Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Triệu chứng lâm sàng và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp: Một nghiên cứu đa trung tâm tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.01 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ TỶ LỆ TỬ VONG CỦA
BỆNH NHÂN TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI CẤP:
MỘT NGHIÊN CỨU ĐA TRUNG TÂM TẠI VIỆT NAM
Đỗ Giang Phúc1, Lê Thị Quỳnh Trang2, Hoàng Bùi Hải1,2,*
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2
Trường Đại học Y Hà Nội

1

Tắc động mạch phổi cấp là một cấp cứu thường gặp, có tỷ lệ tử vong và tàn phế cao, song nếu thầy thuốc
khơng nghĩ đến thì khơng chẩn đốn được. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định tỷ lệ tử vong sau 1 tháng
được theo dõi và mô tả các triệu chứng lâm sàng của tắc động mạch phổi cấp. Đây là một nghiên cứu mô tả
hồi cứu. Tắc động mạch phổi cấp được xác định khi biểu hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên trong vòng 14
ngày và có huyết khối trong động mạch phổi trên phim chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi. Nghiên cứu đã
thu thập được 159 bệnh nhân, với độ tuổi trung bình là 58,6 ± 18, nữ giới chiếm 54,1%. Triệu chứng lâm sàng
hay gặp nhất của tắc động mạch phổi cấp là khó thở (85,5%), đau ngực (chiếm 59,1%), 46/159 (28,9%) có
sốc. Sau 1 tháng theo dõi, tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân là 11,6%, do tắc động mạch phổi cấp là 3,4%.
Từ khóa: Tắc động mạch phổi cấp, Thuyên tắc phổi, Nhồi máu phổi, Việt Nam.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tắc động mạch phổi là một dạng thuyên tắc
huyết khối tĩnh mạch thường gặp và là nguyên
nhân gây tử vong nội viện ở nhóm bệnh nhân
nội khoa cao thứ ba chỉ sau nhồi máu cơ tim
và đột quỵ não.1,2,3 Bất chấp việc được điều trị
chống đơng thì tỉ lệ tử vong ghi nhận vẫn từ
2 - 8%.1,3 Tắc động mạch phổi cấp là nguyên
nhân gây ra 300 000 trường hợp tử vong ở


Hoa Kỳ mỗi năm. Ở châu Âu, năm 2004 có hơn
370 000 trường hợp tử vong có liên quan đến
tắc động mạch phổi cấp.2,4 Không những vậy,
tắc động mạch phổi cấp còn là nguyên nhân
gây ra suy tim hoặc hội chứng hậu huyết khối,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc
sống.1 Tuy nhiên, dựa vào các nghiên cứu gần
đây, xu hướng ghi nhận ở Châu Âu, Châu Á và
Bắc Mỹ thì số lượng bệnh nhân được phát hiện
tắc động mạch phổi cấp tăng lên nhưng tỉ lệ
Tác giả liên hệ: Hoàng Bùi Hải
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 29/06/2022
Ngày được chấp nhận: 27/07/2022

TCNCYH 156 (8) - 2022

tử vong nói chung lại giảm đi.5 Các thang điểm
tiên lượng như PESI (Pulmonary Embolism
Severity Index) hay sPESI (simplified-PESI hay
PESI cải tiến) được xây dựng để dự báo tỷ lệ
tử vong trong 30 ngày. Đây là một yếu tố quan
trọng trong điều trị và tiên lượng bệnh nhân.
Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào cơng bố về
tỷ lệ tử vong liên quan đến tắc động mạch phổi
trong vòng 30 ngày được công bố ở Việt Nam.6
Mặt khác, biểu hiện lâm sàng của tắc động
mạch phổi cấp rất đa dạng và thường khơng
đặc hiệu làm cho việc chẩn đốn trở nên khó

khăn. Việc đánh giá và phải nghĩ đến để chẩn
đoán tắc động mạch phổi cấp ở các bệnh nhân
nghi ngờ để có thể được chẩn đốn và điều trị
nhanh chóng nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ
lệ tử vong.1,3
Trong những năm gần đây, tắc động mạch
phổi cấp đã được quan tâm, nghiên cứu, chú
trọng trong chẩn đoán và điều trị. Một số nghiên
cứu đã được báo cáo ở Việt Nam, tuy nhiên
cỡ mẫu cịn nhỏ.7, 8, 9 Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ tử vong sau
111


