Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
____________________

PHẠM THỊ NGỌC THÚY

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH NẮM GIỮ TIỀN MẶT CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM VÀ
ĐỒ UỐNG ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SÀN
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số chuyên ngành: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VŨ HỒNG THÁI

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 08 năm 2015


MỤC LỤC
__________
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
1.1.2 Vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.2 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 4
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4


1.5 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu .................................................................................. 5
1.6 Kết cấu luận văn nghiên cứu .............................................................................. 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NẮM GIỮ TIỀN MẶT VÀ CÁC HỌC
THUYẾT LIÊN QUAN .............................................................................................. 7
2.1 Cơ sở lý thuyết về nắm giữ tiền mặt và các học thuyết ..................................... 7
2.1.1 Học thuyết hoán đổi (The Trade – off Theory) .......................................... 8
2.1.2 Học thuyết trật tự phân hạng (The Pecking Order Theory) ....................... 8
2.1.3 Học thuyết về đại diện (The Agency Theory) ............................................ 9
2.2 Các nghiên cứu trước ......................................................................................... 9
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 22
3.1 Khung tiếp cận nghiên cứu .............................................................................. 22
3.2 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 23
3.3 Biến đo lường ................................................................................................... 25
3.3.1 Biến phụ thuộc ......................................................................................... 25
3.3.2 Biến độc lập .............................................................................................. 26
3.3.2.1 Cơ hội đầu tư .................................................................................... 26
3.3.2.2 Quy mô doanh nghiệp ...................................................................... 27
3.3.2.3 Dòng tiền doanh nghiệp ................................................................... 28
3.3.2.4 Tài sản thanh khoản ......................................................................... 29
3.3.2.5 Đòn bẩy doanh nghiệp ..................................................................... 30
3.3.2.6 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ...................................................... 31


3.3.2.7 Kỳ luân chuyển tiền của doanh nghiệp ............................................ 32
3.4 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................... 33
3.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 34
3.5.1 Mô hình Pooled Regression ..................................................................... 35
3.5.2 Mô hình hồi quy với tác động cố định – FEM ......................................... 35
3.5.3 Mô hình hồi quy với tác động ngẫu nhiên – Random .............................. 36
3.6 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 37

3.6.1 Thống kê mô tả dữ liệu ............................................................................ 37
3.6.2 Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình ................................. 38
3.6.3 Phân tích hồi quy đa biến ......................................................................... 38
3.6.4 Thảo luận kết quả ..................................................................................... 39
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 41
4.1 Thống kê mô tả ................................................................................................. 41
4.2 Ma trận hệ số tương quan ................................................................................. 42
4.3 Kết quả hồi quy ................................................................................................ 42
4.3.1 Kiểm định tính dừng ................................................................................ 43
4.3.2 Kết quả mô hình hồi quy Pooled OLS ..................................................... 43
4.3.3 Kết quả mô hình hồi quy FEM ................................................................. 43
4.3.4 Mô hình hồi quy Random ......................................................................... 44
4.3.5 Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp ..................................................... 44
4.4 Thảo luận kết quả ............................................................................................. 44
4.4.1 Kiểm định đa công tuyến ......................................................................... 45
4.4.2 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi .............................................. 45
4.4.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan ........................................................ 46
4.4.4 Phân tích ý nghĩa hệ số hồi quy ................................................................ 47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................ 52
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 52
5.2 Một số đề xuất .................................................................................................. 53
5.3 Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................... 53


Luận văn

Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
1.1.1 Lý do chọn đề tài
Tiền mặt luôn là dòng đầu tiên phản ánh tình trạng và cấu trúc tài sản trong
Bảng cân đối kế toán với ý nghĩa là loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất.
Lượng tiền mặt có sẵn trong kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có sự khác
biệt lớn giữa lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và lượng tiền mặt sẵn sàng cho chi
trả, thanh toán nợ nần. Lợi nhuận của doanh nghiệp được tính bằng đơn vị tiền tệ, tuy
nhiên nó chỉ xuất hiện sau khi hoạt động kinh doanh đã trải qua một giai đoạn. Không
phải lúc nào lợi nhuận đạt được cũng thu được hết bằng tiền mặt, trong thực tế, lợi
nhuận đạt được còn tồn đọng lớn trong các khoản phải thu, còn lượng tiền mặt thì được
tính tại một thời điểm. Thực tiễn kinh doanh đã chứng kiến rất nhiều doanh nghiệp khi
tính toán trên sổ sách thì có lãi, nhưng vì không đủ tiền mặt để thanh toán các khoản
công nợ tới hạn nên bị phá sản. Người điều hành doanh nghiệp nhiều khi không dự
đoán được việc thiếu tiền mặt trong quá trình vận hành kinh doanh cho tới khi lâm vào
hoàn cảnh phải tạm dừng hoặc bi đát hơn là chấm dứt hoạt động do quá háo hức với
các ý tưởng kinh doanh hoặc do không tính toán đủ hết các chi phí có thể phát sinh. Cỗ
máy kinh doanh sẽ kiếm được bao nhiêu tiền trong tương lai không phải là vấn đề nếu
doanh nghiệp không có đủ tiền để duy trì hoạt động đến lúc đó. Nhân viên không đợi
đến khi khách hàng trả tiền mới được nhận lương. Người cho thuê nhà không quan tâm
đến việc các thương lượng đầu tư đang tiến triển tốt và tiền nhà cho 12 tháng tới sẽ có
đủ trong tuần sau. Nhà cung cấp không bằng lòng cho kéo dài thời gian trả chậm.
Nhận thấy tầm quan trọng của tiền mặt đối với đời sống của doanh nghiệp, đề
tài đi vào nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các
doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt
Nam”.

