Tải bản đầy đủ (.pdf) (483 trang)

Dich văn học một số vấn đề lí luận và các bài học kinh nghiệm kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.56 MB, 483 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC g
KHOA VĂN HỌC

ш
рщ
ỵm
ш
р
штш
гтш
©Ễ a,í

lỗầ[i lKi®@

ш

о

ШпЩМ

в ш
на NỌI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ш


DỊCH VẢN HỌC
MỘT s ố VẤN ĐỂ Lí THUYẾT VÀ CẮC BÀI HỌC KINH NGHIẸM


KỶ YẾU Hội THẢO KHOA HỌC QUỐC TÉ


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC

DỊỊCP VĂN HỌC
MỘT số VẤN ĐỂ Li THUYẾT VÀ CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM
KỶ YÊU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TÉ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Hội đồng biên tập:
Phạm Gia Lâm
Phạm Xuân Thạch
Nguyễn Thùy Linh
Lê Phương Duy
Bùi Anh Chưởng


MỤC LỤC
Lời nói đầu

9

CÁC VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYỂĩ DỊCH ĨHUẬT
1. Dịch phẩm văn chương như một hiện tượng văn hoá tinh thần
(qua việc dịch văn học Nga ở Việt Nam)

Đào Tuấn Anh

17

2. Dịch như là sự nản chí
Lê Huy Bắc

27

3. Dịch thuật từ góc nhìn văn hóa
Trần Lê Bảo

33

4. Văn hóa và ngôn ngữ ừong giao tiẽp xét từ góc độ dịch thuật
N guyễn Phước Vĩnh c ố

48

5. Dịch thuật trong xã hội tri thức
Nguyễn Văn Dân

62

6. La ừaduction de la littérature chinoise contemporaine
en français: entre ừahison et création
N oël Dutrait

79


7. Phiên dịch và cải biên từ chuyển hóa liên ký hiệu đến dịch văn hóa
Hoàng Cẩm Giang

87


Mục lục

6

8. Dịch văn chương luôn là những sự vi phạm
Phùng Ngọc Kiên

105

9. Giao tiêp liên văn hóa ừong dich văn học:
trường hợp dịch thơ s. Esenin ở Việt Nam
Phạm Gia Lâm
10. Bản địch kịch như một thể động ừong đa hệ thôhg
N guyễn Thùy Linh

123

135

11. Dịch, chiêh ừanh và ký ức văn hoá: tiêp cận thểloại tự thuật
về đời sông bị cầm tù ừong văn học M ỹ từ cuôí thếkỉ XVII
đêh đâu thê'kỉ x v n i từ điểm nhìn dịch văn hoá
Lê Nguyên lo n g


153

DỊCH THUẬT VÀ Sự PHÁT TRIEN
CỦA Đ ồi SỐNG VĂN HỌC
12 La littérature Thaïe contemporaine en France:
état des lieux et exemples de traduction
Louise Pichard-Bertaux

177

13. Entre traduction et réception: le travail littéraire
le cas de la littérature Coréenne en France
Jean-Claude de Crescenzo

186

14. Tiếp nhận văn học kỳ ảo M ỹ Latin ở Việt Nam
Đoàn Anh Dương

198

15. Văn học Pháp trên Tạp chí Nam Phong
Đào D uy Hiệp

215

16. Dịch Camus ở Việt Nam: sáng tạo hay trung thành
với phong cách tác giả?
nn y* . _


1
Tran Hưih
T T *

227


DỊCH VÂN HỌC, MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ THUYẾT VÀ CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM

7

17. Dịch thuật văn học Trung Quôc thếkỷ X X ở Việt Nam
từ góc nhìn văn học sử
N guyễn Thu H iền

241

18. L'inventaire analytique et critique des traductions
de langue française des littératures d'Extrême-Orient
Pierre Kaser

265

19. Dịch văn học thiểu sô'ra tíêhg Việt: những vấn đềlịch sử và hiện tại
Lư Thị Thanh Lê

281

20. Dịch thuật tiểu thuyêỉ Trung Quôc thời kỳ mới tại Việt Nam:
khảo sát qua trường hợp "Một nửa đàn ông là đàn bà"

của Trương Hiêh Lượng
Nguyễn Thị D iệu Linh

292

21. Văn học Việt Nam ở Pháp: hành ừình một tỉĩếkỷ
N guyễn Phương Ngọc

307

22. Trương Minh Ký - người mở đầu dịch văn học phương Tây
ở Việt Nam
Phạm Thị Tố Thy

318

CÁ C KINH NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP
DỊCH THUẬT VĂN HỌC
23. Thi pháp dịch thuật
N guyễn D uy Bình

339

24. Bài thơ "Le Pont Mirabeau" của G. Apollinaire
và các bản dịch ra tiếng Việt
Lê Nguyên Cẩn

357

25. Les écueils de la traduction du chinois ancien:

le cas particulier du Baopuzineipian ÍẼỶh-? F*3jü
de Ge Hong
(283-343)
Philippe Che

368


8

Mục lụ c

26. Traduire les jeunes écrivains coréens:
les particularités des langages aujourd'hui
Hye-gyeong Kim-de Crescenzo

374

27. Dịch Nôm Kinh đim nho gia tại Việt Nam nhìn từ lớúa cạnh tư liệu,
phiên dịch và thông diễn kinh điếh
N guyễn Tuấn Cường

380

28. Dịch thơ Việt sang tiếng Pháp: lý luận và thể nghiệm
Đ ặng A nh Đào

404

29. Molière sur la scène tonkinoise des années 1920:

de la ừaduction en Quôc ngữ aux mises en scène en français
Corinne Flicker

409

30. Từ "Hóa thân" đến "Đi tìm thời gian đã mất": dễ và khó
Đ ặng Thị Hạnh

421

31. Một sô'vâh đề dịch thuật văn học Nhật Bản tại Việt Nam
- trọng tâm là tiểu thuyết "Kokoro" (Nỗi lòng)
của Natsume Soseki
N guyễn Thị Oanh

