Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: "Thiết kế nội thất phòng khách kết hợp với phòng ăn theo phong cách hiện đại"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.82 KB, 53 trang )

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành khóa luận tốt nghiệp này em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới toàn thể cán bộ, giảng viên Khoa Chế biến lâm sản, Trung tâm
khoa học và thư viện trường đại học Lâm Nghiệp, đã tạo điều kiện giúp đỡ em
về phương pháp nghiên cứu, kiến thức chuyên môn, tài liệu tham khảo, cơ sở
vật chất thiết bị trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Em xin đặc biệt cảm ơn TS.Cao Quốc An và KS.Nguyễn Thị Thắm là
những nguời đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện luận văn này!
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể lãnh đạo và cơng nhân viên cơng ty
TNHH Hồn Cầu II, bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về cơ sở vật chất,
tinh thần cũng như thời gian trong suốt q trình tơi học tập và hồn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện

PHẠM THẾ DUYỆT

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống con người ngày
càng được nâng cao. Vì vậy, con người ln tìm ra nhiều biện pháp nhằm làm
cho cuộc sống tiến đến sự thoải mái tiện nghi cao hơn. Trong đó phải kể đến
sự cách tân về kiến trúc xây dựng và thiết kế trang trí nội thất hiện nay. Trong
nội thất, để có một ngơi nhà đẹp địi hỏi phải có sự tư duy của nhà thiết kế người luôn luôn muốn khẳng định cho mình một phong cách riêng nào đó.
Sự hợp lý về cơng năng, hài hịa về thẩm mỹ của các khơng gian trong
phịng, nổi bật về hình khối và màu sắc, sự tiện nghi sang trọng mang tính
kinh tế cao. Để làm được điều này đòi hỏi các nhà thiết kế phải có kiến thức
tổng hợp từ nhiều lĩnh vực chuyên mơn đồng thời nó cũng khơng ngừng địi


hỏi sự cải biến phát triển và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
xã hội.
Nét đặc trưng nổi bật đối với những ngôi nhà mang đậm phong cách
hiên đại cho chúng ta thấy được sự trẻ trung, hiện đại chính là màu sắc và
hình khối. Sự kết hợp giữa các gam màu tươi mới đem lại hiệu quả thị giác
mạnh mẽ kết hợp với những đường nét hình khối đơn giản, những điểm phá
cách kết hợp khéo léo giữa nội thất, khơng gian của phịng khách và phịng ăn
cho thấy được sự trẻ trung, hiện đại đối với xã hội nói chung và thế hệ trẻ nói
riêng. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Thiết kế nội thất phòng
khách kết hợp với phòng ăn theo phong cách hiện đại".
Hiện nay, trên thế giới có khá nhiều quan niệm khác nhau về sự kết hơp
giữa phòng khách và phòng ăn này. Quan niệm này còn khá mới mẻ và tầm
ứng dụng chưa nhiều, đặc biệt là đối với Việt Nam.
Tôi mong muốn với những lý luận trong đề tài và mẫu thiết kế theo cách
cảm nhận của riêng tơi về quan điểm này có thể góp phần ứng dụng và hiệu
quả trong thực tế hơn nữa.

2


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu được các đặc điểm và yêu cầu của khơng gian nội thất phịng
khách và phịng ăn theo phong cách hiện đại. Từ đó tìm ra được mối liên hệ
giữa 2 khơng gian đó;
- Lựa chọn được phương án thiết kế khơng gian phịng khách kết hợp với
phịng ăn tối ưu nhất trên mặt bằng kiến trúc có sẵn;
- Xây dựng được hệ thống bản vẽ chi tiết và phối cảnh khơng gian phịng
khách kết hợp với phịng ăn theo phương án đã lựa chọn.

1.2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu các đặc điểm và yêu cầu của khơng gian phịng khách kết hợp
với phịng ăn;
- Điều tra, khảo sát tình hình sử dụng một số khơng gian phòng khách
kết hợp với phòng ăn hiện nay;
- Đưa ra các phương án thiết kế nội thất trên mặt bằng kiến trúc có sẵn
và lựa chọn phương án tối ưu nhất;
- Xây dựng hệ thống bản vẽ chi tiết và bản vẽ phối cảnh khơng gian
phịng khách kết hợp với phòng ăn theo phương án thiết kế đã chọn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu, khảo sát một số khơng gian nội thất phòng khách kết hợp với
phòng ăn tại khu vực Hà Nội.
- Đề tài tiến hành thiết kế, trang trí khơng gian nội thất phịng khách kết
hợp với phòng ăn theo phong cách hiện đại trên cơ sở mặt bằng kiến trúc có
sẵn tại một biệt thự thuộc khu đô thị mới Nam Thăng Long – Phường Phú
Thượng – Quận Tây Hồ - Hà Nội.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp kế thừa
Phương pháp kế thừa được ứng dụng để giải quyết các vấn đề sau:
3


- Kế thừa các kết quả nghiên cứu có trước về thiết kế khơng gian nội thất
cho các cơng trình nhà ở và công cộng để xác định mục tiêu nghiên cứu, tổng
hợp các tư liệu, tài liệu cung cấp các thơng tin tổng quan và tham khảo các
cơng trình kiến trúc có liên quan đã được cơng bố;
- Kế thừa các lý luận về thiết kế nội thất như nguyên lý thiết kế nội thất,
các yếu tố mỹ thuật dùng trong nội thất… cũng như các yếu tố về nhân trắc
học, tư duy logic để phân tích, lựa chọn và đánh giá các phương án thiết kế.
1.4.2. Phương pháp chuyên gia

Được sử dụng khi điều tra, khảo sát, đánh giá thực tiễn để lựa chọn
phương án thiết kế.
1.4.3. Phương pháp đồ họa
Là phương pháp kết hợp ý tưởng và thể hiện ý đồ thiết kế một cách
chính xác và chân thực nhất thông qua các phần mềm đồ họa: Autocad,
3Dmax, Photoshop…
1.4.4. Phương pháp phân tích, đánh giá
Dùng để phân tích những ưu nhược điểm của từng phương án thiết kế.
Từ đó rút ra được nhận xét, đánh giá các phương án thiết kế, lựa chọn và
thuyết minh được phương án thiết kế tối ưu nhất.

