Tải bản đầy đủ (.doc) (321 trang)

Từ ngôn ngữ văn học đến ngôn ngữ điện ảnh (trường hợp “Chí Phèo” của Việt Nam và “AQ chính truyện” của Trung Quốc).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 321 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ NGỌC DUNG

TỪ NGÔN NGỮ VĂN HỌC ĐẾN NGƠN NGỮ ĐIỆN ẢNH
(Trường hợp “Chí Phèo” của Việt Nam và
“AQ chính truyện” của Trung Quốc)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, năm 2022


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ NGỌC DUNG

TỪ NGÔN NGỮ VĂN HỌC ĐẾN NGƠN NGỮ ĐIỆN ẢNH
(Trường hợp “Chí Phèo” của Việt Nam và
“AQ chính truyện” của Trung Quốc)

Ngành: Ngơn ngữ học
Mã số: 9 22 90 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. LÊ VĂN TẤN


2. PGS.TS. CẦM TÚ TÀI

Hà Nội, năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu khoa học của
riêng tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Văn Tấn và
PGS.TS. Cầm Tú Tài. Mọi số liệu, tài liệu trích dẫn sử dụng trong luận án
được chú thích nguồn gốc rõ ràng, đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu và
kết luận khoa học hoàn toàn trung thực và chưa từng được cơng bố ở bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tác giả luận án


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT..............................................................................................................8
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................8
1.1.1 Một số nghiên cứu về ngôn ngữ văn học....................................................8
1.1.2. Một số nghiên cứu về ngơn ngữ điện ảnh.................................................11
1.1.3. Tình hình nghiên cứu chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện
ảnh………………...............................................................................................15
1.2. Một số lý thuyết quan yếu liên quan đến luận án..................................27
1.2.1. Lý thuyết về ký hiệu, ký hiệu trong văn học và ký hiệu trong điện ảnh..28
1.2.2. Lý thuyết về ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh.............................35
1.2.3. Mối quan hệ giữa đoạn văn và hình ảnh...................................................42
1.2.4. Lý thuyết hội thoại và đặc điểm của ngôn ngữ đối thoại, độc thoại trong
điện ảnh...............................................................................................................49

1.2.5. Các yếu tố cận ngôn ngữ và ngoại ngôn ngữ............................................54
1.2.6. Đường hướng tiếp cận đề tài của luận án.................................................55
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1...................................................................................57
Chương 2: QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NGƠN NGỮ TỪ TRUYỆN “CHÍ
PHÈO” SANG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH........................................................59
2.1.Chuyển các đoạn văn sang cảnh phim......................................................59
2.1.1. Từ cấu trúc của truyện ngắn Chí Phèo sang cấu trúc tác phẩm điện ảnh. 59
2.1.2. Xu hướng chuyển thể đoạn văn sang cảnh phim......................................63
2.1.3. Quan hệ tương tác giữa đoạn văn và cảnh phim.......................................81
2.2.Chuyển ngôn ngữ biểu đạt thời gian, không gian....................................85
2.2.1. Chuyển ngôn ngữ biểu đạt thời gian.........................................................85
2.2.2. Chuyển ngôn ngữ biểu đạt không gian..................................................... 90
2.3.Chuyển ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm....................................96
2.3.1. Chuyển ngôn ngữ đối thoại.......................................................................96
2.3.2. Chuyển ngôn ngữ độc thoại nội tâm.......................................................107
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................112
Chương 3: Q TRÌNH CHUYỂN ĐỐI NGƠN NGỮ TỪ TÁC PHẨM
“AQ CHÍNH TRUYỆN” SANG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH.........................114
3.1. Chuyển các đoạn văn sang cảnh phim..................................................114
3.1.1. Từ cấu trúc của tác phẩm văn học ―AQ chính truyện‖ sang cấu trúc tác
phẩm điện ảnh...................................................................................................114
3.1.2. Xu hướng chuyển đoạn văn sang cảnh phim..........................................117
3.2.Chuyển ngôn ngữ biểu đạt thời gian, không gian..................................134
3.2.1. Chuyển ngôn ngữ biểu đạt thời gian.......................................................134


3.2.2. Chuyển ngôn ngữ biểu đạt không gian...................................................139
3.2.3. Lý giải xu hướng chuyển ngôn ngữ biểu đạt thời gian và không gian từ
văn học sang điện ảnh.......................................................................................144
3.3.Chuyển ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm..................................146

3.3.1. Chuyển ngôn ngữ đối thoại.....................................................................146
3.3.2. Chuyển ngôn ngữ độc thoại nội tâm.......................................................155
3.4.Vài nhận xét về cách thức chuyển thể từ ngôn ngữ văn học sang ngơn
ngữ điện ảnh qua Chí Phèo và AQ chính truyện.........................................162
3.4.1. Sự khác biệt về cách thức chuyển thể của hai tác phẩm.........................162
3.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển thể của hai tác phẩm 165
KẾT LUẬN......................................................................................................172
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN……………………………………………175
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................176
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng các đoạn văn chuyển sang cảnh phim của
truyện ―Chí Phèo‖ ................................................................................63
Bảng 2.2. Bảng thống kê các xu hướng chuyển thể đoạn văn sang cảnh
phim của truyện Chí Phèo.....................................................................64
Bảng 2.3. Số lượng các đoạn văn chuyển sang cảnh phim theo các xu hướng...64
Bảng 2.4: Bảng thống kê các cuộc thoại trong ―Chí Phèo‖ và ―Làng Vũ
Đại ngày ấy‖..........................................................................................97
Bảng 2.5: Bảng thống kê xu hướng chuyển thể ngơn ngữ hội thoại từ ―Chí
Phèo‖ sang ―Làng Vũ Đại ngày ấy‖ .....................................................98
Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng các đoạn văn được chuyển sang cảnh phim
AQ chính truyện..................................................................................118
Bảng 3.2: Bảng thống kê xu hướng chuyển ngôn ngữ đối thoại từ tác phẩm
văn học sang tác phẩm điện ảnh ―AQ chính truyện‖ .........................147