424

32. Bài thơ "Gửi" củaA.Pushkin và một phương diện của việc dịch thơ
N guyễn Thị Thu Thủy

444

33. Tình hình dịch thuật tiểu thuyết Mạc Ngôn ở Việt Nam
- khảo sát qua hai dịch phẩm "Báu vật của đời"
và "Đàn hương hình’’của Trần Đình Hiến
N guyễn Thị M inh Thương

457

34. "Nghệ nhân và Margarita" cua M. Bulgakov

một cách dịch Kinh Thánh
N guyễn Thị N hư Trang

471


LỜI NÓI ĐẨU
Quan sát sự phát triển của đời sống văn học ở Việt Nam đương đại,
có thể thấy văn học dịch chiếm một tỉ trọng lớn, và giữ một vị trí rất
quan trọng trong đời sống văn học. Vãn học dịch là một thực thể hết sức
phong phú về chủng loại, từ văn học đại chúng đến ván học tinh hoa, từ
nhiều nguồn ngôn ngữ khác nhau. Nhờ sự nỗ lực lớn của các dịch giả
và các nhà xuất bản, văn học Việt Nam đã phần nào bắt kịp với đời sống
văn học thế giới từ những best-seller cho đến những tác phẩm được các
giải thưởng văn học có uy tín như Nobel, Goncourt, Booker, Pulitzer.
Song song với đó, còn có một nỗ lực không ngừng trong việc đưa những
tác phẩm kinh điển của văn chương thế giới đến với công chúng Việt
Nam, từ Nabokov cho đến Proust, từ Joyce cho đến Kafka. Đổng thời,
những cuộc tranh luận về văn học dịch cũng thường chiếm “mặt tiền”
của đời sống văn chương, thu hút được sự quan tâm của đông đảo công
chúng văn chương và hiện diện trên nhiều diễn đàn lớn liên quan đến
văn học.
Mặc dù có một sự phát triển rất mạnh mẽ như vậy nhưng dường
như dịch thuật văn học ở Việt Nam đang tổn tại trong một giai đoạn
tiển lý thuyết. Việc dẫn dắt các cuộc tranh luận được giao phó cho các
nhà báo chuyên trang văn hoá/văn học, bị lôi kéo bởi kinh nghiệm cảm
tính của độc giả với các tiêu chí mơ hồ về việc sáng rõ và phần lớn phụ
thuộc vào kinh nghiệm văn học của họ mà thiếu vắng những tranh luận
có tính học thuật với điểm tựa là các mô hình lý thuyết vể dịch thuật và
dịch văn học. Việc giảng dạy về dịch văn học chủ yếu được tiến hành

trong các trường đại học chuyên ngành tiếng nước ngoài và được coi
như một phẩn của thực hành ngoại ngữ. Tại các cơ sở nghiên cứu văn
học, việc nghiên cứu dịch văn học mới chỉ được tiến hành những bước


Lời nói đầu

10

sơ khởi với một phòng nghiên cứu văn học so sánh duy nhất trên toàn
quốc tại Viện Nghiên cứu Văn học.
Nhìn lại lịch sử Việt Nam tù thời Trung đại, có thể thấy chưa một
giai đoạn nào ở Việt Nam có tình trạng đổng hoá về mặt ngồn ngữ mà
thường xuyên tổn tại tình trạng đa ngôn ngữ (cả ngôn ngữ nói lẫn ngôn
ngữ viết). Chính tình trạng đó dẫn đến việc dịch thuật là một bộ phận
tổn tại một cách thường xuyên trong tiến trình lịch sử văn học bao
gổm cả ba bộ phận dịch nội ngữ (intralingual translation), dịch liên ngữ
(interlingual translation) và dịch liên kí hiệu (intersemiotic translation)
theo khái niệm của R. Jakobson. Không thể phủ nhận, dịch thuật không
chỉ là một trong những kênh giao tiếp văn hoá quan trọng của văn học
Việt Nam từ giai đoạn Trung đại đến nay, mà còn là một trong những
chỉ dấu cho thấy sự phát triển nội tại của ván học.
Chính sự thiếu tương thích giữa thực tiễn và lí thuyết ấy đã thôi
thúc chúng tôi tổ chức hội thảo Dịch văn học - một số vấn để lí thuyết và
các bài học kinh nghiệm. Mục tiêu của Hội thảo là nối tiếp những thảo
luận từng có vể dịch thuật văn học ở Việt Nam trong thời gian gần đầy
nhưng có sự đi sâu vào các vấn để lí thuyết và tổng kết lý thuyết để góp
phần thúc đẩy sự phát triển của dịch văn học với tư cách một lĩnh vực
nghiên cứu độc lập.
Hội thảo đã nhận được 45 báo cáo của một số chuyên gia có uy tín

vể dịch thuật văn học trong nước và quốc tế, và các nhà nghiên cứu đến
từ nhiều cơ quan khác nhau: Trường Đại học Aix-MarseiUe (Cộng hòa
Pháp), Trường Đại học Nhân dần (Trung Quốc), Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Văn học, Trường Đại
học Đà Nẵng, Học viện Chính trị Quốc gia, Hội Nhà văn...
Nội dung tham luận đã tập trung giải quyết ba vấn đề trọng tâm
như sau:
-

Bản chất của dịch thuật văn học; những quan niệm mới và xu

hướng mới vể dịch thuật văn chương trên thế giới; sự chi phối của


DỊCH VÄN HỌC, MỘTsó VẤN ĐẾ LÝTHUYẾTVA CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM

11

những yếu tố khác biệt vê’ thể loại, thời đại, bối cảnh văn hóa, người đọc
tới hành động dịch văn học; những yêu cẩu đặt ra khi tiếp nhận một văn
bản dịch thuật.
- Một cái nhìn có tính hổi cố về dịch văn học; hoạt động dịch thuật
và tác động của nó trong tiến trình văn học ở Việt Nam. Cái nhìn mang
tính hổi cố ở đây cần có sự phân biệt dựa trên hệ hình văn học với hai
hệ hình chủ yếu tương ứng với hai hệ thống ngôn ngữ là ngôn ngữ Hán
Nôm thời Trung đại và ngôn ngữ thuần Việt được phiên âm bằng tiếng
La tinh thời Hiện đại (được hình dung là bắt đầu vào 1900 với tất cả các
hiện tượng phức tạp như văn học ở các đô thị bị chiếm đóng từ 1945
đến 1954 và tại miền Nam từ 1954 đến 1975).

