Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVII – XVIII VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.14 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

CƠNG TRÌNH DỰ THI
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM 2022
Tên cơng trình: KINH TẾ HÀNG HỐ ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVII
– XVIII VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY
Thuộc nhóm ngành: Khoa học Nhân văn
Họ và tên sinh viên:

Hà Quang Dũng

Phan Nguyên Hưng
Phan Tùng Chi
Dân tộc: Kinh – Mường
Lớp: K71

Năm thứ: 1/4 năm đào

tạo
Người hướng dẫn khoa học: T.S VŨ ĐỨC LIÊM

Hà Nội - 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ

CƠNG TRÌNH DỰ THI


SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM 2021

Tên cơng trình: Kinh tế hàng hóa Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII và mối
liên hệ với kinh tế hàng hóa định hướng xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hiện nay

Thuộc nhóm ngành
Họ và tên sinh viên

: Lịch sử Việt Nam
: Hà Quang Dũng – Phan
Nguyên Hưng – Phan Tùng chi

Lớp

: K71A

Người hướng dẫn khoa học
HÀ NỘI - 2021

: T. S. Vũ Đức Liêm


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
......................................................
.....................................................
..................
......................................................
.....................................................

..................
......................................................
.....................................................
..................
......................................................
.....................................................
..................
......................................................
.....................................................
..................
......................................................
.....................................................
.................
......................................................
.....................................................
..................
......................................................
.....................................................
..................
......................................................
.....................................................
..................
......................................................
.....................................................
..................
......................................................
.....................................................
..................



......................................................
.........
Hà Nội, ngày. . . tháng… năm
2022
Cán bộ hướng dẫn

(Ký tên)
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân
thành nhất đến TS. Vũ Đức Liêm, người đã tận tình hướng dẫn,
nhiệt thành truyền thụ cho em những tri thức, kĩ năng và tinh thần
làm việc khoa học trong suốt chặng đường thực hiện bài nghiên cứu
khoa học này. Sự tâm huyết của cơ chính là một trong những nhân
tố quan trọng giúp em hoàn thành bài nghiên cứu này.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong
khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô
trong bộ môn Lịch sử Việt Nam đã tạo điều kiện thuận cho em hoàn
thành bài nghiên cứu khoa học này.
Em đặc biệt gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè và người thân đã
ln bên cạnh, động viên tinh thần em!
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, …. tháng … năm 2022
Sinh viên

4


5



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................4
MỞ ĐẦU..............................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................6
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài...............................................................................7
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cơ sở phương pháp luận.........................9
1.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................9
1.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................9
1.3. Cở sở phương pháp luận..........................................................................9
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu...................................................9
2.1. Nguồn tư liệu...........................................................................................9
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................10
5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................11
6. Đóng góp của đề tài.....................................................................................11
7. Bố cục của đề tài..........................................................................................11
CHƯƠNG I: KINH TẾ HÀNG HOÁ VÀ BỐI CẢNH XÃ HỘI VIỆT NAM
THẾ KỶ XVII – XVIII.......................................................................................12
1.1. Nền kinh tế hàng hóa................................................................................12
1.1.1. Khái niệm...........................................................................................12
1.1.2 Q trình vận động của kinh tế hàng hóa............................................15
1.1.3. Cơ sở hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa của Việt Nam thế
kỷ XVI – XVIII............................................................................................18
1.2. Bối cảnh thế giới.......................................................................................28
1.3. Bối cảnh khu vực......................................................................................32
1.4. Bối cảnh Việt Nam...................................................................................36
TIỂU KẾT CHƯƠNG I...................................................................................40
CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA KINH TẾ HÀNG HOÁ PHÁT TRIỂN TẠI
ĐẠI VIỆT...........................................................................................................41
2.1. Sự phát triển của nội thương.....................................................................41

2.2. Sự phát triển của đô thị.............................................................................43
2.2.1. Thăng Long........................................................................................43
6