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc cơ bản của văn bản văn xuôi nghệ thuật [22]..........44
Hình 1.2: Sơ đồ quá trình chuyển đổi từ ký hiệu chữ viết sang ký hiệu
hình ảnh.................................................................................................56
Hình 2.1: Các sự kiện của tác phẩm ―Chí Phèo‖ ..........................................60
Hình 2.2: Mơ hình chuyển thể cấu trúc tác phẩm ―Chí Phèo‖ sang ―Làng
Vũ Đại ngày ấy‖....................................................................................62
Hình 2.3: Biểu đồ so sánh tỉ lệ chuyển thể đoạn văn sang cảnh phim của
Chí Phèo................................................................................................63
Hình 2.4: Biểu đồ số lượng các đoạn văn của tác phẩm Chí Phèo chuyển sang
cảnh phim theo các xu hướng...............................................................65
Hình 2.5: Mơ hình sự tương ứng giữa đoạn văn và cảnh phim.......................81
Hình 2.6: Khn mẫu cho mỗi trường đoạn phim [94, 285]].........................82
Hình 2.7: Mơ hình điểm chung và điểm khác biệt giữa chủ đề của ―Chí
Phèo‖ và chủ đề của ―Làng Vũ Đại ngày ấy‖ ......................................91
Hình 2.8: Sơ đồ tương tác hội thoại giữa các nhân vật trong phim ―Làng
Vũ Đại ngày ấy‖....................................................................................97
Hình 3.1: Sơ đồ cấu trúc tác phẩm văn học ―AQ chính truyện‖ ..................116
Hình 3.2: Cấu trúc tuyến tính theo quan hệ nhân - quả trong ―AQ chính
truyện‖.................................................................................................117
Hình 3.3: Biểu đồ tỉ lệ các đoạn văn được chuyển thể/không được chuyển thể
sang cảnh phim của ―AQ chính truyện‖ .............................................118
Hình 3.4: Mơ hình so sánh cấu trúc chuyển thể của ―AQ chính truyện‖ và
―Chí Phèo‖ .........................................................................................164


DANH MỤC THUẬT NGỮ
1. Back light: nguồn sáng ngược
2. Dissolving: chồng mờ
3. Fix: máy cố định

4. Montage: dựng phim
5. Pan: ống kính lia theo đối tượng, chân máy cố định
6. Travelling: máy di chuyển theo đối tượng
7. Zoom in: kéo từ cảnh rộng vào cảnh hẹp
8. Zoom out: đẩy từ cảnh hẹp ra cảnh rộng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT..............................................................................................................8
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................8
1.2.1 Một số nghiên cứu về ngơn ngữ văn học....................................................8
1.1.4. Một số nghiên cứu về ngôn ngữ điện ảnh.................................................11
1.1.5. Tình hình nghiên cứu chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện
ảnh………………...............................................................................................15
1.3. Một số lý thuyết quan yếu liên quan đến luận án..................................27
1.3.1. Lý thuyết về ký hiệu, ký hiệu trong văn học và ký hiệu trong điện ảnh..28
1.3.2. Lý thuyết về ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh.............................35
1.3.3. Mối quan hệ giữa đoạn văn và hình ảnh...................................................42
1.3.4. Lý thuyết hội thoại và đặc điểm của ngôn ngữ đối thoại, độc thoại trong
điện ảnh...............................................................................................................49
1.3.5. Các yếu tố cận ngôn ngữ và ngoại ngôn ngữ............................................54
1.3.6. Đường hướng tiếp cận đề tài của luận án.................................................55
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1...................................................................................57
Chương 2: Q TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NGƠN NGỮ TỪ TRUYỆN “CHÍ
PHÈO” SANG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH........................................................59
2.4.Chuyển các đoạn văn sang cảnh phim......................................................59
2.4.1. Từ cấu trúc của truyện ngắn Chí Phèo sang cấu trúc tác phẩm điện ảnh. 59
2.4.2. Xu hướng chuyển thể đoạn văn sang cảnh phim......................................63
2.4.3. Quan hệ tương tác giữa đoạn văn và cảnh phim.......................................81
2.5.Chuyển ngôn ngữ biểu đạt thời gian, không gian....................................85



2.5.1. Chuyển ngôn ngữ biểu đạt thời gian.........................................................85
2.5.2. Chuyển ngôn ngữ biểu đạt không gian..................................................... 90
2.6.Chuyển ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm....................................96
2.6.1. Chuyển ngôn ngữ đối thoại.......................................................................96
2.6.2. Chuyển ngôn ngữ độc thoại nội tâm.......................................................107
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................112
Chương 3: Q TRÌNH CHUYỂN ĐỐI NGƠN NGỮ TỪ TÁC PHẨM
“AQ CHÍNH TRUYỆN” SANG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH.........................114
3.5. Chuyển các đoạn văn sang cảnh phim..................................................114
3.5.1. Từ cấu trúc của tác phẩm văn học ―AQ chính truyện‖ sang cấu trúc tác
phẩm điện ảnh...................................................................................................114
3.5.2. Xu hướng chuyển đoạn văn sang cảnh phim..........................................117
3.6.Chuyển ngôn ngữ biểu đạt thời gian, không gian..................................134
3.6.1. Chuyển ngôn ngữ biểu đạt thời gian.......................................................134
3.6.2. Chuyển ngôn ngữ biểu đạt không gian...................................................139
3.6.3. Lý giải xu hướng chuyển ngôn ngữ biểu đạt thời gian và không gian từ
văn học sang điện ảnh.......................................................................................144
3.7.Chuyển ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm..................................146
3.7.1. Chuyển ngôn ngữ đối thoại.....................................................................146
3.7.2. Chuyển ngôn ngữ độc thoại nội tâm.......................................................155
3.8.Vài nhận xét về cách thức chuyển thể từ ngôn ngữ văn học sang ngơn
ngữ điện ảnh qua Chí Phèo và AQ chính truyện.........................................162
3.8.1. Sự khác biệt về cách thức chuyển thể của hai tác phẩm.........................162
3.8.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển thể của hai tác phẩm 165
KẾT LUẬN......................................................................................................172
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN……………………………………………175
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................176

