Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Nghiên cứu khoa học ảnh hưởng sức khỏe tâm thần học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
----------

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC TRỰC TUYẾN ĐẾN SỨC KHỎE TÂM
THẦN HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN CHÂU
TRINH – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện

: TS. Nguyễn Hùng Vương
: Nguyễn Thị Huyền
Lớp 19CNĐPH01. Khoa Quốc tế học

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
ĐƠN VỊ KHOA QUỐC TẾ HỌC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
NĂM HỌC: 2021 - 2022

ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC TRỰC TUYẾN ĐẾN SỨC KHỎE TÂM
THẦN HỌC SINH TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH – THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG


Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội và nhân văn
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Huyền Lớp 19CNĐPH01

Khoa: Quốc tế học;

Ngành học: Đông phương học.

Người hướng dẫn:

TS. Nguyễn Hùng Vương

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2022

1


MỤC LỤC

TÓM TẮT ...................................................................................................................... 8
ABSTRACT ................................................................................................................... 9
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 10
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................................... 10
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 10
4. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................................... 11
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................. 11
6. Đóng góp của đề tài ..................................................................................................................... 12
7. Bố cục đề tài ................................................................................................................................ 12


NỘI DUNG ................................................................................................................... 13
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................. 13
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................................... 13
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước ..................................................................................................... 13
1.1.2. Nghiên cứu trong nước ..................................................................................................... 13
1.1.3. Đánh giá tổng quan nghiên cứu ........................................................................................ 14
1.2. Những vấn đề lý luận về học trực tuyến và sức khỏe tâm thần học sinh .................................. 14
1.2.1. Học trực tuyến .................................................................................................................. 14
1.2.2. Sức khỏe tâm thần ........................................................................................................... 14
1.2.3. Ảnh hưởng của học trực tuyến đối với sức khỏe tâm thần ............................................... 15

Chương 2. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC TRỰC TUYẾN ĐẾN SỨC
KHỎE TÂM THẦN HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN
CHÂU TRINH ............................................................................................................. 16
2.1. Vài nét tổng quan về trường THPT Phan Châu Trinh, thành phố Đà Nẵng ............................. 16
2.3. Kết quả nghiên cứu .................................................................................................................. 16
2.3.1. Mức độ ảnh hưởng ............................................................................................................ 16
2.3.2. Biểu hiện ........................................................................................................................... 17
2.3.3. Nguyên nhân ..................................................................................................................... 18
2.3.4. Cách giải quyết của học sinh khi gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần ............................. 19

Chương 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO SỨC KHỎE TÂM THẦN CHO HỌC SINH
KHI HỌC TRỰC TUYẾN.......................................................................................... 21
3.1. Đánh giá chung về thực trạng ảnh hưởng của học trực tuyến đến sức khỏe tâm thần học sinh
THPT Phan Châu Trinh ................................................................................................................... 21
3.2. Biện pháp nâng cao sức khỏe tâm thần cho học sinh khi học trực tuyến ................................. 22
2



3.2.1. Các biện pháp nâng cao chất lượng sức khỏe tâm thần khi học trực tuyến cho học sinh . 22
3.3. Kết luận và kiến nghị ................................................................................................................ 23
3.3.1. Kết luận............................................................................................................................. 23
3.3.2. Kiến nghị .......................................................................................................................... 24

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 25
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 29

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần học sinh .......... 17
Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của học trực tuyến đến sức khỏe học sinh ....... 17
Hình 2.3: Các nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần học sinh...................... 19
Hình ảnh minh họa 2.1: Học sinh học trực tuyến ......................................................... 33
Hình ảnh minh họa 2.2: Những khó khăn trong việc dạy và học trực tuyến ............... 33

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Mức độ phản ứng của học sinh với các nguyên nhân ................................... 18

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

THPT


Trung học phổ thông

2

UBND

Ủy ban nhân dân

3


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
ĐƠN VỊ KHOA QUỐC TẾ HỌC
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1. Thông tin chung
Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của học trực tuyến đến học sinh THPT Phan Châu
Trinh – Thành phố Đà Nẵng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: 19CNĐPH01

Khoa: Quốc Tế học

Năm thứ: 3

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hùng Vương

2. Mục tiêu đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vấn đề học trực tuyến của học sinh trường THPT Phan

Châu Trinh, đề tài hướng đến đề xuất các biện pháp nhằm nâng chất lượng dạy và học trực
tuyến và sức khỏe tâm thần cho học sinh.

3. Tính mới và sáng tạo
Đề tài là nghiên cứu đầu tiên về học trực tuyến ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần học sinh
trường THPT Phan Châu Trinh. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất các biện pháp mang tính thực
tiễn có thể áp dụng trong q trình dạy và học tại trường THPT Phan Châu Trinh nói riêng và
các trường phổ thơng nói chung, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và sức khỏe tâm thần
cho học sinh trong bối cảnh diễn biến của đại dịch COVID – 19 còn phức tạp.

4. Kết quả nghiên cứu
Qua nghiên cứu, đề tài đã tiến hành thực hiện khảo sát trên đối tượng 212 em học sinh
trường THPT Phan Châu Trinh, đưa ra chỉ số đánh giá những nguyên nhân mà các em đang
phải đối mặt và đề xuất biện pháp giảm thiểu căng thẳng cho học sinh khi học trực tuyến, nâng
cao chất lượng dạy và học theo hình thức trực tuyến.

5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả
năng áp dụng của đề tài
Đề tài có ý nghĩa rất lớn trong lĩnh vực khoa học – xã hội và nhân văn và có tính khả thi
cao, là nguồn tài liệu cần thiết cho các cơ quan giáo dục, các nhà tâm lý học, giáo viên, phụ
huynh và học sinh.