- Những kinh nghiệm dịch thuật trên thế giới tù việc dịch và giới
thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài đến thực tế dịch thuật văn học tại
các nền văn học khác Việt Nam.
Hướng đến những vấn đề mang tính lí thuyết dịch thuật, một số
nhà nghiên cứu đã để cập đến những vấn đề mang tính khái quát: “Dịch
thuật trong xã hội tri thức” (Nguyễn Văn Dân), “Dịch thuật như là sự
nản chí” (Lê Huy Bắc), “Dịch thuật từ góc nhìn văn hóa” (Trần Lê Bảo),
“Dịch văn chương luôn là sự vi phạm” (Phùng Ngọc Kiên). Việc gắn lí
thuyết dịch thuật với các nền văn học khác nhau đã được nhiều tham
luận quan tâm, trong đó, điểm nhấn là bài viết của Giáo sư Noẽl Dutrait
đến từ Trường Đại học Aix-Marseille (Cộng hòa Pháp) khi đề cập đến
vấn đề dịch văn học Trung Quốc đương đại. Bên cạnh đó, là các bài viết
công phu về dịch văn học Nga và văn học Mĩ: “Dịch phẩm văn chương
như một hiện tượng văn hóa tinh thần - Qua việc dịch văn học Nga ở
Việt Nam” (Đào Tuấn Ảnh), “Giao tiếp liên văn hóa trong dịch văn học
- trường hợp dịch thơ E.Esenin ở Việt Nam” (Phạm Gia Lâm), “Dịch,
đhiêh tranh và ký ức văn hoá: tiếp cận thể loại tự thuật về đòi sông
bị cầm tù ữong văn học Mỹ từ cuôỉ thếkỉ x v n đêh đầu th ế kỉ x v n i
từ điểm nhìn dịch văn hoá” (Lê Nguyên Long). Một số bài viết để cập
đến dịch thuật thể loại, trong đó có điện ảnh và kịch, như các bài viết:


12

Lời nói đầu

‘T hiên dịch và cải biên từ chuyển hóa liên ký hiệu đêh dịch văn
hóa” (Hoàng Cẩm Giang), “Bản dịch kịch như một thể động trong đa hệ
thống” (Nguyễn Thùy Linh).
Vấn đề kinh nghiệm dịch thuật và đời sống văn học, các bài

viết đến từ Trung tâm Nghiên cứu Chầu Á của Trường Đại học AixMarseille đã cung cấp cho người đọc những tri thức liên quan đến vấn
để dịch thuật văn học châu Á tại Pháp: vể tính hữu dụng của nguồn
tư liệu ITLEO (Pierre Kaser), dịch văn học Hàn Quốc tại Pháp (JeanClaude de Crescenzo), dịch văn học Thái tại Pháp (Louise PichardBertaux), dịch văn học Việt Nam tại Pháp (Nguyễn Phương Ngọc).
Việc dịch thuật tác giả-tác phẩm nước ngoài tại Việt Nam đã thu hút
sự quan tâm của một số lượng không nhỏ các tham luận: “Dịch Camus
tại Việt Nam” (Trần Hinh), “Văn học Pháp trên Tạp chí Nam Phong”
(Đào Duy Hiệp), “Dịch thuật văn học Trung Quốc thế kỷ XX ở Việt
Nam” (Nguyễn Thu Hiền), “Dịch thuật tiểu thuyết Trung Quốc thời
kỳ mới tại Việt Nam” (Nguyễn Thị Diệu Linh). Ngay với bản thân nền
văn học dân tộc, việc dịch ngôn ngữ dân tộc thiểu số ra tiếng Việt cũng
là một vấn để đáng quan tầm, đó cũng là nội dung bản báo cáo “Dịch
văn học thiểu số ra tiếng Việt: lịch sử và hiện tại” (Lư Thị Thanh Lê).
Vấn đề kinh nghiệm dịch thuật đã được một số tác giả trình bày:
vê' những khó khăn cũng như những kinh nghiệm trong dịch thuật
văn học cổ Trung Quốc (Philippe Che), dịch văn học Hàn Quốc (Kim
Hye-gyeong). Một số bài viết chuyên sâu liên quan đến lí thuyết và thể
nghiệm dịch thuật giúp người đọc gợi mở vấn để: “Từ Hóa thân đến Đi
tìm thời gian đã mất: dễ và khó” (Đặng Thị Hạnh), “Dịch thơ Việt sang
tiếng Pháp: lí luận và thể nghiệm” (Đặng Anh Đào), “Dịch Nôm kinh
điển Nho gia tại Việt Nam: nhìn từ khía cạnh tư liệu, phiên dịch và
thông diễn kinh điển” (Nguyễn Tuấn Cường), “Thi pháp dịch thuật tại
Việt Nam - qua một số bản dịch thơ Pháp - Việt” (Nguyễn Duy Bình),
lập trang vào tác giả và tác phẩm cụ thể, một số bản tham luận đã mang
đến những khảo sát kĩ lưỡng: “Vài suy nghĩ về dịch thơ qua tiếp cặn