Phạm Thị Ngọc Thúy

Trang 1



Luận văn

Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

1.1.2 Vấn đề nghiên cứu
Thị trường thực phẩm và đồ uống Việt Nam hiện trở nên sôi động hơn bao giờ
hết. Cùng với các đại gia đã và đang đẩy mạnh quá trình xâm nhập vào thị trường lớn
với hơn 90 triệu dân, các doanh nghiệp nội địa cũng đang tự đổi mới với các mô hình
quản trị và tư duy marketing tiên tiến trên thế giới. Sự cạnh tranh giữa các công ty
không những về sản phẩm/ dịch vụ mà còn ở các giá trị văn hóa, phong cách sự thỏa
mãn tinh thần mà sản phẩm mang lại. Tất cả các điều đó tạo ra cho người tiêu dùng sự
lựa chọn rất phong phú trên thị trường.
Với Việt Nam, ngành chế biến thực phẩm, đồ uống là ngành có nhiều tiềm năng.
Là nước nông nghiệp nhiệt đới, Việt Nam có nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng là
đầu vào quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến. Đất nước đang phát triển, thu
nhập của người dân không ngừng tăng và lối sống thay đổi đặc biệt là tại các trung tâm
thành phố, mang lại nhu cầu về tiêu thụ nhiều đồ ăn nhẹ, thực phẩm tiện dùng và đắt
tiền. Thị trường trong nước lớn với chi phí lao động thấp và quá trình tư nhân hóa các
doanh nghiệp thực phẩm khiến thị trường này có sức sống mãnh liệt.
Xét theo các tiêu chí: tổng doanh thu, ROA, ROE của 500 doanh nghiệp lớn
nhất Việt Nam từ BXH VNR500 năm 2014, ngành thực phẩm, đồ uống luôn góp mặt ở
Top 5 cho thấy hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của ngành khá tốt.
Cạnh tranh là yếu tố cần thiết, góp phần làm cho chất lượng sản phẩm ngày càng
tốt hơn và người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều hơn. Cơ hội lớn đang mở ra khi Hiệp
định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Là nước
phát triển ở trình độ thấp, khi tham gia Hiệp định này sẽ là cơ hội nhưng cũng sẽ là
thách thức lớn nếu doanh nghiệp Việt Nam không chuẩn bị tốt hành trang. Thị trường
các nước tham gia đàm phán vào TPP hiện có 12 quốc gia với 800 triệu dân, chiếm

40% GDP toàn cầu.
Trước những cơ hội phát triển trong tương lai cùng với tiềm năng sẵn có, việc
mở rộng sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp nói chung, và ngành thực

Phạm Thị Ngọc Thúy

Trang 2


Luận văn

Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

phẩm – đồ uống nói riêng là điều tất yếu. Ngành thực phẩm được đánh giá là “con gà
đẻ trứng vàng” và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. Đó là lý do các doanh
nghiệp đua nhau đầu tư vào ngành này.
Cơ hội luôn đi kèm những thách thức, có thể thấy những năm vừa qua có hàng
loạt doanh nghiệp tuyên bố phá sản – giải thể. Vậy nguyên nhân do đâu? Là do kinh
doanh thua lỗ hay vì lý do nào khác? Theo những khảo sát và nghiên cứu gần đây mọi
vấn đề nảy sinh đều có liên quan đến việc nắm giữ tiền mặt tại doanh nghiệp. Ở Việt
Nam đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên điều này quan trọng hơn cả.
Giống như mỗi chúng ta luôn muốn nắm giữ tiền mặt trong tay càng nhiều càng
tốt, các doanh nghiệp cũng vậy. Nhưng các doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt liệu
có tốt? Nên nắm giữ ở mức độ nào? Sử dụng tiền mặt đang nắm giữ như thế nào cho
hợp lý? Đó cũng là các câu hỏi mà các doanh nghiệp luôn đặt ra cho mình và
cũng là bí quyết riêng, là chìa khóa thành công của các doanh nghiệp hiện nay. Hầu
hết mọi hoạt động của doanh nghiệp đều liên quan tới tiền mặt, giống như máu lưu
thông trong cơ thể người vậy. Việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp rất quan trọng
vì tiền mặt mang lại cho doanh nghiệp tính thanh khoản cao nhất.

Xuất phát từ những vấn đề trên và nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các chỉ
tiêu tài chính và quyết định nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp, luận văn đi vào nghiên
cứu mối quan hệ của các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các
doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống (theo tiêu chuẩn phân ngành VSIC 2007).
Trên cơ sở đó, tác giả muốn cụ thể hóa các tác động này bằng phương pháp định lượng
trên phần mềm Stata. Cuối cùng có thể đưa ra các giải pháp khắc phục những khó khăn
trong thực tế của các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống.
Để tiến hành nghiên cứu những tác động của việc nắm giữ tiền mặt đối với quá
trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tác giả sẽ sử dụng các dữ liệu liên quan
đến: Tổng tài sản, tiền mặt và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, phải thu
khách hàng, doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu….là cơ

Phạm Thị Ngọc Thúy

Trang 3


Luận văn

Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

sở nghiên cứu. Số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
trong ngành thực phẩm và đồ uống đã được niêm yết trên sàn Chứng khoán Việt Nam
giai đoạn 2009 – 2014.

1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các câu hỏi sau:
-


Quyết dịnh nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn

chứng khoán Việt Nam chịu tác động của những yếu tố nào?
-

Mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh

nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam như thế nào?

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu trên, đề tài hướng vào những mục tiêu chính
sau:
-

Kiểm nghiệm sự tác động của các chỉ số tài chính, cụ thể: cơ hội đầu tư, quy mô

doanh nghiệp, dòng tiền doanh nghiệp, tài sản thanh khoản, đòn bẩy, kỳ luân chuyển
tiền, tỷ suất sinh lợi, đến quyết định nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp.
-

Đánh giá cụ thể các tác động này là thuận hay nghịch chiều.

1.4 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, áp dụng các kỹ thuật hồi quy
đa biến, phân tích tương quan để xác định mối liên hệ giữa các biến và mức độ tác
động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
chỉ số tài chính lên quyết định nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp đề tài phân tích hồi
quy với biến phụ thuộc là tỷ lệ tiền mặt và các biến độc lập là giá trị thị trường trên giá
trị sổ sách, logarit của tổng tài sản, dòng tiền, tài sản thanh khoản, đòn bẩy, tỷ suất sinh
lời, kỳ luân chuyển tiền mặt đại diện cho cơ hội đầu tư, quy mô doanh nghiệp, dòng

tiền của doanh nghiệp, tài sản thanh khoản, tỷ suất sinh lời, kỳ luân chuyển tiền của
doanh nghiệp.
Dữ liệu sử dụng trong đề tài là dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính đã kiểm
toán của 37 doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng

Phạm Thị Ngọc Thúy

Trang 4


Luận văn

Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

khoán Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 theo tiêu chuẩn phân ngành VSIC 2007. Các
thông tin sử dụng: Lợi nhuận sau thuế, nợ ngắn hạn, lãi vay, dòng tiền hoạt động, hàng
tồn kho, khoản phải thu,... những thông tin này được thu thập và sử dụng để tính toán
các chỉ số tài chính trong bài.

1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
-

Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm không chỉ cho thấy sự tác động của các chỉ số

tài chính lên quyết định nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp, nó còn hướng tới những
nghiên cứu mở rộng hơn, phân tích sâu hơn dành cho những ai quan tâm đến mối quan
hệ này trong tương lai.
-


Ý nghĩa thực tiễn:
Các kết quả nghiên cứu có giá trị cho cả lý thuyết và thực tiễn, nó cho thấy có

tồn tại mối quan hệ giữa các chỉ số tài chính của doanh nghiệp với quyết định nắm giữ
tiền mặt? Trên kết quả nghiên cứu đó có thể giúp các nhà quản trị tài chính công ty xây
dựng đưa ra những chính sách nắm giữ tiền mặt phù hợp, giảm thiểu rủi ro thiếu hụt
vốn, mất thanh khoản, gia tăng hiệu quả sử dụng vốn, gia tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Mặt khác với kết quả nghiên cứu các ngân hàng, các cơ quan quản lý nhà nước,
các công ty đối tác … có thể đưa ra những chính sách tín dụng thương mại, đầu tư, cho
vay hợp lý và hiệu quả, đạt mục đích như mong muốn.

