Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

TAI LIEU MON QUAN LY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.66 KB, 26 trang )

1. Vai trị quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội?
MB: Trong đời sống xã hội quản lý xuất hiện khi có hoạt động chung của con người,
bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác trong quá trình lao động, sản xuất. Quản lý nhà nước
và sự tác động định hướng và tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các
phương thức nhất định để đạt tới những mục tiêu môi trường thay đổi. Quản lý nhà nước
xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước, gắn với chức năng, vai trị của nhà nước trong
xã hội có giai cấp quản lý nhà nước có thể thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị trình độ
phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử.
TB: KN: Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà
nước đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá
trình xã hội và hành vi hoạt động của các tổ chức cá nhân do các cơ quan trong hệ thống
hành pháp từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện mục tiêu chức năng và nhiệm vụ
của nhà nước.
Như vậy vai trị quản lý hành chính nhà nước là:
Thứ nhất, góp phần quan trọng trong việc hiện thực quá chủ trương đường lối chính trị
của Đảng.
Đường lối chính trị của Đảng được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật, chính sách
của nhà nước. Chính sách, pháp luật của nhà nước là các quy định cụ thể thể hiện và là cơ sở
để triển khai quan điểm đường lối của Đảng trong thực tiễn cuộc sống thơng qua việc sử
dụng chính sách pháp luật để tổ chức triển khai hoạt động quản lý đối với xã hội quản lý
hành chính nhà nước góp phần thực hiện hóa quan điểm đường lối chính trị của Đảng.
Thứ hai, định hướng, dẫn dắt sự phát triển kinh tế - xã hội thơng qua hệ thống pháp luật và
chính sách của nhà nước. Để thực hiện được những định hướng lớn và mục tiêu phát triển
của đất nước trong mỗi giai đoạn phát triển cần có các chính sách, pháp luật của nhà nước.
Thông qua sự tác động của các cơng cụ quản lý như pháp luật, kế hoạch, chính sách lên các
chủ thể quan hệ xã hội, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước sẽ hướng các hoạt động
kinh tế - xã hội vận hành để đạt được những mục tiêu phát triển mà nhà nước đã đặt ra.
Thứ ba, điều hành xã hội, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Trong hoạt động quản lý của
nhà nước đối với xã hội, vai trò tổ chức, điều hành xã hội thuộc về quyền hành pháp do các
cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước có
vai trị điều hành các quá trình kinh tế - xã hội, điều chỉnh, điều hòa các quan hệ xã hội nhằm


hướng tới sự phát triển ổn định, hài hòa của xã hội.
Thứ tư, hỗ trợ, duy trì và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Hoạt động quản lý hành chính
nhà nước có vai trị duy trì sự phát triển của xã hội thông qua việc tạo môi trường phát triển
cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Môi trường chính trị ổn định giúp các cá nhân, tổ chức
trong xã hội có nhiều cơ hội tham gia vào các quan hệ kinh tế - xã hội. Môi trường pháp lý
thuận lợi sẽ giúp cho các chủ thể kinh tế - xã hội chủ động lựa chọn công việc hợp pháp theo
năng lực, sở trường của mình. Đồng thời nó cũng tạo nên sự minh bạch, cơng khai giữa các
chủ thể với nhau và với nhà nước. Môi trường kinh tế thích ứng khơng làm biến dạng các
quy luật của nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho các chủ thể trong xã hội hoạt động. Môi
trường văn hóa lành mạnh sẽ tạo sự đồng thuận cao trong tư duy về những giá trị chung của
xã hội, từ đó giúp họ có hành động đúng để đạt được mục tiêu.
Trong quá trình tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, các chủ thể có năng lực và điều kiện
khác nhau nên hiệu quả hoạt động thu được cũng khác nhau. Thơng qua các chính sách Nhà
nước ưu tiên phát triển trong một số lĩnh vực, đối với một số đối tượng, các cơ quan quản lý
hành chính nhà nước hỗ trợ kinh tế - xã hội phát triển hài hịa. Thơng qua hoạt động quản lý
hành chính nhà nước, Nhà nước tạo động lực thúc đẩy hoạt động kinh tế - xã hội của các chủ
thể có hiệu quả. Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện cho các chủ thể hoạt động thông qua
1


các chính sách kinh tế - xã hội. Chẳng hạn như chính sách cho thuê mặt bằng với giá ưu đãi
để khuyến khích phát triển kinh tế làng nghề, biểu dương việc lựa chọn nguyên liệu sạch để
sản xuất sản phẩm, tru tiên ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học cơng nghệ mới vào
q trình chế tạo sản phẩm để đạt năng suất lao động cao, khuyến khích mở rộng thị trường,
điều tiết tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ một cách hợp lý...
Thứ năm, giải quyết các mâu thuẫn thuộc thẩm quyền. Trong quá trình tham gia vào các
hoạt động kinh tế - xã hội, các chủ thể có thể có những mâu thuẫn khơng thể tự điều hòa, giải
quyết được. Chẳng hạn, những tranh chấp, vi phạm trong thực hiện các hợp đồng kinh tế - xã
hội. Trong những trường hợp như vậy, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm
quyền sử dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

các chủ thể.
Liên hệ:
Từ những nội dung về lý luận em xin liên hệ việc thực hiện vai trị cơng tác QLNN trên
địa bàn huyện Châu Thành đạt được những kết quả như sau, cụ thể là:
* ƯU ĐIỂM: Trong năm vừa qua về quản lý hành chính đạt được một số kết quả sau:
Về thể chế: Đổi mới và nâng cao chất lượng cơng tác xây dựng và rà sốt văn bản quy
phạm pháp luật. Trong thời gian qua, UBND huyện và các ngành của huyện đã ban hành rất
nhiều văn bản QPPL. Các văn bản ban hành đều đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống
nhất và phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương và phù hợp với quan điểm chủ trương của
Đảng; đồng thời các phòng, cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, UBND các xã, thị trấn
thường xuyên rà soát văn bản QPPL thuộc thẩm quyền khi có sự thay đổi các văn bản của
Trung ương hoặc tình hình kinh tế xã hội thay đổi, để kịp thời có sự sửa đổi, bổ sung, thay
thế, bãi bỏ cho phù hợp.
Về công tác tư pháp - Ban hành các kế hoạch, quyết định về công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật; hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021 và hoạt
động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện năm 2021.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được 190 cuộc khoảng 8.000 lượt người tham
dự; tuyên truyền pháp luật lồng ghép trong các cuộc họp dân ở các cụm tuyến dân cư được
25 cuộc với khoảng 1.200 người tham dự; tuyên truyền chuyên mục phổ biến văn bản pháp
luật hàng tuần trên hệ thống loa truyền thanh huyện, xã, thị trấn được 200 giờ với nội dung
tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Covid-19;…
- Hỗ trợ các Tổ hòa giải trên địa bàn huyện thực hiện tiếp nhận và đưa ra hòa giải theo quy
định của pháp luật. Kết quả trong 09 tháng đầu năm 2021, đã tiếp nhận 102 đơn, đưa ra hòa
giải 101 đơn, hòa giải thành 98 đơn, đạt tỷ lệ 97,03%.
- Ban hành Quyết định số 503/QĐ-UBND ngày 18/01/2021 về việc công nhận các xã, thị
trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020; Báo cáo số 33/BC-UBND ngày 21/01/2021 về
kết quả công nhận các xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020; Kế hoạch số
101/KH-UBND ngày 01/4/2021 thực hiện quy định về xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp
cận pháp luật trên địa bàn huyện năm 2021.
- Công tác Thanh tra: năm 2021, triển khai thực hiện 05 cuộc thanh tra (trong đó: 01 cuộc

thanh tra năm 2020 chuyển sang; triển khai mới 04 cuộc thanh tra trong năm 2021). Kết quả
thực hiện: đã ban hành kết luận 05 cuộc thanh tra; qua thanh tra kiến nghị thu hồi nộp ngân
sách Nhà nước số tiền 31.377.537 đồng, kiến nghị xử lý kỷ luật có hình thức 02 cá nhân
(cảnh cáo), kiểm điểm rút kinh nghiệm 06 cá nhân, họp rút kinh nghiệm 01 cá nhân, 02 tập
thể; 27 kiến nghị chấn chỉnh hoàn thiện những hạn chế thiếu sót trong cơng tác chỉ đạo điều
hành. Theo dõi đôn đốc thực hiện xong 07 kết luận thanh tra (trong đó: 02 kết luận thanh tra
của năm 2020 chuyển sang, 05 kết luận thanh tra ban hành trong năm 2021).
Về Công tác Nội vụ, Cải cách hành chính:
2


- Thành lập Hội đồng và tổ chức tuyển dụng lại (xét tuyển) các chức danh công chức cấp
xã và viên chức thực hiện Kết luận số 71 -KL/TW; Phê duyệt kết quả trúng tuyển viên chức
làm việc tại đơn vị sự nghiệp giáo dục thuộc UBND huyện (12 người) và kế hoạch tuyển
dụng viên chức năm 2021.
- Quyết định điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức: cấp huyện 08 trường
hợp, cấp xã 10 trường hợp, viên chức 01 trường hợp; Quyết định bổ nhiệm lại đối với công
chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: 09 trường hợp.
- Thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số
113/2018/NĐ-CP từ đầu năm 2021 đến nay 07 trường hợp; giải quyết chính sách trợ cấp thơi
việc cho những người hoạt động không chuyên trách là 113 người với số tiền là
3.548.062.500 đồng.
- Ban hành Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 22/01/2021 của UBND huyện về cơng tác
Cải cách hành chính năm 2021 trên địa bàn huyện; Kế hoạch kiểm tra công tác CCHC và
kiểm tra cơng vụ năm 2021; Chương trình Cải cách hành chính huyện Châu Thành giai đoạn
2021 – 2025.
- Kết quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và phần mềm một cửa:
Mức độ 3 (tổng số 3.537 hồ sơ) huyện đã tiếp nhận 2.521 hồ sơ và giải quyết được 2.521 hồ
sơ, trong đó cấp xã tiếp nhận 1.016 hồ sơ và giải quyết 916 hồ sơ. Mức độ 4 (tổng số 1.279
hồ sơ) huyện đã tiếp nhận 130 hồ sơ và giải quyết được 110 hồ sơ, trong đó cấp xã tiếp nhận

