TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
VAN LANG UNIVERSITY
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
THE INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ DỊCH BỆNH
TỚI GIA ĐÌNH, PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM
GIẢI PHÁP TRỢ GIÚP TỪ CAN THIỆP TÂM LÝ
VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
THE IMPACTS OF DISASTERS AND PANDEMICS ON
FAMILIES, WOMEN AND CHILDREN: INTERVENTIONS
FROM PSYCHOLOGY AND SOCIAL WORK
ISBN: 978-604-73-8684-0
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2021
-i-
24.
Biện pháp nâng cao chỉ số độ hạnh phúc cho sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ
- Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian giãn cách xã hội do tác động của đại
dịch COVID-19 ............................................................................................................................ 205
Measures to Improve the Happiness Index for Students at the University of Foreign
Languages - Vietnam National University Hanoi during Social Distance during
COVID-19 Pandemic
TS Nguyễn Thị Thắng, ThS Nguyễn Thị Phương, ThS Phan Kiều Hạnh,
Nguyễn Mỹ Lan, Nguyễn Phương Quỳnh, Nguyễn Hồng Nhung,
Phùng Thị Mai Phương, Đỗ Thùy Ly, Đậu Thị Hà Ngân
25.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó với hành vi bắt nạt học đường của học
sinh trung học cơ sở tại thành phố Đà Nẵng.......................................................................... 214
Factors Affecting the Response to School Building Attended High School Students in
Da Nang City
TS Hoàng Thế Hải, Lê Văn Hiền
PHẦN III: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CAN THIỆP VÀ TRỢ GIÚP GIA ĐÌNH, PHỤ
NỮ VÀ TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐẠI
DỊCH COVID-19 .............................................................................................................. 223
PART III:
26.
INTERVENTIONS OF SOCIAL WORK IN HELPING FAMILIES, WOMEN AND
CHILDREN AFFECTED BY CLIMATE CHANGE AND THE COVID-19
PANDEMIC
Understanding and Mitigating the Impact of COVID-19 Pandemic:
An Inter-Professional and Inter-Sectoral Approach ........................................................... 225
Hiểu biết và giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19: Cách tiếp cận liên ngành và
liên phương pháp
Prof. Lan Tran Gien, PhD, Canada
27.
Disaster and Social Work Response: Local Experiences from China.............................. 233
Thiên tai và sự ứng phó của cơng tác xã hội: Kinh nghiệm địa phương từ Trung Quốc
Hok Bun Ku, PhD, Hong Kong
28.
Vai trò của Phật giáo trong vận động nguồn lực hỗ trợ người yếu thế ứng phó với
thiên tai và đại dịch ở Việt Nam. .............................................................................................. 246
The Role of Buddhism in Mobilizing Resources to Support the Vulnerable Persons in
Coping with Natural Disasters and Pandemics in Vietnam
PGS.TS Nguyễn Hồi Loan, TS Bùi Thanh Minh
29.
Nhu cầu trợ giúp của cộng đồng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và can
thiệp của nhân viên công tác xã hội tại Việt Nam. ................................................................ 252
Needs for Support of People in Community Affected by Pandemic Covid-19 and
Interventions of Social Workers in Vietnam
PGS.TS Bùi Thị Xuân Mai, TS Lê Thị Nhung, ThS Phan Thị Kim Liên
-x-
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ DỊCH BỆNH TỚI GIA ĐÌNH, PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM: GIẢI PHÁP TRỢ GIÚP
TỪ CAN THIỆP TÂM LÝ VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ISBN: 978-604-73-8684-0
NHU CẦU TRỢ GIÚP CỦA CỘNG ĐỒNG BỊ ẢNH HƯỞNG
BỞI DỊCH BỆNH COVID-19 VÀ CAN THIỆP
CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM
THE NEED FOR SUPPORT OF PEOPLE IN THE COMMUNITY AFFECTED BY THE
COVID-19 PANDEMIC AND THE INTERVENTION OF SOCIAL WORKERS IN VIETNAM
Bùi Thị Xuân Mai*
Lê Thị Nhung**
Phạm Thị Kim Liên***
TÓM TẮT
Dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, trong
đó có Việt Nam. Tham gia vào hoạt động ứng phó với đại dịch Covid-19 có nhiều lĩnh vực khác nhau trong
đó có ngành cơng tác xã hội (CTXH). Ở tuyến đầu chống dịch, các nhân viên công tác xã hội (NV CTXH)
được xem như một trong những người luôn đồng hành với các nhân viên y tế để trợ giúp cho người bệnh
nhân nhiễm covid, ở “hậu trường”, họ cũng là lực lượng quan trọng tham gia trợ giúp cho những người bị
ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhất là những người yếu thế. Trên thế giới, những đóng góp này của nhân viên
CTXH đã được nhiều người dân biết tới và ghi nhận, tuy nhiên tại Việt Nam vai trị của chun mơn này
trong phịng chống dịch bệnh Covid-19 lại không rõ nét. Do vậy, chúng tôi tổng hợp một số nghiên cứu
trên thế giới và triển khai nghiên cứu đánh giá nhanh bằng phương pháp định lượng, định tính về những
hoạt động của NV CTXH với đại dịch Covid-19 ở Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy nhóm đối tượng mà
NV CTXH hướng tới can thiệp nhiều nhất là những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương. Những hoạt động
chủ yếu họ thực thi để can thiệp đó là trợ giúp về tâm lý, kết nối vận động nguồn lực và hỗ trợ về cung cấp
đồ thiết yếu cho cuộc sống trong bối cảnh khẩn cấp cũng như hoạt động nâng cao nhận thức về phòng
chống dịch bệnh Covid-19.
Từ khóa: nhu cầu, cộng đồng, trợ giúp, cơng tác xã hội, nhân viên công tác xã hội, dịch bệnh Covid19, ảnh hưởng
ABSTRACT
The pandemic Covid-19 has affected all social – economic areas of most counties, including Vietnam.