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
một tháng theo dõi và mô tả các triệu chứng
lâm sàng của tắc động mạch phổi cấp một cách
có hệ thống trên đối tượng người Việt Nam.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân trên 18 tuổi.
- Bệnh nhân vào viện có triệu chứng của tắc
động mạch phổi cấp: Đau ngực và/hoặc khó
thở và/hoặc tụt huyết áp và/hoặc ngất và/hoặc
ho ra máu. Các triệu chứng này xuất hiện trong
vòng 2 tuần đến khi được chẩn đoán xác định
tắc động mạch phổi cấp.
- Chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp dựa

theo hướng dẫn chẩn đốn, điều trị và dự phịng
thun tắc huyết khối tĩnh mạch của Hội Tim
mạch học Việt Nam.10 Khẳng định tắc động
mạch phổi cấp bằng cắt lớp vi tính động mạch
phổi với sự hiện diện bất thường của huyết khối
trong động mạch phổi hoặc các nhánh của nó.
Kết quả được đọc bởi các bác sĩ chuyên khoa
chẩn đoán hình ảnh có kinh nghiệm.
Tiêu chuẩn loại trừ
Hồ sơ bệnh án thiếu thông tin nghiên cứu
(lâm sàng, cận lâm sàng) hoặc thất lạc hồ sơ.
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hồi cứu.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 01/6/2013
đến 01/12/2020.
- Bệnh viện Bạch Mai từ 1/02/2015 đến
01/3/2019.
Cỡ mẫu nghiên cứu
Lấy mẫu tồn bộ, dữ liệu được thu thập theo
trình tự thời gian.
Phương pháp thu thập số liệu
Đây là nghiên cứu mô tả hồi cứu, danh sách
các bệnh nhân với mã số bệnh án từ các nghiên
cứu tiến cứu đã làm từ năm 2013.
112

Số liệu được thu thập từ hồ sơ bệnh án theo
mục tiêu nghiên cứu với bộ câu hỏi.

Đánh giá tình trạng sống cịn của bệnh
nhân
- Các trường hợp tử vong tại bệnh viện bao
gồm: Bệnh nhân tử vong tại viện ghi nhận từ
bệnh án hoặc tình trạng nặng, sốc, gia đình
hoặc người đại diện của bệnh nhân ký hồ sơ
xin dừng điều trị và đưa bệnh nhân về nhà.
Các trường hợp xin về được xác nhận lại
thông qua số điện thoại người nhà ghi trong
bệnh án.
- Với các bệnh nhân đã ra viện, nghiên cứu
viên liên hệ qua điện thoại cho bệnh nhân hoặc
cho người thân của bệnh nhân theo số liên lạc
được ghi trong bệnh án. Trường hợp tử vong
xác nhận rõ ngày tử vong của bệnh nhân.
Các biến nghiên cứu chính
- Tiêu chuẩn tắc động mạch phổi cấp:10 triệu
chứng lâm sàng nghi ngờ và cắt lớp vi tính
động mạch phổi có hiện diện huyết khối ở động
mạch phổi và/hoặc các nhánh của nó.
- Tử vong nội viện được ghi nhận khi bệnh
nhân tử vong trong khi nằm viện hoặc tình trạng
nặng xin về.
- Tử vong trong 30 ngày do tắc động mạch
phổi cấp là khi bệnh nhân bị tử vong với diễn
biến lâm sàng phù hợp với biểu hiện của tắc
động mạch phổi cấp trong vòng 30 ngày từ lúc
biểu hiện bệnh mà nguyên nhân khác ít khả
năng hơn.
- Tử vong do mọi nguyên nhân 30 ngày là

những bệnh nhân tử vong mà khơng có biểu
hiện nghi ngờ tắc động mạch phổi cấp hoặc tắc
động mạch phổi là nguyên nhân phối hợp: Ví
dụ: Sốc nhiễm khuẩn, sốc mất máu.
- Tụt huyết áp: Khi huyết áp tối đa < 90
mmHg hoặc sụt ≥ 40 mmHg so với huyết áp
nền, kéo dài trên 15 phút.
- Sốc tắc nghẽn: Khi lâm sàng có sốc do
nguyên nhân tắc động mạch phổi cấp.
TCNCYH 156 (8) - 2022


