Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Nghiên cứu công tác quản lý hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng hoá tại chi cục hải quan cửa khẩu móng cái Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





NGUYỄN MẠNH CƯỜNG


NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ðỘNG
TẠM NHẬP TÁI XUẤT HÀNG HÓA TẠI CHI CỤC HẢI
QUAN C
ỬA KHẨU MÓNG CÁI – QUẢNG NINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH



Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.05


Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Tất Thắng




HÀ NỘI – 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………



i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và chưa từng ñược sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Nguyễn Mạnh Cường
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

ii
LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của mình, ngoài sự
nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình của nhiều
cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp ñỡ, chỉ bảo
tận tình của các thầy, cô giáo khoa Quản trị kinh doanh; Ban quản lý ðào tạo
– Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội; ñặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận
tình của thầy giáo TS. Nguyễn Tất Thắng ñã trực tiếp hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Tổ, ðội, Chi cục Hải
quan Móng Cái ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu
thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Qua ñây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn ñối với gia ñình và bạn bè ñã
giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tác giả luận văn



Nguyễn Mạnh Cường
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình, sơ ñồ, hộp ix
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số vấn ñề chung về quản lý 4
2.1.2 Tầm quan trọng, vai trò của công tác quản lý hoạt ñộng tạm nhập
tái xuất hàng hóa 6
2.1.3 ðặc ñiểm công tác quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái xuất hàng hóa 8
2.1.4 Thủ tục hải quan ñối với hàng tạm nhập tái xuất 8
2.1.5 Nội dung công tác quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái xuất hàng hóa 19
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt ñộng tạm nhập
tái xuất hàng hóa 24
2.2 Cơ sở thực tiễn 26
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

iv
2.2.1 Chủ trương, chính sách về công tác quản lý hoạt ñộng tạm nhập
tái xuất của Hải quan
26
2.2.2 Tình hình công tác quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái xuất hàng hóa
tại các Cửa khẩu tại Việt Nam
28
2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho ñịa bàn 38
3 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 40
3.1.1 Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh 40
3.1.2 ðiều kiện tự nhiên thành phố Móng Cái 42
3.1.3 Khái quát về chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái – Quảng Ninh 43
3.2 Phương pháp nghiên cứu 49
3.2.1 Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu 49
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 49

3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 51
3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 52
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53
4.1 Thực trạng công tác quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái xuất hàng
hóa tại chi cục hải quan Móng Cái - Quảng Ninh
53
4.1.1 Một số quy ñịnh trong công tác quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái
xuất hàng hóa tại chi cục hải quan cửa khẩu Móng Cái
53
4.1.2 Tổ chức bộ máy của cục hải quan Quảng Ninh và chi cục Hải
quan cửa khẩu Móng Cái 59
4.1.3 Tổ chức và nội dung thực hiện quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái
xuất hàng hóa
63
4.1.4 Kết quả công tác quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái xuất hàng hóa
của chi cục hải quan 66
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

v

4.1.5 Công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý hoạt ñộng tạm nhập
tái xuất hàng hóa tại chi cục hải quan
71
4.1.6 ðánh giá công tác quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái xuất hàng hóa
tại chi cục hải quan
73
4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt ñộng
tạm nhập tái xuất hàng hóa tại chi cục hải quan
80
4.2.1 Bối cảnh kinh tế xã hội, sự hội nhập, trình ñộ dân trí, sự phức tạp

của các loại hàng hóa
80
4.2.2 Quy ñịnh, chủ trương 81
4.2.3 ðầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, kho tàng 81
4.2.4 Trình ñộ quản lý của cán bộ 81
4.2.5 Tổ chức bộ máy 82
4.2.6 Công tác kiểm tra, giám sát 82
4.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái
xuất hàng hóa tại chi cục hải quan
83
4.3.1 Quan ñiểm, ñịnh hướng 83
4.3.2 Các giải pháp 84
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96
5.1 Kết luận 96
5.2 Kiến nghị 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 100

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DN: Doanh nghiệp
GTGT: Giá trị gia tăng.
NSNN: Ngân sách nhà nước.
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TNTX: Tạm nhập tái xuất

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………


vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh 40
3.2 Các ñơn vị hành chính trực thuộc thành phố Móng Cái 42
3.3 Trình ñộ cán bộ, công chức tại Chi cục HQ cửa khẩu Móng Cái 47
3.4 Năng lực cơ sở vật chất phục vụ hoạt ñộng quản lý hoạt ñộng tạm
nhập tái xuất hàng hóa, năm 2012
48
3.5 Số phiếu ñiều tra ở các nhóm ñối tượng 50
4.1 Văn bản hướng dẫn về hoạt ñộng tạm nhập tái xuất hàng hóa 54
4.2 Văn bản hướng dẫn về tờ khai hải quan 56
4.3 Văn bản hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính 57
4.4 Nội dung quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái xuất tại chi cục hải
quan cửa khẩu Móng Cái 65
4.5 Các chủng loại mặt hàng ñược quản lý tại chi cục Hải quan cửa
khẩu Móng Cái, 2012
67
4.6 Tình hình hoạt ñộng tạm nhập tái xuất hàng hóa tại cửa khẩu
Móng Cái, 2011 - 2012
68
4.7 Thống kê mặt hàng kinh doanh TNTX ñược chi cục Hải quan
cửa khẩu Móng Cái quản lý, 2012
70
4.8 Số lượng doanh nghiệp hoạt ñộng TNTX và công tác tiếp nhận
hồ sơ hải quan liên quan tới TNTX qua 3 năm

71
4.9 Công tác thanh tra, kiểm tra TNTX qua 3 năm 72
4.10 ðánh giá của doanh nghiệp về công tác quản lý hoạt ñộng TNTX
hàng hóa của chi cục hải quan cửa khẩu Móng Cái
73
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

viii
4.11 ðánh giá của doanh nghiệp về năng lực của cán bộ hải quan
trong công tác quản lý hoạt ñộng TNTX của chi cục
74
4.12 Tự ñánh giá của cán bộ hải quan trong công tác quản lý hoạt
ñộng TNTX hàng hóa 76

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

ix
DANH MỤC HÌNH, SƠ ðỒ, HỘP



Sơ ñồ 4.1 Tổ chức bộ máy cục hải quan Quảng Ninh 60
Sơ ñồ 4.2 Tổ chức bộ máy chi cục hải quan cửa khẩu Móng Cái - Quảng
Ninh
62
Sơ ñồ 4.3 Quy trình tiếp nhận và phản hồi về thủ tục hồ sơ và hàng hóa
TNTX của doanh nghiệp tại dây chuyền ñội thủ tục 1 và 2 – chi
cục cửa khẩu Móng Cái – Quảng Ninh.
64
Hộp 4.1 Ý kiến của cán bộ chi cục về quy trình tiếp hồ sơ và hàng hóa

quản lý hoạt ñộng TNTX tại chi cục cửa khẩu Móng Cái
65
Hình 4.1 Hàng hóa tạm nhập ñang ñược làm thủ tục tái xuất qua khu
kinh tế cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh
66
Hộp 4.2 Ý kiến của cán bộ hải quan về hiệu quả xã hội do hoạt ñộng
TNTX mang lại
77
Hộp 4.3 Ý kiến của doanh nghiệp về quản lý hoạt ñộng TNTX tại chi
cục
82

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
ðể khuyến khích hoạt ñộng xuất xuất khẩu nhằm mục tiêu phát triển
kinh tế ñồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao ñộng, khai thác nguồn
nguyên liệu sẵn có trong nước, từ những năm ñầu của thập niên trước Nhà
nước ñã có những chính sách ưu ñãi ñối với hoạt ñộng xuất nhập khẩu. Công
tác quản lý hải quan ñối với hoạt ñộng xuất nhập khẩu luôn ñược cải tiến và
tăng cường thể hiện vai trò qua các văn bản quy ñịnh và việc tổ chức thực
hiện, tuy vậy hoạt ñộng này vẫn còn nhiều bất cập.
Mới ñây, ngày 18/02/2013, Bộ công thương ñã ban hành thông tư số
05/2013/TT-BCT quy ñịnh về hoạt ñộng kinh doanh tạm nhập tái xuất một số
loại hàng hóa. ðây là một văn bản hướng dẫn mới và có tính hướng dẫn cụ
thể chi tiết kèm theo các danh mục hàng hóa ñược phép kinh doanh tạm nhập

tái xuất.
Nằm ở phía ñông bắc của Quảng Ninh, Móng Cái là một thành phố có vị
trí ñịa lý vô cùng thuận lợi cho việc phát triển mạnh về du lịch, dịch vụ và
thương mại. Móng Cái có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng
hoà nhân dân Trung Hoa, từ khi có chính sách mở cửa thông thương giữa hai
nước vùng biên giới Việt - Trung, hoạt ñộng xuất nhập khẩu không ngừng
tăng lên. Trên ñịa bàn thành phố Móng Cái kim ngạch xuất nhập khẩu hàng
năm tăng với tốc ñộ cao năm sau cao hơn năm trước, trong ñó lượng hàng hoá
xuất nhập khẩu theo loại hình tạm nhập tái xuất qua cửa khẩu Móng Cái
chiếm từ 60 - 72%. Hoạt ñộng xuất nhập khẩu không những tăng nhanh về
kim ngạch mà còn ña dạng về chủng loại sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
Riêng về hoạt ñộng tạm nhập tái xuất tại chi cục hải quan cửa khẩu
Móng Cái, công tác quản lý cũng ñã và ñang ñược quan tâm sát sao. Tuy
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

2

nhiên, hiện vẫn còn hiện tượng các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của các quy
ñịnh về tạm nhập tái xuất ñể không thực hiện tái xuất hoặc buôn lậu hàng hóa
qua cửa khẩu gây không ít khó khăn cho công tác quản lý của chi cục.
Tổng quan các công trình nghiên cứu cũng chưa thấy ñề cập nhiều
về vấn ñề này, nhất là khi mới có thêm thông tư số 05/2013/TT-BCT
hướng dẫn chỉ thị 23/TTg về tăng cường quản lý hàng TNTX, chuyển
khẩu và gửi kho ngoại.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi thấy vấn ñề “Nghiên cứu công tác
quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái xuất hàng hoá tại Chi cục Hải quan cửa
khẩu Móng Cái - Quảng Ninh” hiện nay ñây là một yêu cầu cấp bách. ðiều
ñó ñã gợi ý cho tôi thực hiện nghiên cứu ñề tài này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái xuất
hàng hóa tại chi cục hải quan cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh, trên cơ sở ñó
ñề xuất giải pháp hoàn thiện công tác này tại cơ quan nghiên cứu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá làm rõ một số cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản
lý hoạt ñộng tạm nhập tái xuất hàng hóa.
- ðánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái xuất hàng
hóa tại chi cục hải quan cửa khẩu Móng Cái – Quảng Ninh, từ ñó chỉ rõ yếu tố
ảnh hưởng ñến công tác này.
- ðề xuất giải pháp quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái xuất hàng hóa ñể
công tác này ñược tốt và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái xuất hàng hóa tại chi cục hải
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

3

quan cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh.
ðối tượng khảo sát: ðể nghiên cứu chúng tôi tiến hành ñiều tra các cán
bộ quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái xuất hàng hóa và các doanh nghiệp, cá
nhân có liên quan tới hoạt ñộng này.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý hoạt ñộng tạm nhập
tái xuất hàng hóa tại chi cục hải quan cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại chi cục hải quan cửa khẩu Móng
Cái - Quảng Ninh.
- Phạm vi thời gian:
+ Thông tin số liệu liên quan ñến các công tác quản lý hoạt ñộng tạm
nhập tái xuất hàng hóa tại chi cục hải quan Cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh

trong các năm 2010, 2011, 2012.
+ Thời gian thực hiện ñề tài: Năm 2011 - 2013.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

4

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số vấn ñề chung về quản lý
2.1.1.1 Khái niệm về quản lý
Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản lý thường ñược hiểu là chủ trì
hay phụ trách một công việc nào ñó.
- Theo Fayel: "Quản lý là một hoạt ñộng mà mọi tổ chức (gia ñình,
doanh nghiệp, chính phủ) ñều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ
chức, chỉ ñạo, ñiều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch,
tổ chức, chỉ ñạo ñiều chỉnh và kiểm soát ấy”.
- Theo Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt
giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu ñã ñịnh".
- Theo Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất
của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành ñộng; kiểm chứng nó không nằm
ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích".
Như chúng ta ñều biết, quản lý thực chất cũng là một hành vi, ñã là
hành vi thì phải có người gây ra và người chịu tác ñộng. Tiếp theo cần có mục
ñích của hành vi, ñặt ra câu hỏi tại sao làm như vậy? Do ñó, ñể hình thành nên
hoạt ñộng quản lý trước tiên cần có chủ thể quản lý: nói rõ ai là người quản
lý? Sau ñó cần xác ñịnh ñối tượng quản lý: quản lý cái gì? Cuối cùng cần xác
ñịnh mục ñích quản lý: quản lý vì cái gì?
Có ñược 3 yếu tố trên nghĩa là có ñược ñiều kiện cơ bản ñể hình thành
nên hoạt ñộng quản lý. ðồng thời cần chú ý rằng, bất cứ hoạt ñộng quản lý

nào cũng không phải là hoạt ñộng ñộc lập, nó cần ñược tiến hành trong môi
trường, ñiều kiện nhất ñịnh nào ñó.
Với những phân tích trên mọi hoạt ñộng quản lý ñều phải do 4 yếu tố
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

5

cơ bản sau cấu thành: Chủ thể quản lý, trả lời câu hỏi: do ai quản lý; Khách
thể quản lý, trả lời câu hỏi: quản lý cái gì; Mục ñích quản lý, trả lời câu hỏi:
quản lý vì cái gì; Môi trường và ñiều kiện tổ chức, trả lời câu hỏi: quản lý
trong hoàn cảnh nào?
Có thể ñưa ra kết luận rằng: Quản lý không ñơn giản chỉ là khái niệm,
nó là sự kết hợp của 3 phương diện: thứ nhất, thông qua tập thể ñể thúc ñẩy
tính tích cực của cá nhân. Thứ hai, ñiều hoà quan hệ giữa người với người,
giảm mâu thuẫn giữa hai bên. Thứ ba, tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau,
thông qua hỗ trợ ñể làm ñược những việc mà một cá nhân không thể làm
ñược, thông qua hợp tác tạo ra giá trị lớn hơn giá trị cá nhân - giá trị tập thể.
2.1.1.2 Khái niệm về tạm nhập tái xuất hàng hóa
Theo Quyết ñịnh 1311/1998/Qð-BTM của bộ Thương mại ban
hành ngày 31/10/1998, T
ạm nhập tái xuất ñược quy ñịnh trong Quy chế
này là vi
ệc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước ñể bán cho một
n
ước khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam và làm thủ
t
ục xuất khẩu chính hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Tạm nhập tái xuất ñược thực hiện trên cơ sở hai hợp ñồng riêng
bi
ệt: hợp ñồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân

nước xuất khẩu và hợp ñồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với
th
ương nhân nước nhập khẩu. Hợp ñồng mua hàng có thể ký trước hoặc
sau hợp ñồng bán hàng.
Ngoài ra, theo Ngh
ị ñịnh 12/2006/Nð- CP, hàng TN-TX phải làm
thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào Việt Nam và chịu sự giám sát của hải
quan cho t
ới khi thực xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Thông thường ở VN là tạm nhập tái xuất (TNTX ), hàng hóa làm thủ
tục theo loại hình tạm nhập cảnh tạm thời vào 1 nước (ví dụ hàng hóa từ ðài
Loan nhập vào VN). Sau ñó, doanh nghiệp ñã làm thủ tục tạm nhập sẽ tiến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

6

hành làm thủ tục tái xuất tại hải quan cửa khẩu, ñể tái xuất hàng ñi 1 nước thứ
ba nào ñó (ví dụ sau khi tạm nhập vào VN, thì rồi tái xuất hàng ñi Myanmar
chẳng hạn), trong suốt quá trình từ khi nhập vào ñến khi tái xuất hết sang
nước thứ 3 phải chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan.
Tóm lại, hàng hóa nào thuộc diện làm thủ tục tạm nhập tái xuất sẽ
không ñược tiêu thụ trong nước ñã nhập khẩu nó lần thứ nhất. Và hàng hóa ñó
phải ñược xuất ra khỏi nước ñó trong 1 thời hạn có quy ñịnh. (quy ñịnh trong
ñiều 12 nghị ñinh 12 ngày 23/01/2006 ).
2.1.1.3 Khái niệm quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái xuất hàng hóa
Kết hợp hai khái niệm bên trên, chúng ta có thể hiểu, quản lý hoạt
ñộng tạm nhập tái xuất hàng hóa là việc thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ ñạo
và kiểm soát của cán bộ hải quan trong quá trình hoạt ñộng tạm nhập tái xuất
hàng hóa của các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan trong một thời hạn có
quy ñịnh.

2.1.2 Tầm quan trọng, vai trò của công tác quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái
xuất hàng hóa
Góp phần thúc ñẩy các ngành dịch vụ liên quan. Tận dụng vị trí ñịa lý,
phát huy năng lực nghiệp vụ chuyên môn, quan hệ bạn hàng ngoài nước,
nhanh nhạy về thông tin kinh tế, thị trường, giá cả các thương nhân tạm
nhập khẩu (NK) từ thị trường ngoài nước này những mặt hàng trong nước
không có hoặc chưa cần ñể tái xuất khẩu (XK) sang thị trường ngoài nước
khác có nhu cầu, hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá, sau khi tính ñủ chi phí.
Ngoài hiệu quả kinh tế doanh nghiệp (DN) thu ñược, hoạt ñộng TNTX góp
phần thúc ñẩy phát triển nhiều dịch vụ trong nước liên quan như hậu cần, kho
bãi, cảng, vận tải ñường bộ, ñường thủy, hàng không, bốc xếp, bảo hiểm thu
ñược phí và tạo thêm việc làm. Mấy năm qua, phương thức KD TNTX tăng
trưởng tốt, giá trị kim ngạch hằng năm ñạt hàng chục tỷ USD. Mặt hàng
TNTX rất phong phú như xăng, dầu, các loại nguyên vật liệu, khoáng sản,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

7

phân bón, thực phẩm, nông sản, rượu bia, thuốc lá Tỷ trọng các mặt hàng
thay ñổi từng năm theo tín hiệu thị trường.
Góp phần hạn chế nạn buôn lậu và vi phạm thương mại, trốn thuế.
Thực tế hoạt ñộng TNTX thời gian qua bộc lộ nhiều bất cập và ñang ñược cơ
quan quản lý nhà nước từng bước chấn chỉnh. ðó là có quá nhiều DN tham
gia KD theo phương thức này, trong ñó không ít DN không ñủ năng lực
chuyên môn về mặt hàng, thị trường, tài chính, cơ sở vật chất, v.v dẫn ñến
hiện tượng tranh mua, tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh cả tại thị trường
NK và thị trường XK, tạo ñiều kiện cho thương nhân nước ngoài ép giá và
TNTX nhiều mặt hàng tiềm ẩn nguy cơ làm ô nhiễm môi trường trong nước.
Hành vi gian lận thương mại trong KD TNTX, như có tạm nhập nhưng
không tái xuất diễn ra không phải ít, như vụ bắt giữ hàng xăng dầu tạm nhập

ñược bán sang mạn tàu tại vùng biển miền trung mới ñây. Các cơ quan chức
năng, nhất là lực lượng hải quan cần thường xuyên siết chặt quy trình công
tác, giám sát lượng hàng tạm nhập, luồng tuyến hàng ñi nhằm bảo ñảm hàng
thực xuất ñúng khối lượng, chủng loại.
Một hành vi buôn lậu, gian lận thương mại khác là hàng tạm nhập, sau
khi tái xuất lại thẩm lậu trở lại trong nước, chủ yếu qua ñường bộ các nước
chung biên giới. Theo quy ñịnh, ñịa ñiểm và cửa khẩu tái xuất là các cửa khẩu
quốc tế, cửa khẩu chính và các cửa khẩu, ñiểm thông quan trong khu kinh tế
cửa khẩu. Các lô hàng này (trong ñó có nhiều mặt hàng không khuyến khích
tiêu dùng như rượu, bia, thuốc lá) sau khi tái xuất ñược chia nhỏ, xé lẻ thẩm
lậu trở lại trong nước qua ñường mòn, lối mở, hai bên cánh gà cửa khẩu biên
giới, lợi dụng chính sách của Nhà nước ta tạo thuận lợi cho việc qua lại, trao
ñổi hàng hóa của cư dân biên giới. ðể từng bước hạn chế, ñẩy lùi tình trạng
tiêu cực này, vai trò của lực lượng biên phòng, công an, quản lý thị trường hết
sức quan trọng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

8

Góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Phát huy mặt tích
cực, hạn chế mặt tiêu cực, lành mạnh hóa nhằm phát triển bền vững loại hình
kinh doanh TNTX là công việc thường xuyên của các cơ quan quản lý nhà
nước, nhằm tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch.
2.1.3 ðặc ñiểm công tác quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái xuất hàng hóa
Thực hiện công tác quản lý gắn với hàng hóa xuất nhập khẩu gắn liền
với các ñối tượng là các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.
Việc quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái xuất ñược thực hiện theo một quy
trình nghiêm ngặt ñể tránh tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu và vi
phạm trong kinh doanh hàng hóa TNTX. Tuy nhiên, các ñối tượng kinh doanh
luôn tìm cách ñể lách luật.

Công tác quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái xuất rất phức tạp do danh mục
hàng hóa ñược TNTX rất phong phú, ña dạng. Người kinh doanh luôn muốn
ñạt ñược lợi nhuận cao nhất từ việc kinh doanh nên luôn tìm cách lợi dụng các
kẽ hở của các quy ñịnh, chủ trương nhằm kinh doanh bất hợp pháp và không
tuân thủ ñầy ñủ các yêu cầu trong hoạt ñộng TNTX.
Công tác quản lý hoạt ñộng tạm nhập tái xuất luôn cần linh hoạt và mềm
dẻo do tính chất thay ñổi thường xuyên của các mặt hàng kinh doanh ñược phép
TNTX. ðây cũng là một thách thức trong công tác quản lý. Việc nâng cao nhận
thức và mức ñộ hiểu về các quy ñịnh trong hoạt ñộng TNTX có ý nghĩa vô cùng
quan trọng ñể giúp các nhà quản lý thực hiện tròn nhiệm vụ của mình.
2.1.4 Thủ tục hải quan ñối với hàng tạm nhập tái xuất
2.1.4.1 Trình tự thực hiện
a. Thực hiện bằng phương thức thủ công
Thủ tục hải quan ñối với hàng hoá kinh doanh TNTX thực hiện theo
quy ñịnh ñối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (theo quyết ñịnh
số 1171/Qð-TCHQ ngày 15/06/2009 ). Cụ thể:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

9

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra ñiều kiện và ñăng ký tờ khai hải quan;
kiểm tra hồ sơ và thông quan ñối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá:
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan ñối với lô hàng phải kiểm
tra thực tế:
Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; ñóng dấu “ðã làm thủ tục hải quan”; trả tờ
khai cho người khai hải quan:
Bước 4: Phúc tập hồ sơ.
Ngoài ra do tính ñặc thù của loại hình này, một số nội dung ñược
hướng dẫn thêm như sau:
a. ðịa ñiểm làm thủ tục hải quan

- Hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất chỉ ñược làm thủ tục hải quan
tại cửa khẩu.
- Hàng hoá khi tái xuất ñược làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập
hoặc cửa khẩu tái xuất.
- Hàng hoá tạm nhập-tái xuất là hàng hoá thuộc danh mục cấm nhập
khẩu thì phải lưu giữ trong khu vực cửa khẩu nhập, phải làm thủ tục tái xuất
tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hàng. Trường hợp hàng tái xuất ñược
phép ñi qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì việc giám sát hàng hoá
trong quá trình vận chuyển ñến cửa khẩu xuất áp dụng như ñối với hàng
chuyển cửa khẩu.
b. Quản lý hàng tạm nhập-tái xuất
- Khi làm thủ tục tái xuất, ngoài những chứng từ như ñối với hàng hoá
xuất khẩu thương mại, người khai hải quan phải nộp một bản sao và xuất trình
bản chính tờ khai hàng tạm nhập;
- Hàng hoá tạm nhập phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan và có
thể ñược chia thành nhiều lô hàng ñể tái xuất. Khi tái xuất, doanh nghiệp phải
tái xuất một lần hết lượng hàng khai trên một tờ khai tái xuất;
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

10
- Hàng hoá tái xuất ñã hoàn thành thủ tục hải quan phải ñược xuất qua
cửa khẩu trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi hàng ñến cửa khẩu xuất.
Trong trường hợp có lý do chính ñáng ñược Lãnh ñạo Chi cục Hải quan cửa
khẩu xuất chấp nhận thì hàng hoá tái xuất ñược lưu tại cửa khẩu xuất, nhưng
không quá thời hạn hiệu lực của tờ khai tái xuất.
c. Thanh khoản tờ khai tạm nhập
- Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập hàng hoá chịu trách nhiệm
thanh khoản tờ khai tạm nhập.
- Hồ sơ thanh khoản thực hiện theo hướng dẫn tại ðiều 117 Thông tư
194/2010/TT-BTC.

- Hàng hóa tạm nhập phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan
+ Việc giám sát hải quan ñối với hàng hóa tạm nhập ñể tái xuất thuộc
danh mục hàng cấm nhập khẩu thực hiện theo ñiểm c khoản 1 nêu trên.
+ Giám sát hải quan ñối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu:
++ Thương nhân chịu trách nhiệm ñảm bảo nguyên trạng hàng hoá, niêm
phong trong thời hạn lưu lại tại Việt Nam và vận chuyển tới cửa khẩu xuất hàng;
++ Trường hợp nguời khai hải quan làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu
tạm nhập hàng nhưng hàng hoá ñược tái xuất tại cửa khẩu khác thì Chi cục
Hải quan cửa khẩu tạm nhập lập Biên bản bàn giao hàng hoá kinh doanh tạm
nhập tái xuất (mẫu 03/BBBG-TNTX/2010 ban hành kèm theo Phụ lục III kèm
theo Thông tư 194/2010/TT-BTC); việc giám sát hàng hoá ñược thực hiện
bằng niêm phong hải quan;
++ Trường hợp người khai hải quan làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu
khác cửa khẩu tạm nhập thì sau khi hoàn thành thủ tục tái xuất hàng, Chi cục
Hải quan cửa khẩu xuất fax tờ khai tái xuất (bản lưu Hải quan) cho Chi cục
Hải quan cửa khẩu tạm nhập ñể theo dõi, thanh khoản tờ khai theo quy ñịnh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

11
- Hàng hoá tái xuất ñã hoàn thành thủ tục hải quan phải ñược xuất khẩu
qua cửa khẩu trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi hàng ñến cửa khẩu
xuất; trường hợp chưa xuất hết, nếu có lý do chính ñáng và còn trong thời hạn
lưu giữ tại Việt Nam theo quy ñịnh tại ðiều 12 Nghị ñịnh số 12/2006/Nð-CP
ngày 23/01/2006 của Chính phủ thì Lãnh ñạo Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất
xem xét, gia hạn ñể xuất khẩu hết trong các ngày kế tiếp.
- Việc gia hạn thời hạn tạm nhập tái xuất ñối với hàng hóa tạm nhập tái
xuất quy ñịnh tại khoản 2, ðiều 12 Nghị ñịnh số 12/2006/Nð-CP ngày
23/01/2006 của Chính phủ ñược thực hiện như sau:
+ Thời hạn ghi trong giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương là

thời hạn ñể thương nhân làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập vào Việt Nam.
+ Trường hợp hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất ñã hoàn thành thủ tục
tạm nhập vào Việt Nam ñược lưu lại tại Việt Nam theo thời hạn quy ñịnh. Nếu
thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì có văn bản ñề nghị gửi
Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, lãnh ñạo Chi cục
Hải quan xem xét, chấp nhận thời gian gia hạn theo quy ñịnh, ký, ñóng dấu Chi
cục trên văn bản ñề nghị của thương nhân và trả lại thưong nhân ñể làm thủ tục tái
xuất hàng hóa; lưu hồ sơ hải quan 01 bản sao; không yêu cầu thương nhân phải
xin phép bổ sung của Bộ Công Thương.
2.1.4.2 Thực hiện bằng phương thức ñiện tử
Thực hiện như ñối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp ñồng mua
bán, cụ thể:
a. ðối với tổ chức
- Tạo thông tin khai tờ khai hải quan ñiện tử trên Hệ thống khai hải
quan ñiện tử theo ñúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy ñịnh và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung ñã khai.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

12
Trường hợp người khai hải quan là ñại lý làm thủ tục hải quan phải
khai rõ nội dung uỷ quyền.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện ñược giảm mức thuế suất so
với quy ñịnh hoặc hưởng mức thuế xuất ưu ñãi ñặc biệt người khai hải quan
phải khai rõ việc giảm thuế suất hoặc thuế suất ưu ñãi ñặc biệt theo quy ñịnh
nào. Việc khai nội dung này thực hiện trên tiêu chí “ghi chép khác” của tờ
khai hải quan ñiện tử.
- Gửi tờ khai hải quan ñiện tử ñến cơ quan hải quan.
- Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan và thực hiện theo
hướng dẫn:
+ Nhận “Thông báo từ chối tờ khai hải quan ñiện tử”, thực hiện việc

sửa ñổi, bổ sung tờ khai hải quan ñiện tử theo hướng dẫn của cơ quan hải
quan. Sau khi sửa ñổi, bổ sung tiếp tục gửi ñến cơ quan hải quan.
+ Nhận “Quyết ñịnh hình thức mức ñộ kiểm tra”; “Thông báo hướng dẫn
làm thủ tục hải quan ñiện tử” theo một trong các hình thức dưới ñây và thực hiện:
++ Chấp nhận thông tin khai tờ khai hải quan ñiện tử cho phép “Thông
quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “ðưa hàng hoá về bảo quản”.
Người khai hải quan thực hiện in, ký tên, ñóng dấu: Tờ khai hải quan
ñiện tử (02 bản) dựa trên tờ khai hải quan ñiện tử ñã ñược cơ quan hải quan
chấp nhận; Phụ lục tờ khai hải quan ñiện tử (02 bản) nếu hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu có từ 4 mặt hàng trở lên; các Bản kê (02 bản nếu có) (sau ñây gọi
là Tờ khai hải quan ñiện tử in).
Xuất trình tại Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan ñiện tử
02 Tờ khai hải quan ñiện tử in ñể xác nhận “Thông quan” hoặc “Giải phóng
hàng” hoặc “ðưa hàng hoá về bảo quản”, nhận lại 01 Tờ khai hải quan ñiện tử
in, xuất trình cùng hàng hoá tại khu vực giám sát ñể xác nhận “Hàng ñã qua
khu vực giám sát hải quan” và làm tiếp các thủ tục;
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

13
Hoặc xuất trình 01 Tờ khai hải quan ñiện tử in cùng hàng hoá ñể xác nhận
“Hàng ñã qua khu vực giám sát hải quan” tại khu vực giám sát hải quan có kết nối
với Hệ thống xử lý dữ liệu ñiện tử hải quan. Sử dụng tờ khai hải quan ñiện tử in ñã
có xác nhận “Hàng ñã qua khu vực giám sát hải quan” làm chứng từ ñi ñường ñối
với hàng nhập khẩu và làm tiếp thủ tục ñối với hàng xuất khẩu.
Trong thời hạn quy ñịnh của pháp luật về lưu giữ hồ sơ hải quan ñối
với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, nếu người khai hải quan có nhu cầu cần
xác nhận “Thông quan” trên Tờ khai hải quan ñiện tử in, người khai hải quan
xuất trình 02 tờ khai hải quan ñiện tử in (01 tờ ñã có xác nhận “Hàng ñã qua
khu vực giám sát hải quan”) ñến Chi cục hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ
sơ hải quan ñiện tử ñể xác nhận thông quan hàng hoá.

- Nộp chứng từ ñiện tử thuộc hồ sơ hải quan ñiện tử ñể kiểm tra trước
khi cho phép thông quan hàng hoá
Người khai hải quan thực hiện việc tạo thông tin các chứng từ hải quan
ñiện tử theo yêu cầu trên Hệ thống khai hải quan ñiện tử, gửi ñến cơ quan hải
quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu ñiện tử hải quan và nhận “Quyết ñịnh
hình thức mức ñộ kiểm tra”; “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan ñiện
tử” và thực hiện theo một trong các hình thức dưới ñây:
+ “Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “ðưa hàng hoá về bảo
quản”: Người khai hải quan thực hiện công việc quy ñịnh tại a.1, a.2 Tiết a
ðiểm 3.2 Khoản 3 ðiều này;
+ Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan ñiện tử ñể kiểm
tra: người khai hải quan thực hiện các công việc quy ñịnh tại Tiết c ðiểm 3.2
Khoản 3 ðiều này;
+ Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan ñiện tử và hàng
hoá ñể kiểm tra: người khai hải quan thực hiện các công việc quy ñịnh tại Tiết
d ðiểm 3.2 Khoản 3 ðiều này;
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

14
- Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan ñiện tử ñể kiểm tra
trước khi cho phép thông quan hàng hoá:
Nộp, xuất trình 02 Tờ khai hải quan ñiện tử in cùng các chứng từ thuộc
hồ sơ hải quan ñể Chi cục hải quan nơi hiện thủ tục hải quan ñiện tử kiểm tra
theo yêu cầu; Nhận 01 Tờ khai hải quan ñiện tử in ñã quyết ñịnh “Thông
quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “ðưa hàng hoá về bảo quản” và 01 phiếu
ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy, xuất trình cùng hàng hoá tại khu vực giám
sát ñể kiểm tra, xác nhận “Hàng ñã qua khu vực giám sát hải quan” và làm
tiếp các thủ tục.
- Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan ñiện tử và hàng
hoá ñể kiểm tra;

Nộp, xuất trình 02 Tờ khai hải quan ñiện tử in cùng các chứng từ thuộc
hồ sơ hải quan theo yêu cầu; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ñể Chi cục hải
quan nơi thực hiện thủ tục hải quan ñiện tử kiểm tra, nhận lại và thực hiện
theo một trong các trường hợp sau:
+ 01 Tờ khai hải quan ñiện tử in ñã quyết ñịnh “Cho phép hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu” và 01 phiếu ghi kết quả kiểm tra
chứng từ giấy, xuất trình cùng hàng hoá tại khu vực giám sát ñể kiểm tra, xác
nhận “Hàng ñã qua khu vực giám sát hải quan” làm chứng từ ñi ñường ñối với
hàng nhập khẩu xin chuyển cửa khẩu.
+ 01 Tờ khai hải quan ñiện tử in ñã quyết ñịnh “Thông quan” hoặc
“Giải phóng hàng” hoặc “ðưa hàng hoá về bảo quản” và 01 phiếu ghi kết quả
kiểm tra chứng từ giấy, 01 phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá, xuất
trình cùng hàng hoá tại khu vực giám sát (trừ hàng hoá tại tiết d.1 ñiểm d
khoản 3 ðiều này) ñể kiểm tra, xác nhận “Hàng ñã qua khu vực giám sát hải
quan” làm chứng từ ñi ñường ñối với hàng nhập khẩu ñã kiểm tra thực tế hàng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

15
hoá tại cửa khẩu và làm tiếp thủ tục ñối với hàng xuất khẩu hoặc lưu người
khai hải quan.
- ðối với hàng hóa ñược Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải
quan ñiện tử cho phép “Giải phóng hàng” hoặc “ðưa hàng hoá về bảo quản”
tại tiết a, b, c, d ðiểm này thì sau khi ñã giải phóng hàng hoặc mang hàng hoá
về bảo quản người khai hải quan phải tiếp tục thực hiện các yêu cầu của cơ
quan hải quan ñể hoàn thành thủ tục thông quan hàng hoá.
- ðối với các trường hợp cần xác nhận thực xuất cho lô hàng xuất khẩu,
người khai hải quan khai bổ sung thông tin về chứng từ vận tải chính thức
hoặc hoá ñơn tài chính (ñối với hàng hóa xuất khẩu ñưa vào doanh nghiệp chế
xuất) và nhận “Thông báo ñã thực xuất” của cơ quan hải quan.
- Người khai hải quan ñược phép chậm nộp/xuất trình bản chính một số

chứng từ trong hồ sơ hải quan trừ giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu ñối với hàng
hoá phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy ñịnh của pháp luật và phải
khai về việc chậm nộp trên tờ khai hải quan ñiện tử. Người khai hải quan phải
khai hoặc nộp hoặc xuất trình các chứng từ theo yêu cầu cơ quan hải quan trong
vòng 30 ngày kể từ ngày ñăng ký tờ khai hải quan ñiện tử.
Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan ñiện tử
quyết ñịnh cho phép chậm nộp chứng từ.
- Khai tờ khai chưa hoàn chỉnh
+ Người khai hải quan ñược phép khai tờ khai hải quan ñiện tử chưa
hoàn chỉnh (ñược tạo theo các tiêu chí và khuôn dạng quy ñịnh tại Khoản 1
ðiều này) ñể làm thủ tục hải quan khi ñáp ứng ñiều kiện sau:
++ Người khai hải quan vẫn phải khai các thông tin chưa hoàn chỉnh
trên cơ sở các chứng từ hiện có thuộc hồ sơ hải quan ñiện tử;
++ Việc xác ñịnh mã số hàng hoá không ñược khác mã số hàng hoá
trong tờ khai hải quan ñiện tử hoàn chỉnh ñược hoàn tất sau này. Trường hợp

×