Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay (Tập 1) - Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.96 MB, 216 trang )


Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
ThS. PHẠM THỊ THINH
Biên tập nội dung:

ThS. PHẠM THỊ NGỌC BÍCH
TS. VŨ THỊ HƯƠNG
TS. NGUYỄN DIỆU LINH
NGUYỄN MAI ANH
ThS. NGUYỄN THANH HƯƠNG

Trình bày bìa:
Chế bản vi tính:
Sửa bản in:
Đọc sách mẫu:

ĐƯỜNG HỒNG MAI
NGUYỄN THỊ HẰNG
TẠ THU THỦY
NGUYỄN MAI ANH
NGUYỄN THANH HƯƠNG





4


TIỂU BAN NỘI DUNG CỦA BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
Căn cứ Kế hoạch số 260/KH-UBND, ngày 13/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bến Tre về tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu;
Căn cứ Quyết định số 98/QĐ-UBND, ngày 17/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bến Tre về việc thành lập Ban Tổ chức, các Tiểu ban Hội thảo khoa học quốc tế về
Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu;
Căn cứ cuộc họp ngày 16/02/2022, thống nhất phân công nhiệm vụ cụ thể của các
thành viên (tổ chức, cá nhân), Ban Tổ chức Hội thảo phân cơng nhiệm vụ Tiểu ban
Nội dung như sau:
BAN TỔ CHỨC
Ơng TRẦN NGỌC TAM
GS.TS. NGUYỄN CHÍ BỀN
PGS.TS. PHẠM LAN OANH
PGS.TS. NGUYỄN THẾ DŨNG
Ông CAO VĂN DŨNG
Ông NGUYỄN TRÚC SƠN
Ông NGUYỄN VĂN B N
Ông NGUYỄN VĂN VƯNG
Ông VÕ VĂN BÉ HAI
Ông NGÔ VĂN TÁN
Ơng HUỲNH TRUNG TÍNH
Ơng HỒ VĂN CAM
Bà TRẦN THỊ BÍCH VÂN

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Bến Tre, Trưởng ban
Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh,
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia
Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Thành phố
Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch
Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre
Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Bến Tre
Phó Giám đốc Sở Khoa học và Cơng nghệ tỉnh
Bến Tre
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh
Bến Tre
Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Nguyễn
Đình Chiểu
Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh
Bến Tre (phụ trách công tác đối ngoại)
TỔ GIÚP VIỆC

TS. PHẠM VĂN LUÂN
ThS. LÊ THỊ KIM NGỌC
TS. NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM

Trường Cao đẳng Bến Tre
Chun viên Phịng Quản lý Văn hóa và Gia đình,
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre
Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh,
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch



5

LỜI NH XUẤT BẢN

N

guyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, là một

nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX.

Khi thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, ông đã rời bỏ quê mẹ
Gia Định để về sống ở quê vợ Cần Giuộc (tỉnh Long An ngày nay), sau đó
về Ba Tri (tỉnh Bến Tre) sống 26 năm cho đến khi an nghỉ tại đây. Ông đã
để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học bất hủ, tiêu biểu như Lục Vân Tiên;
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; Dương Từ - Hà Mậu... Tại Kỳ họp lần thứ 41
của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc
(UNESCO) (tháng 11/2021) đã ra Nghị quyết 41C/15 vinh danh Danh
nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu và năm 2022, tổ chức kỷ niệm
200 năm ngày sinh của Cụ Đồ Chiểu. Việc ra Nghị quyết UNESCO cùng
tổ chức vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh, năm mất Danh nhân
văn hóa Nguyễn Đình Chiểu đã khẳng định tầm quan trọng và sự cơng
nhận trên bình diện thế giới đối với Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình
Chiểu, người đã đóng góp to lớn cho sự phát triển văn hóa và tăng cường
hiểu biết quốc tế, tạo nên sự gần gũi giữa các dân tộc và đóng góp cho hịa
bình thế giới.
Nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Danh nhân văn hóa thế
giới Nguyễn Đình Chiểu, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre chủ trì, phối hợp
với các cơ quan hữu quan tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Danh nhân
Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay với mong muốn là diễn

đàn để các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trao đổi, thảo luận, tiếp tục làm
sáng rõ nhiều vấn đề xung quanh thời đại, quê hương và gia đình của
Nguyễn Đình Chiểu; vị thế của nhà văn hóa được UNESCO vinh danh và
giá trị các tác phẩm,... từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục bảo vệ và phát
huy di sản của Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu.