1.149 hồ sơ và giải quyết 1.149 hồ sơ.
- Triển khai Kế hoạch kiểm tra CCHC và xác định chỉ số cải cách hành chính năm
2021của UBND cấp xã trên địa bàn huyện (06 đơn vị). Tăng cường công tác kiểm tra công
vụ 02 đợt (04 đơn vị).
- Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính là 82.934 hồ sơ, trong
đó nhận qua bưu chính là 4.990 hồ sơ và trả hồ sơ qua bưu chính 77.944 hồ sơ.
* Những tồn tại, hạn chế của cơng tác quản lý hành chính nhà nước trong thời gian
qua
- Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, tái bùng phát trở lại.
Riêng trong 06 tháng cuối năm xuất hiện trên địa bàn huyện đã ảnh hưởng rất lớn đến sản
xuất kinh doanh của cơ sở, doanh nghiệp và đời sống của người dân. Giá cả thị trường tăng
cao, nông sản thu hoạch gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. Đời sống nhân dân gặp nhiều hạn
chế do phải ứng phó với dịch bệnh.
- Tình hình sạt lở, xuống cấp một số tuyến đường, cầu vẫn còn xảy ra trên địa bàn huyện.
Hiện trạng hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Tình trạng lấn chiếm hành lang lộ giới, hành lang an tồn giao thơng, chỉ giới xây
dựng vẫn cịn diễn ra ở một số nơi.
- Chất lượng khám chữa bệnh ở một số cơ sở y tế vẫn chưa được nâng cao; đội ngũ cán bộ
y tế còn thiếu ở các tuyến so với yêu cầu; dịch bệnh còn tăng so với cùng kỳ nhất bệnh tay
chân miệng.
- Chỉ số Cải cách hành chính của huyện xếp hạng thấp nhất tỉnh.
- Tệ nạn xã hội, tội phạm ma túy, phạm pháp hình sự tăng so cùng kỳ.
* Đề xuất một số giải pháp
- Thường xuyên tuyên truyền vận động người dân thực hiện theo khẩu hiệu 5k để phòng
tránh covid, tăng cường tiêm ngừa diện rộng đầy đủ các mũi vắc xin cho người dân toàn
huyện.
- Vận động nguồn lực kinh phí để xây dựng các tuyến đường nhất là tuyến đường giao
thông nông thôn bị xuống cấp sạt lở nghiêm trọng, phối hợp phòng kinh tế hạ tầng các ngành
3



liên quan xây dựng phát triển kinh tế xã hội địa phương, phối hợp ngành cơng an khắc phục
tình trạng lấn chiếm hành lang lộ giới, hành lang an toàn giao thông, chỉ giới xây dựng.
- Tăng cường công tác tuyển dụng đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu, nhằm nâng cao chất
lượng khám bệnh ở cơ sở.
- Thường xuyên đôn đốc tăng cường chỉ số Cải cách hành chính của huyện.
- Tăng cường chỉ đạo các liên quan thường xuyên tuần tra kiểm soát những thành phần tệ
nạn xã hội, tội phạm ma túy, phạm pháp hình sự.
Kết Luận:
Như vậy, cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định
được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm tạo ra những thay đổi trong các
yếu tố cấu thành của nền hành chính, làm cho các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động
hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội tốt hơn.

4


2. Nội dung quản lý nhà nước về văn hóa?
MB: Cùng với lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh – quốc phịng,…lĩnh vực văn hố
có vai trị, vị trí đặc biệt quan trọng, văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, văn hóa do
con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là hoạt động sản xuất nhằm
cung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện.
Đảng ta khẳng định (Trong Nghị quyết Trung ương 5 ( Khóa VIII)): Văn hóa Việt Nam là
tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra
trong quá trình dựng nước và giữ nước…, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều
nền văn minh thế giới để khơng ngừng hồn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên
tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.
TB: Khái niệm về văn hoá: Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo, lưu
trữ, truyền bá và tiếp nhận, thưởng thức văn hố; thể hiện năng lực, trình độ và khát vọng
hướng đến giá trị chân, thiện, mỹ của các cá nhân và cộng đồng trong quá trình tồn tại và

phát triển.
Nội dung quản lý nhà nước về văn hoá ở cơ sở
1.1. Xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa.
Kế hoạch quản lý hoạt động văn hóa ở cơ sở được thể hiện ở những mục tiêu, định hướng
về phát triển văn hóa trong một khoảng thời gian nhất định, cùng với đó là những giải pháp
để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
- Xác định mục tiêu:
+ Mục tiêu tổng quát của kế hoạch: nhằm hiện thực hóa quan điểm, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước về văn hóa góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vai trị
quan trọng của văn hóa và việc tham gia các hoạt động văn hóa ở cơ sở.
+ Mục tiêu cụ thể của kế hoạch: nhằm góp phần quản lý tốt các lĩnh vực hoạt động văn
hoá, thể thao ở cơ sở.
(1) Hoạt động xây dựng thiết chế văn hoá ở cơ sở,
(2) Hoạt động văn hóa thơng tin cơ sở,
(3) Hoạt động thư viện,
(4) Hoạt động câu lạc bộ,
(5) Hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa,
(6) Hoạt động vui chơi giải trí,
(7) Xây dựng gia đình văn hóa,
(8) Hoạt động thể dục, thể thao.
Ngun tắc để lựa chọn mục tiêu quản lý gắn với điều kiện cụ thể của cơ sở. Cần ưu tiên
lựa chọn lĩnh vực khác nhau để tập trung kiểm tra, giám sát. Khơng dập khn theo một mẫu
kế hoạch có phương pháp, tiêu chí quản lý giống nhau.
Tùy theo đặc thù của từng địa bàn ở cơ sở mà kế hoạch quản lý các hoạt động văn hóa có
những đặc trưng khác nhau. Việc xây dựng kế hoạch quản lý các hoạt động văn hóa ở cơ sở
cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
- Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn
hóa. Bám sát nội dung, kế hoạch hoạt động hàng năm về các mặt công tác của cấp ủy và
chính quyền cơ sở.
- Đảm bảo nguồn nhân lực và vật lực để thực hiện kế hoạch.

+ Kế hoạch hàng năm: Bám sát phương hướng kinh tế - xã hội hàng năm của cấp ủy và
chính quyền cơ sở.
+ Kế hoạch trung hạn: Tổng hợp kế hoạch của từng năm trong khoảng 5 năm.
5


+ Kế hoạch dài hạn: Bám sát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
1.2. Thực thi chính sách về văn hóa.
Chính sách văn hóa là bộ cơng cụ quan trọng chính quyền cơ sở cần nắm vững khi tổ chức
quản lý hoạt động văn hóa ở cơ sở. Chính sách văn hóa được thể chế trong các văn bản quy
phạm pháp luật như: các bộ luật, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính
phủ về văn hóa; thơng tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thơng tư liên tịch giữa Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các bộ, ngành có liên quan; trong các chiến lược, chương
trình, đề án quốc gia về văn hóa.
Đối tượng của chính sách văn hóa ở cơ sở bao gồm:
- Người dân trên địa bàn cơ sở,
- Những người hoạt động chuyên môn về lĩnh vực văn hóa, các văn nghệ sĩ, nhà khoa học,
nghệ nhân...
- Các cơ quan Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn cơ sở,
- Các thiết chế văn hóa trên địa bàn.
Để thực thi chính sách về văn hóa ở cơ sở một cách hiệu quả, bên cạnh việc tuân thủ
nghiêm các quy định của Nhà nước, sự hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
chính quyền cơ sở cần có sự phối hợp với các cơ quan nhà nước chuyên ngành ở các cấp.
Đồng thời, phối hợp với trưởng thôn, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố xây dựng hương ước,
quy ước ở thôn, bản, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động nhân
dân tham gia. Tùy theo điều kiện ở cơ sở, cơ quan quản lý xây dựng các quy ước về Gia đình
văn hóa, Thơn văn hóa. Làng, văn hóa, Bản văn hóa, Tổ dân phố văn hóa phù hợp với mơi
trường sống, trình độ dân trí, truyền thống văn hóa và các điều kiện kinh tế - xã hội của
người dân.
Một số giải pháp xây dựng nếp sống văn minh:

- Quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa
mới.
- Chú trọng đẩy mạnh cơng tác thơng tin, tuyên truyền trên phương tiện thông tin truyền
thông, pano, áp pích để giáo dục nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là tinh thần nêu
gương của cán bộ, đảng viên, của những người cao tuổi trong thực hiện nếp sống văn minh
nhất là những việc cưới xin, ma chay.
- Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với công tác tổ chức lễ hội, khắc phục
các tình trạng thương mại hố các lễ hội, nghiêm cấm các hoạt động tơn giáo biến tướng, mê
tín dị đoan, nạn đốt vàng mã tràn lan.
1.3, Tổ chức bộ máy quản lý lĩnh vực văn hóa
Chính quyền cơ sở và ngành văn hóa, thể thao các Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phịng
Văn hóa - Thơng có vai trị hết sức quan trọng, có trách nhiệm trực tiếp quản hoạt động trên
địa bàn, thực thi chủ trương, đường lối của chính sách, pháp luật Nhà nước về văn hóa. Đội
ngũ cán bộ văn hóa ở cơ sở là những người nắm bắt chính xác các các vấn đề thực tế của địa
phương, là lực lượng nòng cốt trong việc tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật
cũng như có những sáng kiến, đề xuất giải pháp phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương
để xây dựng và phát triển văn hóa ở cơ sở.
1.4. Tổ chức và huy động các nguồn lực cho hoạt động văn hóa
Nguồn lực cho hoạt động văn hóa ở cơ sở bao gồm nhân lực, tài chính, vật chất, kỹ thuật
cùng các nguồn lực khác.
- Về nguồn nhân lực, bên cạnh cán bộ chuyên trách trực tiếp quản lý hoạt động văn hóa,
thể thao ở cơ sở, cần sự vào cuộc tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội như:
Hội nữ, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên người dân ở cơ sở, trong đó
cán bộ quản lý văn hóa, thể những người đã được đào tạo bài bản - giữ vai trò nòng cốt.
6


Một nguồn lực quan trọng khác cần được quan tâm, đó là đội ngũ chuyên gia văn hóa, các
nghệ sĩ, nhà quản lý là con người của địa phương hoặc là người có mong muốn đóng góp cho
sự phát triển văn hố, thể thao của địa phương.

Về nguồn kinh phí: hoạt động văn hóa ở cơ sở gắn bó trực tiếp với đời sống vật chất và
đời sống tinh thần của nhân dân, trực tiếp tác động đến tư tưởng, tình cảm, thái độ, sức khỏe;
góp phần phịng ngừa bệnh tật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng lối sống lành
mạnh, hình thành và bồi dưỡng các phẩm chất nhân cách con người.
Bên cạnh các nguồn lực từ xã hội hóa, cần chú ý động nguồn kinh phí do nhân dân đóng
góp cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên
của các thiết chế, câu lạc bộ văn hóa, thể thao.
Khi huy động các nguồn lực cho hoạt động văn hóa, thể thao cơ sở cần lưu ý ưu tiên tập
trung vào những hoạt động cần thiết, đang được quần chúng nhân dân mong đợi, ủng hộ và
đón nhận, tránh việc đầu tư dàn trải, khơng hiệu quả.
1.5. Kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa, thể thao
Tổ chức kiểm tra, giám sát đối với hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở là một nhiệm vụ
quan trọng để các hoạt động này phát triển, tuân thủ các quy định pháp luật.
Nhiệm vụ quản lý hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở cần chủ động phòng ngừa, ngăn
chặn, kịp thời những hiện tượng tiêu cực, đảm bảo khơng gian, mơi trường văn hóa lành
mạnh cho người dân và cộng đồng.
Do vậy, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động văn hoá cơ sở cần tập trung vào một số
nhiệm vụ như:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tăng cường nhận thức về chủ trương, đường lối
của Đảng, các quy định pháp luật về lĩnh vực văn hóa, trước hết là đối với đội ngũ cán bộ và
mọi người dân, cũng như các chủ thể cung cấp dịch vụ hóa.
Thường xuyên bám sát các hoạt động văn hóa trên địa bàn, kịp thời phát hiện, điều chỉnh,
xử lý các vi phạm. Chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình kiểm tra, giám sát các hoạt
động văn hóa trên địa bàn theo định kỳ và đột xuất. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực quản lý văn hóa ở cơ sở.
Liên hệ huyện Châu Thành:
Ưu điểm:
- Đội kiểm tra liên ngành 814 huyện kiểm tra các cơ sở hoạt động văn hóa và kinh doanh
văn hóa trên địa bàn huyện được 43 lượt (điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng,
karaoke, massage). Qua kiểm tra, nhắc nhỡ, hướng dẫn các cơ sở hoạt động tốt hơn trong

thời gian tới. Do tình hình dịch Covid-19, khơng tiếp nhận các cơ sở đăng nhập địa bàn tổ
chức các trị chơi giải trí phục vụ tại các xã, thị trấn.
- Các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật trên địa bàn được bảo tồn, tôn tạo. Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất cho Đình Phú Nhuận (xã Vĩnh Thành) được sơn lại
một số hạng mục cơng trình di tích theo đề nghị và Đình Bình Hịa được nâng cấp hàng rào
với chiều dài 31m, chiều cao 1,5m. Khảo sát và đề xuất lộ trình thực hiện tu bổ đình làng
chưa xếp hạng đối với Đình Vĩnh Hanh (xã Vĩnh Hanh).
- Triển lãm 06 bộ ảnh; Trưng bày 2.200 bản sách; Luân chuyển 1.500 bản sách; Phục vụ lưu
động 600 bản sách tại các xã Vĩnh Thành, Vĩnh Nhuận, Bình Hịa.
- Phát động phong trào đọc sách “Mỗi thanh niên một quyển sách làm bạn”; Giới thiệu sách
hay đa dạng, phong phú các chủ đề; Tổ chức hội thi “thiếu nhi kể chuyện”, vẽ trang dành cho học
sinh. Kết quả vòng huyện ở 03 nhóm A,B,C; Ban tổ chức đã trao tổng cộng 17 giải gồm: 03
giải nhất, 04 giải nhì, 05 giải ba, 10 giải khuyến khích.

7


- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông mở lớp hướng dẫn sử dụng, quản trị Trang thông
tin điện tử cấp xã; triển khai giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong truy vết đối tượng
phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
- Tổ chức chương trình văn nghệ Lễ cơng bố Quyết định thành lập thị trấn Vĩnh Bình năm
2021; Chương trình văn nghệ phục vụ lễ công nhận xã Vĩnh Hanh, đạt chuẩn nơng thơn mới;
xã Bình Hịa đạt chuẩn xã nơng thơn mới nâng cao; Tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2021 tại
BCH Quân sự huyện.
Hạn chế:
- Một số cơ sở phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây
dựng đơ thị văn minh, nơng thôn mới, chưa được hiệu quả.
- Việc tổ chức các đợt giao lưu, liên hoan, hội thi, hội diễn, chưa được duy trì có hiệu quả
hoạt động của các câu lạc bộ nhằm đáp ứng chưa tốt nhu cầu của người dân.
- Công tác tuyên truyền vận động xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội đầu tư chưa

hiệu quả vào các cơ sở dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa.
- Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cải cách hành chính chưa cao.
Giải pháp:
- Thực hiện có hiệu quả phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn
với xây dựng đơ thị văn minh, nông thôn mới.
- Tăng cường công tác phối hợp, kết hợp với các ngành có liên quan chủ động đưa các
hoạt động về cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia; tổ chức nhiều đợt giao
lưu, liên hoan, hội thi, hội diễn, duy trì có hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ nhằm đáp
ứng tốt nhu cầu của người dân.
- Làm tốt cơng tác tun truyền vận động xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội đầu
tư hiệu quả vào các cơ sở dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa.
- Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch 199/KH-UBND ngày 17/7/2020 về Ứng dụng công
nghệ thông tin trong cải cách hành chính và phát triển kinh tế, xã hội huyện Châu Thành.
Kết Luận:
Tóm lại văn hóa là đường dẫn để kết nối giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và
cơng bằng xã hội. Đây chính là một trong các tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội bền vững,
khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc trong phát
triển kinh tế.

8


3. Nội dung quản lý nhà nước về y tế?
Mở bài: Y tế là lĩnh vực đặc biệt, có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của con người
bằng những kiến thức của nền y học hiện đại kết hợp với những tri thức của nền y học cổ
truyền, nhằm mang lại cho con người cuộc sống khỏe mạnh, an tồn cả về thể chất lẫn tinh
thần, góp phần xây dựng và phát triển con người Việt Nam thời kỳ mới, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Cùng với các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, xã hội, an ninh - quốc phịng,... lĩnh vực y tế có vai trị, vị trí đặc biệt quan trọng,
liên quan trực tiếp đến nhu cầu, lợi ích thiết thân về thể chất, sức khỏe của cá nhân và cộng

đồng. Bên cạnh việc tuân thủ những nguyên tắc, quy định của quản lý nhà nước nói chung
đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, thì y tế là những lĩnh vực đặc thù, địi hỏi cơ
chế, chính sách và phương pháp quản lý mang tính chuyên biệt. Quản lý tốt các lĩnh vực này
sẽ góp phần đảm bảo an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc, tạo nền
tảng tinh thần và động lực cho sự phát triển; tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động y tế
phát triển, đồng thời đảm bảo tốt quyền tiếp cận và thụ hưởng những sản phẩm, dịch vụ y tế
của mọi người dân.
Lý luận:
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều kiện cơ bản, quan trọng
nhất để con người phát triển tồn diện. Đảng và Nhà nước ta ln quan tâm đến sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, coi đó là một nội dung quan trọng nhất của chiến
lược phát triển con người.
Trong hệ thống y tế hiện nay của nước ta, mạng lưới y tế cơ sở đóng vai trị quan trọng,
góp phần gia tăng khả năng tiếp cận của người dân đối với quyền được chăm sóc sức khỏe,
bảo đảm cơng bằng xã hội trong chính sách chăm sóc sức khỏe và giảm tối đa chi phí khám,
chữa bệnh cho người dân. Nghị quyết Trung ương sáu khóa XII về Tăng cường cơng tác bảo
vệ, chǎm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới khẳng định y tế cơ sở là nền
tảng để thực hiện vai trò là tuyến đầu trong phịng bệnh,chǎm sóc sức khỏe cũng như sàng
lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật.
Mạng lưới y tế cơ sở trong những năm qua đã được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư
nâng cấp, phát triển mạnh mẻ về nguồn nhân lực, trang thiết bị, cơ chế hoạt động, cơ chế tài
chính góp phần nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ, bảo đảm chǎm sóc sức
khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn. Ngành y tế cơ sở đã chủ động, tích cực phối hợp với
chính quyền và các đồn thể chính trị - xã hội vận động, tuyên truyền, giáo dục nhân dân xây
dựng các phong trào: vệ sinh đường làng, ngõ xóm phịng chống dịch bệnh, tiêm chủng
vacine phòng bệnh. Thực tế thời gian qua, nhiều dịch bệnh nguy hiểm đã được khống chế,
đẩy lùi: sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh dại, đặc biệt là dịch viêm đường hô hấp Covid-19.
1. Xây dựng kế hoạch phát triển y tế
Hệ thống y tế cơ sở bao gồm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, y tế xã,
phường, thị trấn và y tế thơn bản. Trong đó, chính quyền cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân

cấp xã chịu trách nhiệm quản lý trạm y tế xã, y tế thôn, bản trong việc thực hiện các nhiệm
vụ chun mơn theo quy định của pháp luật.
Chính quyền cơ sở trực tiếp theo dõi, xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động y tế cơ sở theo
quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, xây dựng kế hoạch quản lý
hoạt động y tế ở cơ sở, cần phải căn cứ vào một số yếu tố sau:
9


- Số lượng các đơn vị khám, chữa bệnh trên địa bàn.
- Các chương trình y tế cấp trên.
- Tình hình sức khỏe nhân dân địa phương, những vấn đề ưu tiên trong khám, chữa bệnh
ban đầu, tình hình dịch bệnh, phương án phịng, chống dịch tại cơ sở.
- Trình độ nhận thức chung của cộng đồng về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch: nhằm thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng và chính
sách của Nhà nước về y tế cơ sở, bảo đảm cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh cho từng người dân trên địa bàn quản lý, cung ứng dịch vụ
theo hướng toàn diện, liên tục, phối hợp và lồng ghép chặt chẽ giữa dự phòng và điều trị,
giữa các cơ sở y tế trên địa bàn quản lý và với tuyến trên, góp phần giảm tải cho các bệnh
viện tuyến trên, bảo đảm công bằng, hiệu quả trong cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân.
Mục tiêu cụ thể của kế hoạch: góp phần quản lý tốt các lĩnh vực hoạt động y tế cơ sở:
- Về y tế dự phòng,
- Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phịng bệnh và chữa
bệnh,
- Về chăm sóc sức khỏe sinh sản,
- Về cung ứng thuốc thiết yếu,
- Về quản lý sức khỏe cộng đồng,
- Về truyền thông, giáo dục sức khỏe,
- Triển khai thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình,
- Kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng

đến sức khỏe nhân dân.
2. Thực thi chính sách, pháp luật chǎm sóc sức khỏe nhân dân
Xây dựng chương trình, kế hoạch, chính sách về chăm sóc sức khỏe nhân dân. Chỉ đạo, tố
chức thực hiện các chương trình y tế trọng điểm là nội dung quan trọng trong quản lý hoạt
động y tế ở cơ sở. Y tế cơ sở tập trung thực hiện các chính sách quản lý sau:
- Huy động sự tham gia của cộng đồng, tăng cường công tác bảo vệ sức khỏe đi đôi với
củng cố hệ thống y tế cơ sở.
- Hoàn thiện hệ thống bảo vệ sức khỏe: Các cơ sở y tế thực hiện chăm sóc sức khỏe ban
đầu, các cơ sở y tế chuyên sâu, các cơ sở khám, chữa bệnh, các cơ sở sản xuất, kinh doanh
dược phẩm.
- Xây dựng các biện pháp để thực hiện mục tiêu phát triển y tế trên địa bàn, huy động sự
tham gia của cộng đồng trong việc chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
- Thực hiện chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa,
đặc biệt quan tâm tới đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế
có chất lượng cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng cịn nhiều khó khǎn.
- Xây dựng chính sách khuyến khích và tăng cường sự gắn kết giữa y tế tư nhân và y tế
công lập trong cung ứng các dịch vụ chǎm sóc sức khỏe ban đầu trên địa bàn. Cho phép các
trạm y tế xã họp tác với tư nhân để thực hiện việc khám, chữa bệnh cho nhân dân.
- Thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe đối với các đối tượng ưu tiên như: trẻ em dưới
6 tuổi, người có cơng, người già neo đơn, người nghèo, người dân tộc thiểu số và những
người yếu thế trong xã hội.
Tăng cường quản lý hoạt động y tế cơ sở bằng pháp luật. Nhà nước ban hành và thực thi
các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế cơ sở để thống nhất hoạt động chăm sóc,
bảo vệ, khám chữa bệnh cho nhân dân. Hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật chủ yếu
điều chỉnh lĩnh vực y tế nói chung, y tế cơ sở nói riêng bao gồm:
- Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989,
10


- Luật Dược năm 2016,

- Luật Khám, chữa bệnh năm 2009,
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007,
- Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, Luật sứa đối, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
năm 2014,
- Luật An tồn thực phẩm năm 2010,
- Luật Phịng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012.
Các văn bản quy phạm pháp luật:
- Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 20112020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 2348/QÐ-TTg ngày 5-12-2013 cua Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới.
- Thơng tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27-10-2015 của Bộ Y tế huớng dẫn chức năng,
nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn.
3. Tổ chức bộ máy, đào tạo cán bộ y tế
Với sự gia tăng dân số và đời sống vật chất không ngừng được nâng lên, người dân ngày
càng có nhu câu lớn về khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở. Vì vây, phải khơng ngừng tǎng
cường năng lực, hồn thiện bộ máy tổ chức có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu khám chữa
bệnh ban đầu cho nhân dân.
- Phát triển đội ngũ nhân viên y tế thôn bản nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực
biên giới gắn với chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng
đồng.
- Mở rộng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng để phát triển đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, ưu
tiên đào tạo cán bộ y tế là người dân địa phương, người dân tộc trên địa bàn tại chỗ.
- Tǎng cường sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe ban
đàu; thực hiện lồng ghép các chương trình, mục tiêu, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.
- Cử cán bộ chuyên môn từ bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến cuối tại các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương về hỗ trợ các trạm y tế xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh ban đầu.
Nhân rộng mơ hình trạm y tế xã, phường hoạt động theo hình thức y học gia đình. Đổi mới
cơ chế tài chính của y tế xã để thực hiện vai trị tuyến đầu trong phịng bệnh, chăm sóc sức

khỏe, quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm của người dân trên địa bàn quản lý.
4. Tổ chức, huy động các nguồn lực cho hoạt động y tế
Đầu tư cho y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu góp phần tạo ra nền móng vững chắc
cho sự phát triển. Do yêu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng gia tăng, các hoạt
động của ngành y tế cần liên tục được đầu tư, nâng cấp. Hàng năm, ngân sách nhà nước dùng
để chi cho y tế cơ sở rất hạn chế và bộc lộ nhiều bất cập bởi đây là lĩnh vực đòi hỏi phải được
đầu tư cả về trang thiết bị, con người rất lớn. Chính vì vậy, cần đẩy mạnh xã hội hóa, để đa
dạng nguồn lực cho hoạt động y tế cơ sở.
Bảo đảm kinh phí cho hoạt động thường xuyên của trạm y tế xã, phường và phụ cấp cho
nhân viên y tế thôn, bản, ấp. Xây dựng cơ chế tài chính thích hợp cho hoạt động chăm sóc
sức khỏe ban đầu, ưu tiên ngân sách cho chăm sóc sức khỏe người có cơng, người nghèo,
nơng dân, đồng bào dân tôc thiểu số, những đối tượng yếu thế trong xã hội, người dân ở vùng
đặc biệt khó khǎn. Phấn đấu đạt ít nhất 10% tổng chi ngân sách nhà nước dành cho y tế; từng
bước thực hiện phân bổ ngân sách nhà nước cho các cơ sở y tế theo kết quả hoạt động và đầu
ra.
11


Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ưu tiên cân đối ngân sách địa phương và các
nguồn tài chính họp pháp khác để tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở.
Vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới; các chương trình hỗ trợ
có mục tiêu khác từ ngân sách trung uơng; vốn ODA đầu tư cho y tế cơ sở.
Từ ngân sách sự nghiệp y tế: căn cứ tình hình thực tế thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch
vụ y tế, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng một phần ngân sách được cấp cho
các bệnh viện để xây dựng mới, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng sửa chữa, bổ sung trang thiết bị
cho trạm y tế xã.
Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội ở từng địa bàn, tình hình sức khỏe, ý thức chăm lo, giữ
gìn sức khỏe của người dân trên địa bàn cơ sở, chính quyền địa phương xây dựng các biện
pháp huy động các nguồn lực từ người dân. Đồng thời kêu gọi, động viên, khuyến khích các
nhà tài trợ đóng góp cho cơng tác chǎm sóc sức khỏe cho nhân dân. Chú trọng phương châm

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh, Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Trước đây, việc thực hiện giao nhiệm vụ và đầu tư cho y tế cơ sở theo các chương trình
mục tiêu quốc gia về y tế. Hiện nay, các chương trình mục tiêu y tế đã bị cắt giảm cả về số
lượng các dự án và cả về kinh phí. Trước thực tế đó, cơ chế đầu tư cho y tế cơ sở cũng phải
cần có sự thay đối mạnh mẽ cho phù hợp để bảo đảm nguồn tài chính đáp ứng được các hoạt
động của y tế cơ sở.
- Mở rộng hoạt động khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế tại cơ sở; giảm tỷ lệ hộ gia đình
gặp phải khó khǎn vì chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe. Đẩy mạnh cải cách và đơn giản hóa thủ
tục mua, thanh tốn bảo hiểm y tế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người có bảo hiểm y tế
trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Tiếp tục triển khai chính sách bảo hiểm y tế cho nguời nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6
tuổi, người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn và các đối tượng yếu
thế, dễ bị tổn thương trong xã hội.
- Tiếp tục huy động các nguồn đầu tư của xã hội cho y tế, đồng thời tập trung tiến hành
việc điều chỉnh chính sách cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn. Hạn chế tối đa những
tác động, những ảnh hưởng, hệ lụy không mong muốn của chính sách xã hội hóa hoạt động y
tế đối với người dân.
- Có cơ chế kiểm sốt giá dịch vụ y tế của các cơ sở khám,chữa bệnh tư nhân ở cơ sở.
5. Kiểm tra, giám sát hoạt động y tế
Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về y tế là một trong những nội dung quan trọng để bảo
đảm việc tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật nhằm ngăn chặn, phòng ngừa những
hành vi vi phạm pháp luật.
Kiểm tra nhằm mục đích ngăn ngừa, cảnh báo, nhắc nhở, giáo dục cán bộ, viên chức y tế
cơ sở tôn trọng, chấp hành nghiêm chỉnh theo pháp luật; phát hiện những sơ hở, thiếu sót
trong các văn bản quy phạm pháp luật để kiến nghị bổ sung, sửa đối, phát hiện nhữnghành vi
sai lệch trong việc thực hiện pháp luật.
Có biện pháp xử lý các vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, báo cáo cơ quan quản lý y tế
cấp trên đối với những việc làm vi phạm pháp luật y tế vượt thẩm quyền; có biện pháp xử lý
nghiêm minh, kịp thời; đồng thời phát hiện những cá nhân, tập thể nghiêm chỉnh chấp hành
những quy định của pháp luật để động viên, khen thuởng.

Cùng với tǎng cường kiểm tra, giám sát là đẩy mạnh hoat động thông tin, tuyên truyển
Giáo dục, tuyên truyền trong hoạt động y tế cơ sở tập trung vào cung cấp thơng tin,
khuyến khích tính tích cực của các nhóm chủ thể.
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe; theo đó, tâp
trung vào các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc
12


sức khỏe cho nhân dân. Cung cấp kiến thức, kỹ năng về y tế dự phòng, dân số, vệ sinh an
tồn thực phẩm, thực hiện lối sơng lành mạnh cho các cộng đồng dân cư ở cơ sở.
Thứ hai, để xây dựng mạng lưới y tế cơ sở hiệu quả và phát triển, đáp ứng yêu cầu chăm
sóc sức khỏe ban đầu ngày càng đa dạng với chất lượng ngày càng cao của nhân dân, đòi hỏi
phải tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả của việc quản lý nhà nước bằng pháp luật, góp
phần đưa các hoạt động y tế vào trật tự, kỷ cương, kỷ luật và phát triển ổn định.
Mặt khác, việc thực thi pháp luật về y tế ở cơ sở phải gắn kết với công tác tuyên truyền,
giáo dục, động viên, thuyết phục, khuyến khích để các chủ thể tích cực, chủ động tham gia
vào các hoạt động trong lĩnh vực y tế. Công tác y tế ở cơ sở liên quan trực tiếp đến sức khỏe,
tính mạng con người. Do vậy, cần phải đặc biệt chú trọng, đề cao công tác giáo dục tư tưởng,
y đức luôn phải được coi trọng hàng đầu.
Liên hệ huyện Châu Thành:
Ưu điểm: - Cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân ln được quan tâm, hồn thành 5 nội
dung chương trình cơng tác của UBND huyện. Các Chương trình mục tiêu Y tế quốc gia được
chú trọng thực hiện đầy các giải pháp, bệnh truyền nhiễm được khống chế kịp thời, không để
dịch bùng phát và không để xảy ra trường hợp tử vong.
- Các chương trình mục tiêu y tế thực hiện đạt tiến độ kế hoạch đề ra, tiếp tục duy trì và
phát huy hoạt động khám chữa bệnh tại các tuyến đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân
dân. Cơng tác an tồn vệ sinh thực phẩm được chú trọng triển khai thực hiện, khơng có vụ
ngộ độc thực phẩm xảy ra. Quản lý dược, hành nghề y tế tư nhân được kiểm soát chặt chẽ,
kiểm tra 209 cơ sở, trong đó: cơ sở khám chữa bệnh 60 cơ sở, kinh doanh dược 149 cơ sở,
khơng có cơ sở vi phạm.

- Cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
được được triển khai đồng bộ tại các địa phương. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt < 1% (Dân
số trung bình: 151.650 người); tỷ số giới tính khi sinh: 108,7 trẻ em trai/100 trẻ em gái; tỷ lệ
sinh con thứ 3 trở lên: 7.27%; tỷ lệ trẻ < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 11,23%, thể
thấp còi 19,04%. Có 132.166 người có thẻ BHYT, đạt độ bao phủ BHYT là 92,11% dân số
thực tế của huyện. Tỷ lệ Bác sĩ/vạn dân đạt 4,15 bác sỹ.
- Cơng tác phịng, chống dịch Covid-19 được các cấp tập trung chỉ đạo quyết liệt, kịp thời,
nghiêm túc bằng nhiều giải pháp phù hợp. Riêng trong quý III/2021, tình hình dịch bệnh trên địa
bàn huyện diễn biến phức tạp, khó lường. Huyện đã tổ chức thực hiện các phương án ứng phó
nhanh “4 tại chỗ” chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly, dụng cụ, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ
cơng tác phịng, chống dịch bệnh.
+ Thiết lập khu vực phong tỏa cách ly y tế phòng, chống các chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng
tại các ổ dịch trên địa bàn xã Vĩnh An và Cần Đăng.
+ Toàn huyện hiện có 18 điểm cách ly tập trung với 1.042 giường, tổng số trường hợp còn
đang cách ly là 89, còn lại 953 giường. Với định hướng đẩy mạnh cách ly y tế tại nhà, huyện
đã đề ra kế hoạch giảm 13 điểm cách ly là các điểm trường học để phục vụ năm học mới, tiếp
tục duy trì 05 điểm cách ly với quy mô 371 giường. Huyện đang lập hồ sơ trình UBND tỉnh
xem xét, đầu tư Khu cách ly tập trung dã chiến từ 100 – 200 chỗ.
+ Cách ly y tế tại nhà: huyện còn đang theo dõi 455 trường hợp, lũy kế tính đến nay là
4.785 trường hợp; số trường hợp đã hết thời gian cách ly tại nhà là 4.330 trường hợp.
+ Quản lý điều trị ca nhiễm xác định: Theo mơ hình điều trị tháp 03 tầng cho bệnh nhân
COVID-19, huyện Châu Thành có quy mơ điều trị là 600 giường, trong đó tầng 01 là 200
giường, tầng 02 là 400 giường. Hiện nay còn đang điều trị là 316 bệnh nhân tại tầng 02 (sức
khỏe ổn định). Còn lại 284 giường trống.
+ Thực hiện 02 đợt tầm soát diện rộng: Đợt 1 từ ngày 24 - 27/8/2021, 100% người đại diện
hộ gia đình; Đợt 2 từ ngày 01 - 03/9/2021, 100% dân số. Qua 02 đợt tầm soát diện rộng, phát
13


hiện 04 trường hợp dương tính tại xã Cần Đăng (khu vực hiện đang phong tỏa). Sắp tới sẽ

tiếp tục tầm soát định kỳ từ 3-5 ngày/lần tại các chợ và khu vực có nguy cơ cao (như: kho
bãi, cửa hàng, qn ăn, tiệm tạp hóa,...); đồng thời tầm sốt 100% các đối tượng có biểu hiện
sốt, ho, đau họng, khó thở,...
+ Tính đến ngày 16/09/2021, huyện đã nhận được 20.341 liều vắc xin phòng Covid-19, đã
tổ chức tiêm được 19.247 người, đạt 12.69% dân số huyện (trong đó: tiêm mũi 1 là 14.480
người, tiêm mũi 2 là 4.767 người) đang tiếp tục tiêm số vắc xin còn lại.
+ Trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh thông thường và trang thiết bị phục vụ công
tác điều trị bệnh nhân COVID-19: cơ bản được đảm bảo.
+ Tính đến nay, trên địa bàn huyện đã vận động xã hội hóa từ các mạnh thường qn trong
và ngồi huyện bao gồm tiền, quà, nhu yếu phẩm,... tương đương số tiền 14.624.722.000
đồng, đã cấp phát cho hơn 52.126 hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn do ảnh hưởng của dịch
COVID-19 và các gia đình nằm trong vùng phong tỏa.
Hạn chế:
Một số trạm y tế trong huyện chưa được đổi mới căn bản về bộ máy, về hoạt động, về
nguồn nhân lực, về cơ sở hạ tầng và cơ chế tài chính gặp nhiều khó khăn.
Hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, cơng tác quản lý vật tư y tế cịn nhiều bất cập;
Chất lượng dịch vụ y tế và chất lượng nhân lực y tế chưa được nâng cao để đáp ứng
nhu cầu đa dạng và ngày càng cao hơn của toàn dân.
Hệ thống y tế cơ sở vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trong tình hình
mới;
Đội ngũ y tế còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng;
Văn hóa ứng xử và y đức tại một số cơ sở y tế còn chưa thực sự làm cho người dân
hài lịng;
Cơ chế tài chính chưa đủ sức thu hút và khuyến khích phát triển y tế cơ sở; vẫn cịn
tình trạng vượt tuyến gây q tải ở tuyến trên, lãng phí ở tuyến dưới.
Giải pháp:
Thứ nhất, triển khai đầy đủ, đồng bộ quy định của pháp luật về công tác khám chữa bệnh,
bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị của các cơ sở y tế, nhất là các bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện khu vực mới được

đầu tư.
Thứ ba, thực hiện tốt việc phối hợp, lồng ghép giữa các đơn vị y tế, tăng cường quản lý và
phát huy vai trò của y tế tư nhân, khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền. Phát
triển, nuôi trồng dược liệu, cơng nghiệp dược phẩm để có sản phẩm thuốc tốt cho người Việt
Nam.
Thứ tư, tăng cường điều động, luân chuyển, đãi ngộ, thu hút cán bộ y tế về công tác tại
tuyến cơ sở, công tác đào tạo, hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật cho y tế cơ sở nhằm đáp ứng
nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của người dân tại địa phương.
Thứ năm, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc bảo đảm chất lượng dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh cho Nhân dân, đặc biệt là bằng nguồn bảo hiểm y tế; triển khai hiệu quả đề án
tăng cường năng lực hệ thống chất lượng xét nghiệm y học, sớm liên thông kết quả xét
nghiệm đối với các cơ sở y tế.
Thứ sáu, sử dụng có hiệu quả, khơng để xảy ra thất thốt, lãng phí nguồn lực đầu tư cho y
tế; khuyến khích xã hội hóa đầu tư cho y tế theo quy định của pháp luật tránh việc lợi dụng
để trục lợi. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến tổ chức và hoạt động của hệ
thống y tế cơ theo hướng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả thông qua các mơ hình tiên
tiến.
14


Thứ bảy, sớm sửa đổi quy định về đấu thầu mua thuốc biệt dược; thực hiện đầy đủ quy
định của pháp luật, cải cách hành chính về đấu thầu thuốc chữa bệnh để tiết kiệm chi phí;
triển khai các giải pháp để quản lý chặt chẽ giá thuốc nhất là việc bán thuốc theo đơn, hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu dược phẩm, vật tư, thiết bị y tế. Phối hợp với các cơ quan kiểm
tra, thanh tra hoạt động quảng cáo dược phẩm và thực phẩm chức năng.
Thứ tám, rà soát, đánh giá việc quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế, công tác khám chữa
bệnh bằng bảo hiểm y tế để khắc phục cho được những tiêu cực, hạn chế trong trong vấn đề
này.
Kết Luận: Tóm lại, Y tế được biết đến là dịch vụ về chăm sóc sức khỏe con người cũng
như là một trong những dịch vụ yêu cầu bắt buộc phải phát triển trên mức kinh tế để có thể

đảm bảo cuộc sống cho người dân cũng như là sự tồn vong của nhân loại. Những ứng dụng
của khoa học công nghệ luôn chú trọng vào việc có thể ứng dụng vào y tế rất nhiều và được
ưu tiên hàng đầu. Ngành y tế giữ vai trị quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng,
điều trị bệnh, bảo đảm cuộc sống sức khỏe cho con người để học tập và lao động. Chính vì
thế mà chúng ta có thể khẳng định rằng ngành y tế có vai trị to lớn trong việc phát triển kinh
tế, xã hội.

15


4. Nội dung cải cách hành chính ở cơ sở?
Mở bài: Trong hệ thống chính quyền các cấp, chính quyền cơ sở xã, phường, thị trấn (gọi
chung là cấp xã) có vai trị, vị trí và ý nghĩa rất quan trọng trong tổ chức thực hiện chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước vào thực tiễn đời sống xã
hội, là nơi trực tiếp phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khai thác tiềm năng tại chỗ ở địa
phương trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, tạo điều
kiện cho nhân dân địa phương xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, cải cách hành
chính đối với chính quyền cấp xã là vấn đề cần được quan tâm và chú trọng. Việc triển khai
thực hiện phải đồng bộ trên tất cả 6 nhiệm vụ từ cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành
chính; cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức;
cải cách tài chính cơng và hiện đại hóa hành chính.
Khái niệm: Cải cách hành chính nhà nước ở cơ sở là quá trình triển khai thực hiện các nội
dung của chương trình cải cách hành chính nhà nước ở cơ sở góp phần hồn thiện thể chế
của nền hành chính, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính, đổi mới chế
độ cơng vụ, tài chính công, công sở, công sản để xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên
nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục
vụ nhân dân.
Để thực hiện được các nội dung cải cách hành chính ở cơ sở địi hỏi sự quyết tâm cao của
cả hệ thống hành chính, đặc biệt là vai trò tiên phong, gương mẫu, quyết tâm của người đứng
đầu mỗi cơ quan hành chính ở cơ sở, giải quyết triệt để 3 vấn đề:

- Về nhận thức: Theo đó, mỗi nhân viên hành chính, đặc biệt những người có trách nhiệm
tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung cải cách hành chính ở cơ sở phải hiểu đúng, đầy đủ
ý nghĩa và quy trình, các bước triển khai các nội dung cải cách hành chính ở cơ sở;
- Về thói quen: Bản thân mỗi nhân viên hành chính phải vượt qua những nền nếp, thói
quen cũ, lạc hậu đã tồn tại một thời gian dài trong nền hành chính, từ đó học tập và thực hành
theo nề nếp mới của nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hình thành thói quen mới phù
hợp với u cầu của nền hành chính phục vụ;
- Về nguồn lực: Bảo đảm nguồn lực (nhân lực, tài lực) để phục vụ cho việc triển khai, thực
hiện các nội dung cải cách hành chính ở cơ sở. Thiếu nguồn lực sẽ dẫn đến việc thực hiện các
nội dung cải cách hành chính ở cơ sở không đạt được mục tiêu đề ra, từ đó gây ra những gián
đoạn, những xung đột trong vận hành nền hành chính “nửa cũ, nữa mới”
Đối với đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước ở cơ sở cần phải thực hiện những nhiệm
vụ sau:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh cải cách hành
chính nhà nước ở cơ sở, trong giai đoạn 2021-2030 thực hiện các nội dung cải cách hành
chính nhà nước ở cơ sở một cách tồn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều
sâu, thiết thực, hiệu quả nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, chun nghiệp, nâng cao
trách nhiệm giải trình, từng bước hiện đại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm
thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
Thứ hai, nâng cao vai trị chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trách nhiệm của các
tổ chức chính trị - xã hội, người dân, doanh nghiệp đối với công tác cải cách hành chính nhà
nước ở cơ sở. Đẩy mạnh cơng tác thơng tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về mục tiêu,
16


nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước ở cơ sở tới tồn thể đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên
chức, người dân và toàn xã hội để tạo động lực và sự đồng thuận trong xã hội về thực hiện
cơng cuộc cải cách hành chính Gắn với thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước giai đoạn 2021 – 2030.

Thứ ba, đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở
trong thực hiện cải cách hành chính, lấy kết quả Chỉ số cải cách hành chính hàng năm của Ủy
ban nhân dân xã, Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính nhà nước ở cấp xã làm tiêu chí
đánh giá năng lực, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính cấp xã một cách cơng
khai, minh bạch.
Thứ tư, Chính phủ cần thống nhất với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quy định cụ thể
để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã tham gia giám sát phản
biện xã hội độc lập đối với hoạt động của các cơ quan hành chính cấp xã.
Thứ năm, Chính phủ cần tăng cường nguồn lực tài chính cho cải cách hành chính,
trong đó, giao Bộ Tài chính nghiên cứu cơ chế tài chính phù hợp, điều chỉnh các nội dung,
định mức chi cho cơng tác cải cách hành chính phù hợp với thực tiễn nhằm thúc đẩy triển
khai các nhiệm vụ cải cách hành chính một cách nhanh chóng, thuận tiện.
Thứ sáu, tăng cường hợp tác quốc tế về cải cách hành chính thơng qua hỗ trợ của các
tổ chức quốc tế tại Việt Nam; đồng thời, đề nghị Chính phủ giao nhiệm vụ cho các cơ quan
đại diện của Việt Nam ở nước ngồi có trách nhiệm nghiên cứu, tìm hiểu cơ chế, chính sách,
các mơ hình, kinh nghiệm cải cách hành chính của các nước phát triển để đề xuất vận dụng
vào thực tiễn Việt Nam một cách phù hợp.
BỔ SUNG: Nội dung cải cách hành chính ở cơ sở (trang 411):
Thứ nhất, về cải cách thể chế hành chính ở cơ sở.
- Bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của hệ thống hành chỉnh, đặc biệt là hành chính
nhà nước trên cơ sở xác định rõ vị trị, trách nhiệm của hành chính ở cơ sở trong hệ thống
hành chính.
- Bộ máy hành chính ở cơ sở được tổ chức và hoạt động theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, ít
tầng nấc trung gian, giảm thiểu tối đa chi phí trong q trình hoạt động.
- Hành chính ở cơ sở phải được tổ chức và hoạt động theo quy định của Hiến pháp và pháp
luật, đặc biệt đối với hành chính nhà nước ở cơ sở phải được tổ chức và hoạt động theo Luật
Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành và các văn bản hướng dẫn.
- Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng trong tổ chức và hoạt
động hành chính ở cơ sở, đối với hành chính nhà nước ở cơ sở phải: (1) Quy định rõ trong
luật về thẩm quyền, trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và tập thể Ủy ban

nhân dân cấp xã; (2) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đề xuất, giới thiệu
nhân sự cấp phó và các thành viên của cơ quan hành chính ở cơ sở.
Thứ hai, về cải cách thủ tục hành chính ở cơ sở.
Thủ tục hành chính ở cơ sở phải được công khai, minh bạch, thuận lợi, dễ thực hiện, có sự
ổn định tương đối. Chính vì thế, ở cơ sở, thủ tục hành chính cần được thực hiện theo cơ chế
một cửa liên thông và một cửa liên thơng điện tử. Đối với thủ tục hành chính nhà nước ở cơ
sở Việt Nam hiện nay thực hiện theo Nghị định số 01/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một
cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Thứ ba, về đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành hành chính ở cơ sở.
Đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính ở cơ sở theo hướng tăng cường
tính chủ động, tích cực, sáng tạo của cơ quan, tổ chức hành chính ở cơ sở; đồng thời tăng
cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan hành chính ở cơ sở với các cơ quan hành chính
cấp trên; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính ở cơ sở; các quy
17


trình, thủ tục và hoạt động nghiệp vụ của cơ quan hành chính ở cơ sở phải được cụ thể hóa
bằng các biểu mẫu.
- Xây dựng quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã thep đúng quy định của quy chế
mẫu mà Chính phủ đã ban hành.
- Xây dựng quy chế và thực hiện đúng như quy chế là một thách thức của cải cách hành
chính ở cấp xã.
Thứ tư, về chuẩn hóa đội ngũ nhân viên hành chính ở cơ sở, đặc biệt là đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã.
Để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở cơ sở, đội ngũ nhân viên hành chính ở cơ sở
phải đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp, có trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng
tốt, tác phong tốt, giải quyết tốt các cơng việc do mình đảm nhận và tạo dựng hình ảnh tốt
cho cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, đối với chế độ đãi ngộ đối với nhân viên hành chính, trong
đó đặc biệt chú trọng đến lương, thưởng đảm bảo sự công bằng, khách quan, thực chất, lấy
hiệu quả làm việc và sự hài lòng của cá nhân, tổ chức khi được phục vụ làm tiêu chí để đánh

giá và trả lương; nghiên cứu áp dụng mơ hình lương 3P.
Tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thể hiện ở các nội dung sau: về phẩm chất
chính trị tư tưởng; phẩm chất đạo đức, lối sống; trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ, lý
luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước.
Thứ năm, về quản lý tài chính cơng, cơng sản và cơng sở một cách hiệu quả ở cơ sở.
Ở cơ sở, hoạt động quản lý tài chính cơng, cơng sản và cơng sở phải được thực hiện đúng
theo các quy định của pháp luật về quản lý tài chính cơng, cơng sản và cơng sở, trong đó
nhấn mạnh vấn đề nâng cao hiệu suất hoạt động quản lý tài chính cơng, cơng sản và công sở;
đảm bảo cân đối thu - chi ngân sách; tăng cường tiết kiệm, giảm thiểu tối đa những thất thốt,
lãng phí trong q trình tổ chức và hoạt động hành chính ở cơ sở.
Thứ sáu, về hiện đại hóa hành chính ở cơ sở.
Hiện đại hóa hành chính ở cơ sở là nhu cầu thường xuyên để đáp ứng khối lượng và chất
lượng công việc cần được giải quyết, vì thế, xây dựng cơng sở hiện đại, trang thiết bị đầy đủ,
đảm bảo đủ không gian, thiết kế cơng năng phù hợp, vị trí thuận tiện,... sẽ góp phần nâng cao
chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính.
Đối với hành chính nhà nước ở cơ sở, để đẩy mạnh hiện đại hóa hành cần phải:
- Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính, của
cán bộ, cơng chức.
- Cần quy hoạch và xây dựng công sở theo hướng tập trung và từng bước hiện đại, có đủ
điều kiện và phương tiện làm việc, tạo thuận lợi cho người dân khi đến liên hệ và giải quyết
công việc ở cấp xã.
- Khắc phục tình trạng một số xã chưa có trụ sở chính quyền hoặc có nhưng ở mức độ
chưa đáp ứng được hoạt động của chính quyền cấp xã.
Liên hệ huyện Châu Thành:
- Ban hành Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 22/01/2021 của UBND huyện về cơng tác
Cải cách hành chính năm 2021 trên địa bàn huyện; Kế hoạch kiểm tra công tác CCHC và
kiểm tra công vụ năm 2021; Chương trình Cải cách hành chính huyện Châu Thành giai đoạn
2021 – 2025.
- Thực hiện phóng sự tun truyền về cơng tác cải cách hành chính năm 2021 tại xã Tân
Phú.

- Thực hiện tổng đài hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn huyện
Châu Thành với đầu số hotline: 1900.96.96.67.
- Phối hợp với Ban Dân vận Huyện ủy xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện công tác
Dân vận giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.
18


- Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông:
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả huyện thực hiện tiếp nhận 97.630 hồ sơ, (trong đó tồn
tháng 12/2020 chuyển sang 617 hồ sơ); trả hồ sơ: trước hẹn 25.838 hồ sơ, đúng hẹn 71.655
hồ sơ, tồn 137 hồ sơ đang giải quyết chưa đến hạn trả; Bộ phận TN&TKQ cấp xã: Đã tiếp
nhận 14.987 hồ sơ, trả sớm và đúng hẹn 36.314 hồ sơ, tồn 00 hồ sơ. Trong đó: tiếp nhận và
trả kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính là 82.934 hồ sơ, trong đó nhận qua bưu
chính là 4.990 hồ sơ và trả hồ sơ qua bưu chính là 77.944 hồ sơ.
- Kết quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và phần mềm một cửa:
Mức độ 3 (tổng số 3.537 hồ sơ) huyện đã tiếp nhận 2.521 hồ sơ và giải quyết được 2.521 hồ
sơ, trong đó cấp xã tiếp nhận 1.016 hồ sơ và giải quyết 916 hồ sơ. Mức độ 4 (tổng số 1.279
hồ sơ) huyện đã tiếp nhận 130 hồ sơ và giải quyết được 110 hồ sơ, trong đó cấp xã tiếp nhận
1.149 hồ sơ và giải quyết 1.149 hồ sơ.
- Triển khai Kế hoạch kiểm tra CCHC và xác định chỉ số cải cách hành chính năm
2021của UBND cấp xã trên địa bàn huyện (06 đơn vị). Tăng cường công tác kiểm tra công
vụ 02 đợt (04 đơn vị).
- Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính là 82.934 hồ sơ, trong
đó nhận qua bưu chính là 4.990 hồ sơ và trả hồ sơ qua bưu chính 77.944 hồ sơ.
Hạn chế:
- Việc đánh giá, lấy ý kiến của người dân tại Bộ phận Một cửa xã cịn nặng hình thức.
- Do nhu cầu về thủ tục hành chính của người dân ngày càng nhiều, nhưng diện tích kho
lưu trữ hồ sơ của cơ quan khơng đủ diện tích để đảm bảo được cơng tác lưu trữ và bảo quản
hồ sơ.
- Người dân còn e ngại tham gia đánh giá bằng phần mềm khảo sát ý kiến khách hàng về

thủ tục hành chính, về cán bộ, công chức tại Bộ phận tiếp nhận & trả kết quả.
- Công tác tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến đến người dân, tổ chức chưa đồng bộ,
thường xuyên, chỉ mới thực hiện thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chưa chủ
động đưa dịch vụ công trực tiếp đến từng người dân bằng nhiều hình thức để phát huy tính
ưu việt và những lợi ích khi tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Hồ sơ nhận qua dịch
vụ công trực tuyến chưa nhiều, nguyên nhân do thói quen người dân và điều kiện về máy
móc thiết bị (máy scan, máy vi tính...).
- Chế độ chinh sách cho cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở xã còn
chưa đảm bảo.
- Phần mềm: chấm điểm cán bộ, công chức tại Bộ phận một cửa; Igate; phần mềm Hộ tịch
(quá tải trong quá trình nhập giấy khai sinh để cấp thẻ Căn cước công dân nên chậm trong
việc xử lý hồ sơ), Vnpt office đôi khi cịn chậm, lỗi đường truyền trong q trình xử lý thông
tin, làm ảnh hưởng đến việc xử lý.
Giải pháp:
- Công khai số điện thoại, địa chỉ tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức
về quy định hành chính. Tiếp nhận về xử lý phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức về
quy định hành chính thuộc thẩm quyền của từng đơn vị, địa phương.
- Bố trí nguồn kinh phí phù hợp để bảo đảm trang bị nơi lưu hồ sơ thủ tục hành chính, để
thuận tiện cho việc tra cứu, giải quyết. Bên cạnh đó cịn phải đẩy mạnh cơng tác số hóa các
hồ sơ trên mơi trường mạng nhằm giảm tải lưu hồ sơ giấy.
- Thường xuyên tuyên truyền hướng dẫn cho người dân về khảo sát sự hài lòng đối với
việc giải quyết TTHC của cán bộ ở bộ phận một cửa, để có những chấn chỉnh kịp thời khi có
sai phạm và biểu dương những cá nhân hồn thành tốt nhiệm vụ.

19


- Đẩy mạnh việc thực hiện để đạt được mục tiêu của việc xây dựng Bộ phận “Một cửa”
hiện đại là nơi tra cứu thông tin, theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, giám
sát việc thực hiện quy trình giải quyết thủ tục hành chính của cán bộ, cơng chức.

- Bố trí cán bộ, cơng chức làm việc tại bộ phận một cửa phải có đủ năng lực, trình độ
chun mơn và đạo đức tốt để phục vụ tốt nhất những yêu cầu chính đáng về giải quyết
TTHC cho người dân.
- Cần có những cải cách thiết thực, hiệu quả về cơ chế, chế độ chính sách cho đội ngũ cán
bộ, cơng chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã để đảm bảo ổn định cuộc sống
và tránh được những tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức khi thi hành công vụ.
- Tăng cường ứng dụng các chương trình phần mềm phục vụ cho yêu cầu công tác chuyên
môn đặc biệt là Igate cũng như việc sử dụng hộp thư điện tử, đảm bảo cho chế độ thông tin
được kịp thời.
Kết luận  Tóm lại, cải cách hành chính là nội dung quan trọng của nền hành chính nhà
nước. Cải cách hành chính nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo tính
cơng bằng, minh bạch, loại bỏ thủ tục rườm rà, chồng chéo, gây khó khăn cho dân. Cải cách
hành chính thành cơng hay thất bại phần lớn phụ thuộc vào năng lực, trình độ của đội ngũ
cán bộ, công chức. Nhận thức đầy đủ về vai trị của cán bộ, cơng chức, việc cải cách hành
chính trong thời gian tới sẽ có những bước tiến đáng kể, đáp ứng sự kỳ vọng và tin tưởng của
Nhân dân./.

20


5. Phân tích tính tất yếu khách quan của cải cách hành chính ở địa phương?
MB: Ngày nay, cải cách hành chính (CCHC) là vấn đề mang tính tồn cầu, các nước đang
phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội. Ở Việt
Nam, cuộc CCHC được thực hiện từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả đáng
khích lệ. CCHC đang thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong việc đẩy nhanh sự phát
triển đất nước. Có thể khẳng định rằng CCHC là một đòi hỏi tất yếu. CCHC là q trình cải
biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành
chính nhà nước (thể chế, bộ máy, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức, tài chính cơng, ...)
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí hành chính nhà nước; xây dựng nền hành chính

cơng hiệu lực, hiệu quả, hiện đại có tính kế thừa.
LL: Cải cách hành chính xuất phát từ cả lý do khách quan và lý do chủ quan. Lý do khách
quan là: (1) Xu hướng phát triển chung của các nền hành chính là thu hẹp phạm vi hoạt động
của bộ máy hành chính; (2) Trình độ dân trí và tinh thần dân chủ ngày càng cao đã đặt ra
những yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính và gia tăng nhu cầu
tham gia của người dân trực tiếp vào công việc của cơ quan hành chính; (3) Q trình tồn
cầu hóa và hội nhập quốc tế đã địi hỏi hoạt động hành chính phải thay đổi cả về hình thức,
nội dung và phải tuân theo những thông lệ quốc tế phổ biến trong hoạt động hành chính; (4)
Khu vực phi nhà nước và khu vực tư nhân ngày càng phát triển, tạo cơ hội để các chủ thể này
tham gia vào khu vực nhà nước; (5) Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, đặc biệt
là công nghệ thông tin, truyền thông trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Lý do chủ quan là: (1) Nền hành chính truyền thống vốn có sức và trì trệ lớn, nhất là vẫn
cịn duy trì cơ chế tập trung, quan liêu, cơ chế xin - cho, điều này đã và đang cản trở, triệt
tiêu động lực phát triển kinh tế - xã hội; (2) Hệ thống thể chế hành chính nhà nước, nhất là
thể chế kinh tế còn chậm đổi mới, không theo kịp yêu cầu phát triển; (3) Tổ chức bộ máy
hành chính nhà nước cịn cồng kềnh, kém hiệu lực, hiệu quả; (4) Phương thức vận hành của
nền hành chính cịn lạc hậu'.
Với sự trợ giúp của khoa học cơng nghệ, các hoạt động hành chính nhà nước và hoạt động
kinh tế - xã hội được kết nối theo phương thức trực tuyến (online). Tuy nhiên, để vận hành
phương thức này địi hỏi nền hành chính phải được cải cách, đồng bộ hóa giữa các bộ phận,
các cơ quan, đơn vị hành chính để bảo đảm sự liên tục, thơng suốt, an tồn và hiệu lực, hiệu
quả.
Hoạt động cải cách hành chính ở cơ sở hiện nay là tất yếu xuất phát từ những lý do sau:
Một là, cải cách hành chính ở cơ sở xuất phát từ vị trí, vai quan trọng của hành chính ở cơ
sở.
Hành chính ở cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt, vì ở cấp cơ sở, hoạt động hành chính trực
tiếp tiếp nhận, thụ lý giải quyết hoặc tham mưu cho cấp trên giải quyết công việc của cá
nhân, tổ chức, cho nên, chất lượng hoạt động của hành chính ở cơ sở có tầm ảnh hưởng rất
lớn đối với hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính. Hơn nữa, chất
lượng hoạt động của hành chính ở cơ sở tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của cá nhân,

21


tổ chức, vì thế, để bảo đảm tốt quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức cần thiết phải nâng cao
chất lượng hoạt động hành chính ở cơ sở.
Đối với hành chính nhà nước ở cơ sở (Ủy ban nhân dân cấp xã), đây là nơi tiếp xúc trực
tiếp với nhân dân, trực tiếp triển khai các đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nước; hành chính nhà nước ở cơ sở có nhiệm vụ trực tiếp giải quyết các
nhu cầu, các công việc có ý nghĩa thiết thực nhất liên quan đến đời sống hằng ngày của
người dân. Hành chính nhà nước ở cơ sở cũng chính là nơi gần dân nhất, hiểu dân nhất, tiếp
xúc trực tiếp với nhân dân để huy động họ tham các hoạt động hành chính nhà nước ở cơ sở.
Trong xu hướng thực hiện theo một nền hành chính gần dân, sát với dân, bảo đảm phục vụ
nhân dân một cách tốt nhất, Nhà nước đầy mạnh phân cấp quản lý nhà nước cho Ủy ban
nhân dân cấp xã Với xu hướng phân cấp, phân quyền, giao quyền, ủy quyền cho hành chính
nhà nước ở cơ sở ngày càng gia tăng, địi hỏi hành chính nhà nước ở cơ sở phải cải cách toàn
diện để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Hai là, cải cách hành chính ở cơ sở xuất phát từ yêu cầu năng động, sáng tạo của hoạt
động chấp hành, điều hành của cơ , tổ chức thấp nhất trong hệ thống hành chính.
Hoạt động hành chính ở cơ sở phải ln đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu, nguyện
vọng chính đáng, hợp lý, hợp pháp của cá nhân, tổ chức, vì thế, trong q trình tiếp nhận, thụ
lý giải quyết cơng việc, các cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở phải luôn năng động, sáng
tạo trong khuôn khổ quy định để giải quyết tốt nhất công việc và yêu cầu của các chủ thể này,
nếu các cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở dập khn, máy móc, quan liệu sẽ làm ngưng
trệ hoặc không đáp ứng được sự hài lòng của cá nhân, tổ chức khi đến giải quyết cơng việc.
Đối với hành chính nhà nước ở cơ sở, từ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, hoạt động sản
xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng và ở nhiều cấp độ, ở cơ sở,
các hoạt động kinh tế - xã hội cũng phát triển hết sức sôi động và mạnh mẽ, đặt ra cho Ủy
ban nhân dân cấp xã không chỉ là nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm an sinh
xã hội, mà còn phải hết sức quan tâm tới vấn đề quản lý về kinh tế, tổ chức và quản lý các
dịch vụ công trên địa bàn. Vai trị của hành chính nhà nước ở cơ sở ngày càng gia tăng trên

các phương diện như tham gia thẩm định, đánh giá các dự án đầu tư; đánh giá tác động môi
trường; vấn đề quản lý đất đai... Để bảo đảm quản lý và tổ chức tốt đời sống xã hội ở cơ sở
trong bối cảnh phát triển đa dạng các lĩnh vực như vậy, vấn đề này trở nên cấp thiết hơn bao
giờ hết, do đó cần phải cải cách tổ chức bộ máy, thể chế hành chính, đội ngũ nhân sự hành
chính và phương thức hoạt động... của hành chính nhà nước ở cơ sở.
Ba là, cải cách hành chính ở cơ sở nhằm phù hợp với xu hướng phát huy dân chủ trực tiếp
và vai trò của cộng đồng trong hoạt động hành chính ở cơ sở.
Phát huy dân chủ, đặc biệt là dân chủ trực tiếp là xu thế tất yếu, gắn liền với sự phát triển
kinh tế - xã hội, trình độ dân trí tăng cao và ý thức chính trị của người dân ngày càng được
cải thiện. Trong xu thế đó, hành chính ở cơ sở phải thay đổi mạnh mẽ theo hướng “mở”, đó
là tăng cường sự tham gia, sự tương tác giữa cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở với cá
nhân, tổ chức bên ngoài cơ quan hành chính nhà nước, từ đó kịp thời tiếp nhận thơng tin
phản hồi từ phía cá nhân, tổ chức để tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động của mình.
Ngồi ra, thơng qua sự tham gia của cá nhân, tổ chức, hoạt động hành chính ở cơ sở thường
xuyên được giám sát, những hạn chế “vốn có trong nội tại của cơ quan hành chính từng bước
được cải thiện. Thêm vào đó, sự tham gia của cá nhân, tổ chức vào hoạt động hành chính ở
cơ sở để tăng nguồn lực cơng phục vụ cho lợi ích cơng và đây cũng là “dấu hiệu tốt” để từng
bước chuyển giao những tác vụ, những hoạt động mà cơ quan hành chính khơng thực sự cần
đảm nhận hoặc đảm nhận không hiệu quả cho khu vực từ đảm nhận.
Đối với hành chính nhà nước ở cơ sở, đội ngũ cán bộ, cơng chức ở cơ quan hành chính ở
cơ sở là những người đại diện cho Nhà nước để tiếp xúc với người dân. Đội ngũ này cũng là
22


đối tượng chịu sự giám sát trực tiếp của nhân dân, tổ chức cho nhân dân bàn bạc, thảo luận
những vấn đề trong cuộc sống cộng đồng, tổ chức cho nhân dân tham gia trực tiếp các công
việc ở địa phương theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám
sát, dân thụ hưởng”. Do vậy, hành chính nhà nước ở cơ sở phải cải cách bảo đảm hoạt động
theo quy trình, thủ tục đơn giản, rõ ràng, công khai, minh bạch và tiết kiệm.
Bốn là, cải cách hành chính ở cơ sở xuất phát từ yêu cầu của hội nhập quốc tế.

Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu trong bối cảnh hiện nay, nó tác động đến tất cả cơ quan,
tổ chức ở mọi cấp độ khác nhau. Trước yêu cầu này, hành chính ở cơ sở phải có sự thay đổi
nhằm phù hợp với thơng lệ quốc tế bao gồm quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý, giải quyết
công việc của cá nhân, tổ chức, cũng như năng lực, trình độ, thái độ, tác phong của nhân viên
hành chính ở cơ sở.
Đối với hành chính nhà nước ở cơ sở, trong q trình đầy mạnh hội nhập quốc tế hiện nay,
có nhiều nội dung hoạt động hành chính nhà nước gắn liền với các chủ thể có yếu tố nước
ngồi cần phải được giải quyết ngay tại địa bàn cơ sở như: Những vấn đề có liên quan đến
hơn nhân có yếu tố nước ngoài; hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể có yếu tố
nước ngồi, quản lý cư trú, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội... Thực tế đó địi hỏi hành
chính nhà nước ở cơ sở phải đổi mới tồn diện, trong đó tập trung vào đổi mới thể chế, thủ
tục hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, hiện đại | hóa cơng sở,
phương tiện làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở phù hợp với u cầu thơng
suốt trong q trình giải quyết cơng việc hành chính, cũng như thực hiện đầy đủ các cam kết
quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân tổ chức
(bao gồm cả cá nhân, tổ chức nước ngồi).
Liên hệ huyện Châu Thành
Thời gian qua, cơng tác CCHC ở địa phương đạt được những thành tựu sau:

- Ban hành Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 22/01/2021 của UBND huyện về cơng tác
Cải cách hành chính năm 2021 trên địa bàn huyện; Kế hoạch kiểm tra công tác CCHC và
kiểm tra cơng vụ năm 2021; Chương trình Cải cách hành chính huyện Châu Thành giai đoạn
2021 – 2025.
- Thực hiện phóng sự tun truyền về cơng tác cải cách hành chính năm 2021 tại xã Tân
Phú.
- Thực hiện tổng đài hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn huyện
Châu Thành với đầu số hotline: 1900.96.96.67.
- Phối hợp với Ban Dân vận Huyện ủy xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện công tác
Dân vận giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.
- Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông:

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả huyện thực hiện tiếp nhận 97.630 hồ sơ, (trong đó tồn
tháng 12/2020 chuyển sang 617 hồ sơ); trả hồ sơ: trước hẹn 25.838 hồ sơ, đúng hẹn 71.655
hồ sơ, tồn 137 hồ sơ đang giải quyết chưa đến hạn trả; Bộ phận TN&TKQ cấp xã: Đã tiếp
nhận 14.987 hồ sơ, trả sớm và đúng hẹn 36.314 hồ sơ, tồn 00 hồ sơ. Trong đó: tiếp nhận và
trả kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính là 82.934 hồ sơ, trong đó nhận qua bưu
chính là 4.990 hồ sơ và trả hồ sơ qua bưu chính là 77.944 hồ sơ.
- Kết quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và phần mềm một cửa:
Mức độ 3 (tổng số 3.537 hồ sơ) huyện đã tiếp nhận 2.521 hồ sơ và giải quyết được 2.521 hồ
sơ, trong đó cấp xã tiếp nhận 1.016 hồ sơ và giải quyết 916 hồ sơ. Mức độ 4 (tổng số 1.279
hồ sơ) huyện đã tiếp nhận 130 hồ sơ và giải quyết được 110 hồ sơ, trong đó cấp xã tiếp nhận
1.149 hồ sơ và giải quyết 1.149 hồ sơ.

23


- Triển khai Kế hoạch kiểm tra CCHC và xác định chỉ số cải cách hành chính năm
2021của UBND cấp xã trên địa bàn huyện (06 đơn vị). Tăng cường công tác kiểm tra công
vụ 02 đợt (04 đơn vị).
- Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính là 82.934 hồ sơ, trong
đó nhận qua bưu chính là 4.990 hồ sơ và trả hồ sơ qua bưu chính 77.944 hồ sơ.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện cịn tồn tại những hạn chế, khuyết điểm:

Hệ thống thể chế, pháp luật còn nhiều bất cập.
Về nhân sự: trình độ cán bộ, cơng chức làm cơng tác CCHC đã được nâng cao, tuy nhiên
vẫn còn 1 bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu nhvụ.
Sức ỳ của cán bộ, cơng chức cịn nặng nề; tư duy, tác phong, phong cách làm việc còn
nhiều hạn chế, bị động, tư tưởng uy quyền, ỷ lại. Một số ít cbộ, cơng chức vì tư lợi của cá
nhân gây phiền hà, sách nhiễu nhdân.
Bộ máy NN đã được cải cách nhưng vẫn còn hạn chế, cồng kềnh, chồng chéo chức năng,
nhiệm vụ.

Thủ tục hành chính tuy có chuyển biến nhưng vẫn cịn nhiều vướng mắt, rườm rà gây khó
khăn cho người dân.
Do thói quen lâu nay, việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ được thực hiện tại cán bộ chuyên
môn, khi chuyển qua mơ hình một cửa bước đầu cịn lúng túng trong việc phối hợp xử lý, có
việc cịn chồng chéo, thời gian giải quyết tại tổ tiếp nhận và và trả hồ sơ còn chậm. Sự phối
hợp giải quyết công việc giữa tổ tiếp nhận và trả hồ sơ và cán bộ chuyên môn chưa được quy
định một các chặt chẽ.
Kỉ cương, kỉ luật chưa nghiêm, có chủ trương đúng, có hướng dẫn rõ ràng nhưng một số
cán bộ công chức thực hiện không nghiêm túc, không đến nơi đến chốn, nhưng chưa được xử
lý rõ ràng về trách nhiệm chung.
Trình độ chun mơn nghiệp vụ của một số cán bộ công chức tại UBND tuy đã tiến bộ
hơn trước song vẫn còn nhiều bất cập, nhất là cách thức xử lý và thao tác nghiệp vụ vẫn còn
nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết công việc cho công dân, tổ chức và
của cơ quan.
Công tác tuyên truyền phổ biến và cải cách thủ tục hành chính chưa được thường xuyên,
phần lớn người dân chưa nắm vững những thủ tục hành chính khi có nhu cầu giải quyết cơng
việc, thường thì khi đến UBND được hướng dẫn mới biết được thủ tục cần phải có.
Để nâng cao chất lượng công tác CCHC trong năm 2022 và những năm tiếp theo, cần tập
những biện pháp trọng tâm như sau:
a) Về cải cách thể chế
Cải tiến việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền xã bảo đảm rút ngắn thời
gian, giảm bớt phiền hà cho các tổ chức và nhân dân. Rà soát lại chức năng nhiệm vụ để sắp xếp tổ
chức hợp lý, tránh trùng lặp, mạnh dạn cắt bỏ, giảm bớt những bộ phận hoạt động khơng có hiệu quả
hoặc khơng cần thiết.
Tổ chức thực hiện tốt các thủ tục hành chính phục vụ cơng dân qua trung tâm một cửa, một cửa
liên thơng. Thường xun rà sốt thủ tục hành chính tại địa phương để báo cáo cấp trên nhằm kịp
thời bổ sung, thay thế các thủ tục không phù hợp với thực tế. Giải quyết kịp thời các khiếu nại của
dân theo quy định của pháp luật và thẩm quyền của xã.
Tăng cường năng lực của cán bộ soạn thảo văn bản. Loại bỏ cách làm theo chủ quan, cục bộ.
Tăng cường sự tham gia của nhân dân và các tổ chức vào quá trình xây dựng các văn bản qui phạm

pháp luật. Thực hiện tốt qui chế dân chủ.
b) Về cải cách bộ máy
Cải tiến hoạt động của bộ máy chính quyền xã, làm cho bộ máy này hoạt động có hiệu lực và hiệu
quả. Cơng khai tồn bộ các qui trình, thủ tục hành chính, thời gian làm việc, phí và lệ phí để tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, tổ chức, người dân trong giao dịch. Sắp xếp lại cán bộ tham
24


gia ở bộ phận này theo tinh thần biết sâu một việc hiểu nhiều việc, đủ khả năng xử lý giải quyết
thông tin và hướng dẫn.
Tổ chức thực hiện tốt Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Quy chế văn hóa cơng
sở và các quy chế khác do Nhà nước ban hành phục vụ xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới.
Cần phối hợp giữa Tổ “một cửa” và các cán bộ chuyên đồng bộ, thống nhất về thời gian làm việc
khi cán bộ - công chức tại Tổ “một cửa” chuyển hồ sơ của công dân. Thực hiện một cách kiên quyết
và có hiệu quả cơ chế “một cửa” trong việc cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm rút ngắn thời gian,
giảm bớt phiền hà cho các tổ chức và công dân. tăng cương cơ sở vật chất, kĩ thuật cho công tác cải
cách TTHC, đặc biệt là bộ phận “một cửa”, “một cửa liên thông”.
Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc tổ chức hoạt động của ủy ban nhân dân xã:
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của cơ quan trong bộ máy nhà
nước. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ một mặt giữ vững và đảm bảo quyền chỉ đạo thống
nhất của bộ máy nhà nước, một mặt phát huy quyền chủ động sáng tạo.tự chủ ở cơ sở có ngun tắc,
đúng pháp luật.
Làm nịng cốt cùng với Mặt trận Tổ quốc xã và các đoàn thể khác trong việc xây dựng hệ thống
chính trị cơ sở vững mạnh.
c) Về chế độ công chức
Tổ chức tốt việc tuyển dụng, bồi dưỡng năng lực làm việc, đạo đức cho cán bộ, cơng chức xã góp
phần xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân trên địa bàn. Đạo đức cơng vụ, quy tắc ứng xử ln
là vấn đề địi hỏi đối với mọi cán bộ công chức, các đơn vị cần có biện pháp để “xây” thật tốt vấn đề
này và kiên quyết triệt để “chống” hành vi xấu từ phía cán bộ ; có cơ chế giám sát đối với những
khâu nhạy cảm như đầu tư, ngân sách, địa chính... phải làm cho mọi cán bộ thực sự vì dân hơn và

biết xa lánh sự cám dỗ của mặt trái kinh tế thị trường hiện nay.
Có cơ chế thích hợp để động viên khen thưởng kịp thời, chọn các điển hình tiên tiến thật sự để
học tâp, nêu gương; khen thưởng kịp thời các cán bộ thực hiện tốt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tận
tụy với cơng việc, phục vụ nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Xử lý nghiêm túc cán bộ
có dấu hiệu sai phạm quy chế một cửa, nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Có chính sách khen thưởng và khuyến khích, những sáng kiến, những cách làm hay mang lại hiệu
quả cao trong công tác cải cách TTHC
d) Về tài chính cơng
Quản lý chi tiêu cơng theo đúng quy định của nhà nước. Bảo đảm quyền quyết định ngân sách
của địa phương. Thực hiện việc dân chủ và cơng khai tài chính.
Xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng trong quản lý
tài chính cơng của xã. Cơng khai các khoản thu, chi công của xã với dân.
e) Hiện đại hóa nền hành chính nhà nước: tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong
chỉ đạo, điều hành; áp dụng các công cụ, phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại trong cơ quan
hành chính nhà nước. Hệ thống thông tin điện tử cần đưa vào vận hành các dịch vụ cơ bản như thư
điện tử, các phần mềm ứng dụng tin học hố quản lý hành chính nhà nước...
f) Đảm bảo vai trò lãnh đạo của cấp ủy, HĐND, UBND: Các cấp ủy Đảng thường xuyên quan
tâm, chỉ đạo triển khai cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”. Tăng cường công tác đào tạo, bồi
dưỡng và tuyển dụng cán bộ công chức; kiểm tra chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ thông qua
cơ chế “một cửa”.
Tăng cường trách nhiệm và vai trò của người đứng đầu cơ quan hành chính , gắn cải cách TTHC
nói riêng và cải cách hành chính nói chung với đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành của chính
quyền.
g) Cải cách hành chính nhà nước, ln ln đồng hành với cuộc sống xã hội. Do vậy, đòi hỏi mọi
cấp, mọi ngành, mọi tổ chức và mọi người phải thật sự vào cuộc, hãy nói ít hơn, làm nhiều hơn và
hiệu quả hơn. Phải kiên quyết loại trừ tư tưởng đứng ngồi phê phán mà khơng trực tiếp hành động,
hoặc coi cải cách hành chính là của riêng ai chứ khơng phải của chính mình.
Kết bài: Tóm lại, việc CCHC là 1 đòi hỏi tất yếu ở Việt Nam trong những năm qua và trong
tương lai theo hướng là cho bộ máy hành chính hồn bị hơn, hoạt động có hiệu quả hơn, phục vụ
nhân dân ngày một đúng pháp luật, tốt hơn và tiết kiệm nhất, dần từng bước chuyển nền hành chính

25


×