Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến mức độ thực hiện kiểm toán nội bộ dựa trên rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.35 KB, 13 trang )

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến mức độ
thực hiện kiểm toán nội bộ dựa trên rủi ro tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nguyễn Hồng Yến - Phạm Hồng Linh
Học viện Ngân hàng
Ngày nhận: 05/09/2022

Ngày nhận bản sửa: 15/09/2022

Ngày duyệt đăng: 19/09/2022

Tóm tắt: Trong khoảng hai mươi năm trở lại đây, việc cải tiến hệ thống quản

lý rủi ro, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại
(NHTM) Việt Nam ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Việc thực hiện kiểm
toán nội bộ dựa trên rủi ro đã được nhiều hiệp hội và tổ chức nghề nghiệp
kiểm toán quốc tế đưa ra, nhưng cho đến nay việc triển khai tại Việt Nam nói
chung các ngân hàng thương mại nói riêng cịn rất chậm chạp. Mong muốn

Research on factors affecting the level of applying risk-based internal auditing in Vietnamese
commercial banks
Abtract: In the past twenty years, the improvement of risk management, internal control and internal audit
in Vietnamese commercial banks has been increasingly focused. The risk-based internal audit has been
launched by a range of international professional associations and organizations of auditors, but so far, the
implementation in the Vietnamese market, in general, and in commercial banks, in particular, is still limited.
The desire to find out the factors affecting the level of applying risk-based internal audit in Vietnamese
commercial banks motivated the authors to conduct this study. The paper has combined both secondary
data from the banks’ annual reports and primary data from the survey into one research model. Regression
analysis with Tobit shows that aspects of Risk Management, Size and complexity in structure, Corporate
Governance and Competence of Internal Auditors impact on the level of implementing risk-based internal
audit in Vietnamese commercial banks. Specifically, the risk management capacity, the complexity in


structure, the proportion of non-executive board members, the bank with a foreign bank as strategic
shareholder, and the competence of the internal auditors positively impact on whereas the level of risk, the
size of the bank, banks with a dominant share by the state and the board size negatively influence on the level
of implementing risk-based internal auditing.
Keywords: Risk-based internal audit, commercial banks.
Nguyen, Hong Yen
Email:
Pham, Hong Linh
Email:
Organization of all: Banking Academy of Vietnam

© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X

1

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 244- Tháng 9. 2022


Nghiên cứu các yếu tố tác động đến mức độ thực hiện kiểm toán nội bộ dựa trên rủi ro tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam

tìm ra những yếu tố có khả năng tác động đến mức độ áp dụng Kiểm toán nội
bộ dựa trên rủi ro (Risk-based Internal Audit- RBIA) tại các NHTM là động lực
thúc đẩy nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này. Bài viết đã kết hợp cả số liệu
thứ cấp từ báo cáo thường niên và số liệu sơ cấp từ khảo sát vào một mơ hình
nghiên cứu. Phân tích mơ hình hồi quy Tobit cho thấy các khía cạnh về Quản
lý rủi ro, Quy mô và mức độ phức tạp trong cấu trúc, Quản trị cơng ty và Năng
lực của Kiểm tốn viên nội bộ đều có tác động đến mức độ sử dụng RBIA tại

các NHTM Việt Nam. Cụ thể, năng lực quản lý rủi ro, mức độ phức tạp trong
cấu trúc, tỷ lệ ủy viên hội đồng quản trị không tham gia điều hành, ngân hàng
có cổ đơng chiến lược là ngân hàng nước ngồi và năng lực của kiểm tốn
viên nội bộ có tác động cùng chiều, trong khi mức độ rủi ro, quy mô của ngân
hàng, các ngân hàng có nhà nước chiếm cổ phần chi phối và quy mơ hội đồng
quản trị lại có ảnh hưởng ngược chiều đến mức độ áp dụng Kiểm toán nội bộ
dựa trên rủi ro
Từ khóa: Kiểm tốn nội bộ dựa trên rủi ro, ngân hàng thương mại

1. Giới thiệu
Ý tưởng và khái niệm kiểm toán nội bộ
(KTNB) định hướng theo rủi ro trước tiên
được đưa ra bởi Viện Kiểm toán nội bộ
Hoa Kỳ (IIA) vào năm 1999. Theo đó, IIA
định nghĩa: Kiểm toán nội bộ dựa trên rủi
ro (Risk-based Internal Audit- RBIA) là
một phương pháp liên kết KTNB với khuôn
khổ quản lý rủi ro tổng thể của tổ chức;
cho phép KTNB cung cấp sự đảm bảo cho
hội đồng quản trị rằng các quy trình quản
lý rủi ro đang quản lý rủi ro một cách hiệu
quả, trong phạm vi khẩu vị rủi ro của tổ
chức. Từ khái niệm nền tảng của IIA, một
số nghiên cứu cũng đã đề cập đến khái
niệm RBIA trong các nghiên cứu của mình
với các cách phát biểu khác nhau nhưng
tựu chung lại đều thống nhất: RBIA là một
phương pháp mà KTNB sử dụng để đảm
bảo rằng các rủi ro đang được quản lý theo
khẩu vị rủi ro của tổ chức, nói cách khác,

các quy trình quản lý các rủi ro ở mức độ
được Hội đồng quản trị coi là chấp nhận
được. Thực hiện RBIA có nghĩa là chức
năng KTNB hoạt động theo cách củng cố

2

trách nhiệm quản lý rủi ro, và do đó góp
phần vào văn hóa quản lý rủi ro mạnh mẽ
hơn trong tổ chức chứ không phải KTNB
thực hiện quản lý rủi ro.
Chính vì những lợi ích mà RBIA đem lại
với tổ chức mà có rất nhiều nghiên cứu đã
được thực hiện nhằm đánh giá những nhân
tố tác động đến việc sử dụng RBIA tại các
tổ chức kinh tế nói chung, các ngân hàng
nói riêng nhằm tìm ra những giải pháp
thích hợp cho việc ứng dụng RBIA vào
hoạt động KTNB tại đơn vị. Các nghiên
cứu có thể kể đến bao gồm: Nghiên cứu
của Nuno (2010) đã phân tích các yếu tố cụ
thể của cơng ty liên quan đến việc áp dụng
RBIA. Kết quả được rút ra từ một cuộc
khảo sát bằng bảng hỏi vào năm 2006 với
96 trưởng KTNB là thành viên của Viện
KTNB Bồ Đào Nha. Nghiên cứu đã chỉ ra
có một mối liên hệ chặt chẽ (nhưng ý nghĩa
thống kê không đáng kể) giữa lập kế hoạch
kiểm toán hàng năm dựa trên rủi ro và các
đơn vị tư nhân, trong lĩnh vực tài chính và

quy mơ lớn. Khi lập kế hoạch kiểm tốn,
việc áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên
rủi ro có tương quan thuận với quy mơ đơn