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Sơ đồ nghiên cứu:
Bệnh nhân được chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp trong kho lưu trữ (n = 162)
Loại 3 Bệnh nhân không đủ dữ liệu
lâm sàng/cận lâm sàng
Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu (n = 159)
Loại 12 Bệnh nhân không liên hệ
được với bệnh nhân/người nhà
Bệnh nhân đưa vào phân tích sống/cịn (n = 147)

Bệnh nhân sống
(n = 130)

Bệnh nhân tử vong
(n = 17)

3. Đạo đức nghiên cứu


được biểu diễn với tỷ lệ phần trăm, trung bình
± độ lệch chuẩn. Kiểm định trung bình bằng
T-test. Kiểm định 2 tỷ lệ bằng kiểm định Khi
bình phương nếu giá trị mong đợi trong các ô ≥
5, kiểm định Fisher’s Exact test nếu giá trị mong
đợi trong các ô < 5. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê khi giá trị p < 0,05.

Đây là một nghiên cứu hồi cứu, không tác
động đến quy trình điều trị; mọi thơng tin về
bệnh nhân được đảm bảo bí mật; vì mục tiêu
nghiên cứu khoa học.
4. Xử lý số liệu
Bằng phần mềm nghiên cứu y học. Kết quả

III. KẾT QUẢ
chiếm tỷ lệ 37,7% được chẩn đoán tại bệnh viện
Bạch Mai, 99/159 chiếm tỷ lệ 62,2% được chẩn
đoán tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Nghiên cứu đã thu thập được 159 bệnh nhân
trong thời gian nghiên cứu, trong đó có 17 bệnh
nhân tử vong trong vịng 30 ngày. Có 60/159

1. Đăc điểm chung và tiền sử của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu
Giới
Tuổi

Chung


Nữ

Nam

p

n = 159 (%)

86 (54,1%)

73 (45,9%)

p = 0,273*

58,6 ± 18,78

61,6 ± 17,94

55,1 ± 19,26

p = 0,028*

(max: 97; min: 18)
*T-test
Số lượng bệnh nhân nam và nữ trong nghiên cứu là tương đương nhau (p > 0,05) nhưng độ tuổi
trung bình của nữ giới là cao hơn của nam giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
TCNCYH 156 (8) - 2022

113



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 2. Tiền sử bệnh của đối tượng nghiên cứu (n = 159)
Tiền sử

n(%)

Tiền sử

n(%)

Không

51 (32,1%)

Bệnh phổi mạn tính

6 (3,8%)

Phẫu thuật

38 (23,9%)

Đột quỵ

5 (3,1%)

Tăng huyết áp


32 (20,1%)

Suy tim

4 (2,5%)

thương
Đái tháo Chấn
đường

24 (15,1%)
13 (8,2%)

Hộiphổi
chứng thận hư
Lao

Ung thư

21 (13,2%)

Đái tháo đường

13 (8,2%)

13 (8,2%)

Dùng thuốc tránh thai

2 (1,3%)


Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch

9 (5,7%)

13 (8,2%)

Có thai

1 (0,1%)

Tắc động mạch phổi

8 (5,0%)

9 (5,7%)

Khác

10 (6,3%)

Thoái hoá khớp

8 (5,0%)

Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch
Tắc động mạch phổi
Thoái hoá khớp

4 (2,5%)

2 (1,3%)

Rối loạn lipid máu

3 (1,9%)

Lao phổi

2 (1,3%)

Dùng thuốc tránh thai

2 (1,3%)

Có thai

1 (0,1%)

Khác

10 (6,3%)