DỊCH VÃN HỌC, MỘT số VẤN ĐẾ LÝTHUYẾT VÀ CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM

13


một bài thơ dịch” (Nguyễn Thị Thu Thủy), “Nghệ nhân và Margarita
của M.Bulgakov một cách dịch Kinh Thánh” (Nguyễn Thị Như Trang),
“Một số vấn đề phiên dịch tác phẩm văn học Nhật Bản ở Việt Nam - trọng
tâm là tiểu thuyết Kokoro (Nỗi lòng) của Natsume Soseki” (Nguyễn Thị
Oanh), “Tình hình dịch thuật tiêu thuyết Mạc N gôn ở Việt N am ”
(Nguyễn Thị Minh Thương).
Tù các nhóm vấn để nêu trên, Hội đổng thẩm định đã xét duyệt và
lựa chọn một số bài viết để Ban biên tập tiến hành biên tập và xuất bản
kỷ yếu. Xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả!
BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO


CÁC VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT DỊCH THUẬĨ


DỊCH PHẨM VĂN CHƯƠNG
NHƯ MỘT HIỆN TƯỢNG VĂN HOÁTINH THẨN
(qua việc dịch văn học Nga ở Việt Nam)
Đào Tuấn Ảnh*

Muốn dịch phẩm văn chương là một sản phẩm văn hoá tinh thẩn
thì điều kiện tiên quyết là bản thân nguyên tác phải là một sản phẩm
văn hoá tinh thần. Tác phẩm văn học với tư cách một sản phẩm văn hoá
tinh thẩn có nhiều cấp độ/loại khác nhau, có loại là sản phẩm văn hoá
tinh thần của một thời, một giai đoạn, có loại là của muôn đời, là “quốc
hổn”, “quốc tuý” của một dân tộc và là di sản của toàn thế giới. Một tác
phẩm càng mang tính dân tộc độc đáo, sầu đậm bao nhiêu, càng có giá
trị quốc tế bấy nhiêu.
Khác với một pho tượng hay một bức tranh nghệ thuật, với tư
cách một sản phẩm văn hoá của một dân tộc, có thể di chuyển từ nước

này sang nước khác trong nguyên dạng của nó, một tác phẩm văn học,
khi xâm nhập vào một dân tộc khác, một nền văn hoá khác, buộc phải
thông qua các cách thức ‘chuyển hoá” khác nhau: đọc nguyên tác, dịch,
phỏng dịch, phóng tác... và muốn tổn tại ở môi trường mới nó phải trở
thành sản phẩm văn hoá tinh thẩn trong môi trường mới ấy. Tóm lại, nó
là nó, nhưng lại không phải là nó; nó có cuộc sống mới và những người
thưởng thức, tiếp nhận mới.
Trong khuôn khổ các vấn đề đặt ra của hội thảo, chúng tôi thử lí giải
một số vấn đề xung quanh việc phải làm sao để dịch phẩm văn học đạt tới
độ một sản phẩm văn hoá tính thin.
PGS.TS; Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.


Đào Tuấn Anh

18

Nói đến dịch phẩm văn học, Volte từng ví nó với người phụ nữ: hễ
đẹp, thì không chung thuỷ, còn chung thuỷ thì không đẹp. Puskin thì ví
dịch giả giống như con ngựa kéo cỗ xe bưu chính chuyên chở sự khai
sáng. Ở đây, Volte nói về tính chính xác của văn bản dịch, còn Puskin
nói vể vai trò khai sáng văn hoá của dịch giả.
Walter Bendix Benjamin, với tư cách một lí thuyết gia, nhà phê
bình văn chương, dịch giả nổi tiếng, thì bàn sâu vào thực tiễn dịch. Khi
xác định vị trí của dịch thuật trong khoa văn học so sánh, ông đưa ra
một yêu cẩu gồm ba điểm: hiểu đầy đủ văn bản dịch, nắm đẩy đủ ngôn
ngữ đích, và cái nằm ở khoảng giữa chúng (in between).
Cái gì có thể diễn ra trong quãng cách giữa việc thấu hiểu một
văn bản viết bằng một ngôn ngữ xa lạ và sự nắm vững ngôn ngữ tiếng
mẹ đẻ? Nếu coi dịch thuật là một hành vi sáng tạo, thì cái quãng cách

đó, giống như hộp đen, chứa đựng một cơ chế vận hành có khả năng
chuyền hoá việc hiểu một ngôn ngữ cùng sự chiếm lĩnh một ngôn ngữ
khác thành ngôn lời nghệ thuật và cái cuối cùng thu nhận được chính là
dịch phẩm đạt độ một sản phẩm văn hoá tinh thẩn phối kết hai tố chất
của văn hoá nguồn và văn hoá đích. Anna Karenina, Bà Bovarỉ ờ Việt
Nam trở thành những sản phẩm văn hoá tinh thần của Việt Nam, giống
như Kiều vậy.
Rõ ràng nhiệm vụ của chúng ta ở đây là phải tìm ra “cơ chế bí ẩn”
nằm ở cái “in between” này.
1. Những điểu kiện mang tính nguyên tắc để thực hiện một dịch phẩm - "hiện tượng
văn hoá tinh thẩn"

Xét vế phương diện tiếp nhận văn học, không khó để nhận thấy có
những giai đoạn trong sự hình thành và phát triển cùa mình, văn học
Việt Nam hiện đại đã tiếp nhận chỉ những gì cần cho nó. Thử nhìn vào
“lịch sử” dịch văn học Nga ở Việt Nam cũng đủ thấy điều này. Anna
Karenina hay Phục sinh của L. Tolstoi là những kiệt tác văn học Nga
đầu tiên vào Việt Nam thông qua các bản dịch từ tiếng Pháp. Nội dung
bản dịch những năm 20-30 của thế kỉ trước, cũng như nội dung những
bài bình luận hiếm hoi về chúng ở thời kì đó, cho thấy; về phương diện


