Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Bệnh đậu mùa ở Trung Quốc thời Thanh và việc giới thiệu vắc-xin đậu mùa vào Trung Quốc đầu thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466 KB, 15 trang )

LỊCH SỬ - VĂN HĨA

LƯ VĨ AN*

Tóm tắt: Bệnh đậu mùa là một trong những dịch bệnh đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại. Ở
Trung Quốc thời Thanh, đậu mùa là căn bệnh gây ra nỗi sợ hãi đối với người Mãn và tác động đến
nhiều mặt của đời sống chính trị-xã hội. Vào năm 1796, bác sĩ người Anh Edward Jenner đã khám phá
ra vắc-xin đậu mùa và áp dụng kỹ thuật chủng ngừa mới để ngăn chặn đậu mùa. Ngay sau đó, một
chiến dịch y tế được biết tới là hải trình Balmis nhằm giới thiệu vắc-xin và kỹ thuật tiêm chủng đậu
mùa trên phạm vi thế giới đã được đội ngũ của bác sĩ Balmis thực hiện. Vắc-xin đậu mùa cũng được
du nhập vào Ma Cao và Quảng Châu năm 1805. Bài viết này tìm hiểu về tình hình và tác động của
bệnh đậu mùa đối với xã hội Trung Quốc thời Thanh, đồng thời, đề cập đến các biện pháp phòng ngừa
căn bệnh này ở Trung Quốc thời cổ. Sau đó, bài viết trình bày quá trình vắc-xin được du nhập và phổ
biến ở Trung Quốc đầu thế kỷ XIX.
Từ khóa: Bệnh đậu mùa, vắc-xin, chủng ngừa, Ma Cao, nhà Thanh

Mở đầu
Bệnh đậu mùa (smallpox, thiên hoa:天花) do chủng virus variola gây ra là một trong
những căn bệnh truyền nhiễm cổ xưa nhất lịch sử nhân loại. Sự bùng phát và lây lan của
đậu mùa đã gây ra nỗi sợ hãi bao trùm xã hội từ thời cổ-trung đại tới cận đại. Ở Trung
Quốc, nhà Thanh là triều đại chịu ảnh hưởng đáng kể nhất bởi đậu mùa về các mặt chính
trị, xã hội và cả văn hóa tư tưởng. Sau khi bác sĩ người Anh Edward Jenner khám phá ra
vắc-xin đậu mùa (năm 1796) và kỹ thuật tiêm chủng được phổ biến rộng khắp toàn thế
giới, đến năm 1805, vắc-xin đậu mùa đã được du nhập vào Trung Quốc. Đó là một sự
kiện mang tính bước ngoặt đối với lịch sử y học Trung Quốc thời cận đại. Trong bối cảnh
đại dịch COVID-19 hoành hành khắp thế giới từ cuối năm 2019 đến nay và nhân loại
đang nỗ lực tìm kiếm các biện pháp ngăn chặn đại dịch, trong đó vắc-xin được xem là giải
pháp hữu hiệu nhất thì dưới góc nhìn của sử học, sự kiện vắc-xin đậu mùa được giới thiệu
vào Trung Quốc hai thế kỷ trước là vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa khoa học, rất đáng quan
tâm tìm hiểu.
*Đại học Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ



50

NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 12 (244) - 2021


Bệnh đậu mùa ở Trung Quốc…

1. Tình hình bệnh đậu mùa ở Trung Quốc thời Thanh
Ở Trung Quốc thời cổ, bệnh đậu mùa thường được biết tới qua nhiều tên gọi khác nhau
như “lỗ sang” (虏疮), “thánh sang” (聖疮), “thiên sang” (天疮), “bách tuế sang” (百歳疮) và
“oản đậu sang” (豌豆疮) (1). Ghi chép sớm nhất về bệnh đậu mùa được biết tới là y thư
Trửu Hậu Bị Cấp Phương (肘后备急方) của Cát Hồng (283-343) viết vào thời Tấn và được
Đào Hoằng Cảnh (456-536) thời Nam-Bắc triều bổ sung (2). Tuy còn nhiều ý kiến và quan
điểm khác nhau về nguồn gốc của bệnh đậu mùa ở Trung Quốc, nhưng dựa theo ghi chép
của Trửu Hậu Bị Cấp Phương, một số nhà nghiên cứu cho rằng bệnh đậu mùa bắt đầu
xuất hiện từ thế kỷ V (3). Đậu mùa là một căn bệnh ngoại lai được du nhập vào Trung
Quốc và người Trung Quốc ban đầu mắc bệnh đậu mùa là do tiếp xúc với người nước
ngoài. Sự di chuyển của các đội quân viễn chinh và thương nhân đã góp phần làm mầm
bệnh lây lan vào Trung Quốc. Bệnh đậu mùa có thời gian ủ bệnh dài (7-17 ngày), khiến
cho mầm bệnh lây nhiễm qua những người di chuyển, tiếp xúc với người bệnh trước khi
các triệu chứng lâm sàng bộc phát (4). Từ thế kỷ VI, đậu mùa trở thành bệnh đặc hữu
(endemic) lưu hành thường xuyên ở Trung Quốc (5). Nó lưu hành ở các thành thị và vùng
nông thôn Trung Quốc, được biết tới như căn bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ em. Từ giữa
thế kỷ XIV đến thế kỷ XIX, bệnh đậu mùa lây lan lên vùng biên giới phía Bắc. Sự tiếp
xúc giữa các tộc người phía Bắc Trung Quốc với người Hán thời kỳ này đã làm lây truyền
mầm bệnh và gia tăng nguy cơ mắc bệnh đậu mùa của các tộc người này (6). Vốn chưa có
miễn dịch với đậu mùa nên họ rất dễ bị lây nhiễm và do đó sống trong nỗi sợ hãi về dịch
bệnh lây lan. Đáng lưu ý, người Mãn khi tiến hành các đợt xâm nhập vào Trung Nguyên
đầu thế kỷ XVII đã coi đậu mùa còn ghê gớm hơn cả các chướng ngại quân sự (7). Trong

quá trình xác lập địa vị thống trị ở Trung Nguyên, người Mãn đã gặp phải những ảnh
hưởng lâu dài trên nhiều khía cạnh do bệnh đậu mùa đem lại. Lịch sử thời kỳ nhà Thanh
cũng đã ghi nhận nhiều đợt dịch đậu mùa bùng phát (Xem Bảng 1).
Đối với người Mãn, đậu mùa là một căn bệnh vô cùng đáng sợ. Vì hầu hết họ chưa
được miễn dịch với nó nên khi nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong rất cao, từ 70 - 80% người mắc
bệnh (8). Trong đó, đối tượng bị nặng nhất thường là trẻ em. Ghi chép của Tây Trang Thủy
Tồn cảo (西莊始存稿) cho biết nhà họ Vương ở Bắc Kinh có 5 trong 7 người con mất đều
do bệnh đậu mùa. Còn theo Thu Thủy Hiên Xích độc (秋水軒尺牘), nhà họ Nhậm ở Hứa
Gia thơn, Thiệu Hưng có cả thảy bảy người con đều mắc bệnh đậu mùa, trong đó ba
người mất vì căn bệnh này. Những ví dụ trên đây cho thấy tỷ lệ tử vong cao của bệnh đậu
mùa thời Thanh. Trong trường hợp đứa trẻ may mắn khỏi bệnh và sống sót thì cũng để lại
di chứng là vết sẹo trên cơ thể. Vào cuối thời Quang Tự, một người Nhật tên là Nakano
Kokan (Trung Dã Cổ Sơn) đến Tứ Xuyên đã nhận thấy rằng có 65% người dân ở đây có
khn mặt đầy sẹo rỗ (9).
NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 12 (244) - 2021

