tâm. Biểu
mẫu xác định yêu cầu/mong đợi của các bên quan tâm có thể tham khảo tại
Phụ lục II.
3.2.2. Vai trò lãnh đạo (Điều khoản 5)
Các nội dung cần thực hiện chỉnh sửa, bổ sung trong điều khoản này khi áp dụng

chuyển đổi:
- Xem xét mức độ phù hợp trong chính sách mơi trường của Tổ chức. Các
thay đổi (nếu có) cần xét đến sự phù hợp với Công ty mẹ, Tổng công ty
hoặc Tập đoàn,... Trong trường hợp Tổ chức đã/hoặc đang áp dụng
HTQLMT thì có thể tích hợp thành Chính sách chất lượng - mơi trường;
- Kiểm tra tính đầy đủ và hiệu lực của Bảng mô tả chức năng, nhiệm vụ của
từng Phịng/Ban/Đơn vị trong Tổ chức;
- Kiểm tra tính đầy đủ và hiệu lực của Sơ đồ tổ chức của từng
Phịng/Ban/Đơn vị trong Tổ chức;
- Kiểm tra tính đầy đủ và hiệu lực của Bảng mô tả công việc của từ nhân viên
của của từng Phòng/Ban/Đơn vị trong Tổ chức;
3.2.3. Hoạch định (Điều khoản 6)
 Nhận diện các mối nguy về mơi trường
Tuỳ thuộc vào loại hình hoạt động, cơng nghệ sản xuất, vận hành, Tổ chức có thể
sử dụng các phương pháp phân tích, xác định các mối nguy về môi trường để xây dựng
Bảng danh mục các yếu tố môi trường quan trọng.
Hoạt động chế biến thủy sản
Nhận diện các mối nguy về môi trường từ hoạt động chế biến thủy sản được trình
bày trong hình 3.2.


Ngun vật liệu,
năng lượng,...

Hoạt động chính

Chất thải, mối nguy
về mơi trường

Nguyên liệu vào


- Điện, nước
- Nhân công

Rửa

- Nước thải sản xuất, sinh hoạt
- CTR sản xuất, sinh hoạt
- Mùi hôi
- Nước thải sản xuất, sinh hoạt
- CTR sinh hoạt
- Mùi hơi
- Phụ phẩm (vỏ, đầu, xương, ...)
có thể bán lại

- Điện, Nước
- Nhân cơng

Sơ chế (lột vỏ,
lóc phi lê, ...)

- Điện, nước
- Nhân công

Kiểm tra,
phân loại

- Nước thải sinh hoạt
- CTR sinh hoạt, sản phẩm
không phù hợp


- Điện
- Nhân công

Cân định lượng

- Nước thải sinh hoạt
- CTR sản xuất, sinh hoạt

- Điện
- Bao bì, thùng
carton
- Nhân cơng

Đóng gói, cấp
đơng

- Nước thải sinh hoạt
- CTR sản xuất, sinh hoạt

Thành phẩm
Hình 3.2. Nhận diện các mối nguy về môi trường từ hoạt động thủy sản
Các mối nguy về môi trường trong chế biến thủy sản:
 Hoạt động rửa, sơ chế: phát sinh ra nhiều nước thải, CTR, mùi hôi;
 Hoạt động kiểm tra, phân loại, cân định lượng,... làm phát sinh nhiều CTR.
Từ kết quả nhận diện các vấn đề môi trường từ hoạt động sản xuất đặc thù, Tổ
chức tiến hành xác định các yếu tố môi trường từ các quá trình. Biểu mẫu xác định các
yếu tố mơi trường quan trọng có thể tham khảo trong Phụ lục III.
 Trách nhiệm tuân thủ



×