DỊCH PHẨMVĂN CHƯƠNG NHƯ MỘT HIỆN TƯỢNG VÃN HOÁTINH THẤN

19

nghệ thuật, các nhà văn Việt Nam muốn học tập cách thức viết một tiểu
thuyết mới với bố cục và nghệ thuật mô tả tâm lí mới... Bên cạnh đó, họ
còn muốn học hỏi ở nhà văn Nga lỗi lạc cách giải quyết những vấn để
xã hội, hôn nhân gia đình, quyển tự do cá nhân, vị trí của phụ nữ... khi

đó đang là những vấn đề “hot” của xã hội Việt Nam bước vào thời kì “Âu
hoá”. Những yếu tố khác làm nên “vật phẩm văn hoá” của tiểu thuyết
nằm ngoài phạm vi quan tâm của họ. Chính vì vậy, nếu so với những
bản dịch sau này (vẫn thông qua bản tiếng Pháp, song đã được tham
khảo văn bản gốc) ta thấy chúng thực nghèo nàn và không thể so sánh
với văn bản gốc. Rõ ràng, những văn bản gốc nêu trên là những sản
phẩm văn hoá đích thực, có được đời sống trường tồn, song, vì nhiểu
nguyên nhân và mục đích khác nhau, người dịch chỉ đưa ra một sản
phẩm văn hoá mang tính nhất thời. Trong cái “in between”, cơ chế biến
văn bản gốc thành văn bản đích vận hành không mấy phức tạp.
Giờ đầy, nếu bỏ công nghiên cứu những văn bản dịch những tác
phẩm viết theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa thời kì Xô Viết,
chẳng hạn những tiểu thuyết viết về đề tài sản xuất như: Xi măng, Mùa
gặt, Xa Mạc Tư Khoa, Gia đình Guốcbin, sau này là Chuyện thường ngày
ở huyện, Biên bản một cuộc họp ... thì thấy đầy là những sản phẩm văn
hoá tinh thần cho/của một thời. Tính vấn đề cũng như tính giáo dục
“trần trụi” của tác phẩm khiến tính cách, tâm lí dân tộc, lối suy nghĩ, đời
sống sinh hoạt... hầu như nhạt.-nhoà ngay trong văn bản gốc, thay vào
đó là những khuôn mẫu chung đã định sẵn để viết vể “đời sống mới, con
người mới”. Những tác phẩm đơn điệu, tuyến tính, tất cả diễn ra trên
bê' mặt, được dịch rất nhiều ngõ hầu phục vụ cho mục đích trước mắt
của phía người tiếp nhận. Và cái cơ chế vận hành “in between” ấy cũng
không cần thật nhiều “dầu mỡ”, người dịch phần lớn đơn thuần chỉ là
người chuyển ngữ.
Một thời gian dài công việc dịch văn học đại trà kiểu đó đã tạo nên
sự dễ dãi trong quan niệm về dịch thuật (ít nhất trong lĩnh vực dịch văn
học Nga). Ở đây có thể có ý kiến phản bác và đưa ra dẫn chứng một số
những bản dịch văn học Nga cổ điển thế kỉ XIX được người đọc Việt
Nam đón nhận và đánh giá là những bản dịch xuất sắc. Nhưng nếu bỏ



20

Đào Tuấn Ảnh

công khảo cứu và so sánh văn bản gốc với bản dịch tiếng Pháp (Anh) và
bản dịch tiếng Việt (dựa trên những bản dịch tiếng Pháp hoặc tiếng Anh
đó), dễ dàng nhận ra không ít những sai lệch phần lớn do những sai lệch
từ bản dịch trung gian, nhưng cũng có những sai lệch do không hiểu biết
vê ngôn ngữ và văn hoá của văn bản đích. Có điều, bên cạnh những sai
lệch nêu trên, các bản dịch trung gian đã giúp rất nhiều cho người dịch,
vốn là các nhà văn, các nhà ngôn ngữ và các nhà văn hoá lớn của Việt
Nam - những người am hiểu sâu sắc ngôn ngữ và văn hoá Pháp, hiểu và
xâm nhập được vào văn bản gốc. Bởi vậy ta có trong tay những bản dịch
kiểu “vợ đẹp nhưng không mấy chung thuỷ” như Vonte đã đánh giá. Có
điều, có những người “vợ” quá đẹp, như bản dịch Những linh hồn chết
của Hoàng Thiếu Sơn chẳng hạn, nên người thưởng thức dễ chấp nhận
cái sự “không chung thuỷ” ấy. Trong cái “in between”, văn bản nguồn lại
là bản dịch tiếng Pháp và dịch giả lệ thuộc vào “cái phin lọc của văn hoá
Pháp” này cùng với cái “được” và “mất” của nó, và cái “mất” lớn nhất đó
là tất cả những gì khiến tác phẩm nguồn trở thành một “vật phẩm văn
hoá dân tộc” ít nhiều đều bị mất, hoặc được nhìn nhận qua một lăng kính
méo mó. Nhận thức được điều này các nhà Nga học ở Việt Nam đang hạ
quyết tâm dịch lại những kiệt tác của văn học Nga từ chính văn bản gốc.
Những gì họ đã làm được với một số các tác phẩm của Dostoevski, hay
của Soljenitsin... minh chứng điếu này. Tuy nhiên, đầy là một thách thức
không hề nhỏ, nhất là với một đội ngũ Nga học ngày càng thưa thớt và ít
được quan tâm.
Thách thức tương tự đối với dịch giả còn là sự đối mặt với những
tác phẩm văn học - những sản phẩm văn hoá được cho là “mới” vĩ

người đọc Việt hấu như không biết tới, chẳng hạn như văn học Nga Thế
kỉ Bạc (ba thập niên đầu thế kỉ XX), mảng văn học phục hồi, văn học
Nga hải ngoại, văn học Nga đương đại (thiếu chúng không thể có được
bức tranh văn học Nga vĩ đại và hoàn chỉnh của thế kỉ XX). Dùng cái
cơ chế “in between” đơn giản xưa nay ta vẫn thường dùng và vẫn theo
lối cũ, dịch một cách tuỳ tiện, ngẫu hứng, thì hoàn toàn không thể giải
quyết được vấn để. Bản dịch cuốn tiểu thuyết mang tên Vô hồn của một
tác giả Nga đương đại ra mắt cách đây mấy năm từng trong tầm ngắm
của nhà xuất bản cũng như sự mong chờ của bạn đọc Việt mong muốn
tìm hiểu văn học Nga đương đại - một khoảng trống bao la trong biển