51


LƯ VĨ AN

Bảng 1: Bảng thống kê các trận dịch đậu mùa ở Trung Quốc thời Mãn Thanh
Thời gian

Địa phương

Thời gian

Địa phương


Giai đoạn trước khi vào Bắc Kinh (1616-1644)
01/1631

Mãn Châu

01/1635

Mãn Châu

06/1631

Mãn Châu

09/1636

Mãn Châu

02/1632

Mãn Châu

01, 04-5/1638

Mãn Châu

12/1633

Mãn Châu

04/1642


Mãn Châu

02-3/1634

Mãn Châu

10/1642

Mãn Châu

06/1634

Mãn Châu

01/1643

Mãn Châu

1749

Vọng Đô, Hà Bắc

Giai đoạn sau khi vào Bắc Kinh (1644-1912)
10/1645

Bắc Kinh

Mân Hầu, Phúc Kiến
01/1646


Bắc Kinh

1750-1751

Hầu Quan, Phúc Kiến
Hấp Huyện, An Huy

04/1646

Bắc Kinh

03-10/1763

Bắc Kinh

1647

Hồ Nam

1766

Sơn Tây

01/1649

Bắc Kinh

1767


Nam Lăng, An Huy

12/1652

Bắc Kinh

1810

Chiết Giang

09/1653

Bắc Kinh

1817

Vũ Hán, Hồ Bắc

02/1655

Bắc Kinh

1820

Hồ Nam

11/1655-01/1656

Bắc Kinh


1827

Hằng Sơn, Hồ Nam

08/1656

Bắc Kinh

1830

1659

Dĩnh Xuyên, Hà Nam

1838

Bắc Kinh

1675

Dư Duyên, Hà Bắc

1850

Chiết Giang

1681

Dư Diêu, Chiết Giang


1856

Thái Ất, Sơn Tây

11/1682

Bắc Kinh

1863

Thượng Hải

1688

Bành Thành, Giang Tơ

1876

Hải Khẩu, Hải Nam

1710

Phịng Huyện, Hồ Bắc

1880

Lâm Nghi, Sơn Đông

1720


Tân Thị Trấn, An Huy

1883

Hồ Bắc

1722

Dung Thành, Hà Bắc

1890

Tô Châu, Giang Tô

1732

Thiệu Vũ, Phúc Kiến

1893-1894

Ninh Ba, Chiết Giang

1744

Cẩm Châu, Liêu Ninh

1899

Tô Châu, Giang Tô


Phúc Châu, Phúc Kiến
Hằng Sơn, Hồ Nam

Nguồn: Chang Chia-Feng, 1996, Aspects of Smallpox and Its Significance in Chinese History,
Dissertation, University of London, pp. 26-30.

52

NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 12 (244) - 2021


Bệnh đậu mùa ở Trung Quốc…

Không chỉ dân thường mà ngay cả gia đình hồng tộc nhà Thanh cũng trải qua các
thảm kịch do bệnh đậu mùa gây ra. Theo Thanh Thái Tơng Văn Hồng đế thực lục, quyển
9 vào năm 1631, Hoàng tử Ba Lạt Mã (Balama), con của Hòa Thạc Lễ Thân vương Đại
Thiện (Daixan - một trong tứ đại bối lặc thời Hoàng Thái Cực và Thuận Trị), mất vì đậu
mùa năm 24 tuổi. Hịa Thạc Lễ Thân vương và em trai là Hoàng Thái Cực (Abahai) cũng
như các thân vương khác đã không tham dự tang lễ vì lo sợ lây nhiễm. Cịn theo Thanh
Thế Tổ Chương Hoàng đế thực lục, quyển 2, tại tang lễ của Hoàng Thái Cực vào năm
1643, nghi thức tiến hành dành cho những người chưa mắc đậu mùa và đã mắc đậu mùa
cũng khác nhau. Do nỗi sợ hãi bệnh đậu mùa nên Thuận Trị đã tìm nhiều cách để tránh
khỏi căn bệnh này, song trớ trêu thay, cuối cùng ơng vẫn khơng thốt khỏi nó. Năm 1661,
Thuận Trị mất vì bệnh đậu mùa lúc chỉ mới 22 tuổi và người con trai thứ ba là Huyền
Diệp, vốn từng mắc bệnh đậu mùa năm lên hai tuổi nhưng may mắn sống sót đã được
chọn lên kế vị, trở thành Hồng đế Khang Hi (10). Tuy khỏi bệnh đậu mùa nhưng Khang Hi
vẫn bị di chứng là những vết sẹo rỗ trên mặt. Dù vậy, việc vượt qua căn bệnh chết người
đã giúp ơng có thể vững vàng trị vì trong 60 năm liên tiếp. Sang thế kỷ XIX, nhà Thanh
cũng có hai vị hồng đế là Hàm Phong và Đồng Trị lần lượt qua đời vì đậu mùa (11). Rõ
ràng, bệnh đậu mùa đã trở thành nỗi ám ảnh bao trùm lịch sử nhà Thanh.

Ngồi ra, bệnh đậu mùa cịn ảnh hưởng đến chính sách dụng binh và các hoạt động
quân sự của người Mãn. Để ngăn chặn nguy cơ lây lan của bệnh đậu mùa, người Mãn chỉ
để cho những bối lặc từng mắc và khỏi bệnh đậu mùa cầm qn (12). Thanh Thái Tơng Văn
Hồng đế thực lục, quyển 56 chép rằng vào năm 1641 trước khi điều binh tiến đánh
Trung Nguyên, các bối lặc và thân vương đã được chia làm hai nhóm. Theo đó, những ai
đã từng mắc đậu mùa sẽ được chỉ huy quân đội, cịn những ai chưa mắc đậu mùa thì sẽ ở
lại trấn thủ các vị trí xung yếu (13). Nó cho thấy bệnh đậu mùa đã trở thành yếu tố quyết
định đến cơ hội cầm quân của các bối lặc và tướng lĩnh người Mãn.
Ở phương diện xã hội, việc tiến vào Trung Nguyên đã làm thay đổi môi trường dịch
bệnh và hệ miễn dịch của xã hội người Mãn. Bởi đại đa số người Mãn chưa có khả năng
miễn dịch với đậu mùa, nên sau khi tiến vào Trung Nguyên, nhiều người đã mắc bệnh đậu
mùa và dẫn tới những hậu quả thảm khốc. Để duy trì địa vị thống trị của mình trước đại
đa số người Hán, người Mãn nhận thấy việc tự bảo vệ bản thân trước bệnh đậu mùa trở
thành một vấn đề cấp bách. Triều đình đã cho lập “Ty Đậu sở” (避痘所), tương tự như
những trung tâm cách ly để hoàng tộc nhà Thanh tránh dịch bệnh (14). Đồng thời, triều
đình cũng mở rộng việc điều tra bệnh đậu mùa ở khắp Bắc Kinh để ngăn người mắc bệnh
ở khoảng cách chắc chắn với Tử Cấm Thành. Theo Thanh Thế Tổ Chương Hoàng đế thực
lục, quyển 14, tháng 2 năm 1645, chỉ một thời gian ngắn sau khi thiết lập sự thống trị ở
Trung Nguyên, nhà Thanh đã ra lệnh cho bệnh nhân đậu mùa và người nhà của họ phải
NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 12 (244) - 2021

