Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

tiểu luận giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hàng hóa gia công xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan cửa khẩu móng cái – cục hải quan tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.56 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
1. Quy định về quản lý hải quan đối với hàng gia cơng xuất nhập khẩu khi Luật
Hải quan 2014 có hiệu lực thi hành (trước ngày 01/01/2015)
2. Quy định về quản lý hải quan đối với với hàng gia công xuất nhập khẩu từ khi
Luật Hải quan 2014 có hiệu lực thi hành (kể từ ngày 01/01/2015)
3. Tình hình quản lý với hàng gia công xuất nhập khẩu Chi cục Hải quan cửa
khẩu Móng Cái – Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh
3.1 . Tình hình nhân sự tại Chi cục Hải quan CK Móng Cái
3.2. Kết quả cơng tác năm 2020
3.3. Kết quả làm thủ tục hải quan đối với với hàng gia công xuất nhập khẩu
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với hàng hóa gia cơng
xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa Khẩu Móng Cái – Cục Hải quan tỉnh Quảng
Ninh
1.1. Tăng cường tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về hải quan
đối với hàng hóa gia cơng XNK.
1.2. Xây dựng hệ thống phần mềm tra cứu văn bản quy phạm pháp luật về thủ
tục hàng gia công.
1.3. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho
cộng đồng doanh nghiệp gia cơng.
2. Hồn thiện tổ chức bộ máy đối với công tác quản lý hàng gia công.
2.1. Kiện toàn bộ máy tổ chức theo yêu cầu quản lý mới.
2.2. Tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan.
3. Đổi mới quy trình thủ tục hải quan đối với hàng gia công XNK.
3.1. Áp dụng triệt để thủ tục hải quan điện tử.
3.2. Áp dụng hiệu quả cơng tác thơng quan trước hàng hóa XNK
3.3. Áp dụng hiệu quả quản lý rủi ro trong công tác phân luồng tờ khai.
4. Tăng cường quản lý thuế.
4.1. Thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan.


4.2. Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra báo cáo quyết tốn hợp đồng gia
cơng.
5. Đẩy mạnh kiểm tra chống buôn lậu và gian lận thương mại, xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hải quan.
5.1. Xây dựng được bộ tiêu chí một số hành vi dễ tiềm ẩn gian lận thương
mại và buôn lậu trước thông quan.
5.2. Xây dựng một cuốn cẩm nang tham khảo về xây dựng định mức nguyên phụ
liệu theo từng ngành nghề gia công
IV. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ


2

1. Giải pháp tại Chi cục Hải quan CK Móng Cái
2. Kiến nghị Chính phủ
3. Kiến nghị Bộ Tài chính và các Bộ, ngành
4. Kiến nghị Tổng cục Hải quan


3

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản lý nhà nước đối với hàng gia công xuất nhập khẩu là sự tác động của các
chủ thể mang quyền lực nhà nước (ở đây là cơ quan hải quan) chủ yếu bằng pháp luật
đến các đối tượng quản lý (là hàng hóa được xuất nhập khẩu nhằm mục đích thực hiện
hợp đồng gia cơng) nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước. Ở đây
ta gọi là quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng gia cơng XNK.
Hàng hóa gia cơng XNK đóng góp vai trị rất quan trọng trong quá trình sản xuất
kinh doanh phát triển nền kinh tế đất nước ta. Gia cơng hàng hóa đã góp phần giải
quyết công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động trong nước. Khi dân số ngày

càng tăng, đất đai canh tác hết năng suất thì chúng ta vẫn còn tồn dư một số lượng lớn
lực lượng lao động trẻ khơng có việc làm ở nơng thơn. Chính các doanh nghiệp thực
hiện gia công quốc tế là chỗ tạo việc làm cho lực lượng lao động dôi dư đang cần việc
này. Ngồi ra, các doanh nghiệp gia cơng có điều kiện tiếp thu công nghệ, kỹ thuật và
các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của các nước tiên tiến trên thế giới, từng bước làm
chủ công nghệ, nâng cao tay nghề, tiết kiệm được vốn vay, mang lại ngoại tệ cho đất
nước. Thông qua hợp đồng gia công kết hợp với nguồn tài nguyên, nguyên liệu vật tư
sẵn có ở trong nước cung ứng cho hợp đồng gia công là một kênh xuất khẩu hàng hóa
trong nước hữu hiệu. Đây thực sự là “một công thực hiện đôi ba việc”. Chính vì thế
cho đến nay qua mấy chục năm phát triển hình thức gia cơng hàng hóa loại hình này
vẫn được Nhà nước ưu đãi không phải chịu thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu,
máy móc thiết bị nhập khẩu phục vụ cho hợp đồng gia công. Đây chính là một ưu đãi
vơ cùng to lớn mà các doanh nghiệp thường lợi dụng ưu đãi nhập hàng về mang danh
nghĩa là gia công nhưng thực chất là để kinh doanh, bán nội địa. Cơ quan hải quan đã
có những bài học kinh nghiệm to lớn khi một số doanh nghiệp núp bóng cơ chế quản
lý ưu đãi cho doanh nghiệp gia công của Nhà nước để buôn lậu, làm lũng đoạn thị
trường trong nước, gây mất cân bằng trong sản xuất hàng hóa trong nước và thất thu
thuế trầm trọng. Việc có một cơ chế quản lý nhà nước đối với hàng XNK gia công là
một yêu cầu cấp bách để Nhà nước không thất thu ngân sách, các doanh nghiệp sản
xuất gia công được hoạt động ở một mơi trường cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động
kinh doanh sản xuất của mình. Ta có thể nhận ra quản lý nhà nước đối với hàng gia
công XNK thực chất là áp dụng trong thực tiễn khoa học quản lý nhà nước. Đối tượng
quản lý ở đây là hàng hóa XNK gia cơng, doanh nghiệp thực hiện gia cơng, chủ thể
quản lý là cơ quan hải quan. Chủ thể và đối tượng hoạt động trong môi trường dựa trên
cơ sở là pháp luật của nhà nước, mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, mục tiêu cơ
quan hải quan là quản lý tốt đối tượng của mình hồn thành nhiệm vụ đã được giao,
nhưng cả chủ thể và đối tượng quản lý đều tổng hịa trong mục đích của Nhà nước là
hướng đến xã hội công bằng, dân giàu, nước mạnh. Do đó nó có đầy đủ các đặc điểm
chung về quản lý nhà nước đồng thời nó có một số đặc điểm riêng đối với đặc thù của
đối tượng quản lý mà ở đây là hàng hóa gia công xuất nhập khẩu. Quản lý nhà nước

đối với hàng gia công xuất nhập khẩu được nghiên cứu như là một đối tượng nghiên


4

cứu của khoa học quản lý. Thực tế khi ta nghiên cứu đối tượng để quản lý, không thể
phụ thuộc vào ý chí chủ quan hay sở thích của cơ quan hải quan mà phải dựa vào các
nguyên tắc xuất phát từ thực tiễn, xuất phát từ các quy luật khách quan và điều kiện cụ
thể của nước ta trong từng giai đoạn phát triển mà đưa ra các biện pháp quản lý thích
hợp. Đó là các quy luật và các vấn đề mang tính quy luật của các mối quan hệ trực tiếp
và gián tiếp giữa các chủ thể tham gia các hoạt động kinh tế đối ngoại này.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới, sự tăng trưởng mạnh mẽ của
thương mại quốc tế và xu hướng tự do hóa thương mại, lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu ngày càng đa dạng. Tồn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội cho nước ta phát triển nền
kinh tế, đem đến cơ hội, việc làm cho người dân, thu hút vốn đầu tư nước ngồi. Tồn
cầu hóa đã giúp nước ta có điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa học
cũng như công nghệ, tổ chức quản lý từ những nước phát triển sang những nước đang
phát triển. Các nước phát triển có xu hướng chuyển giao cơng nghệ, đầu tư, hoặc th
gia cơng hàng hóa ở các nước đang phát triển để tận dụng cơ hội ưu đãi đầu tư về thuế,
nguồn nhân công trẻ và rẻ so để tạo ra những hàng hóa vơ cùng cạnh tranh. Những tập
đoàn lớn trên thế giới mỗi sản phẩm mà họ sản xuất ra có thể gọi là đa xuất xứ. Mục
đích của việc QLNN đối với hàng hóa gia cơng XNK là thực hiện quyền lực nhà nước,
bảo vệ lợi ích quốc gia nên cơ quan hải quan cần có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc
tuân thủ pháp luật, các chế độ, chính sách trong lĩnh vực hải quan và đối tượng quản lý
của hải quan nhằm đạt được mục tiêu của Nhà nước ta là đạt được nguồn thu nhân
sách, tạo công ăn việc làm, ổn định kinh tế, phát huy vai trò của gia cơng hàng hóa
trong nền kinh tế Việt Nam.
Từ đây ta thấy có sự chuyển đổi trong cơ chế quản lý để thích hợp với nền kinh
tế thị trường đồng thời vẫn phải hồn thành tốt vai trị người quản lý nghĩa là người
“trọng tài” khách quan, công bằng trong việc kiểm tra, giám sát nhà nước về hải quan.