DỊCH PHẨMVAN CHƯƠNG NHƯMỘTHIỆNTƯỢNGVĂN HOÁTINH THẨN

21

sách dịch Việt Nam, nhffng kết quả là gì, cuốn tiểu thuyết đã lặn mất
tăm không để lại một dư âm nào cả.
Ở đây dẫn chứng có rất nhiểu, song để phân tích cái cơ chế “in between”
hay tìm hiểu những điểu kiện để đạt đứợc một bản dịch xứng đáng là một
vật phẩm văn hoá thực thụ, chúng tôi dừng lại ở trường hợp Esenirt.
Có một điểu lạ, trong khi độc giả Việt Nam không mấy mặn mà
với văn học Nga nữa, thì việc dịch Esenin lại đang là một hiện tượng
và nhà thơ thiên tài này ngày càng lôi cuốn nhiều người dịch. Nếu so
với năm 1962, năm đầu tiên Esenin vào Việt Nam, mới chỉ GÓ4 bản
dịch thơ ông của nhà thơ Xuân Diệu (do Thuý Toàn dịch nghĩa), thì
tới nay, sau nửa thế kỉ, đã có tới hơn 230 bản dịch, trong đó có cả
trường ca và hàng chục dịch giả. Đặc biệt, từ năm 1995 trở lại đây, có
tới 20 ấn phẩm thơ Nga trong đó có thơ Esenin và 4 ấn phẩm in riêng
thơ dịch Esenin được xuất bản. Lí do phát triển “phong trào” dịch thơ

Esenin trong một thập niên trở lại đầy có thể tóm gọn trong mấy điểm:
ông là nhà thơ Nga điển hình có gương mặt thiên thẩn, mái tóc óng
vàng và cái chết bi kịch khi đang còn trẻ (vừa tròn ba mươi tuổi); tuy
sáng tác vào những năm 10-20 của thế kỉ trước, song các tác phẩm của
ông rất gần gũi với bạn đọc đương thời; ông là “nhà thơ cuối cùng của
đổng quê Nga” thơ ông, căn cứ theo một số bản dịch (Bài ca chó mẹ,
Thư gửi mẹ...), là rất hay và có vẻ như không khó dịch như thơ tương
trưng của Blok, thơ vị lai của Maiakovski, hay thơ hiện đại trừu tượng
của Khlebnikov... là những thứ đọc còn khó hiểu chứ chưa nói đến
dịch. Để khẳng định thêm điểu đó, trong những bài viết hiếm hoi, đại
đa số các nhà nghiên cứu cũng chỉ mới nói tới vẻ đẹp thiên nhiên, tình
yêu lứa đôi, tình yêu quê hương, tổ quốc trong thơ ông, hay ca ngợi
ông là nhà thơ của Cách mạng tháng Mười, v.v...
Khi đọc hơn 200 bản dịch thơ Esenin, chúng tôi nhận ngay ra một
điều, bản thân thi sĩ và cuộc đời bi kịch của ông chưa được hiểu tới nơi
tới chốn; thời đại ông sống không được xem xét đến; ngôn ngữ thi ca
của ông chưa được nghiên cứu và nhiều thứ khác nữa liên quan và làm
nên sáng tác của ông đều đã không được tính đến. Trong hơn 200 bản


Đào Tuấn Ảnh

22

dịch, may ra chỉ khoảng một hai chục bài là hay vì phần nào chuyển tải
được “hổn cốt” thơ ông. Hoá ra cảm giác dịch sáng tác của một thi sĩ
đồng quê không vướng bận một izm nào (mặc dù trên thực tế ông là
một trong những chủ soái của trường phái thơ hình ảnh thời kì đó) là
dễ dàng chỉ là một cảm giác đánh lừa. Giống như thơ Puskin, những bài
thơ Esenin càng đơn giản bao nhiêu, càng khó dịch bấy nhiêu.

Trước hết về ngôn ngữ thơ. Đành rằng ngôn ngữ Nga và ngôn ngữ
Việt thuộc hai hệ thống hoàn toàn khác nhau, do vậy mà rào cản ngôn
ngữ là cực kì lớn. Nhiểu bài thơ của Esenin hầu như không chuyển được
sang tiếng Việt nếu như không chấp nhận hình thức “phóng tác”. Song,
nếu nắm được quy luật âm vận, nhịp điệu, màu sắc, hình ảnh, kết cấu,
bố cục và các đặc điểm thi pháp khác trong thơ ông, thì vẫn có thể khắc
phục phẩn nào rào cản này.
Lấy thí dụ, nếu hiểu được những nhân cách hoá tràn ngập thơ
Esenin (nhân cách hoá cả những cái khó có thể nhân cách hoá) là dựa
trên triết học dân gian Nga mà Esenin tìm hiểu rất sâu sắc (thể hiện
trong cuốn triết luận văn hoá Chìa khoá của Mari của ông), trong đó
có quan niệm cổ của người Nga về người vật bất phân, thì sẽ không có
những câu thơ dịch đơn giản hoá Esenin và làm thơ ông “nhẹ tênh” như
thế này:
Rừng vàng óng rì rào
Bằng ngôn ngữ bạch dương
Sếu buồn bã bay ngang,
Chẳng nhô thương ai cả.1
Trong khi chính ra phải là:
Rừng thu vàng khuyên nhủ
Bằng lời vui, tiếng nói bạch dương,
Nhưng đàn sếu vẫn bay đi buổn bã,
Không ai người chúng xót, chúng thương.
1 Nguyễn Hải Hà. Văn học Nga sự thật và cái đẹp. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002, tr. 330.