6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài
(Ghi rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên
cứu (nếu có): Chưa có
4


Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2022
Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài

(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện
đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày 15 tháng 5 năm 2022
Xác nhận của Trường Đại học Ngoại ngữ

Người hướng dẫn

(ký tên và đóng dấu)

(ký, họ và tên)

5


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Ảnh 4x6

Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền
29 tháng 08 năm 2001

Sinh ngày:


Nơi sinh: Triệu Phong – Quảng Trị
Lớp:

19CNĐPH01

Khóa: 2019

Khoa: Quốc tế học
Địa chỉ liên hệ: 142 Hồ Nguyên Trừng – Khuê Trung – Cẩm Lệ - Đà Nẵng
Điện thoại:

0865170640

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học:

Đông phương học

Khoa: Quốc tế học

Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc
Sơ lược thành tích:
- Đạt danh hiệu “Cán bộ Đồn tiêu biểu năm học 2019 - 2020" do Hiệu trưởng
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng khen tặng;
- Đạt giải khuyến khích cuộc thi “ Mỗi tuần một câu chuyện tốt, một cuốn sách hay” năm
2020 -2021 do Thành đoàn Đà Nẵng tổ chức.
* Năm thứ 2:

Ngành học:

Đông phương học

Khoa: Quốc tế học

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích:
- Đạt danh hiệu “Sinh viên năm tốt tiêu biểu cấp Đại học Đà Nẵng năm học 2019 – 2020”
do Ban Chấp hành Hội sinh viên Đại học Đà Nẵng khen tặng.
- Đạt danh hiệu “Sinh viên năm tốt tiêu biểu cấp trường năm học 2019 – 2020” do Đoàn
trường Đại học Ngoại Ngữ khen tặng.
6


- Đạt danh hiệu “Cán bộ đoàn tiêu biểu do hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại
học Đà Nẵng khen tặng”
* Năm thứ 3:
Ngành học:

Đông phương học

Khoa: Quốc tế học

Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc (học kỳ I)
Sơ lược thành tích:
- Đạt danh hiệu “Cán bộ Đoàn tiêu biểu do hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại
học Đà Nẵng khen tặng”
- Đạt danh hiệu “Đã có thành tích xuất sắc trong cơng tác Đồn và phong trào thanh niên
Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng nhiệm kỳ 2020 -2022”


Ngày 15 tháng 05 năm 2022

Xác nhận của Khoa

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

(ký tên và đóng dấu)

thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

7


TÓM TẮT

Trong bối cảnh đại dịch Covid 19 hiện nay, dạy và học theo hình thức trực tuyến đang
dần trở thành hình thức được áp dụng phổ biến trên tồn thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Đầu năm 2020, ngành giáo dục quyết định chuyển đổi hình thức dạy và học từ trực tiếp
tại trường học trực tuyến nhằm đảm bảo sức khỏe khi đại dịch Covid-19 bùng phát và có những
diễn biến hết sức phức tạp.
Trường trung học phổ thông (THPT) Phan Châu Trinh là một trong những trường phổ
thông đầu tiên của thành phố Đà Nẵng thực hiện chuyển đổi hình thức dạy và học từ trực tiếp
sang trực tuyến sớm nhất. Sau hơn hai năm áp dụng hình thức dạy và học trực tuyến, chúng ta
khơng phủ nhận những lợi ích mà học trực tuyến mang lại cho chúng ta trong bối cảnh bùng
phát dịch bệnh. Như một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra những tác động tiêu cực của dạy và học
trực tuyến đến sức khỏe, tâm lí học sinh. Để có cái nhìn cận cảnh, đánh giá đúng thực trạng vấn
đề. Chúng tôi lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của học trực tuyến đến sức khỏe tâm thần học sinh
trường THPT Phan Châu Trinh - thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu khoa học.

(Từ khóa: sức khỏe tâm thần, học trực tuyến, dạy học online, đại dịch Covid-19,tâm lý học
đường)

8


ABSTRACT
In the current Covid-19 pandemic, online teaching and learning are gradually becoming
a popular form of application around the world in general and in Vietnam in particular. At the
beginning of 2020, the education industry decided to transform the form of teaching and
learning directly at online schools to ensure health when the Covid-19 pandemic broke out and
there were very complicated developments.
Phan Chau Trinh High School is one of the first high schools in Da Nang city to convert
the form of teaching and learning from face-to-face to online at the earliest. After more than
two years of applying online teaching and learning, we do not deny the benefits that online
learning brings us in the context of the epidemic outbreak. Several studies have also shown the
negative effects of online teaching and learning on students' health and psychology. To have a
clear view, properly assess the situation of the problem. We selected the topic: "The influence
of online learning on the mental health of students at Phan Chau Trinh High School in Da Nang
City" as a scientific research topic.
(Keywords: mental health, online learning, online teaching, Covid-19 pandemic, school
psychology)

9


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 2019 đến nay, thế giới ghi nhận những hậu quả nặng nề của đại dịch Covid -19
lên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Trong trường hợp đó, việc

đóng cửa trường học đã đặt ra những áp lực chưa từng có đối với các chính phủ, các cơ sở giáo
dục, các nhà giáo dục, phụ huynh và học sinh nhằm đảm bảo tính liên tục của việc học. Ở Việt
Nam từ tháng 3 năm 2020, do COVID-19 bùng phát, các trường THPT, các cơ sở giáo dục đại
học trên cả nước đã chuyển sang học trực tuyến..Điều này đã mang đến không ít những thách
thức, khó khăn cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ trong một năm trở
lại đây, nhiều thông tin về các trường hợp học sinh có dấu hiệu bất thường về tâm lý, sức khỏe.
Chính vì vậy, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của học trực tuyến đến sức
khỏe tâm thần của học sinh tại trường THPT Phan Châu Trinh. Các yếu tố được phân tích là
thực trạng, mức độ ảnh hưởng và nguyên nhân từ đó đề xuất những biện pháp đảm bảo tính
hiệu quả và thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, cải thiện sức khỏe tâm thần cho
học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vấn đề học trực tuyến của học sinh trường THPT Phan
Châu Trinh, đề tài hướng đến đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả học trực tuyến và
sức khỏe tâm thần cho học sinh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
-