4


Chương 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1. Cơ sở lý thuyết
Đời sống xã hội ngày càng phát triển, ngày một văn minh hơn, từ đó
nhu cầu của đời sống cả về tinh thần lẫn vật chất của người dân ngày càng
được nâng cao đặc biệt là nhà ở. Nó khơng chỉ là khơng gian nghỉ ngơi, tiếp
khách của gia đình mà cịn thể hiện cá tính, sở thích và nghề nghiệp của chủ
nhà đó.
Trang trí nội thất là khơng thể thiếu đối với thời đại ngày nay, nó sẽ làm
tăng thêm vẻ đẹp của ngôi nhà bạn lên rất nhiều. Để tạo nên sự hài hòa của
căn phòng cần sự khéo léo của những nhà thiết kế, mỗi căn phịng đều có một
vẻ đẹp riêng, một chức năng riêng theo ý muốn của chủ nhà. Một nét quan
trọng trong trang trí nội thất là tính sáng tạo vì tính sáng tạo sẽ cho phép
chúng ta luôn đột phá ra những ý tưởng mới lạ, gây ấn tượng, giúp tâm hồn
của mình được thoải mái và thanh thản hơn. Một điều chúng ta cần nhận ra,
sáng tạo là một nhu cầu tâm lý rất quan trọng, sáng tạo để đưa cảm xúc con

người thăng hoa hơn, vì thế cho mình có cơ hội sáng tạo chính là bạn tự cho
mình cơ hội được thể hiện mình, khám phá mình.
Các lý do trên đã thúc đẩy làm thay đổi quan điểm để xây dựng cơng
trình kiến trúc phải đạt tiêu chuẩn tiện nghi tối đa, đáp ứng mọi nhu cầu về
công năng thẩm mỹ và công năng tinh thần của người sử dụng. Đầu tư chi phí
cho phần trang trí nội thất dần chiếm phần quan trọng trong xây dựng cơ bản.
Trong tương lai, việc thiết kế trang trí nội ngoại thất cơng trình là bắt buộc,
như vậy nhu cầu trang trí nội thất là rất lớn và cấp thiết.
Trang trí nội thất sẽ ngày một phát triển mạnh theo nhịp độ phát triển
của kiến trúc, dựa theo tiêu chí của các yếu tố: kết cấu, công năng, thẩm mỹ...
theo quan niệm nhận thức (thẩm mỹ), điều kiện kinh tế... Tầm quan trọng của
trang trí nội thất đối với cơng trình cũng như mức độ đầu tư về trang trí và
thiết bị nội thất đang chiếm tỉ lệ ngày một lớn hơn.
5


2.1.1. Nguyên tắc thiết kế nội thất
Trong trang trí nội thất, nguyên tắc đầu tiên cần đảm bảo đó là không
làm ảnh hưởng tới kết cấu kiến trúc cũng như ý đồ của kiến trúc sư (trừ
trường hợp thay đổi mục đích sử dụng của khơng gian nội thất).
Ngun tắc thứ hai đó là phải tạo ra được một khơng gian nội thất độc
đáo có tiếng nói riêng, có tâm hồn và đầy ý nghĩa. Qua cách bài trí khơng
gian nội thất, chúng ta có thể đọc biết được nhiều điều về gia chủ như tính
cách, sở thích... tất nhiên là trong trường hợp căn phịng đó được trang trí
đúng cách, khơng bạ gì dùng nấy.
Trang trí nội thất phải được thực hiện theo các nguyên tắc mỹ thuật cơ
bản. Một khơng gian được trang trí tồi, khơng tn theo các nguyên tắc mỹ
thuật sẽ một không gian nội thất luộm thuộm, đồ đạc như nhảy múa, cãi vã
nhau, cho ta cảm giác khó chịu khi bước vào đó.
Ở một góc độ nào đó, việc thiết kế nội thất cũng giống như cơng việc

trang trí nội thất. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể phân biệt được nhờ những
khái niệm về thiết kế. Thiết kế nội thất bao gồm: quy hoạch, bố trí và thiết kế
các khơng gian bên trong của cơng trình.
2.1.2. Ngun lý mỹ thuật ứng dụng trong thiết kế
Như chúng ta đã biết, mỗi ngành đều có một tiếng nói riêng, và ngành
thiết kế nội thất cũng vậy. Nhà thiết kế dùng các nhân tố tạo hình, màu sắc,
đường nét, chất liệu để nói lên tiếng nói riêng của mình.
Thiết kế nội thất là tồn bộ tiến trình quyết định mục tiêu, phát triển
một kế hoạch và lựa chọn, phối hợp, tổ chức hình thể, khơng gian, màu sắc và
chất liệu sao cho có tính thẩm mỹ và cá tính. Thiết kế địi hỏi phải xét duyệt
chặt chẽ các giải pháp, và so sánh các ưu điểm, nhược điểm của từng đề xuất
cho đến khi đạt được sự phù hợp nhất giữa vấn đề thiết kế cụ thể và giải pháp.
Giải pháp có giá trị chỉ khi nó dễ hiểu, thể hiện được ý tưởng thế mạnh trong
cách sử lý, và trả lời được hầu hết các công năng được đặt ra.

6


Trang trí nội thất cịn được coi là một loại hình nghệ thuật mang tính
thị giác cao, là một ngành khoa học vì nó khơng cịn là nghệ thuật đơn thuần
mà cịn có sự logic, hợp lý qua từng chi tiết nhỏ nhất. Người thiết kế nội thất
luôn phải gắn những sáng tạo, ý tưởng của mình vào cuộc sống và gợi mở,
dung hịa chung cho loại hình nghệ thuật này. Trang trí là phương pháp bố
cục trong khơng gian ba chiều ở đó người họa sĩ phải giải quyết mối quan hệ
tổng hịa giữa khơng gian, ánh sáng, màu sắc, đường nét, hình khối, chất liệu,
âm thanh đến điều hịa khơng khí sao cho đem lại hiệu quả tốt nhất cho từng
mục đích sử dụng.
Các nguyên lí mỹ thuật ứng dụng bao gồm màu sắc, ánh sáng, vật liệu.
a. Màu sắc
Màu sắc là một phần rất quan trọng do vậy điều cần chú ý là bất kỳ đồ

vật nào cũng phải có màu sắc phù hợp với tổng thể, không sử dụng những
màu quá đối nghịch, gây cảm giác khó chịu.
Màu sắc trong khơng gian nội thất trực tiếp tác dụng lên giác quan của
con người. Các màu có ảnh hưởng và thay đổi tính chất các vật khác, điều
quan trọng nhất là các màu có thể tác động đến nhận thức về hình dạng kích
thước, chất lượng khơng gian, tạo ra những trạng thái tâm lý khác nhau cho
người sử dụng.
Màu sắc không làm tăng hoặc giảm nhiệt độ, kích thước trong phịng
nhưng thơng qua sự thể hiện của màu sắc, sự phối hợp hài hòa các yếu tố về
màu sắc như: độ bảo hòa màu, độ sáng... Chúng ta có thể tạo ra những gam
màu theo ý muốn, tuy nhiên việc sử dụng màu sắc trang trí cho từng đối
tượng như: trần, sàn, tường cần được sử dụng hài hịa vì đây là những mảng
màu lớn chi phối màu sắc của căn phịng
Mọi hình ảnh thường ngày mà mắt chúng ta thu nhận được đều có màu
sắc, màu sắc cịn giúp thể hiện tính cách, sự sang trọng của chủ nhân sở hữu.
Trong kiến trúc nội thất màu sắc thường được sử dụng để tạo ra các cảm giác

7


tích cực, trong các phương án thiết kế cụ thể chúng được sử dụng để che lấp
đi những khuyết tật, tạo nên vẻ đẹp hồn thiện hơn cho cơng trình.
Màu sắc kích thích người có thể gây nên hiệu ứng tâm lý tri giác của
người, loại hiệu ứng này có tính phổ biến nhưng thay đổi theo thời gian, địa
điểm và các điều kiện khác nhau.
b. Ánh sáng
Ánh sáng nội thất là yếu tố đầu tiên đánh thức không gian nội thất,
khơng có ánh sáng thì sẽ khơng thể hiện được hình thể, màu sắc, vật liệu.
Chức năng thiết kế chiếu sáng là dùng ánh sáng nhân tạo hay tự nhiên vào
trong không gian nội thất và cho phép những người sử dụng thực hiện các

hoạt động một cách thoải mái, chính xác, ngồi ra nó cịn có tác dụng trang trí
làm tăng giá trị căn phịng.
Một nguồn sáng có thể là một hình thức, một tuyến, một mặt phẳng hay
một khối và với mỗi nguồn sáng lại có 3 phương pháp chiếu sáng khác nhau,
đó là: chiếu sáng tổng thể, chiếu sáng tập trung và chiếu sáng cục bộ. Việc lựa
chọn loại nguồn sáng và phương pháp chiếu sáng khơng chỉ dựa theo nhu cầu
cụ thể mà cịn dựa theo không gian tự nhiên và hoạt động của người sử dụng.
Thiết kế chiếu sáng không chỉ đưa ra được lượng ánh sáng theo yêu cầu mà
còn phải đảm bảo được chất lượng chiếu sáng.
Ánh sáng tự nhiên là ánh sáng của mặt trời, chúng ta thu được ánh sáng này
nhờ hệ thống cửa sổ, cửa kính. Ánh sáng tự nhiên thay đổi theo thời tiết của
ngày, của tháng trong năm và đồng thời kéo theo sự thay đổi cảm thụ màu sắc
của con người. Các nhà khoa học Việt Nam đã xác nhận rằng mở cửa hướng
nam bắc theo điều kiện khí hậu của nước ta là hướng lấy ánh sáng tốt nhất.
Ánh sáng nhân tạo là ánh sáng của các loại đèn như: ánh sáng từ đèn
tròn, leon, đèn huỳnh quang, ánh sáng từ lửa và nến. Các loại đèn leon, đèn
huỳnh quang được sử dụng rộng rãi, nhìn chung ánh sáng dùng trong gia đình
là sự kết hợp giữa chức năng sử dụng và thẩm mỹ.

8


Khi sử dụng ánh sáng nhân tạo, chiếu sáng phải tạo đươc sự hài hịa với
mơi trường thiên nhiên. Khi ta muốn nhấn mạnh một phần nào đó trong
khơng gian nội thất thì dùng đèn rọi, và ngược lại những điểm trong nội thất
không muốn phô ra hay điểm nghỉ của mắt thì khơng cần chiếu sáng, nhờ vào
ánh sáng mà người ta tạo được những lớp khơng gian.
Bố trí ánh sáng và hình thức chiếu sáng được kết hợp với đặc điểm
không gian kiến trúc và việc sử dụng, từ chỗ mắt chúng ta nhìn phải được
chiếu sáng tốt nhất và độ sáng được pha trộn mạnh nhất trong phạm vi hoạt

động, việc kết hợp này đặc biệt quan trọng trong việc quy hoạch từng nguồn
sáng theo nhiệm vụ của từng nơi.
c. Vật liệu
Riêng về vật liệu cũng có nguyên tắc 5 điểm như: đủ, đúng, đáng, đẹp,
độc.
- Đủ : Ngôi nhà không phải là nơi tập hợp, phô trương các chủng loại vật
liệu, nhất là vật liệu hoàn thiện, ví dụ như quá nhiều mẫu gạch ốp lát, nhiều
loại gỗ khác nhau... Chọn vật liệu vừa đủ, khai thác hết khả năng của vật liệu
sẽ giúp nội khí tồn nhà ln qn bình hơn là vật liệu chắp vá, thiếu đồng bộ
hoặc quá dư thừa. Vật liệu phải dùng đúng chỗ đúng nơi, thuận tiện cho bảo
dưỡng, sửa sang
- Đúng: Vật liệu phải dùng đúng nơi đúng chỗ, trong - ngồi rạch rịi,
tránh lẫn lộn hoặc dùng các vật liệu thiếu bền vững mà lại để tiếp xúc với mơi
trường khắc nghiệt, vật liệu phải tương thích với khơng gian, ví dụ như phịng
karaoke nên dùng vật liệu hút âm tốt như gỗ, tấm xốp, vải... hơn là dùng đá
hay kính.
- Đáng: Dùng vật liệu phù hợp với nhu cầu, điều kiện kinh tế, nếu không
đáng phải sử dụng vật liệu đắt tiền thì nên cân nhắc. Đây cũng là yếu tố ngũ
hư trong phong thủy truyền thống. Cha ơng ta ngày xưa chọn vật liệu rất thích
đáng, bền chắc mà vẫn rất giản dị theo quan điểm "tốt gỗ hơn tốt nước sơn".
Cần giảm thiểu các tác động che phủ, ví dụ như lợp mái ngói, nếu không cần
9


thiết mà lại đóng thêm trần thì vật liệu ngói chỉ cịn tác dụng về mặt che chắn
bên ngồi.
- Đẹp: Vẻ đẹp vật liệu làm nên vẻ đẹp ngôi nhà. Vật liệu đẹp trước tiên
là vật liệu chân thực, được xử lý và tạo ra được các tố chất cơ bản của loại vật
liệu đó, ví dụ như gỗ có vân hay vải có sớ. Mặt khác, vẻ đẹp vật liệu phải có
một giá trị lưu giữ nhất định qua thời gian, đồng thời phải thuận tiện cho việc

sử dụng và bảo trì sửa chữa. Và cũng khơng lẫn lộn vật liệu xây dựng với vật
liệu làm đồ mỹ nghệ.
- Độc: Nếu ngôi nhà khi xây dựng đã đạt được tất cả những tiêu chí trên,
hãy chọn lựa thêm một chút vật liệu lạ, độc đáo để làm duyên mà vẫn không
gây ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như phong cách chung. Vật liệu độc đáo sẽ
làm nên phong cách riêng của khơng gian và giúp nổi bật khí, tạo những điểm
nhấn bên trong cũng như ngoài nhà.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Biệt thự là loại hình nhà biệt lập được xây dựng theo kiểu riêng biệt
hay có sân vườn, có ít nhất là 3 hoặc 4 mặt thoáng tiếp xúc với sân vườn và
lối đi. Ưu điểm chính của biệt thự là đảm bảo về vấn đề tiện nghi ở một mức
độ cao, sân vườn rộng rãi và khơng khí trong lành, đem lại cảm giác thoải mái
cho người sử dụng.
Kiến trúc của biệt thự vô cùng phong phú và nhiều kiểu dáng khác
nhau, sân vườn cũng khác nhau tùy thuộc vào từng mức độ diện tích xây
dựng, cá tính cũng như sở thích và tiềm lực kinh tế của từng gia chủ. Do kiến
trúc của loại hình nhà biệt thự rất phong phú nên nội thất bên trong cũng phải
được trang trí đa dạng nhưng vẫn phải đảm bảo ăn nhập với kiến trúc của ngôi
biệt thự, phải đạt được hiệu quả thẩm mĩ cao cũng như tiên lợi trong q trình
sử dụng.
Có thể nói ý tưởng của những căn biệt thự được bắt đầu từ mong muốn
cải thiện hình ảnh cứng nhắc của những ngơi nhà ống vốn hạn chế về chiều
ngang và thiếu thốn ánh sáng. Vườn cây xanh trong khuôn viên nhà mang lại
10


cảm giác trong lành, mát mẻ, đem hơi thở thiên nhiên tràn ngập không gian
ngôi nhà. Sở hữu một ngôi biệt thự chính là bạn đã sở hữu một khơng gian
sống hoàn hảo, đầy đủ tiện nghi, nâng cao chất lượng sống của gia đình.
Biệt thự là loại hình nhà gắn liền với thiên nhiên, phong cảnh để người

sử dụng có thể hưởng thụ và thư giãn.
Kiến trúc biệt thự được tự do sáng tạo, mang những phong cách riêng
của chủ nhà nên đồ đạc được lựa chọn và sử dụng cũng phải vậy nhưng vẫn
đảm bảo đạt được hiệu quả trang trí cao mà vẫn ăn nhập với kiến trúc.
2.2.1. Nguyên tắc tổ chức không gian trong biệt thự
Qua tìm hiểu các đặc điểm tổ chức khơng gian nội thất cũng như xét tới
các yếu tố ảnh hưởng tác động có thể rút ra các nguyên tắc cho quá trình tổ
chức khơng gian nội thất trong nhà biệt thự như sau:
- Tổ chức không gian nội thất tiện nghi trên cơ sở phân vùng các chức
năng hợp lý, sử dụng dễ dàng và tiện lợi.
- Tổ chức không gian trên cơ sở cân đối hài hòa mối quan hệ giữa trong
và ngồi kiến trúc.
- Q trình định tính, định lượng của các không gian phụ thuộc vào nhu
cầu, qui mơ người sử dụng cùng với vị trí của nó trong khu vực.
- Sự phân vùng chức năng mềm dẻo cộng với nội dung phục vụ làm việc,
sử dụng tiện lợi dễ dàng.
- Q trình tổ chức khơng gian nội thất trong nhà biệt thự có đóng góp
rất quan trọng vào giá trị thẩm mỹ của cơng trình.
- Q trình nghiên cứu những giải pháp kiến trúc nội thất trên thế giới
nói chung hay ở Việt Nam nói riêng đã tạo cơ sở để giải quyết các không gian
nội thất
2.2.2. Sắp xếp bố trí tổ chức khơng gian
Khơng gian bên trong của các ngôi nhà được thiết kế cho sự vận động
và nghỉ ngơi của con người, do vậy cần có sự ăn khớp giữa hình dáng và kích
thước khơng gian với kích thước của con người.
11


Trong một khơng gian, người thiết kế phải có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp
khơng gian bên trong dù nhỏ hay lớn, phải hợp lý và phù hợp với công năng

của từng không gian, phải xác định và làm rõ mối quan hệ tương hỗ giữa
những mảng chính và mảng phụ, cần chú trọng vấn đề lưu thông của không
gian, giao thông phải thuận tiện và linh hoạt.
Không những thế mối quan hệ giữa các không gian trong nhà không thể
tách rời hồn tồn cụ thể là khơng gian phịng khách và khơng gian phịng ăn
hiện nay khơng thể hiện sự tách biệt với nhau như trước kia mà bây giờ thay
bằng những bức tường chắn tạo 2 phòng riêng biệt->một khoảng khơng gian
thống đãng, tiện nghi và hết sức có ích về mặt cơng năng.
Có thể lấy một vài ví dụ nhỏ về cách bố trí, sắp xếp và tổ chức khơng
gian để làm nổi bật lên tính thuận tiện của nó. Với kiến trúc thơng thống
giữa phịng khách và phịng ăn trong trường hợp có nhiều khách đến chơi hay
hội họp bạn bè trong nhà mình mà diện tích khơng đủ ta có thể kê thêm ghế
ngồi và bàn tiếp khách dịch chuyển vào không gian mở(không gian kết
nối)giữa phịng khách và phịng ăn cũng có thể đảm bảo được đủ chỗ ngồi
cho khách. Ngược lại đối vời giờ ăn cơm cũng vậy.
Đối với biệt thự nhà phố thì kiến trúc này càng phát huy tác dụng hơn
bởi vì đất mặt tiền đắt đỏ gia đình có kinh tế khá giả thì đất mặt tiền cũng chỉ
rộng 3-5m, cịn những gia đình nào giàu có thì đất mặt tiền rộng hơn nhưng
đất vườn thì rất khiêm tốn. Cũng chính bởi thế sự kết hợp giữa phịng khách
và phịng ăn trở thành một xu hướng tất yếu nhằm tạo cho khơng gian thơng
thống hơn, tiện nghi hơn.
2.2.3. u cầu và chức năng của phịng ăn
Trong một ngơi nhà phịng khách là nơi đối ngoại thì phịng ăn lại thể
hiện là nơi đối nội. Với mỗi gia đình bàn ăn là nơi quây quần đoàn tụ của mọi
người bên mâm cơm ấm cúng từ đó cũng thể hiện sự đầm ấm, hạnh phúc và
giàu có của mỗi gia đình. Bởi vậy u cầu của phịng ăn cũng khơng được
xem nhẹ.
12



Màu sắc của phòng ăn nên sáng sủa và gợi sự ngon miệng có thể lấy ví
dụ như sau: một nét tô điểm bằng màu da cam sẽ làm tăng cảm giác ngon
miệng, kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên, khơng được lạm dụng q màu này vì
nó sẽ phản tác dụng do ta có cảm giác nóng và ức chế.
Ánh sáng nên chọn cẩn thận, sao cho chúng làm tôn thức ăn lên mà
khơng đổ bóng lên bàn, đèn cầy có thể tạo sự lãng mạn, dễ thương, nhưng lưu
ý là chúng có thể gây cản trở trong lúc gắp hoặc múc thức ăn và có thể gây
bực mình nếu chúng quá cao hoặc nhấp nháy.
Nên cẩn thận với các tranh ảnh treo trong phịng và đồ vật trang trí vì
chúng có thể gợi nên những hình ảnh khơng thích hợp, ví dụ như cảnh săn
bắn hoặc một bộ sưu tập các con heo bằng gốm sứ không phù hợp nếu bạn bè
của bạn là những người kiêng thịt. Tranh ảnh thích hợp nhất ở nơi này là
tranh về trái cây, phong cảnh mát mẻ, trong lành ngoài trời hoặc tranh về các
bữa ăn khác. Nếu dùng gương soi, nên đặt chúng ở vị trí nào mà người ăn
khơng cảm thấy khó chịu.
Tận dụng từ ánh sáng của tự nhiên chiếu vào gian phịng cũng như bày
trí gian phịng bằng những gam màu sáng sủa, tươi tắn.
Hơn thế, phòng ăn cũng có thế hướng ra sân vườn, cây cảnh tạo nên
một không gian vừa hiện đại, vừa sang trọng.
Khi thiết kế nhà ở, phịng ăn cũng có vị trí hết sức quan trọng trong
ngơi nhà. Phịng ăn khơng chỉ tạo nên bữa ăn ngon mà còn đem lại cho chúng
ta cảm giác thư thái, thú vị rất nhiều nếu biết tạo cho phịng ăn những khơng
gian thống đãng và đẹp mắt.
Thành cơng của một thiết kế phịng ăn khơng chỉ đơn giản là đồ nội
thất đẹp mắt, hợp phong thủy... Một điểm rất quan trọng mà các nhà thiết kế
tâm huyết ln chú ý đến, đó chính là thiết kế phòng ăn sao cho phù hợp nhất
với phong cách sống của gia đình. Trong cuộc sống hiện đại và bận rộn ngày
nay, các thành viên trong gia đình thường ít có thời gian dành cho nhau hơn
và khơng gian của phịng ăn chính là nơi các thành viên trong gia đình có thể
13



xích lại gần nhau hơn, cùng chia sẻ cuộc sống thơng qua những bữa ăn ấm
cúng.
Nếu gia đình bạn thường tổ chức những bữa ăn cuối tuần cùng với gia
đình và họ hàng, thì nên thiết kế khơng gian phịng ăn rộng rãi, kết hợp nhiều
chức năng như quầy bar, giải trí... Chọn một bàn ăn lớn làm trung tâm cho cả
căn phòng. Theo chuyên gia thiết kế, bàn ăn là tâm điểm của gian phịng, vì
thế phải có một diện tích đủ rộng xung quanh chiếc bàn ăn để có thể ngồi ăn
một cách thoải mái mà vẫn tạo ra được những góc nhìn thống đãng, khơng
tạo cảm giác nóng nực. Ngược lại, nếu gia đình bạn dành phần lớn thời gian
cho cơng việc, những bữa ăn gia đình thường diễn ra nhanh chóng thì hãy lựa
chọn phong cách thiết kế đơn giản, linh hoạt.
Đối với phòng ăn của những đôi vợ chồng trẻ, càn tạo yếu tố lãng mạn
để bữa ăn thêm ấm cúng. Thêm những chi tiết nhỏ như khăn trải bàn, hoa
tươi, nến...Nên chọn những ánh đèn màu ấm như vàng, vật liệu sử dụng trong
phòng có thể chọn lựa tuỳ theo sở thích của bạn như trải thảm cho sàn nhà, lát
gỗ hay là chỉ cần nền gạch hoa sáng bóng....
2.2.4. Yêu cầu, chức năng và xu hướng của phòng khách hiện nay
Phòng khách thường là không gian nội thất được chú trọng nhất và
thường có diện tích lớn nhất được trang trí để đón khách quý. Cùng với thời
gian ngày nay phòng khách được thiết lập như một phòng đa chức năng, nội
thất phòng khách cần tạo cảm giác khơng khí theo ý định của chủ nhân, đó là
sự hịa nhã, thân thiện, ấm cúng, hay cũng có khi là sự khuyếch trương thanh
thế, đề cao địa vị của chủ nhà...
Phịng khách gia đình thơng thường thì khơng gian địi hỏi sự ơn hịa,
ổn định, gần gũi chứ ít khi cần khơng khí xã giao, xa cách, song mức độ thân
thiện của nó vẫn ẩn chứa một sự phân biệt chủ, khách. Đây là một vấn đề
tương đối khó trong trang trí khơng gian nội thất phòng khách.


14


Chức năng chính của phịng khách là tiếp khách, khách lại có nhiều loại
với mức độ thân mật khác nhau, bởi vậy tính linh hoạt của khơng gian là hết
sức cần thiết để có thể ứng xử với mọi người.
Phịng khách hiện nay khơng chỉ có một bộ bàn ghế tiếp khách hay
“sập gụ tủ chè” như trước kia mà nó tập trung các phương tiện hiện đại như
loa đài, tivi, đầu đĩa, tủ lạnh… nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của chủ nhà và
khách. Ngồi ra để tạo ấn tượng cho khơng gian thì chủ nhà có thể treo một số
tranh ảnh hay vật dụng trang trí để tạo sự sang trọng, phá cách thể hiện tính
cách hay.
Ngày nay, phịng khách thường liên thơng với phịng bếp tạo nên sự ấm cúng
gần gũi, hơn nữa sẽ cho ta cảm giác phịng khách rộng và thống hơn rất nhiều.
Trước đây do quan niệm phòng khách là “phòng để tiếp khách” nên
những thiết kế phòng khách đều theo một nét đặc trưng riêng là: được xem là
khu động cách biệt với khu tĩnh là không gian sinh hoạt chung và nghỉ ngơi
của gia đình, nhằm tạo sự riêng tư cho gia chủ và khách cùng đàm đạo mà
không ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình.
Phịng khách được xem như một thành phần liên lạc không gian, thể
hiện sự liên thông không gian, thống nhất về đường nét và thẩm mỹ trong một
tổng thể ngơi nhà. Chính vì thế, phịng khách trong thiết kế ngày nay đã
khơng cịn mang nặng tính riêng tư nữa mà mang lại cảm giác thân thiện và
khiến căn nhà như một thực thể sống động , do vậy u cầu của phịng khách
cũng có sự thay đổi đáng kể.
Xu hướng thiết kế hiện nay, không gian tiếp khách được “mở tối đa”,
phòng khách được tăng diện tích do được bố trí liên thơng với các khơng gian
chức năng khác như phòng ăn và bếp, chức năng các phịng rất linh hoạt,
phịng ăn cũng có thể tiếp khách và ngược lại. Đơi khi nó cịn kiêm ln chức
năng làm phòng sinh hoạt chung, nghĩa là đối ngoại hay đối nội, không gian

này đều “làm được tuốt”.

15


Vách ngăn của phòng khách cũng làm từ nhiều chất liệu, chẳng hạn
như vách kính, nó giúp cho người trong không bị ngăn cách hay tách biệt với
khoảng không bên ngồi, việc bố trí cây xanh, sân vườn ngồi kia cũng góp
phần làm cho khách có cảm giác tay gần chạm cây, gần với thiên nhiên, một
cảm giác rất thật.
Phòng khách có khi chỉ giữ vai trị hình thức, nó có khi như một cái
sảnh trung chuyển để đưa khách đến các khơng gian khác trong nhà. Có ngơi
nhà phịng khách được loại bỏ ln vì chủ nhân thích tiếp khách ở phịng ăn,
nơi được dành cho một khơng gian đẹp trong nhà và có góc nhìn thống đãng.
Phịng khách trở nên linh hoạt tuỳ theo cách sống, sinh hoạt của từng
chủ nhân ngôi nhà là xu hướng hiện nay và cả trong tương lai.
2.2.5. Sự kết hợp giữa phòng khách và phịng ăn
Từ những khơng gian tách biệt đảm nhận những chức năng riêng rẽ thì
yêu cầu khách quan đặt ra là phải tạo được không gian chung phục vụ nhiều
mục đích, nó phải có đầy đủ các tính năng làm cho con người cảm giác được
sự thoải mái và tiện lợi vì vậy phịng liên thơng đã trở thành một sự kết hợp
xem xét nghiêm túc trong cuộc sống hiện đại.
Việc phục vụ đa mục đích của con người đã khiến cho khơng gian kết
hợp giữa phịng khách và phịng ăn trở thành khơng gian đa chức năng điều
đó càng thể hiện rõ nét trong xu thế nhà ở đơ thị hiện nay, khơng gian giữa
phịng khách, phịng ăn và bếp thường được tổ chức liên thơng, ít vách tường,
rộng mở về tầm nhìn và được phân chia khéo léo bằng các chi tiết trang trí.
Một giải pháp thiết kế nửa kín, nửa hở tạo sự độc lập của các không
gian sinh hoạt nhưng không ngăn cách tuyệt đối sẽ tơn lên rất nhiều vẻ đẹp
phịng khách đối với tồn bộ nội thất ngơi nhà.

Khơng chỉ là những căn nhà mặt phố, chung cư…mà ngay cả những
biệt thự có diện tích rộng người ta cũng có xu hướng liên thơng giữa phịng
khách và phịng ăn cũng chính vì tính thực dụng cao tạo cảm giác thống
rộng. Khơng gian kết hợp này đảm nhận 2 chức năng song song là đối ngoại
16


và đối nội có nghĩa là khơng gian này vừa là nơi để gia chủ tiếp khách vừa là
nơi cả nhà quây quần, sum họp bên mâm cơm gia đình.
Khi kết hợp hai không gian này với nhau, chủ nhà phải đặc biệt chú ý
đến hệ thống khử mùi để giữ cho căn hộ được sạch sẽ.
Đối với những căn bếp đặt trong phòng khách, mặt bếp thường được
thiết kế bằng những chất liệu hiện đại như inox, đá màu, kính màu, thuỷ tinh.
Bạn có thể đặt quầy bar trong phịng sinh hoạt gia đình hoặc phịng
khách tuỳ thuộc vào nhu cầu sinh hoạt và kiến trúc nội thất, ngoài chức năng
là nơi để chủ khách nhâm nhi ly nước quả, tận hưởng vị cocktail, quầy bar
cịn đảm nhiệm ln chức năng là cái bàn ăn điểm tâm cho bữa sáng của cả
nhà.
2.3. Khảo sát một số không gian nội thất phòng khách kết hợp với phòng
ăn hiện nay
2.3.1. Nội thất phòng khách kết hợp với phòng ăn theo phong cách hiện
đại
Hiện nay, xu hướng thiết kế nội thất nhà ở theo phong cách hiện đại
đang rất phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ. Phong cách này dễ được mọi người
chấp nhận bởi sự hợp lý về công năng và thẩm mỹ.
Phong cách hiện đại được du nhập vào Việt Nam những năm gần đây
thông qua các dự án thiết kế của những cơng ty nước ngồi và từ nhiều nguồn
khác như báo, tạp chí, internet...
Nội thất phịng khách kết hợp với phịng ăn như thế nào thì được xem là
hiện đại và phong cách hiện đại trong không gian kết hợp đó thể hiện ở những

khía cạnh nào? Đây là câu hỏi xun suốt trong q trình hồn thiện khóa
luận tố nghiệp, để làm rõ vấn đề này ta cần phân tích đặc điểm khơng gian
hiện đại và một số khơng gian cụ thể chưng minh cho điều đó.
- Trước tiên ta đi tìm hiểu đặc điểm của khơng gian nội thất phòng
khách kết hợp với phòng ăn theo phong cách hiện đại:

17


Màu sắc trung lập: một màu trung lập làm nền chủ đạo cho tồn bộ
khơng gian nội thất, thêm một ít mảng màu đậm tô điểm nét nổi bật cho
không gian. Màu sáng, trắng được sử dụng nhiều để làm nền tường vì màu
trắng vừa kết hợp được với nhiều màu sắc khác nhau vừa làm nổi bật được
các màu đó.
Điều quan trọng và rất hiệu quả trong khơng gian là bố trí ít đồ, kích
thước lớn và được sắp xếp tốt. Hình thức kiến trúc và cơng năng sử dụng của
các chi tiết hoàn toàn tác động đến nhau, bộc lộ chính xác cơng năng của vật
liệu nhưng cũng khơng làm mất đi tính thẩm mỹ của nó.
Khơng gian hiện đại đặc biệt chú trọng nhiều đến ánh sáng, chiếu sáng
nền thường sử dụng ánh sáng gián tiếp, chiếu sáng trang trí hoặc chiếu sáng
làm nổi bật vật trang trí.
Sau đây ta sẽ đi tìm hiểu và phân tích một số khơng gian tiêu biểu:

Hình 2.1. Khơng gian sử dụng gam màu sáng làm chủ đạo
Tồn bộ khơng gian ngôi nhà lấy gam màu sáng làm chủ đạo tạo cảm
giác hài hồ cho chủ nhà cũng như khi có khách ghé thăm.

18



Bằng những hình khối đơn giản trang nhã, đường nét khơng có nhiều
cầu kì phức tạp, người thiết kế đã tạo ra những hiệu ứng thành công đem lại
sự thoải mái cho chủ căn nhà mỗi khi trở về hay sự ghé thăm của những
người bạn tại nơi đây
Sự bài trí các vật dụng, nội thất trong căn nhà cũng cho thấy được sự
tinh tế và phần nào tính cách của chủ căn nhà:”một nét hiện đại nhưng không
quá cầu kì hay màu mè, người dùng chú ý tới đây là tính hữu dụng và sự thoải
mái khi bước vào căn nhà”
Mặt khác,với sự khéo léo sắp xếp đồ đạc của mình người thiết kế đã tạo
ra một khơng gian thơng thống cho phịng khách đồng thời cũng thấy được
sự tiện dụng,đầm ấm của gia đình khi kết hợp phịng ăn ở kế bên.
Một mơ hình kết hợp mới lạ nữa theo phong cách hiện đại tiếp theo sau
đây sẽ cho chúng ta thấy được sự mới lạ, trẻ trung và sáng tạo của người thiết
kế:

Hình 2.2. Khơng gian đơn giản lấy gam màu đen trắng làm chủ đạo
Sưu tầm vật trang trí lạ mắt với hình khối đẹp, đường nét cân đối, và
nhấn mạnh bằng sự kết hợp giữa 2 màu trắng đen đã tạo nên nét độc đáo, ấn
tượng cho chủ nhân căn nhà và cảm nhận của người ghé thăm căn nhà khi
bước chân tới đây.
19


Sự trang trí trên nền tường bằng những hình lạ mắt, độc đáo thành từng
nhóm gần nhau, trơng như một bức tranh lớn vậy.Cách sắp xếp các vật dụng
nội thất cũng rất đặc biệt. Chỉ với những chiếc nệm ngồi salon nhỏ nhắn, mềm
mại với màu sắc độc đáo người bố trí đã khẳng định những nét cá tính tinh tế,
trẻ trung của mình cho người xem.
Chính sự cách điệu trong bài trí nội thất mà người thiết kế khơng tạo ra
cho người ta cảm giác sự chật trội,thu hẹp của căn phòng khi kết hợp giữa

phòng khách và phòng ăn. Đặt bộ bàn ăn gần cửa sổ nhìn ra bên ngồi có thể
giúp người chủ căn nhà tiếp đãi bạn bè trong những buổi liên hoan, cùng nhau
bàn luận, tăng thêm tình liên kết tình cảm giữa con người, và cũng thể hiện
tính hướng ngoại, khẳng định mình của người chủ căn nhà.
2.3.2. Nội thất phòng khách kết hợp với phịng ăn theo phong cách cổ điển
Những ngơi biệt thự cổ thường có những nét cổ kính và hào hoa, vì thế
đối với những gia đình có diện tích rộng thống và dồi dào một chút về tài
chính, đa phần họ sẽ chọn cho mình cách thiết kế phịng mang hơi hướng cổ
điển.

Hình 2.3. Khơng gian mang đậm phong cách cổ điển

20


Hình 2.4. Kết hợp theo phong cách cổ điển
Phịng khách được thiết kế theo phong cách cổ điển của Châu Âu hay
cổ điển dân tộc luôn lấy tông màu nâu trầm làm chủ đạo như hình ảnh trên ta
có thể thấy phịng khách được kết hợp với phịng ăn có vách ngăn. Một trong
những đặc điểm dễ nhận thấy của phong cách này đó là những chi tiết trang
trí tỉ mỉ và cầu kỳ mà phần nhiều trong đó được làm thủ cơng ví dụ là sập gụ
tủ chè, sa lơng cổ... Các chi tiết trang trí thường lấy cảm hứng những hình kỷ
hà, cỏ hoa từ tự nhiên mang tính nghệ thuật cao và đồng bộ về phong cách.
Ánh sáng trong nhà thường dùng nhiều ánh sáng tự nhiên nhưng đôi
khi ánh sáng nhân tạo (đèn chùm, nến) được dùng cũng mang lại hiệu ứng rất
tốt tạo cảm giác về sự sang trọng , cổ kính và thanh lịch.
Đồ nội thất chú ý nhiều đến vật liệu tự nhiên như đồ gỗ, mây tre , tranh
ảnh treo tường thường là tranh nghệ thuật cổ điển , kích thước tranh cũng cần
phụ thuộc vào diện tích phịng.
Ấn tượng đầu tiên của kiến trúc theo phong cách cổ điển là sự tinh tế

của những chiếc ghế sôfa màu nâu hoặc sự “lôi cuốn” của ghế màu kem.
21


Phong cách “nâu” ấn tượng và tốt lên chút gì đó của sắc màu cổ kính, đầy cá
tính mạnh mẽ cùng với sự mềm mại và thanh thoát của phong cách “kem”.
Một đặc điểm nữa của khơng gian phịng theo thiết kế cổ điển là cửa sổ
rộng, luôn hướng tới khơng gian tự nhiên bên ngồi để tạo sự thân thiện với
gần gũi với thiên nhiên.
Ưu điểm : Tạo nên được nét bề thế cổ kính của khơng gian hơn nữa đối
với mơ hình này yếu tố sang trọng và uy nghi được đặt lên hàng đầu thể hiện
sự bề thế của gia chủ.
Nhược điểm: Cảm giác uy nghi, bề thế làm cho khách khó hịa đồng về
giao tiếp, người ta phải để ý từng phát ngơn của lời nói, cử chỉ của hành động
để là sao khơng phật lịng chủ nhà. Nhược điểm thứ 2 là giới trẻ không thích
phong cách này bởi vì các đường nét, hình khối, màu sắc của các vật dụng cầu
kì, phức tạp khơng thích hợp với phong cách hiện đại, năng động của giới trẻ
hiện nay.
2.3.3. Nội thất phòng khách kết hợp với phịng ăn có vách ngăn trang trí
Đối với những mơ hình này ưu điểm của nó là đáp ứng được nhu cầu
sống của người dân trong các khu chung cư ngày càng tăng cao ngồi ra mơ
hình này cịn được sử dụng nhiều trong nhà mặt phố, nhà ống và nhà có diện
tích hẹp. Điều đó đồng nghĩa với việc thiết kế lại cơng năng khơng gian liên
hồn đang được quan tâm nhiều hơn.
Trong một khơng gian liên hồn và có diện tích rộng như chung cư, các
kiến trúc sư sẽ dựa và mặt bằng công năng, giao thông, ánh sáng, hướng, sự
tiện lợi và cả phong thuỷ để có thể đưa ra các giải pháp mang tính chất ngăn
chia mang tính chất ước lệ hay ngăn chia rành mạnh hoặc khơng ngăn chia.
Trong các khơng gian lớn thì thường khơng ngăn chia và trong diện
tích nhỏ lại hay ngăn chia. Điều này tưởng chừng có vẻ bất hợp lý nhưng

trong khơng gian nhỏ thì đồ vật sẽ làm ảnh hưởng đến giao thông và thường
phải kê tiếp giáp tường, nhường không gian cho việc đi lại.

22


Điều đó địi hỏi một lối giao thơng rành mạch mà cần ngăn chia rõ ràng
để bố trí nội thất khơng bị “loạn”. Cịn trong khơng gian lớn, có một tầm nhìn
rộng và sâu, khơng ngăn chia q nhiều sẽ tạo ra một cảm giác bề thế, rộng
rãi và sang trọng.

Hình 2.5: Khơng gian nội thất được ngăn chia bằng bình phong
Các giải pháp ngăn chia giữa khu vực ăn và phịng khách thường có các
hình thức như bình phong có thể nói bình phong là điểm nhấn vừa mang tính
chất ngăn chia lại vừa mang tính chất trang trí. Đây là nơi bạn có thể bày biện
các đồ vật kỷ niệm sau những lần du lịch đây đó hay những tấm ảnh gia đình
hoặc một số vật trang trí có giá trị.

23


Hình 2.6. Khơng gian được ngăn chia bằng quầy bar
Giải pháp thứ 2 hay dùng là quầy bar ngăn chia giữa 2 khơng gian
phịng khách và phịng ăn chính quầy bar là nơi bạn có thể nhâm nhi một ly
rượu cùng gia đình hoặc sau khi dùng bữa. Có thể nói đó là một khơng gian
giải khát có thể đem lại cảm giác thư thái và cũng là nơi bạn nói chuyện được
với "đầu bếp" của gia đình.

Hình 2.7. Khơng gian được ngăn chia bằng hình khối, màu sắc…
Giải pháp hay dùng thứ 3 là tận dụng một không gian lớn tạo nên một

phong cách cho tổng thế liên hoàn bằng các mảng miếng, màu sắc để tạo cảm
giác cả khơng gian phịng khách, phịng ăn đều là một phần nhỏ trong một

24


khơng gian lớn. Khi đó điểm nhấn sẽ nhỏ đi để dành cho sự sang trọng và bề
thế của không gian được tơn lên.

Hình2.8. Khơng gian được ngăn cách theo sở thích riêng của chủ nhà
Những giải pháp cịn lại là sự ngăn chia mang tính chất cá tính và riêng
biệt , sử dụng các giải pháp cho trần - tường - sàn - hay vật liệu chủ đạo để tạo
ra sự ngăn chia . Đối với hình ảnh trên cho ta thấy được phong cách cá nhân
của chủ nhà đó có thể là một vài cây tre hoặc một bể cá cảnh nhỏ nhằm mục
đích tạo ra sự khách biệt và đó cũng thể hiện sở thích của chủ nhà.
Nhược điểm:nếu ta phân chia không gian một cách không khoa học thì
khơng những nó làm mất đi thẩm mỹ và nết đẹp của ngơi nhà mà nó cịn tạo
ra sự lộn xộn của các đồ vật , hành lang giao thơng bị bó hẹp hay sự tách biệt
q rõ nét trong khơng gian.
2.3.4. Nội thất phịng khách kết hợp với phịng ăn khơng có vách ngăn
Ưu điểm: Tận dụng không gian một cách tối đa 2 không gian này có thể
dịch chuyển, di động một cách linh hoạt cụ thể là nếu lượng khách đơng và
khoảng khơng gian phịng khách khơng đủ chứa thì phịng khách có thể dịch
chuyển mở rộng khơng gian sang phịng ăn hoặc khoảnng khơng gian liên
thơng giữa 2 phịng khi đó diện tích để tếp khách có thể đủ và ngược lại với
phịng ăn cũng vậy.

25



×