CóCó51/159
nhânchiếm
chiếmtỷtỷlệlệ32,1
32,1
có tiền
sửáp,
bệnh
trước.vàTrong

số bệnh
51/159 bệnh
bệnh nhân
% % khơng
thuật, tăng
huyết
chấntừthương
ung thư
nhân

tiền
sử
bệnh
thì
nhiều
nhất

phẫu
thuật,
tăng
huyết
áp,
chấn
thương
khơng có tiền sử bệnh từ trước. Trong số bệnh
(> 10%). Có 9/159 chiếm tỷ lệ 5,7% bị tắc độngvà ung
thư (> 10%). Có 9/159 chiếm tỷ lệ 5,7% bị mạch
tắc động
mạch phổi tái phát.
nhân có tiền sử bệnh thì nhiều nhất là phẫu

phổi tái phát.
Triệu
chứng
lâmcủa
sàng
của tắc
động
2.3.2.
Triệu
chứng
lâm sàng
tắc động
mạch
phổi mạch
cấp
Ngất

4.4%
4,4%

Ho khan

4,4%
4.4%

phổi cấp

6,3%
6.3%


Ngừng tuần hoàn
Ho ra máu

8,8%
8.8%

Đau bắp chân

15,7%
15.7%

Đau dọc tĩnh mạch chi

20.1%
20,1%

Sốc tắc nghẽn

28.9%
28,9%

Đau ngực

59,1%
59.1%

Khó thở

85.5%
85,5%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Biểu đồ 1. Triệu chứng lâm sàng tắc động mạch phổi cấp (n = 159)

Biểu đồ 1. Triệu chứng lâm sàng tắc động mạch phổi cấp trong 30 ngày (n=159)
Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là khó thở (85,5%) và đau ngực (59,1%). Có 46/159 (28,9%)

Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là khó thở (85,5%) và đau ngực (59,1%). Có
có sốc.
46/159 (28,9%) có sốc.

3.3. Tỉ lệ tử vong nội viện và tử vong 30 ngày của tắc động mạch phổi cấp
114
Tỷ

lệ tử vong nội viện là 5,4% (8/147).

Tỷ lệ tử vong 30 ngày nói chung là 11,6% (17/147).

TCNCYH 156 (8) - 2022


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
3. Tỉ lệ tử vong nội viện và tử vong 30 ngày của tắc động mạch phổi cấp
Tỷ lệ tử vong nội viện là 5,4% (8/147).
Tỷ lệ tử vong 30 ngày nói chung là 11,6% (17/147).
8,16
10
8

2,04

% 6
4
2
0

3,4
Tử vong nội viện

Tử vong do mọi nguyên nhân


3,4

Tử vong do TĐMP cấp

Tử vong 30 ngày

Tử vong do TĐMP cấp

Tử vong do mọi nguyên nhân

Biểu đồ 2. Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và tử vong do tắc động mạch phổi
TĐMP: Tắc động
mạch phổi
cấp tại thời điểm xuất viện và thời điểm 30 ngày
Biểu đồ 2. Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và tử vong do tắc động mạch phổi cấp tại
Có 5/147 (chiếm 3,4%) tử vong do tắc động mạch phổi cấp. Tất cả các bệnh nhân này
thời
điểm
đều thuộc nhóm
tử vong
nội xuất
viện. viện và thời điểm 30 ngày
BÀN LUẬN
Có 5/147 (chiếm
3,4%) tử vong do tắc động mạch phổi cấp. Tất cả các bệnh nhân này đều thuộc
nhóm tử vong nội
viện.cứu của chúng tơi thu thập được 159 bệnh nhân trong vòng bảy năm tại hai bệnh
Nghiên


viện Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đây cũng là những trung tâm
IV. BÀN LUẬN

đi đầu tại các tỉnh phía bắc Việt Nam trong việc chẩn đoán và điều trị tắc động mạch phổi

lệ tử vong chung của các đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi thu thập được 159
cấp một cách có hệ thống. Qua đó một mặt chúng tơi muốn đưa ra tỉ lệ tử vong chung
với cỡ mẫu đủ lớn, mặt khác tổng kết lại các
bệnh nhân trong vòng bảy năm tại hai bệnh viện
của các đối tượng nghiên cứu với cỡ mẫu đủ lớn, mặt khác tổng kết lại các triệu chứng
triệu chứng lâm sàng thường gặp ở đối tượng
Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Hà
lâm sàng thường gặp ở đối tượng người Việt Nam mắc tắc động mạch phổi cấp.
người Việt Nam mắc tắc động mạch phổi cấp.
Nội, đây cũng là những trung tâm đi đầu tại các