Tổng quan các nghiên cứu và xây dựng cơ sở về việc học trực tuyến ảnh hưởng đến sức
khỏe tâm thần học sinh

-

Thực hiện khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng của việc học trực tuyến ảnh hưởng đến
sức khỏe tâm thần học sinh trường THPT Phan Châu Trinh

-


Đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng sức khỏe tâm thần học sinh trong quá trình
học trực tuyến.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
10


Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là vấn đề học trực tuyến và ảnh hưởng của học
trực tuyến đến sức khỏe tâm thần học sinh trường THPT Phan Châu Trinh, thành phố Đà Nẵng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi không gian nghiên cứu: Trường THPT Phan Châu Trinh – thành phố Đà Nẵng

-

Phạm vi thời gian nghiên cứu: Tháng 7 năm 2021 đến tháng 2 năm 2022

-

Phạm vi nội dung: Nội dung chính của đề tài gồm 3 phần chính:
+ Xây dựng cơ sở nghiên cứu và xây dựng cơ sở về việc học trực tuyến ảnh hưởng đến
sức khỏe tâm thần học sinh
+ Thực hiện khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng của việc học trực tuyến ảnh hưởng
đến sức khỏe tâm thần học sinh trường THPT Phan Châu Trinh
+ Đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học, cải thiện sức khỏe tâm thần
học sinh trong quá trình học trực tuyến.

4. Câu hỏi nghiên cứu

-

Học trực tuyến ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tâm thần học sinh trường THPT Phan
Châu Trinh, thành phố Đà Nẵng?

-

Những nguyên nhân nào tác động đến sức khỏe học sinh trường THPT Phan Châu Trinh,
thành phố Đà Nẵng?

-

Những biện pháp nào để nâng cao chất lượng dạy và học trực tuyến, cải thiện, nâng cao
sức khỏe tâm thần có tính vận dụng thực tế với tình hình học trực tuyến?

5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài vận dụng những phương pháp sau:
-

Tổng quan tình hình nghiên cứu và xây dựng cơ sở lí luận bằng phương pháp thu thập
thơng tin, phân tích tài tiệu từ các bài báo, các cơng trình nghiên cứu khoa học trên các
diễn đàn, tạp chí uy tín được thực hiện trong chương I

-

Khảo sát và tốn thống kê, sau đó phân tích, đánh giá và tổng hợp trong chương II

-

Phân tích kết quả nghiên cứu để xây dựng cơ sở cho các giải pháp ở chương III


11


6. Đóng góp của đề tài
Đóng góp về lý thuyết : Bài nghiên cứu sẽ hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về học trực
tuyến và sức khỏe tâm thần. Đưa ra những nguyên nhân, ảnh hưởng từ vấn đề học trực tuyến
làm nguồn tài liệu tham khảo cho các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục hay nguồn tài liệu kế thừa
cho các bài nghiên cứu sau này.
Đóng góp về thực tiễn : Bài nghiên cứu sẽ cung cấp những chỉ số thực trạng, nguyên
nhân dẫn đến những vấn đề sức khỏe tâm thần hiện thực của học sinh THPT Phan Châu Trinh
đồng thời đưa ra các biện pháp cho ngành giáo dục, nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học
sinh để nâng cao chất lượng giáo dục cũng như sức khỏe tâm thần học sinh.
7. Bố cục đề tài
Tên đề tài: “Ảnh hưởng của học trực tuyến đến sức khỏe tâm thần học sinh trường trung
học phổ thơng Phan Châu Trinh – thành phố Đà Nẵng”
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm có 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Thực trạng học trực tuyến ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần học sinh trường trung
học phổ thông Phan Châu Trinh
Chương 3: Biện pháp nâng cao sức khỏe tâm thần cho học sinh khi học trực tuyến

12


NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước

Học trực tuyến và các vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến học sinh phổ thông đã là
chủ đề của nhiều nghiên cứu.
Trong nghiên cứu mang tên “ Dạy cho học sinh cách bảo vệ sức khỏe trong thời kỳ học
trực tuyến”, (Kotera và cộng sự, 2020, tr.3-5), nghiên cứu đã xác định rằng sức khỏe tâm thần
của học sinh, sinh viên nói chung có dấu hiệu giảm. Với tỷ lệ trầm cảm, lo lắng và căng thẳng
cao. Theo họ, điều này là một vấn đề nghiêm trọng nhưng hậu quả của nó ngày càng trầm trọng
hơn vì nó có thể dẫn đến “giảm thành tích học tập và phát triển xung đột giữa các cá nhân trong
bối cảnh cách ly, rối loạn giấc ngủ, kém tập trung, ra quyết định kém, dẫn đến cảm giác khơng
thích hợp” (Kotera và cộng sự, 2020, tr.8), những điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả
học tập của họ và các mục tiêu giáo dục khác.
Trong nghiên cứu “Tác hại của việc đóng cửa trường học đối với tình trạng học tập của
sinh viên đại học và sau đại học” của (Kapasia, 2020, tr.116), chi ra rằng giáo dục tại nhà đã
gây ra sự gián đoạn lớn cho cả phụ huynh và học sinh. Mặc dù có nghiên cứu chỉ ra rằng học
trực tuyến có liên quan đến việc tăng khả năng nắm bắt và lưu giữ thông tin của sinh viên với
tốc độ nhanh hơn, nghiên cứu như của (Grubic et al, 2020 ) tuy nhiên, lập luận rằng các điều
kiện học tập hạn chế liên quan đến học trực tuyến nhất định dẫn đến gia tăng căng thẳng và hậu
quả tiêu cực trong học tập. Điều này dường như ủng hộ các khẳng định rằng việc sử dụng học
trực tuyến làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước`
Ở Việt Nam hiện nay chỉ có một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về học trực tuyến
dành cho sinh viên, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về sức khỏe tâm thần của học sinh trong quá
trình học trực tuyến.
Theo nghiên cứu “Một bài phê bình về những hạn chế của e-learning” của nhóm tác giả
Đặng Thị Thúy Hiền, Trần Hữu Tuấn về các yếu tố rào cản trong việc học Online của sinh viên
đã chỉ ra một số khó khăn về khơng gian học tập cũng như các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến
hiệu quả học tập của sinh viên.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến của sinh viên
trong bối cảnh dịch bệnh covid 19” của tác giả Lữ Thị Mai Oanh, Nguyễn Thị Như Thúy đồng
13