2.2.2. Phố Hiến.............................................................................................45
2.2.3. Hội An................................................................................................47
2.3. Buôn bán với thương nhân nước ngoài....................................................48
2.3.1. Trung Quốc.........................................................................................49
2.3.2. Nhật Bản.............................................................................................51
2.3.3. Anh.....................................................................................................52
2.3.4. Hà Lan................................................................................................53
2.3.5. Bồ Đào Nha........................................................................................56
2.4. Nguyên nhân suy thoái của kinh tế hàng hoá Đại Việt.............................57
2.4.1. Chiến tranh.........................................................................................57
2.4.2. Hao hụt ngân khố nhà nước................................................................59
2.4.3. Sự bất ổn định về chính trị.................................................................61
2.4.4. Sự xuống cấp của các đô thị...............................................................62
2.4.5. Ảnh hưởng của tự nhiên.....................................................................63
2.4.6 Nhận thức thời đại của nhà cầm quyền...............................................64
TIỂU KẾT CHƯƠNG II.................................................................................65
CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ VỚI KINH TẾ HÀNG HOÁ VIỆT NAM HIỆN
NAY....................................................................................................................66
3.1. Đặc điểm của nền kinh tế hàng hoá Việt Nam..........................................66
3.1.1. Đặc điểm:...........................................................................................67
3.1.2. Thành tựu:..........................................................................................69
3.2. Bài học của nền kinh tế hàng hóa Đại Việt đối với nền kinh tế hàng hóa
Việt Nam..........................................................................................................70
3.3. Dự báo nền kinh tế hàng hoá Việt Nam....................................................75
TIỂU KẾT CHƯƠNG III................................................................................78

KẾT LUẬN........................................................................................................79
PHỤ LỤC..........................................................................................................80

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ những năm đầu của thế kỉ XVI, nền kinh tế hàng hoá đã phát
triển mạnh ở Việt Nam. So sánh với “Rekidai Hoan” (Lịch đại pháp
án) viết về sự trao đổi, tiếp xúc giữa Ryukyu (Okinawa ngày nay) với
các nước châu Á vào khoảng thế kỉ XV và XVI, thì Việt Nam ở thế kỉ
XVI và XVIII đã có một sự thay đổi đáng kinh ngạc: số thương thuyền
trao đổi buôn bán của Việt Nam và Nhật Bản vượt xa so với các nước
lân cận. Không biết bằng cách nào mà nền kinh tế hàng hố có thể
phát triển vượt bậc như vậy nhưng có thể nói nhờ phương thức trao
đổi mua bán này mà Đàng Trong đã trở thành “khách quý” trong mối
quan hệ thương mại với Nhật Bản. Sự phát triển này đã kéo theo một
loạt các đô thị được xây dựng, đánh dấu sự khởi sắc trong lĩnh vực
nội thương và ngoại thương: Thăng Long, Phố Hiến,…ở Đàng Ngoài;
Phú Xuân, Hội An,…ở Đàng Trong.
Các đơ thị lúc ấy nhờ có sự giao thương bn bán, trao đổi hàng
hố mà trở nên nhộn nhịp, sầm uất, trở thành những trung tâm kinh
tế, văn hố lớn của nước ta. Nó phát triển đến độ có câu tục ngữ
“thứ nhất kinh kì, thứ nhì Phố Hiến”. Có thể khẳng định rằng các đơ
thị chính là “đầu tàu” trong việc phát triển và duy trì nền kinh tế
hàng hố. Tuy nhiên sự phát triển này tồn tại không được lâu, đến
những năm đầu của thế kỉ XIX, các đô thị dần lắng xuống kéo theo
đó là sự sụp đổ nền kinh tế hàng hố của nước ta.
Sự sụp đổ của nền kinh tế này đã đặt ra vấn đề cần suy nghĩ,

tìm hiểu và nghiên cứu, để có thể đưa đến đáp án và những giải
pháp, biện pháp, tránh đi vào vết xe đổ của lịch sử: Thứ nhất là nền
kinh tế hàng hoá bắt đầu từ khi nào đã xuất hiện, phát triển ở nước
ta và cơ sở cho sự phát triển đó. Thứ hai là những biểu hiện của nền
kinh tế hàng hố để có thể chứng minh được rằng nền kinh tế này
đã từng xuất hiện vào thế kỉ XVI – XVIII. Và thứ ba, là nguyên nhân
8


suy thoái, dẫn đến sụp đổ của nền kinh tế hàng hố. Những vấn đề
này chính là những luận đề, những dấu hỏi lớn cần giải quyết để đưa
đến đáp án cuối cùng.
Thời gian của vấn đề này xuyên suốt một quá trình dài của lịch
sử, từ việc phân chia hai Đàng là Đàng Trong và Đàng Ngoài, đi qua
một thời gian ngắn của nhà Mạc, đi qua các cuộc chiến của người
anh hùng áo vải và dần kết thúc vào đầu thế kỉ XIX. Điều này khẳng
định được rằng đây là một vấn đề rất được quan tâm, không chỉ bởi
tính lịch sử, mà vì nó cịn liên hệ với nền kinh tế hiện nay, là bài học
đắt giá về việc phát triển một nền kinh tế hàng hoá, trên nữa là nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam khi
mà thế giới đang hướng tới việc mở rộng hơn nữa thị trường buôn
bán với các nước. Với những lý do trên, chúng tơi quyết định chọn đề
tài “Kinh tế hàng hố Đại Việt thế kỷ XVI – XVIII và liên hệ với kinh tế
hàng hoá Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về thương mại Đại Việt thế kỷ XVI – XVIII đã có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu tiêu biểu:
Cơng trình nghiên cứu của học giả nước ngoài Li Tana: “Nguyễn
Cochinchina Southern Vietnam in the Seventeenth and Eighteenth
Centuries”-Cornell University (1998) có những nghiên cứu về tình

hình kinh tế xã hội của Đàng Trong thế kỷ XVI – XVIII.
Năm 2005 tác giả Nguyễn Văn Kim đã viết trên tạp trí nghiên
cứu lịch sử số 3.2005 về tác phẩm: “Ngoại thương Đàng Ngoài mối
quan hệ Việt Nhật thế kỷ XVII”. Tác giả có cái nhìn bao qt về sự
phát triển của cảng sơng, vị thế của đơ thị phố Hiến và hàng hóa
của các đoàn thuyền Châu Ấn Nhật Bản đem đến Đàng Ngoài bn
bán.
Năm 2010, tác giả Hồng Anh Tuấn viết cuốn :” Tư liệu các Công
ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỉ XVII”, nhà
9


xuất bản Hà Nội, đã trình bày cụ thể một cách rõ nét những hoạt
động buôn bán của hai công ty Đông Ấn lớn nhất bấy giờ là Công ty
Đông Ấn Hà Lan và Công ty Đông Ấn Anh ở Đàng Ngoài qua các
nguồn tài liệu bằng tiếng Anh và tiếng Hà Lan, tác phẩm làm nổi bật
lên bức tranh thương mại ở Đàng Ngoài trong giai đoạn thế kỷ XVII.
Năm 2016, tác giả Vũ Đức Liêm có bài viết đăng trên tạp chí
nghiên cứu khoa học số 4/2016: “Tái định vị xứ Đàng Trong trong
không gian Đông Á và Đơng Nam Á, thế kỷ XVI-XVIII” bài viết đã có
những quan điểm sâu sắc về vai trò của Đàng Trong trong khu vực,
vấn đề chính trị, tơn giáo, thương mại và giao bang được tác giả đề
cập một cách chi tiết.
Năm 2017, với cuốn sách Lịch sử Việt Nam tập 4, thế kỷ XVII –
XVIII, nhà xuất bản Khoa học xã hội, tác giả Trần Thị Vinh chủ biên
trong khuôn khổ cuốn sách thơng sử chủ yếu trình bày những nét
khái quát chung của lịch sử Việt Nam trong giai đoạn XVI – XVIII, mà
chưa có điều kiện đi sâu phân tích tồn diện về vấn đề thương mại
của Việt Nam giai đoạn này.
Như vậy tình hình thương mại của Đại Việt thế kỷ XVI – XVIII đã

được các nhà nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài đề cập ở nhiều
khía cạnh khác nhau từ chính sách của nhà nước, vấn đề sản xuất
hàng hóa, tơn giáo,... trên cơ sở kế thừa thành tựu của những tác giả
đi trước bản thân người nghiên cứu đề tài này muốn dựng một bức
tranh tồn diện về kinh tế hàng hóa Đại Việt thế kỷ XVI – XVIII thông
qua các lĩnh vực như chính trị, xã hội bằng việc khảo sát các tài liệu
gốc Việt Nam viết về thời kỳ này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cơ sở phương pháp luận
1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là thông qua các đô
thị cổ ở Việt Nam để phân tích sự phát triển và sụp đổ của nền kinh
tế hàng hoá vào thế kỉ XVI – XVIII.
10


