Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

HIỂU BIẾT VỀ TỔ CHỨC WTO, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI TỪNG NHÓM NGÀNH.doc.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.52 KB, 20 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN: HIỂU BIẾT VỀ TỔ CHỨC WTO,
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI TỪNG NHÓM NGÀNH
I. Tìm Hiểu Về Tổ Chức Thương mại Thế giới (WTO):

Tổ chức Thương mại Thế giới: (tiếng Anh: World Trade Organization,
viết tắt WTO); là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở tại Geneve, Thụy Sĩ, có
chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với
nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại
bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Tính
đến ngày 7 tháng 11 năm 2006, WTO có 150 thành viên. Mọi thành viên của
WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất
định trong thương mại.
Nguồn gốc:
Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức
Thương mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương
mại giữa các nước. Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên
Hiệp Quốc về Thương mại và Việc làm tại Havana tháng 3 năm 1948. Đó là
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT đóng vai trò
là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần
50 năm sau đó. Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, ký
kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới.
Vòng đám phán thứ tám, vòng đàm phán Uruguay, kết thúc vào năm
1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho
GATT. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa,
quản lý, và mở rộng. Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp
ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể. WTO chính
thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995.
Chức năng:
WTO có các chức năng sau:
- Quản lý việc thực hiện các hiệp định của WTO
- Diễn đàn đàm phán về thương mại


- Giải quyết các tranh chấp về thương mại
- Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia
- Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.
1
Đàm phán:
Phần lớn các quyết định của WTO đếu dựa trên cơ sở đàm phán và
đồng thuận. Mỗi thành viên của WTO có một phiếu bầu có giá trị ngang
nhau.
Nguyên tắc đồng thuận có ưu điểm là nó khuyến khích nỗ lực tìm ra
một quyết định khả dĩ nhất được tất cả các thành viên chấp nhận. Nhược
điểm của nó là tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực để có được một quyết
định đồng thuận. Đồng thời, nó dẫn đến xu hướng sử dụng những cách diễn
đạt chung chung trong hiệp định đối với những vấn đề có nhiều tranh cãi,
khiến cho việc diễn giải các hiệp định gặp nhiều khó khăn.
Trên thực tế, đàm phán của WTO diễn ra không phải qua sự nhất trí của
tất cả các thành viên, mà qua một quá trình đàm phán không chính thức giữa
những nhóm nước. Quá trình này thường bị nhiều nước đang phát triển chỉ
trích vì họ hoàn toàn phải đứng ngoài các cuộc đàm phán như vậy.
Giải quyết tranh chấp:
Ngoài việc là diễn đàn đàm phán các quy định thương mại, WTO còn
hoạt động như một trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành
viên liên quan đến việc áp dụng quy định của WTO. Không giống như các tổ
chức quốc tế khác, WTO có quyền lực đáng kể trong việc thực thi các quyết
định của mình thông qua việc cho phép áp dụng trừng phạt thương mại đối
với thành viên không tuân thủ theo phán quyết của WTO. Một nước thành
viên có thể kiện lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO nếu như họ
tin rằng một nước thành viên khác đã vi phạm quy định của WTO.
Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO bao gồm hai cấp: sơ thẩm và
phúc thẩm. Trong trường hợp thành viên vi phạm quy định của WTO không

có các biện pháp sửa chữa theo như quyết định của Hội Đồng Giải Quyết
Tranh Chấp, Hội đồng có thể ủy quyền cho thành viên đi kiện áp dụng các
"biện pháp trả đũa" (trừng phạt thương mại). Những biện pháp như vậy có ý
nghĩa rất lớn khi chúng được áp dụng bởi một thành viên có tiềm lực kinh tế
mạnh như Hoa Kỳ hay Liên minh châu Âu. Ngược lại, ý nghĩa của chúng
giảm đi nhiều khi thành viên đi kiện có tiềm lực kinh tế yếu trong khi thành
viên vi phạm có tiềm lực kinh tế mạnh hơn.
Cơ cấu tổ chức:
Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy
ban của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết
Tranh chấp và các ủy ban đặc thù.
- Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng
Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít
nhất hai năm một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên
WTO. Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan
2
(chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu). Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết
định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của
WTO.
- Cấp thứ hai: Đại Hội đồng
Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại
Hội đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách
Thương mại. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng thực tế thành phần của 3 cơ
quan đều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc
tương đương) của tất cả các nước thành viên. Điểm khác nhau giữa chúng là
chúng được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO.
Đại Hội đồng là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva,
được nhóm họp thường xuyên. Đại Hội đồng bao gồm đại diện (thường là
cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên và có thẩm
quyền quyết định nhân danh hội nghị bộ trưởng (vốn chỉ nhóm họp hai năm