thời cho thấy quá trình tương tác giữa người dạy và người học cũng phần nào cho thấy sự ảnh
hưởng đến kết quả học tập, gây bất ổn tâm lý cho sinh viên.
Như vậy, Ở Việt Nam các cơng trình nghiên cứu về những khó khăn và rào cản của việc
học trực tuyến khá phổ biến, nhưng nghiên cứu sâu tác động những khó khăn đến sức khỏe
người học thì vẫn chưa có nhiều đề tài được triển khai thực hiện.
1.1.3. Đánh giá tổng quan nghiên cứu
Nhìn chung, vấn đề dạy và học trực tuyến đã được nhiều nhà nghiên cứu và học giả
quan tâm. Các nghiên cứu đã tiếp cận vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có một
số cơng trình đã đưa ra các chỉ số dự báo về mức độ ảnh hưởng của việc dạy và học trực tuyến
ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh và sinh viên. Tuy nhiên, khả năng kiểm chứng
tính xác thực đối với một số nghiên cứu báo chí chưa cao, đặt ra nhiệm vụ cho những nghiên
cứu mới. Ngồi ra, chưa có một cơng trình nghiên cứu mang tính hệ thống và tồn diện đối với
vấn đề này.
Chính vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của học trực tuyến đến sức khỏe tâm thần học sinh
trường THPT Phan Châu Trinh” lần đầu được nghiên cứu thực hiện tại thành phố Đà Nẵng và
là đề tài đầu tiên thực hiện kiểm chứng tính xác thực các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm
thần học sinh.
1.2. Những vấn đề lý luận về học trực tuyến và sức khỏe tâm thần học sinh
1.2.1. Học trực tuyến
Học trực tuyến được hiểu một trải nghiệm biệt lập và cô lập. Đối với người học thì tất
cả các ý định và mục đích tiếp nhận kiến thức chỉ nhìn vào màn hình, lắng nghe người hướng
dẫn hoặc cố gắng thực hiện một số bài tập.
Trong nghiên cứu “cơ sở của giáo dục từ xa” (Keegan, 1986), học trực tuyến là việc học
dựa trên Web, thường được cung cấp qua Internet hoặc mạng nội bộ. Học trực tuyến hầu hết
gắn liền với các hoạt động liên quan đến máy tính và mạng tương tác đồng thời. Máy tính khơng
cần phải là yếu tố trung tâm của hoạt động hoặc cung cấp nội dung học tập. Tuy nhiên, máy
tính và mạng phải tham gia đáng kể vào hoạt động học tập. (Hình ảnh minh họa 1: Học sinh
học trực tuyến trong mùa dịch)
1.2.2. Sức khỏe tâm thần

Theo WHO, khơng có định nghĩa chính thức về sức khỏe tâm thần. Sức khỏe tâm thần
đề cập đến sức khỏe tâm lý, tình cảm và xã hội của một người, ảnh hưởng đến những gì họ cảm
14


thấy và cách họ suy nghĩ và hành xử. Trạng thái hạnh phúc về nhận thức và hành vi được gọi
là sức khỏe tâm thần. Thuật ngữ sức khỏe tâm thần cũng được sử dụng để chỉ trường hợp không
mắc bệnh tâm thần.
Sức khỏe tinh thần có nghĩa là giữ cho tâm trí của chúng ta khỏe mạnh. Nhân loại thường
tập trung hơn vào việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Mọi người có xu hướng bỏ qua trạng thái tâm
trí của họ.
Trong nghiên cứu “Đánh giá so sánh sức khỏe tâm thần của học sinh năng khiếu và học
sinh trung bình trung học cơ sở” của (Balilashak, 2010), sức khỏe tâm thần bao gồm sức khỏe
tâm lý, tình cảm và xã hội của một người - sức khỏe tâm thần của một người ảnh hưởng đến
cách họ suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Nó cũng giúp xác định cách một người xử lý căng
thẳng, đưa ra lựa chọn và quan hệ với những người khác. Sức khỏe tinh thần có thể ảnh hưởng
đến các hoạt động sống hàng ngày, các mối quan hệ và sức khỏe thể chất của một người.
1.2.3. Ảnh hưởng của học trực tuyến đối với sức khỏe tâm thần
Mặc dù được chứng minh là biện pháp thay thế hiệu quả nhất cho cách học truyền thống
trong thời gian dịch bệnh, học trực tuyến đã được thừa nhận là một trong những nguyên nhân
chính gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần ở người học. Việc thiếu tương tác với các bạn cùng
lứa tuổi là một khía cạnh đáng kể đã ảnh hưởng đến khả năng trải nghiệm những lợi ích tối ưu
của học trực tuyến của học sinh. Không thể phủ nhận rằng khả năng tương tác giữa học sinh
(người học) và người hướng dẫn trong môi trường lớp học truyền thống không thể tái tạo trong
môi trường trực tuyến mặc dù các nền tảng tương tác như zoom, google meet, MS Team, skype
và google đáp ứng được.
Việc sử dụng nền tảng trực tuyến cũng khơng có các cơ chế xử lý căng thẳng thông
thường như tư vấn và hướng dẫn do người hướng dẫn cung cấp ngay lập tức trong một lớp học
truyền thống dựa trên nhận thức các tín hiệu ngơn ngữ cơ thể của học sinh. Trong môi trường
trực tuyến khơng đồng bộ, khơng có cách nào để giáo viên biết liệu học sinh của họ có đang tập

trung vào nội dung hay khơng hoặc họ có hiểu nội dung thơng qua các tín hiệu ngơn ngữ cơ thể
hay khơng, trừ khi đó là một lớp học rất nhỏ và có thể bật video cho thời lượng của lớp học.
Theo nghiên cứu “tác động của việc học và công nghệ trực tuyến đối cới sức khỏe học
sinh, cảm xúc, tâm thần và xã hội”, (Halupa, 2016), học sinh có thể bị phân tâm khi sử dụng
internet như một công cụ học tập dựa trên sự tồn tại của một loạt các yếu tố gây xao nhãng.