1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Đề tài lựa chọn phân tích, tìm hiểu về nền
kinh tế hàng hố kéo dài trong vịng 3 thế kỉ, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ
XVIII. Đây là khoảng thời gian từ khi nền kinh tế hàng hoá ở Việt
Nam phát triển đến khi kết thúc.
Phạm vi không gian: Đề tài phân tích bao trọn phạm vi địa lý
lãnh thổ Việt Nam trong vòng 3 thế kỉ từ XVI đến XVIII. Đặc biệt quan
tâm hơn ở những khu vực đô thị sầm uất, sôi nổi lúc bấy giờ.
1.3. Cở sở phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về
nhận thức; tư tưởng, quan điểm của Đảng, Nhà nước và chủ tịch Hồ
Chí Minh về kinh tế hàng hóa.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chính của đề tài đó là các cơng trình sử học do các

sử gia Việt Nam thời quân chủ biên soạn và một số tài liệu của các
giáo sĩ và thương nhân nước ngoài sống ở Đại Việt vào thế kỷ XVI –
XVIII bao gồm: Đại Việt sử ký toàn thư; Phủ biên tạp lục; Lịch sử
vương quốc Đàng Ngoài; Xứ Đàng Trong; Mơ tả vương quốc Đàng
Ngồi;.....
Thứ nhất là cuốn Đại Việt sử kí tồn thư do nhà sử gia Ngô Sĩ
Liên và các sử thần triều Lê biên soạn. Đây là bộ sử ghi lại các sự
kiện dọc theo tiến trình lịch sử Việt Nam. Các tác phẩm này cũng
cung cấp thêm những dữ liệu lịch sử về thương mại buôn bán của
các triều vua. Tuy nhiên đây là biên niên sử, nên các tư liệu ghi chép
lại chưa có sự so sánh, đánh giá và rút ra kết luận.
Thứ hai là cuốn Phủ biên tạp lục do Lê Q Đơn biên soạn. Đây
là cuốn sách trình bày khá chi tiết về các khía cạch từ vấn đề tự
nhiên, kinh tế, chính trị của Đàng Trong, tác phẩm cũng có đề cập
11


đến một số vấn đề về thương mại buôn bán, hệ thống thuế và các
sản vật của Đàng Trong khai thác được.
Thứ ba là cuốn Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài do nhà truyền
giáo Alexandre de Rhodes ghi chép lại về vương quốc Đàng Ngoài từ
các vấn đề như tự nhiên, thuế khốn, giao thương bn bán, tiền tệ.
Thứ tư là cuốn Xứ Đàng Trong của giáo sĩ Cristoforo Borri viết về
xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn, tác phẩm ghi chép lại đầy đủ các
mặt từ kinh tế xã hội đến văn hóa.
Ngồi ra tác giả cũng tham khảo một số sách chuyên khảo, bài
báo, một số bài tạp chí và một số nguồn Internet liên quan.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong quá
trình thực hiện là phương pháp nghiên cứu theo tiến trình lịch sử tìm

hiểu về thương mại Đại Việt từ thế kỉ XVI – VXIII kết hợp với phương
pháp logic để nghiên cứu vấn đề đặt ra.
Phương pháp lịch sử: Bằng những dẫn chứng và sự kiện lịch sử
cụ thể, cố gắng phục dựng lại chân thực nhất về thương nghiệp Đại
Việt thế kỷ XVI – XVIII nhằm khẳng định được kinh tế hàng hóa thực
sự tồn tại ở Việt Nam thế kỷ XVI – XVIII.
Phương pháp logic: Trên cơ sở những dẫn chứng cụ thể, tác giả
rút ra được những kết luận, tác động để thấy được vấn đề về chính
trị, những chính sách ảnh hưởng đến thương mại từ đó khẳng định
được kinh tế hàng hóa thực sự tồn tại ở Việt Nam thế kỷ XVI – XVIII.
Phương pháp phỏng vấn: nhằm thấy được những quan điểm của
đối tượng phỏng vấn về vấn đề dự báo của nền kinh tế hàng hóa
Việt Nam trong tương lai.
Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng cách tiếp cận hệ thống, lập
bảng thống kê. Phương pháp so sánh, đối chiếu về thời gian và nội

12


dung của các sự kiện cơ bản, nhằm khôi phục lại bức tranh lịch sử về
kinh tế hàng hóa Đại Việt thế kỷ XVI – XVIII.
5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: Làm sáng tỏ rằng nền kinh tế hàng hoá đã xuất hiện
từ TK XVI – XVIII và liên hệ của nền kinh tế này đến Việt Nam hiện
nay.
Nhiệm vụ: Thứ nhất, tìm hiểu sự xuất hiện và phát triển của nền
kinh tế hàng hoá trên lãnh thổ Đại Việt. Bên cạnh đó cịn tìm hiểu về
các mặt như chính trị, xã hội đề chứng minh cho sự phát triển thần
kì ấy. Thứ hai, từ những vấn đề trên đã để lại bài học gì và bài học đó
đã đem đến lợi ích gì cho Việt Nam hiện nay.