một lần) đối với tất cả các công việc của WTO.
Hội đồng Giải quyết Tranh chấp được nhóm họp để xem xét và phê
chuẩn các phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ
quan Phúc thẩm đệ trình. Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước
thành viên (cấp đại sứ hoặc tương đương).
Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại được nhóm họp để thực
hiện việc rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế
rà soát chính sách thương mại. Đối với những thành viên có tiềm lực kinh tế
lớn, việc rà soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần. Đối với những
thành viên khác, việc rà soát có thể được tiến hành cách quãng hơn.
- Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại
Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại Hội đồng.
Có ba Hội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng
Thương mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ
liên quan đến Thương mại. Mội hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng.
Cũng tương tự như Đại Hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện của tất cả
các nước thành viên WTO. Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và
cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại Hội đồng các vấn đề
riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương
mại khu vực, và các vấn đề quản lý khác. Đáng chú ý là trong số này có
nhóm Công tác về việc Gia nhập, chịu trách nhiệm làm việc với các nước
xin gia nhập WTO.
Hội đồng Thương mại Hàng hóa chịu trách nhiệm đối với các hoạt
động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
(GATT), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về hàng hóa.
3
Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt
động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS),
tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ.
Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến

Thương mại chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp
định về Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại
(TRIPS), cũng như việc phối hợp với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh
vực quyền sở hữu trí tuệ.
- Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan
Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh
vực chuyên môn riêng biệt.
Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác,
và 1 ủy ban đặc thù.
Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và
2 ủy ban đặc thù.
Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và
Cơ quan Phúc thẩm.
Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán DOHA, WTO đã
thành lập Ủy ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại Hội đồng để thức
đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán. Ủy ban này bao gồm nhiều
nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Các nguyên tắc:
- Không phân biệt đối xử:
+ Đãi ngộ quốc gia: Không được đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước
ngoài cũng như những người kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó kém
hơn mức độ đãi ngộ dành cho các đối tượng tương tự trong nước.
+ Đãi ngộ tối huệ quốc: Các ưu đãi thương mại của một thành viên
dành cho một thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các thành
viên trong WTO.
- Tự do mậu dịch hơn nữa: dần dần thông qua đàm phán
- Tính Dự đoán thông qua Liên kết và Minh bạch: Các quy định và
quy chế thương mại phải được công bố công khai và thực hiện một cách ổn
định.
- Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển: Giành những thuận lợi và

ưu đãi hơn cho các thành viên là các quốc gia đang pháp triển trong khuôn
khổ các chỉ định của WTO.
- Thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương mại giữa các
nước thành viên
4
Các hiệp định:
Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều
chỉnh các vấn đề về thương mại quốc tế. Tất cả các hiệp định này nằm trong
4 phụ lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới
được ký kết tại Marrakesh, Maroc vào ngày 15 tháng 4 năm 1994. Bốn phụ
lục đó bao gồm các hiệp định quy định các quy tắc luật lệ trong thương mại
quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp, cơ chế rà soát chính sách thương mại
của các nước thành viên, các thỏa thuận tự nguyện của một số thành viên về
một số vấn đề không đạt được đồng thuận tại diễn đàn chung. Các nước
muốn trở thành thành viên của WTO phải ký kết và phê chuẩn hầu hết
những hiệp định này, ngoại trừ các thỏa thuận tự nguyện. Sau đây sẽ là một
số hiệp định của WTO:
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994)
Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS)
Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu
Trí tuệ (TRIPS)
Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS)
Hiệp định về Nông nghiệp (AoA)
Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC)
Hiệp định về Chống bán Phá giá
Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng
Hiệp định về Tự vệ
Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu
Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch (SPS)
Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT)