1.6 Kết cấu luận văn nghiên cứu
Kết cấu đề tài gồm 5 chương và được trình bày theo thứ tự như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về nắm giữ tiền mặt và các học thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận

Phạm Thị Ngọc Thúy

Trang 5


Luận văn

Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NẮM GIỮ TIỀN
MẶT VÀ CÁC HỌC THUYẾT LIÊN QUAN
Chương 1 đã phần nào giới thiệu khái quát nội dung luận văn với lý do chọn đề
tài, vấn đề và câu hỏi nghiên cứu, trên cơ sở đó đề ra mục tiêu nghiên cứu và thông
qua các phương pháp kỹ thuật định lượng để tìm ra kết quả nghiên cứu. Trong
chương 2 đề tài sẽ tiếp tục giới thiệu cơ sở lý thuyết về nắm giữ tiền mặt và các học
thuyết liên quan. Nội dung chương sẽ được tách làm hai phần: phần đầu nêu ra cở sở
lý thuyết về quyết định nắm giữ tiền mặt và các học thuyết liên quan; phần thứ hai đề
tài trích dẫn một số nghiên cứu trước từ các nước trên thế giới để minh chứng cho
mối quan hệ giữa các chỉ số tài chính và quyết định nắm giữ tiền mặt, đồng thời cũng
làm cơ sở để xác định các biến nghiên cứu trong đề tài.

2.1 Cơ sở lý thuyết về nắm giữ tiền mặt và các học thuyết
Tiền mặt là một tài sản có tính thanh khoản cao nhất và là thước đo khả năng trả
nợ của doanh nghiệp. Nắm giữ tiền mặt là một vấn đề quan trọng của bất kỳ doanh
nghiệp nào bởi vì nó cung cấp cho doanh nghiệp khả năng thanh khoản, vì vậy, các
doanh nghiệp có thể trả hết những nghĩa vụ nợ của họ đúng hạn thậm chí cả trong
những khoảng thời gian khó khăn. Để gia tăng sản lượng bán hàng và doanh thu, một
doanh nghiệp cần xây dựng tiền mặt dự trữ bằng cách đảm bảo rằng thời gian của các
dòng tiền có thể tạo nên vị thế tích cực của toàn bộ dòng tiền. Bởi vậy, tiền mặt là một
nhân tố cần thiết cho phép doanh nghiệp tồn tại và thịnh vượng. Trong các nghiên cứu
tài chính, tiền mặt thường được định nghĩa là các khoản tiền mặt và các loại chứng
khoán đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản tương đương tiền. Các khoản tương đương tiền
có đặc điểm chúng có thể chuyển thành tiền mặt trong khoảng thời gian rất ngắn, bao
gồm các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu kho bạc, hợp đồng mua lại và các quỹ thị
trường tiền tệ. Chính vì vậy, nắm giữ tiền mặt có thể xác định từ quan điểm tài chính
nắm giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền bởi doanh nghiệp. (Pascal, 2005)
Theo John Maynard Keynes, trong tác phẩm kinh điển Lý thuyết chung về nhân
công, lợi ích và tiền, đã định nghĩa ba động cơ cho tính thanh khoản: động cơ đầu cơ,


Phạm Thị Ngọc Thúy

Trang 6


Luận văn

Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

động cơ dự phòng và động cơ giao dịch. Theo đó, động cơ đầu cơ là nhu cầu nắm giữ
tiền nhằm tận dụng được, ví dụ, mua bán mặc cả có thể tăng lên, lãi suất hấp dẫn, và
(trong trường hợp của các công ty đa quốc gia) những biến động tỷ giá có lợi. Đối với
hầu hết các công ty, khả năng vay dự trữ và các chứng khoán đầu tư ngắn hạn có thể
được sử dụng để thỏa mãn động cơ này. Theo đó, có thể có động cơ đầu cơ để duy trì
thanh khoản, nhưng thực chất không nhất thiết nắm giữ tiền mặt. Hãy nghĩ theo cách
này: nếu bạn có một thẻ tín dụng với hạn mức tín dụng rất lớn, thì có lẽ bạn có thể tận
dùng bất kỳ món hời bất thường nào diễn ra mà không cần mang theo tiền mặt. Điều
này cũng đúng cho phạm vi nhỏ hơn là động cơ dự phòng. Động cơ dự phòng là nhu
cầu một nguồn cung cấp an toàn để hoạt động như là một dự trữ tài chính. Một lần nữa,
có thể là động cơ dự phòng để duy trì thanh khoản. Tuy nhiên, do giá trị của các công
cụ thị trường tiền tệ tương đối ổn định và những công cụ như tín phiếu kho bạc có tính
lỏng cao, nên không có nhu cầu thực sự để nắm giữ một lượng tiền đáng kể nhằm mục
đích dự phòng. Động cơ giao dịch là nhu cầu có tiền mặt trong tay để chi trả hóa đơn.
Các nhu cầu liên quan đến giao dịch xuất phát từ hoạt động chi tiêu và thu nợ thông
thường của công ty. Chi tiêu tiền mặt bao gồm thanh toán tiền lương, các món nợ
thương mại, thuế và cổ tức. Tiền mặt được thu từ việc bán sản phẩm, bán tài sản và huy
động vốn mới. Dòng tiền vào (các khoản thu) và dòng tiền ra (các khoản chi) không
hoàn toàn đồng nhất, và một vài mức độ nắm giữ tiền mặt là cần thiết để đảm bảo. Khi
hoạt động chuyển tiền điện tử và các hoạt động tốc độ cao khác, hay còn gọi là hệ

thống thanh toán không giấy tờ tiếp tục phát triển, thì nhu cầu giao dịch tiền mặt vẫn
tồn tại mà không bị biến mất. Tuy nhiên, nếu điều này có diễn ra thì vẫn sẽ có nhu cầu
về thanh khoản và nhu cầu để quản lý nó hiệu quả. (Stephen, 2008)
Có ba học thuyết quan trọng giải thích về mức độ nắm giữ tiền mặt của doanh
nghiệp:
2.1.1 Học thuyết hoán đổi (The Trade – off Theory):
Theo học thuyết này, các doanh nghiệp chọn mức độ nắm giữ tiền mặt tối ưu
bằng cách so sánh giữa chi phí và lợi ích nắm giữ tiền mặt. Giả định rằng nhà quản lý