15


Chương 2. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC TRỰC TUYẾN ĐẾN SỨC
KHỎE TÂM THẦN HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN CHÂU
TRINH
2.1. Vài nét tổng quan về trường THPT Phan Châu Trinh, thành phố Đà Nẵng
Hiện nay, trường THPT Phan Châu Trinh tọa lạc trên Quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng với 3804 học sinh. Trong đó, học sinh khối 10 với 1261 em, học sinh khối 11 là 1240 em
và khối 12 là 1304 em. (Theo chỉ số tuyển sinh trong các năm 2019, 2020, 2021).
Thực tế cho thấy, trường THPT Phan Châu Trinh là một trong những trường trọng điểm
của thành phố Đà Nẵng với điểm chuẩn xét tuyển các năm gần như dẫn đầu trong hệ thống
trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Xét về kiến thức có thể nói rằng học sinh trường
THPT Phan Châu Trinh có khối kiến thức nặng hơn và các em sẽ phải học thêm nhiều tiết phụ
như học thêm, học bồi dưỡng… so với các trường khác vì đây là một trong những trường điểm
của thành phố. Do đó, sức khỏe tâm lí các em cũng được xem là một trong những khía cạnh cần
được quan tâm và nghiên cứu trong quá trình triển khai hoạt động dạy học trực tuyến khi dịch
bệnh xảy ra.
2.3. Kết quả nghiên cứu
Để đánh giá đúng thực trạng học trực tuyến ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần học sinh
trường THPT Phan Châu Trinh. Đề tài tiến hành khảo sát trên đối tượng 212 học sinh trường
THPT Phan Châu Trinh – thành phố Đà Nẵng.
2.3.1. Mức độ ảnh hưởng
Sau khi khảo sát trên đối tượng 212 em học sinh trường THPT Phan Châu Trinh để đánh

giá thực trạng học trực tuyến đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, bài nghiên cứu đã thu được
kết quả qua biểu đồ sau.

16


Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần học sinh

30.00%

27.10%

28.30%
26.40%

25.00%
20.00%
15.00%
10.40%
10.00%

7.80%

5.00%
0.00%
1

2

3


4

5

Mức độ ảnh hưởng sức khỏe tâm thần từ học trực tuyến

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát của tác giả)

Qua tỉ lệ từ biểu đồ, dễ dàng nhận thấy mức độ ảnh hưởng tác động đến sức khỏe tâm
thần học sinh THPT Phan Châu Trinh qua 212 em học sinh tham gia khảo sát.
2.3.2. Biểu hiện
Có rất nhiều nguyên nhân mà các em học sinh cho rằng đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm
thần của mình khi học trực tuyến. Các lý do được đưa ra như chán nản vì khơng được ra ngồi
gặp gỡ bạn bè, thầy cơ; khơng hứng thú vì trong tiết học thiếu sự tương tác; Stress vì ngồi hàng
giờ trước máy tính, lo âu vì gia đình khơng đủ điều kiện mua thiết bị; chưa thành thạo các kỹ
năng máy tính; căng thẳng vì học trực tuyến kéo dài hay mệt mỏi vì lượng bài tập nhiều hơn
khi học trực tiếp và nhiều lí do khác, các chỉ số được thể hiện qua biểu đồ.
Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của học trực tuyến đến sức khỏe học sinh
7%

Khác

45%

Mệt mỏi vì lượng bài tập nhiều hơn so với học…

60.80%

Căng thẳng vì thời gian học trực tuyến kéo dài

27.80%

Lo âu vì gia đình khơng đủ điều kiện

33.00%

Lo lắng vì chưa thành thạo các kỹ năng máy tính

75%

Stress vì ngồi hàng giờ trước máy tính
67%

Khơng hứng thú vì trong tiết học thiếu sự tương tác

75%

Chán nản vì khơng được ra ngoài gặp gỡ bạn bè, …
0%

20%

40%

60%

80%

Biểu hiện ảnh hưởng sức khỏe tâm thần học sinh


(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu kháo sát của tác giả)

17


Khi chuyển đổi hồn tồn sang hình thức học trực tuyến đã khiến học sinh thiếu điều
kiện để được bày tỏ, chia sẻ với giáo viên các vấn đề hay thắc mắc, sự cố trong tiết học và một
số biểu hiện khác được đưa ra. Điều này dẫn đến thực trạng học sinh có tâm lý chán nản, khơng
hứng thú với việc học trực tuyến.
2.3.3. Nguyên nhân
Nhìn chung thì những nguyên nhân được đưa ra cũng là những khó khăn, những rào cản
mà học sinh gặp phải trong thời gian học trực tuyến với thời gian dài sẽ có những tác động đến
sức khỏe tâm thần các em. Để làm rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần học
sinh THPT Phan Châu Trinh, tôi sẽ đưa ra các nguyên nhân (tổng hợp từ phiếu khảo sát) và
được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 2.1: Mức độ phản ứng của học sinh với các nguyên nhân