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 244- Tháng 9. 2022


NGUYỄN HỒNG YẾN - PHẠM HỒNG LINH

vị và KTNB chủ động hơn trong việc thực
hiện quản lý rủi ro doanh nghiệp trong các
tổ chức nhỏ hơn và quan trọng hơn trong
ngành tài chính và khu vực tư nhân. Philip
(2014) đã nghiên cứu việc áp dụng RBIA
ở Ghana, các yếu tố ảnh hưởng đến việc
áp dụng hoặc không áp dụng RBIA giữa
các cơng ty ở Ghana. Sự tham gia của kiểm
tốn viên (KTV) nội bộ trong việc đánh giá
rủi ro cũng được đánh giá trong bối cảnh
quản lý rủi ro doanh nghiệp. Theo quan sát,
phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro đối với
KTNB được sử dụng rộng rãi trong các công
ty thuộc Câu lạc bộ 100 của Ghana, đặc biệt
là các cơng ty tài chính, viễn thơng và sản
xuất. Nghiên cứu một lần nữa phát hiện ra
rằng, có sự tham gia của KTNB trong quản lý
rủi ro, chuyển sang việc sử dụng các phương
pháp tiếp cận dựa trên rủi ro trong việc lập
kế hoạch kiểm tốn hàng năm. Ngồi ra,
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các quy định

không phải là động lực thúc đẩy việc áp
dụng RBIA ở Ghana. Yếu tố chính thúc đẩy
việc áp dụng RBIA là nó đã giúp các tổ chức
này tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên rủi ro
cao. Philiph & Solomon (2017) cũng nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
RBIA tại Tổ chức nghiên cứu chăn nuôi và
nông nghiệp Kenya (Kalro) ở Nairobi và đã
xác định cơ sở hạ tầng công nghệ thơng tin
(CNTT) có mối quan hệ tích cực với việc áp
dụng RBIA. Nghiên cứu khuyến nghị rằng
hội đồng quản trị (HĐQT) nên đưa ra các
chính sách nhằm mục đích tăng cường áp
dụng RBIA trong đó chú trọng vào việc tăng
cường cơ sở hạ tầng CNTT trong tổ chức.
Hafizah (2017) lại nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến việc thực hiện RBIA tại
các công ty công niêm yết của Malaysia.
Với phương pháp nghiên cứu định lượng
trên cơ sở khảo sát, dữ liệu thu được từ 117
trưởng KTNB đã được thu thập và phân
tích. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng
ủy ban kiểm toán và hệ thống quản lý rủi

ro có tác động tích cực và đáng kể đến việc
thực hiện RBIA. Quan trọng nhất, kết quả
cho thấy tầm quan trọng của dữ liệu đầu
vào của Ủy ban kiểm toán và mối quan tâm
trong việc xem xét các hoạt động KTNB.
Về mặt thực nghiệm, các phát hiện cũng

cho thấy một mơi trường quản trị rủi ro
chính thống sẽ thúc đẩy sự tồn tại của văn
hóa nhận thức rủi ro mạnh mẽ và từ đó tạo
nền tảng vững chắc cho KTNB để thực
hiện kiểm toán dựa trên rủi ro. Tuy nhiên,
kinh nghiệm KTNB, quy mơ của KTNB,
trình độ của Ủy ban kiểm tốn và hệ thống
kiểm sốt nội bộ khơng được coi là yếu tố
dự báo đáng kể về sự hiện diện của RBIA.
Erlina & Iskandar (2018) sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng dựa trên bảng
khảo sát các nhân tố tác động đến việc áp
dụng RBIA đã cho thấy việc thực hiện
thành công RBIA được xác định bởi một số
yếu tố như vai trò của KTV nội bộ, cam kết
của nhà quản lý cấp cao và trình độ năng
lực chuyên mơn.
Điển hình nhất có thể kể đến là nghiên
cứu của Yung-Ming Shiu and Mei-Lan Yeh
(2008) tìm hiểu các yếu tố tác động tới
mong muốn áp dụng KTNB định hướng
theo rủi ro của các Ngân hàng Đài Loan. Sử
dụng dữ liệu từ một cuộc khảo sát của các
ngân hàng trong nước cùng với thông tin từ
các báo cáo thường niên của các ngân hàng
này, nghiên cứu này đã nhận thấy mức độ
ứng dụng RBIA của các ngân hàng có liên
quan đến việc minh bạch hố thơng tin về
tài chính, tn thủ và an tồn, sự phát triển
của cơng nghệ, quy trình nội bộ về quản trị

sự thay đổi và quản lý rủi ro; sự tồn tại của
một ủy ban quản lý rủi ro; tỉ lệ của nợ quá
hạn; quy mô và mức độ phức tạp của hoạt
động ngân hàng; mức độ độc lập của thành
viên HĐQT; mức độ cổ phần được tổ chức
bởi tổ chức cổ đông và năng lực của KTV
nội bộ.
Tại Việt Nam, phương pháp KTNB định

Số 244- Tháng 9. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

3


Nghiên cứu các yếu tố tác động đến mức độ thực hiện kiểm toán nội bộ dựa trên rủi ro tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam

hướng theo rủi ro đã được yêu cầu thực
hiện trong Thông tư 13/2018/TT-NHNN
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN). Tuy nhiên, thực tế thực hiện thì
vẫn cịn sự khác biệt giữa các ngân hàng,
mức độ và khả năng áp dụng phương pháp
này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau. Trong khi đó, cho tới nay, chưa có
nghiên cứu định lượng nào về vấn đề này
được công bố. Do vậy, nhằm đo lường
nhân tố tác động đến mức độ ứng dụng
RBIA tại các NHTM Việt Nam, nhóm tác
giả đã thực hiện nghiên cứu này trên cơ sở

phát triển và điều chỉnh lại mơ hình nghiên
cứu của Yung-Ming Shiu and Mei-Lan Yeh
(2008) cho phù hợp với trường hợp của
Việt Nam.
2. Mơ hình nghiên cứu
Mơ hình nghiên cứu đã được phát triển với
các biến phụ thuộc và độc lập như sau:
2.1. Biến phụ thuộc
Do một số ngân hàng còn đang hiểu chưa
đầy đủ về khái niệm RBIA, từ đó, đánh giá
khơng chính xác mức độ thực hiện, biến
phụ thuộc của mơ hình được đánh giá dựa
trên bảng câu hỏi khảo sát các ngân hàng.
Bảng khảo sát gồm các câu hỏi liên quan
đến việc thực hiện RBIA trên các mặt: hệ
thống quản lý rủi ro, quy định về hoạt động
KTNB và việc thực hiện KTNB. Cụ thể,
tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi để khảo
sát tại các ngân hàng, các câu hỏi chủ yếu
ở dạng được chọn nhiều đáp án, sau đó sẽ
được quy đổi đều để điểm dao động trong
khoảng 0-5 cho mỗi tiêu chí. Điểm của mỗi
tiêu chí sẽ được cộng lại và tiếp tục được
quy đổi đều trên thang điểm tối đa 100.
2.2. Biến độc lập