There are many fields including social work which help people cope with the pandemic. During pandemic
Covid-19, in hospitals social workers work together with medical workers to help patients having Covid19. In community the social workers are very important workforce for helping people in difficult
circumstance, especially vulnerable persons under the pandemic. In many countries the contribution of
social workers to helping people coping with the pandemic is well recognized, however in Vietnam the role
of social workers is not well-known. Therefore, by reviewing international studies on the practice of social
workers and quick assessment by qualitative and quantitative methods we would like to describe
contribution of social workers against Covid-19 in Vietnam. The result of survey showed that the taerget
groups received support from social workers are mainly vulnerable groups. Supports carried out by social
workers for people under pandemic are psychosocial assistance, or resource referral for essential
materials in emergency as well as education for awareness of Covid-19 prevention.
Keywords: Needs, community, supports, social work, social workers, epidemic Covid-19, affect
*
**
***
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Văn Lang. Email:
Tiến sĩ, Trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII). Email:
Thạc sĩ, Trường Đại học Văn Lang. Email:
-244-
Nhu cầu trợ giúp của cộng đồng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19
và can thiệp của nhân viên công tác xã hội tại Việt Nam
Bùi Thị Xuân Mai,
Lê Thị Nhung, Phạm Thị Kim Liên
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khởi phát từ cuối năm 2019, đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống
kinh tế- xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Cũng tính từ thời gian đó Việt Nam đã trải qua
4 đợt dịch bùng phát, nhiều doanh nghiệp trong nước phải tạm dừng sản xuất, người lao động rơi
vào cảnh thất nghiệp, các hoạt động dịch vụ khác bị tạm dừng. Đặc biệt các gia đình có hồn cảnh
khó khăn, nhóm người dễ bị tổn thương như người nghèo, trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, khuyết
tật… đã chịu sự tác động tiêu cực rất lớn từ đại dịch này (UNDP VN, 5/2020). Bên cạnh đó tình
trạng mất việc hay thiếu việc làm diễn ra với phần lớn gia đình làm cơng nhân trong nhà máy, cơ
sở giáo dục nhất là giáo dục ngồi cơng lập, nhóm người lao động tự do,… khiến cho thu nhập
của họ bị giảm sút, các vấn đề tâm lý xã hội sức khỏe tâm thần như bị stress trầm cảm, nguy cơ bị
bạo lực gia đình gia tăng (UNICEF, 2020). Cũng theo báo cáo của ILO Việt Nam, có tới 83%
người lao động nữ được khảo sát cho biết họ bị giảm thu nhập hoặc mất việc làm, và hơn 5% bị
bạo lực do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (ILO, 5/2020).
Tại Hoa Kỳ, nghiên cứu Kim & Bostwich (2020), Gaynor & Wilson (2020) cho thấy cộng
động gia đình nghèo, gia đình đơng con, thu nhập thấp có khó khăn tiếp cận với nước sạch, điều
kiện vệ sinh, họ thiếu các kiến thức, kỹ năng ứng phó. Nghiên cứu của Rosenberg và các cộng sự
(2020) cho thấy tính dễ bị tổn thương về vấn đề nhà ở cũng là yếu tố tiềm ẩn trong tác động của
dịch bệnh. Nghiên cứu của Lima & các cộng sự (2020) lý giải người vô gia cư càng dễ bị tổn
thương hơn, họ dễ bị nguy cơ bệnh tật nhiều hơn, bị tử vong nhiều hơn bởi những điều kiện sức
khỏe thể chất và chăm sóc tinh thần của họ bị hạn chế rất nhiều. Thất nghiệp cũng là vấn đề nóng
bỏng trong thời kỳ Covid-19 làm gia tăng nhu cầu việc làm, sự thu hẹp của các ngành dịch vụ và
thương mại. Bauer & Weber (2020) chỉ ra thất nghiệp, bạo lực giới, stress, lang thang là những
vấn đề xã hội hiện hữu khi dịch Covid-19 xảy ra tại nước Đức. Đặc biệt, nghiên cứu của Van
Lancker & Parolin (2020) đã chỉ ra tính dễ bị tổn thương liên quan tới dịch bệnh khơng chỉ là vấn
đề nghèo mà nó cịn có nhiều vấn đề với nhóm trẻ em khi mà trường học đóng cửa. Ảnh hưởng và
nhu cầu được can thiệp về khía cạnh tâm lý cũng là một vấn đề nổi cộm đối với người dân trong
cộng đồng trong dịch bệnh mà khá nhiều nghiên cứu đã chỉ ra.
Để trợ giúp người dân ứng phó với đại dịch Covid-19, có rất nhiều lĩnh vực ngành nghề tham
gia như các nhân viên y tế, điều dưỡng, các lực lượng chun mơn khác (cơng an, bộ đội…) trong
đó có các NV CTXH. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra NV CTXH là một trong chun
mơn đóng vai trị quan trọng trong trợ giúp người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đặc biệt là các
nhóm đối tượng yếu thế. Nhân viên CTXH trong bệnh viện với vai trò chăm sóc giảm nhẹ, trợ
giúp tâm lý cho những bệnh nhân bị bệnh nặng, những gia đình có người thân bị qua đời do dịch
bệnh, tổ chức các hoạt động trợ giúp giảm bớt stress cho các nhân viên y tế (BASW, 2020).
IFSW (2020) cũng nhận định trong dịch bệnh Covid-19, NV CTXH có vai trị chủ đạo trong
tổ chức hoạt động đảm bảo những người khó khăn nhất được quan tâm, được trợ giúp về vật chất
và tinh thần, NV CTXH cũng là những người vận động chính sách xã hội nhằm cải thiện các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xã hội cho cộng đồng, chống bất bình đẳng xã hội và giảm thiểu
thiệt hại về kinh tế - xã hội trong bối cảnh dịch bệnh.
Hiệp hội NV CTXH chuyên nghiệp Vương Quốc Anh (2020) cũng đã chỉ ra các vai trò của
NV CTXH nhằm đảm bảo nền an sinh của các cá nhân, gia đình và cộng đồng trong dịch bệnh
Covid-19 như: vai trò then chốt trong nhóm đa ngành, vai trị tuyến đầu (frontline worker) trong
“trận chiến”, hay vai trị vị trí trung tâm trong cung cấp, điều phối, kết nối các dịch vụ.
