Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TIỂU LUẬN tìm HIỂU về nét đặc sắc nổi bật TRONG PHONG CÁCH ỨNG xử của hồ CHÍ MINH vận DỤNG TRONG xây DỰNG văn hóa ỨNG xử ở các CHI bộ ĐẢNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.72 KB, 11 trang )

TÌM HIỂU VỀ NÉT ĐẶC SẮC NỔI BẬT
TRONG PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA HỒ CHÍ MINH – VẬN DỤNG
TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ Ở CÁC CHI BỘ ĐẢNG HIỆN NAY
1. NÉT ĐẶC SẮC TRONG PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH
Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong tồn
bộ di sản vơ giá mà Người để lại cho dân tộc ta; là hệ thống ứng xử xuyên
suốt cuộc đời sự nghiệp cách mạng, thể hiện tầm vóc trí tuệ lớn lao, tình cảm
sâu sắc của Người đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Phong cách ứng
xử Hồ Chí Minh có nguồn cội từ lịch sử từ tư tưởng và thực tiễn của dân tộc,
mang dấu ấn thời đại và phẩm chất cá nhân khơng ngừng kiên trì tự học, tự
rèn luyện mới có được. Đó là sự hài hồ giữa văn hố ứng xử phương Đơng,
phương Tây, trong đó hạt nhân chủ yếu là mục đích vì nhân dân, vì dân tộc và
nhân loại tiến bộ.
Nổi bật trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, trước hết là tính nhất
quán về mục tiêu, nguyên tắc ứng xử. Tính nhất quán về mục tiêu, nguyên tắc
trong phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh được thể rõ trong nhận thức tư
tưởng cũng như trong toàn bộ hoạt động thực tiễn cách mạng phong phú của
mình. Đối với Hồ Chí Minh, dù ở bất cứ ở đâu, trên bất kỳ cương vị nào, mục
tiêu cuối cùng mà Người phấn đấu, hy sinh suốt cuộc đời là độc lập dân tộc,
tự do, ấm no và hạnh phúc của nhân dân. Năm 1946, khi đã ở trên cương vị
Chủ tịch nước, trả lời phỏng vấn các nhà báo nước ngồi Người đã nói: “Tơi
chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn
toàn độc lập, dân ta được hoàn tồn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo


mặc, ai cũng được học hành”1 và “cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi
được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập” là mục tiêu đấu tranh của Hồ Chí
Minh và của cả dân tộc Việt Nam quyết tâm phấn đấu. Mục tiêu nhất quán đó
đã chi phối nguyên tắc ứng xử của Hồ Chí Minh trong mọi hoàn cảnh, điều
kiện.
Trong thực tiễn hoạt động, Hồ Chí Minh ln thực hành theo ngun tắc


“dĩ bất biến, ứng vạn biến”, trong đó “ứng vạn biến” nhưng khơng xa rời, vứt
bỏ cái bất biến. Đó chính là tinh thần biện chứng trong phong cách ứng xử
Hồ Chí Minh. Người đã từng khẳng định: “Mục đích bất di bất dịch của ta
vẫn là hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Nguyên tắc của ta thì phải vững
chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt” 2. Để thực hiện mục đích ấy, khi
thời cơ giành chính quyền đến, Người nhấn mạnh quyết tâm: “Dù hy sinh tới
đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho
được độc lập”. Trước âm mưu chia cắt đất nước của kẻ thù, Hồ Chí Minh vẫn
khẳng định: Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một và "sơng có thể
cạn, núi có thể mịn, song chân lý đó vẫn khơng bao giờ thay đổi”. Khi đế
quốc Mỹ mở rộng chiến tranh, ném bom miền Bắc, Hồ Chí Minh đã khẳng
định rõ quyết tâm của cả dân tộc ta: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10
năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phịng và một số thành phố, xí
nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Khơng có
gì q hơn độc lập, tự do”3. Tuy nhiên, trong q trình lãnh đạo cách mạng,
Người ln căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, khi cần thiết chủ động
đưa ra những điều kiện thoả hiệp, nhưng thoả hiệp phải có ngun tắc, tuyệt
1 Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập.15, tr.627
2 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập.8. tr. 555
3 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập.15, tr.131