Quản lý nhà nước về hải quan giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế đối
ngoại, một mặt phải đảm bảo tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp hoạt động, thúc
đẩy sản xuất trong nước và thu hút đầu tư nước ngồi, góp phần tăng khả năng cạnh
tranh cơng bằng của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, mặt khác phải đảm
bảo nguồn thu ngân sách, chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả.
Theo điều 73 Luật hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014 quy định nội
dung quản lý nhà nước về hải quan bao gồm các nội dung sau:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Hải
quan Việt Nam;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan;
3. Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải quan;
4. Quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan;
5. Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan;
6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý
hải quan hiện đại;


5

7. Thống kê nhà nước về hải quan;
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về
hải quan;
9. Hợp tác quốc tế về hải quan.
10. Theo Luật hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014 quy định Hải quan
Việt Nam có những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Thực hiện kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải:
- Đây là các công việc mà công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của
Luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phương tiện vận tải và là nhiệm vụ quan
trọng nhất và mang tính đặc thù của cơ quan hải quan.
- Tổ chức phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biện giới:

- Việc phát hiện, ngăn ngừa, đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, gian lận
thương mại vừa là mục tiêu cơ bản, vừa là một trong các nhiệm vụ chính của tổ chức
Hải quan Thế giới (WCO) và của Hải quan tất cả quốc gia.
- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
Đây là nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan hải quan, Tổng cục Hải quan chỉ đạo thống
nhất việc thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đồng
thời áp dụng các biện pháp để đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế và các khoản thu khác
theo quy định của pháp luật.
- Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật hải quan và
quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý
nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Ngồi các nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước, cơ quan hải quan cịn
có một nhiệm vụ khác đó là đề xuất, kiến nghị Nhà nước trong việc hoạch định đường
lối, chính sách; tham mưu cho Bộ Tài chính, các Bộ ngành chức năng trong hoạt động
quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
Hàng hóa gia cơng XNK cho thương nhân nước ngồi là một dạng hàng hóa xuất
nhập khẩu do đó nó tất yếu chịu sự quản lý nhà nước về hải quan. Hiện nay nước ta là
một nước có kim ngạch gia cơng hàng hóa lớn với các ngành mũi nhọn như: may mặc,
giày da, điện tử... Trong thời điểm hiện nay Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng
với lực lượng lao động dồi dào, trẻ, khỏe nên nước ta cần phải tận dụng để thu hút đầu
tư nước ngoài vào xây dựng nhà máy sản xuất gia cơng hàng hóa tạo nguồn thu về
ngoại tệ cũng như giải quyết việc làm cho người lao động tại các tỉnh thành trên địa
bàn cả nước nhằm góp phần trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế
nước ta. Đồng thời nhà nước cũng đẩy mạnh khuyến khích các doanh nghiệp trong
nước ký hợp đồng gia cơng hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, nhất là đối với
những mặt hàng điện tử công nghệ cao nhằm học hỏi nâng cao trình độ kỹ thuật đối
với một số hợp đồng gia công công nghệ cao.



6

Quản lý nhà nước về hải quan là một mặt trong quản lý nhà nước về kinh tế,
trong giai đoạn hiện nay mục tiêu cấp thiết mà nhà nước đang đề ra là phát triển nền
kinh tế thị trường có định hướng XHCN, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu hóa, thì
việc giao lưu thương mại ngày càng phát triển với nhiều hình thức đa dạng cho nên
việc quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng gia công xuất nhập khẩu là một tất yếu
khách quan. Ta có thể thấy một số lý do cơ bản như sau:
Thứ nhất, về đối tượng quản lý nhà nước ở đây là tồn bộ hàng hóa xuất nhập
khẩu phục vụ cho hợp đồng gia công được ký kết giữa thương nhân Việt Nam và
thương nhân nước ngoài. Sự phát triển của thời kỳ cơng nghệ cao và tồn cầu hóa đã
mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội tiếp nhận để phát triển nền kinh tế. Các tập
đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới thường sẽ dịch chuyển các nhà máy sản xuất hàng
hóa tới các quốc gia đang phát triển hoặc thuê gia công tại các nước này nhằm hạ giá
thành sản phẩm do tiếp cận được nguồn nhân công lao động rẻ tại những nước này. Ví
dụ như các cơng ty sản xuất quần áo giày dép lớn trên thế giới tại các nước Mỹ hay
Nhật Bản thường th gia cơng tại Việt Nam do có lực lượng lao động trẻ lại khéo léo
nên sản phẩm gia cơng đẹp tỷ lệ hao hụt ít đáp ứng được các u cầu khó tính về sản
phẩm của những nước phát triển. Do đó hàng hóa gia cơng XNK rất nhiều và đa dạng
từ nguyên vật liệu để may các sản phẩm thời trang như quần áo, giày dép, túi xách đến
các thiết bị điện tử, hay chế tác nữ trang từ các kim loại quý, đá quý, thậm chí đóng cả
một con tàu thủy. Nên việc quản lý hải quan đối với hàng gia công XNK là vô cùng
cần thiết. Đặc biệt một số nguyên vật liệu nhập khẩu có sự điều chỉnh của các bộ
ngành liên quan như Ngân hàng Nhà nước đối với hàng hóa là vàng nguyên liệu, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với một số mặt hàng có thể mang đến nguồn
dịch bệnh cần phải qua kiểm dịch khi nhập khẩu vào Việt Nam như các mặt hàng nông
lâm thủy sản: hạt điều, bông, xơ bông tự nhiên, tôm cua cá ...v..v.
Một thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập của Việt Nam trong xu thế tồn
cầu hóa là việc dịch chủn gia cơng các sản phẩm sẽ có tác động xấu đến mơi trường
như thuộc da, luyện thép, hóa chất sang các nước nhận gia cơng là điều khó tránh khỏi,

đây cũng là một phương thức đẩy những bất lợi về môi trường cho các nước đang phất
triển của những nước phát triển. Cho nên chúng ta cần phải có sự quản lý chặt chẽ đối
với các mặt hàng này nhằm đảm bảo vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
hoạt động mà không buông lỏng quản lý.
Theo quy định công ước quốc tế Kyoto và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã
ký kết thì chúng ta giảm bớt theo lộ trình về thuế suất và các đối tượng được miễn thuế
nhập khẩu thì hàng hóa nhận gia cơng nhập khẩu là hình thức mà các doanh nghiệp lợi
dụng hòng trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước đồng thời tạo nên môi
trường kinh doanh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh trong nước đây
chính là mục tiêu cơ bản mà ngành hải quan cần thực hiện tốt.


7

Ngồi ra, các Doanh nghiệp nhận gia cơng cho nước ngồi cũng thuộc đối tượng
quản lý hải quan, tránh tình trạng doanh nghiệp nhập vật tư, nguyên phụ liệu, máy
móc thiết bị mà không sản xuất đem bán vào thị trường nội địa nhằm thu lợi bất chính.
Thứ hai, về phạm vi quản lý đối tượng là hàng hóa xuất nhập khẩu về nguyên tắc
khi đã hoàn thành thủ tục hải quan và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
thì khi ra khỏi địa bàn hải quan thì hang hóa sẽ được tồn quyền định đoạt bởi chủ
hàng. Tuy nhiên, hàng hóa nhập gia cơng tuy đã nhập vào lãnh thổ Việt Nam nhưng
hàng hóa này khơng thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhập khẩu, lúc này nó vẫn thuộc
sở hữu của đối tác nước ngồi th gia công, cho nên xét về mặt quản lý nhà nước nó
vẫn chịu sự quản lý của cơ quan hải quan sau khi đã thông quan và rời khỏi địa bàn
quản lý của cơ quan hải quan vì theo nguyên tắc số hàng hóa là nguyên vật liệu khi đã
thành thành phẩm thì phải xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì mới được hưởng những
ưu đãi về thuế mà nhà nước đã ưu tiên giành cho hàng hóa nhận gia cơng.
Thứ ba, phương pháp quản lý hàng hóa nhận gia cơng nước ngồi về bản chất thì
đây là một loại quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế mà cơ quan Hải quan được
Nhà nước trao quyền để thay mặt Nhà nước thực thi quyền lực Nhà nước theo mục