-245-
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ DỊCH BỆNH TỚI GIA ĐÌNH, PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM: GIẢI PHÁP TRỢ GIÚP
TỪ CAN THIỆP TÂM LÝ VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ISBN: 978-604-73-8684-0
Tác giả Omorogiuwa (2020) trong nghiên cứu của mình đã tập trung vào nghiên cứu việc NV
CTXH sử dụng các phương tiện đại chúng để biện hộ chính sách cho những người bị ảnh hưởng
bởi Covid-19 nhất là đối với người cao tuổi.
UNICEF và IFSW cũng đưa ra những quan ngại về nguy cơ rủi ro của các nhân viên cung
cấp dịch vụ xã hội, trong đó có NV CTXH trong q trình thực thi nhiệm vụ như tuyến đầu chống
dịch. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu chỉ ra trong vị trí tuyến đầu NV CTXH thường phải đối mặt
với nguy cơ và thách thức nhưng những đóng góp của họ lại chưa được ghi nhận nhiều trên các
thông tin đại chúng (Abrams & Dettlaff, 2020).
Như vậy có thể thấy một số nghiên cứu trên của nước ngồi đã mơ tả sự hiện diện của NV
CTXH với vai trị quan trọng khơng thể thiếu được trong trợ giúp người dân bị đảm bảo nhu cầu
cơ bản, biện hộ sự bình đẳng, quyền con người trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Các nghiên cứu
cũng chỉ ra những khó khăn và thách thức của NV CTXH trong trong dịch bệnh.
Để góp phần đưa ra những minh chứng cho sự đóng góp và vai trị của NV CTXH Việt Nam
trong trợ giúp cá nhân và cộng đồng ứng phó với dịch bệnh Covid-19, chúng tơi đã triển khai
đánh giá nhanh Các hoạt động và vai trò Nhân viên cơng tác xã hội trong trợ giúp các nhóm đối
tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2021. Sau
đây là kết quả thu được từ cuộc khảo sát.
Công tác xã hội với 4 chức năng trợ giúp bao gồm: Can thiệp, Phục hồi, Phòng ngừa, Phát
triển. Tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi tập trung đi vào chức năng Can thiệp của NV CTXH
trong trợ giúp các nhóm đối tượng trong bối cảnh khẩn cấp như trong đại dịch Covid-19.
2. NỘI DUNG
2.1. Mục đích, phương pháp, khách thể và địa bàn nghiên cứu
Khảo sát được triển khai nhằm đánh giá thực trạng các hoạt động của thực tiễn của NV
CTXH trong trợ giúp các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 tại cộng đồng, trên cơ sở
phân tích số liệu thu thập được, nghiên cứu chỉ ra vai trị quan trọng của NV CTXH trong cơng
cuộc phịng, chống Covid-19 hiện nay ở Việt Nam hiện nay.
Thông tin dữ liệu thứ cấp của nghiên cứu được thu thập thơng qua tổng quan các cơng trình
khoa học, báo cáo có sẵn. Thơng tin dữ liệu sơ cấp được thực hiện với phương pháp định lượng
với khảo sát bằng phiếu hỏi qua hình thức online (252 phiếu đủ điều kiện phân tích) kết hợp
phương pháp định tính (phỏng vấn sâu) qua điện thoại với 07 người. Thông tin định lượng được
xử lý với phần mềm IBM SPSS Statistics 20 với các phương pháp thống kê mô tả.
Địa bàn được khảo sát là thành phố tỉnh thành như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu, Kon Tum, Gia
Lai, An Giang,... Thời gian triển khai khảo sát vào tháng 7 năm 2021. Khách thể nghiên cứu là
NV CTXH làm việc tại các trung tâm công tác xã hội, các trung tâm, cơ sở xã hội tại cộng đồng
và mộ số là NV CTXH tham gia làm công tác quản lý chính sách, giảng dạy CTXH.
Hạn chế của nghiên cứu: do đề tài được triển khai online do vậy việc kiểm sốt, rà sốt tính
dầy đủ của phiếu hỏi gặp khó khăn.
-246-
Nhu cầu trợ giúp của cộng đồng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19
và can thiệp của nhân viên công tác xã hội tại Việt Nam
Bùi Thị Xuân Mai,
Lê Thị Nhung, Phạm Thị Kim Liên
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Những nhóm đối tượng tại cộng đồng được các NV CTXH tham gia trợ giúp
Khi được hỏi về các nhóm đối tượng trong cộng đồng mà các NV CTXH đang thực hiện
trợ giúp trong dịch bệnh, kết quả cho thấy các nhóm đối tượng mà NV CTXH đang trợ giúp là
rất đa dạng.
Nhóm đối tượng chiếm tỉ lệ cao nhất là trẻ em, với tỉ lệ 54,4%; tiếp đến là người nghèo
(43%), phụ nữ (40,5%), người cao tuổi (38,4%), người khuyết tật (38%), trợ giúp cho những lực
lượng tham gia phòng chống dịch Covid (32,5%).
Biểu đồ 1. Các nhóm đối tượng được NV CTXH trợ giúp tại cộng đồng (n = 237)
Bên cạnh đó, một số đối tượng khác cũng nhận được sự trợ giúp của nhân viên xã hội nhưng
với tỉ lệ thấp hơn như: người bị cách ly covid-19 (28,5%), người lao động tự do (25,7%), học sinh
– sinh viên (24,9%), nhân viên y tế (21,5%). Trong khi đó, một số nhóm khác nhận được sự trợ
giúp của nhân viên xã hội lại không nhiều như: công nhân – cơng nhân viên (9,7%), người từ
nước ngồi trở về (5,5%). Nếu như ở nước ngồi đối tượng vơ gia cư tỏ ra là nhóm đối tượng
được quan tâm nhiều nhất thì trong nghiên cứu này tỷ lệ số NVTCXH tại Việt Nam tham gia trợ
giúp người vô gia cư chiếm khá nhỏ chỉ với 8,9%.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 nhóm, đối tượng đối tượng trợ giúp của NV CTXH tỏ ra
đa dạng hơn, khơng chỉ có trẻ em, phụ nữ, người nghèo, người khuyết tật,... mà cịn có cả những
người như lực lượng tham gia phòng chống dịch Covid-19, nhân viên y tế, người bị cách ly y tế
(28,3%), người lao động tự do (25,7%), học sinh – sinh viên (24,9%),… Điều này thể hiện sự thích
ứng rất kịp thời của CTXH trong trợ giúp các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh, cùng
chung tay với các lực lượng khác trong xã hội đảm bảo những nhu cầu cơ bản cho con người.