Hiệp định về Định giá Hải quan
Hiệp định về Kiểm định Hàng trước khi Vận chuyển
Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa (ROO)
Thỏa thuận về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp
5
II. Những Cơ Hội Và Thách Thức Chính Trong Toàn Bộ Nền
Kinh Tế Việt Nam Khi Gia Nhập WTO:
Ngày 07 tháng 11 năm 2006, nước ta đã chính thức được kết nạp vào tổ
chức này.
1. Tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới, nước ta đứng trước
những cơ hội lớn như sau:
- Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành
viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các
nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị
phân biệt đối xử. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường
xuất khẩu và trong tương lai - với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và nền
kinh tế nước ta - mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia.
Với một nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta, kim ngạch xuất
khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố
bảo đảm tăng trưởng.
- Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế
quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày
càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy
tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu
tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản
lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và chuyển
dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo
đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách với các nước. Thực tế trong
những năm qua đã chỉ rõ, cùng với phát huy nội lực, đầu tư nước ngoài có

vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta và xu thế này ngày càng nổi trội:
năm 2006, đầu tư nước ngoài chiếm 37% giá trị sản xuất công nghiệp, gần
56% kim ngạch xuất khẩu và 15,5% GDP, thu hút hơn một triệu lao động
trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành
viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội
để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý
hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Đương
nhiên kết quả đấu tranh còn tuỳ thuộc vào thế và lực của ta, vào khả năng
tập hợp lực lượng và năng lực quản lý điều hành của ta.
6
- Mặc dù chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách thể
chế kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài
nhưng chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng
thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của
ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn.
- Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm đổi
mới, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo
điều kiện cho ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương
châm: Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong
cộng đồng thế giới vì hoà bình, hợp tác và phát triển.
Trong khi nhận thức rõ những cơ hội có được do việc gia nhập WTO
mang lại, cần thấy hết những thách thức mà chúng ta phải đối đầu, nhất là
trong điều kiện nước ta là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, quản lý
nhà nước còn nhiều yếu kém và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh
nhân còn nhỏ bé.
Những thách thức này bắt nguồn từ sự chênh lệch giữa năng lực nội
sinh của đất nước với yêu cầu hội nhập, từ những tác động tiêu cực tiềm
tàng của chính quá trình hội nhập.
2. Những thách thức này gồm:

- Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình
diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản
phẩm các nước, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước,
không chỉ trên thị trường thế giới và ngay trên thị trường nước ta do thuế
nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17,4% hiện nay xuống mức
trung bình 13,4% trong vòng 3 đến 5 năm tới, nhiều mặt hàng còn giảm
mạnh hơn.
Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, doanh
nghiệp với doanh nghiệp. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước và nhà nước
trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát
huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài. Chiến lược phát triển có phát huy
được lợi thế so sánh hay không, có thể hiện được khả năng “phản ánh vượt
trước” trong một thế giới biến đổi nhanh chóng hay không.
Chính sách quản lý có tạo được chi phí giao dịch xã hội thấp nhất cho
sản xuất kinh doanh hay không, có tạo dựng được môi trường kinh doanh,
đầu tư thông thoáng, thuận lợi hay không v.v… Tổng hợp các yếu tố cạnh
tranh trên đây sẽ tạo nên sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế, sức cạnh
tranh quốc gia.
7
- Trên thế giới sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng
đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở
mỗi quốc gia, sự “phân phối” lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân
cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu
hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ
tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính
sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt
chủ trương của Đảng: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”.
- Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ
thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các

nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có
chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình
hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích
cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường
thế giới. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa
hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây
là khó khăn không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vươn lên mạnh mẽ,
với lòng tự hào và trách nhiệm rất cao trước quốc gia, trước dân tộc.
- Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ
môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.
Như vậy, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế
vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ. Cơ hội tự nó
không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tuỳ thuộc vào khả
năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng
tác động của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta.
Cơ hội và thách thức không phải “nhất thành bất biến” mà luôn vận
động, chuyển hoá và thách thức đối với ngành này có thể là cơ hội cho
ngành khác phát triển. Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt
qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận
dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách thức sẽ
chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. Ở đây, nhân tố chủ
quan, nội lực của đất nước, tinh thần tự lực tự cường của toàn dân tộc là
quyết định nhất.
Với thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới, quá trình chuyển biến tích
cực trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế những năm vừa qua, cùng với kinh
nghiệm và kết quả của nhiều nước gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
trước ta, cho chúng ta niềm tin vững chắc rằng: Chúng ta hoàn toàn có thể
tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. Có thể có một số doanh nghiệp khó
8

×