6

DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY

Hội thảo thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu, nhà
khoa học ở trong và ngoài nước, thể hiện ở số lượng lớn các tham luận gửi
về Ban Tổ chức Hội thảo. Để thuận tiện cho bạn đọc theo dõi, chúng tơi
trình bày tồn văn Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế thành 2 quyển với
số lượng trang phù hợp, được sắp xếp theo các chủ đề mà Ban Tổ chức
Hội thảo đã xây dựng. Phần cuối của quyển II, chúng tơi trình bày danh
sách tên và tác giả một số tham luận, vì những lý do khách quan và chủ
quan, khơng trình bày tồn văn trong Kỷ yếu. Văn bản tác phẩm của
Nguyễn Đình Chiểu có khác nhau. Ban Tổ chức Hội thảo và Nhà xuất bản
tôn trọng văn bản các tác giả tham luận sử dụng. Các tham luận gửi đến
Hội thảo thể hiện quan điểm riêng của các tác giả với nhiều cách tiếp cận
khác nhau xung quanh chủ đề Hội thảo.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật trân trọng giới thiệu toàn
văn các tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế quan trọng này.
Tháng 6 năm 2022
NH XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT


7


PHẦN THỨ NHẤT

TỔNG QUÁT


8


9

BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
“DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY”
Ơng TRẦN NGỌC TAM*

I

Q

nội của Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)
là làng Bồ Điền, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa

Thiên Huế hiện nay, còn quê ngoại của Cụ hiện nay thuộc phường Cầu
Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh Bến Tre là vùng quê Cụ gắn
bó 26 năm cuối đời và an nghỉ tại đây. Nhà thơ, người thầy giáo, người
thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu được các thế hệ người dân Bến Tre từ bấy
đến nay kính trọng, yêu quý. Giữa năm 2020 và cả năm 2021, Tỉnh ủy,
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã xây dựng hồ sơ
khoa học quốc gia về danh nhân Nguyễn Đình Chiểu đệ trình UNESCO

cùng kỷ niệm lần thứ 200 năm sinh của Cụ. Các quốc gia Thái Lan, Hàn
Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đã đồng giới thiệu hồ sơ về danh nhân Nguyễn
Đình Chiểu. Ngày 23/11/2021, Đại hội đồng UNESCO đã thông qua Nghị
quyết 41C/15 để các quốc gia thành viên của UNESCO cùng kỷ niệm
200 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Để nhìn nhận tiến trình
nghiên cứu hơn 150 năm về danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, căn cứ vào
_______________
* Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, Trưởng Ban Tổ chức
Hội thảo.


10

DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY

Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg, ngày 21/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ
về tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam tổ chức hội
thảo khoa học quốc tế: Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại
ngày nay.
II

Nhìn ở phương diện thời gian, việc nghiên cứu khoa học về nhà
thơ, nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu đã có một lịch trình gần 160 năm.
Nhiều cơng trình nghiên cứu về Cụ đã được cơng bố dưới các hình thức
khác nhau như chun luận, tiểu luận, bằng các thứ tiếng khác nhau.
Năm 1972, kỷ niệm lần thứ 150 năm ngày sinh của Cụ, tại Hà Nội đã
diễn ra các hội thảo khoa học của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam và
các trường đại học để các nhà khoa học công bố những nghiên cứu về

Cụ. Ngày 22/6/1972, Hội nghị khoa học về Nguyễn Đình Chiểu do Ủy
ban Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức với sự tham gia tham luận của
các giáo sư Nguyễn Khánh Toàn, Vũ Đức Phúc, Phạm Thiều, Ca Văn
Thỉnh, các nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh, Bùi Thanh Ba, Nguyễn
Quang Vinh, Nguyễn Liệu, v.v.. Năm 1973, Nhà xuất bản Khoa học xã
hội đã tập hợp các bài tham luận tại Hội nghị khoa học này để xuất
bản thành sách với tựa đề Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương yêu nước và
lao động nghệ thuật.
Năm 1982, kỷ niệm lần thứ 160 ngày sinh của Cụ, giới khoa học cả
nước đã về Bến Tre tham dự Hội nghị khoa học quốc gia đầu tiên về
Nguyễn Đình Chiểu do Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh,
thừa ủy quyền của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, phối hợp cùng tỉnh
Bến Tre tổ chức vào ngày 29, 30/6/1982. Gần 200 nhà khoa học từ các
viện nghiên cứu, các trường đại học ở mọi miền đất nước Việt Nam đã về


11

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

Bến Tre tham dự Hội nghị khoa học này. Năm 1984, Sở Văn hóa và
Thơng tin cùng Hội Văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre đã xuất bản
Kỷ yếu Hội nghị khoa học này.
Trong 40 năm qua, nhiều cơng trình nghiên cứu về nhà thơ, nhà văn
hóa Nguyễn Đình Chiểu của các nhà khoa học Việt Nam và nước ngồi
tiếp tục được cơng bố. Nhìn lại tiến trình nghiên cứu con người và sự
nghiệp Nguyễn Đình Chiểu, rõ ràng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
III