2.2.2. Những khó khăn, nhu cầu của các nhóm đối tượng tại cộng đồng
Trong nghiên cứu này, chúng tơi cũng tìm hiểu cá nhân, gia đình trong cộng đồng thường gặp
phải các vấn đề gì do tác động của dịch bệnh Covid-19. Số liệu thu được trong Biểu đồ 2 cho thấy
là khá đa dạng như: lo lắng về sức khỏe, thậm chí là mạng sống, tâm lý buồn chán do cô lập về
mặt xã hội ở giai đoạn giãn cách xã hội, những khó khăn về tâm lý, về nhu yếu phẩm khác…
-247-
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ DỊCH BỆNH TỚI GIA ĐÌNH, PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM: GIẢI PHÁP TRỢ GIÚP
TỪ CAN THIỆP TÂM LÝ VÀ CƠNG TÁC XÃ HỘI
ISBN: 978-604-73-8684-0
Khó khăn lớn nhất của các nhóm đối tượng trong cộng đồng được nhiều người chỉ ra đó là
vấn đề về tâm lý, sức khỏe tinh thần. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ người được hỏi đề cập tới
tâm lý lo lắng, sợ hãi của người dân do ảnh hưởng Covid-19 cao nhất như lo lắng, sợ hãi dịch
bệnh (71,6%), lo lắng về bệnh tật (63%)... Kết quả phỏng vấn sâu cũng khẳng định điều này,
N.V.C. Trung tâm CTXH cho biết “có những cá nhân họ bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý nhiều
hơn là yếu tố về lương thực thực phẩm, nhất là sự lo lắng của những trường hợp bị thơng báo là
dương tính”. Những lo lắng này như là một phản ứng đương nhiên của con người trước tác nhân
gây nguy hiểm như covid-19. Bên cạnh đó họ bị áp lực bởi yếu tố liên quan tới sinh kế, thu nhập
và cuộc sống tù túng do giãn cách... khiến cho tâm trạng stress gia tăng ở khơng ít người. Những
thông tin về dịch bệnh Covid-19 với số ca nhiễm tăng lên hàng ngày, số ca tử vong cũng ngày
một nhiều… cùng với sự cộng hưởng của giãn cách, sự thâm hụt tài chính,... đã gây nên nỗi lo
lắng, bất an ở mỗi cá nhân.
Biểu đồ 2. Các vấn đề, khó khăn của các nhóm đối tượng tại cộng đồng (n = 243)
Vấn đề có tỷ lệ ý kiến người được hỏi cao thứ hai đó là thu nhập giảm sút (67,9%), áp lực tài
chính (60,5%) của người dân. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu rằng của
UNDP (2020) chỉ ra dịch bệnh Covid-19 khiến thu nhập của các hộ gia đình và người lao động dễ
bị tổn thương bị sụt giảm đáng kể và dẫn đến sự gia tăng nghèo tạm thời về thu nhập và đẩy các
hộ nghèo lún sâu hơn vào tình trạng nghèo thu nhập. Trong một phỏng vấn sâu, chị H.Ph.A.Th
(Trung tâm CTXH) cho hay “..đối với những người lao động tự do, nhóm những bà mẹ đơn thân,
nhóm sinh viên hay thanh niên làm việc trong các nhà hàng… đã bị ảnh hưởng rất nhiều về thu
nhập, khả năng tài chính, khiến họ lo lắng khơng biết dịch đến bao giờ mới kết thúc…”
Trong tình trạng khẩn cấp, những khó khăn về lương thực, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu cho
cuộc sống hàng ngày cũng là một nỗi lo thường trực. Tuy nhiên trong khảo sát này, vấn đề này chỉ
đứng hàng thứ 3 với tỷ lệ ý kiến được hỏi như: tình trạng thiếu thực phẩm (55,1%), thiếu đồ dùng
sinh hoạt (43,6%). Có lẽ với những nỗ lực của chính quyền địa phương, các chính sách của nhà
nước cùng với các gói an sinh xã hội và sự đùm bọc chia sẻ của cộng đồng, các mạnh thường
quân với các mơ hình “Cây gạo ATM”, “Chợ 0 đồng”,... đã phần nào giúp đỡ cho những người có
hồn cảnh khó khăn tiếp cận được với nguồn nhu yếu phẩm cần thiết. Tuy nhiên khi phỏng vấn
sâu, cũng có ý kiến cho rằng “sự lo lắng cho thực phẩm trong giai đoạn đầu của dịch bệnh của
-248-
Nhu cầu trợ giúp của cộng đồng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19
và can thiệp của nhân viên công tác xã hội tại Việt Nam
Bùi Thị Xuân Mai,
Lê Thị Nhung, Phạm Thị Kim Liên
người dân tỏ ra không nhiều, nhưng khi dịch bệnh kéo dài thì sự lo lắng cho vấn đề này tăng lên”
(N.T.NG. Cơ sở xã hội). Các ý kiến phỏng vấn sâu khác cũng đều đề cập tới khía cạnh này khi họ
cho rằng nhu cầu thiết yếu và cơ bản của khá nhiều người có hồn cảnh khó khăn như gia đình
nghèo đặc biệt trong giai đoạn giãn cách dài ngày càng trở nên cấp thiết (L.Th.Ng. Cơ sở xã hội,
V.V.TH, Trường Đại học).
Một khía cạnh khác cũng cần được đề cập ở đây đó là những vấn đề xã hội trong gia đình
(21,8%). Có lẽ những tác động tâm lý do dịch bệnh khiến cho cá nhân trong gia đình như tâm lý
bất ổn, dễ bị kích động (55,1%), buồn rầu, chán nản (52,3%), áp lực cơng việc gia đình (42,4%)..
cũng là cội nguồn cho vấn đề trên. Những áp lực tài chính trong thời gian dịch bệnh, sự tù túng
khi giãn cách, áp lực học hành của con trẻ,... đã gây nên tình trạng căng thẳng khiến cho dễ có
những bất hịa trong gia đình, hành vi bạo lực giữa vợ và chồng, giữa bố mẹ và con cái. Các ý
kiến thu được qua phỏng vấn sâu cũng rất trùng hợp với kết quả này. Một ý kiến phỏng vấn sâu
nhận xét “sự giãn cách dài ngày gây nên những bức bối trong gia đình, lo lắng cho học tập của
con cái, sự cạn kiệt thực phẩm trong gia đình khi mà hỗ trợ chưa kịp tới” (L.Th.Ng, Cơ sở xã
hội). Do đó, trong vai trị nhân viên xã hội thì những vấn đề ở các nhóm đối tượng này đều là
những vấn đề trong phạm vi nghề nghiệp nhân viên xã hội đều có thể trợ giúp dưới nhiều cách
thức khác nhau.