Về các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và so sánh với một số nghiên cứu khác được
tỉnh phía bắc Việt
Nam trong việc chẩn đốn và
Về các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
minh họa ở bảng sau:
điều trị tắc động mạch phổi cấp một cách có hệ
và so sánh với một số nghiên cứu khác được
Bảng
So sánh
điểmđưa
đối tượng
cứu,
triệu

chứngsau:
và kết cục điều trị
thống. Qua đó một
mặt3.chúng
tôiđặc
muốn
ra tỉ nghiên
minh
họa
ở bảng
tắc động mạch phổi cấp với một số nghiên cứu khác
Bảng 3. So sánh đặccủa
điểm
đối tượng nghiên cứu, triệu chứng và kết cục điều trị của
tắc động mạch phổi cấp với một số nghiên cứu khác

PIOPED11
(n = 133)

Nguyễn Thị
Tuyết Mai và
cs7
(n = 70)

Nguyễn Văn Huỳnh Văn Ân
Tân và cs8
và cs9
(n = 32)
(n = 28)


Chúng tôi
(n = 159)

Địa điểm
nghiên cứu

Đa
trung tâm

Bệnh viện Y
Dược
TP HCM

Bệnh viện
Thống Nhất

Bệnh viện
Nhân Dân
Gia Định

Đa
trung tâm

Tuổi
(TB ± độ lệch)

54 ± 17

64 ± 2


77,5 ± 6

62,8 ± 17

58,6 ± 18

Tỷ lệ nữ giới

51%

47%

N/A

50%

54,1%

TCNCYH 156 (8) - 2022

115


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Địa điểm
nghiên cứu

PIOPED11
(n = 133)


Nguyễn Thị
Tuyết Mai và
cs7
(n = 70)

Nguyễn Văn Huỳnh Văn Ân
Tân và cs8
và cs9
(n = 32)
(n = 28)

Chúng tôi
(n = 159)

Đa
trung tâm

Bệnh viện Y
Dược
TP HCM

Bệnh viện
Thống Nhất

Bệnh viện
Nhân Dân
Gia Định

Đa

trung tâm

Triệu chứng lâm sàng
Khó thở

73%

65,7%

87,50%

71,4%

85,5%

Đau ngực

66%

18,6%

46,88%

7,1%

59,1%

Ho

37%


12,9%

N/A

N/A

4,4%

Sốc

8%

10,0%

6,25%

42,9%

28,9%

Đau bắp chân

44%

34,3%

15,62%

N/A


15,7%

Ho máu

13%

7,1%

3,13%

14,3%

8,8%

Tỷ lệ tử vong
nội viện

N/A

14,3 %

N/A

17,9 %

5,4%

Tỷ lệ tử vong
do TĐMP


N/A

4,3%

N/A

N/A

3,4%

Kết cục điều trị

(*) N/A = Not Available; TĐMP: Tắc động mạch phổi
Nội dung bảng 3 cho thấy về độ tuổi hầu hết
các nghiên cứu của Việt Nam là cao hơn so với
nghiên cứu PIOPED, đây là nghiên cứu kinh điển
về đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân tắc động
mạch phổi cấp trên thế giới. Nghiên cứu của
chúng tơi có độ tuổi trung bình cao hơn nghiên
cứu PIOPED nhưng khơng có ý nghĩa về mặt
thống kê (p > 0,05).11 Có 2 lí do cho sự khác biệt
này: Thứ nhất, các nghiên cứu còn lại ở Việt Nam
có cỡ mẫu nhỏ, chỉ làm tại 1 trung tâm, đặc biệt là
các bệnh viện có đối tượng bệnh nhân chủ yếu là
người cao tuổi. Thứ hai, nghiên cứu tìm hiểu để
chẩn đốn tắc động mạch phổi cấp ở Việt Nam
còn nhiều hạn chế. Đến những năm 2006 chúng
ta mới có nhiều phương tiện, đặc biệt là chụp cắt
lớp vi tính đa dãy động mạch phổi để chẩn đoán