DỊCH PHẨM VAN CHƯƠNG NHƯMỘTHIỆNTƯỢNGVĂN HOÁTINHTHÁN

23


Hoặc, nếu hiểu thuyết hoạt lực (vitalism) trong thơ Esenin, theo
đó các hình tượng, ngữ điệu, âm vận có được sinh lực đời sống kì diệu
thể hiện, chẳng hạn, ở motip đam mê thị dục đối với thiên nhiên - Ngực
trinh nữ diệu kỳ,/Ôi, bạch dương thanh mảnh/ghé xuống đãm làm chi?
(trong thơ Việt, Xuân Diệu cũng có khả năng này với những câu thơ
như “Ôi xuân hống ta muốn cắn vào em” hay Hàn Mạc Tử cũng vậy),
thì sẽ không có cuộc tranh cãi xung quanh tính chính xác của đại từ chỉ
ngôi 2 - “em” là phụ nữ hay khu vườn trong bài Anh buồn lặng ngắm
nhìn em (1925):
Anh buồn lặng ngắm nhìn em
Thật xót xa, thật là thương tiếc
Chỉ còn liễu màu đồng, có biết
Ở lại cùng ta trong tháng chín này.

Những bờ môi lạ đã mang đi
Hơi ấm của em, tấm thân run rẩy
Tựa mưa dầm, từng hạt bụi li ti
Từ trái tim anh đang chết dần khắc khoải.
(Có dịch giả quyết bảo vệ quan điểm “em” đầy là khu vườn, nên đã
dịch một cách “huỵch toẹt” - Anh buổn ngồi ngắm vườn thui)
Thứ đến là rào cản văn hoá. Không một nhà thơ nổi tiếng Thế kỉ
Bạc nào của Nga lại không là một nhà văn văn hoá lớn, trong đó để tài
tôn giáo, dưới hình thức này hay hình thức khác, xuyên suốt sáng tác
của họ. Tôn giáo là đề tài cực kì phức tạp trong thơ Esenin, chính vì
thế, nếu không nắm được Thiên Chúa giáo nói chung, chính thống giáo
Nga, nói riêng, không nên tính đến việc dịch mảng thơ này của ông. Đã
có những thể nghiệm, song thực sự là những bản dịch không đạt.
Nếu không nắm được văn hoá Nga, phong tục tập quán, lối tư duy
Nga, rất dễ mắc những lỗi khiến làm mất đi tính sâu sắc của bài thơ.
Chẳng hạn câu đầu của bài Thư gửi mẹ (có tới hơn 10 bản dịch, trong đó

có nhiều bản dịch thành công):


Đào Tuấn Ảnh

24

Mẹ già ơi, mẹ còn sống chứ?
Con vẫn còn đây, xin chào mẹ của con!
Vi lối hỏi của Nga “còn sống không?” (zdziv? hoặc dziva?) không
phù hợp với phong tục chào hỏi của người Việt, nên trong một số bản
dịch, hai câu trên đã “Việt Nam hoá” như sau: .
Mẹ có khoẻ chăng, mẹ của con?
Con vẫn khoẻ, mẹ ơi, con chào mẹ.
Cách dịch này làm mất hẳn tín hiệu bi kịch nhấp nháy báo trước
cho toàn bộ bài thơ được viết mấy tháng trước khi nhà thơ tự vẫn.
Và không chỉ thấm nhuần văn hoá Nga, các nhà thơ lớn nước Nga
còn am hiểu sầu sắc nền văn hoá của các dần tộc khác. Esenin chưa
từng đến Ba Tư, song đọc chùm thơ Motip Ba Tư của ông ta cứ ngỡ ông
từng ở đó rất lâu. Một thế giới giới sống rộng lung linh màu sắc và ngát
hương hoa nhiệt đới cùng các mĩ nhân mạng đen trùm kín mặt, vẻ đẹp
chỉ được đoán qua dáng vẻ thân hình. Không hiểu được nét văn hoá
đặc trứng Trung Đông và phong tục đạo Hồi, dịch giả dễ dàng biến nhà
thơ thành người “mù” văn hoá thế giới, khi biến ‘ồng chủ quán trà với
đôi vai lực lưỡng” thành “cô chủ qụán có đôi vai tròn lẳn” (có lẽ do ảnh
hưởng từ một trong những hình tượng trong văn thơ Việt Nam đẩu thế
kỉ XX chăng?), rồi phi lí hơn, cô chủ quán bỗng vén mạng che mặt, nháy
mắt đưa tình với nhà thơ! Những hình ảnh buồn cười như vậy ta có thể
bắt gặp khá nhiều trong các bản dịch thơ Esenin.
Cuộc đời sáng tác của Esenin chỉ diễn ra trong khoảng 15 năm,

nhưng lại được chia làm nhiểu giai đoạn ỉiên quan tới các sự kiện diễn
ra dồn dập trong xã hội và trong đời sống cá nhân nhà thơ. Mỗi giai
đoạn thơ ông có những hình tượng, motip đặc trưng, không nắm được
điều này dễ dịch sai ngay cả tựa để bài thơ. chẳng hạn sự biến đổi hình
tượng “trăng” trong thơ ông. Trong các bài thơ giai đoạn cuối, khi bi
kịch cuộc đời của Esenin đã lên tới đỉnh điểm, ta không còn thấy hình
ảnh “trăng dát bạc”, “trăng - chiếc lược ngà chải tóc bạch dương”, “trăng
vằng vặc”, “chiếc sừng vàng’... mà chỉ còn thấy “mặt trăng bạc phếch”,