Nhìn chung các vấn đề của các nhóm đối tượng gặp phải trong dịch Covid-19 là liên quan
chính đến các vấn đề đáp ứng cho nhu cầu sống còn và những vấn đề liên quan đến tình trạng tinh
thần căng thẳng khi các ứng phó của cá nhân bị hạn chế trước các kích thích từ mơi trường.
2.2.3. Hoạt động của NV CTXH trong trợ giúp các nhóm đối tượng tại cộng đồng
Số liệu trong Biểu đồ 3 cho thấy, NV CTXH đã thực hiện khá nhiều hoạt động khác nhau
nhằm trợ giúp người dân trong cộng đồng các ứng phó trong dịch bệnh.
Biểu đồ 3. Các hoạt động trợ giúp tại cộng đồng của NV CTXH (n = 239)
-249-
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ DỊCH BỆNH TỚI GIA ĐÌNH, PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM: GIẢI PHÁP TRỢ GIÚP
TỪ CAN THIỆP TÂM LÝ VÀ CƠNG TÁC XÃ HỘI
ISBN: 978-604-73-8684-0
Nhóm các hoạt động được các NV CTXH thực hiện với tỷ lệ cao nhất đó là trợ giúp nâng đỡ
tinh thần cho các đối tượng, hoạt động này được NV CTXH thực hiện với tỉ lệ cao nhất, bao gồm:
hỗ trợ, trấn an tâm lý – 56,1%; nói chuyện, lắng nghe – 53,6%; tham vấn, tư vấn tâm lý – 34,3%.
Như đã phân tích ở trên, người dân trong cộng đồng gặp phải vấn đề lớn về tâm lý trong dịch
bệnh vì vậy vai trò hỗ trợ tâm lý của NV CTXH c cũng hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của người
dân. Một chia sẻ của NV CTXH cho hay “Việc tư vấn, chia sẻ tâm lý cho thân chủ để họ vượt qua
được thời điểm khó khăn và có hành động phù hợp đã làm chúng em rất vui. Tin nhắn cám ơn
của thân chủ cho chúng em sau ca đó là niềm động viên lớn dù cho công việc khá vất vả”
(H.Ph.A.Th, Trung tâm CTXH).
Các hoạt động liên quan đến vai trị nhà giáo dục, truyền thơng nâng cao nhận thức cộng đồng
về dịch bệnh với 52.3% NV CTXH ghi nhận họ đang đảm trách. Có lẽ đây là một trong vai trò quan
trọng mà các NV CTXH tại Việt Nam thể hiện khá rõ nét. Giãn cách xã hội, phong tỏa, cách ly là
những rào cản với sự đi lại, tham gia trực tiếp của các NV CTXH, tuy nhiên họ lại thực hiện các
hoạt động truyền thông, giáo dục trực tuyến, tọa đàm cung cấp kỹ năng ứng phó với dịch bệnh, kỹ
năng xử lý stress, kỹ năng giúp trẻ ở nhà trong mùa dịch. Những hình thức này được các NV CTXH
đánh giá cao với những hiệu ứng của nó. Đó cũng là nhận xét của anh N.V.C Trung tâm CTXH.
Vai điều phối, cung cấp nhu yếu phẩm trong bối cảnh khẩn cấp luôn được xem là một trong
nhiệm vụ quan trọng của NV CTXH nhằm ứng các nhu cầu cơ bản của con người (BASW, 2020).
Tuy nhiên một điều khá thú vị mà kết quả khảo sát cho thấy tại Việt Nam công việc này lại có tỷ
lệ khá thấp số NV CTXH ghi nhận. Số liệu trong Biểu đồ 3 cho thấy chưa tới 50% số NV CTXH
được hỏi ghi nhận rằng họ đã tham gia hoạt động này. Chỉ có 44,4% người được hỏi cho là họ
tham gia vào hỗ trợ thực phẩm, thuốc men, 19,7% tham gia vào hỗ trợ tài chính. Một điểm đáng
lưu ý ở đây đó là vai trị điều phối của NV CTXH trong bối cảnh khẩn cấp như dịch bệnh bùng
phát được đánh giá rất cao trên thế giới. Nhưng kết quả điều tra trong Biểu đồ 3 thì vai trị này của
NV CTXH Việt Nam dường như tỏ ra mờ nhạt hơn so với các vai trò khác như tham vấn, tư vấn.
Một số ý kiến trong khảo sát có nêu: “… chưa có cái nhìn đúng đắn về nghề CTXH, về NV
CTXH, NV CTXH chưa có một chỗ đứng quan trọng trong cuộc chiến với Covid”. Số liệu định
tính cũng cho thấy chỉ có 30,5% NV CTXH được hỏi cho rằng họ đã tham gia điều phối các
nhóm trợ giúp trong cộng đồng. Một hoạt động khác quan trọng của NV CTXH là kết nối chuyển
gửi nguồn lực, nhưng trong khảo sát này số liệu cho thấy chỉ có 20,7 % ghi nhận. Có nhiều lý do
của hiện tượng này được làm rõ qua kết quả phỏng vấn sâu hay những trả lời cho câu hỏi mở. Lý
do thứ nhất mà một số ý kiến đề cập đó là vai trị của NV CTXH trong trợ giúp ứng phó khẩn cấp
chưa được thực sự coi trọng như ở các nước có nền CTXH tiên tiến. Cũng có người chia sẻ rằng
bản thân họ hay các sinh viên CTXH không được trang bị những điều kiện để đảm bảo an tồn
như tiêm phịng, đồ bảo hộ,... Ở Việt Nam những người tuyến đầu thường được nhắc đến như
nhân viên y tế, công an, bộ đội, mặt trận tổ quốc,... còn NV CTXH được xem như như là tình
nguyện, thiện nguyện hơn là một lực lượng chun mơn. Mặt khác cũng có ý kiến cho rằng khi
khẩn cấp diễn ra nhưng khơng ít những NV CTXH lại bị giãn cách, “chúng tôi phải thực hiện quy
định ở nguyên tại chỗ, thực hiện “ai ở đâu, ở đó, rất muốn đi ra ngoài để đưa thực phẩm cho mấy
gia đình các cháu khó khăn mà khơng ra được” (L.Th.Ng, Cơ sở xã hội). Cũng dễ hiểu khi NV
CTXH chưa được xem lực lượng tuyến đầu, là đội quân quan trọng cần có mặt trong nhóm phản
ứng nhanh như ở các nước có nền CTXH tiên tiến.