xác định mặt bệnh này. Kể cả khi bệnh nhân có
116

điều kiện tiếp cận phương tiện chẩn đốn hình
ảnh hiệu quả này thì cũng rất khó cho các bác
sĩ nếu không nghĩ đến tắc động mạch phổi cấp.
Điểm đáng lưu ý nữa là các triệu chứng của tắc
động mạch phổi cấp rất đa dạng, khơng có dấu
hiệu lâm sàng nào là đặc trưng trong trường hợp
này. Các triệu chứng lâm sàng như khó thở, đau
ngực có tỷ lệ xuất hiện khá cao nhưng lại gặp
rất nhiều mặt bệnh khác như hội chứng vành
cấp, viêm phổi, tràn khí màng phổi… Ngay cả
ở những nhóm đối tượng khác nhau (trong từng
nghiên cứu - bảng 3.) thì từng triệu chứng cũng
có tỷ lệ khác nhau. Chính vì vậy, một điểm chúng
tơi xin nhấn mạnh đó là việc chẩn đốn tắc động
mạch phổi cấp phải được đặt vào bối cảnh của
từng bệnh nhân, luôn đặt ra khả năng mắc bệnh
này thì mới có thể chẩn đoán được.
TCNCYH 156 (8) - 2022


khác nhau (trong từng nghiên cứu – bảng 3.) thì từng triệu chứng cũng có tỷ lệ khác
nhau. Chính vì vậy, một điểm chúng tơi xin nhấn mạnh đó là việc chẩn đoán tắc động
mạch phổi cấp phải được đặt vào bối cảnh của từng bệnh nhân, luôn đặt ra khả năng

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

mắc bệnh này thì mới có thể chẩn đốn được.

%

14

13,2

12,1

11,6

12
10

7,1

8

7,8

6,7

6
4

3,7

3,4

2
0


Chúng tơi (n = 147)

Hoa Kỳ 1993
(n=110726)

Tỷ lệ tử vong do TĐMP

Hoa Kỳ 1998
(n=126887)

Hoa Kỳ 2006
(n=258602)

Tỷ lệ tử vong chung

TĐMP: Tắc động mạch phổi

Biểu đồ 3. So sánh tỷ lệ tử vong do tắc động mạch phổi cấp và tỷ lệ tử vong

Biểu đồ 3. So sánh
tỷvới
lệ tử
vong
do tắc cứu
động
mạch
phổiKỳ
cấp
vàcác

tỷ lệnăm
tử 5vong chung với
chung
một
số nghiên
khác
tại Hoa
qua
một số nghiên cứu khác tại Hoa Kỳ qua các năm5
Tỷ lệ tử vong chung do mọi nguyên nhân trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận là

Tỷ lệ11,6%,
tử vong
chung
do với
mọikếtngun
nhâncứu tạiyếu
người
tuổi,tỷnhiều
bệnh
tương
đương
quả nghiên
Hoatrên
Kỳ đối
nămtượng
1993 và
1998,cao
nhưng
lệ

trong nghiên
cứu
của
chúng
tơi
ghi
nhận

nền
nội
khoa,
hồi
sức
tích
cực.
tử vong do tắc động mạch phổi trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn 3,4% so với 6,711,6%, tương
đương
với
kết quả
nghiên
cứu
Trong
cứu
củaphổi
chúng
tơi có 5/147
7,1%. Đến
năm
2006
thì tại

Hoa Kỳ
sốtại
lượng bệnh
nhânnghiên
tắc động
mạch
cấp tăng
Hoa Kỳ năm 1993 và 1998, nhưng tỷ lệ tử vong
(3,4%)
bệnh
nhân
tử
vong
trực
tiếp
do tắc động
gấp đôi nhưng tỉ lệ tử vong giảm xuống (3,7%). Đây cũng là xu hướng chung của Châu
do tắc động mạch phổi trong nghiên cứu 1,của
mạch
tất cả
đều
trong thời
Âu, Bắc Mỹ và một số nước Châu Á. 5 Ngun
nhânphổi
của cấp
hiệnvà
tượng
này
có tử
thểvong