tiêu mà Nhà nước đã đề ra, thực thi pháp luật của nhà nước trong hoạt động kinh tế
ngoại thương. Vì vậy nhà quản lý cần phải có những phương pháp thích hợp đối với
từng loại đối tượng. Đối tượng của cơ quan hải quan ở đây là các doanh nghiệp thực
hiện gia cơng hàng hóa, thì cơ quan hải quan cũng sẽ có sự phân loại sàng lọc các
doanh nghiệp theo các tiêu chí mà ngành đã đặt ra có sự quản lý thích hợp nhằm tạo
hiệu quả cao. Ví dụ: doanh nghiệp sẽ được phân thành 07 hạng khi doanh nghiệp hoạt
động xuất nhập khẩu sẽ được đánh giá mức độ tuân thủ qua số lượng tờ khai mà doanh
nghiệp thực hiện trong một thời gian nhất định tối thiểu là 365 ngày liên tiếp, để từ đó
cơ quan hải quan có cơ sở đánh gia mức tuân thủ pháp luật nhằm xếp hạng doanh
nghiệp trong mức thang đánh giá. Khi doanh nghiệp ở thứ hạng cao : hạng 1, hạng 2,
hạng 3, là doanh nghiệp ưu tiên chấp hành tốt pháp luật thì sẽ được huởng chính sách
ưu đãi miễn kiểm tra hải quan,nợ thuế và lệ phí trong vịng 30 ngày. Đối với những
doanh nghiệp xếp hạng 5, hạng 6, hạng 7 thì sẽ phải kiểm tra định kỳ để kiểm tra tính
tuân thủ của doanh nghiệp.
Thứ tư, mục tiêu quản lý nhà nước trong lĩnh vực hàng gia công nhằm đạt được
mục tiêu đề ra theo nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về
kinh tế. Quyền lực nhà nước trong hoạt động kinh tế cần được thực thi và đảm bảo
được thực hiện một cách đúng đắn. Đảm bảo được hàng hóa nhập khẩu gia cơng
hưởng ưu đãi về thuế thì chắc chẵn sẽ phải thành sản phẩm xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam, không tiêu thụ trong thị trường nội địa, nếu có việc thẩm lậu hàng hóa tiêu thụ
tại thị trường nội địa sẽ gây bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh, đồng thời gây
thất thu cho ngân sách Nhà nước. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa gia cơng
nhằm đáp ứng mục đích: được chuyển giao công nghệ, tạo công ăn việc làm cho người
lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước.


8

II. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
1. Quy định về quản lý hải quan đối với hàng gia công xuất nhập khẩu khi

Luật Hải quan 2014 có hiệu lực thi hành (trước ngày 01/01/2015):
Năm 2012, tại Chi cục HQCK Móng Cái triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các
Thông tư 222/2009/TT-BTC, Thơng tư 49/2010/TT-BTC, Thơng tư 194/2010/TT-BTC
của Bộ Tài chính, Thơng tư 117/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính, các Quyết định
1608/QĐ-TCHQ, Quyết định 1635/QĐ-TCHQ, Quyết định 2369/QĐ-TCHQ; Tiếp tục
triển khai thực hiện Quyết định số 1179/QĐ-TCHQ ngày 17/6/2009, Quyết định số
1279/QĐ-TCHQ ngày 25/6/2009, Quyết định số 2344/QĐ-TCHQ ngày 25/10/2011…
và các quy trình nghiệp vụ khác có liên quan. Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng
mắc phát sinh trong q trình thực hiện để xin ý kiến hướng dẫn xử lý.
Năm 2013, Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các Thông tư 196/2012/TTBTC, Thông tư 15/2012/TT-BTC, Thông tư 49/2010/TT-BTC, Thông tư 194/2010/TTBTC của Bộ tài chính, các Quyết định 1608/QĐ-TCHQ, Quyết định 1635/QĐ-TCHQ,
Quyết định 3046/QĐ-TCHQ; Quyết định 3125/QĐ-TCHQ… và các quy trình nghiệp
vụ khác có liên quan.
- Thực hiện thủ tục hải quan điện tử Phiên bản 4.0 theo Nghị định số
87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính Phủ và Thơng tư 196/2012/TT-BTC ngày
15/11/2012 của Bộ Tài Chính Triển khai thực hiện Luật quản lý thuế sửa đổi bổ sung
và các văn bản hướng dẫn.
- Tập huấn để chuẩn bị triển khai Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013
thay thế cho Thông tư 194/2010/TT-BTC của Bộ tài chính.
- Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực
hiện để xin ý kiến hướng dẫn xử lý.
- Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Lãnh đạo các cấp, triển khai một cách kịp
thời để hồn thành tốt vai trị quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng gia công xuất
nhập khẩu.
- Thủ tục hải quan thuận lợi qua việc cho doanh nghiệp khai báo hải quan điện
tử, thông quan hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân lực và tăng
doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp; đồng thời nâng cao được hiệu quả quản lý của
ngành và đơn vị.
Năm 2014, Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời Thông tư số 13/2014/TT-BTC
ngày 21/01/2014, Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014, Thông tư số
29/2014/TT-BTC ngày 26/02/2014, Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 của

Bộ Tài chính; Quyết định số 2510/QĐ-BTC ngày 30/9/2014 của Bộ Tài chính, Quyết
định số 998/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Quyết định số 2926/QĐ-TCHQ ngày
06/10/2014 của Tổng cục Hảỉ quan và các quy trình nghiệp vụ có liên quan.
- Thực hiện Luật Quản lý thuế sửa đổi bổ sung và các văn bản hướng dẫn.
- Triển khai Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS tại Chi cục từ ngày
23/6/2014.


9

- Thực hiện thanh khoản loại hình gia cơng, sản xuất xuất khẩu trên hệ thống
theo công văn số 11909/TCHQ-GSQL ngày 01/10/2014 của Tổng cục Hải quan.
2. Quy định về quản lý hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu thực hiện
gia cơng cho thương nhân nước ngồi giai đoạn từ khi Luật Hải quan 2014 có
hiệu lực thi hành (kể từ ngày 01/01/2015):
Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày
23/06/2014; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày
26/11/2014; NĐ 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015; Thông tư số 38/2015/TT-BTC
ngày 25/03/2015; Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; Quyết định 1966/QĐTCHQ ngày 10/07/2015; Chỉ thị số 8369/CT-TCHQ ngày 15/09/2015 của Tổng Cục
Hải quan ...và các quy trình nghiệp vụ khác có liên quan.
- Tổ chức phổ biến và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện khai báo thủ tục hải
quan tại Hệ thống thơng quan tự động VNACCS/VCIS, góp phần thơng quan hàng hóa
nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân lực cho doanh nghiệp đồng thời nâng
cao được hiệu quả quản lý của ngành và đơn vị.
Năm 2016, Tiếp tục tuyên truyền và triển khai thực hiện Luật Hải quan số
54/2014/QH13, Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015, Luật số 106/2016/QH13
sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế Giá trị gia tăng, Luật Thuế Tiêu thụ đặc
biệt và Luật Quản lý Thuế, Luật số 107/2016/QH13 Luật Thuế Xuất khẩu, Thuế nhập
khẩu, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan.
- Triển khai thực hiện Nghị định số 134/2016/NĐ- CP ngày 01/9/2016 v/v qui

định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,
Nghị định 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016, Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày
01/9/2016.
- Triển khai thực hiện Quyết định 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2016 v/v ban hành
quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Quyết định số
1780/QĐ-TCHQ ngày 17/6/2016 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình
hồn thuế, khơng thu thuế, xét giảm thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Cập nhật phổ biến kịp thời và đầy đủ cho CBCC trong đội những chính sách,
văn bản mới đến tồn thể cán bộ công chức thông qua các buổi họp đội hàng tuần
đồng thời tuyên truyền việc chấp hành kỷ luật kỷ cương của Ngành, đơn vị. Đưa các
văn bản lên mạng Netoffice và hướng dẫn cho cán bộ, công chức trong đơn vị nghiên
cứu, nắm vững nội dung, nghiệp vụ, hiểu được nhiệm vụ chính trị của Ngành, phấn
đấu hồn thành nhiệm vụ được giao.
- Niêm yết thông báo công khai, kịp thời các văn bản mới tại địa điểm làm thủ
tục hải quan để doanh nghiệp biết và thực hiện. Thông báo công khai tại nơi làm thủ
tục số điện thoại của Lãnh đạo Chi cục, Cán bộ Đội để Doanh nghiệp có thể liên hệ
giải đáp vướng mắc cũng như tuyên truyền và hỗ trợ thủ tục hải quan cho doanh
nghiệp. Thành lập Tổ tư vấn hướng dẫn, giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp.