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Roman Jakobson từng viết: Mọi loại thông tin đều được tạo ra bởi ký
hiệu [154, 698]. Văn học, điện ảnh nói riêng và các loại hình nghệ thuật nói
chung đều có những hệ thống ký hiệu riêng biệt để truyền tải thông tin, thực
hiện mục đích giao tiếp, như một hình thức phản ánh đời sống xã hội, một hình
thái ý thức xã hội. Xuất phát từ những thành tựu nghiên cứu của chủ nghĩa cấu
trúc với người tiên phong là nhà ngôn ngữ học F.Saussure về bản chất ký hiệu
của ngôn ngữ, việc nghiên cứu ngôn ngữ hiện nay không chỉ đặt ở trong hệ
thống bản thân ngôn ngữ tự nhiên vốn có như về từ vựng, ngữ pháp, ngữ
nghĩa… mà nó được đặt trong mối quan hệ liên ngành. Từ những nhận định về
bản chất ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt, với tính đa trị của hệ thống
ký hiệu đó, khi mà một cái biểu đạt tương ứng với nhiều cái được biểu đạt khác
nhau, thì việc nghiên cứu q trình chuyển đổi từ ngơn ngữ văn học sang ngơn
ngữ điện ảnh sẽ góp phần làm rõ thêm quá trình mà thế giới đa dạng của ngơn
từ, hình ảnh văn học được tái hiện trong thế giới ngôn ngữ, biểu tượng của điện
ảnh.
1.2. Trong tất cả những yếu tố làm nên một tác phẩm điện ảnh thì yếu tố
ngơn ngữ là quan trọng nhất. Ngơn ngữ không chỉ là phương tiện tư duy của tác
giả kịch bản (nhà văn) mà còn là phương tiện tư duy của đạo diễn, diễn viên,
họa sĩ, âm nhạc, tạo hình,… Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh là một
chặng đường sáng tạo không ngừng của tập thể các tác giả. Họ là những người
thể hiện, hiện thực hóa các hình tượng nghệ thuật đã được nhà văn tạo dựng,
những người gọi là đồng tác giả, hay đúng hơn là những người ―sáng tạo lại‖
tác phẩm của nhà văn. Một tác phẩm điện ảnh chỉ được xây dựng thành cơng
khi có sự ―đồng điệu‖ giữa tư duy của những người tham gia làm phim với tư
duy của tác giả kịch bản. Điều đó phản ánh rằng, tư duy của đạo diễn, diễn

viên, nhạc sĩ, họa sĩ… dù có sáng tạo thế nào chăng nữa vẫn có mối quan hệ
chiều sâu với các hình tượng nghệ thuật mà nhà văn tạo ra. Nếu ngôn ngữ trong
kịch bản văn học thiên về ngơn ngữ miêu tả thì ngơn ngữ điện ảnh lại thiên về
1


hình ảnh. Sự khác biệt này dẫn đến một hệ quả tất yếu là, các yếu tố ngôn ngữ

2


khi đưa lên màn ảnh sẽ khơng cịn giữ ngun trạng thái ban đầu mà chúng
được tái tạo lại theo các chiều hướng khác nhau. Đó là thứ ngơn ngữ bị ―biến
hình‖ so với ngơn ngữ của tác phẩm văn học. Việc nghiên cứu ngơn ngữ kịch
bản nói chung và ngơn ngữ chuyển thể nói riêng hiện gần như cịn bỏ trống.
Trong khi đó, để chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh có
nhiều câu hỏi đặt ra phải giải quyết như: khi chuyển thể, cấu trúc tác phẩm, các
ký hiệu biểu đạt thời gian, không gian, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm
cần được tái tạo ra sao? Xu hướng chuyển các đoạn văn sang các cảnh phim là
như thế nào?
1.3. Sự tiến bộ của công nghệ hiện đại giúp cho nghệ thuật điện ảnh ngày
càng chiếm lĩnh được vị trí thời thượng. Là một mơn nghệ thuật tổng hợp có sự
kết hợp của rất nhiều yếu tố như ngôn ngữ, âm nhạc, mỹ thuật, tạo hình, âm
thanh, ánh sáng…, so với các loại hình nghệ thuật khác, điện ảnh có những ưu
thế nổi trội và được coi là ―nơi hội tụ của mọi nghệ thuật‖ (Ricciotto Canudo,
1923). Vì vậy, ngay từ khi kỹ thuật điện ảnh và nghệ thuật làm phim ra đời,
điện ảnh đã có sức thu hút vơ cùng mạnh mẽ. Sự phát triển của nhu cầu thẩm
mỹ và thị hiếu người xem khiến cho các nhà làm phim luôn phải tìm kiếm
những kịch bản hay, đặc sắc. Từ nửa cuối thế kỷ XX, điện ảnh thế giới hình
thành xu hướng chuyển thể tác phẩm văn học (tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi

ký…) thành phim. Xu thế này đã mang lại nhiều thành công cho ngành điện
ảnh nhờ các bộ phim được dàn dựng từ các tác phẩm văn học nổi tiếng như:
Chiến tranh và hịa bình, Anna Karenina (Lev Tolstoy), Sông Đông êm đềm
(Sholokhop), Người mẹ (Maksim Gorki), Tây du ký (Ngô Thừa Ân), Hồng Lâu
Mộng (Tào Tuyết Cần), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung),… Ở Việt Nam,
từ những năm 1960 cũng đã có nhiều bộ phim được xây dựng theo cách chuyển
thể từ tác phẩm văn học: Chị Tư Hậu (chuyển thể từ truyện vừa của Bùi Đức
Ái), Vợ chồng A Phủ (chuyển thể từ truyện ngắn của Tơ Hồi), Chị Dậu
(chuyển thể từ tiểu thuyết ―Tắt đèn‖ của Ngô Tất Tố)… Luận án của chúng tôi
lựa chọn nghiên cứu tác phẩm văn học Chí Phèo của nhà văn Nam Cao chuyển
thể sang tác phẩm điện ảnh Làng Vũ Đại ngày ấy và tác phẩm AQ chính truyện
3


của Trung Quốc được chuyển thể sang tác phẩm điện ảnh cùng tên của nhà văn
Lỗ Tấn. Hai tác phẩm được chúng tơi lựa chọn bởi tính thời đại, tính lịch sử,
giá trị giải thưởng và sự tương đồng về cách thức xây dựng nhân vật, chủ đề,
giá trị tư tưởng thể hiện trong cả tác phẩm văn học và cả tác phẩm điện ảnh.
Xuất phát từ các phân tích đã trình bày ở trên, chúng tơi lựa chọn đề tài:
Từ ngôn ngữ văn học đến ngôn ngữ điện ảnh (trường hợp ―Chí Phèo‖ của Việt
Nam và ―AQ chính truyện‖ của Trung Quốc) với mong muốn sẽ có những
đóng góp mới về cả lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu ngôn ngữ văn học và
ngôn ngữ điện ảnh.
2. Mục đích nghiên cứu
Với luận án này chúng tơi mong muốn tìm hiểu những biến đổi và sự vận
động ngơn ngữ khi chuyển thể từ tác phẩm Chí Phèo và AQ chính truyện sang tác
phẩm điện ảnh cũng như các nguyên tắc cơ bản khi thực hiện chuyển thể hai tác
phẩm ở một số phương diện, đồng thời củng cố thêm những nhận định về vai trị
của ngơn ngữ đặt trong mối tương quan với các ngành nghệ thuật khác.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Dựa vào mục đích nghiên cứu của luận án, chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ
cần thực hiện như sau:
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài;
2. Xây dựng cơ sở lí luận dùng cho việc miêu tả và phân tích tư liệu;
3. Khảo sát những biến đổi của một số đơn vị ngôn ngữ khi chuyển từ
tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh của hai tác phẩm Chí Phèo
và AQ chính truyện.
4. Phân tích, lý giải những cách thức chuyển thể.
5. So sánh, đối chiếu cách thức chuyển thể của hai tác phẩm, làm rõ sự
tương đồng và khác biệt về việc sử dụng ngơn ngữ trong q trình
chuyển thể.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mặc dù quá trình đi từ ngôn ngữ văn học đến ngôn ngữ điện ảnh trải qua
rất nhiều cơng đoạn bởi có sự tham gia của nhà biên kịch, đạo diễn, diễn viên,
4


quay phim, dựng phim,… mỗi một cơng đoạn lại có những kịch bản riêng như
kịch bản của nhà biên kịch, kịch bản của đạo diễn, dựng phim… nếu đi sâu vào
khảo sát kịch bản của từng công đoạn, chúng tôi e rằng sẽ hơi nghiêng về lý
luận điện ảnh, và cũng sẽ bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Bởi vậy chúng tôi giới
hạn đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác phẩm văn học Chí Phèo của Nam


Cao, AQ chính truyện của Lu Xun (Lỗ Tấn) và các tác phẩm điện ảnh chuyển
thể từ hai tác phẩm này. Đó là Làng Vũ Đại ngày ấy (1982) của đạo diễn Phạm
Văn Khoa, biên kịch Đồn Lê và AQ chính truyện (1981) của đạo diễn Cen Fan
(Sầm Phạm), biên kịch Chen Baichen (Trần Bạch Trần). Để có được cách nhìn
sâu sắc về sự biến đổi của các hiện tượng ngôn ngữ từ tác phẩm văn học sang
tác phẩm điện ảnh, trong q trình phân tích, chúng tơi sẽ tham khảo một số

trích đoạn trong hai kịch bản văn học của nhà biên kịch khi thực hiện chuyển thể.
Trong luận án, chúng tôi dùng ―tác phẩm văn học‖ để chỉ văn bản truyện
ngắn được sáng tác bởi nhà văn, và ―tác phẩm điện ảnh‖ là chỉ tác phẩm điện
ảnh khi đã được chiếu trên màn hình, chuyển thể từ văn bản truyện ngắn; thuật
ngữ ―adaptation‖ hay ―改改‖, chúng tôi sử dụng cách dịch là ―chuyển thể‖.
Q trình chuyển từ ngơn ngữ văn học sang ngôn ngữ điện ảnh thực chất là q
trình chuyển mã nghệ thuật, từ mã ngơn từ đến mã hình ảnh. Trước hết, cần nói
về khả năng tạo hình ảnh của câu: câu là đơn vị có chức năng thơng báo và gắn
liền với mục đích giao tiếp nhất định. Không phải câu nào trong tác phẩm văn
học cũng có khả năng tạo ra được một cảnh phim, những câu tạo ra cảnh phim
là những câu giàu chất điện ảnh. Những câu như vậy thường có giá trị tương
đương với đoạn văn. Do đó, trong luận án, chúng tơi tập trung vào phân tích sự
tương tác giữa đoạn văn trong tác phẩm văn học và cảnh phim trong tác phẩm
điện ảnh, bởi đoạn văn mới là cơ sở để các nhà làm phim tạo ra cảnh phim.
Hướng nghiên cứu sẽ được triển khai theo sự biến đổi đoạn văn, cấu trúc tác
phẩm, bên cạnh đó, chúng tơi nghiên cứu sự chuyển đổi ngôn ngữ ở các


Trong luận án, tên của tác giả Lu Xun (Lỗ Tấn) và tên các nhân vật trong ―AQ chính truyện‖, chúng tơi

sử dụng cách gọi Hán Việt theo bản dịch của tác giả Trương Chính [68], tên của các học giả, nhà nghiên cứu
và đạo diễn, biên kịch, diễn viên Trung Quốc khác chúng tôi sử dụng theo cách gọi tên phiên âm.