Để tìm hiểu lý do tại sao NV CTXH trong khảo sát này lại thực hiện hoạt động trợ giúp tâm
lý tỏ ra nhiều hơn so với hoạt động can thiệp trực tiếp khẩn cấp như cung cấp nhu yếu phẩm cho
-250-
Nhu cầu trợ giúp của cộng đồng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19
và can thiệp của nhân viên công tác xã hội tại Việt Nam
Bùi Thị Xuân Mai,
Lê Thị Nhung, Phạm Thị Kim Liên
các đối tượng, một số ý kiến phỏng vấn sâu cho hay việc trợ giúp tâm lý được thực hiện dễ dàng
hơn trong bối cảnh giãn cách, tránh tiếp xúc trực tiếp khi họ trợ giúp gián tiếp qua điện thoại, qua
hotline.
Từ những phân tích trên cung cấp một bức tranh tổng thể về các hoạt động trợ giúp của NV
CTXH đối với các nhóm đối tượng trong đại dịch Covid-19. Trong đó, nhân viên xã hội thực hiện
phổ biến nhất là các hoạt động liên quan đến trợ giúp tâm lý, nâng đỡ tinh thần; giáo dục nâng cao
nhận thức về phòng chống dịch bệnh, chủ yếu là gián tiếp qua điện thoại hay hotline hạn chế được
việc tránh tiếp xúc. Các hoạt động kết nối, vận động nguồn lực, hoạt động cứu trợ khẩn cấp đòi
hỏi can thiệp trực tiếp lại tỏ ra hạn chế bởi rào cản của giãn cách xã hội. Điều này đặt ra câu hỏi
về sự nhìn nhận của xã hội về bản chất vai trò của NV CTXH trong tình huống khẩn cấp như
trong dịch bệnh hiện nay ở Việt Nam.
2.2.4. Đánh giá về vai trị đóng góp của NV CTXH với phòng chống Covid-19
CTXH là một khoa học và là một ngành nghề đã hiện diện từ lâu nhưng nó thực sự được phát
triển mạnh mẽ kể từ thời điểm Ban hành đề án phát triển ngành CTXH tại Việt Nam giai đoạn
2010-2020, gọi tắt là Đề án 32. Những đóng góp tích cực của CTXH vào cơng cuộc an sinh xã
hội là không thể phủ nhận. Mặc dù vậy, nhận thức của cộng đồng cũng như một bộ phận các nhà
chức trách về vai trò của CTXH trong công cuộc thực thi an sinh xã hội vẫn chưa được công nhận
một cách xác đáng.
Sự hiện diện của CTXH trong cơng tác phịng chống dịch Covid-19 trực tiếp hay gián tiếp
đều có những đóng góp thúc đẩy an sinh xã hội của người dân, đặc biệt là những nhóm người dễ
bị tổn thương ở tại những địa bàn có tình hình dịch bệnh căng thẳng. Sự tham gia của CTXH vào
cơng tác phịng chống dịch đã tạo thêm một động lực và nhiều nhóm xã hội bị ảnh hưởng nặng nề
về sức khỏe lẫn thu nhập.
Để có thơng tin về sự ghi nhận những đóng góp của của các NV CTXH trong hoạt động
phòng, chống dịch bệnh Covid-19, chúng tơi tìm hiểu cảm nhận của NV CTXH về đánh giá
những đóng góp, vai trị của họ trong dịch bệnh Covid-19 từ góc độ: (1) từ chính bản thân NV
CTXH, (2) của cộng đồng, xã hội nói chung và (3) của các nhà chức trách nói riêng.
-251-
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ DỊCH BỆNH TỚI GIA ĐÌNH, PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM: GIẢI PHÁP TRỢ GIÚP
TỪ CAN THIỆP TÂM LÝ VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ISBN: 978-604-73-8684-0
Kết quả khảo sát định lượng trong bảng sau cho thấy có sự khác biệt tương đối trong cảm
nhận của NV CTXH về những đóng góp, vai trị của NV CTXH từ chính bản thân họ, của cộng
đồng/xã hội và của cơ quan chức năng.
Nhìn vào Biểu đồ 4 có thể nhận thấy, các NV CTXH tự đánh giá những đóng góp, vai trị của
họ trong cơng tác phịng chống dịch tập trung ở Mức nhiều (38,1%) và Rất nhiều (27%) cao hơn
so với đánh giá của cộng đồng (32,1%; 19,4%) và các nhà chức trách (30,2%; 16,3%).
Nếu xem xét ở Mức tương đối thì xu hướng này lại tỏ ra ngược lại khi chỉ có 21,8% NV
CTXH được hỏi đánh giá cơng việc của họ ở Mức tương đối, nhưng các NV CTXH cho rằng các
nhà chức trách ghi nhận sự đóng góp của họ trong hoạt động Phòng chống dịch bệnh với tỷ lệ cao
nhất (34,9%), tiếp đến là cộng đồng với 31,7%. Có nghĩa là sự ghi nhận những đóng góp của họ
chủ yếu ở mức trung bình. Điều này cũng rất trùng hợp với tâm tư của khơng ít NV CTXH khi họ
cho rằng họ cảm thấy “chạnh lòng” các nhà chức trách, cơ quan chuyên môn chưa hiểu hết được
công việc của họ và điều này cũng ảnh hưởng khơng ít tới tâm lý làm việc của họ.