Phạm Thị Ngọc Thúy

Trang 7


Luận văn

Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

tối đa hóa tài sản của cổ đông, họ sẽ lập nên cách nắm giữ tiền mặt sao cho lợi ích biên
và chi phí biên cân bằng với nhau. Theo Keynes (1936) nhận định, lợi ích của việc nắm
giữ tiền mặt vì động cơ chi phí giao dịch và động cơ phòng ngừa. Động cơ đầu tiên liên
quan tới vấn đề tiết kiệm chi phí nhằm gia tăng vốn và nhu cầu thanh toán tài sản hiện
có để chi trả. Động cơ thứ hai cho rằng doanh nghiệp có thể sử dụng khả năng thanh
khoản để huy động vốn cho các hoạt động và việc đầu tư khi các nguồn tài chính khác
không có sẵn hoặc tốn kém chi phí. Chi phí của việc nắm giữ tiền mặt chủ yếu là chi
phí cơ hội của vốn đầu tư vào tài sản thanh khoản. Điểm quan trọng của học thuyết này
là có một mức độ tối ưu về số dư tiền mặt cho các doanh nghiệp, trong đó các nhà quản
lý quyết định về vấn đề nắm giữ tiền mặt dựa trên phân tích giữa chi phí và lợi ích.
Theo học thuyết này, để tối đa hóa tài sản của các cổ đông, số dư tiền mặt của doanh

nghiệp phải được kiểm soát sao cho lợi ích biên gia tăng từ việc nắm giữ tiền mặt sẽ
bằng với chi phí biên.
2.1.2 Học thuyết trật tự phân hạng (The Pecking Order Theory):
Học thuyết của Myers và Majluf (1984) lại cho rằng không có mức độ nắm giữ
tiền mặt tối ưu, và tiền mặt chỉ hoạt động như là một vật đệm giữa lợi nhuận giữ lại và
nhu cầu đầu tư. Ngoài ra, học thuyết này còn giả định rằng một hệ thống phân cấp tài
chính được tuân theo bởi các công ty nhằm tối thiểu hóa chi phí do các thông tin bất
cân xứng. Ở trường hợp đầu tiên, các công ty thích tài trợ cho các khoản đầu tư của họ
bằng nguồn vốn bên trong, sau đó sử dụng nợ và cuối cùng là vốn cổ phần, bởi vì nợ có
chi phí thông tin thấp hơn so với huy động vốn bằng cổ phần. Kết quả là, xem xét thực
tế rằng các nhà quản lý thích huy động vốn bằng nguồn bên trong hơn là nguồn bên
ngoài, họ có xu hướng tích lũy tiền mặt để có thể cung cấp cho nhu cầu tài chính trong
nội bộ ở giai đoạn đầu và không sử dụng nguồn vốn bên ngoài.
.

Phạm Thị Ngọc Thúy

Trang 8


Luận văn

Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

2.1.3 Học thuyết về đại diện (The Agency Theory)
Học thuyết của Jensen (1986) cho rằng những nhà đầu tư cố hữu của các công ty
có cơ hội đầu tư nghèo nàn có xu hướng giữ lại tiền mặt hơn là chi tiêu nó. Học thuyết
đại diện gồm hai giả thiết khi hướng tới quyết định nắm giữ tiền mặt: giả thiết dòng
tiền tự do và giả thiết giảm thiểu rủi ro. Trong đó, lý thuyết dòng tiền tự do cho rằng

nhà quản lý thích nắm giữ tiền mặt hơn là chi trả cổ tức cho cổ đông bởi vì nó giúp gia
tăng mức độ tài sản mà họ kiểm soát và tính linh hoạt để theo đuổi mục tiêu riêng của
họ. Giả thiết giảm thiểu rủi ro xem xét việc nắm giữ tiền mặt như là các khoản đầu tư
phi rủi ro và chính vì vậy nhà đầu tư ngại rủi ro sẽ gia tăng việc nắm giữ tiền mặt để
giảm thiểu tổn thất do rủi ro của công ty, do đó, từ bỏ những dự án rủi ro có NPV
dương.

2.2 Các nghiên cứu trước
Một số tác giả đã nghiên cứu tác động của nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng
đến việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp từ nhiều góc độ và quy mô khác nhau.
Sau đây là một số các nghiên cứu trước hữu ích đối với bài nghiên cứu này.
Đứng ở góc độ nghiên cứu về nắm giữ tiền mặt và các đặc điểm doanh nghiệp,
có những nghiên cứu hữu ích sau:
Hassan, Farzin và Negar (2013) nghiên cứu về các nhân tố tài chính của nắm
giữ tiền mặt trong các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch Tehran. Để kiểm tra
các giả thiết, phương pháp hồi quy đa biến với dữ liệu theo không gian được sử dụng.
Kết quả của các kiểm tra thực nghiệm sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 121
công ty được niêm yết trên sàn giao dịch Tehran trong giai đoạn 2003 – 2011. Kết quả
của nghiên cứu này cho thấy rằng, các biến độc lập như đòn bẩy, lợi nhuận trên vốn cổ
phần, tỉ lệ thanh khoản, và quy mô công ty có tác động ý nghĩa và thuận chiều. Trong
khi đó, biến độc lập là cổ phiếu trôi nổi tự do có tác động nghịch chiều và ý nghĩa lên
quyết định nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp. Ngoài ra, biến phụ thuộc tỉ lệ chi trả cổ
tức không có tác động ý nghĩa đến quyết định nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp.