10

Sơ đồ quy trình thủ tục hiện nay đang áp dụng tại Chi cục:
Doanh nghiệp

Hải Quan

Thông báo cơ sở sản xuất, hợp đồng
gia công đã ký kết


Kiểm tra cơ sở sản xuất, Tiếp nhận nhận
hợp đồng gia công

Xây dựng định mức tiêu hao
NVL, VT sản xuất

Kiểm tra cơ sở sản xuất.

nhập khẩu NVL, VT sản xuất, máy móc
thiết bị gia công thuê hoặc mượn và xuất
khẩu thành phẩm

Tiếp nhận hợp đơng gia
cơng
Nhập khẩu NVL, VT sản xuất, máy
móc thiết bị thuê

Thực hiện thủ nhập khẩu NVL, VT sản xuất, máy móc thiết bị gia cơng th hoặc
Thựcthành
hiện thủ
tục kiểm tra báo cáo
mượn và xuất khẩu sản phẩm
phẩm
quyết toán

Tổ chức sản xuất

Xuất Khẩu sản phẩm trả đối tác

Thực hiện thủ tục với các phương án xử

lý NVL, VT dư thừa, Máy móc thiết bị
Thực hiện thủ tụcth
kiểmhoặc
tra báo
cáo Quyết tốn hợp
mượng.
đồngê hoặc mượn. Quyết toán hơp
quyếtđồng.
toán

Thực
- Nộp báo
cáo hiện
quyếtthủ
toántục với các phương án xử lý NVL, VT dư thừa, Máy móc thiết bị
- Xử lý NVL, VT dư thừa
thuê
- Thanh khoản hợp đồng


11

- Kiểm tra cơ sở sản xuất, cơ sở thực hiện gia cơng;
- Kiểm tra tình hình sử dụng ngun liệu, vật tư nhập khẩu;
- Kiểm tra tình hình sử dụng máy móc, thiết bị thuê, mượn nhập khẩu;
- Tiếp nhận báo cáo quyết toán và kiểm tra báo cáo quyết toán.
Như vậy, so sánh quy định hiện hành tại Luật Hải quan 2014, Nghị định số
08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị
định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018; Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày
25/3/2015 đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính

với các quy định trước đây thì thủ tục hải quan đối với loại hình nhập khẩu ngun
liệu để gia cơng hàng hóa cho thương nhân nước ngoài đã thay đổi đáng kể, nhiều thủ
tục đã được cắt giảm, như:
- Thông báo hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công;
- Thông báo định mức, điều chỉnh định mức (nếu có);
- Thơng báo mã ngun liệu, vật tư nhập khẩu, mã sản phẩm xuất khẩu;
- Thanh khoản hợp đồng gia công;
- Thanh khoản tờ khai nhập khẩu.
Doanh nhiệp, cá nhân thực hiện gia công tự xây dựng định mức và lưu giữ tài
liệu liên quan đến xây dựng định mức (kể cả định mức điều chỉnh nếu có); Hệ thống
hải quan điện tử hiện nay đã thực hiện việc tiếp nhận thông báo cơ sở sản xuất, năng
lực sản xuất, báo cáo quyết toán và cập nhật các kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất, năng
lực sản xuất, kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên vật liệu, kiểm tra báo cáo
quyết toán; Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS cho phép tự động thanh
khoản hợp đồng gia công; cơ quan Hải quan áp dụng biện pháp quản lý rủi ro để đánh
giá, kiểm tra doanh nghiệp khi có nghi vấn, có dấu hiệu vi phạm.
Tuy nhiên, doanh nghiệp thực hiện loại hình gia cơng phải thực hiện nộp báo cáo
quyết tốn theo quy định tại Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 đã
được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Bản chất của quy định nêu trên là: yêu cầu doanh nghiệp thực hiện báo cáo quyết
tốn năm tài chính nhằm mục đích để doanh nghiệp theo dõi liên tục và kiểm soát việc
sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; mặt khác báo cáo quyết toán là nguồn dữ liệu
để cơ quan Hải quan kiểm tra đối chiếu, so sánh với sổ sách kế toán, chứng từ nhập xuất - tồn kho và số liệu xuất nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan.
Tuy nhiên thực tế thủ tục báo cáo quyết toán năm tài chính đối với loại hình gia
cơng nêu trên đã tồn tại một số khó khăn vướng mắc cho cả doanh nghiệp lẫn công
chức hải quan thừa hành, cụ thể là:
- Doanh nghiệp chưa hiểu rõ mục đích, nguyên tắc và cách thức lập báo cáo
quyết tốn năm tài chính;
- Cán bộ, công chức hải quan thừa hành chưa được trang bị kiến thức nghiệp vụ
liên quan nên dẫn đến chưa hướng dẫn được cho doanh nghiệp thực hiện và chưa có



12

phương pháp tổ chức thực hiện kiểm tra báo cáo quyết tốn năm tài chính của doanh
nghiệp.
- Đối với hợp đồng gia công thời hạn thực hiện trên 1 năm, thậm trí kéo dài đến 5
năm nếu báo cáo năm tài chính theo hợp đồng thì trên 1 năm hoặc trên 5 năm doanh
nghiệp mới phải thực hiện báo cáo; như vậy sẽ không đúng với quy định hiện hành về
báo cáo quyết tốn năm tài chính mà doanh nghiệp phải thực hiện.
- Thủ tục xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế thải; máy móc, thiết bị
thuê, mượn chưa được quy định cụ thể và rõ ràng.
3. Tình hình quản lý hàng gia cơng SXXK tại Chi cục Hải quan cửa khẩu
Móng Cái – Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh:
3.1. Tình hình nhân sự tại Chi cục Hải quan CK Móng Cái:
Chi cục Hải quan CK Móng Cái thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo quy định tại
quyết định số 4292/QĐ-TCHQ ngày 12/12/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý
nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh;
tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; phịng
chống bn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phịng
chống ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt động theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
số 12/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chỉnh phủ tại cửa khẩu Bắc Luân, cửa khẩu Ka
Long.
Với tổng số cán bộ, công chức và người lao động là 108 người (Lãnh đạo Chi cục: 04
người; Lãnh đạo cấp Tổ, Đội: 13 người; công chức chuyên môn: 77 người; Nhân viên hợp
đồng lao động Nghị định số 68 là 11 người và hợp đồng định suất là 03 người).
Chi cục được tổ chức thành 05 Đội/Tổ gồm:
+ Đội Tổng hợp (01 Đội trưởng, 01 Phó Đội trưởng, 12 cơng chức và người lao động)
+ Đội Thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu (01 Đội trưởng, 02 Phó Đội trưởng, 10 cơng

chức)
+ Tổ kiểm sốt Hải quan (01 Đội trưởng, 01 Phó Đội trưởng, 06 cơng chức và huấn
luyện viên chó nghiệp vụ)
+ Đội Kiểm tra giám sát hải quan số 1 (01 Đội trưởng, 02 Phó Đội trưởng, 47 cơng
chức và người lao động).
+ Đội Kiểm tra giám sát hải quan số 2 (01 Đội trưởng, 02 Phó Đội trưởng và 16 cơng
chức và người lao động)
Chi cục bố trí cán bộ cơng chức có năng lực, có trình độ tại các bước theo Quy trình
thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đảm bảo cán bộ công chức làm
nghiệp vụ từ các khâu, các bước đến lãnh đạo Đội/Chi cục nắm vững kỹ năng, thuần thục
thao tác của Hệ thống thông quan điện tử và cơ chế một cửa quốc gia (gọi tắc là
VNACCS/VCIS) từ đó đã đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan, đồng thời góp
phần tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp ổn định kinh doanh và phát triển .
3.2. Kết quả công tác năm 2020:


13

- Đã làm thủ tục qua Hệ thống VNACCS/VCIS cho 44.370 tờ khai các loại hình với
kim ngạch đạt 2,8 tỷ USD, ↓21% về tờ khai và ↓45% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó:
+ Kim ngạch XK đạt 1,2 tỷ USD, ↓27% (tương đương ↓453 triệu USD) so với cùng
kỳ năm trước.
+ Kim ngạch NK đạt 1,6 tỷ USD, ↓53% (tương đương ↓1,8 tỷ USD) so với cùng kỳ
năm trước.
- Có 719 doanh nghiệp làm thủ tục Hải quan ↓3% (23 Doanh nghiệp) so với cùng kỳ
năm trước ( Doanh nghiệp trong tỉnh là 256 Doanh nghiệp, ngồi tỉnh là 463 Doanh
nghiệp).
- Cơng tác kiểm tra sau thông quan:
+ Chi cục thường xuyên phân công công chức trong Tổ kiểm tra sau thông quan chủ

động kết xuất, rà soát số liệu tờ khai luồng xanh phát sinh qua chi cục để phân tích, thu thập
thơng tin những mặt hàng có dấu hiệu rủi ro về phân loại và áp dụng mức thuế để kịp thời
báo cáo, đề xuất Lãnh đạo Chi cục Ban hành Quyết định kiểm tra sau thông quan.
+ Thực hiện các báo cáo định kỳ, đột xuất theo đúng quy định;
+ Thực hiện kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch Tổng cục, kiểm tra sau thơng
quan theo quy trình 575/QĐ-TCHQ ngày 21/3/2019. Triển khai kiểm tra sau thông quan
theo quy định mới tại thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy
định về thủ tục Hải quan, kiểm tra giám sát; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Tăng cường KTSTQ đối với hồ sơ luồng xanh thuộc diện nghi vấn về mã số theo
Quyết định số 583/QĐ-TCHQ ngày 22/3/2019.
+ Thực hiện rà sốt tờ khai có nghi vấn khai sai mã số, thuế suất, điều kiện hưởng
thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thu thập, phân tích thơng tin phục vụ công tác kiểm tra sau
thông quan theo quy định.
Kết quả:
* Đã ra quyết định và tiến hành kiểm tra sau thông quan: 26 cuộc
* Số quyết định ấn định thuế: 229 triệu đồng đạt 104% về số lượt kiểm tra và 183%
về số tiền truy thu, ấn định do Cục Hải quan tỉnh giao.
- Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kiểm soát ma tuý; kiểm
soát hải quan:
Ngay từ đầu năm đã xây dựng phương án phịng, chống bn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả; kiểm soát ma tuý; kiểm soát hải quan. Chi cục chủ động tích cực triển khai
nhiều biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh ngăn chặn, tập trung triển khai lực lượng kiểm tra,
kiểm soát địa bàn, đối tượng trọng điểm thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.
Theo Nghị định 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính Phủ và Nghị định số
12/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
01/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về địa bàn kiểm soát của Chi cục Hải quan cửa
khẩu Móng Cái giáp với Trung Quốc , có đường biên giới trên biển và đất liền dài hơn