Hơn sáu tháng qua, từ khi thông báo thư mời viết tham luận tới các

nhà khoa học, các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngồi
nước, Ban Tổ chức đã nhận được rất nhiều tóm tắt đăng ký tham gia hội
thảo khoa học quốc tế đầu tiên về Nguyễn Đình Chiểu do tỉnh Bến Tre
phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban quốc gia
UNESCO Việt Nam tổ chức. Toàn văn tham luận của các tác giả đã được
gửi đến Ban Tổ chức. 97 toàn văn tham luận của các tác giả Việt Nam và
nước ngồi đã được nhóm thường trực của Tiểu ban nội dung đọc, thẩm
định. Để thuận lợi cho việc tiếp nhận tham luận của các nhà khoa học nói
riêng, bạn đọc nói chung, Ban Tổ chức sắp xếp các tham luận của các nhà
khoa học Việt Nam và nước ngoài theo các chủ đề:
- Thời đại, quê hương và gia đình.
- Nhà thơ lớn, vị thế, giá trị và văn bản tác phẩm.
- Nhà văn hóa được UNESCO ghi danh.
- Bảo vệ và phát huy di sản của Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu.
Trong từng nhóm chủ đề, Ban Tổ chức sắp xếp theo thứ tự a, b, c tên
tác giả. Mỗi tham luận, chúng tơi có tóm tắt tiếng Việt, tiếng Anh và tồn
văn tham luận bằng tiếng Việt. Các nhà khoa học trong nước và nước
ngoài nghiên cứu vấn đề mà tác giả trình bày có thể trao đổi, thậm chí là
tranh luận học thuật, để tiến trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu có


12

DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY

sự phát triển hơn nữa. Rất tiếc, khuôn khổ kỷ yếu có hạn, nên Ban Tổ
chức xin phép các nhà khoa học ở nước ngồi khơng in bản gốc tham luận
của các quý vị, mà in bản dịch sang tiếng Việt. Ban Tổ chức lưu trữ đầy
đủ tham luận của các tác giả nước ngoài. Cũng trong Kỷ yếu Hội thảo,
Ban Tổ chức giới thiệu danh sách tên và tác giả một số tham luận,

do nguyên nhân chủ quan, khách quan, Ban Tổ chức chưa đưa in toàn
văn trong Kỷ yếu Hội thảo.
IV

Ở thời điểm hiện nay, sau khi Đại hội đồng UNESCO đã có Nghị
quyết 41C/15 về kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu,
cơng việc nghiên cứu danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, theo suy nghĩ có
thể cịn hạn chế của chúng tơi, đang đặt ra những vấn đề sau đây:
Thế kỷ XIX là thế kỷ mà nhân loại đứng trước vấn đề các nước tư
bản phương Tây, do nhu cầu mở mang thuộc địa, tìm kiếm nguyên, nhiên
liệu cho phát triển tư bản nên đã xâm lược các quốc gia ở châu Á, châu
Phi và nam châu Mỹ. Thực dân hóa và giải thực dân hóa ở các quốc gia
thuộc châu Á, châu Phi, nam châu Mỹ là hai xu hướng của thế kỷ XIX.
Lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XIX là “một thời kỳ khổ nhục nhưng vĩ
đại”- Phạm Văn Đồng, cũng nằm trong xu hướng ấy. Vậy, danh nhân
Nguyễn Đình Chiểu có vị thế như thế nào trong xu hướng giải thực dân
hóa ở Việt Nam, ở khu vực và thế giới, qua tác phẩm và sự kiện trong
cuộc đời. Tư tưởng nhân văn và sáng tạo văn hóa của Cụ, rõ ràng cần tiếp
tục nghiên cứu để thành hành trang của thế hệ hơm nay đi tới tương lai.
Gia phả của dịng họ Nguyễn Đình của Nguyễn Đình Chiểu tại quê
nội và tại Bến Tre đã được nghiên cứu, nhưng không phải khơng cịn
những vấn đề đặt ra, nhất là từ các con (như Nguyễn Thị Xuân Khuê (tức
Sương Nguyệt Anh), Nguyễn Đình Chiêm, v.v..) của Nguyễn Đình Chiểu
tại Bến Tre trở xuống. Ảnh hưởng của Nguyễn Đình Chiểu, đời thứ 9 của