Cũng có nhận định của một số NV CTXH rằng cộng đồng xã hội, nhà chức trách đánh giá sự
đóng góp của NV CTXH chưa được nhiều (Mức ít) mặc dù tỷ lệ này khá nhỏ (12,3%; 13,1%).
Một số ý kiến thu được từ những câu hỏi mở minh họa thêm cho số liệu này: “Làm nhiều, nhưng
gần như chẳng ai biết”; “Xã hội chưa thấy được vai trò của ngành CTXH”; “Việt Nam đánh giá
rất thấp vai trò của NVXH”; “Chỉ được xem là tình nguyện viên, cơng tác thiện nguyện”. Thậm
chí, có NV CTXH được hỏi cịn cho rằng các nhà chức trách hay cộng đồng xã hội Hồn tồn
khơng thấy sự đóng góp của họ trong cuộc chiến này (2,8%; 2%). Số liệu Biểu đồ 4 cũng cho thấy
ngay cả bản thân NV CTXH cũng có tới 10% số họ tự cho rằng họ chưa đóng góp được nhiều.
Vậy, lý do nào có thể giải thích cho cảm nhận trên của các NV CTXH về sự đánh giá của xã
hội hay nhà chức trách về sự đóng góp của NV CTXH cho cộng đồng trong cuộc chiến với dịch
bệnh? Qua phỏng vấn sâu, chúng tôi thu nhận được một số lý giải như “Có nơi lãnh đạo địa
phương chưa hiểu rõ... nên vai trò của NV CTXH bị lãng quên” hay “do thiếu một cơ quan đầu
mối để kết nối, chỉ đạo cho đội ngũ NV CTXH được tham gia, được tiêm phịng, được ra ngồi để
thực hiện nhiệm vụ cứu trợ, trợ giúp như ngành y tế, hay các ngành khác…, do vậy NV CTXH
phải ở nhà, phải giãn cách…”. (L.Th.Ng, Cơ sở xã hội); H.Ph.A.Th, Trung tâm CTXH; N.V.C
Trung tâm CTXH). Cách nhìn nhận này cũng là những khó khăn, thách thức cho các NV CTXH
triển khai hoạt động, vai trị trách nhiệm của mình trong cuộc chiến chống dịch. Và cũng vì vậy
mà có NV CTXH cho rằng “NV CTXH khơng có đất dụng võ trong cuộc chiến chống dịch bện
Covid-19” (ý kiến từ câu hỏi mở).
Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng, có một số NV CTXH bản thân họ cũng chưa làm đúng
hoạt động chun mơn của mình với vai trị là NV CTXH, chưa biết cách “biện hộ” cho chính
cơng việc mà mình đang làm là CTXH chứ khơng phải từ thiện (H.Ph.A.Th Trung tâm CTXH).
Kết quả Hình 1 cho thấy tương quan chặt giữa 03 biến số: (i) đánh giá của bản thân, (ii) đánh
giá của cộng đồng và (iii) đánh giá của nhà chức trách với độ tin cậy có ý nghĩa đạt giá trị từ
0,446 đến 0,744 ở mức tin cậy đến 99%.
Khi xem xét sự tương quan của đánh giá của 3 nhóm đối tượng (Bản thân NV CTXH; Cộng
đồng; Nhà chức trách) về vai trị, cơng việc của NV CTXH từ cảm nhận của NV CTXH, kết quả
cho thấy các NV CTXH và các nhà chức trách phần nào chưa có cùng một quan điểm, và mối
tương quan chưa được chặt với r= 0.446, trong khi đó cộng động xã hội và các nhà chức trách
dường như có quan điểm khá tương đồng trong đánh giá về đóng góp, vai trị của NV CTXH đối
với cơng tác Phòng chống dịch bệnh với mối tương quan khá chặt khi r = 0.744.
-252-
Nhu cầu trợ giúp của cộng đồng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19
và can thiệp của nhân viên công tác xã hội tại Việt Nam
Bùi Thị Xuân Mai,
Lê Thị Nhung, Phạm Thị Kim Liên
3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra trong dịch bệnh Covid-19 nhiều người dân trong đó đặc biệt
nhóm người yếu thế tại Việt Nam hay trên thế giới gặp khá nhiều khó khăn trong cuộc sống từ vật
chất tới tinh thần và họ cần rất cần có sự trợ giúp của xã hội, của các nhà chun mơn trong đó có
NV CTXH. Ở nhiều nước có nền CTXH phát triển, NV CTXH được xem như lực lượng tuyến
đầu, có một vị trí trung tâm trong điều phối, kết nối các dịch vụ để trợ giúp cộng đồng trong bối
cảnh khẩn cấp như dịch bệnh. Tại Việt Nam, các NV CTXH cũng đã rất nỗ lực thực hiện các hoạt
động, từ trợ giúp như tinh thần, trợ giúp tâm lý, cho đến trợ giúp về nhu yếu phẩm tới các nhóm
đối tượng yếu thế như trẻ em, người nghèo và cacs đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Những
đóng góp đó của NV CTXH đã được ghi nhận phần nào từ cộng đồng xã hội hay các nhà chức
trách. Tuy nhiên, với đặc điểm của một nền CTXH chưa phát triển, nhận thức của xã hội về nghề
nghiệp này chưa đầy đủ theo như cảm nhận và quan sát của người trong cuộc đó là các NV
CTXH. Sau đây là một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của NV CTXH và tính chun mơn
của lĩnh vực CTXH trong hoạt động trợ giúp người dân trong bối cảnh khẩn cấp như đại dịch
Covid-19 là một điển hình.
1. Nâng cao năng lực về trợ giúp đối tượng trong bối cảnh khẩn cấp như dịch bệnh, thiên tai
cho các NV CTXH.
2. Cần thiết lập một đơn vị đầu mối để huy động, điều hành những ứng phó khẩn cấp của đội
ngũ NV CTXH, sinh viên CTXH trong bối cảnh khẩn cấp, dịch bệnh thiên tai mà dịch
Covid-19 là một điển hình.
3. Truyền thơng nhiều hơn về vai trò của NV CTXH trong bối cảnh khẩn cấp nói chung và
trong dịch bệnh Covid-19 nói riêng.