14

70 km và các cửa khẩu Bắc Luân, cửa khẩu Ka Long. Với đặc điểm địa hình ở phía bắc là
đồi núi, địa hình thoải dần ra biển với có 50 km đường bờ biển. Địa hình có dạng đồi núi,
trung du và ven biển, bị chia cắt khá phức tạp, hình thành 3 vùng rõ rệt là vùng núi cao phía
Bắc, vùng trung du ven biển và vùng hải đảo . Móng Cái là thành phố cửa khẩu nằm dọc
theo bờ biển, hầu hết dân cư sinh sống dọc theo đới bờ, trên hạ lưu các con sông cùng với
nhiều đường mòn, lối mở, đời sống cư dân biên giới cịn nhiều khó khăn, trình độ dân trí
thấp nên rất dễ bị các đối tượng buôn bán vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới lơi
kéo, dụ dỗ; cùng với điều kiện đi lại khó khăn cũng hạn chế nhiều trong công tác tuyên
truyền, vận động quần chúng nhân dân tố giác buôn lậu cũng như không tiếp tay cho các
hoạt động bn bán, vận chủn hàng hóa trái phép qua biên giới.
Kết quả cụ thể: Từ 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020.
* Tổng số vụ bắt giữ xử lý: 31 vụ, trị giá: 1,2 tỷ đồng; phạt VPHC: 148 triệu đồng (đạt
155% về số vụ chỉ tiêu TCHQ giao, 124% chỉ tiêu Cục HQQN giao; đạt 162% về trị giá so
với chỉ tiêu TCHQ giao, 106% về trị giá so với chỉ tiêu Cục HQQN giao; giảm 6% về trị giá
so với cùng kỳ năm 2019);
* Gian lận thương mại: 06 vụ; Ấn định thuế: 381 triệu đồng, phạt VPHC: 213 triệu
đồng; Đạt 120% chỉ tiêu Cục HQQN giao (TCHQ không giao).
* Phối hợp bắt giữ: 03 vụ; Đạt 300% chỉ tiêu TCHQ giao (01 vụ); đạt 150% về chỉ
tiêu của Cục HQQN giao (02 vụ), năm trước không giao chỉ tiêu này.
* Trị giá phối hợp: 45 triệu đồng, đạt 113% chỉ tiêu Tổng cục và Cục HQQN giao.
* Khởi tố hình sự: 00 vụ, đạt 0% so với chỉ tiêu TCHQ và Cục Hải quan tỉnh giao.
* Chuyển cơ quan khác đề nghị khởi tố: 01 vụ, (TCHQ và Cục HQQN không giao chỉ
tiêu này). Trên địa bàn Chi cục được giao quản lý không phát sinh vụ việc nghiêm trọng,
điểm nóng.
- Cơng tác quản lý rủi ro (QLRR): Thực hiện thu thập thông tin doanh nghiệp, từ
nguồn thông tin cấp trên cung cấp, của doanh nghiệp cung cấp bổ sung, các cơ quan thuế
cung cấp để bổ sung hồ sơ doanh nghiệp. Hoàn thành tất cả các chỉ tiêu QLRR được giao.
Tỷ lệ phân luồng: luồng xanh chiếm 36% (↓2%), luồng vàng chiếm 56% (↑6%), luồng đỏ

chiếm 8% (↓4%) so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ phát hiện vi phạm qua công tác phân
luồng, chuyển luồng, dừng thông quan đột xuất 28%. Thu thập thông tin 589 doanh nghiệp,
29 Đại lý làm thủ tục HQ, 02 cửa hàng miễn thuế, 16 DN kinh doanh kho, bãi, cảng, 166
người/phương tiện XNC; thu thập bổ sung thông tin đối với 399 doanh nghiệp.
Thông qua hoạt động XNK, tiến hành phân tích, đánh giá xếp loại để sàng lọc các
doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro, báo cáo đưa vào diện quản lý, áp dụng tiêu chí phân tích;
báo cáo định kỳ về đánh giá áp dụng hiệu quả quản lý rủi ro, cập nhật thông tin các việc vi
phạm và báo cáo đúng thời gian quy định, góp phần trong việc phân tích đánh giá rủi ro
trong toàn Cục.
3.3. Kết quả làm thủ tục hải quan đối với hàng gia công:
- Đăng ký 11.546 tờ khai hàng gia công SXXK. Kim ngạch 14.890.367 USD.


15

Cơng tác tiếp nhận báo cáo quyết tốn: Trong năm đã tiếp nhận hồ sơ quyết tốn
năm tài chính 2019 của các Doanh nghiệp nộp: gồm 04 hồ sơ báo cáo quyết toán, đã tham
mưu lãnh đạo Cục ra quyết định và tiến hành kiểm tra tại trụ sở Doanh nghiệp: 01 doanh
nghiệp, qua kiểm tra đã có kết luận, thực hiện ấn định thuế: 30.515.944 đồng; xử phạt vi
phạm hành chính 01 doanh nghiệp với tổng số tiền, 6.303.189 đồng. Đồng thời đã kịp thời
chỉ ra các thiếu sót để doanh nghiệp khắc phục, chấp hành tốt quy định của pháp luật.
Trong năm đã đã giám sát tiêu hủy phế liệu hết số phế liệu dư thừa trong quá trình sản
xuất hàng gia cơng.


16

III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chi cục Cửa khẩu Móng Cái là chi cục trực thuộc Cục tỉnh Quảng Ninh, cho nên
mục tiêu tổng quát của chi cục hướng tới cũng nhất quán theo định hướng của Cục Hải

quan tỉnh. Tuy nhiên với đặc thù đối tượng quản lý của chi cục nên sẽ có một số những
giải pháp cụ thể mà chi cục cần đẩy mạnh thực hiện để hoàn thành theo mục tiêu
chung của tồn Cục.
Trong đó có một số chỉ tiêu chủ yếu như sau:
Các thủ tục hải quan được triển khai theo mơ hình thủ tục hải quan điện tử thực
hiện 24/7 tại mọi nơi, mọi lúc, sẵn sàng trên các thiết bị công nghệ để đẩy nhanh thơng
quan hàng hố và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất là trong những mùa cao điểm
về xuất nhập khẩu hàng hóa theo thời vụ.
+ Thời gian thơng quan hàng hóa dưới 08 giờ đối với hàng xuất khẩu, dưới 24
giờ đối với hàng nhập khẩu.
+ Tỷ lệ phân luồng: Luồng xanh tối thiểu (≥) 70%, luồng vàng không quá (≤)
25%, luồng đỏ không quá (≤) 5%.
+ Sự hài lòng của khách hàng đối với thủ tục hải quan tại chi cục đạt 80% trở lên.
+ 90% công chức trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tại Chi cục đạt chuẩn năng lực
cấp độ
+ Thành thạo nghiệp vụ trên cơ sở nghiên cứu khung năng lực lĩnh vực Giám sát
quản lý và Thuế xuất nhập khẩu.
+ 100% các hoạt động quản lý điều hành, các giao dịch văn bản với các cơ quan
bên ngoài được xử lý bằng ứng dụng công nghệ thông tin.
+ Thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008
+ Thực hiện phối hợp tốt với các cơ quan ban ngành liên quan như: kho bạc, chi
cục thuế, sở kế hoạch và đầu tư nhằm quản lý tốt các doanh nghiệp thực hiện gia cơng
hàng hóa do Chi cục quản lý.
1. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với hàng hóa gia cơng
xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa Khẩu Móng Cái – Cục Hải quan tỉnh
Quảng Ninh
1.1. Tăng cường tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về hải
quan đối với hàng hóa gia cơng XNK.
1.2. Xây dựng hệ thống phần mềm tra cứu văn bản quy phạm pháp luật về
thủ tục hàng gia công.