5


phương diện biểu đạt thời gian, khơng gian, hình tượng nhân vật, ngôn ngữ đối
thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện
ảnh. Câu hỏi nghiên cứu mà chúng tôi đặt ra là:
1) Sự tương ứng/không tương ứng giữa các đoạn văn và các cảnh trong

phim được thể hiện ra sao?
2) Những biến đổi của các phương tiện ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ
biểu đạt không gian, thời gian, ngôn ngữ biểu đạt hình tượng nhân
vật, ngơn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm trong quá trình chuyển từ
tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh là như thế nào?
Chúng tơi lựa chọn phân tích các đoạn văn, ngơn ngữ biểu đạt khơng
gian, thời gian, hình tượng nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm của
các nhân vật trong văn bản truyện ngắn của hai tác phẩm nói trên được chuyển
sang cấu trúc, lời đối thoại, độc thoại, ký hiệu hình ảnh, âm thanh… trong phim
truyện điện ảnh, từ đó đưa ra kết quả nghiên cứu khái quát về mối quan hệ giữa
ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh, các phương tiện biểu đạt và xu hướng
chuyển đổi giữa chúng (xét trên hai trường hợp Chí Phèo và AQ chính truyện).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Vì đề tài của luận án được triển khai theo hướng liên ngành trên cơ sở
vận dụng các lý thuyết của ngôn ngữ học hiện đại, nên chúng tơi sử dụng các
phương pháp phân tích thuộc ngành/phân ngành như ngôn ngữ học, ký hiệu
học, lý luận văn học và lý luận điện ảnh.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng trong luận án là:
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: dùng trong việc khảo sát, xác
định số lượng các đoạn văn, cuộc thoại, lời thoại, các nhóm ký hiệu được
chuyển thể từ tác phẩm truyện ngắn sang phim truyện điện ảnh. Thủ pháp thống kê
giúp chúng tôi đưa ra các biểu đồ và nhận định các xu hướng chuyển thể.
- Phương pháp miêu tả chỉ ra những đặc điểm và biến đổi của các phương
tiện ngôn ngữ khi chuyển từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh.
- Phương pháp phân tích diễn ngơn dùng để phân tích cách tổ chức, sắp
xếp các đoạn văn trong tác phẩm văn học, từ đó giúp nhận biết giá trị của các
đơn vị đó trong tác phẩm điện ảnh, xác định vai trò của các yếu tố bên trong
6



văn bản và bên ngồi văn bản như vai trị của người tham gia giao tiếp, quan hệ
liên nhân, ngữ cảnh, mã ngơn ngữ…
- Phương pháp phân tích hội thoại dùng để phân tích các cuộc thoại, tình
huống giao tiếp, sự tương tác bằng lời và phi lời của các nhân vật trong q
trình phân tích sự chuyển đổi ngơn ngữ đối thoại của hai tác phẩm.
- Thủ pháp so sánh để làm rõ sự khác biệt của các ký hiệu ngơn từ văn
học với các ký hiệu hình ảnh, sự khác biệt của q trình chuyển đổi ngơn ngữ
và xu hướng chuyển thể giữa hai tác phẩm Chí Phèo và AQ chính truyện.
Ngồi ra, luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành dùng để lý giải các xu
hướng chuyển đổi giữa hai loại hình ngơn ngữ, phân tích ngơn từ theo chức
năng loại hình nghệ thuật kết hợp với phân tích các yếu tố bên trong và bên
ngồi ngơn ngữ…
6. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần:
Về mặt lý luận:
- Làm rõ thêm các vấn đề lý luận về chuyển thể tác phẩm văn học và điện ảnh.
- Nêu ra một số tiêu chí mang tính đặc trưng về q trình chuyển đổi các
đơn vị ngơn ngữ từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh.
- Chỉ ra được mối quan hệ tương hỗ giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ
điện ảnh.
- Chỉ ra được xu hướng chuyển thể và yêu cầu cơ bản về nguyên tắc bảo
lưu giá trị của tác phẩm văn học trong q trình chuyển thể (xét trên hai trường
hợp Chí Phèo và AQ chính truyện).
Về mặt thực tiễn:
- Khẳng định thêm những giá trị của hướng nghiên cứu liên ngành đối
với thực tiễn hoạt động của các loại hình nghệ thuật.
- Giúp các nhà biên kịch chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm
điện ảnh đạt được hiệu quả cao hơn.
- Là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu đối chiếu cách thức
chuyển thể những tác phẩm văn học kinh điển của Trung Quốc và Việt Nam

7


sang phim điện ảnh, nghiên cứu về sự khác biệt của hệ thống ký hiệu ngơn từ
và ký hiệu hình ảnh, nghiên cứu về sự chuyển đổi ngôn ngữ của các loại hình
nghệ thuật.
7. Cấu trúc của Luận án
Ngồi các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
chính của Luận án gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Chương 2: Q trình chuyển đổi ngơn ngữ từ tác phẩm văn học
“Chí Phèo” sang tác phẩm điện ảnh
Chương 3: Q trình chuyển đổi ngơn ngữ từ tác phẩm văn học “AQ
chính truyện” sang tác phẩm điện ảnh

8


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Để tìm hiểu quá trình chuyển thể từ một tác phẩm văn học sáng tác phẩm
điện ảnh, trước hết cần phân tích các đặc trưng ngôn ngữ của tác phẩm văn học
và ngôn ngữ của tác phẩm điện ảnh. Về những vấn đề này, trên thế giới cũng
như ở Việt Nam đã có một số cơng trình đáng chú ý. Nhìn khái qt, có thể
hình dung như sau:
1.1.1 Một số nghiên cứu về ngôn ngữ văn học
1.1.1.1 Nghiên cứu về ngôn ngữ văn học trên thế giới
Nhà văn Nga Gorki đã từng nói: ―Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn

ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc
sống là chất liệu của văn học‖. Rõ ràng, khơng có ngơn ngữ thì khơng có văn
học. Ngơn ngữ khơng chỉ có chức năng là ―công cụ giao tiếp quan trọng nhất
của con người‖ (V.Lênin) là công cụ của tư duy, là ―hiện thực trực tiếp của tư
tưởng‖ (K. Mác), ngơn ngữ cịn có chức năng thẩm mỹ, chức năng nghệ thuật.
Chính nhờ các chức năng này, ngôn ngữ giúp các nhà văn tạo nên tác phẩm văn
học. ―Văn học là nghệ thuật ngôn từ‖. Vì vậy, nghiên cứu văn học khơng thể
khơng nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm với tư cách là phương tiện biểu hiện, là
mặt hình thức của tác phẩm.
Việc nghiên cứu ngôn ngữ văn học dựa trên những lý thuyết của ngôn ngữ
học hiện đại bắt đầu từ quan điểm của F.Saussure, chủ nghĩa hình thức Nga, lý
luận phê bình mới của Anh – Mỹ, hậu cấu trúc luận, các nghiên cứu đã tiến hành
phân tích những hiện tuợng ngơn ngữ xuất hiện trong các tác phẩm văn học.
Trường phái cấu trúc luận được xây dựng trên ba nền tảng cơ bản. Nền
tảng đầu tiên là lý thuyết ngôn ngữ của F.Saussure (1857-1913), với tư cách là
một hệ thống, ngôn ngữ thực chất là những ký hiệu, mỗi ký hiệu là một kết hợp
gồm hai mặt, cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu đạt (signified), gắn với
nhau bằng một thứ quan hệ rất tương đối, và ý nghĩa được hình thành từ những
9


sự khác biệt giữa các ký hiệu. Nền tảng thứ hai là các phát hiện mới của nhóm
ngơn ngữ học Praha trong đó nổi bật nhất là Roman Jakobson với đề xuất cách
định nghĩa thơ dựa trên các chức năng giao tiếp. Nền tảng thứ ba là Claude
Levi-Strauss với các cơng trình nghiên cứu nhân chủng học về huyền thoại, hệ
thống thân tộc, cách tư duy trong các xã hội sơ khai… Ðược xây dựng trên nhiều
nền tảng như vậy nên với các nhà cấu trúc luận, nghiên cứu văn học chỉ là một
lĩnh vực của hệ thống ký hiệu học rộng lớn và đa dạng [93].
Nhìn chung chủ nghĩa cấu trúc đặc biệt quan tâm đến mối các quan hệ
giữa các yếu tố của cấu trúc hơn là bản thân các yếu tố đó. Lotman (1970) từng

nhấn mạnh : ―Sự phân tích cấu trúc xuất phát từ chỗ coi thủ pháp nghệ
thuật không phải là yếu tố vật chất của văn bản mà là quan hệ‖ [67]. Có thể nói
rằng, tất cả những biện pháp mà chủ nghĩa cấu trúc vận dụng thường tập trung
vào phân tích hệ thống những quan hệ của các yếu tố tạo thành chỉnh thể nghệ
thuật, trong đó bao gồm cả việc mơ hình hoá một văn bản riêng biệt hay cấu trúc
nghệ thuật của một nhóm tác phẩm, thậm chí của cả một trào lưu, một thời đại
văn hố.
Nghiên cứu ngơn ngữ văn học được các nhà ngơn ngữ thuộc trường phái
hình thức Nga chú ý từ đầu 1910, với các đại diện Shklovksy, Boris
Eikhenbaum hay Yury Tynyanov và các nhà ngữ học như Roman Jakobson, Lev
Yakubinsky… Quan điểm cơ bản của họ là đề cao tính tự trị của văn học, cho
rằng nghiên cứu văn học, như một khoa học, cần tập trung vào chính bản thân văn
học, tức cấu trúc tác phẩm, ngơn ngữ tác phẩm [88]. Những đóng góp của các nhà
chủ nghĩa hình thức Nga có ý nghĩa cực kỳ to lớn cả lý thuyết lẫn thực tiễn đối
với việc nghiên cứu nghệ thuật nói riêng và ngơn ngữ văn học nói chung.
Vào khoảng cuối thập niên 1960 xuất hiện trào lưu hậu cấu trúc luận hay
giải cấu trúc - được coi là mang tính đột biến của cấu trúc luận. Có nhiều lí
thuyết đưa đến tư tưởng giải cấu trúc. Đầu tiên, với chủ nghĩa đối thoại của nhà
tư tưởng Nga M. Bakhtin (1929, 1963), ông cho rằng trong tiểu thuyết đa
thanh, tác giả không phải là người quyết định tư tưởng của tác phẩm, cái quyết
định là quan hệ đối thoại của các nhân vật, bởi vì mỗi nhân vật tồn tại như một
10


nhà tư tưởng. Tác giả cũng chỉ là người tổ chức đối thoại mà thôi. Thứ hai, nhà

11


triết học Pháp Jacques Derrida trong cơng trình Of Grammatology (Về văn từ

học) được công bố năm 1967 nhận định, một cái biểu đạt không nhất thiết dẫn
đến một cái được biểu đạt tương ứng mà thường dẫn đến những cái biểu đạt
khác, như vậy chúng ta sẽ không bao giờ vươn tới được cái được biểu đạt cuối
cùng mà bản thân nó lại khơng phải là một cái biểu đạt của một cái gì khác. Ba
là lí thuyết hành vi ngôn ngữ của nhà ngữ học Anh J. L. Austin, tiếp đó là lí
thuyết liên văn bản được phát triển bởi Kristeva, Bloom… Đặc biệt trong chủ
nghĩa giải cấu trúc có Michel Foucault với một khái niệm có ảnh hưởng sâu
rộng trong ngôn ngữ học là khái niệm diễn ngôn (discourse) [96].
Cùng với việc áp dụng các lý thuyết ngôn ngữ học để giải mã văn bản
nghệ thuật, hướng nghiên cứu ngôn ngữ văn học trên thế giới đã hình thành các
khung lý thuyết khác nhau, từ chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hình thức, đến chủ
nghĩa hậu cấu trúc. Mỗi khung lý thuyết có những ưu điểm và nhược điểm đã
được minh chứng qua hàng thập kỷ. Bức tranh nghiên cứu ngôn ngữ văn học
trở nên đa dạng, đầy màu sắc, kết nối hài hòa giữa văn học và ngôn ngữ học.
1.1.1.2 Nghiên cứu về ngôn ngữ văn học tại Việt Nam
Ở Việt Nam, từ những năm 1960, nghiên cứu ngôn ngữ văn học được thể
hiện trong các tác phẩm nghiên cứu về tu từ học, về sau là phong cách học. Đến
cuối thế kỷ XX, bắt đầu có nhiều cơng trình nghiên cứu chun sâu với tư cách
là sách chuyên đề hay sách chuyên khảo như: Phong cách học tiếng Việt [62],
Phong cách học tiếng Việt hiện đại [24], Văn thơ Việt Nam dưới ánh sáng của
ngôn ngữ học [16], Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt [110]… Các
cơng trình đi sâu vào nghiên cứu vai trị, đặc trưng của ngơn ngữ trong các sáng
tác văn chương bao gồm ngôn ngữ nghệ thuật [47], đặc điểm ngôn ngữ nhân
vật, ngôn ngữ hội thoại, độc thoại nội tâm của các nhân vật [52], ngôn ngữ trần
thuật, ngôn ngữ kể chuyện của nhà văn [102]… Riêng cơng trình Các vấn đề
của ngơn ngữ nghệ thuật [22], tác giả Hữu Đạt đã khảo cứu và phân tích chi tiết
các đặc trưng ngôn ngữ của từng thể loại văn học, đồng thời đưa ra miêu tả một
cách hệ thống các kiểu loại văn chương. Tuy đi vào từng lĩnh vực cụ thể nhưng

12



các cơng trình nêu trên đều có điểm chung là bàn đến các đặc trưng của ngôn
ngữ và cấu trúc của tác phẩm văn học theo từng thể loại.
Từ góc độ nghiên cứu văn học, với cách nhìn của nhà thi pháp, Trần
Đình Sử cũng đã hết sức chú ý đến mối quan hệ quan hệ giữa nghiên cứu văn
học và ngữ học. Ông cho rằng ngày nay, cả ngữ học và văn học đều có sự đổi
thay về hệ hình nghiên cứu, cơ hội gắn bó giữa hai thể loại được gia tăng. Nhà
nghiên cứu văn học lại quan tâm đến diễn ngơn, kí hiệu học, tu từ học, biểu
tượng, hướng đến nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật, xem xét cách tái mã hóa,
cách lập mã và giải mã trong văn học. Đây cũng được xem là những định hướng
nghiên cứu mới đối với lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ văn học hiện nay. [97, 1522]
Như vậy, qua những phân tích trên, có thể cho phép khẳng định rằng,
hướng nghiên cứu ngôn ngữ văn học hiện nay dần được mở rộng và đặt trong
mối quan hệ liên ngành không chỉ với ngơn ngữ học, ký hiệu học mà cịn cả các
ngành nghệ thuật khác. Việc nghiên cứu chuyển đổi ngôn ngữ từ tác phẩm văn
học sang tác phẩm điện ảnh dù trực tiếp hay gián tiếp cũng sẽ được kế thừa các
kết quả nghiên cứu, phân tích dữ liệu của ngôn ngữ văn học.
1.1.2. Một số nghiên cứu về ngơn ngữ điện ảnh
Điện ảnh là loại hình nghệ thuật đặc biệt, là ―nghệ thuật của nghệ thuật‖.
Theo nghĩa rộng, thuật ngữ ―ngôn ngữ điện ảnh‖ bao gồm cả tạo hình,
hóa trang, góc quay… Bởi vậy, nghiên cứu ngơn ngữ điện ảnh theo cách nhìn
của ngơn ngữ học sẽ hẹp hơn nhiều so với thuật ngữ vừa nói tới.
1.1.2.1. Nghiên cứu về ngôn ngữ điện ảnh trên thế giới
Những nghiên cứu đầu tiên về ngôn ngữ điện ảnh theo cách nhìn của
ngơn ngữ học là các nghiên cứu của các nhà chủ nghĩa hình thức Nga và Đơng
Âu. Ngay trước khi ngành điện ảnh hiện đại ra đời (thời phim câm - phim chưa
có âm thanh lời nói), họ đã bắt đầu nghiên cứu các yếu tố cấu thành tự sự điện
ảnh. Công việc này được thực hiện bởi một nhà nghiên khá nổi tiếng của nhóm
chủ nghĩa hình thức Nga B.M.Eikhenbaum [131]. Cho đến nay, có thể khái quát

quá trình nghiên cứu ngơn ngữ điện ảnh thành ba giai đoạn sau:
13


a) Giai đoạn 1: từ năm 1895 đến những năm 60 của thế kỷ XX
Giai đoạn này kéo dài khoảng hơn nửa thế kỷ, thường được các nhà
nghiên cứu gọi là lịch sử phát triển của ngôn ngữ điện ảnh. Astruc cho rằng
điện ảnh là một loại ngôn ngữ đặc biệt, giống như cây bút trong tay nhà văn, có
thể tự do bày tỏ tư tưởng, tình cảm và ý niệm của cá nhân. Tư tưởng đó được
thể hiện rất rõ trong bài viết ―Máy quay cây bút‖ (la camera-stylo)
công bố năm 1948 [127,17-23]. Ở đây, tác giả nhấn mạnh đến vai trị của
người quay phim. Ngơn ngữ điện ảnh được hiểu là các phương pháp nhằm thể
hiện hình tượng bằng hình ảnh. Đây là giai đoạn chưa có sự phân biệt rõ ràng
giữa ngôn ngữ điện ảnh với tư cách là các phương tiện thể hiện hình tượng và
điện ảnh với tư cách là một tác phẩm nghệ thuật. Nói cách khác, các nhà nghiên
cứu chưa coi điện ảnh là ngôn ngữ.
Về sau, khái niệm ngôn ngữ điện ảnh được mở rộng hơn, khơng cịn đơn
thuần là cách tạo các hình ảnh mà bao gồm nhiều vấn đề có mối liên hệ, quan
hệ mật thiết với nhau. Đây là quan điểm của Macxel Mactanh, một nhà lý luận
điện ảnh nổi tiếng ở Pháp. Trong cơng trình ―Ngơn ngữ điện ảnh‖, ơng đã đưa
ra các phân tích sâu sắc về mối liên hệ giữa ngôn ngữ điện ảnh và văn học, hội
họa, âm nhạc, cũng như các cách thể hiện tỉnh lược, ẩn dụ, tượng trưng, hội thoại,
montage, không gian, thời gian, độ sâu trường ảnh. Ông nhấn mạnh rằng, điện ảnh
là một loại ngôn ngữ cực kỳ phức tạp và phong phú [73, 5]. Như vậy với giai
đoạn này, vị thế của ngôn ngữ điện ảnh bắt đầu được xác lập.
b) Giai đoạn 2: Từ sau năm 1960 đến cuối thế kỷ XX
Đây là giai đoạn có những thay đổi mang tính bước ngoặt. Dưới ảnh
hưởng mạnh mẽ của ngôn ngữ học cấu trúc, ngôn ngữ điện ảnh bắt đầu được
quan tâm nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ học. Trong đó, phạm trù ngơn ngữ
học đã trở thành căn cứ để xây dựng hệ thống ngôn ngữ điện ảnh. Đặc biệt là,

từ các định đề của ngôn ngữ học đại cương do F. Saussure, khái niệm ký hiệu
học điện ảnh bắt đầu được đưa ra bàn luận. Để trả lời câu hỏi ―điện
ảnh có được coi là một loại ngơn ngữ hay khơng?‖, Chiristian Metz đã khẳng
định dứt khốt, sự tồn tại của ngôn ngữ học điện ảnh là hoàn toàn tất yếu, và
14


chúng ta có

15


thể sử dụng phương pháp của chủ nghĩa cấu trúc để nghiên cứu về điện ảnh. Cụ
thể, ông đưa ra phân tích 4 đặc trưng cơ bản của ngơn ngữ điện ảnh như sau:
1. Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của các yếu tố đơn vị trong
ngôn ngữ điện ảnh khơng hình thành từ sự ước định sẵn có giống như lời nói
mà chủ yếu dựa vào những nguyên tắc tạo mã tương đồng.
2. Ngôn ngữ điện ảnh không làm nảy sinh giao tiếp hai chiều giữa người
phát và người nhận. Nói cách khác, khán giả khơng trực tiếp đối mặt với đạo
diễn, nhà biên kịch, diễn viên, mà khán giả trực diện với tác phẩm mà họ đã
hoàn thành.
3. Trong điện ảnh cũng tồn tại các đơn vị riêng lẻ, nhưng không giống
với ngôn ngữ tự nhiên, một cảnh quay giống như một đoạn miêu tả hoàn chỉnh,
các yếu tố như nhân vật, bối cảnh, màu sắc, phục trang, âm nhạc... trong cảnh
quay gần như đều có thể cấu thành một hệ thống ký hiệu độc lập.
4. Điều quan trọng hơn, vai trò của các đơn vị riêng lẻ đó thoạt nhìn có
vẻ mang tính liên tục chứ không tách riêng, nguyên nhân chủ yếu là quá trình
thưởng thức của khán giả đã trải nghiệm điện ảnh như là một chỉnh thể liên tục
[133,159].
Những phân tích của Chiristian Metz cho thấy ông đã vận dụng khá triệt

để lý thuyết hệ thống và tuyến tính do F. Saussure đưa ra.
Đến những năm 70 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu lý luận điện ảnh
được mở rộng theo hướng nghiên cứu liên ngành, đặt nghiên cứu điện ảnh trong
mối quan hệ với nghiên cứu triết học, tâm lý học, xã hội học, phân tâm học.
Tiêu biểu cho xu hướng này là các tác giả David Bordwell, Thompson (Mỹ),
Peter Warren (Anh), Pausolini (Ý)... Trong cơng trình Film Art: An
Introduction, họ đã đưa ra ý kiến thảo luận về hệ thống phối cảnh, bố trí cảnh
quay, ghi hình, chỉnh sửa, âm thanh và hình thức, nhưng phần này được coi là
―phong cách điện ảnh‖. Bởi thế, chúng không được coi là hệ thống diễn ngôn
mà chỉ là một cách thức thể hiện [7, 346]. Peter Warren cho rằng điện ảnh đích
thị là một loại ngơn ngữ, vì nó có văn bản, có lời nói có nghĩa, nhưng đó là một
loại ngơn ngữ khơng có hệ thống ngơn ngữ. Ngược lại, Pasolini quan niệm, điện
16


×