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

13


dòng họ Nguyễn Đình với các đời sau thế nào? Vai trị của vùng quê
Bến Tre với danh nhân Nguyễn Đình Chiểu như thế nào?
Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu có 3 truyện thơ Nôm, 3 bài văn tế
và các bài thơ luật Đường cùng một số tác phẩm khác. Cụ đã nối tiếp
truyền thống và đổi mới truyền thống của các thể loại này ra sao? Vai trị
của Nguyễn Đình Chiểu với văn học Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX và lịch
sử văn chương Việt Nam. Tình yêu thương con người, tư tưởng nhân văn,
chân dung những người nông dân, những tướng lĩnh được tạc vào lịch sử
chống xâm lăng của Việt Nam đã được giới nghiên cứu khoa học khẳng
định, nhưng vẫn cần tiếp tục nghiên cứu.
Nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu: triết lý và mẫu người văn hóa, sự
nhất quán giữa hành động trong đời thực và triết lý thể hiện trong tác
phẩm văn chương cần nghiên cứu kỹ hơn, nhất là người thầy thuốc, người
thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu.
Thời đại ngày nay ắt khác với thời đại mà Nguyễn Đình Chiểu sống.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0)
khiến nhiều vấn đề trong đời sống của nhân loại biến đổi. Vấn đề bảo vệ,
phát huy di sản văn hóa, giá trị của di sản văn hóa của danh nhân
Nguyễn Đình Chiểu cần đặt trong bối cảnh thời đại này. Những năm qua,
tỉnh Bến Tre đã cố gắng thực hiện nhiều công việc để bảo vệ và phát huy
giá trị của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu nhưng bối cảnh mới, vị thế
mới của danh nhân, cần làm những cơng việc gì nữa? Gắn kết danh nhân
Nguyễn Đình Chiểu với phát triển du lịch bền vững như thế nào, bảo vệ
và phát huy di sản văn hóa vật thể, phi vật thể liên quan đến Nguyễn
Đình Chiểu ra sao, đó là những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Cũng
trong bối cảnh thời đại này, văn bản tác phẩm của Cụ, trừ một bài thơ Cụ
viết bằng chữ Hán, cịn lại đều bằng chữ Nơm, mà không được Cụ trực
tiếp viết, mà Cụ đọc cho người nhà, người thân chép lại tác phẩm của
mình, cho nên không thể không đặt ra vấn đề tiếp tục nghiên cứu văn
bản tác phẩm của Cụ.



14

DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY

Có thể cịn những vấn đề khoa học khác đặt ra từ tiến trình nghiên
cứu danh nhân Nguyễn Đình Chiểu. Ban Tổ chức quan niệm rằng, với
tấm lịng, sự kính trọng với Nguyễn Đình Chiểu, mỗi tham luận của mỗi
tác giả chứa đựng những ý tưởng khoa học khác nhau, phương pháp và
cách tiếp cận khác nhau, đã cố gắng in toàn văn để các nhà khoa học
tham gia hội thảo khoa học quốc tế tiếp cận, từ đó trao đổi, thảo luận./.


15

TỔNG QUAN TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
GS.TS. NGUYỄN CHÍ BỀN*

Tóm tắt: Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) là một nhà thơ
lớn, nhà văn hoá kiệt xuất của dân tộc Việt Nam được
UNESCO kỷ niệm 200 năm ngày sinh theo Nghị quyết 41C/15
của Đại hội đồng UNESCO ngày 23/11/2021. Từ khi Nguyễn
Đình Chiểu cịn sống và đến nay, con người và sự nghiệp của
Cụ đã được nhiều tác giả trong nước và nước ngồi quan tâm
nghiên cứu và cơng bố bằng các thứ tiếng khác nhau (tiếng
Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung...). Tham luận này
nhìn nhận tiến trình nghiên cứu con người và sự nghiệp
Nguyễn Đình Chiểu gần 160 năm qua trên các hình thức cơng

bố của các tác giả, bao gồm: các chuyên luận, các tiểu luận, các
sách lịch sử văn chương. Từ đó phân tích và bước đầu nêu ra
một số khuyến nghị nhằm tăng cường nghiên cứu về Danh
nhân văn hố Nguyễn Đình Chiểu nhân kỷ niệm 200 năm ngày
sinh vào tháng 7/2022.
Từ khóa: Nguyễn Đình Chiểu; Tổng quan; Danh nhân văn
hóa thế giới.

_______________
* Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Liên hệ:


16

DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU RESEARCH OVERVIEW
Abstract: Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) was a great
poet and a Vietnamese outstanding cultural figure in history.
UNESCO celebrated his 200th birthday under Resolution
41C/15 of the UNESCO General Assembly on November 23,
2021. From when Nguyễn Đình Chiểu was alive untilnow, his
personal life and career have been researched and published by
a significant number of Vietnamese and foreign authors in
different languages such as Vietnamese, English, French and
Chinese... This essay recognises the research progress of
Nguyễn Đình Chiểu’s life and hiscareer over the past 160 years
in various forms of publications that include treatises, articles,
and literary history books. Therefore to analyse and initially
suggest several recommendations to strengthen research on

outstanding cultural figure Nguyễn Đình Chiểu’s 200th
anniversary of his birth in July 2022.
Keywords:

Nguyễn

Đình

Chiểu;

Overview;

Great

personality.
Tồn văn
1. Mở

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) là một nhà thơ lớn, nhà văn hoá
kiệt xuất của dân tộc Việt Nam đã được UNESCO kỷ niệm 200 năm
sinh theo Nghị quyết 41C/15 của Đại hội đồng UNESCO ngày
23/11/2021. Từ khi Nguyễn Đình Chiểu cịn sống và đến nay, con người
và sự nghiệp của Cụ đã được nhiều tác giả dù thuộc ý thức hệ khác
nhau, thể chế khác nhau, dù trong nước hay nước ngồi quan tâm
nghiên cứu. Nhiều cơng trình của các tác giả đã được cơng bố dưới
nhiều hình thức khác nhau: chuyên luận, tiểu luận bằng các thứ tiếng
khác nhau (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung...). Tham