4

2.2.1. Quản lý rủi ro 
Sự tách biệt giữa quyền sở hữu với chức

năng quản lý cùng với tình trạng bất cân
xứng thông tin dẫn đến khả năng xảy ra
xung đột giữa người ủy nhiệm- người thừa
hành (Haniffa và Hudaib, 2006), đồng thời
cũng gây ra rủi ro cho các bên liên quan
trong tổ chức (quản lý, cổ đông, chủ nợ...)
(Spira và Page, 2003).  Những xung đột
về vấn đề ủy quyền, chi phí ủy quyền và
rủi ro hiện được quản lý và là một phần
trong khung quản trị công ty thơng qua
các cơ chế về trách nhiệm giải trình, chẳng
hạn như kiểm soát và KTNB (Haniffa và
Hudaib, 2006; Spira và Page, 2003).  Các
bên liên quan thường cạnh tranh để tham
gia vào quản trị cơng ty nhằm tìm kiếm
quyền lực trong tổ chức bằng cách khẳng
định quan niệm của riêng họ về rủi ro và
cách thức quản lý rủi ro, từ đó, tập trung
vào quản lý rủi ro đã trở thành trọng tâm
của cuộc cạnh tranh này vì nó xác định
rõ trách nhiệm của ban lãnh đạo tổ chức
(Spira và Page, 2003).  Điều này phù hợp
với lập luận của Hay và Knechels (2004)
rằng nhu cầu kiểm toán là một hàm tập hợp
các rủi ro mà các bên liên quan khác nhau
trong một tổ chức phải đối mặt và tập hợp
các cơ chế kiểm sốt sẵn có để giảm thiểu
những rủi ro đó. Do đó, định hướng quản lý
rủi ro của KTNB đã giúp chức năng kiểm
tốn tăng uy tín trong tồn doanh nghiệp

và được ban lãnh đạo chấp nhận nhiều hơn
(Beumer, 2006). Từ các lập luận trên, giả
thuyết sau được đề xuất:
H1: Việc sử dụng RBIA có quan hệ cùng
chiều với mức độ rủi ro mà các bên liên
quan đối mặt.
Để đánh giá khía cạnh quản lý rủi ro, do
mức độ cơng bố thông tin về rủi ro cũng
như thực hành quản lý rủi ro của các
NHTM Việt Nam nhìn chung cịn ít và
khơng có sự khác biệt đáng kể, nghiên cứu
đánh giá thơng qua thống kê về tiến độ

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 244- Tháng 9. 2022


NGUYỄN HỒNG YẾN - PHẠM HỒNG LINH

thực hiện Basel 2 mà các ngân hàng cơng
bố chính thức trên các Báo cáo thường niên
hoặc trên website chính thức. Điểm mức độ
thực hiện Basel 2 được tính tốn với giả
định các ngân hàng càng hồn thiện Basel
thì năng lực quản lý rủi ro cũng như mức
độ sẵn sàng công bố thông tin càng cao.
Cụ thể, mức điểm cho quản lý rủi ro của
các ngân hàng được chấm điểm ban đầu từ
0-6 tương ứng với các mức độ: chưa triển
khai, triển khai trụ cột 1, hoàn thiện trụ cột
1, triển khai trụ cột 2, hoàn thiện trụ cột

2, triển khai trụ cột 3, hồn thiện trụ cột 3
sau đó quy đổi lại theo thang điểm tối đa
là 5. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu cũng sẽ được
xem xét để đánh giá mức độ rủi ro của ngân
hàng.
2.2.2. Quy mô và sự phức tạp trong cấu
trúc hoạt động của ngân hàng 
Khi các tổ chức ngày càng phát triển về quy
mô và mức độ phức tạp trong cấu trúc, việc
quản lý rủi ro hiệu quả ngày càng trở nên
khó khăn (Fraser và Henry, 2007).  Nhiều
nghiên cứu trước đây chỉ ra nhu cầu
KTNB liên quan đến chi phí so với lợi ích
từ việc thực hiện giám sát (Carcello  và
cộng sự, 2005; Goodwin-Stewart và Kent,
2006).  Carcello  và cộng sự  (2005) khẳng
định rằng sự phức tạp của tổ chức tăng lên
sẽ dẫn đến rủi ro lớn hơn và các công ty đối
mặt với rủi ro cao hơn sẽ tăng cường giám
sát tổ chức của mình. Ngồi ra, từ góc độ
chi phí giao dịch, các doanh nghiệp lớn hơn
có cơ hội đạt được lợi thế theo quy mô từ
việc đầu tư vào chi phí cố định về KTNB
(Carey  và cộng sự,  2000; Carey  và cộng
sự, 2006). Từ luận điểm này, các giả thuyết
sau được đề xuất:
H2a: Việc sử dụng RBIA có quan hệ cùng
chiều với quy mô của ngân hàng.
H2b: Việc sử dụng RBIA gắn liền với sự
phức tạp trong cấu trúc hoạt động của

ngân hàng.

Trong đó, quy mơ của ngân hàng được tính
bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản. Mức
độ phức tạp về cấu trúc hoạt động được
đánh giá thông qua hai biến: tổng số lượng
chi nhánh/phòng giao dịch và biến nhị phân
nhận giá trị 1 tương ứng với ngân hàng có
hoạt động kinh doanh ở nước ngồi và 0
cho tình huống ngược lại.
2.2.3. Quản trị cơng ty
IIA (2005), khi trình báo cáo gửi đến
Nhóm rà sốt Turnbull, đã u cầu rằng
các HĐQT phải chịu trách nhiệm xác định
những rủi ro có thể chấp nhận được và quản
lý chúng. Các thành viên HĐQT phải chịu
trách nhiệm cuối cùng về quản lý rủi ro và
KTNB và họ cần sự đảm bảo rằng các rủi ro
trong toàn tổ chức đã được xác định, đánh
giá và quản lý (Fraser và Henry, 2007). Do
đó, định hướng dựa trên rủi ro sẽ là một
thành phần quan trọng để KTNB đảm
bảo được yêu cầu của HĐQT. Haniffa và
Hudaib (2006) chỉ ra rằng quy mô HĐQT
ảnh hưởng đến mức độ giám sát và kiểm
sốt. Nhằm hỗ trợ HĐQT quy mơ nhỏ có thể
hoạt động hiệu quả hơn trong việc giám sát
hoạt động của tổ chức, RBIA được kỳ vọng
được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, vì các
HĐQT lớn hơn dường như mang tính hình

thức hơn là một phần của quá trình quản
lý (Hermalin và Weisbach, 1998; Haniffa
và Hudaib, 2006; Chen, 2003), các HĐQT
lớn vẫn có thể yêu cầu hoạt động KTNB
bộ định hướng rủi ro nhiều hơn, như một
cơ chế thay thế. Từ lý luận này, nghiên cứu
thực hiện kiểm tra xem việc sử dụng RBIA
có liên quan đến quy mơ HĐQT hay khơng,
nhưng khơng dự đốn trước chiều hướng.
Giả thuyết nghiên cứu trở thành:
H3a: Việc sử dụng RBIA có liên quan đáng
kể đến quy mơ HĐQT. Trong đó, quy mơ
HĐQT được đo bằng số lượng thành viên
HĐQT.
Trong ngành ngân hàng, vấn đề bất cân