Chất lượng bài Tiếp xúc thiết bị Không

đạt Vấn đề sự cố Điểm

giảng không thực điện tử quá nhiều được kỳ vọng mạng

gia không

số
công

sự hiệu quả khiến ( Máy tính, điện của bố mẹ về tăng


căng bằng do các

bạn gánh nặng về thoại di động..) dẫn kết quả học tập thẳng

trong bất cập của thi

vấn đề hỏng kiến đến các vấn đề về khi học trực q trình học
thức

mắt và cột sống,...

cử trực tuyến

tuyến

Hồn
tồn

31.13%

49.52%

29.24%

32.54%

29.24%

32.07%


33.01%

30.18%

40.09%

28.30%

26.88%

12.26%

31.13%

19.33%

35.37%

6.6%

2.83%

7.54%

5.66%

2.83%

3.3%


2.35%

1.88%

2.35%

4.24%

đồng ý
Đồng ý
Trung
lập
Hồn
tồn
khơng
đồng ý
Khơng
đồng ý

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát của tác giả)

18


Đa số các em học sinh đều có sự đồng ý cao về tất cả những nguyên nhân được đưa ra
và chỉ số được thể hiện ở bảng trên, qua đó ta có thể thấy những điều này dẫn đến nguy cơ xuất
hiện nhiều vấn đề tâm lý. Các vấn đề tâm lý hướng nội phổ biến là hiện tượng stress, lo âu,
thậm chí trầm cảm và các rối loạn cảm xúc khác. Ở phương diện hướng ngoại là các hành vi
bộc phát, hung tính, nghiện game, nghiện mạng xã hội.
Để hiểu rõ hơn về các tác động đến sức khỏe tâm thần học sinh THPT Phan Châu Trinh

theo khảo sát 212 em, ngồi các ngun nhân kể trên tơi sẽ tiến hành phân tích các nguyên nhân,
bối cảnh khác tác động đến sức khỏe tâm thần các em (tổng hợp từ phiếu khảo sát).
Hình 2.3: Các nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần học sinh

Khác
Sức khỏe tâm thần của bố mẹ, giáo viên tác động
lên học sinh
Áp lực dưới sự giám sát của bố mẹ khi học trực
tuyến
Lo âu vì gia đình khơng đủ điều kiện mua các thiết
bị
Mệt mỏi vì lịch học bị thay đổi do phụ thuộc thiết
bị
Áp lực tất bật việc nhà và việc học khiến buổi học
không hiệu quả

1.90%
14.90%
11.10%
10%
23.70%
38.40%

Các nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần học sinh

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát của tác giả)

Ngoài các nguyên nhân xuất phát từ vấn đề học trực tuyến trực tiếp tác động lên sức
khỏe tinh thần học sinh thì những nguyên nhân từ các yếu tố ngoại cảnh cũng có những tác
động đáng kể.

2.3.4. Cách giải quyết của học sinh khi gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần
Để tìm hiểu về những biện pháp mà các em đang áp dụng để giúp bản thân thư giãn
trong thời gian học trực tuyến kéo dài để bảo vệ sức khỏe tâm thần của mình. Theo khảo sát đã
thể hiện được các biện pháp mà các em đang sử dụng để nhằm giúp chính bản thân các em bảo
vệ sức khỏe tâm thần của mình trước áp lực mà học trực tuyến kéo dài do dịch Covid - 19 mang
lại. Dưới đây là một số biện pháp mà các em tự bảo vệ mình và mong muốn của các em đối với
các bậc phụ huynh, nhà trường và thầy cô được tổng hợp từ phiếu khảo sát của tác giả.

19


Có 62 em cùng quan điểm học sinh, trong đó có 25 học sinh khối 10 và 17 học sinh khối
11 và 20 em học sinh khối 12 cho biết rằng“cần nâng cao chất lượng bài giảng, chất lượng bài
giảngchỉ hiệu quả khi học sinh thật sự chú ý bài, tránh tình trạng mất wifi, kể cả giáo viên và
học sinh. Tránh hết sức việc rời khỏi lớp học trực tuyến, giáo viên nên dạy đúng thời gian của
tiết học để cả giáo viên và học trị có khả năng nghỉ giải lao, trong thời gian nghỉ nên đứng dậy
thư giãn”. Có 58 em đưa ra quan điểm về chất lượng tiết học, sự tương tác, quan tâm học sinh
trong q trình học trực tuyến, trong đó có 23 em học sinh khối 10, 17 em học sinh khối 11 và
18 em sinh khối 12 cho rằng “Cha mẹ và nhà trường cần quan tâm đến học sinh hơn, đặc biệt
cần có những buổi tâm sự để chia sẻ sự vất vả lo âu của các em trong việc học, giảm bớt áp lực
lên việc học, thầy cô nên vừa học vừa chơi với học sinh và giảm bớt áp lực với lượng câu hỏi
đặt ra trong các bài giảng, ăng chất lượng của buổi học để học sinh hứng thú nghe giảng hơn
thay vì nhìn vào màn hình trong vơ vọng vì khơng hiểu bài, Nhà trường nên giảm giờ học xuống,
chất lượng hơn số lượng. Thầy cô nên giảng dạy chậm để học sinh có thể ghi chép bài và hiểu
kịp bài.”
Mặt khác, các em đã ý thức được cần làm gì để bảo vệ bản thân mình trước những áp
lực mà học trực tuyến mang lại, theo chia sẻ của các em từ phiếu khảo sát thì dưới đây là một
số đề xuất mà các em đưa ra nhằm giảm thiểu áp lực khi học trực tuyến.
Đầu tiên nên có lịch trình học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, rèn luyện thể dục thể thao cụ thể,
khoa học; sau giờ học online chúng ta cần làm những hoạt động ngoại khóa khác để giải tỏa

căng thẳng
Thứ hai nên cân bằng thời gian học tập và nghỉ ngơi, nên tự học nhiều hơn vì chất lượng
bài giảng trực tuyến thực sự không hiệu quả và hạn chế việc sử dụng các thiết bị di động sau
buổi học
Thứ ba, suy nghĩ tích cực hơn về việc học trực tuyến, rèn luyện tinh thần tự giác học
tập, giữ vững động lực, hãy cố gắng học vừa phải và tham gia mọi hoạt động sống để vừa nâng
cao sức khoẻ và ý thức. Cần tạo nguồn động lực mạnh mẽ cho bản thân kèm với sự động viên
tinh thần và vật chất từ nhà trường và người thân. Và ý kiến của một vài em khác là cần có sự
tương tác nhiều hơn giữa giáo viên và học sinh để buổi học sơi động và vui vẻ hơn, nên có sự
tự giác học để nâng cao việc tiếp thu kiến thức và không bị ảnh hưởng đến điểm số của bản
thân.
Như vậy, các em hầu như hiểu được những vấn đề sức khỏe tâm thần mà mình đang đối
mặt, có thể tự đề xuất biện pháp và nêu lên các yêu cầu đối với vấn đề học trực tuyến.
20


Chương 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO SỨC KHỎE TÂM THẦN CHO HỌC SINH KHI
HỌC TRỰC TUYẾN
3.1. Đánh giá chung về thực trạng ảnh hưởng của học trực tuyến đến sức khỏe tâm thần
học sinh THPT Phan Châu Trinh
Yếu tố chủ quan:
Trong các lớp học truyền thống, quá trình truyền đạt và tiếp nhận thông tin được diễn
ra trực tiếp và nhanh chóng, học sinh có thể trực tiếp phản hồi và nêu ý kiến. Sự tương tác trực
tiếp này giúp quá trình học tập dễ dàng hơn, phong phú và dễ tiếp thu hơn. Có thể nói, trạng
thái tinh thần của học sinh trong quá trình học cũng phản ánh hiệu quả học tập trực tuyến. Việc
học trực tuyến trong thời gian dài, học sinh phải dành nhiều thời gian trước màn hình máy tính,
thiếu giao tiếp giữa giảng viên với học sinh, dẫn đến tâm lý mệt mỏi của phần lớn học sinh.
Việc thiếu các mối quan hệ trực tiếp ngăn cản sự tương tác trong quá trình học và có thể khiến
học sinh ngày càng khép mình và ngại giao tiếp. Điều này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng học tập của học sinh mà còn ảnh hưởng đến thể chất, tâm thần sẽ dễ dàng dẫn đến

căn bệnh trầm cảm ở trẻ bởi vì tâm lý được xem là yếu tố cốt lõi và đóng vai trò rất quan trọng
quyết định đến hiệu quả học tập cũng như thái độ về cuộc sống . Do đó, yếu tố tâm lý của học
sinh cần được xem xét và chú ý hơn trong thời gian học trực tuyến để các em có mơi trường
học tập và sinh hoạt khỏe mạnh hơn.
Yếu tố khách quan:
Cũng theo kết quả khảo sát ở biểu mẫu cho thấy, các thiết bị và không gian hỗ trợ học
tập được xem là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần các em trong
thời gian trong học tập trực tuyến. Trong đó, việc đường truyền mạng và kết nối internet khơng
ổn định hay thiếu thiết bị học tập góp phần tăng sự căng thẳng và lo âu cho các em lúc học. Đối
với học sinh khi tham gia học tập trực tuyến, một kết nối internet đáng tin cậy là điều kiện tiên
quyết đối với việc học của bản thân.
Như vậy, có thể thấy rằng, học sinh hiện đang chịu nhiều yếu tố tác động chủ quan lẫn
khách quan, ảnh hưởng đến hoạt động học tập trực tuyến của bản thân từ đó gián tiếp ảnh hưởng
đến sức khỏe tâm thần.

21


3.2. Biện pháp nâng cao sức khỏe tâm thần cho học sinh khi học trực tuyến
3.2.1. Các biện pháp nâng cao chất lượng sức khỏe tâm thần khi học trực tuyến cho học
sinh
Xuất phát từ cơ sở của biện pháp, những ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, những khó
khăn, mong muốn từ thông tin khảo sát 212 em học sinh trường THPT Phan Châu Trinh. Tôi
căn cứ đề xuất một vài biện pháp có giá trị chung cho học sinh trường THPT Phan Châu Trinh
nói riêng và học sinh cả nước nói chung.
Một là, khơng ngừng đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên trong quá trình dạy
học trực tuyến.
Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập ln quan
trọng. Đổi mới khơng có nghĩa là loại bỏ phương pháp này mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến
để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Giáo viên trước hết cần nắm vững yêu

cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp khi
học trực tuyến, làm sao phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Cần phối hợp đa dạng
phương pháp và hình thức trong tồn bộ q trình dạy học để phát huy tính tích cực và nâng
cao chất lượng dạy học.
Hai là, cần quan tâm đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, hệ thống thông tin phục vụ dạy
và học trực tuyến.
Việc học trực tuyến kéo dài cho nên trang bị về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trực
tuyến là một điều tất yếu và xếp lên hàng đầu. Về phía nhà trường, trước tiên phải đảm bảo mỗi
giáo viên cần có tối thiểu một chiếc laptop hoặc máy tính bảng để dạy học, cấu hình càng mạnh
thì càng tốt để có thể xử lý thơng tin một cách nhanh nhất. Máy tính của giáo viên cũng cần
phải đảm bảo có camera và mic để có thể truyền đạt kiến thức đến học sinh. Bên cạnh đó, nhà
trường và giáo viên cũng phải đảm bảo rằng việc kết nối mạng hoặc 4G phải đủ mạnh để việc
học không bị gián đoạn nửa chừng. Đối với những trường hợp những học sinh có hồn cảnh
khó khăn thì nhà trường cũng cần có biện pháp để giúp đỡ các em, có thể cho các em mượn
thiết bị từ nhà trường để học, hoặc hỗ trợ các em nếu có thể.
Ba là, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng phương pháp tổ chức học trực tuyến, kỹ năng
sử dụng phương tiện truyền thông mới trong dạy học trực tuyến cho giáo viên.