do sự
chúng tơi thấp hơn 3,4% so với 6,7 - 7,1%. Đến
gian nằm viện. Trong khi đó có 8,16% bệnh
năm 2006 thì tại Hoa Kỳ số lượng bệnh nhân
nhân tử vong do mọi nguyên nhân khác khi tính
tắc động mạch phổi cấp tăng gấp đơi nhưng tỉ
ở thời điểm 30 ngày, tỷ lệ này lớn hơn tử vong
lệ tử vong giảm xuống (3,7%). Đây cũng là xu
do tắc động mạch phổi, sự khác biệt có ý nghĩa
hướng chung của Châu Âu, Bắc Mỹ và một số
thống kê với p = 0,019. Nguyên nhân có thể do
nước Châu Á.1,5 Nguyên nhân của hiện tượng
các nguyên nhân: Một là, tắc động mạch phổi
này có thể do sự phát triển của khoa học công
gây sốc tắc nghẽn, nếu không tái thông mạch
nghệ trong lĩnh vực y tế, cả trong chẩn đốn (ví
phổi kịp thời thì sẽ dẫn tới sốc trơ, suy đa tạng,
dụ: chụp cắt lớp đa dãy động mạch phổi được
ngừng tuần hoàn. Một khi ngừng tuần hoàn xảy
giới thiệu vào năm năm 1998 ) và trong điều trị,
ra thì tỷ lệ tử vong rất cao, có thể lên tới 95%.12,13
đặc biệt với sự phát triển của các thuốc tiêu sợi
Việc dùng thuốc tiêu sợi huyết có thể tái lập được
huyết, dụng cụ can thiệp lấy huyết khối và hoàn
huyết động nhưng di chứng thần kinh hoặc suy
thiện của kĩ thuật tim phổi nhân tạo.5
đa tạng sau ngừng tuần hồn rất khó vãn hồi.12
Khi so sánh với kết quả của các nghiên cứu
khác trong nước thì tỷ lệ tử vong trong nghiên
cứu của chúng tôi là thấp hơn, tuy nhiên sự

khác biệt khơng có ý nghĩa thơng kê (p > 0,05).
Có thể là do cỡ mẫu nghiên cứu khác còn nhỏ,
và đối tượng trong các nghiên cứu còn lại chủ
TCNCYH 156 (8) - 2022

Hai là tắc động mạch phổi cấp trên nền bênh
lý nặng như ung thư, nhiễm khuẩn nặng hoặc
bệnh nhân suy kiệt sẽ làm nặng thêm tình trạng
mất bù, giống như giọt nước tràn ly, đẩy bệnh
nhân đến tử vong nhanh chóng. Ở chiều ngược
lại, khi tình trạng rối loạn huyết động của tắc
117


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
động mạch phổi được kiểm sốt thì các vấn đề
khác thuộc bệnh lý nền sẽ đẩy bệnh nhân đến
tử vong, hay gặp là do ung thư giai đoạn muộn
(13,2% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng
tôi mắc ung thư kèm theo).

V. KẾT LUẬN
Triệu chứng lâm sàng của tắc động mạch
phổi cấp phong phú, thường gặp nhất là khó
thở, đau ngực, sốc. Tỷ lệ tử vong do tắc động
mạch phổi cấp sau 30 ngày theo dõi do mọi
nguyên nhân là 10,7%, trong đó chỉ có 3,14%
bệnh nhân tử vong do tắc động mạch phổi cấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Konstantinides S.V., Meyer G., Becattinin
C., et al. 2019 ESC Guideline for the diagnosis
and management of acute pulmonary embolism
developed in collaboration with the European
Respiratory Society (ERS). The Task Force
for the diagnosis and management of acute
pulmonary embolism of the European Society
of Cardiology. European Heart Journal. 2020;
41: 543 – 603.
2. Goldhaber S.Z., Elliott G. Acute
Pulmonary Embolism: Part I – Epidemiology,
Pathophysiology, and Diagnosis. Circulation.
2003; 108: 2726 - 2729.
3. Tapson V.F. Acute Pulmonary Embolism.
N Engl J Med. 2008: 358: 1037 - 52.
4. Pollack C.V., Schreiber D., Goldhaber S.Z.,
et al. Clinical Characteristics, Management,
and Outcome of Patients Diagnosed With
Acute Pulmonary Embolism in the Emergency
Department. Initial Report of EMPEROR
(Multicenter Emergency Medicine Pulmonary
Embolism in the Real World Registry). Journal
of the American College of Cardiology. 2011;
57(6): 701 – 706.
5. Wiener R.S., Schwartz L.M., Woloshin
S. Time Trends in Pulmonary Embolism in the
118

United States. Arch Intern Med. 2011; 171(9):
831 - 837.