Số 244- Tháng 9. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

5


Nghiên cứu các yếu tố tác động đến mức độ thực hiện kiểm toán nội bộ dựa trên rủi ro tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam

xứng thông tin tương đối cao hơn đối với
các bên liên quan ở ngoài ngân hàng, bao
gồm cả các nhà đầu tư tổ chức vì họ có
rất ít quyền kiểm sốt đối với các nhà quản
lý ngân hàng (Zeckhauser và Pound, 1990;
Ross, 1989).  Trong khi đó, Pound (1988)

và Cebenoyan và cộng sự (1999) gợi ý rằng
do các điều khoản hợp đồng quy định các
loại hình đầu tư mà các nhà đầu tư tổ chức
phải nắm giữ, họ có ít khả năng đa dạng
hóa rủi ro hơn và có nhiều động lực hơn
để giám sát các khoản đầu tư riêng lẻ. Tại
Việt Nam, nhiều ngân hàng có xu hướng
tìm các đối tác chiến lược là các ngân hàng
nước ngồi để có thể được chia sẻ các kinh
nghiệm quản lý hiện đại. Từ các lập luận
này, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết:
H3b: Mức độ sử dụng RBIA có liên quan
đến việc ngân hàng có cổ đơng chiến lược
là ngân hàng nước ngồi.
KTNB đóng một vai trị quan trọng trong
quản trị tổ chức bằng cách giám sát rủi ro
tổ chức và đánh giá các kiểm soát (IIARF,
2003).  Nghiên cứu trước đây cho rằng
KTNB là một cơ chế thay thế cho việc giám
sát của các ủy viên HĐQT (Anderson  và
cộng sự,  1993). Tuy nhiên, GoodwinStewart và Kent (2006) cho rằng do vấn đề
bất cân xứng thông tin tồn tại giữa các ủy
viên HĐQT tham gia điều hành và các ủy
viên khơng điều hành, KTNB có nhiều khả
năng là cơ chế bổ sung cho các cơ chế quản
trị công ty khác. Vì các ủy viên HĐQT độc
lập khơng tham gia hoạt động kinh doanh
hàng ngày, họ có thể khơng có đủ thơng
tin, hơn nữa, họ cũng có thể lo ngại về trách
nhiệm cá nhân của họ nếu ban quản lý có

hành vi gian lận hoặc xảy ra một số vụ bê
bối khác có liên quan đến tổ chức (tức là
rủi ro danh tiếng) (Knechel và Willekens,
2006).  Từ đó, định hướng dựa trên rủi ro
của KTNB sẽ là một thành phần quan trọng
để hạn chế các vấn đề đó.  Thảo luận này
được phản ánh trong giả thuyết:

6

H3c: Việc sử dụng RBIA có quan hệ cùng
chiều với tỷ lệ thành viên không tham gia
điều hành trong HĐQT.
2.2.4. Năng lực của kiểm toán viên nội bộ
Chuẩn mực 1210 của IIA về trình độ KTV
nội bộ yêu cầu KTV nội bộ phải có kiến​​
thức, kỹ năng và năng lực khác cần thiết
để thực hiện trách nhiệm của họ (IIA,
2017; Mihret và Yismaw, 2007). KTV
nội bộ là người cung cấp các đánh giá độc
lập quan trọng về hệ thống quản lý rủi ro
và kiểm soát nội bộ (chức năng đảm bảo)
của tổ chức, cũng như kết hợp để hỗ trợ
bộ phận quản lý theo định hướng thực
hành hơn (chức năng tư vấn) (Sarens và
De Beelde, 2006). Sau Turnbull (1999) và
Tuyên bố Vị trí (Position Statement) của
IIA (2004), KTV nội bộ được kỳ vọng sẽ
ngày càng trở nên nổi bật trong hệ thống
quản lý rủi ro doanh nghiệp (Enterprise

Risk Managemetn-ERM) nhưng mối quan
tâm đã được diễn tả theo hướng chuyên gia
(Fraser và Henry, 2007). Vai trò mới này
đã hướng các KTV nội bộ trở thành các
chuyên gia nội bộ hiểu biết sâu sắc về rủi
ro với các năng lực khác nhau, bao gồm các
kỹ năng chun mơn cần thiết (ví dụ như
quản lý rủi ro và thiết kế hệ thống), chun
mơn hóa theo ngành vì các yếu tố đặc thù
của ngành ảnh hưởng đến khẩu vị rủi ro
của doanh nghiệp và chuyên môn về công
nghệ (Spira và Page, 2003; Spekle và cộng
sự, 2007; Carey và cộng sự, 2006; Fraser
và Henry, 2007). Tuy nhiên, một số KTV
nội bộ có thể thiếu các năng lực này và có
khả năng dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng tiềm tàng. Lý do là chức năng KTNB
đã được giao vai trò nổi bật trong việc đánh
giá tính phù hợp của quản lý rủi ro nhưng
thiếu chuyên môn cần thiết sẽ biến nó thành
một mắt xích yếu trong “chuỗi” quản lý rủi
ro (Fraser và Henry, 2007).
Trong thập kỷ qua, chi phí tìm kiếm, tuyển