22


Việc sử dụng các thiết bị, ứng dụng trong dạy và học trực tuyến có thể là một trong
những vấn đề khó khăn mà giáo viên và học sinh có thể gặp phải. Để khắc phục những khó
khăn đó, nhà trường phải tổ chức những buổi tập huấn về cách truy cập, sử dụng các ứng dụng
đó đến tồn trường. Đối với giáo viên, việc nắm vững các kiến thức dạy học và sử dụng thiết bị
dạy trực tuyến là rất quan trọng. Làm thế nào để qua chiếc màn hình máy tính có thể truyền đạt
được hết kiến thức đến học sinh thật không dễ dàng, cho nên giáo viên là người phải hiểu rõ
nhất về ứng dụng này để có thể giúp học sinh xử lý các tình huống và quản lý lớp trong giờ học.
Bốn là, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức người dạy và người học nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục

Giáo viên cần tăng cường tương tác và trao đổi với học sinh để tạo tâm lý thoải mái và
cảm giác thích thú cho học sinh. Giáo viên cần đa dạng hóa các hình thức giảng dạy và lồng
ghép nhiều hoạt động trong chương trình giảng dạy để tạo hứng thú học tập của học sinh. Như
vậy sẽ tạo môi trường gần gũi, kéo ngắn khoảng cách thầy trò để cho học sinh có cơ hội trình
bày và chia sẻ quan điểm của bản thân, là chỗ dựa tin cậy cho các em chia sẻ những khó khăn,
áp lực mà các em đang phải đối mặt. Môi trường học trực tuyến sẽ không còn là lý do để học
sinh cảm thấy mệt mỏi, chán nản, áp lực bởi những người giáo viên tâm lý, thấu hiểu.
Năm là, phát huy vai trò và sợi dây liên kết giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong
công tác giáo dục tâm lý học sinh, cải thiện chất lượng sức khỏe tâm thần học sinh.
Để thiết lập, duy trì và tăng cường mối liên hệ của Gia đình - Nhà trường – Xã hội thì
vai trị của gia đình là vơ cùng quan trọng. Các bậc cha mẹ cần chủ động xây dựng liên hệ và
thường xuyên duy trì các mối liên lạc thì việc hỗ trợ con học tập và rèn luyện mới đạt hiệu quả.
Đối với xã hội, nên tổ chức các hoạt động sinh hoạt Cộng đồng thường xuyên phù hợp với từng
lứa tuổi, nắm bắt tình hình học sinh trong sự quản lý của mình để có những chính sách thưởng
– phạt hợp lý.
Sự phối hợp của 3 nhân tố trên là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng giáo
dục nhân cách ở học sinh khi học trực tuyến.
3.3. Kết luận và kiến nghị
3.3.1. Kết luận
Qua nghiên cứu này có thể thấy được thực trạng của học sinh trường THPT Phan Châu
Trinh đang trải qua những ảnh hưởng gì đến sức khỏe, đặc biệt là các dấu hiệu như lo lắng, áp
23


lực, lo âu, căng thẳng,…mà độ tuổi các em là độ tuổi rất nhạy cảm. Từ đó hiểu rõ hơn các
nguyên nhân, các vấn đề mà các em đang phải đối mặt trong thời gian học trực tuyến kéo dài.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu đã có cơ hội hiểu hơn về các áp lực và các biện pháp giải tỏa áp
lực tâm lý, các biện pháp đó mang lại hiệu quả thực tiễn.
3.3.2. Kiến nghị
Để các giải pháp phát huy được hiệu quả trong thực tiễn, chúng tôi xin đề xuất một số

kiến nghị như sau:
Đối với Sở giáo dục và đào tạo Đà Nẵng: Là đơn vị đứng đầu các tổ chức giáo dục
của thành phố Đà Nẵng, sở giáo dục và đào tạo cần xây dựng và lên kế hoạch mở các lớp học
bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, đặc biệt là kỹ năng dạy học trực tuyến.
Bên cạnh đó, cần tổ chức các lớp tập huấn về tâm lý học đường, đặc biệt là tập huấn cho giáo
viên chủ nhiệm.
Đối với trường THPT Phan Châu Trinh: Cần triển khai các lớp học bồi dưỡng nâng
cao kỹ năng dạy học trực tuyến cho toàn giáo viên. Ngoài ra cần phải lên kế hoạch, quán triệt
giờ học, giải lao cụ thể cho giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, các trường nên đầu tư một văn
phòng tham vấn tâm lý học đường với tác dụng lâu dài.
Đối với giáo viên: Cần có biện pháp quản lý lớp học hợp lý, thường xuyên quan tâm
đến tình trạng học sinh để có sự hỗ trợ, công tác tâm lý hợp thời, cần tham gia nghiêm túc các
lớp đào tạo các kỹ năng nghiệp vụ.
Đối với phụ huynh học sinh: Đối với phụ huynh cần tạo khơng khí thoải mái, trang bị
đầy đủ thiết bị cho con em đảm bảo việc học trực tuyến được hiệu quả và trao quyền tự do học
tập cho con em. Quan tâm con đúng cách và tránh việc tạo thêm các áp lực khác cho con, nhất
là các em khối 12.
Đối với học sinh: cần sắp xếp thời gian học hợp lý, nghiêm túc học và chủ động trong
các giờ học để đảm bảo kiến thức và có những hình thức giải trí lành mạnh, an tồn trong mùa
dịch. Khi có những vấn đề nên tìm kiếm người mà các em tin tưởng để chia sẻ.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài lần này, chỉ mới dừng lại ở việc mô tả và chỉ ra thực
trạng, những nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp nhằm giảm sự ảnh hưởng sức khỏe tâm
thần của các em trong quá trình học trực tuyến trong thời gian qua.

24


×