53


LƯ VĨ AN

tránh xa kinh thành 40 dặm. Rất nhiều người nghèo không thể rời đi đành phải bỏ mặc
những đứa con bệnh tật của họ trên đường phố. Một số cha mẹ thậm chí cịn tự tay giết
con của mình để khơng phải rời đi(15). Lệnh cấm của nhà Thanh đã tạo ra các hệ lụy xã
hội sâu sắc. Nỗi sợ hãi bệnh đậu mùa ở thời Thanh còn dẫn tới việc người nhà của bệnh

nhân đậu mùa có thể được miễn trừ việc để tang hoàng đế và hồng hậu bởi lẽ người ta
tin rằng tính mạng của người mắc đậu mùa sẽ bị nguy hiểm nếu để tang. Bệnh đậu mùa
cũng là trường hợp duy nhất được phép miễn trừ. Nó cho thấy vào thời Thanh, nỗi sợ hãi
đậu mùa đã làm thay đổi cả các phong tục xã hội thơng thường (16).
Bệnh đậu mùa cũng đóng vai trị như những ván cờ chính trị trong quan hệ giữa nhà
Thanh với Joseon (Triều Tiên) và Tây Tạng. Sinh thời, Khang Hi ln đề phịng nguy cơ
lây bệnh đậu mùa từ các sứ thần nước ngoài nên đã ra lệnh những ai chưa mắc đậu mùa
không được đến diện kiến trong các lễ bang giao và tập tục này đã được duy trì bởi những
người kế vị Khang Hi sau này (17). Cũng vì nỗi sợ hãi bệnh đậu mùa nên một thời gian dài
các vị Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma của Tây Tạng đã nhiều lần khước từ việc
viếng thăm Bắc Kinh với lý do họ chưa miễn nhiễm với căn bệnh này. Thế rồi, nhân dịp
thất tuần của Càn Long năm 1780, vị Ban Thiền Lạt Ma thứ 6 lúc ấy là Ba Đan Ích Tây
(Lobsang Palden Yeshe) khi chấp nhận lời mời viếng thăm Bắc Kinh, đã nhanh chóng
mắc bệnh đậu mùa và qua đời chỉ vài tuần sau khi tới Bắc Kinh (18). Bệnh đậu mùa sau đó
đã bùng phát thành dịch và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng ở Tây Tạng kéo dài đến
những năm 1940 (19).
Tóm lại, nỗi sợ hãi bệnh đậu mùa đã bao trùm và chi phối xã hội nhà Thanh, gây ra
những tác động đáng kể trên nhiều phương diện. Nó đồng thời phản ánh bức tranh lịch sử
đầy ấn tượng về vai trò của một dịch bệnh truyền nhiễm đối với xã hội thời sơ kỳ cận đại.
2. Các biện pháp ứng phó bệnh đậu mùa ở Trung Quốc thời Thanh
Bởi đậu mùa là một bệnh đặc hữu lây lan thường xuyên nên việc sống thích nghi với
căn bệnh này trở thành điều hiển nhiên đối với xã hội Trung Quốc thời bấy giờ. Quá trình
tiếp xúc lâu dài với căn bệnh đã góp phần đưa ra các biện pháp chữa trị và phịng ngừa
thích hợp.
Biện pháp chữa trị
Từ cuối thời Minh đầu thời Thanh, các chuyên gia về bệnh đậu mùa nhận thấy diễn
biến của căn bệnh có thể được chia làm nhiều giai đoạn, thường từ 12- 15 ngày (không kể
7-17 ngày ủ bệnh đã nêu ở trên). Một người mắc bệnh đậu mùa trước hết sẽ bị sốt cao, ba
ngày sau đó cơ thể sẽ xuất hiện các vết rỗ. Trong ba ngày kế tiếp, các vết rỗ này sẽ phát
triển hơn và sang ba ngày tiếp theo, vết rỗ sẽ chảy mủ. Sau đó trong ba ngày cịn lại, các

vết rỗ sẽ dần biến thành vảy khô (20). Dựa theo các triệu chứng và chu kỳ của đậu mùa,
54

NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 12 (244) - 2021


Bệnh đậu mùa ở Trung Quốc…

thầy thuốc sẽ đưa ra các đơn thuốc tương ứng với từng giai đoạn chuyển biến của căn
bệnh. Chẳng hạn, Phùng Triệu Trương - danh y đầu thời Thanh chép trong tác phẩm Đậu
chẩn toàn tập (痘疹全集) rằng: vào ba ngày đầu nên tập trung vào việc tăng cường thể lực
và trạng thái bên trong cơ thể; từ ngày thứ tư đến ngày thứ sáu tập trung vào việc thanh
nhiệt, tiêu độc; điều trị cho ba ngày tiếp theo thì tập trung làm ấm và dưỡng khí, bổ huyết;
trị liệu cho ba ngày cuối cùng nhằm mục đích điều hịa khí huyết, bổ tỳ và bài tiết.
Ngồi ra, liệu pháp “dĩ độc cơng độc” (dĩ độc trị độc) cũng được áp dụng để chữa trị
bệnh đậu mùa. Cá trạng nguyên, sâu tầm, giun đất, rắn, bò cạp, hoa mào gà, răng người
được dùng để trị bệnh cho người bị đậu mùa trước hoặc trong giai đoạn phát rỗ. Phương
pháp này được gọi là “tiêu đậu” và nó rất được phổ biến vào cuối thời Minh đến giữa thời
Thanh (21). Tuy nhiên, nhiều người phản đối phương pháp này và cho rằng việc sử dụng
những độc tố đó sẽ làm tổn hại đến khí huyết hoặc thể trạng của bệnh nhân. Điều này có
thể dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng khác.
Biện pháp phòng ngừa
Từ rất sớm, người Trung Quốc đã nhận ra rằng một khi mắc bệnh đậu mùa ở lần đầu
thì trẻ em nếu sống sót sẽ được miễn dịch với lần nhiễm bệnh thứ hai. Từ đó, y học truyền
thống của Trung Hoa bắt đầu xuất hiện phương pháp gọi là cấy truyền (inoculation) giống
như tiêm chủng ngày nay. Quy trình này gồm việc truyền (cấy) vật chất lây nhiễm từ
người mắc bệnh sang người có nguy cơ cao nhằm tạo ra bệnh đậu mùa dưới hình thức
nhân tạo ở thể nhẹ nhưng tạo khả năng miễn dịch giúp bảo vệ người được cấy tránh khỏi
bệnh đậu mùa tự nhiên. Phương pháp này dần trở thành truyền thống được thực hiện cho
những đứa trẻ lên ba tuổi. Sau khi được cấy đậu mùa và mắc bệnh thể nhẹ lúc nhỏ, sẽ rất