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 244- Tháng 9. 2022


NGUYỄN HỒNG YẾN - PHẠM HỒNG LINH

dụng và giữ chân nhân viên có trình độ phù

hợp ngày càng trở nên khó khăn và tốn
kém hơn (Martin và cộng sự, 2000). Theo
quan điểm chi phí- lợi ích, người ủy quyền/
người đại diện kinh tế của tổ chức tìm cách
áp dụng cơ cấu quản trị phù hợp với nhu
cầu kiểm soát của họ theo cách hiệu quả về
chi phí, do đó, họ có thể xem xét những lợi
ích và hạn chế của việc áp dụng RBIA khi
KTV nội bộ thiếu năng lực cần thiết.  Do
đó, xu hướng sử dụng RBIA của các ngân
hàng sẽ cao hơn khi các kiểm tốn viên nội
bộ có năng lực trong lĩnh vực này. Dựa trên
thảo luận này, giả thuyết sau được đưa ra:
H4: Việc sử dụng RBIA gắn liền với năng
lực của KTV nội bộ. 
Năng lực của KTV nội bộ bao gồm kiến
thức, kỹ năng và các năng lực khác cần thiết
để thực hiện trách nhiệm được giao. Các
khía cạnh có thể được xem xét bao gồm:
hiểu biết về hệ thống quản lý rủi ro, khung

quản lý rủi ro, năng lực cơng nghệ thơng
tin… Xét về góc độ chi phí-lợi ích, chủ sở
hữu và nhà quản lý sẽ cân nhắc những lợi
ích và chi phí của việc áp dụng RBIA để
lựa chọn áp dụng sao cho phù hợp với năng
lực của đội ngũ KTV nội bộ. Do đó, khả
năng sử dụng RBIA của các ngân hàng sẽ
cao hơn khi các KTV nội bộ có năng lực
trong lĩnh vực này. Năng lực của KTV nội

bộ được đánh giá thơng qua bình phương
các tỷ lệ: KTV có chứng chỉ quốc tế về
kiểm tốn, KTV có chứng chỉ quốc tế về
quản lý rủi ro, KTV có bằng cấp, chứng chỉ
chun sâu về cơng nghệ thơng tin, KTV
đã được tham gia ít nhất 1 khoá đào tạo
về Quản trị rủi ro doanh nghiệp và KTV
đã được tham gia ít nhất 1 khố đào tạo về
khung quản lý rủi ro của Basel.
2.3. Mơ hình hồi quy và phương pháp
nghiên cứu

Bảng 1. Tổng hợp các biến đưa vào mơ hình
Tên biến

Cách đo lường

Nguồn dữ liệu

Dấu kỳ
vọng

Biến phụ thuộc- mức độ áp dụng kiểm toán nội bộ dựa trên rủi ro (RBIA)
RBIA

Được chấm điểm dựa trên thông tin khảo sát

Khảo sát

Đặc điểm ngân hàng (BANKSPECIFIC)

BASEL

Tiến độ thực hiện Basel 2

Thống kê từ BCTN các NH

+

NPL (Mức độ rủi ro) Nợ xấu/tổng dư nợ

Báo cáo tài chính

+

LnTA (Quy mơ)

Báo cáo tài chính

+

BRANCH

BOD
F
NONEXD
TC

Báo cáo thường niên/
website
Bằng 1 nếu là NH có cơ sở giao dịch ở nước Báo cáo thường niên/

ngồi và bằng 0 cho trường hợp cịn lại.
website
nhà Bằng 1 nếu là NH có trên 50% vốn Nhà nước và
Tác giả tính
bằng 0 cho trường hợp cịn lại
Tổng số lượng chi nhánh/PGD

FORBNH
S (Sở
nước)

Loga tự nhiên của Tổng tài sản

hữu

+
+
+/-

Số lượng Ủy viên HĐQT

Báo cáo thường niên

Bằng 1 nếu là NH có cổ đơng chiến lược là NH
nước ngồi và bằng 0 cho trường hợp còn lại.
Tỷ lệ Ủy viên không tham gia điều hành/Tổng số
Ủy viên HĐQT
Dựa trên các tỷ lệ KTV nội bộ có bằng cấp/ chứng
chỉ hoặc tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu
về KTNB, QLRR, CNTT


Báo cáo thường niên/
website

+/+

Báo cáo thường niên

+

Khảo sát

+

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Số 244- Tháng 9. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

7


Nghiên cứu các yếu tố tác động đến mức độ thực hiện kiểm toán nội bộ dựa trên rủi ro tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam

2.3.1. Mơ hình hồi quy
Dựa theo các biến được lựa chọn, mơ hình
nghiên cứu là phương trình hồi quy có dạng
như sau:
RBIA = α + ∑βhRMh + ∑γkSCk + ∑δm CGm
+ ∑θTC + ϵ

Trong đó, RBIA là mức độ áp dụng RBIA
của ngân hàng, RM, SC, CG, TC lần lượt
đại diện cho các nhóm yếu tố về Quản lý
rủi ro, Quy mô và sự phức tạp trong cấu
trúc, Quản trị công ty, Năng lực của KTV
nội bộ và h, k, m là số lượng biến trong
từng nhóm yếu tố. Cách tính tốn, nguồn
dữ liệu cũng như kỳ vọng dấu cho từng
biến độc lập được tóm tắt lại ở Bảng 1.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng thông qua phân tích mơ hình
hồi quy Tobit (cịn được gọi là mơ hình
hồi quy bị kiểm duyệt- censored regression
model), được thiết kế để ước tính mối quan
hệ tuyến tính giữa các biến khi biến phụ
thuộc bị kiểm duyệt.

Dữ liệu dùng trong nghiên cứu được kết hợp
sử dụng số liệu sơ cấp (khảo sát) và các số
liệu thứ cấp do các ngân hàng cơng bố. Cụ
thể, khảo sát được nhóm nghiên cứu thực
hiện từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 6/2022
dùng để đánh giá các khía cạnh: việc thực
hiện RBIA và năng lực của KTV nội bộ.
Đối tượng khảo sát là nhân viên và lãnh đạo
bộ phận KTNB và một số cán bộ quản lý
cấp cao tại các ngân hàng Việt Nam. Các
số liệu cịn lại bao gồm thơng tin liên quan
đến cơ cấu quản trị công ty và một số biến

đại diện cho các đặc điểm tài chính của ngân
hàng như quy mơ hay mức độ rủi ro được
trích xuất từ Báo cáo thường niên từ năm
2019- 2021 của các ngân hàng. Các dữ liệu
thu thập được xử lý, phân tích, đánh giá với
sự hỗ trợ của phần mềm Stata 15.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Các phiếu khảo sát được gửi tới các đối