DỊCH PHẨM VAN CHƯƠNG NHƯ MỘT HIỆN TƯỢNG VÃN H0ÁT1NHTHÁN

25

“ánh trăng nhợt nhạt”... vậy nên bài thơ Esenin viết năm 1925 được dịch
với tựa để là “Trăng thanh lai láng” là hoàn toàn sai; nếu người đọc tinh
ý, sẽ nhận ra ngay sự mâu thuẫn giữa hai hình tượng trăng trong một
bài thơ: trăng thanh lai láng không thể là thứ trăng cho ra “ánh sáng
vàng nhợt nhạt ho lao” ở phía dưới được. Xuân Diệu dịch là “Ánh trăng
lai láng lạnh lùng” còn khả dĩ, nhưng mới chỉ đúng một nửa, chính xác
phải là “Ánh trăng nhớt nhát, lạnh lùng”. Điểu này chứng tỏ nắm được
lịch sử sáng tác của nhà thơ, nghiên cứu thời đại ông sống sẽ giúp rất
nhiều cho việc chuyển tải thơ ông sang một ngôn ngữ khác.
Từ những khảo sát và phân tích lướt qua trên đây thiết nghĩ có
thể đi đến kết luận vể cái cơ chế “in between” của Benjiamin: trong cái
cơ chế, hay cái “hộp đen” này chí ít phải có mặt của ba vị: nhà thơ nắm
được văn bản nguồn và ngôn ngữ đích; nhà văn hoá và nhà nghiên cứu
văn học. Nói chính xác, điều hành cái cơ chế ấy phải là dịch giả “ba
trong một”. Như vậy, dịch văn học nghệ thuật giống như điện ảnh là một
loại nghệ thuật tổng hợp. Chỉ đó điểu, tính tổng hợp của điện ảnh dựa

trên một đội ngũ đôi khi rất đông, còn tính tổng hợp của dịch văn học
nghệ thuật chỉ dựa trên có một người!
Đưa ra mẫu dịch giả lí tưởng đó liệu chúng tôi ảo tưởng quá không?
Thưa rằng không. Vì chúng ta đã có những mẫu dịch giả đó rồi. Đọc
những bản dịch của Cao Xuân Hạo, của Nguyễn Trung Đức, nhất là
những công trình và những tác phẩm dịch thơ Maiakovski của Hoàng
Ngọc Hiến, ta nhận thấy họ là những người điểu hành cái cơ chế “in
between” thật sự đam mê và tài hoa. Tài năng vừa do thiên phú vừa là
sản phẩm của ý thức về công việc và sự nghiệp của mình. Chắc sẽ còn
lâu lắm, mới có người bỏ công sức và dùng đam mê của mình để “qua
mặt” những dịch phẩm đã được thừa nhận là sản phẩm văn hoá tinh
thẩn của các dịch giả “ba trong một” nêu trên.
Nhưng mà lâu hay chóng phần nhiều lại phụ thuộc vào ý chí con
người. Cho phép tôi được sử dụng phẩn kết bài viết thành một tiểu
mục rất ngắn mang tính “để xuất” hay “giải pháp thực trạng” vốn là độc
quyền của một số luận văn, luận án, hoặc của đa số những báo cáo vể
quốc kế dân sinh trên tivi, đài, báo.


26

Đào Tuấn Ảnh

2. Tính cấp thiết trong việc xây dựng khoa/bộ môn dịch văn học nghệ íhuật

Hầu hết các dịch giả trong cái đội ngũ “ba trong một” cực hiếm
trên đểu xuất phát, hoặc ỉà nhà ngôn ngữ, hoặc là nhà nghiên cứu văn
học, việc dịch lúc ban đẩu chỉ là thể nghiệm, “phục vụ” cho mục đích
khoa học chính của họ. Dần dần tài năng sáng tác của họ “phát tiết”
trong quá trình dịch (vốn dựa rất nhiều trên kiến thức văn hoá và

chuyên môn củá họ). Và họ trở thành nhà văn, hoặc nhà thơ. Không
phải là nhà văn, nhất là nhà thơ, thì dẫu có biết ngoại ngữ giỏi tới
mấy, vẫn chỉ cho ra được những sản phẩm kiểu các bà vợ “chung thuỷ
nhưng không đẹp”, tức là vẫn chưa đạt chuẩn “sản phẩm văn hoá tinh
thẩn”. Nhưng để các thế hệ trẻ “tự thân vận động” như các bậc tiền bối
của họ trong linh vực này thì còn rất lâu bạn đọc chúng ta mới được
hưởng nhiều các sản phẩm văn ho á “thứ thiệt”. Họ cẩn được đào tạo
bài bản. Có thể tôi quan liêu, chưa đi sầu đi sát, nhưng theo như tôi
được biết thì chỉ có khoa ngôn ngữ trong các trường đại học mới có
bộ môn hoặc chuyên đề dạy về dịch. Và gẩn đây nhất, Hội Nhà văn đã
thành lập được Trung tâm dịch, song vẫn còn nghèo nàn, èo uột lắm.
Các bộ môn dịch hay Trung tâm dịch kiểu này không phải mô hình
cần có để đào tạo ra những dịch giả chuyên nghiệp trong lĩnh vực văn
học nghệ thuật tương lai. Mô hình ẫy chí ít phải có được mục đích,
tiêu chí rõ ràng của mình và quan trọng nhất là những người có khả
năng thực hiện hiểu được tầm quan trọng của nó.
Nếu như mô hình đó đã hình thành và đang được thực hiện thì mục
‘kết” của bài viết này xin được tiếp nhận như một lời cổ vũ chân thành.


×