hiếm khi thấy một người trưởng thành (hơn 20 tuổi) bị mắc bệnh đậu mùa thực sự (22). Do
virus variola gây bệnh đậu mùa được dùng để tiến hành việc cấy/truyền nên người ta gọi
quy trình này là cấy đậu mùa (variolation, variolization) (23).
Giữa đậu mùa bằng phương pháp cấy và đậu mùa tự nhiên có sự khác biệt lâm sàng rõ
rệt. Thông thường tỷ lệ tử vong sau khi áp dụng cấy đậu mùa là 0,5-2%, trong khi mắc
bệnh đậu mùa tự nhiên, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 20-30%. Các triệu chứng cũng rất
khác nhau. Tổn thương ban đầu tại vị trí cấy xuất hiện vào ngày thứ ba và thường có
nhiều mụn mủ xung quanh, nhưng ít nghiêm trọng hơn nhiều so với bệnh đậu mùa tự
nhiên. Phương pháp cấy cũng khác biệt so với phương pháp tiêm chủng (vaccination) sau
này bởi tác nhân dùng trong cấy vẫn là virus variola gây ra bệnh đậu mùa tự nhiên, còn
tác nhân dùng trong tiêm chủng là virus đậu bò và sau này là virus vaccinia (24).
Về nguồn gốc của phương pháp cấy, có rất nhiều quan điểm khác nhau bàn về thời
điểm nó xuất hiện. Một số nghiên cứu cho rằng kỹ thuật này đã xuất hiện từ thế kỷ X,
nhưng mãi cho đến thế kỷ XVI chưa được công khai biết tới (25). Joseph Needham cho
NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 12 (244) - 2021

55


LƯ VĨ AN

rằng phương pháp cấy bắt đầu từ thế kỷ XVI thời Minh, bằng chứng là nhiều y thư thời
đó đề cập đến việc chủng đậu (trồng đậu) (26). Theo tác phẩm Trương Thị Y Thông (張氏醫
通) của Trương Lộ viết năm 1695, kỹ thuật cấy lần đầu tiên được thực hiện ở Giang Tây,
sau đó nó đã lưu hành khắp đất nước. Có ba cách thực hiện cấy đậu mùa là: đặt một
miếng bông thấm mủ đậu mùa vào lỗ mũi của đứa trẻ khỏe mạnh; sử dụng vảy đậu mùa
khô bằng cách tương tự; hoặc cho đứa trẻ khỏe mạnh mặc quần áo của một đứa trẻ đã
mắc bệnh. Sau khi nhiễm đậu mùa, đứa trẻ sẽ sốt khoảng 7 ngày và mắc bệnh thể nhẹ,
lành tính của đậu mùa. Các cách thức trên sẽ giúp đứa trẻ không mắc bệnh đậu mùa lần
nữa do đã được miễn dịch (27). Đáng chú ý, bởi đối tượng được cấy (thường là trẻ em) vẫn

có thể lây bệnh cho người khác nên sau khi cấy cho đến khi tất cả vết thương lành, chúng
sẽ được giữ cách xa mọi người như một hình thức cách ly sơ khai.
Vào thế kỷ XVIII, các kỹ thuật cấy đậu mùa ngày càng hoàn thiện. Tác phẩm Đậu
Chẩn Định Luận (痘疹定论) của Chu Thuần Hỗ viết năm 1713 đã mô tả cách thức thứ tư
là sử dụng bột vảy đậu mùa thổi vào lỗ mũi qua một ống bạc mỏng. Bốn cách thức này
sau đó đã trở thành tiêu chuẩn được xác nhận và hợp pháp hóa bởi triều đình trong y thư
Ngự toản y tông kim giám (御纂醫宗金鑑) viết năm 1742. Cuối thế kỷ XVIII, kỹ thuật cấy
đậu mùa chia thành hai trường phái khác nhau: trường phái ở Hồ Châu (Chiết Giang) cho
rằng sử dụng mụn đậu mùa tươi hiệu quả hơn, cịn trường phái ở Tùng Giang (Giang Tơ)
thì cho rằng sử dụng vảy đậu mùa khơ an tồn hơn (28). Việc thực hiện cấy đậu mùa dần
trở nên phổ biến bởi hiệu quả của nó. Tuy nhiên, nó chủ yếu được biết tới và thực hành
trong tầng lớp thượng lưu, dòng dõi quý tộc quan lại hoặc khá giả. Việc phổ biến kỹ thuật
này tới dân nghèo chỉ bắt đầu từ đầu thế kỷ XIX. Đơn cử là vào năm 1807, một tổ chức từ
thiện ở miền Nam Trung Quốc đã cung cấp việc cấy đậu mùa miễn phí cho dân nghèo.
Hơn nữa, tuy nhận được sự quan tâm của triều đình nhà Thanh, kỹ thuật cấy đậu mùa
chưa bao giờ trở thành chính sách quốc gia được áp dụng rộng rãi để chống lại bệnh đậu
mùa ở Trung Quốc (29).
3. Sự du nhập vắc-xin đậu mùa và kỹ thuật tiêm chủng vào Trung Quốc đầu thế
kỷ XIX
3.1. Việc khám phá vắc-xin đậu mùa của Edward Jenner
Một trong những bước ngoặt đột phá đối với việc phòng ngừa bệnh đậu mùa trong lịch
sử nhân loại khởi đầu bằng sự kiện bác sĩ phẫu thuật người Anh Edward Anthony Jenner
(1749-1823) khám phá ra vắc-xin đậu mùa. Sau khi quan sát cẩn thận và nhận thấy những
người từng bị đậu bò không bao giờ bị mắc đậu mùa, ông kết luận rằng việc nhân tạo ra
một thể variola nhẹ bằng cách tiêm chủng là cách để chống lại bệnh đậu mùa chết
người (30). Quả thực, y học hiện đại ngày nay đã tìm ra mối liên hệ về mặt di truyền giữa
56

NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 12 (244) - 2021



Bệnh đậu mùa ở Trung Quốc…

virus variola gây đậu mùa ở người với virus cowpox gây bệnh đậu ở bò. Do sự tương
đồng về mặt di truyền nên virus cowpox có thể tạo ra lớp bảo vệ chéo chống lại virus
variola trong cơ thể con người.
Tháng 5/1796, Edward Jenner đã tiến hành kiểm chứng thành cơng giả thuyết của
mình và sau đó nộp báo cáo lên Hội Hồng gia (Royal Society). Edward Jenner cũng lặp
lại thí nghiệm của mình với 28 trường hợp khác nhau (31) rồi thu thập những kết quả
nghiên cứu thành tác phẩm “An Inquiry into the Cause and Effects of Variola Vaccinae, A
Disease, Discovered in Some of the Western Counties of England, Particularly
Gloucestershire, and Known by the Name of Cowpox” xuất bản năm 1798 (32). Edward
Jenner đã sử dụng thuật ngữ tiêm chủng (vaccination, có nguồn gốc từ vacca hay vaccus
trong tiếng Latin, nghĩa là con bị) để gọi quy trình sản xuất bệnh đậu bị ở người
(Variolae vaccinae). Thuật ngữ vắc-xin (vaccine) cũng có nguồn gốc từ kỹ thuật tạo ra
bệnh đậu bò ở người (33). Về sau này, vaccination đã được sử dụng để mơ tả tất cả các loại
chủng ngừa có mục đích.
Khơng giống như phương pháp cấy đậu mùa (variolation), việc tiêm chủng đậu mùa
chỉ tạo ra một tổn thương tại vị trí được tiêm, khơng gây bệnh nghiêm trọng hoặc tử vong
và không thể lây truyền sang người tiếp xúc. Đáng chú ý, trong các lần thử nghiệm tiêm
chủng sau đó, Edward Jenner cho biết vắc-xin có thể được truyền ít nhất bốn lần từ tay tới
tay (arm-to-arm) mà không thay đổi tác dụng của nó. Điều này góp phần làm giảm đáng
kể sự phụ thuộc nguồn cung vắc-xin từ động vật (34). Mặc dù kỹ thuật tiêm chủng ban đầu
của Edward Jenner rất sơ khai, còn một vài hạn chế ở sự truyền nhiễm bạch huyết, tình
trạng thiếu hụt virus cowpox, cũng như vấp phải nhiều sự chỉ trích và chống đối (35), nhưng
thành quả mà ông mang lại đã đặt nền móng quan trọng cho y học hiện đại xác định tiềm
năng của tiêm vắc-xin với một chủng virus gây bệnh ở động vật nhưng có khả năng tạo
miễn dịch phịng bệnh ở người. Để vinh danh đóng góp của bác sĩ Edward, người ta đã
gọi phương pháp tiêm chủng đậu mùa do ông phát hiện là chủng ngừa Jennerian.
3.2. Hải trình Balmis và việc giới thiệu vắc-xin đậu mùa tới Ma Cao