Bảng 2. Thống kê mô tả các biến sử dụng để ước lượng
Bình quân

Trung vị

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Độ lệch chuẩn

Số lượng

Biến phụ thuộc
RBIA

75,45

79,16667


36,66667

96,66667

14,99031

25

BASEL

3,733333

4,166667

0

5

1,341986

25

NPL

1,7048

1,65

0,63


4,94

0,9991168

25

LnTA

12,38229

12,26275

10,11087

14,38179

1,120276

25

BRANCH

285,52

167

58

1129


278,8747

25

FORBNH

0,24

0

0

1

0,4358899

25

S

0,12

0

0

1

0,3316625


25

BOD

7,28

7

5

11

1,720465

25

F

0,36

0

0

1

0,4898979

25


NONEXD

0,856443

0,875

0,6

1

0,1251656

25

TC

0,3035428

0,3434783

0,025

0,6714286

0,2160288

25

Biến độc lập


Nguồn: Tác giả tính bằng phần mềm Stata 15

8

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 244- Tháng 9. 2022


NGUYỄN HỒNG YẾN - PHẠM HỒNG LINH

Bảng 3. Kết quả mơ hình hồi quy (tobit)
Biến độc lập

Hệ số

S.E

t

P > |t|

BASEL

2,490553

0,3292502

7,56

0,000


NPL

-11,45898

0,5761819

-19,89

0,000

LnTA

-15,41436

0,6264053

-24,61

0,000

BRANCH

,0464557

0,0037299

12,45

0,000


FORBNH

8,218619

1,5742

5,22

0,000

S

-27,55599

2,504149

-11,00

0,000

BOD

-4,944991

0,2824925

-17,50

0,000


F

25,86207

1,050857

24,61

0,000

NONEXD

29,6775

3,604759

8,23

0,000

TC

22,74775

2,282209

9,97

0,000


Intercept

258,9897

7,799015

33,21

0,000

LR chi2 (10)
Prob
Pseudo R2
N

107,47
0,0000
0,5235
25
Nguồn: Tác giả tính bằng phần mềm Stata 15

tượng khảo sát (nhân viên hoặc lãnh đạo
bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc một số cán
bộ quản lý cấp cao tại các ngân hàng dựa
theo mối quan hệ của nhóm nghiên cứu)
qua email, đối tượng là 31 NHTM cổ phần
Việt Nam. Kết quả thu về được 29 phiếu
trả lời từ 29 ngân hàng. Nhóm tiến hành
rà sốt các phiếu trả lời, loại bỏ các phiếu
trả lời có khả năng là đánh giá không hợp

lệ và phiếu trả lời của ngân hàng gần đây
khơng cơng bố báo cáo tài chính còn lại
25 phiếu trả lời hợp lệ được sử dụng cho
nghiên cứu chính. Số lượng quan sát ít so
với số quan sát cần thiết để chạy mơ hình
định lượng, tuy nhiên, số quan sát này đã
chiếm 80,65% số NHTM cổ phần của Việt
Nam. Bảng 2 tóm tắt các thống kê mơ tả
của các biến dùng để ước lượng cho mơ
hình. Có thể thấy là ngồi các biến rời rạc
ra thì các biến liên tục có số trung bình và
trung vị gần bằng nhau cho thấy phần lớn
các biến có phân phối chuẩn, thích hợp để
thực hiện ước lượng hồi quy.

3.2. Kết quả mơ hình định lượng
Kết quả mơ hình hồi quy được tóm tắt trong
Bảng 3. Về sự phù hợp của mơ hình, hệ số
LR chi2 = 107,47 tương ứng với prob rất
nhỏ cho thấy mơ hình hồi quy là phù hợp.
Khả năng giải thích của mơ hình nghiên
cứu là 52,35% (Pseudo R2 = 0,5235). Điều
này nghĩa là các biến độc lập giải thích
được 52,35% sự biến động của biến phụ
thuộc, cịn lại là do các biến ngồi mơ hình
và các sai số ngẫu nhiên.
Như vậy, theo kết quả ước lượng, mức độ
sử dụng RBIA của ngân hàng chịu tác động
của cả 4 khía cạnh là Quản lý rủi ro, Quy
mô và sự phức tạp trong cấu trúc hoạt động,

Quản trị công ty và Năng lực của KTV nội
bộ với ảnh hưởng của tất cả các biến độc
lập đã chọn đều có ý nghĩa thống kê rất tốt
(<1%). Ảnh hưởng của từng yếu tố cụ thể
như sau:
Với nhóm biến liên quan đến Quản lý rủi
ro, kết quả hồi quy cho thấy mức độ triển

Số 244- Tháng 9. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

9


Nghiên cứu các yếu tố tác động đến mức độ thực hiện kiểm toán nội bộ dựa trên rủi ro tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam

khai thực hiện và áp dụng Basel 2 của các
ngân hàng có tác động tích cực đến việc sẽ
ứng dụng RBIA. Điều này là phù hợp và
dễ hiểu vì thực hiện được Basel 2 nghĩa là
năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng
được cải thiện đáng kể, là điều kiện tiên
quyết để triển khai RBIA. Tuy nhiên, tỷ
lệ nợ xấu tác động ngược chiều đến RBIA
lại cho thấy các ngân hàng có mức độ rủi
ro cao lại đang tỏ ra chậm chạp trong việc
thực hiện RBIA cũng như cải tiến hoạt
động KTNB.
Với nhóm biến liên quan đến Quy mơ và
sự phức tạp trong cấu trúc hoạt động, kết

quả ước lượng chỉ ra ngân hàng quy mô lớn
lại đang chậm hơn các ngân hàng quy mơ
nhỏ trong việc triển khai RBIA. Điều này
có thể là do xu hướng thực hiện RBIA là tất
yếu và đã được yêu cầu thực hiện trong các
thông tư của NHNN liên quan đến hệ thống
kiểm soát nội bộ và KTNB của ngân hàng
thương mại (gần nhất là Thông tư 13/2018/
TT-NHNN), trong khi đó, các ngân hàng
quy mơ vừa và nhỏ có lợi thế là linh hoạt và
dễ chuyển mơ hình hoạt động hơn là những
ngân hàng có quy mơ lớn (Fiegenbaum và
Karnani, 1991). Trong khi đó, xét về mức độ
phức tạp trong hoạt động thì các ngân hàng
có tổ chức phức tạp với nhiều chi nhánh và
ngân hàng có hoạt động ở nước ngồi có
mức độ áp dụng RBIA cao hơn.
Về ảnh hưởng của nhóm biến liên quan đến
Quản trị cơng ty, số lượng Ủy viên HĐQT
có quan hệ ngược chiều trong khi tỷ lệ Ủy
viên HĐQT không tham gia điều hành lại
có quan hệ cùng chiều với mức độ áp dụng
RBIA. Ngồi ra, những ngân hàng có cổ
đơng chiến lược là tổ chức nước ngồi thực
sự có động lực lớn hơn trong việc triển
khai RBIA trong khi các ngân hàng mà nhà
nước chiếm cổ phần chi phối đang có tốc
độ triển khai RBIA tương đối chậm hơn.
Cuối cùng, năng lực của đội ngũ KTV nội
bộ là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng


10

thuận chiều đến mức độ áp dụng RBIA.
Điều này là tất yếu vì để thực hiện một
phương pháp tiếp cận mới và tổng quát như
RBIA địi hỏi KTV có kiến thức và hiểu
biết sâu sắc về hệ thống quản lý rủi ro, kiến
thức về kiểm tốn cũng như năng lực về
cơng nghệ thơng tin.
4. Kết luận và khuyến nghị chính sách
Với mục đích khám phá các yếu tố liên
quan đến việc áp dụng RBIA của các
NHTM Việt Nam, bài viết đã thiết lập một
mô hình nghiên cứu định lượng trên cơ sở
phát triển và điều chỉnh lại mơ hình nghiên
cứu của Yung-Ming Shiu and Mei-Lan Yeh
(2008) với kết quả ước lượng cho thấy các
khía cạnh về Quản lý rủi ro, Quy mô và sự
phức tạp trong hoạt động ngân hàng, Quản
trị công ty và Năng lực của Kiểm tốn viên
nội bộ đều có tác động đến mức độ sử dụng
RBIA tại các NHTM Việt Nam với mức ý
nghĩa kinh tế và thống kê cao.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn còn tồn
tại một số hạn chế. Đầu tiên là biến phụ
thuộc “mức độ áp dụng RBIA” là biến được
tổng hợp và quy đổi từ kết quả khảo sát mà
chất lượng phụ thuộc vào các đánh giá chủ
quan của KTV nội bộ tại mỗi ngân hàng

và kết quả nghiên cứu (mặc dù có ý nghĩa
cao) nhưng vẫn là tiêu chí dựa vào độ chính
xác của những câu trả lời khảo sát nên cũng
cần những nghiên cứu chuyên sâu hơn để
khẳng định chắc chắn hơn tính đáng tin cậy
của những quy đổi này. Thứ hai, số lượng
mẫu sử dụng trong nghiên cứu tương đối
nhỏ, tuy nhiên số mẫu (số ngân hàng) cũng
chiếm khoảng 80,65% các NHTMCP đang
hoạt động tại Việt Nam và đã bao phủ đầy
đủ các NH với loại hình sở hữu khác nhau,
quy mơ lớn, vừa, nhỏ (theo tổng tài sản)
khác nhau. Các nghiên cứu trong tương lai
có thể mở rộng mẫu hơn nữa hoặc nghiên
cứu trong nhiều giai đoạn hơn để kiểm tra

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 244- Tháng 9. 2022


NGUYỄN HỒNG YẾN - PHẠM HỒNG LINH

lại các giả thuyết.
Mặc dù cịn có những hạn chế nhất định
nhưng nghiên cứu cũng có những kết quả
khá tương đồng với các nghiên cứu cùng
mục tiêu trước đó, do vậy kết quả nghiên
cứu cũng là cơ sở tốt cho việc đưa ra những
khuyến nghị chính sách trong thời gian tới
cho việc thực hiện RBIA tại các NHTM
Việt Nam. Cụ thể:

- Quản trị rủi ro khơng chỉ là đối tượng
được kiểm tốn mà đối với KTNB định
hướng theo rủi ro thì nó cịn là điều kiện
tiên quyết cần phải có để có thể thực hiện
được phương pháp kiểm tốn hiện đại này.
Chính vì vậy, nâng cao năng lực quản trị rủi
ro của các NHTM Việt Nam là vô cùng cần
thiết. Quản trị rủi ro không nên chỉ dừng
lại ở việc xây dựng và ban hành quy chế về
quản trị các loại rủi ro theo yêu cầu mà việc
phổ biến, đào tạo sự hiểu biết về rủi ro và
quản trị rủi ro cho mọi cấp độ của tổ chức
là rất cần thiết. Ngân hàng cần thực hiện
các chương trình đào tạo về QLRR cho các
đối tượng từ Ban lãnh đạo, Khối QLRR và
các đơn vị thuộc tẩng bảo vệ thứ nhất để
tạo nền tảng nhận thức về QLRR đồng bộ
trên toàn hệ thống. Thực hiện truyền thơng
trên tồn hệ thống thường xun về các sự
kiện/ sự cố rủi ro hoạt động có thể xảy ra
tại NH hoặc bên ngoài, để nâng cao nhận
thức cho cán bộ nhân viên về bài học kinh
nghiệm/lỗi chốt kiểm soát. Để QLRR hiệu
quả cần phân định rõ ràng vai trò và trách
nhiệm của các bên có liên quan để cùng
phối hợp thực hiện. Với các NH chưa thực
hiện áp dụng được hồn tồn Basel 2 thì
cần tập trung mọi nguồn lực để lành mạnh
hố hoạt động của mình, xây dựng nền tảng
về tài chính, con người và cơng nghệ nhằm

tiến tới hoàn thiện từng cấu phần trụ cột
của Basel 2. Bên cạnh việc củng cố năng
lực quản trị rủi ro chung của tổ chức thì
ngân hàng cịn cần phải nỗ lực giảm thiểu
nợ xấu, lành mạnh hố hoạt động tín dụng

nhằm làm tiền đề cho sự sẵn sàng thực hiện
kiểm toán nội bộ định hướng theo rủi ro.
- Các ngân hàng cũng cần cân nhắc việc mở
rộng quy mô hoạt động, chỉ mở rộng khi
thực sự quản trị được rủi ro đi kèm. Ngược
lại, khi năng lực quản trị rủi ro mới chỉ vừa
đủ hoặc thậm chí ở những NH chưa đủ điều
kiện để đáp ứng Basel 2 hoặc mức độ đủ
vốn theo TT41/2016 thì cần vơ cùng thận
trọng, tập trung vào nâng cao chất lượng
hoạt động thay vì mở rộng quy mơ.
- Chuẩn hố cấu trúc quản trị doanh nghiệp
ngân hàng cũng là mục tiêu mà các ngân
hàng cần hướng tới nhằm tạo điều kiện
cho việc triển khai thực hiện RBIA. Hiệu
quả của KTNB phụ thuộc rất lớn vào sự
hỗ trợ của HĐQT và Ban điều hành, mối
quan hệ giữa tuyến bảo vệ thứ nhất, tuyến
bảo vệ thứ hai và KTNB. Do vậy, để nâng
cao hiệu quả của KTNB, vai trò/vị thế của
KTNB trong NHTM, chức năng KTNB
cần đã được các NHTM quy định cụ thể
trong Điều lệ Tổ chức và hoạt động. Bên
cạnh đó, các NHTM cũng cần ban hành

quy định về cơ chế phối hợp trong hoạt
động KTNB với HĐQT, Ban điều hành và
các đơn vị đặc biệt là việc tiếp cận và đánh
giá rủi ro cũng như hoạt động quản trị rủi
ro của ngân hàng.
- Cuối cùng nhưng có thể nói là điều kiện
tiên quyết để thực hiện được KTNB định
hướng theo rủi ro đó là nâng cao năng lực
của đội ngũ KTV nội bộ. KTV nội bộ tham
gia vào RBIA, ngoài năng lực và kỹ năng
cần có của KTV thơng thường thì cịn địi
hỏi sự hiểu biết toàn diện về hoạt động kinh
doanh chung của ngân hàng và hiểu biết
sâu sắc về nghiệp vụ của đơn vị được kiểm
toán. KTV nội bộ cần phải hiểu hết tất cả
các rủi ro đe dọa đến mục tiêu của tổ chức,
hiểu cách mà tổ chức đang thiết kế và vận
hành các biện pháp ứng phó với rủi ro trong
các hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm
đảm bảo đầy đủ vai trò tư vấn cho nhà quản