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ


17

luận nhằm nhìn nhận tiến trình nghiên cứu con người và sự nghiệp
Nguyễn Đình Chiểu gần 160 năm qua trên các hình thức công bố của
các tác giả: các chuyên luận, các tiểu luận, các sách lịch sử văn chương,
từ đó phân tích mặt được và chưa được khi so sánh tiến trình nghiên
cứu và vị thế của một danh nhân văn hoá mà UNESCO kỷ niệm lần
thứ 200 ngày sinh của Cụ. Từ đó bước đầu nêu ra một số khuyến nghị
để tăng cường nghiên cứu về Cụ.
2. Nhìn lại tiến trình nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu

a) Các tác giả nước ngồi
Những tác giả đầu tiên công bố các tiểu luận về Nguyễn Đình Chiểu
lại là những người Pháp. Năm 1864, G. Aubaret đã sưu tầm và dịch tác
phẩm Lục Vân Tiên ra tiếng Pháp. Ơng viết: “Trong quyển sách này,
chúng tơi đã nhận ra những đặc điểm chính của một dân tộc mà chúng
tôi đã từng chung sống lâu năm, đến nỗi chúng tơi có thể coi nó như là
một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người, có cái ưu
điểm lớn là diễn tả được trung thực những tình cảm của cả một dân
tộc”1. Sau đó là bản dịch thơ bằng chữ quốc ngữ do G. Janneau thực
hiện năm 1867. Năm 1882, tác giả M.E. Villard giới thiệu truyện thơ
Lục Vân Tiên trong bài báo Étude sur la littérature annamite, poésies
et chants populaires, đăng trong tập Excursions et reconnaissances, số 8,
Imprimerie du Gouvernement de Saigon: Truyện thơ Lục Vân Tiên, tên
vị anh hùng chắc hẳn là tác phẩm bình dân nhất ở An Nam. Mọi người
đều thuộc lịng và khơng chiều nào, người ta khơng nghe tiếng ngâm nga
vài đoạn thơ từ các mái nhà tranh, kể cả trẻ con, dù rằng đôi khi chúng
không hiểu hết nghĩa.
_______________

1. G. Aubaret, báo Châu Á, loại thứ 6, tập III, tháng Giêng và Hai, 1864, bản dịch của
Lê Xuân Ninh in trong Một số tư liệu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Nxb.
Khoa học, Hà Nội, 1965, tr.10.


18

DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY

Năm 1883, Abel des Michels công bố bản dịch Lục Vân Tiên sang
tiếng Pháp. Trong Lời giới thiệu, ông viết: “... người ta cịn thấy ở Nam Kỳ
có một số rất lớn truyện thơ, tuồng viết bằng chữ Nôm... nhất là những
tập truyện thơ thì có một giá trị lớn và người ta có thể nêu lên một số có
thể xem là những kiệt tác thật sự, rất độc đáo, mạnh mẽ và có duyên...
Quyển Lục Vân Tiên, tập truyện thơ bình dân vào bậc nhất của xứ này”1.
Và một bản dịch ra thơ bằng tiếng Pháp do E. Bajot thực hiện và công bố
năm 1887 tại Pháp.
Năm 1943, Thống đốc Nam Kỳ Hoeffel đọc diễn văn trước mộ nhà
thơ tại Ba Tri, Bến Tre. Sau khi đề cao tài năng nhân cách Nguyễn Đình
Chiểu cũng như giá trị luân lý Nho giáo của Lục Vân Tiên, hy vọng sẽ
góp phần chấn hưng phong hóa cứu vãn tinh thần, Hoeffel mong muốn
thanh niên Việt Nam: “... nên dùng quyển Lục Vân Tiên làm kinh nhật
tụng, mỗi ngày đem ra thực hành, biết ao ước tiếng liêm sỉ, thèm thuồng
danh trung hiếu, yêu chuộng gương trung liệt, đem tinh thần như thế mà
phụng sự gia đình, xã hội, quốc gia...”2. Như thế, mục đích của người
Pháp là rõ ràng, lợi dụng Nguyễn Đình Chiểu để ru ngủ thanh niên quên
nỗi nhục mất nước, khơng tìm đường cứu nước.
Năm 1971, tác giả N.I. Niculin (người Nga) đã viết trong tác phẩm
Văn học Việt Nam sơ thảo xuất bản bằng tiếng Nga tại Liên Xơ trước đây
một số nhận xét về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm của ông3.

Năm 1972, nhân kỷ niệm lần thứ 150 năm ngày sinh của Nguyễn
Đình Chiểu, tác giả N.I. Niculin có bài viết Nhà thơ thân yêu của miền
Nam Việt Nam, trong đó ơng khẳng định: “... Nguyễn Đình Chiểu là linh
hồn của phong trào giải phóng, là người cổ vũ phong trào đó. Và văn thơ
_______________
1. Abel des Michels: Lời giới thiệu quyển Lục Vân Tiên, Nxb. Ernest Leroux Paris,
1883, bản dịch của Lê Xuân Ninh in trong Một số tư liệu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn
Đình Chiểu, Sđd, tr.18.
2. Bài diễn văn in lại trong cuốn Một số tư liệu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình
Chiểu, Sđd, tr.119.
3. Bản dịch của Lê Sơn, in trong Lịch sử văn học Việt Nam, Nxb. Văn học và Trung
tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2007, tr. 677, 678, 683, 684, 685.