Sau khám phá về vắc-xin của Edward Jenner, từ đầu thế kỷ XIX, việc tiêm chủng đậu
mùa đã bắt đầu phổ biến khắp châu Âu và Bắc Mỹ. Vắc-xin cũng được chuyển đến
Bombay (Mumbai, Ấn Độ) năm 1802. Hoạt động tiêm chủng thực hiện ở nhiều nơi đã
góp phần xác nhận lý thuyết của Edward Jenner về việc tiêm virus đậu bò mang đến sự
miễn dịch chống lại bệnh đậu mùa (36). Cũng trong thời gian này, La Real Expedición
Filantrópica de la Vacuna (Chuyến thám hiểm vắc-xin từ thiện của hoàng gia), thường
biết tới như chuyến hải trình Balmis-Salvary do nhà vua Tây Ban Nha Carlos IV ủy
nhiệm, đã trở thành minh chứng ấn tượng nhất về việc phổ biến vắc-xin đậu mùa và kỹ
thuật tiêm chủng trên toàn thế giới. Chuyến viễn dương này do Francisco Xavier de
NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 12 (244) - 2021

57


LƯ VĨ AN

Balmis (1753-1819) - bác sĩ của Carlos IV -chỉ huy, là chiến dịch tiêm chủng dịch bệnh
đầu tiên và lớn nhất thế giới thời đó (37).
Khởi hành từ Tây Ban Nha vào ngày 30/11/1803, hải đội của Balmis đã mang theo 26
đứa trẻ mồ côi đã được tiêm chủng như một nguồn vắc-xin “sống” (38). Hải đội của Balmis
đã tới quần đảo Canaria, Puerto Ricao, Venezuela, trong khi người phó cấp là Jose
Salvany và các phụ tá đã mang vắc-xin tới Colombia, Ecuardo, Peru, Bolivia và Chile.
Sau đó, Balmis dẫn đầu hải đội tới Cuba, Mexico và Philippines (39). Hải đội của Balmis
đặt chân tới Manila vào tháng 4/1805 (40). Từ Philippines, vào tháng 9/1805, Balmis tiếp
tục hành trình giới thiệu vắc-xin đậu mùa đến Ma Cao (thuộc địa của Bồ Đào Nha) và
Quảng Châu.
Trên thực tế, Balmis không phải là người đầu tiên nỗ lực mang vắc-xin đậu mùa tới
Ma Cao. Trước đó một thời gian, vào tháng 10/1803, sau lần thử nghiệm tiêm chủng vắcxin đậu mùa của người Anh ở Ấn Độ thành công, một sáng kiến giới thiệu vắc-xin đậu
mùa vào Trung Quốc đã được thúc đẩy bởi Thống đốc Công ty Đông Ấn Anh. Tuy nhiên,
nỗ lực này đã không đạt được kết quả bởi vắc-xin đã mất hiệu quả sau hành trình vận

chuyển kéo dài (41). Trước khi Balmis đến Ma Cao khoảng 5 tháng, vào tháng 5/1805, một
thương nhân Bồ Đào Nha là Pedro Huet trên hành trình từ Manila trở về Ma Cao trên con
tàu Esperanza đã mang theo các đứa bé được tiêm ngừa vắc-xin. Bình thường, để đi từ
Manila đến Ma Cao mất từ 8-10 ngày, nên khi Huet về đến Ma Cao cũng là thời điểm
thích hợp để lấy bạch huyết từ các đứa bé để tiêm chủng cho những người khác. Bằng
cách này, lần đầu tiên vắc-xin đậu mùa đã được giới thiệu thành công vào Trung Quốc.
Thẩm phán-thanh tra Ma Cao là Miguel de Arriaga đã ủy thác bác sĩ phẫu thuật
Domingos José Gomes thực hiện việc tiêm ngừa tại bệnh viện của Santa Casa da
Misericórdia một thời gian ngắn sau khi Huet đến. Từ Ma Cao, vắc-xin đã được giới thiệu
sang Quảng Châu. Alexander Pearson (1780-1874), bác sĩ phẫu thuật thuộc văn phịng
Cơng ty Đông Ấn Anh tại Quảng Châu cũng nhận được bạch huyết vắc-xin từ đội ngũ của
Huet và đã bắt đầu tiêm chủng cho người nước ngoài cũng như người Trung Quốc sống ở
Quảng Châu thời gian đó (42). Đến cuối năm 1805, Pearson và các trợ lý đã tiêm ngừa cho
hơn 1500 người (43). Cũng tại Quảng Châu vào tháng 12 năm đó, một văn phịng chủng
ngừa đã được thiết lập dưới sự giám sát của bác sĩ Pearson và sự hỗ trợ của một số thương
gia Quảng Châu cùng các chuyên gia y tế - những người bắt đầu nghiên cứu và áp dụng
kỹ thuật tiêm chủng mới (44). Đồng thời, nhằm phổ biến rộng rãi việc tiêm chủng, bác sĩ
Pearson đã viết một cuốn sách, được Sir George Thomas Staunton (1781-1859) dịch sang
tiếng Trung Quốc là Cuốn sách lạ về phép chủng đậu mới ở Anh quốc (英咭唎國新出種痘奇
(45)
書), xuất bản tháng 8/1805 . Cuốn sách của bác sĩ Pearson phát hành lần đầu với 200
bản đã bán hết ngay lập tức. Sau đó, nó được tái bản thêm hai lần nữa, trong đó lần tái bản
58

NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 12 (244) - 2021


Bệnh đậu mùa ở Trung Quốc…

thứ ba có bổ sung nội dung chuyến hải trình của Balmis. Ở các lần phát hành sau, cuốn

sách cịn có các tên gọi khác như Chủng đậu kỳ thư (種痘奇書), Chủng đậu kỳ pháp (種痘
(46)
奇法), Ngưu đậu kỳ pháp (牛痘奇法 ) hoặc Thái Tây chủng đậu kỳ thư (泰西種痘奇書) .
Trong lúc đó tại Ma Cao, do điều kiện khí hậu bất lợi và sự thiếu hiểu biết về cách bảo
quản nên hiệu năng của vắc-xin do Huet mang về dự trữ đã bị suy giảm (47). Từ Manila
khởi hành đi Macao vào ngày 3/9/1805 trên con tàu Bồ Đào Nha mang tên La Diligencia,
Balmis đã mang theo ba đứa trẻ Philippines như một nguồn vắc-xin sống. Sau hải trình
kéo dài 8 ngày, đến ngày 10/9 đội ngũ của Balmis cũng đã tới Ma Cao nhưng do gặp phải
bão lớn nên không thể cập bờ. Sang ngày 16/9 thì Balmis và đội ngũ của ơng được một
tàu đánh cá Trung Quốc đón lên bờ trong sự chào đón của các quan chức Bồ Đào Nha ở
địa phương (48). Thẩm phán Miguel de Arriaga tiếp tục ủy nhiệm bác sĩ Domingos José
Gomes thực hiện chương trình tiêm chủng và bảo quản vắc-xin. Balmis đã hỗ trợ và
hướng dẫn bác sĩ Gomes cách thức truyền dẫn và bảo quản an toàn nguồn bạch huyết vắcxin. Đến tháng 10/1805, Balmis rời Ma Cao đi Quảng Châu và ở lại đó khoảng hai tháng.
Khi trở lại Ma Cao, Balmis cùng Gomes đã thúc đẩy chương trình tiêm chủng tại nơi này.
Dưới sự hỗ trợ của Balmis và nỗ lực của Gomes, ở giai đoạn đầu của chương trình tiêm
chủng (từ 16/12/1805 đến 05/01/1806) có 314 người đã được tiêm ngừa, cịn ở giai đoạn
thứ hai (tháng 01/1807) có 377 người đã được tiêm ngừa (49). Như vậy, phái đoàn của
Balmis đã phối hợp với cơ quan chức năng ở Ma Cao thực hiện tiêm chủng cho 691
người (50).
Về đối tượng được thực hiện tiêm chủng đầu tiên ở Ma Cao và Quảng Châu, không
giống như cấy đậu mùa, việc tiêm chủng theo kỹ thuật Jennerian lần đầu tiên đã được tiến
hành đối với tầng lớp nghèo ở Trung Quốc. Trong báo cáo viết năm 1816, Pearson cho
biết lần tiêm chủng đầu tiên vào năm 1805-1806 “được thực hiện trước hết cho những
người bản xứ, cần thiết hơn cả là tầng lớp nghèo nhất, những người sống chen chúc với
nhau trên thuyền và những nơi khác” (51).
Ban đầu quá trình phổ biến kỹ thuật tiêm ngừa đậu mùa diễn ra khá chậm bởi nhiều
khó khăn, trong đó có cách thức bảo quản vắc-xin. Chính vì vậy nên tới năm 1816, vắcxin dường như biến mất hai lần ở Quảng Châu (vào năm 1806 và 1810). Trong báo cáo
gửi từ Quảng Châu vào tháng 2/1816, bác sĩ Pearson viết “Thực tế, kể từ khi được du
nhập vào Trung Quốc, nó đã biến mất hai lần” (52). Ngoài ra, nguồn cung ứng vắc-xin từ
bệnh đậu bò cũng khan hiếm, như bác sĩ Pearson nhận thấy “hy vọng vắc-xin có thể được

tìm thấy trên những con bị ở một số tỉnh xa xơi đã tỏ ra sai lầm” (53). Khơng chỉ thế, khó
khăn của việc phổ biến tiêm chủng còn bởi người Trung Quốc ban đầu tỏ ra hoài nghi
việc chủng ngừa, những thứ họ cho là được du nhập từ các con thuyền của người ngoại
quốc (54).
NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 12 (244) - 2021

59


LƯ VĨ AN

Bất chấp các trở ngại nói trên, nhờ sự nỗ lực của một số người nhiệt thành, từ đầu
những năm 1820, thông qua các thương hội, quan lại và một số cá nhân, việc tiêm chủng
đậu mùa dần dần đã được phổ biến ra nhiều tỉnh của Trung Quốc. Theo báo cáo của
Pearson ngày 19/03/1821, việc tiêm chủng từ Quảng Châu đã được biết tới ở Giang Tây,
Phúc Kiến, Giang Tơ và Bắc Kinh (55). Nó cũng được phổ biến sang Việt Nam (56). Như
vậy, vắc-xin đậu mùa và kỹ thuật chủng ngừa từ phía Nam đã được phổ biến lên phía Bắc
Trung Quốc. Quan trọng hơn, sau khi tiếp thu kỹ thuật tiêm chủng mới, những người
nhiệt huyết còn lập ra các cục tiêm chủng gọi là “ngưu đậu cục” (牛痘局) để thúc đẩy công
tác tiêm ngừa. Trong đó, sau cục tiêm chủng sớm nhất được thành lập ở Quảng Châu vào
năm 1805, một cục tiêm chủng khác đã được thiết lập tại hội quán Nam Hải ở Bắc Kinh
năm 1828 (57). Cục tiêm chủng cũng được thành lập ở Nam Kinh vào trận dịch đậu mùa
mùa đông năm 1834-1835. Do ảnh hưởng của phong trào Thái Bình Thiên quốc nên hoạt
động tiêm chủng đã bị gián đoạn một thời gian. Sau đó nó đã được khơi phục nhanh
chóng và từ những năm 1860 cho đến khi nhà Thanh sụp đổ năm 1911, có ít nhất 43 cục
tiêm chủng như vậy đã được thành lập khắp Trung Quốc (58). Bên cạnh đó, các tổ chức từ
thiện ở Trung Quốc, đặc biệt là các trại tế bần và cô nhi viện cũng đã sớm cung cấp việc
tiêm chủng miễn phí, đơi khi cùng với kỹ thuật cấy đậu mùa truyền thống như một hoạt
động phục vụ cho cộng đồng. Vào những năm 1840, nhiều cô nhi viện đã tiêm chủng cho
trẻ em ở các huyện (59).

Cùng với quá trình phổ biến rộng rãi kỹ thuật chủng ngừa và cơ sở tiêm ngừa, từ giữa
thế kỷ XIX, các quy tắc chung của việc tiêm chủng cũng đã được các tổ chức đặt ra và
tuân thủ chặt chẽ, chẳng hạn bác sĩ tiêm chủng được khuyến khích ưu tiên việc bảo quản
vắc-xin dự phịng, trẻ em bị mắc bệnh ngồi da sẽ không được tiêm ngừa, nhất là đối với
các bệnh nhân mắc bệnh phong; sau khi tiêm 4-5 ngày đứa trẻ phải được bác sĩ kiểm tra;
mụn mủ lành trong vòng 8-9 ngày và sẽ được truyền cho đứa trẻ khác như vắc-xin sống;
những gia đình nghèo đơi khi sẽ được trả tiền để khuyến khích tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh
và nhằm giúp cho vắc-xin không bị tuyệt chủng; chi phí sẽ do các thương hội chi trả,
ngồi ra cịn có những khoản tài trợ của các quan lại địa phương, các cửa hàng và thỉnh
thoảng từ các loại thuế khác (60).
Theo các đánh giá, việc chấp nhận kỹ thuật tiêm chủng Jennerian ở Trung Quốc thời
bấy giờ là tương đối nhanh (dưới 50 năm) khi so sánh với tiến trình cấy đậu mùa (hơn
một thế kỷ). Tuy nhanh chóng tiếp nhận kỹ thuật tiêm ngừa, nhưng người Trung Quốc
khơng hồn tồn chấp nhận nó theo cách hiểu của phương Tây mà họ lý giải kỹ thuật tiêm
ngừa Jennerian theo truyền thống y học vốn có (61). Theo quan niệm của đa số người
Trung Quốc thời bấy giờ, hai kỹ thuật cấy đậu mùa và tiêm chủng là giống nhau. Họ đã
biện giải cho kỹ thuật tiêm chủng bằng cách vay mượn nguyên tắc của các điểm huyệt
60

NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 12 (244) - 2021


Bệnh đậu mùa ở Trung Quốc…

trong châm cứu. Hai điểm trên mỗi cánh tay nơi vắc-xin được tiêm kiểm soát lục phủ-ngũ
tạng. Ngoài ra, do chịu ảnh hưởng của lý thuyết “thai độc” nên việc tiêm ngừa cũng như
cấy đậu mùa đều được xem là cách giải phóng có kiểm soát nhằm loại bỏ “thai độc” trước
khi đậu mùa xuất hiện. Hơn nữa, việc tiêm chủng đậu mùa ở Trung Quốc vẫn phải duy trì
một số nghi lễ truyền thống như nam tả nữ hữu: theo đó trẻ em trai sẽ được tiêm vắc-xin
vào cánh tay trái, còn trẻ em nữ sẽ tiêm vào cánh tay phải. Cũng như cấy đậu mùa, xuân

thu nhị kỳ được khuyến nghị là thời điểm thích hợp và tốt hơn cho việc tiêm ngừa. Về
chăm sóc sau tiêm chủng, việc uống và bơi thuốc để giải phóng “độc tố cịn lại” cũng rất
giống hình thức cấy đậu mùa. Một số người thậm chí cịn cho rằng nên bảo quản vẩy khô
chỗ tiêm và trộn chúng với sữa để uống như cách duy trì vắc-xin. Do đó, theo cách hiểu
của y học thời Thanh, kỹ thuật tiêm ngừa Jennerian hóa ra là một sự cải tiến và biến đổi
của phương pháp cấy đậu mùa trước đó (62).
Tóm lại, q trình du nhập, tiếp nhận và phổ biến kỹ thuật chủng ngừa đậu mùa của
phương Tây vào miền Nam Trung Quốc (Ma Cao và Quảng Châu) đã phản ánh các đặc
trưng của xã hội Trung Quốc thế kỷ XIX. Ma Cao và Quảng Châu là những nơi giao lưu,
tiếp xúc với phương Tây từ rất sớm nên cũng tỏ ra cởi mở và dễ dàng chấp nhận những
tiến bộ khoa học kỹ thuật mới của phương Tây du nhập vào, trong đó có vắc-xin đậu mùa
và kỹ thuật tiêm chủng. Cả hai nơi này đã duy trì được vị trí trung tâm của nguồn vắc-xin
đậu mùa khơng chỉ ở Trung Quốc mà cịn cả khu vực Viễn Đơng. Tại đây, nguồn bạch
huyết bị đã được thay thế bằng bạch huyết trâu, vốn có thuộc tính giống hệt nhau, nhưng
trâu lại phổ biến ở châu Á hơn bò (63). Về lực lượng xã hội thúc đẩy sự phát triển của kỹ
thuật tiêm chủng ở Trung Quốc thế kỷ XIX, các bác sĩ ngoại quốc, bác sĩ địa phương và
thương nhân đã đóng vai trị là những người tiên phong. Nhiều quan lại địa phương cũng
đích thân thúc đẩy hoạt động này, nhưng vì nó khơng thuộc phạm vi chức trách chính
thức của họ nên do đó việc phổ biến kỹ thuật tiêm chủng được xem là phong trào thuần
túy dân gian, không phụ thuộc vào bộ máy của triều đình nhà Thanh (64).
Kết luận
Sự kiện bác sĩ Edward Jenner khám phá ra vắc-xin ngừa đậu mùa đã đánh dấu một
bước tiến quan trọng của y học nhân loại trong nỗ lực ngăn chặn một dịch bệnh nguy
hiểm chết người là bệnh đậu mùa. Trải qua gần hai thế kỷ thúc đẩy hoạt động tiêm chủng,
đến thời điểm hiện tại bệnh đậu mùa là căn bệnh truyền nhiễm duy nhất đã được loại trừ
việc lây nhiễm ở người bằng các can thiệp y tế (65). Vắc-xin và kỹ thuật tiêm chủng đã
được phổ biến rộng khắp các châu lục. Trong đó, việc giới thiệu vắc-xin vào Ma Cao và
Quảng Châu năm 1805 đã đánh dấu sự hiện diện của thành tựu y học tiên tiến này trên
phạm vi toàn thế giới (66). Đối với xã hội Trung Quốc thời Thanh, do những ảnh hưởng
đáng kể của bệnh đậu mùa trên nhiều phương diện, việc du nhập vắc-xin và kỹ thuật

NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 12 (244) - 2021

61


LƯ VĨ AN

chủng ngừa mới của phương Tây đã mang lại cách tiếp cận mới trong việc phòng tránh
căn bệnh này. Nó cũng đánh dấu giai đoạn chuyển giao, khởi đầu của sự xung đột giữa y
học truyền thống và y học phương Tây ở Trung Quốc thời cận đại.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa bằng cách cấy truyền (variolation) và tiêm
chủng (vaccination) ở Trung Quốc cuối thời Thanh đã để lại các bài học lịch sử ý nghĩa.
Để ngăn chặn và phòng ngừa một hay bất kỳ dịch bệnh nào cũng cần một quá trình lâu
dài, bao gồm cả việc sống thích nghi với căn bệnh. Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, bên cạnh
biện pháp chữa trị hiệu quả thì việc phịng ngừa bằng cách cấy truyền hay tiêm chủng
được xem là giải pháp tối ưu. Hai trăm năm sau, trong bối cảnh đại dịch COVID-19,
Trung Quốc cũng đã áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, trong đó
việc nghiên cứu, sản xuất vắc-xin và thúc đẩy hoạt động tiêm chủng vắc-xin trở thành vấn
đề cấp bách. Việc sản xuất hai loại vắc-xin nội địa phịng ngừa COVID-19 dựa trên cơng
nghệ virus bất hoạt (đưa trực tiếp mầm bệnh nhưng mất khả năng gây bệnh) là BBIBPCorV (VeroCell) của Sinopharm và CoronaVac của Sinovac đã cho thấy bản chất “dĩ độc
trị độc” vốn có của phương pháp cấy đậu mùa truyền thống. Ngồi ra, Trung Quốc cũng
tiếp thu kĩ thuật tiên tiến mRNA trong thử nghiệm và sản xuất vắc-xin ARCoVax. Rõ
ràng, hai xu hướng truyền thống và canh tân đã trở thành hai mặt vừa đối lập vừa hậu
thuẫn lẫn nhau trong q trình phịng ngừa dịch bệnh của lịch sử Trung Quốc.