4. Nâng cao nhận thức của cộng đồng, lãnh đạo các cấp về vai trò cũng như sự cần thiết của
can thiệp chuyên môn CTXH trong bối cảnh khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Abrams, L.S.; Dettlaff, A.J. (2020). Voices from the Frontlines: Social Workers Confront the COVID-19
Pandemic. Soc. Work. 65, 302-305. (CrossRef)
2.
Ausin, B. & other authors (2020). Mental health consequences during the initial stage of the 2020 Coronavirus
pandemic (COVID-19) in Spain. Brain Behav. Immun. 87, 172-176. [CrossRef]
-253-
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ DỊCH BỆNH TỚI GIA ĐÌNH, PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM: GIẢI PHÁP TRỢ GIÚP
TỪ CAN THIỆP TÂM LÝ VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ISBN: 978-604-73-8684-0
3.
Bauer, A.; Weber, E. (2020). COVID-19: How much unemployment was caused by the shutdown in Germany?
Applied Economics Letters 28(12):1-6
4.
Gaynor, T.S.; Wilson, M.E. (2020). Social Vulnerability and Equity: The Disproportionate Impact of COVID19. Public Adm. Rev. 80, 832-838. [CrossRef] [PubMed]
5.
Gisela Redondo-Sama và các đồng nghiệp (2020). Social Work during the COVID-19 Crisis: Responding to
Urgent Social Needs. />
6.
IASSW (2020). COVID-19 and Social Work: A Collection of Country Reports. wpcontent/uploads/
7.
IFSW (2020). Official IFSW Statements Relating to COVID-19. />
8.
ILO (2020). COVID-19 và Việc làm: Tác động và Ứng phó. › publication ›
/>
9.
ILO VN, 2020 Báo cáo Đánh giá nhanh tác động của đại dịch COVID-19 tới doanh nghiệp và người lao động
trong một số ngành kinh tế chính: Ứng phó, điều chỉnh và khả năng phục hồi. › publication ›
wcms_757928
10. Kim, S.J.; Bostwick, W. (2020). Social Vulnerability and Racial Inequality in COVID-19 Deaths in Chicago.
Health Educ. Behav. 47, 509–513. [CrossRef] [PubMed]
11. Rosenberg, A.; & other authors (2020). COVID-19 and Hidden Housing Vulnerabilities: Implications for Health
Equity, New Haven, Connecticut. AIDS Behav., 2007–2008. [CrossRef]
12. Klein, A. (2020). COVID-19: Los Adultos Mayores entre la “Revolución” Gerontológica y la “Expiación”
Gerontológica. Res. Ageing Soc. Policy, 8, 120–141. [CrossRef]
13. Lima, N.N.R.; & other authors (2020). People experiencing homelessness: Their potential exposure to COVID19. Psychiatry Res. 288, 112945. [CrossRef] [PubMed]
14. Omorogiuwa, T.B.E. (2020). COVID-19 and older adults in Africa: Social workers’ utilization of mass media in
enforcing policy change. Int. Soc. Work. DOI: 10.1177/0020872820941748 [CrossRef]
15. Solomon Amadasun (2020).
10.1177/0020872820959357
Social
work
and
COVID-19
pandemic:
An
action
call.
DOI:
16. UNDP Việt Nam (5/2020). Báo cáo đánh giá nhanh về tác động kinh tế - xã hội của đại dịch Covid-19 đối với
người khuyết tật tại Việt Nam.
/content/dam/Vietnam/docs/Publication/PWD_VN_FINAL_pdf
17. UNICEF, IFSW (n.d). Social Service workforce safety and wellbeing during the Covid-19 response.
Recommended actions.
/>18. UNICEF (2020). Đánh giá nhanh tác động kinh tế và xã hội của đại dịch COVID-19 đối với trẻ em và gia đình
tại Việt Nam. với-trẻ-em-và-gia-đình-tại-việt-nam.pdf
19. Kim, S.J.; Bostwick, W. (2020). Social Vulnerability and Racial Inequality in COVID-19 Deaths in
Chicago. Health Educ. Behav. 47, 509–513.
20. Gaynor, T.S.; Wilson, M.E. (2020). Social Vulnerability and Equity: The Disproportionate Impact of
COVID-19. Public Adm. Rev. 80, 832–838.
-254-
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ DỊCH BỆNH
TỚI GIA ĐÌNH, PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM:
GIẢI PHÁP TRỢ GIÚP TỪ CAN THIỆP TÂM LÝ VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
THE IMPACTS OF DISASTERS AND PANDEMICS ON FAMILIES, WOMEN AND CHILDREN:
INTERVENTIONS FROM PSYCHOLOGY AND SOCIAL WORK
Trường Đại học Văn Lang Van Lang Univercity, Hội Tâm lý học Việt Nam
Vietnam Association of Psychology, Lourdes College Cagayan 1928 De Oro City, Yeshiva
University, Memorial University
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trụ sở:
Phịng 501, Nhà Điều hành ĐHQG-HCM,
phường Linh Trung, TP Thủ Đức, TP.HCM
ĐT: 028 62726361
E-mail:
Văn phòng đại diện:
Tòa nhà K,Trường ĐHKHXH&NV- ĐHQG-HCM,
số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, P. Bến Nghé, Quận 1,
TP.HCM
ĐT: 028 62726390
Website: www.vnuhcmpress.edu.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản và nội dung
TS ĐỖ VĂN BIÊN
Biên tập
SIN KẾ DUYÊN, NGUYỄN ANH TUYẾN, LÊ THỊ THU THẢO
Sửa bản in
NHƯ NGỌC, THIÊN PHONG, PHAN KHƠI
Trình bày bìa
HỒNG ĐỨC
Đối tác liên kết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
Xuất bản lần thứ 1. Số lượng in: 110 cuốn, khổ 20 x 28 cm. Số XNĐKXB: 40582021/CXBIPH/2-68/ĐHQGTPHCMM. QĐXB số 217/QĐ-NXB cấp ngày 29/11/2021.
In tại: Cơng ty TNHH MTV In Tín Lộc. Địa chỉ: 117/5 Võ Thị Thừa, phường An Phú
Đông, quận 12, TP.HCM. Nộp lưu chiểu: Năm 2021. ISBN: 978-604-73-8684-0.
Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật Xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt
Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa có sự
đồng ý của tác giả và Nhà xuất bản.
ĐỂ CÓ SÁCH HAY, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN!