Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Trò chơi giúp trẻ tự tin vào lớp một pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.6 KB, 4 trang )

Trò chơi giúp trẻ tự tin vào lớp một
Cha mẹ có thể cùng con luyện khả năng viết bằng việc tô màu, tô chữ; làm quen
với toán học qua việc đếm mọi vật xung quanh như số bát trên bàn ăn, số người
trong gia đình, xe qua lại trên đường…
Bí quyết chuẩn bị tâm thế cho bé vào lớp 1
Chuẩn bị cho con vào lớp 1 phải từ lúc còn bé
Theo chuyên viên tham vấn tâm lý Phạm Thị Thúy, để chuẩn bị cho con tự tin khi
bước vào lớp một, phụ huynh có thể cùng bé rèn luyện một số kỹ năng có ích cho
việc học của bé sau này.
1. Tăng cường khả năng đọc
- Đọc sách cho bé hàng ngày, khi đọc từ nào thì lấy tay chỉ vào từ đó. Ví dụ, nói
“cá” thì chỉ cho trẻ xem từ “cá” và hình ảnh con cá minh họa. Với cách này, trẻ sẽ
tăng cường khả năng đọc thông qua mối liên hệ giữa từ ngữ và hình ảnh.

Thông qua các trò ch
ơi, cha m


có th


t

p cho con nh

ng k


năng
cần thiết để bé không bỡ ngỡ khi bước vào môi trường học đường.
Ảnh: Thi Trân.


- Nói chuyện với trẻ bằng ngôn ngữ đơn giản và có tính mô tả càng tốt. Nên nói về
những điều bé quan tâm; mô tả các giác quan và những gì có thể nhìn, nghe, sờ,
ngửi, nếm, thấy; mô tả các động tác của trẻ khi cử động. Một số trò chơi như mẹ
con cùng đóng kịch, tập kể chuyện…
- Phản hồi những hành động và âm thanh phát ra từ trẻ. Khuyến khích bé lặp lại và
đừng quên mỉm cười vui vẻ với con. Có thể cho bé chơi trò bắt chước, thực hiện
hoạt động trước gương để bé nhìn thấy hình ảnh của mình và làm theo.
2. Luyện khả năng viết
- Cho trẻ tô màu, tô chữ.
- Nặn tượng, xếp hình, cắt dán.
3. Học toán qua các trò chơi
- Để rèn kỹ năng đếm cho trẻ, cha mẹ hãy cùng con đếm mọi vật xung quanh như:
Số bát trên bàn ăn, số người trong gia đình, xe qua lại trên đường…
- Phân loại đồ vật: Giúp trẻ học cách phân loại đồ vật như xe cộ, sách vở, đồ chơi
hoặc những đồ vật mà trẻ thích. Hãy phân loại theo nhiều cách khác nhau, như theo
kích cỡ, màu sắc, vật liệu, chức năng, hình dạng, số bánh xe.
- Nhận biết thời gian: tập nhìn đồng hồ, quy định số phút cho mỗi trò chơi, thi xem
ai nhanh hơn.
- Gọi tên hình dạng đồ vật: Cha mẹ mô tả hình dạng các vật xung quanh nhà như
tivi hình chữ nhật, cái bát hình tròn, ô cửa hình vuông; đố trẻ đi tìm các vật có hình
tròn, hình vuông…
Khi cùng chơi với con, cha mẹ cần lưu ý:
- Mỗi trẻ có sở thích khác nhau nên hãy quan sát xem trẻ thích chơi loại trò chơi
nào mà có cách ứng dụng cho phù hợp.
- Thời gian chơi cần phù hợp với giờ giấc sinh hoạt ăn, ngủ, nghỉ của trẻ.
- Vừa chơi vừa nói chuyện vui vẻ cùng con.
- Đề cao chất lượng chơi hơn thời lượng chơi.
- Trong quá trình áp dụng phương pháp trên, đòi hỏi sự sáng tạo và kiên nhẫn.
- Tình yêu thương của cha mẹ là nhân tố quan trọng nhất giúp bé hình thành sở
thích học hỏi.


×