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

(1), (3) Chang Chia-Feng, 1996, Aspects of Smallpox and Its Significance in Chinese History,
Dissertation, University of London, p.48.
(2) Chenxue Jiang - Boying Ma, 2019, A Historical Overview on Medical Exchanges between

China and Vietnam, Chinese Medicine and Culture, Vol. 2, No. 4, p.167.
(4) Joseph P. Byrne, 2008, Encyclopedia of Pestilence, Pandemics, and Plagues, Greenwood Press,
Connecticut, p.678.
(5) S.L. Kotar - J.E. Gessler, 2013, Smallpox: A History, McFarland & Company, Inc., Publishers,
North Carolina, p.6.
(6) Chang Chia-Feng, Ibid., p.170.
(7) Michael Bennett, 2020, War Against Smallpox: Edward Jenner and the Global Spread of
Vaccination, Cambridge University Press, Cambridge, p.9-10.
(8) Peter C. Perdue, 2005, China Marches West: The Qing Conquest of Central Eurasia,
Massachusetts: Harvard University Press, p.47.
(9) 邱 仲 麟 ,2 01 7 年 , 《 明 代 以 降的 痘 神 廟 與痘 神 信 仰 》 , 中央 研 究 院 歷 史語 言研
究 所 集 刊 , 页 786.
(10) F. Fenner - D.A. Henderson - I. Arita - Z Ježek - I.D. Ladnyi, 1988, Smallpox and Its
Eradication, World Health Organization, Geneva, p.226.

62

NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 12 (244) - 2021


Bệnh đậu mùa ở Trung Quốc…

(11) Chang Chia-Feng, Ibid., p.174-175.
(12) F. Fenner - et al., Ibid., p.226.
(13) Chang Chia-Feng, Ibid., p.180.
(14) Chang Chia-Feng, Ibid., p.172.
(15) Chang Chia-Feng, 2002, Disease and Its Impact on Politics, Diplomacy, and the Military: The
Case of Smallpox and the Manchus (1613-1795), Journal of the History of Medicine, Vol. 57, p. 189.
(16) Chang Chia-Feng, Ibid., p. 185.
(17) Chang Chia-Feng, Ibid., p. 189.

(18) F. Fenner - et al., Ibid., p. 226.
(19) S.L. Kotar - J.E. Gessler, Ibid., p.6.
(20) Chang Chia-Feng, Ibid., p.88.
(21) Chang Chia-Feng, Ibid., p.92.
(22) S.L. Kotar - J.E. Gessler, Ibid., p.9.
(23) Joseph P. Byrne, Ibid., p.743.
(24) F. Fenner - et al., Ibid., pp.246, 252.
(25) F. Fenner - et al., Ibid., p.252.
(26) Joseph Needham, 1980, China and the Origins of Immunology, University of Hongkong,
Hongkong, p.6-7.
(27) Angela Ki Che Leung, 2011, ‘Variolation’ and Vaccination in Late Imperial China, Ca 1570-1911,
in Stanley A. Plotkin (ed.), History of Vaccine Development, Springer, New York, p. 6.
(28) Angela Ki Che Leung, Ibid., p.6.
(29) Angela Ki Che Leung, Ibid., p.7-8.
(30) Alfred Jay Bollet, 2004, Plagues & Poxes: The Impact of Human History on Epidemic
Disease, Demos, New York, p. 84.
(31) Derrick Baxby, 2011, Edward Jenner’s Role in the Introduction of Smallpox Vaccine, in
Stanley A. Plotkin (ed.), History of Vaccine Development, Springer, New York, p. 16.
(32) S.L. Kotar - J.E. Gessler, Ibid., p. 50.
(33) Joseph P. Byrne, Ibid., p.745.
(34) Derrick Baxby, Ibid., p.15.
(35) F. Fenner - et al., Ibid., pp.264-267.
(36) F. Fenner - et al., Ibid., p.262.
(37) Catherine Mark - José G. Rigau Pérez, 2009, The World’s First Immunization Campaign: The
Spanish Smallpox Vaccine Expedition, 1803-1813, Bulletin of the History of Medicine, Vol. 63, No.
1, p.66.
(38) Thomas B. Colvin, 2006, Arms Around the World: The Introduction of Smallpox Vaccine into
the Philippines and Macao in 1805, Revista de Cultura (Review of Culture), Vol. 18, II Centenỏrio da
Introduỗóo da Vacina Contra a Varíola em Macau, p.72.
(39) Catherine Mark - José G. Rigau Pérez, Ibid., p.66.


NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 12 (244) - 2021

63


LƯ VĨ AN

(40) Thomas B. Colvin, Ibid., p. 75.
(41) Isabel Morais, 2006, Smallpox Vaccinations and the Portuguese in Macao, Revista de Cultura
(Review of Culture), Vol. 18, II Centenỏrio da Introduỗóo da Vacina Contra a Varíola em Macau, p. 118.
(42) Dong Shaoxin, 2006, Odes on Guilding Smallpox Out: Qiu Xi’s Contribution to Vaccination
in China, Revista de Cultura (Review of Culture), Vol. 18, II Centenỏrio da Introduỗóo da Vacina
Contra a Varớola em Macau, p. 99.
(43) Michael Bennett, Ibid., p. 346.
(44) Angela Ki Che Leung, Ibid., p. 8.
(45) Dong Shaoxin, Ibid., p. 100.
(46) 張嘉鳳,2007 年,《十九世紀初牛痘的在地化-以《(口英)咭唎國新出種痘奇書》、
《西洋種痘論》與《引痘略》為討論中心》,中央研究院歷史語言研究所集刊,第 78 本 4 分,页

760
(47) Isabel Morais, Ibid., p. 118.
(48) Isabel Morais, Ibid., p. 119.
(49) Isabel Morais, Ibid., p. 121.
(50) 張嘉鳳,同上,页 758。
(51) Angela Ki Che Leung, Ibid., p. 9.
(52) Dong Shaoxin, Ibid., p. 102.
(53), (55) Angela Ki Che Leung, Ibid., p. 8.
(54) Dong Shaoxin, Ibid., p. 106.
(56) Xem bài viết của Lư Vĩ An, 2021, Bệnh đậu mùa ở Việt Nam thời Nguyễn và việc tiếp cận

vắc-xin đậu mùa của nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX, Tạp chí Khoa học Xã hội miền Trung, số 03
(71), tr. 49-59.
(57) 梁其姿 著,2012 年,《面对疾病:传统中国社会的医疗观念与组织》,北 京: 中 国人
民大学出版社,页 62。
(58),(60) Angela Ki Che Leung, Ibid., p. 9.
(59) 梁其姿 著,同上,页 63。
(61) Chang Chia-Feng, 1996, Ibid., p. 164-165.
(62) Angela Ki Che Leung, Ibid., p. 10.
(63) Isabel Morais, Ibid., p. 122.
(64) 梁其姿 著,同上,页 66。
(65) Ở châu Á, trường hợp cuối cùng mắc bệnh đậu mùa được ghi nhận tại Bangladesh vào tháng
10/1975, còn trên thế giới trường hợp mắc bệnh đậu mùa cuối cùng là tại Somalia vào ngày
26/10/1977. Dẫn theo Alfred Jay Bollet, Ibid., p. 86.
(66) Michael Bennett, Ibid., p. 325.

64

NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 12 (244) - 2021



×