Phạm Thị Ngọc Thúy

Trang 9


Luận văn


Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Nghiên cứu này ủng hộ quan điểm của học thuyết trật tự phân hạng, đó là, bằng cách
kiểm soát yếu tố đầu tư, các công ty lớn hơn sẽ thành công hơn và chính vì vậy sẽ nắm
giữ tiền mặt nhiều hơn.
Nghiên cứu tiếp theo được quan tâm là nghiên cứu của Sara và Qaisar (2013) về
các nhân tố của thanh khoản doanh nghiệp. Nghiên cứu đã lựa chọn 395 công ty phi tài
chính của Pakistan được niêm yết trên sàn giao dịch Karachi trong 6 năm từ 2005 đến
2011 và sử dụng phương pháp ANOVA để tiến hành phân tích. Nghiên cứu kết luận
rằng những nhân tố chính của nắm giữ tiền mặt của các công ty phi tài chính được
niêm yết Pakistan là quy mô công ty, đòn bẩy, tài sản thanh khoản và kỳ luân chuyển
tiền. Tăng trưởng doanh thu không có liên kết với nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp.
Sự biến động của nắm giữ tiền mặt liên quan đến sự thay đổi trong các biến nghiên cứu
là khác nhau. Kết quả của nghiên cứu ủng hộ được những phát hiện của các học thuyết
hoán đổi, học thuyết trật tự phân hạng và học thuyết đại diện. Kết quả của nghiên cứu
xác nhận những phát hiện trước đây là những mức độ tiền mặt khác nhau thì ít hơn ở
các doanh nghiệp có cấu trúc trúc tập trung quyền sở hữu cao và cũng bởi vì điều này
mà vấn đề đại diện ít gia tăng.
Sunday, Rafiu và Lawrencia (2012) nghiên cứu về quyết định nắm giữ tiền mặt
của doanh nghiệp ở Nigeria, nghiên cứu sử dụng mẫu của 54 công ty phi tài chính được
niêm yết trên sàn giao dịch Nigeria từ năm 1995 – 2009, sử dụng phương pháp GMM
để phân tích các dữ liệu từ báo cáo thường niên. Nghiên cứu ủng hộ những quan điểm
của các học thuyết hoán đổi và trật tự phân hạng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy
bằng chứng tích cực của mô hình điều chỉnh mục tiêu và theo đó, doanh nghiệp không
thể ngay lập tức điều chỉnh mức độ tiền mặt mục tiêu do liên quan tới vấn đề điều
chỉnh chi phí. Nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ nghịch chiều và ý nghĩa giữa
nắm giữ tiền mặt và quy mô công ty, tài sản thanh khoản, tỉ suất sinh lời trên tổng tài
sản và ngân hàng. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ thuận chiều với cơ hội tăng

trưởng, đòn bẩy, hàng tồn kho, các khoản thu và chi tài chính. Ngoài ra, không có mối
quan hệ ý nghĩa giữa nắm giữ tiền mặt và dòng tiền.

Phạm Thị Ngọc Thúy

Trang 10


Luận văn

Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Nghiên cứu của Lawrencia, Sunday và Samuel (2012) về nắm giữ tiền mặt và
các đặc điểm công ty, lấy bằng chứng từ thị trường mới nổi Nigeria. Theo đó, mẫu gồm
54 công ty được niêm yết trên sàn giao dịch Nigeria cho giai đoạn 15 năm (1995 –
2010). Kết quả cho thấy dòng tiền, tải sản thanh khoản, đòn bẩy, khả năng sinh lợi và
đầu tư trong chi tiêu vốn có ảnh hưởng ý nghĩa đến quyết định nắm giữ tiền mặt ở
Nigeria.
Sohani (2012) nghiên cứu về các nhân tố nắm giữ tiền mặt của 66 doanh nghiệp
sản xuất ở Bangladesh được niêm yết trên sàn giao dịch Dhaka với bộ dữ liệu 5 năm
(2006 – 2010). Nghiên cứu cho thấy, tài sản thanh khoản, Tobin’s Q và biến động của
dòng tiền không có mối quan hệ ý nghĩa với nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp. Tài
sản ngắn hạn, thu nhập hoạt động, dòng tiền, quy mô, nợ ngắn hạn, tổng nợ, tài sản vô
hình, tỉ lệ đòn bẩy, tỉ lệ tiền mặt và tài sản hữu hình ròng có mối quan hệ ý nghĩa với
nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp sản xuất. Nghiên cứu đi đến kết luận rằng, cấu
trúc vốn và quyết định nắm giữ tiền mặt của các công ty Bangladesh hầu hết ủng hộ
các giả định của học thuyết hoán đổi.
Nghiên cứu của Amarjit và Charul (2012) nghiên cứu 166 công ty Canada được
niêm yết trên sàn giao dịch Toronto trong 3 năm (2008 – 2010) ủng hộ các giả định của

học thuyết hoán đổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ hội đầu tư, dòng tiền, tài sản
thanh khoản, đòn bẩy, quy mô công ty, CEO duality, và quy mô hội đồng quản trị có
tác động ý nghĩa đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các công ty Canada. Nghiên cứu
cũng ủng hộ cho tranh cãi là vấn đế đại diện là một yếu tố quan trọng của quyết định
nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp.
Mohammad và Tariq (2012) tiến hành nghiên cứu các giả định của học thuyết
trật tự phân hạng thông qua việc tìm kiếm bằng chứng từ lĩnh vực doanh nghiệp ở
Pakistan. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 300 công ty phi tài chính được niêm yết trên
sàn giao dịch Karachi từ năm 1998 – 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy tài sản thanh
khoản có tác động thuận chiều và ý nghĩa đến đặc điểm nắm giữ tiền mặt của các
doanh nghiệp đang hoạt động ở các thị trường đang phát triển, chỉ ra rằng độ dài của kỳ

Phạm Thị Ngọc Thúy

Trang 11


Luận văn

Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

luân chuyển tiền ở những thị trường này có thể có quan hệ ý nghĩa với việc nắm giữ
tiền mặt cao hơn của doanh nghiệp. Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy nắm giữ
tiền mặt của công ty có mối quan hệ nghịch chiều với đòn bẩy, điều này phù hợp với
học thuyết trật tự phân hạng. Các công ty hoạt động với tỉ lệ đòn bẩy tài chính cao nắm
giữ ít tiền mặt hơn. Mối quan hệ nghịch chiều này cũng cho thấy các công ty giảm nợ
và giữ tiền mặt nhiều hơn khi tỉ lệ đòn bẩy cao. Mối quan hệ thuận chiều giữa nắm giữ
tiền mặt và tăng trưởng của doanh nghiệp được tìm thấy trong bài nghiên cứu.
Wolfgang và Matthias (2007) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến quyết định

nắm giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền của 156 công ty phi tài chính Thụy Sĩ
từ năm 1995 đến năm 2004. Kết quả của phân tích cho thấy những công ty Thụy Sĩ cỡ
trung nắm giữ tiền mặt dự trữ nhiều hơn so với những công ty từ các quốc gia khác.
Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều mạnh giữa tài sản hữu hình và tỉ lệ tiền
mặt, điều này có nghĩa rằng những công ty với tài sản có tính lỏng cao tích lũy ít tiền
mặt hơn để giảm thiểu các chi phí cơ hội của thanh khoản. Kết quả này ủng hộ cho các
giả định của học thuyết hoán đổi. Bên cạnh đó, mối quan hệ nghịch chiều giữa đòn bẩy
và nắm giữ tiền mặt, và quan hệ thuận chiều dòng tiền hoạt động và nắm giữ tiền mặt
cũng phù hợp với dự báo của học thuyết trật tự phân hạng.
Nghiên cứu của Aydin và Neslihan (2004) nghiên cứu các nhân tố thực nghiệm
của quyết định nắm giữ tiền mặt từ 1,029 công ty đại chúng ở Anh trong giai đoạn
1984 – 1999. Kết quả của nghiên cứu cho thấy cấu trúc sở hữu của công ty giữ một vai
trò quan trọng trong việc quyết định mức độ tiền mặt cần nắm giữ của các công ty Anh.
Bài nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ không đơn điệu giữa quản lý
quyền sở hữu và nắm giữ tiền mặt theo ý nghĩa là nắm giữ tiền mặt đang tác động
nghịch chiều ở mức độ thấp của quyền sở hữu nhưng tác động đảo ngược lại ở mức sở
hữu cao hơn. Mối quan hệ trở nên nghịch chiều một lần nữa ở mức độ cao của quản lý
quyền sở hữu. Nghiên cứu này cũng cho thấy tác động ý nghĩa tích cực của các nhân tố
trong nắm giữ tiền mặt của công ty. Hơn nữa, nó cung cấp bằng chứng, đó là dòng tiền
và cơ hội tăng trưởng của công ty có tác động thuận chiều lên nắm giữ tiền mặt. Ngoài

Phạm Thị Ngọc Thúy

Trang 12


Luận văn

Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam


ra, bằng chứng về tác động nghịch chiều của tài sản thanh khoản cũng được tìm thấy.
Kết quả cho thấy nắm giữ tiền mặt cao có liên quan với mức độ nợ thấp hơn trong cấu
trúc vốn của công ty.
Nghiên cứu của Tim và ctg (1999) về các nhân tố và ý nghĩa của nắm giữ tiền
mặt và chứng khoán ngắn hạn của các công ty đại chúng Mỹ giai đoạn 1971 -1999.
Những kết quả trong nghiên cứu này ủng hộ các giả định của học thuyết hoán đổi. Nhìn
chung, những công ty có cơ hội phát triển mạnh và dòng tiền rủi ro hơn có tỉ lệ tiền mặt
trên tổng tài sản phi tiền mặt khá cao. Những công ty có sự tham gia vào thi trường vốn
lớn, chẳng hạn như những công ty lớn với chỉ số tín dụng cao, có xu hướng nắm giữ tỉ
lệ tiền mặt trên tổng tài sản phi tiền mặt thấp hơn.
Bên cạnh đó, còn có những nghiên cứu về mối quan hệ giữa quyết định nắm giữ
tiền mặt, cấu trúc vốn và việc định giá doanh nghiệp:
Mohsen và Ali (2013) nghiên cứu về tác động của việc tập trung vào các khách
hàng lớn đối với việc duy trì tiền mặt và cấu trúc vốn của 112 công ty được niêm yết
trên sàn giao dịch Tehran giai đoạn 2006 – 2011. Kết quả cho thấy, có mối quan hệ
nghịch chiều và ý nghĩa giữa việc tập trung vào khách hàng lớn và nợ ngắn hạn và cuối
cùng không có mối quan hệ giữa việc tập trung vào các khách hàng lớn với nợ dài hạn
và vốn cổ phần.
Venkat và ctg (2011) nghiên cứu về cấu trúc tổ chức của các doanh nghiệp (hoạt
động đa dạng, hoạt động tập trung) lên quyết định nắm giữ tiền mặt. Kết quả cho thấy,
đầu tiên, ở những công ty hoạt động đa dạng, tổng nhu cầu tiền mặt có thể ít biến động
qua thời gian. Nếu công ty nắm giữ tiền mặt cho nhu cầu phát triển tiềm năng, những
công ty hoạt động đa dạng sẽ cần ít hơn để đáp ứng nhu cầu đầu tư tại bất kỳ thời điểm
nào. Thêm vào đó, nếu có một thị trường vốn bên trong năng động, dòng tiền cho một
phân khúc sẽ có sẵn như dành cho các phân khúc khác. Điều này làm giảm nhu cầu vốn
từ bên ngoài bởi vì giảm lợi ích của việc nắm giữ tiền mặt. Thứ hai, những công ty hoạt
động đa dạng gần giống với những công ty hoạt động trên một phân khúc riêng lẻ để có

Phạm Thị Ngọc Thúy


Trang 13


Luận văn

Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

thể huy động vốn bằng cách bán những tài sản cơ bản, đặc biệt là những tài sản của
những phân khúc ngoài ngành. Điều này làm giảm lợi ích nắm giữ tiền mặt. Do vậy,
những công ty với nhiều hơn một phân khúc nên có mức độ tiền mặt nắm giữ thấp hơn.
Rashid (2011) nghiên cứu về tác động của việc nắm giữ tiền mặt và tập trung
quyền sở hữu lên định giá doanh nghiệp sử dụng số liệu của 389 công ty phi tài chính
Úc được niêm yết trên sàn giao dịch trong giai đoạn 1995 - 2010. Bài nghiên cứu tìm
thấy mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và tỉ lệ q của các doanh nghiệp Úc. Cấu trúc sở
hữu điều chỉnh tác động của việc nắm giữ tiền mặt lên tỉ lệ q, đối với những công ty
nắm giữ quyền sở hũu lớn, có mối quan hệ thuận chiều giữa nắm giữ tiền mặt và tỉ lệ q,
những công ty nắm giữ ít, có mối quan hệ nghịch chiều. Hơn nữa, những thay đổi liên
quan đến cải cách quản lý doanh nghiệp, cũng tác động đến tỉ lệ q, bên cánh cấu trúc sở
hữu. Bài nghiên cứu cũng kiểm tra tác động của nắm giữ tiền mặt lên giá trị thị trường
của các doanh nghiệp qua thời gian. Như tác giả dự báo, sự gia tăng trong việc nắm giữ
tiền mặt có tác động nghịch chiều lên định giá doanh nghiệp, và tác động này chậm lại
qua thời gian.
Nghiên cứu của Tiago và João (2013) phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc vốn,
nắm giữ tiền mặt và định giá công ty đựa trên mẫu số liệu của tất cả các công ty phi tài
chính được niêm yết trên sàn giao dịch Brazil từ năm 2002 đến năm 2012. Kết quả của
nghiên cứu cho thấy nợ (cả ngắn và dài hạn) đều có mối quan hệ nghịch chiều với mức
độ nắm giữ tiền mặt, và mức độ nắm giữ tiền mặt cũng liên quan tới đòn bẩy thấp hơn.
Nghiên cứu này cũng cho thấy bằng chứng gián tiếp rằng những công ty hạn chế tài

chính nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Liên quan đến tác động của cấu trúc vốn lên giá trị
công ty, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và sự hạn chế tài chính có những tác động biên
nghịch chiều lên giá trị công ty. Nắm giữ tiền mặt, thay vào đó, được các nhà đầu tư
đánh giá tích cực, nhưng lên tới một mức ngưỡng tối ưu. Hơn nữa, vốn hóa thị trường
bị giảm xuống đối với việc nắm giữ tiền mặt, theo học thuyết hoán đổi.
Đứng dưới góc độ nghiên cứu về lý do nắm giữ nhiều tiền mặt của các doanh
nghiệp, có một số các nghiên cứu hữu ích sau:

Phạm Thị Ngọc Thúy

Trang 14


Luận văn

Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Thomas và ctg (2009) nghiên cứu lý do tại sao các công ty Mỹ nắm giữ rất
nhiều tiền mặt hơn so với họ từng nắm giữ, sử dụng số liệu của các công ty tài chính từ
năm 1980 đến 2006. Bằng chứng cho thấy sự gia tăng trong tỉ lệ tiền mặt, phần lớn
được giải thích bởi sự thay đổi trong đặc điểm doanh nghiệp, và ít đáng kể hơn, là do
sự thay đổi trong mối quan hệ giữa đặc điểm doanh nghiệp và nắm giữ tiền mặt. Các
công ty nắm giữ tiền mặt nhiều hơn, theo phân tích, xuất phát từ vấn đề đại diện.
Miguel và Antonio (2004) với tiêu đề tại sao các doanh nghiệp nắm giữ tiền
mặt, nghiên cứu về các nhân tố của nắm giữ tiền mặt doanh nghiệp ở khối các nước
EMU. Kết quả cho thấy nắm giữ tiền mặt có tác động thuận chiều bởi cơ hội đầu tư và
dòng tiền, và bị tác động nghịch chiều bởi tính lỏng của tài sản, đòn bẩy và quy mô. Nợ
ngân hàng và nắm giữ tiền mặt có mối quan hệ nghịch chiều, điều này ủng hộ rằng mối
quan hệ gần gũi với ngân hàng cho phép doanh nghiệp nắm giữ ít tiền mặt hơn cho lý

do dự phòng. Các doanh nghiệp ở các quốc gia có khả năng bảo vệ nhà đầu tư cao và
quyền sở hữu tập trung nắm giữ ít tiền mặt hơn, đóng góp rằng vai trò của chi phí cơ
quan quyết định quản lý trong việc giải thích mức độ nắm giữ tiền mặt. Sự phát triển
của thị trường vốn có tác động nghịch chiều đến mức độ tiền mặt, trái ngược với quan
điểm đại diện.
Ở góc độ vĩ mô nghiên cứu về quyết định nắm giữ tiền mặt, một số nghiên cứu
đáng quan tâm như sau:
Frederick (2013) nghiên cứu về tác động của nắm giữ tiền mặt lên tình hình hoạt
động của doanh nghiệp trong suốt cuộc khủng hoảng tín dụng lấy bằng chứng khủng
hoảng thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ. Bài nghiên cứu tập trung vào giai đoạn từ tháng
1/2008 đến tháng 12/2008 và nhận thấy rằng tình hình hoạt động của doanh nghiệp
giảm đáng kể từ khi bắt đầu khủng hoảng. Sự sụt giảm trong tình hình hoạt động lớn
nhất được thấy ở các doanh nghiệp có dự trữ tiền mặt thấp. Đặc biệt, tình hình hoạt
động của các doanh nghiệp có tiền mặt thấp giảm đáng kể 31.5% trước cuộc khủng
hoảng diễn ra. Thêm vào đó, sự sụt giảm của lợi nhuận trên tài sản ở các doanh nghiệp
giữ ít tiền mặt lớn hơn so với các doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt ở giai đoạn đầu

Phạm Thị Ngọc Thúy

Trang 15


Luận văn

Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

khủng hoảng. Rõ ràng, dự trữ tiền mặt giúp doanh nghiệp duy trì vị thế tài chính khỏe
mạnh và giảm nguy cơ bị phá sản trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính. Ngoài ra, bài
nghiên cứu còn tìm thấy những công ty bị hạn chế tài chính trải qua quá trình hoạt

động giảm hiệu quả tương tư như các công ty không bị hạn chế tài chính trong suốt giai
đoạn đầu cuộc khủng hoảng.
Nghiên cứu của Yanchao và ctg (2013) về mối quan hệ giữa lạm phát, chu kỳ
hoạt động và nắm giữ tiền mặt thông qua số liệu của các công ty niêm yết được đánh
giá cổ phiếu hạng A trên sàn giao dịch Thượng Hải và Thẩm Quyến trong giai đoạn
1998 – 2009. Sử dụng chỉ số giá cả, nghiên cứu này xác nhận và giải thích kết quả nắm
giữ tiền mặt của doanh nghiệp giảm khi lạm phát tăng trong quan điểm giảm sức mua
của tài sản tiền tệ. Tuy nhiên, khi lạm phát đạt một mức nhất định, các doanh nghiệp
gia tăng nắm giữ tiền mặt của họ để tránh bị phá sản. Ở mức độ vĩ mô, nghiên cứu này
tìm thấy nắm giữ tiền mặt giảm với chu kỳ hoạt động dài hơn, nhưng khi lạm phát đạt
tới mức độ nhất định, các doanh nghiệp gia tăng nắm giữ tiền mặt để làm giảm bớt rủi
ro. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy ảnh hưởng tương tác giữa lạm phát và chu kỳ
kinh doanh lên việc nắm giữ một lượng tiền mặt.
Yujun, Mohammad và Maggie (2011) nghiên cứu thực nghiệm nắm giữ tiền mặt
của doanh nghiệp và khủng hoảng tài chính ở Trung Quốc giải đoạn 1999 – 2009.
Nghiên cứu này tập trung vào việc đặc điểm doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp hạn chế tài chính và lựa chọn đầu tư liên quan thế nào tới quyết định nắm giữ
tiền mặt. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, so với khoảng thời gian bình ổn, các doanh
nghiệp Trung Quốc có xu hướng gia tăng nắm giữ tiền mặt của họ. Nhìn chung, các
công ty với hạn chế tài chính lớn, và nhiều cơ hội đầu tư hơn, có xu hướng nắm giữ
nhiều tiền mặt hơn. Ngoài ra, những doanh nghiệp với tỉ lệ đòn bẩy thấp hơn, vốn lưu
động ròng ít hơn, và chi tiêu vốn thấp hơn, những doanh nghiệp này có xu hướng tiết
kiệm tiền mặt từ dòng tiền. Những bằng chứng này cho rằng các doanh nghiệp Trung
Quốc nên cẩn trọng trong việc nắm giữ tiền mặt của họ.

Phạm Thị Ngọc Thúy

Trang 16



Luận văn

Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Ngoài ra còn có một số nghiên cứu về yếu tố chu kỳ tiền mặt với tình hình hoạt
động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp như:
Nghiên cứu của Muneeb và Kashif (2012) về mối quan hệ tối ưu của chu kỳ tiền
mặt với quy mô công ty và khả năng sinh lời. Nghiên cứu sử dụng số liệu của 31 công
ty thuộc lĩnh vực sản xuất được niêm yết trên sàn giao dịch Karachi trong giai đoạn
2006 – 2010. Kết quả cho thấy mối tương quan nghịch chiều giữa độ dài của chu kỳ
tiền mặt và quy mô công ty. Vì vậy, những công ty lớn có vẻ quản lý doanh thu chu kỳ
tiền mặt của họ theo ngày tốt hơn, trái lại những công ty nhỏ hơn xảy ra mâu thuẫn với
vấn đề nắm giữ tiền mặt. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy mối quan hệ thuận
chiều giữa độ dài chu kỳ tiền mặt với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Haitham, Modar và Maryam (2011) nghiên cứu về chu kỳ tiền
mặt và tình hình hoạt động của 34,771 công ty Nhật trong giai đoạn 1990 – 2004. Kết
quả cho thấy mối quan hệ nghịch chiều mạnh giữa độ dài chu kỳ tiền mặt của doanh
nghiệp và khả năng sinh lời của nó. Nghiên cứu này đề nghị rằng các nhà quản lý vốn
lưu động của các công ty Nhật có thể cải thiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp họ
bằng cách rút ngắn chu kỳ tiền mặt. Chu kỳ tiền mặt có thể được rút ngắn bằng cách
giảm giảm giai đoạn chuyển đổi hàng tồn kho thông qua xử lý và bán hàng hóa nhanh
hơn, hoặc bằng cách giảm giai đoạn thu hồi các khoản phải thu thông qua việc đẩy
mạnh thu hồi, hoặc bằng cách kéo dài giai đoạn trì hoãn thanh toán thông qua việc làm
chậm các khoản phải trả cho nhà cung cấp. Làm chậm chu kỳ tiền mặt cải thiện khả
năng sinh lợi của doanh nghiệp bởi vì chu kỳ tiền mặt càng dài thì nhu cầu về việc huy
động nguồn vốn đắt đỏ từ bên ngoài càng lớn. Bởi vậy, bằng cách rút ngắn thời gian
mà tiền mặt bị đóng băng dưới dạng vốn lưu động, doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu
quả hơn.
Đề tài nghiên cứu này cũng đi vào nghiên cứu tác động của các nhân tố đến

quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp, nhưng đối tượng nghiên cứu là các
doanh nghiệp thuộc ngành đồ uống và thực phẩm được niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán Việt Nam. Sự khác biệt quan trọng là ngoài các biến độc lập được chọn

Phạm Thị Ngọc Thúy

Trang 17


Luận văn

Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

lọc từ các nghiên cứu trước như cơ hội đầu tư, quy mô công ty, dòng tiền, tài sản thanh
khoản,…thì đề tài còn bổ sung thêm biến chu kỳ tiền mặt. Biến phụ thuộc là quyết định
nắm giữ tiền mặt giống như các nghiên cứu trước.

Phạm Thị Ngọc Thúy

Trang 18


Luận văn

Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Bảng 2.1: Kết quả một số nghiên cứu trước
Nghiên cứu


Kết

Tác giả

quả
Hassan,

Farzin



Negar

(2013); Sunday, Rafiu và
+

Lawrencia (2012); Lawrencia,
Sunday và Samuel (2012);
Sohani (2012); Amarjit và

Quyết định nắm giữ tiền mặt và Đòn bẩy nợ

Charul (2012)

của doanh nghiệp

Mohammad và Tariq (2012);
Wolfgang và Matthias (2007);



Aydin và Neslihan (2004);
Tim và ctg (1999); Mohsen và
Ali

(2013);

Miguel



Antonio (2004)

+

Hassan,

Farzin

(2013);

Sara




Negar
Qaisar

(2013);Sohani (2012)

Sunday, Rafiu và Lawrencia
(2012); Amarjit và Charul
Quyết định nắm giữ tiền mặt và Quy mô của



doanh nghiệp

(2012); Tim và ctg (1999);
Mohsen và Ali (2013); Miguel
và Antonio (2004); Wolfgang
và Matthias (2007)
Aydin và Neslihan (2004);

0

Lawrencia, Sunday và Samuel
(2012), Mohammad và Tariq
(2012)

Phạm Thị Ngọc Thúy

Trang 19


Luận văn

Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam


+

Sara



Qaisar

(2013);

Mohammad và Tariq (2012)
Sunday, Rafiu và Lawrencia
(2012); Lawrencia, Sunday và

Quyết định nắm giữ tiền mặt và Tài sản thanh
khoản của doanh nghiệp



Samuel (2012); Amarjit và
Charul (2012); Tim và ctg
(1999); Miguel và Antonio
(2004)

0

Sohani (2012)
Sunday, Rafiu và Lawrencia
(2012); Lawrencia, Sunday và
Samuel


(2012),

Sohani

(2012); Amarjit và Charul
Quyết định nắm giữ tiền mặt và Tỉ lệ dòng tiền
trên tài sản ròng của doanh nghiệp

+

(2012); Mohammad và Tariq
(2012); Wolfgang và Matthias
(2007); Aydin và Neslihan
(2004); Tim và ctg (1999);
Mohsen và Ali (2013); Miguel
và Antonio (2004)
Sunday, Rafiu và Lawrencia
(2012);

+
Quyết định nắm giữ tiền mặt và Cơ hội đầu tư

(2012);

Mohammad và Tariq (2012);
Aydin và Neslihan (2004);
Tim và ctg (1999); Miguel và

của doanh nghiệp


Antonio (2004)

0

Phạm Thị Ngọc Thúy

Sohani

Amarjit và Charul (2012)
Wolfgang và Matthias (2007);
Lawrencia, Sunday và Samuel

Trang 20


Luận văn

Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

(2012)
Quyết định nắm giữ tiền mặt và Tỉ suất sinh lời
trên tổng tài sản của doanh nghiệp
Quyết định nắm giữ tiền mặt và Kỳ luân
chuyển tiền của doanh nghiệp

Phạm Thị Ngọc Thúy

+



Lawrencia, Sunday và Samuel
(2012)
Sara



Qaisar

(2013);

Wolfgang và Matthias (2007)

Trang 21


Luận văn

Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương này sẽ trình bày cách xây dựng mô hình nghiên cứu, lựa chọn
các biến phụ thuộc, độc lập, mô tả biến, cách lấy dữ liệu và phương pháp hồi quy, kiểm
định để có thể đưa ra kết quả nghiên cứu.

3.1 Khung tiếp cận nghiên cứu
Để có hướng nhìn tổng quát về mối quan hệ giữa quyết định nắm giữ tiền mặt
của doanh nghiệp và các biến tài chính, đồng thời tóm tắt lại những lý thuyết đã được

trình bày ở Chương 2, khung tiếp cận nghiên cứu sẽ được trình bày. Hình 3.1 dưới đây
mô tả khung tiếp cận nghiên cứu.

Hình 3.1 cho thấy mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các chỉ số tài chính và việc đưa
ra quyết định nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp. Các chỉ số được sử dụng trong

Phạm Thị Ngọc Thúy

Trang 22


×