Để đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa nhận gia
cơng cho thương nhân nước ngồi đối với cơ quan hải quan, đồng thời, hạn chế những
vướng mắc trong quá trình quản lý Nhà nước về hải quan đối với hàng hóa nhận gia
cơng cho nước ngồi cần đảm bảo thực hiện tốt các quy định tại luật hải quan và các
thông tư nghị định hướng dẫn liên quan. Hệ thống hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu pháp
luật quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng gia công XNK, đưa lên mạng trực


17

tuyến, tạo thuận lợi cho việc tra cứu, áp dụng, xử lý trong công tác chuyên môn nghiệp
vụ hàng ngày cho CBCC.
Các bước xử lý nghiệp vụ của công chức phải có quy trình cụ thể và tn thủ
theo pháp luật đảm bảo việc giải quyết các phát sinh vướng mắc dựa trên cơ sở pháp
luật. Thực hiện tốt việc báo cáo trao đổi nghiệp vụ giải quyết những khó khăn vướng
mắc theo Net office, hạn chế văn bản giấy lòng vòng, tốn nhiều thời gian của cơ quan
hải quan và doanh nghiệp. Lợi ích dự kiến của biện pháp:
Nâng cao tính tn thủ pháp luật trong quy trình nghiệp vụ hải quan. Đáp ứng
mục tiêu “ chuyên nghiệp – minh bạch – hiệu quả” mà ngành Hải quan hướng tới.
1.3. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan
cho cộng đồng doanh nghiệp gia công.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật về quản lý hàng gia công
XNK mọi nơi mọi lúc. Các văn bản hướng dẫn thủ tục phải được công khai niêm yết
tại trụ sở của chi cục tại chỗ doanh nghiệp có thể dễ thấy, dễ tìm.
Xây dựng một bộ tiêu chí chuẩn đối với thủ tục hải quan hàng hóa gia cơng XNK
và cơng khai trên trên website của Cục Hải quan TPHCM áp dụng cho mọi doanh
nghiệp, để doanh nghiệp có thể dễ dàng tham khảo và đối chiếu quy định xem mình đã
đáp ứng được chưa, đồng thời nên có cơng chức phụ trách trả lời trực tuyến trên
website mọi thắc mắc của doanh nghiệp.
Lợi ích dự kiến đạt được của biện pháp:

- Tiết kiệm thời gian cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan.
- Cải thiện hình ảnh của cơ quan hải quan đối với cộng đồng doanh nghiệp và xã
hội.
2. Hoàn thiện tổ chức quản lý hàng gia cơng.
2.1. Kiện tồn bộ máy tổ chức theo yêu cầu quản lý mới.
Về tổ chức bộ máy tại chi cục hải quan gia công cần phải đáp ứng một số tiêu chí
sau:
- Sẽ kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy đáp ứng các u cầu quản lý hải quan
hiện đại, có quy mơ phù hợp với khối lượng công việc nghiệp vụ phát sinh hàng ngày
theo nguyên tắc gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả.
- Các đội nghiệp vụ phụ trách và theo dõi doanh nghiệp từ khâu nghiệp vụ đầu
tiên tới khâu cuối cùng, và có sự phối kết hợp tốt giữa các bộ phận với nhau.
- Đảm bảo sự quản lý theo cơ chế thống nhất đảm bảo từ cán bộ lãnh đạo chi cục
xuống tới từng cá nhân công chức thừa hành.
- Đồng thời bám sát yêu cầu về thực tế cơng việc, quy mơ, tính chất hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu gia công, đặc thù, điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn thành
phố để đưa ra những tiêu chí để thống nhất mơ hình tổ chức các vị trí cơng tác của
cơng chức ( vị trí trọng điểm yêu cầu nhiều kinh nghiệm: như công chức quyết tốn,
cơng chức thực hiện xử lý vi phạm) với mục tiêu xây dựng bộ máy phù hợp, hiệu quả,
đáp ứng u cầu cải cách hiện đại hóa, hướng tới mơ hình xử lý tập trung.


18

- Áp dụng phương pháp quản lý nguồn nhân lực hiện đại thơng qua việc phân
tích cơng việc, xây dựng mô tả chức danh công việc chung, bộ tiêu chuẩn năng lực;
xây dựng cơ chế quản lý, cập nhật và sử dụng các bảng mô tả công việc, bộ tiêu chuẩn
năng lực; thực hiện việc rà sốt, đánh giá tồn bộ đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu
cầu chức danh công việc; triển khai việc xây dựng các hệ thống trợ giúp hoạt động
quản lý nguồn nhân lực.

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý nhân sự theo hướng tự động hóa một số
cơng việc nhằm quản lý nguồn nhân lực sau khi tổ chức, sắp xếp mỗi khi có đợt ln
chủn cán bộ cơng chức.
2.2. Tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan.
- Phân tích nhu cầu đào tạo của cán bộ, cơng chức chi cục và tiến hành bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ theo đúng yêu cầu của công việc; đa dạng hóa các loại hình đào
tạo; xây dựng và áp dụng những chính sách đãi ngộ hợp lý tạo động lực thúc đẩy cán
bộ, cơng chức tự giác tích cực đi học để nâng cao trình độ; xây dựng cơ chế đánh giá
kết quả đào tạo để nâng cao chất lượng dạy và học.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai một số chương trình đào tạo trọng điểm nhằm
phục vụ cho cơng tác hiện đại hóa ngành.
- Tăng cường đào tạo phổ cập nghiệp vụ, đào tạo chuyên sâu, cập nhật kiến thức,
kinh nghiệm, kỹ năng kiểm tra sau thông quan cho tất cả các công chức.
- Việc sắp xếp nhân sự hợp lý phân công đúng người đúng chỗ tạo hiệu quả cao
trong công việc, tạo động lực làm việc cho cán bộ cơng chức.
3.. Đổi mới quy trình thủ tục hải quan đối với hàng gia công XNK.
3.1. Áp dụng triệt để thủ tục hải quan điện tử.
Đẩy mạnh hồn thiện khai báo trước các chỉ tiêu thơng tin của tờ khai trên hệ
thống dữ liệu điện tử. Việc khai báo trước tờ khai xuất nhập khẩu nhằm giúp cho
doanh nghiệp chủ động khai trước thông tin chi tiết của các chứng từ liên quan đến lô
hàng xuất khẩu, nhập khẩu trước khi hàng về đến cảng. Do vậy, cơ quan hải quan cũng
có thời gian, điều kiện phân tích thơng tin của lơ hàng, hạn chế một cách tối thiểu
những rủi ro cho công tác quản lý nhằm giảm thời gian thơng quan, giải phóng hàng
cho doanh nghiệp, tránh các chi phí phát sinh. Tuy nhiên phạm vi các thông tin của lô
hàng doanh nghiệp được phép khai báo trước còn hạn chế, do thủ tục hải quan điện tử
chưa được kết nối đồng bộ với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan nên thông tin khai
trước chủ yếu là căn cứ vào các chứng từ của hồ sơ hải quan. Do vậy, thủ tục hải quan
điện tử cần phải được hoàn thiện sớm, kết nối với các đơn vị có liên quan để việc khai
báo trước chủ động hơn, tự động hóa hơn, nâng cao hiệu quả xử lý thông tin đầu vào
cho cơ quan hải quan, tránh rủi ro do doanh nghiệp mang lại do thiếu những thơng tin

dữ liệu về hàng hóa. Giảm chứng từ thương mại trong hồ sơ xuất nhập khẩu là một
trong những yêu cầu hàng đầu của thủ tục hải quan điện tử. Đây cũng là một khâu
trong công tác cải cách thủ tục hành chính nói chung, thủ tục hải quan điện tử nói
riêng rất được quan tâm. Doanh nghiệp chỉ phải cung cấp một lần các chứng từ; kết


19

nối với hệ thống thông tin của các bộ ngành, đơn vị liên quan, kể cả các nước ASEAN
để chủ động lấy thông tin về lô hàng XNK, dần dần bỏ việc yêu cầu doanh nghiệp
cung cấp chứng từ; đơn giản hóa về nội dung, giảm thiểu về số lượng chứng từ trong
bộ hồ sơ hải quan.
3.2. Áp dụng hiệu quả cơng tác thơng quan trước hàng hóa XNK
Áp dụng hiệu quả cơng tác thơng quan trước hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
trước đối với các doanh nghiệp ưu tiên. Những doanh nghiệp đủ điều kiện được công
nhận doanh nghiệp ưu tiên phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, báo cáo tài
chính hàng năm đánh giá hoạt động kinh doanh có hiệu quả, hạ tầng kỹ thuật ứng dụng
công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu trao đổi dữ liệu điện tử giữa doanh nghiệp và cơ
quan hải quan, kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu cao đồng thời có q trình gia
cơng trên 5 năm. Do đó, để nâng cao hiệu quả cơng tác thơng quan trước hàng hóa
xuất nhập khẩu cần xây dựng hệ thống các văn bản quy định về hải quan đối với các
doanh nghiệp ưu tiên, đồng thời cần hồn thiện mơ hình thủ tục hải quan điện tử xử lý
tập trung dữ liệu tại tất cả các khâu nghiệp vụ về thuế, giá, mã hàng hóa, chính sach
quản lý, quản lý rủi ro và xử lý vi phạm.
3.3. Áp dụng hiệu quả quản lý rủi ro trong công tác phân luồng tờ khai.
Áp dụng Danh mục rủi ro trong quản lý rủi ro đối với hàng hố gia cơng XNK;
ứng dụng kỹ thuật hồ sơ quản lý rủi ro làm nền tảng cho quá trình áp dụng quản lý rủi
ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hố gia cơng XNK; áp dụng kết quả phân tích,
đánh giá rủi ro trong việc phân luồng kiểm tra và chỉ dẫn rủi ro phục vụ kiểm tra trong
thủ tục hải quan đối với hàng hố gia cơng XNK. Sử dụng có hiệu quản những hệ

thống thông tin rủi ro cơ bản được áp dụng chung của Tổng cục hải quan. Ngoài ra với
đặc trưng của loại hình hàng hóa gia cơng XNK, Chi cục cần chủ động xây dựng thêm
bộ tiêu chí quản lý rủi ro của riêng mặt hàng gia công xuất nhập khẩu ví dụ như: từng
doanh nghiệp xây dựng được hồ sơ lịch sử hoạt động: mặt hàng công ty thường gia
công, đối tác gia công, số lượng tờ khai trung bình hàng tháng, tuyến đường vận
chuyển của mỗi hợp đồng, số lượng, trọng lượng của các mặt hàng đóng trong cơng cụ
vận chủn chun dụng là bao nhiêu để phát hiện những dấu hiệu bất thường trong
khai báo điện tử của doanh nghiệp. Từ đó sẽ có sự phân luồng tờ khai chuẩn xác.
Chuẩn hóa các chỉ dẫn, cảnh báo đối với hàng gia công do đặc thù hàng hóa miễn
thuế nên rất dễ bị các doanh nghiệp lợi dụng để trốn thuế hoặc bn lậu.
Lợi ích dự kiến đạt được của biện pháp:
- Giảm thời gian, chi phí, nhân lực trong q trình làm thủ tục hải quan, kiểm tra,
kiểm soát hải quan.
- Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hải quan hiện đại, phát huy tối đa
những ưu điểm của hoạt động thông quan điện tử.
4. Tăng cường quản lý thuế.
4.1. Thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan.


20

Theo yêu cầu của chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, các doanh nghiệp
được ưu tiên tối đa về thủ tục hải quan và thời gian thông quan. Hiện nay 80% tờ khai
đăng ký tại Chi cục là miễn kiểm tra, cho nên doanh nghiệp rất dễ trà trộn bn lậu,
gian lận qua đó có nguy cơ tăng nhanh nếu Chi cục khơng có các biện pháp răn đe,
phịng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả. Kiểm tra sau thông quan được coi là hàng rào
cuối cùng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại. Để làm tốt công tác
kiểm tra sau thông quan, Chi cục cần tập trung:
- Điều tra cơ bản doanh nghiệp làm thủ tục trên địa bàn để phân tích, tổng hợp,
đánh giá tình hình, đặc biệt đối với doanh nghiệp có các lô hàng luồng xanh;

- Đối chiếu giữa các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, sản xuất
tương tự, cùng ngành hàng, nhóm hàng, mặt hàng để phân tích, đánh giá;
- Nắm tình hình hoạt động của doanh nghiệp, việc tuân thủ luật pháp của doanh
nghiệp qua thơng tin của các nguồn trong và ngồi ngành ( chi cục thuế địa phương,
quản lý thị trường)...
- Thực hiện tốt cơng tác thu thập, phân tích thơng tin; rà soát, kiểm tra thường
xuyên, kịp thời phát hiện các đối tượng, có dấu hiệu nghi vấn, có nhiều khả năng xảy
ra gian lận để tổ chức kiểm tra; nhanh chóng ra quyết định ấn định thuế và xử lý theo
quy định đối với các trường hợp phát hiện gian lận.
- Thường xuyên trao đổi với các phòng nghiệp vụ của Cục Kiểm tra sau thông
quan, các Chi cục Kiểm tra sau thông quan của các Tỉnh, Thành phố khác để thu thập
thông tin, tham khảo phương pháp, cách thức xử lý, và đúc rút bài học kinh nghiệm.
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong Cục như: Quản lý rủi ro, Đội
Kiểm soát hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan, các Chi cục thông quan để chia
sẻ thông tin, phối hợp xử lý và hỗ trợ lẫn nhau. Đặc biệt thông tin quản lý rủi ro hỗ trợ
tích cực cho hoạt động kiểm tra sau thông quan bằng việc đưa ra các cảnh báo, chỉ dẫn
về tình hình chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp để có cơ sở tiến hành kiểm tra
sau thơng quan có trọng tâm, trọng điểm.
Lợi ích dự kiến đạt được của biện pháp:
- Góp phần hạn chế các hành vi gian lận, trốn thuế của doanh nghiệp. Phát hiện
kịp thời các sai sót trong việc thực hiện nghiệp vụ của các Chi cục Hải quan và công
chức hải quan qua đó để kịp thời thực hiện hành động phòng ngừa, khắc phục.
- Phát hiện được những doanh nghiệp có nghi vấn trên cơ sở rà sốt có tập trung
sau thông quan. Phát hiện được những doanh nghiệp nhập nhiều mà không xuất, nhập
hàng không đúng với hợp đồng.v..v.. Nâng cao hiệu quả của quản lý hải quan.
4.2. Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra báo cáo quyết tốn hợp đồng
gia cơng.
- Tổ chức phân loại doanh nghiệp theo nhóm ngành nghề gia cơng để theo dõi.
- Áp dụng quản lý rủi ro kiểm tra theo dõi doanh trên hệ thống phần mềm có thể
tra cứu theo một số tiêu chí cụ thể như:



21


Số lượng tờ khai nhập khẩu ( nhiều hay ít, lượng hàng nhập về,
mặt hàng có phải là loại nguyên phụ liệu để sản xuất hàng mà doanh nghiệp
thường gia cơng hay khơng..) để xác định được doanh nghiệp có thực sự gia
cơng sản xuất hay chỉ là núp bóng gia công để trốn thuế.

Trong chu kỳ sản xuất ( thường tối đa là 1 quý) doanh nghiệp đã
xuất khẩu được lơ hàng nào hay chưa; nếu chưa có thì sẽ thực hiện tiếp bước
kiểm tra cơ sở sản xuất để xác minh xem doanh nghiệp có hoạt động sản xuất
hay không.

Năng lực sản xuất theo thông báo kiểm tra cơ sở sản xuất chỉ là mức nhỏ
vừa, số lượng máy may và công nhân dưới 100 nhưng lượng nguyên phụ liệu nhập
khẩu về nhiều, ồ ạt tương đương với những doanh nghiệp gia cơng có năng lực sản
xuất lớn. Có những doanh nghiệp chỉ trong vài tuần nhập về hàng chục container vải,
không thấy nhập nguyên phụ liệu may mặc khác.

Khi gần hết chu kỳ sản xuất, tờ khai xuất khẩu số lượng lớn. Lợi
dụng chính sách miễn kiểm tra thực tế hàng hóa doanh nghiệp có thể xuất
khống để giải quyết số lượng NVL, VT còn tồn đọng, trốn tránh nghĩa vụ thuế.

Việc kiểm tra nơi lưu giữ NVL nằm ngoài khu vực sản xuất được
thực hiện khi phát hiện có dấu hiệu nghi vấn tổ chức, cá nhân không lưu giữ
NVL tại địa điểm đã thông báo với cơ quan Hải quan.

Đối với việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho NVL, máy móc,

thiết bị và hàng hố XK, mục đích của việc kiểm tra này là để xác định NVL
NK được sử dụng vào đúng mục đích gia cơng, hay khơng và để ngăn chặn
gian lận thương mại, trốn thuế.Nắm được 100% thời gian kết thúc hợp đồng
của doanh nghiệp. Khi gần hết thời hạn quyết tốn cần phải đơn đốc kịp thời
doanh nghiệp nộp phương án xử lý nguyên vật liệu vật tư dư thừa với cơ quan
hải quan.
Lợi ích dự kiến của biện pháp:
- Đảm bảo thời gian kiểm tra báo cáo quyết tốn đối với những hợp đồng lớn,
kiểm tra chính xác số liệu do cơng chức có sự cập nhật hàng ngày.
- Hạn chế được số lượng hợp đồng chưa quyết tốn do làm tốt cơng tác theo dõi
doanh nghiệp để kịp thời đôn đốc nhắc nhở.
5. Đẩy mạnh kiểm tra chống buôn lậu và gian lận thương mại, xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hải quan.
5.1. Xây dựng được bộ tiêu chí một số hành vi dễ tiềm ẩn gian lận
thương mại và buôn lậu trước thông quan.
Địa bàn hoạt động của Chi cục bao gồm nhiều cửa khẩu, cảng, sân bay, bưu điện,
một số kho CFS, kho công ty đối với hàng chuyển tiếp và xuất nhập khẩu tại chỗ… Do
địa bàn rộng nên công tác kiểm sốt hải quan gặp một số khó khăn nhất định do lực
lượng mỏng cho nên cần phải có sự sàng lọc thông tin tốt để phát hiện kịp thời những


22

bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp. Một số hành vi cần cảnh báo ngay đề
xuất các biện pháp kiểm tra ngăn chặn kịp thời:

Kim ngạch XNK tăng bất thường, nhập khẩu ồ ạt nguyên liệu nhiều hơn
so với năng lực sản xuấttiềm ẩn nguy cơ nhập tiêu thụ nội địa.

Tuyến đường vận chuyển khác biệt so với lịch sử tiềm ẩn nguy cơ

khai sai mặt hàng.

Cân đối giữa trọng lượng của lơ hàng và số lượng hàng hóa khai báo
nhằm tránh khai gian giảm số lượng, chủng loại.

Không khai báo rõ ràng nhãn hàng hóanguy cơ tiềm ẩn về vi phạm sở
hữu trí tuệ.

Thường xuyên hủy tờ khai luồng đỏ, khai tờ khai khác hoặc chia nhỏ số
lượng để được luồng xanh (miễn kiểm tra thực tế) Tiềm ẩn khai sai mặt hàng.

Doanh nghiệp thường xuyên không quyết toán đúng hạngian lận trong
định mức và sử dụng NVL, VT
5.2. Xây dựng một cuốn cẩm nang tham khảo về xây dựng định mức nguyên
phụ liệu theo từng ngành nghề gia công
- - Xây dựng cuốn cẩm nang về định mức: phân loại theo ngành nghề sản xuất
chung mà doanh nghiệp hay gia công như: may mặc, giày da, gia công trang sức để
xây dựng định mức tương đối chung và chuẩn nhất về số lượng nguyên vật liệu vật tư
tiêu hao khi hình thành nên một sản phẩm. Ví dụ khi kiểm tra định mức may mặc, giày
dép phải chú ý tiêu chí tính size của thị trường Châu Âu, Châu Á, hay Châu Mỹ sẽ có
sự xê dịch nhất định theo quy chuẩn đối với từng thị trường. Thường thì size các nước
châu á sẽ nhỏ hơn các nước Châu Âu và Mỹ đây chính là điểm doanh nghiệp hay lợi
dụng để trục lợi về nguyên phụ liệu sản xuất.
- Tập hợp tất cả những phương thức mà doanh nghiệp gian lận trong tính tốn
định mức đã từng phát hiện tại chi cục.


23

IV. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

1. Giải pháp tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái:
Để triển khai phương thức quản lý hải quan mới, trong bối cảnh thủ tục hải quan
được đơn giản tối đa thì vấn đề theo dõi, quản lý doanh nghiệp như thế nào cho phù
hợp đang là bài tốn khó cho cơ quan Hải quan. Hiện tại, Chi cục Hải quan CK Móng
Cái đã phân cơng cơng chức theo dõi doanh nghiệp; theo đó, cơng chức được phân
cơng theo dõi doanh nghiệp có trách nhiệm thu thập thơng tin, phân tích, đánh giá
thơng tin, xếp loại doanh nghiệp thuộc đối tượng rủi ro cao để đưa vào danh sách kiểm
tra tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại trụ sở doanh nghiệp.
Để triển khai quản lý, theo dõi doanh nghiệp có trọng tâm, trọng điểm mang lại
hiệu quả cao, Chi cục đã thực hiện theo đúng hướng dẫn tại quy trình ban hành kèm
theo Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ; công tác theo dõi, thu thập thông tin liên quan
đến doanh nghiệp cũng được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Một trong những thay đổi để đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan trong giai đoạn hiện
nay đối với loại hình gia cơng là cần tăng cường năng lực quản lý của cơ quan hải quan
đối với các loại hình này. Nếu trước đây việc kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu của
doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phần mềm hỗ trợ thanh khoản/quyết
toán giữa hai đầu hải quan và doanh nghiệp thì hiện nay cơ quan Hải quan khơng cịn
cơng cụ để hỗ trợ việc cân đối lượng nguyên vật liệu nhập khẩu để gia cơng, sản xuất
hàng hóa xuất khẩu. Để thực sự kiểm soát được việc doanh nghiệp có sử dụng ngun vật
liệu vào đúng mục đích gia công, không gian lận, trốn thuế, cơ quan Hải quan phải sử
dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, nhiều kỹ năng, kinh nghiệm mới có thể quản lý được.
Trong khi năng lực, trình độ của cán bộ cơng chức cịn hạn chế, không đồng đều, việc
luân chuyển cán bộ công chức giữa các đơn vị trong Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh diễn
ra thường xuyên dẫn đến việc quản lý, theo dõi hoạt động gia công không liên tục.
Nhằm tránh trường hợp việc theo dõi doanh nghiệp hoạt động gia công bị gián
đoạn, khơng liên tục ảnh hưởng đến q trình đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh
nghiệp, ngoài việc tăng cường năng lực quản lý thì việc xây dựng kế hoạch, nội dung
tự đào tạo nghiệp vụ tại chỗ cho các cán bộ công chức hải quan được luân chủn
nhận nhiệm vụ quản lý loại hình gia cơng ln luôn được Chi cục quan tâm.
Tăng cường công tác kiểm tra, nắm tình hình triển khai các quy định mới tại Luật

Hải quan và các văn bản hướng dẫn có liên quan đối với loại hình gia cơng tại nội bộ
Chi cục và các doanh nghiệp trong địa bàn quản lý để thống nhất cách hiểu cũng như
kịp thời chấn chỉnh những doanh nghiệp làm chưa đúng, chấn chỉnh những cán bộ
cơng chức cịn gây phiền hà, sách nhiễu cho doanh nghiệp.
2. Đối với Bộ Tài chính
- Hồn thiện cơ chế chính sách pháp luật làm cơ sở cho hoạt động quản lý nhà
nước về hải quan đối với hàng hóa gia cơng XNK.


24

- Xây dựng cơ chế thực hiện chính sách pháp luật Nhà nước phải đồng bộ trên tất
cả các địa phương trong cả nước.
- Cần có sự phối hợp thơng tin tốt giữa các đơn vị trong cùng Bộ Tài chính: phối
hợp tốt giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục hải quan; kho bạc nhà nước ở các địa phương
giúp công tác thu ngân sách đạt hiệu quả cao đồng thời tránh tình trạng cơ quan hải
quan khơng nắm được thông tin doanh nghiệp tại địa phương.
- Đẩy nhanh và mạnh quá trình ứng dụng của cơ chế một cửa quốc gia.
3. Đối với Ngành Hải quan
Gia cơng hàng hóa vốn là một lợi thế của Việt Nam nhằm giải quyết công ăn việc
làm cho người lao động; thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ngoại tệ về cho đất nước.
Trong những năm gần đây hàng hóa gia cơng XNK chiếm tỷ lệ 1/3 kim ngạch XNK
của cả nước đã mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, ngành hải quan và xã hội. Để
tạo một môi trường thuận lợi để doanh nghiệp làm ăn phát triển thể hiện rõ sự cần
thiết, yêu cầu hiện đại hóa ngành hải quan, yêu cầu của xã hội và yêu cầu hội nhập
quốc tế. Việc quyết tâm thực hiện hiện đại hóa trong thủ tục hành chính thể hiện nỗ
lực, thiện chí của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, là một trong những yếu
tố, cơ sở để Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới. Ngành hải quan cần
nỗ lực:
+Hồn thiện về cơ chế, chính sách giải quyết thủ tục;

+Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin
+Biện pháp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
+Biện pháp hoàn thiện cơ chế phối kết hợp giữa ngành Hải quan và các
Bộ, Ngành có liên quan
+Biện pháp xây dựng đối tác Hải quan - Doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục
hải quan điện tử.
+Áp dụng các công cụ hỗ trợ hoạt động thông quan điện tử được hiệu quả
(Quản lý rủi ro, Kiểm tra sau thông quan)
+Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan
cho cộng đồng doanh nghiệp.
+Ứng dụng có hiệu quả cơng nghệ thơng tin vào hoạt động nghiệp vụ hải quan.
4. Đối với Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh
- Cần có kế hoạch đào tạo một số cán bộ chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm tra
doanh nghiệp gia công ( cán bộ am hiểu về kế tốn doanh nghiệp) để làm tốt cơng tác
kiểm tra báo cáo quyết toán và kiểm tra tại cơ sở sản xuất.
- Đẩy nhanh quá trình thực hiện dịch vụ cơng trực tuyến tại từng chi cục để có sự
phối hợp tốt trong cơng tác quản lý hàng hóa tại địa bàn hải quan.
- Đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng với yêu cầu của hiện đại hóa
ngành hải quan.


25

Tài liệu tham khảo
1. Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14.
2. Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính Phủ Quy định chi
tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
3. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016.
4. Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính Phủ Quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

5. Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014.
6. Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát
hải quan; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi Nghị định số
08/2015/NĐ-CP.
7. Thơng tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về
thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản
lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thơng tư số 39/2018/TT-BTC ngày
20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thơng tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài
chính.
8. Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015 của Tổng cục Hải quan ban
hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.


×