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

19

của ông đã tìm được con đường đi thẳng vào trái tim của nhân dân. Ơng
già mù đó... đã kết hợp được trong bản thân mình tài năng của nhà thơ,
của thầy giáo và của người thầy thuốc”1. Cũng năm 1972, từ Trung Quốc,
tác giả Hồng Giật Cầu có bài viết Lược khảo về hai tên sách “Truyện
Tây minh” và “Truyện Tam công”. Bởi trong truyện thơ Lục Vân Tiên và
truyện thơ Ngư Tiều y thuật vấn đáp nhắc đến hai tác phẩm này, khẳng
định Nguyễn Đình Chiểu có “thủ pháp nghệ thuật mới mẻ, tác giả phá
tung hàng rào cũ” và với Ngư Tiều y thuật vấn đáp “Tác phẩm cuối đời
này của Nguyễn Đình Chiểu khác rõ rệt so với những tác phẩm viết về
ngư tiều của các tác giả Trung Quốc đời xưa, và đã vượt ra khỏi phạm vi
hình tượng truyền thống. Đồng thời điều đó cũng chứng tỏ tác giả đã có
tầm tư tưởng cao hơn”2.

Năm 1977, tác giả N.I. Niculin trong tác phẩm Lịch sử văn học
Việt Nam từ thời trung cổ đến hiện đại - thế kỷ X - XIX, xuất bản tại
Liên Xô (trước đây) đã nhắc đến Nguyễn Đình Chiểu: “Đối với sự hình
thành nền văn học đấu tranh giải phóng thì sự nghiệp sáng tác của nhà
thơ lỗi lạc Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) có một ý nghĩa to lớn”3.
Năm 2021, ở Trung Quốc, tác giả Lưu Chí Cường xuất bản cơng
trình Nghiên cứu danh tác văn học cổ điển Việt Nam, trong đó tác giả đã
dành một mục trong một chương để viết về Nguyễn Đình Chiểu và
Lục Vân Tiên4.
b) Các tác giả trong nước
• Phác thảo tiến trình nghiên cứu
Việc nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu ở trong nước, bởi người Việt
_______________
1. Bản dịch của Lê Sơn, in trong Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương yêu nước và lao động
nghệ thuật, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973, tr.391.
2. Bản dịch của Phạm Tú Châu, in trong Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương yêu nước và
lao động nghệ thuật, Sđd, tr.514.
3. Bản dịch của Nguyễn Mạnh Cường, in trong Lịch sử văn học Việt Nam, Sđd, tr.468,
469, 470.
4. Bản dịch của Phạm Văn Ánh, Bùi Thị Thiên Thai, Ngơ Viết Hồn, Nguyễn Thị
Tuyết và Nguyễn Thị Thanh Chung, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2021, tr.220-233.


20

DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY

Nam lại có phần chậm hơn so với tác giả ở nước ngồi. Năm 1923, tác giả
Nguyễn Ngọc Chỉ có tiểu luận Một nhà thi sĩ trứ danh nước ta: Cụ
Nguyễn Đình Chiểu làm truyện Lục Vân Tiên 1825 - 1885 cơng bố trên

tạp chí Nam Phong, số tháng 10. Năm 1935, tác giả Mai Huỳnh Hoa có
bài Tiểu sử Cụ Đồ Chiểu công bố trên Tân văn, số 27 đã cung cấp một
tư liệu tương đối khái quát và chính xác, khơng những về Nguyễn Đình
Chiểu mà cả nhân thân của nhà thơ qua 8 tiểu mục từ tổ phụ cho đến
con của Cụ Đồ. Những gì tác giả Mai Huỳnh Hoa viết trong bài này đã
làm sáng tỏ con người và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Trong tiểu
mục “Tác phẩm của tiên sinh”, bà đã kể các tác phẩm của Cụ và đã cho
biết nguyên nhân Dương Từ - Hà Mậu chưa xuất bản được là “Vì lời lẽ
xằng bạo”1.
Năm 1938, tại Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), tác giả
Phan Văn Hùm đã cơng bố chuyên luận Nỗi lòng Đồ Chiểu do Đỗ
Phương Quế xuất bản. Cuốn sách gồm hai phần, phần thứ nhất có tên
Nỗi lịng Đồ Chiểu và phần thứ hai Trích lục văn phẩm của Nguyễn
Đình Chiểu. Sách vừa ra thì bị người Pháp cấm tàng trữ. Năm 1957,
cuốn sách được in lần thứ hai tại Nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn, với
lời Bạt của Mai Huỳnh Hoa.
Việc nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu trở nên sơi động nhất là vào
năm 1943, kỷ niệm 55 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu. Tại huyện
Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Sở Thông tin Tuyên truyền, báo chí Nam Kỳ của
Pháp cùng một số thân hào, trí thức Bến Tre tổ chức lễ kỷ niệm tại mộ
nhà thơ vào ngày 19/6/1943. Tác giả Ca Văn Thỉnh khi ấy là Đốc học tỉnh
Bến Tre đọc diễn văn Thân thế và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu.
Cũng trong những ngày ấy, trong lễ kỷ niệm diễn ra tại Sài Gịn, tác
giả Chim Hải Yến có bài thuyết trình Theo Vân Tiên tìm Đồ Chiểu. Trên
báo chí là các bài viết về Nguyễn Đình Chiểu của các tác giả Lê Thọ Xuân,
Khuông Việt, Nguyễn Hưng Phấn, Phạm Phát Giàu, Trường Sơn Chí.
_______________
1. Chuyển dẫn từ Một số tư liệu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Sđd,
tr.42-50.



KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

21

Trong khi đó, cũng năm 1943, tại Hà Nội, tác giả Vũ Ngọc Phan có
bài viết Thân thế và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đăng ở kỷ yếu của Hội
Khai Trí Tiến Đức số 9 và 10. Năm 1943, tác giả Dương Quảng Hàm biên
soạn và công bố Việt Nam văn học sử yếu rồi Văn học thi văn hợp tuyển.
Cuốn sách Việt Nam văn học sử yếu được tái bản nhiều lần bởi nó có
giá trị đáng kể. Việt Nam văn học sử yếu tạo ra một mốc son trong lịch sử
văn học sử Việt Nam, có ý nghĩa khai mở và là nguồn tài liệu tham khảo
hữu ích cho thế hệ sau mà bằng chứng là cho đến năm 1968, nó đã được in
lần thứ 10 và đến năm 2002 vẫn cịn tiếp tục được tái bản. Dương Quảng
Hàm cịn có một số cơng trình nghiên cứu, biên khảo khác có đề cập Cụ Đồ
như: Việt Nam thi văn hợp tuyển (1943), Văn học Việt Nam, Quốc văn trích
diễm nhưng tiêu biểu nhất vẫn là Việt Nam văn học sử yếu. Trong bộ văn
học sử này, tác phẩm của Cụ Đồ được khảo sát là truyện thơ Lục Vân Tiên
ở chương 19 Các truyện Nơm khác... Tác giả Nguyễn Đình Chiểu thì được
xếp vào khuynh hướng đạo lý của chương 20: Các nhà viết văn Nôm về
thế kỷ thứ XIX. Như vậy, đến lúc này, con người và sáng tác của Nguyễn
Đình Chiểu đã hiện diện chính thức trong nhà trường thời Pháp thuộc qua
bộ văn học sử đầu tiên của nền học thuật nước nhà. Việt Nam văn học sử
yếu chịu ảnh hưởng phương pháp văn học sử phương Tây khá rõ nét, đó là:
“... phương pháp phê bình văn học của Brunetiere và phương pháp phê
bình văn học của Gustave Lanson”1. Trong cuốn lịch sử văn học Việt Nam
phổ thông đầu tiên này, các tác phẩm của tác giả Nguyễn Đình Chiểu như
Lục Vân Tiên và một số tác phẩm khác được đề cập. Như vậy, đến lúc này,
con người và sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, dù chỉ là một số tác phẩm,
đã hiện diện chính thức trong nhà trường thời Pháp thuộc qua bộ văn học

sử đầu tiên của nền học thuật nước nhà.
Năm 1949, tác giả Nghiêm Toản hoàn thành cuốn sách Việt Nam
văn học sử trích yếu. Bộ sách gồm 2 tập được Nhà sách Vĩnh Bảo ấn hành
tại Sài Gòn, đến năm 1956 được tái bản, in gộp thành 1 tập và năm 1968
_______________
1. Lê Quang Tư: Một thế kỷ nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam, Luận án Tiến sĩ
Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội, 2009, tr.61.


22

DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY

một nửa được in lại. Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu được tuyển chọn
và đưa vào cuốn sách, bởi tác giả Nghiêm Toản cho rằng những tác phẩm
này “... sẽ là gương phản chiếu tâm trạng người mình trong một giai đoạn
lịch sử đầy phẫn hận, đau thương”1.
Năm 1952, hai tác giả Nguyễn Tường Phượng và Bùi Hữu Sủng
công bố sách Văn học sử Việt Nam hậu bán thế kỷ thứ XIX, theo tác
giả Lê Văn Hỷ, cuốn sách do Trường Nguyễn Khuyến, Hà Nội phát hành
và dù mang tên là một bộ văn học sử nhưng tác giả thừa nhận đây chỉ là
tài liệu giáo khoa bậc trung học lưu hành trong vùng tạm chiếm của
Pháp ở các tỉnh phía Bắc giai đoạn 1945 - 1954. Các tác giả Văn học sử
Việt Nam hậu bán thế kỷ thứ XIX đã ghi nhận Nguyễn Đình Chiểu ở hai
khuynh hướng văn chương đạo lý và văn chương thời thế. Cách phân chia
giai đoạn và khuynh hướng văn học này khơng có gì mới so với những
người đi trước như Dương Quảng Hàm, Nghiêm Toản nhưng cái mới ở
cơng trình này là lần đầu tiên ngoài Lục Vân Tiên, các tác phẩm như
Ngư Tiều y thuật vấn đáp, thơ và văn tế như: Trung thần nghĩa sĩ,
Điếu lục tỉnh sĩ dân văn, Văn tế vong hồn mộ nghĩa, Văn tế Trương Định