nhiên không bao giờ từ bỏ cái “nguyên tắc bất biến” kể cả khi thương lượng
với kẻ thù.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã
vận dụng nguyên tắc này như một phương châm xử thế, để vượt qua mọi khó
khăn, thách thức chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua những giai đoạn
khó khăn nhất. Người đã từng nhiều lần phải kìm nén uất ức trước thái độ
ngang ngược, hống hách của các đối tượng kẻ thù, kiên trì, kiên quyết giữ
vững lập trường cách mạng, nhưng cũng có khi lại rất mềm mỏng, linh hoạt,

lùi một bước, cũng là nhằm để thực hiện cho được mục tiêu nhất quán cao cả
mà trọn đời Người phấn đấu, là độc lập dân tộc, tự do, ấm no, hạnh phúc của
nhân dân, trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Có thể
nói, tính nhất quán về mục tiêu, nguyên tắc trong phong cách ứng xử Hồ Chí
Minh là sự chân thành bình dị, tự nhiên của một vị lãnh tụ, đồng thời cũng là
một cơng bộc của nhân dân, vừa có uy lực lại vừa có sức cuốn hút kỳ lạ.
Người vừa là nhà chính trị sáng suốt, vừa là nhà quân sự thiên tài, khẩn
trương như một chiến sĩ, thanh thản như một triết gia, mềm dẻo mà cương
nghị, cao cả mà thiết thực, giản dị nhưng rất mực thanh tao; quan tâm cái lớn,
nhưng khơng qn cái nhỏ.
Mặt khác, nói đến phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, khơng thể khơng
nói đến phong cách ứng xử của Người đối với nhân dân, bạn bè, đồng chí,
anh em. Phong cách đó của người thể hiện tự nhiên, bình dị, cởi mở, chân
tình, vừa chủ động linh hoạt lại vừa ân cần, tế nhị, bình dị, tự nhiên đến mức
hồn nhiên, làm cho bất cứ ai được gặp Người đều thấy không khí chan hịa,
ấm cúng, thoải mái, khơng cảm thấy sự cách biệt giữa lãnh tụ và quần chúng.
Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh chứa đựng những giá trị nhân văn, nhân bản


của con người, luôn hướng con người vươn tới những điều tốt đẹp của chân,
thiện, mỹ. Khi cần nhắc nhở, Người khơng qn chỉ vẽ tận tình. Khi cần phê
bình, Người rất nghiêm khắc, nhưng rất độ lượng, bao dung, không bao giờ
bao che, nhằm nâng con người lên chứ khơng hạ thấp, vùi dập. Đối với Hồ
Chí Minh, khi tiếp xúc với nhân dân, bạn bè, đồng chí, Người luôn luôn thể
hiện thái độ yêu thương, trân trọng, khoan dung, khiêm nhường và độ lượng
với mọi người. Chính vì vậy mà sức cuốn hút, cảm hóa, cảm phục, ngưỡng
mộ và thôi thúc mọi người hướng tới cái chân, thiện, mỹ trong cuộc sống
cũng như trong công việc. Phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh khơng chỉ
dừng lại ở tình thương yêu, sự quan tâm với các đối tượng trong giao tiếp, mà
nó cịn được thể hiện thơng qua thái độ, hành vi, cử chỉ ân cần mực thước của

chính bản thân Người.
Hồ Chí Minh ln nhắc nhở, “Đối với tất cả mọi người trong các tầng
lớp dân chúng, ta phải có một thái độ mềm dẻo khơn khéo, biết nhân nhượng,
biết trọng nhân cách người ta”4. Đặc biệt, đối với đồng bào theo các tôn giáo,
Người đánh giá cao và trân trọng những giá trị đạo đức tốt đẹp của các tôn
giáo, chỉ ra những giá trị tương đồng giữa đạo đức tôn giáo và đạo đức Cộng
sản qua cách nhìn nhận về những người đã sáng lập ra các tôn giáo. Theo
Người, vấn đề quan trọng cần đạt được trong việc tiếp cận, đối xử với đồng
bào các tôn giáo là phải lôi kéo được quần chúng có đạo vào các hoạt động
thực tiễn, tức là xây dựng xã hội mới chứ không phải sa vào cuộc tranh luận
vơ bổ có cảnh cực lạc trên Thiên Đường hay không. Đối với những người
lầm đường, lạc lối hay đã từng cộng tác với bên kia trận tuyến, Người yêu
cầu “Không nên đào bới những chuyện cũ ra làm án mới. Đối với những
4Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 4, tr.52


người khơng nguy hiểm lắm, thì nên dùng chính sách cảm hố khoan dung” 5.
Nói về Người, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: "Ở con người Hồ Chí
Minh mỗi người đều thấy hiển hiện của nhân vật cao quý nhất, bình dị nhất
và được yêu quý nhất trong gia đình mình... Hồ Chí Minh đã hồn chỉnh với
sự kết hợp đức khơn ngoan của Phật, lịng Bác ái của Chúa, triết học của
Mác, thiên tài cách mạng của Lênin và tình cảm của một chủ gia tộc, tất cả
bao bọc trong một dáng dấp rất tự nhiên”.
Với bản lĩnh chính trị vững vàng và trí tuệ uyên bác, phong cách ứng xử
Hồ Chí Minh vừa tự nhiên, khiêm tốn, chân thành, bình dị, vừa linh hoạt,
biến hóa đã tạo nên sức hấp dẫn, cảm hóa đối với con người, quy tụ được các
bậc yêu nước lão thành, những trí thức lớn rời bỏ cuộc sống vinh hoa để phục
vụ đất nước. Sau một buổi tiếp xúc, Người đã mời và thuyết phục được cụ
Huỳnh Thúc Kháng ra đảm nhiệm việc nước; thuyết phục cụ Bùi Bằng Đoàn,
nguyên Thượng thư Bộ Hình làm Trưởng ban thường vụ Quốc hội, cụ Phan

Kế Toại, nguyên Khâm sai Bắc Kỳ, làm Phó Thủ tướng; và 4 trí thức người
Việt đã thành danh ở Pháp gồm Phạm Quang Lễ (Trần Đại Nghĩa), Trần Hữu
Tước, Võ Q Hn và Võ Đình Quỳnh, đã cảm phục và cùng Người về
nước. Giáo sư Đặng văn Ngữ, một tài năng mà người Pháp, người Nhật,
người Mỹ đều muốn sử dụng, song cảm phục và nghe theo tiếng gọi của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, năm 1949 ơng đã từ Nhật bản về nước tham gia kháng
chiến.
Nói về phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh, một phóng viên người
Pháp nhận định: “Mềm dẻo hay kiên quyết khi cần thiết, nhưng bao giờ cũng
tự chủ và vẫn giữ phong thái Việt Nam, Ông biết đương đầu với những biến
5 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 4, tr.19


động chính trị và lịch sử, đem cái sức toả sáng phi thường và vơ vàn đức tính
cao q của Ông phục vụ sự nghiệp mà Ông là hiện thân”. Thế giới khâm phục
và tơn vinh Hồ Chí Minh khơng chỉ vì Người là anh hùng giải phóng dân tộc,
danh nhân văn hoá, một nhà tư tưởng lớn của cách mạng Việt Nam, mà còn
thừa nhận Người là một nhà lãnh đạo, nhà tổ chức thiên tài với phương pháp
cách mạng đặc biệt hiệu quả, phương châm xử thế đặc biệt nhạy cảm. Nhà báo
Úc Wilfred Burchett, người từng có nhiều cuộc phỏng vấn Hồ Chí Minh, cho
biết: "Cảm giác đầu tiên của tôi là sự thân mật, ấm áp và giản dị. Hồ Chủ tịch
có khả năng khiến người ta thấy nhẹ nhõm ngay từ khoảnh khắc đầu tiên và
trình bày những vấn đề phức tạp nhất chỉ trong vài từ và cử chỉ rõ ràng. Trong
những cuộc gặp gỡ tiếp theo với nhân cách vĩ đại này, sự ấm áp, giản dị, cách
thể hiện rõ ràng xuất phát từ trí tuệ mẫn tiệp và sự thấu hiểu trọn vẹn chủ đề
khiến tơi có ấn tượng vơ cùng sâu sắc”. Ngài Giơn Giơ-lan, Tổng bí thư Đảng
Cộng sản Anh (1969) đã viết: “Được gặp gỡ và nói chuyện với đồng chí Hồ
Chí Minh là một ấn tượng khơng thể nào quên được. Đây là một con người vĩ
đại nhưng khơng bao giờ người tỏ ra mình là một con người vĩ đại. Mặc dầu
những trọng trách phải gánh vác, người vẫn thân ái, nhiệt tình và sơi nổi làm

cho bạn cảm thấy thoải mái ngay”…
Phong cách Hồ Chí Minh nói chung, phong cách ứng xử của Người nói
riêng là tài sản tinh thần vô giá của Đảng, dân tộc ta, là tấm gương sáng để
mỗi người có thể học tập và noi theo. Vì vậy, đẩy mạnh việc học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW của
Bộ Chính trị gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII "Một số
vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" chính là một giải pháp quan
trọng, thiết thực góp phần xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị,


tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Thông qua việc học tập và làm theo phong cách
ứng xử của Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải nêu cao tinh thần
trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, nghiêm túc tự kiểm điểm, tự giác khắc
phục những hạn chế, yếu kém trong ứng xử với các đối tượng trên cương vị,
chức trách được giao. Đồng thời, thực hiện nói đi phải đôi với làm, không
ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống giản dị trong sáng, luôn gắn bó
mật thiết với nhân dân, phấn đấu hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được Đảng và
nhân dân giao phó.
Trong giai đoạn hiện nay, học tập và làm theo phong cách của Hồ Chí
Minh, địi hỏi các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các đoàn
thể quần chúng cần tiếp tục đổi mới và đẩy nạnh giáo dục, nâng cao nhận thức
cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về sự cần thiết phải học tập và làm theo
phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh. Đặc biệt, đối với cán bộ, đảng viên nhất
là cán bộ chủ chốt phải luôn đề cao ý thức, trách nhiệm, tích cực, tự giác tu
dưỡng, rèn luyện, kiên quyết đấu tranh tự khắc phục những hạn chế yếu kém
trong phong cách ứng xử hàng ngày, thực hiện thành nền nếp thường xun,
lời nói phải đi đơi với việc làm, nêu gương sáng trước tập thể; phải thực sự là
người có phẩm chất chính trị trong sáng, đạo đức lối sống trong sạch, lành
mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân, là lực lượng tiên phong đi đầu trong học
tập và làm theo phong cách ứng xử Hồ Chí Minh./.

2. Vận dụng vào xây dựng văn hóa ứng xử trong các chi bộ Đảng hiện
nay
Vận dụng phong cách ứng xử của Bác vào việc xây dựng văn hóa trong
chi bộ
Ứng xử của cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham mưu


Trong quan hệ công tác: tôn trọng, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; phối
hợp, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý;
khách quan, trung thực trong báo cáo, đề xuất, tham gia đóng góp ý kiến cho
công tác tham mưu, quản lý ở lĩnh vực được phân công; chấp hành sự phân
công công tác; gương mẫu về đạo đức, lối sống; kịp thời nắm bắt tâm tư,
nguyện vọng, khả năng của cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý để bố trí, sắp
xếp, giao nhiệm vụ phù hợp; phát huy dân chủ, bình đẳng, khơng phân biệt
đối xử; tạo môi trường và cơ hội để cấp dưới bày tỏ ý kiến, nguyện vọng,
quan điểm; bao dung, tôn trọng và tạo niềm tin đối với cấp dưới; kịp thời
động viên, chia sẽ khó khăn, vướng mắc; đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh
giá khách quan việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật trong thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn; là tấm gương về đạo đức cách mạng, tác phong, tư duy, bản
lĩnh chính trị; lắng nghe ý kiến của cơ sở để kịp thời giải quyết, tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đối với cơng việc: khơng ngừng tích lũy tri thức, nâng cao trình độ chun
mơn, nghiệp vụ; trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong điều hành; giải quyết
công việc đúng quy định; không sách nhiễu, không ưu tiên người thân, khơng
gợi ý tặng q; đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân; kiên quyết đấu
tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, hối lộ, tham nhũng; chịu
trách nhiệm về kết quả và hạn chế của lĩnh vực được phân công phụ trách.
Đối với chính mình: Tn thủ ngun tắc tự phê bình và phê bình; thường
xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng, tư duy, phong cách của người cán bộ
lãnh đạo, quản lý.

Ứng xử của đảng viên, cơng chức nói chung


Trong quan hệ cơng tác: hợp tác hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao; chia
sẻ thông tin, tri thức, kinh nghiệm; tơn trọng, góp ý thẳng thắn, đúng mực;
khơng phân biệt, xúc phạm danh dự đồng nghiệp; bảo đảm sự đồn kết trong
cơ quan, đơn vị; có thái độ lịch sự, đúng mực khi giao tiếp với cơ sở, với các
đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ; tôn trọng ý kiến của cơ sở; thể hiện phong
cách mẫu mực của người đảng viên ở cơ quan và trong cuộc sống.
Đối với công việc: Đảm bảo thời gian làm việc đúng quy định; ln có ý thức
giữ gìn uy tín, danh dự của cơ quan, đơn vị và bản thân; thực hiện kỷ luật
phát ngơn, khơng nói, viết và làm những việc trái với lợi ích của Đảng, Nhà
nước và nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống lại những lời nói và việc làm
sai trái, xuyên tạc, phản động; khi trả lời, phát biểu, bình luận với các cơ quan
truyền thông trong nước và quốc tế mà không được sự ủy quyền của người có
thẩm quyền thì phải nêu rõ việc trả lời đó trên danh nghĩa cá nhân, khơng đại
diện, nhân danh đơn vị, cơ quan và phải chịu trách nhiệm cá nhân về những
thơng tin đó.
Đối với chính mình: Thể hiện trí tuệ, bản lĩnh, trách nhiệm cá nhân và hiệu
quả trong công việc; chủ động cập nhật kiến thức; khơng ngừng học hỏi nâng
cao trình độ chun môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của công việc và sự
nghiệp đổi mới; tích cực đổi mới phương pháp công tác.
Ứng xử với đồng nghiệp
Trong quan hệ công tác: thể hiện thái độ đúng mực trong giao tiếp, ứng xử;
cầu thị khi trao đổi ý kiến, thảo luận trong các cuộc họp; tôn trọng ý kiến và
chấp hành quy định của lãnh đạo đơn vị, quyết định của các cấp lãnh đạo,
quản lý; giữ thái độ khiêm tốn khi trao đổi với cán bộ lãnh đạo, quản lý; có


thái độ hợp tác trong giải quyết công việc; giữa các phịng chia sẻ, giúp đỡ

nhau trong cơng việc; đồn kết, không gây bè phái, chia rẽ nội bộ; xây dựng,
duy trì sự kết nối giữa các đồng chí trong cơ quan và giữa các thế hệ cán bộ
của cơ quan.
Đối với nhiệm vụ học tập, rèn luyện: Tuân thủ nội quy, quy chế, quy định
hiện hành của cơ quan, đơn vị; có tinh thần, thái độ học tập nghiêm túc; tích
cực trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm; chủ động, tích cực khai thác các
nguồn tài liệu phục vụ việc học tập.
Đối với chính mình: thường xun tu dưỡng đạo đức cách mạng, rèn luyện
lối sống, tác phong chuẩn mực; đấu tranh với các tiêu cực trong học tập và
cơng tác; làm tốt nghĩa vụ của mình. Nghĩa vụ được quan niệm như là trách
nhiệm của con người trước người khác, trước xã hội.
Con người sống trong xã hội có nhiều mối quan hệ, trên nhiều lĩnh vực, do
vậy cũng có nhiều nghĩa vụ khác nhau. Trong các mối quan hệ, con người có
nghĩa vụ với gia đình, có nghĩa vụ với quê hương, với đất nước… Trên các
phương diện, con người có nghĩa vụ kinh kế, nghĩa vụ chính trị, nghĩa vụ
pháp luật. Nghĩa vụ kinh tế, trong nền kinh tế thị trường, các đối tác phải thực
hiện trách nhiệm của mình
Có thể nói phong cách ứng xử của Bác là một phương pháp, một phong cách
biểu hiện tư tưởng của Bác trong việc xử lý những sự việc cụ thể, với những
con người cụ thể, kể cả đối với bản thân, đối với vật, đối với việc. Phong
cách ứng xử của Bác hướng cho mọi người đến với chân, thiện, mỹ của cuộc
sống. Giá trị văn hố ứng xử của Bác ln sống mãi với thời gian, là hành


trang quý giá để mỗi cán bộ, đảng viên vận dụng nhằm xây dựng và duy trì
nếp sống văn hóa trong chi bộ.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong phong cách ứng xử, thực hiện
có hiệu quả lời nói đi đơi với việc làm, các cấp cần tiếp tục đổi mới giáo dục,
nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên học tập phong cách ứng xử của
Bác. Đồng thời, tự bản thân của mỗi cán bộ, đảng viên trong từng chi bộ phải

không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách của Bác nhằm xây dựng duy trì nếp sống văn hóa trong chi bộ.
Thực tiễn cho thấy, dù xã hội có vận động phức tạp như thế nào đi chăng nữa,
có trải qua những bước thăng trầm trong lịch sử, nhưng cuối cùng những cái
tốt, những việc làm tốt vẫn được khẳng định.



×