Số 244- Tháng 9. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

11


Nghiên cứu các yếu tố tác động đến mức độ thực hiện kiểm toán nội bộ dựa trên rủi ro tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam

trị về quản trị rủi ro. Đối với các lĩnh vực

đặc thù như kiểm tốn CNTT, kiểm tốn

dự án thì ngân hàng cần có quy định cụ thể
về nhân sự thuê ngoài. ■

Tài liệu tham khảo
Anderson, D., Francis, J. R., & Stokes, D. J. (1993). Auditing, directorships and the demand for monitoring. Journal of
accounting and public policy, 12(4), 353-375.
Beumer, H. (2006). A risk-oriented approach: auditors at a Swiss textile firm demonstrate the value of focusing on risk
management. Internal auditor, 63(1), 72-77.
Carcello, J. V., Hermanson, D. R., & Raghunandan, K. (2005). Factors associated with US public companies’ investment
in internal auditing. Accounting Horizons, 19(2), 69-84.
Carey, P., Simnett, R., & Tanewski, G. (2000). Voluntary demand for internal and external auditing by family
businesses. Auditing: a journal of practice & theory, 19(s-1), 37-51.
Carey, P., Subramaniam, N., & Ching, K. C. W. (2006). Internal audit outsourcing in Australia.  Accounting &
Finance, 46(1), 11-30.
Cebenoyan, A. S., Cooperman, E. S., & Register, C. A. (1999). Ownership structure, charter value, and risk-taking
behavior for thrifts. Financial Management, 28(1), 43-60.
Chen, H. J. (2003). The relationship between corporate governance and risk-taking behavior in Taiwanese banking
industry. Journal of Risk Management, 5(3), 363-391.
Coetzee, G. P. P. (2010). A risk-based audit model for internal audit engagements. Philosophy Thesis.
Fiegenbaum, A., & Karnani, A. (1991). Output flexibility—a competitive advantage for small firms. Strategic management
journal, 12(2), 101-114.
Fraser, I., & Henry, W. (2007). Embedding risk management: structures and approaches. Managerial Auditing Journal.
22(4), 392-409
Goodwin, J. (2004). A comparison of internal audit in the private and public sectors. Managerial auditing journal, 19(5),
640-650
Goodwin Stewart, J., & Kent, P. (2006). The use of internal audit by Australian companies.  Managerial Auditing
Journal, 21(1), 81-101.
Haniffa, R., & Hudaib, M. (2006). Corporate governance structure and performance of Malaysian listed

companies. Journal of business finance & accounting, 33(7 8), 1034-1062.
Hay, D., & Knechel, W. R. (2004). Evidence on the associations among elements of control and external
assurance. Unpublished Working Paper (The University of Auckland).
Hermalin, B., & Weisbach, M. S. (2001). Boards of directors as an endogenously determined institution: A survey of the
economic literature, Working Paper (National Bureau of Economic Research).
IIA (2003). Risk Based Internal Auditing, Position Statement. The Institute of Internal Auditors – UK and Ireland London.
IIA (2004). The Role of Internal Auditing in Enterprise-wide Risk Management, Position Statement. Institute of Internal
Auditors UK and Ireland London.
IIA (2005). Review of the Turnbull guidance on internal control – proposals for updating the guidance consultation
paper, September. Institute of Internal Auditors UK and Ireland London.
IIA (2017). International Standards for the Professional Practice of Internal Auditing (standards). The Institute of
Internal Auditors.
IIARF (2003). Research Opportunities in Internal Auditing. Institute of Internal Auditors Research Foundation Altamonte
Springs, FL: IIARF.
Katz, E. M. (1998). Risk-based supervision, internal controls, and the internal audit function.  Bank Accounting and
Finance, 11, 49-55.
Kippenberger, T. (1999). Internal audit and governance: the shift from control to risk. The Antidote.
Knechel, W. R., & Willekens, M. (2006). The role of risk management and governance in determining audit
demand. Journal of Business Finance & Accounting, 33(9-10), 1344-1367.
Martin, C. L., & Lavine, M. K. (2000). Outsourcing the internal audit function. The CPA Journal, 70(2), 58.
Mihret, D. G., & Yismaw, A. W. (2007). Internal audit effectiveness: an Ethiopian public sector case study. Managerial
auditing journal.
McCool, T. J. (2000). Risk-Focused Bank Examinations: Regulators of Large Banking Organizations Face Challenges:
GGD-00-48. In GAO Reports: U.S. Government Accountability Office, 1.
Pound, J. (1988). Proxy contests and the efficiency of shareholder oversight. Journal of financial economics, 20, 237265.

12

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 244- Tháng 9. 2022



NGUYỄN HỒNG YẾN - PHẠM HỒNG LINH

Ross, S. A. (1989). Institutional markets, financial marketing, and financial innovation. The Journal of Finance, 44(3),
541-556.
Sarens, G., & De Beelde, I. (2006). Internal auditors’ perception about their role in risk management: A comparison
between US and Belgian companies. Managerial Auditing Journal, 21(1), 63-80.
Shiu, P., & Yeh, M. L. (2008). Risk Based Internal Auditing in Taiwanese Banking Industry.
Spekle, R. F., Van Elten, H. J., & Kruis, A. M. (2007). Sourcing of internal auditing: An empirical study. Management
Accounting Research, 18(1), 102-124.
Spira, L. F., & Page, M. (2003). Risk management: The reinvention of internal control and the changing role of internal
audit. Accounting, Auditing & Accountability Journal, 16(4), 640-661.
Turnbull, N. (1999). Internal Control: Guidance for Directors on the Combined Code.
Walker, P. L., Shenkir, W. G., & Barton, T. L. (2003). ERM in practice: examples of auditing’s role in enterprise
risk management efforts at five leading companies shed light on how this new paradigm is impacting audit
practitioners. Internal Auditor, 60(4), 51-55.
Zeckhauser, R. J., & Pound, J. (1990). Are large shareholders effective monitors? An investigation of share ownership
and corporate performance. In  Asymmetric information, corporate finance, and investment  (pp. 149-180).
University of Chicago Press.

Số 244- Tháng 9. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

13



×