đã được đưa vào và bước đầu ghi nhận về mặt nội dung yêu nước.
Năm 1953, tác giả Thanh Lãng có cuốn sách Khởi thảo văn học sử
Việt Nam - Văn chương chữ Nơm. Trong cơng trình này, tác giả chỉ khảo
sát Lục Vân Tiên, còn các tác phẩm khác, tác giả chỉ nhắc tên. Sau đó, năm
1958, tác giả có Biểu nhất lãm văn học cận đại 1862 - 1945, tập I và năm
1967 có Bảng lược đồ văn học Việt Nam (thượng - hạ 1967). Đây là những
cơng trình văn học sử có giá trị trong sự nghiệp của nhà nghiên cứu Thanh
Lãng và tác giả đều đề cập Nguyễn Đình Chiểu như một đối tượng nghiên
cứu. Trừ tác phẩm Dương Từ - Hà Mậu, tác giả Thanh Lãng ít nhắc đến,
còn các tác phẩm khác như Lục Vân Tiên, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, thơ và
văn tế của Nguyễn Đình Chiểu được chú trọng phân tích, đánh giá.
_______________
1. Nghiêm Toản: Việt Nam văn học sử trích yếu, Nhà sách Khai Trí, Sài Gịn, 1968,
tr.177.


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

23

Năm 1957, tại Hà Nội, nhóm Lê Q Đơn cơng bố bộ sách Lược thảo
lịch sử văn học Việt Nam, gồm 3 tập ở Nhà xuất bản Xây dựng.
Từ năm 1957 đến năm 1959, tại Hà Nội, các tác giả Văn Tân,
Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Đổng Chi, Hoài Thanh đã xuất bản bộ sách
Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam gồm 5 quyển ở Nhà xuất bản Văn Sử
Địa. Trong bộ sách này, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã được nghiên cứu.
Trong thời gian từ năm 1961 - 1965, tại Sài Gòn, tác giả Phạm Thế Ngũ
công bố Việt Nam văn học sử giản ước tân biên. Bộ sách gồm 3 tập,
tổng cộng 47 chương, hơn 1.500 trang, Quốc học tùng thư xuất bản, sau đó
được tái bản các năm 1968, 1972, 1996. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu được đề

cập khá kỹ trong bộ sách này và có vị trí trong văn học sử Việt Nam.
Năm 1961, tại Hà Nội, hai tác giả Văn Tân - Nguyễn Hồng Phong đã
cho ra mắt cơng trình Lịch sử văn học Việt Nam (sơ giản - 1961). Cơng
trình này do tính chất, mục đích riêng nên về Nguyễn Đình Chiểu - do
Văn Tân phụ trách chỉ được khảo sát ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, bộ
phận văn học yêu nước bên cạnh tác giả Phan Văn Trị và các tác giả khác,
sau khi giới thiệu sơ lược về tiểu sử cũng chỉ khảo sát bộ phận văn tế. Cơng
trình này tuy có chỗ đại đồng tiểu dị nhưng có thể xem là phiên bản rút
gọn của bộ Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam xuất bản trước đó.
Năm 1962, hai tác giả Lê Trí Viễn, Phan Cơn biên soạn Giáo trình
lịch sử văn học Việt Nam, tập IV, xuất bản năm 1962, đề cập Nguyễn
Đình Chiểu ở chương III, sau khi giới thiệu về thân thế, sự nghiệp, nội
dung thơ văn, người viết làm sáng tỏ tư tưởng yêu nước và lòng yêu dân
thiết tha của Nguyễn Đình Chiểu. Tác giả Lê Trí Viễn cho rằng ơng có
một cách nhìn mới mẻ về người nông dân, ca ngợi các lãnh tụ nghĩa quân
và triệt để chống bọn tay sai chia cắt đất nước.
Trước đó, năm 1962, cùng với tác giả Phan Cơn, tác giả Lê Trí Viễn
đã chấp bút chương về Nguyễn Đình Chiểu khảo sát qua thân thế và sự
nghiệp, nội dung và tư tưởng thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong Lịch sử
văn học Việt Nam, tập 4a, 1858 - đầu thế kỷ XX.
Năm 1963, kỷ niệm lần thứ 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu,
tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cơng bố bài Nguyễn Đình Chiểu,


×