6. Hồng Bùi Hải, Đỗ Dỗn Lợi, Nguyễn Đạt
Anh. So sánh mơ hình PESI kinh điển và mơ
hình PESI giản lược để tiên lượng tử vong trong
tháng đầu tiên do tắc động mạch phổi cấp. Tạp
chí Nghiên cứu y học. 2014; Phụ trương 91 (5):
42- 5.
7. Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trần Thị Xuân
Anh, Bùi Thế Dũng, Trương Quang Bình. Đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị
thuyên tắc phổi do huyết khối tại Bệnh viện Đại
học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Tạp chí
Y học TP. Hồ Chí Minh. 2019: Phụ bản tập 23,
số 2: 208 - 213.
8. Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Đức Thành,
Nguyễn Ngọc Phương Dung. Đặc điểm lâm
sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân cao tuổi
thuyên tắc phổi tại Bệnh viện Thống Nhất. Tạp
chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2018; phụ bản tập
22, số 1: 224 - 230.
9. Huỳnh Văn Ân. Thuyên tắc phổi và huyết
khối tĩnh mạch sâu: những biểu hiện khác nhau
của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Tạp chí
Y học TP. Hồ Chí Minh. 2013; Tập 17, số 6:
122 - 128.
10. Nguyễn Văn Trí, Đinh Thị Thu Hương,
Nguyễn Thanh Hiền và cộng sự. Khuyến cáo
về chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc
huyết khối tĩnh mạch. Hội Tim mạch học Việt
Nam. 2016.
11. Stein P.D., Terrin M.L., Hales C.A., et

al. Clinical, Laboratory, Roentgenographic,
and Electrocardiographic Findings in Patients
with Acute Pulmonary Embolism and No PreExisting Cardiac or Pulmonary Disease. Chest.
1991; 100: 598 - 603.
12. Hoàng Bùi Hải, Đỗ Giang Phúc, Lê Duy
Lạc, Bùi Nghĩa Thịnh. Bước đầu điều trị bằng
Alteplase liều thấp cho bệnh nhân tắc động
mạch phổi cấp có ngừng tuần hồn. Tạp chí
TCNCYH 156 (8) - 2022


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Nghiên cứu Y học. 12-2020. Số 134 (10) 1 – 8.
13. Hai H.B., Phuc D.G., Lac L.D., et al.
Safety, Efficacy of an Accelerated Regimen
of Low Dose Recombinant Tissue-type

Plasminogen Activator for Reperfusion Therapy
of Acute Pulmonary Embolism. Clinical and
Applied Thrombosis/Hemostasis 2021.Volume
27: 1-5. DOI: 10.1177/10760296211037920.

Summary
CLINICAL SYMPTOMS AND MORTALITY IN PATIENTS WITH
ACUTE PULMONARY EMBOLISM:
A MULTICENTER STUDY IN VIETNAM
Acute pulmonary embolism is a common emergency with a high mortality and disability rate, if the
diagnosis was not made promptly. The objective of this study was to determine the one month mortality
rate and describe the clinical symptoms of acute pulmonary embolism. This was a retrospective
descriptive study. Acute pulmonary embolism was defined as the first clinical presentation within 14

days and the presence of thrombus in the pulmonary artery on computed tomography pulmonary
angiography. The study has collected 159 patients, with an average age of 58.6 ± 18, 54.1% female.
The most common clinical symptoms of acute pulmonary embolism were shortness of breath
(85.5%), chest pain (59.1%), especially 46/159 (28.9%) with shock. After 1 month of follow-up, allcause mortality was 11.6 %, and acute pulmonary embolism was 3.4%.
Keywords: Acute pulmonary embolism, Pulmonary infarction, clinical symptoms, Vietnam.

TCNCYH 156 (8) - 2022

119



×