6. Đóng góp của đề tài
Thứ nhất, đề tài thể hiện được tính chun mơn hóa trong sản
xuất hàng hóa của Đại Việt và các quốc gia tham gia buôn bán với
Đại việt trong giai đoạn thế kỷ XVI – XVIII. Từ đó khẳng định được
kinh tế hàng hóa thực sự tồn tại ở Việt Nam trong thế kỷ XVI – XVIII.
Thứ hai, đề tài phân tích được những ảnh hưởng cảu vấn đề
chính trị, tự nhiên đến kinh tế hàng hóa
Thứ ba, đề tài bước đầu đưa ra những nhận xét, những bài học
về kinh tế hàng hóa Đại Việt từ thế kỷ XVI – XVIII và liên hệ được với
kinh tế hàng hóa Việt Nam hiện nay, đưa ra được dự báo cho nền
kinh tế hàng hóa Việt Nam trong tương lai.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề
tài nghiên cứu khoa học được chia làm 3 luận điểm lớn:
Chương 1: Kinh tế hàng hoá và bối cảnh quốc tế xã hội, Việt
Nam thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
Chương 2: Biểu hiện của nền kinh ta hàng hoá của nước ta ở thế
kỷ XVI đến thế kỷ XVIII.
Chương 3: Liên hệ kinh tế hàng hoá Việt Nam hiện nay.

13


CHƯƠNG I: KINH TẾ HÀNG HOÁ VÀ BỐI CẢNH XÃ HỘI VIỆT
NAM THẾ KỶ XVII – XVIII
1.1. Nền kinh tế hàng hóa

1.1.1. Khái niệm
Trong q trình phát triển kinh tế của lồi người được xác định là
từ hình thái kinh tế tự nhiên là thấp nhất đến mức độ cao nhất là nền

kinh tế thị trường. Trong quá trình phát triển đó kinh tế hàng hóa
đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển của nhân loại. Bản thân
kinh tế hàng hóa phát triển từ hình thái kinh tế hàng hóa giản đơn
sang kinh tế hàng hóa, mức độ phát triển trong giai đoạn cao nhất
vẫn là nền kinh tế thị trường.
Buổi bình minh của lịch sử lồi người thì hoạt động kinh tế còn
rất đơn giản và sơ khai. Con người phụ thuộc hoàn toàn vào điều
kiện tự nhiên mà kiếm sống. Họ sống bằng việc săn bắt và hái lượm,
phát triển hơn thì săn bắn rồi trồng trọt với mục đích chủ yếu là sinh
tồn trước tự nhiên khắc nhiệt. Trải qua một thời gian con người dần
dần đã có những tích lũy ban đầu về tri thức và kinh nghiệm, con
người dần dần đã biết trồng trọt và chăn ni. Cơng việc trồng trọt
thì dần dần trở nên thành thạo và quy mô hơn, việc săn bắt cũng
dần chuyển qua thuần hóa và chăn ni. Việc chế tác các cơng cụ
lao động phát triển và hồn thiện hơn, chính việc phát triển trong
cơng cụ lao động mà dẫn đến vấn đề dư thừa các sản phẩm lao
động. Tình trạng dư thừa xuất hiện đặt ra cho lồi người vấn đề làm
thế nào để có thể tiêu thụ được những sản phẩm dư thừa đó. Và thế
là họ tìm đến nhau và tiến hành trao đổi những sản phẩm dư thừa
trên cơ sở của việc tư hữu và lợi thế tự nhiên. Với việc tích lũy đủ về
lượng là những tri thức và kinh nghiệm trong lao động loài người đã
chuẩn bị cho một bước nhảy mới để thay đổi về bản chất của nền
kinh tế. Từ một nền kinh tế mang hình thái tự nhiên dần dần trở
14


thành hình thái hàng hóa cho dù hình thái ấy vẫn cịn đơn giản và
mang nặng tính ngẫu nhiên.
Muốn có một cái nhìn đúng đắn để hiểu rõ hơn về khái niệm
kinh tế hàng hóa, việc hiểu các phạm trù liên qua là một công việc

quan trọng. Việc đầu tiên là nhận thức rõ phạm trù về hàng hóa và
lao động sản xuất hàng hóa. “Hàng hóa là sản phẩm của lao động,
có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi
và mua bán”[4;37]. Nhưng để có thể đưa hàng hóa ra thị trường và có
thể tiến hành trao đổi và mua bán với nhau thì phải có thuộc tính hai
mặt, là vật mang giá trị và vật mang giá trị sử dụng. Một hàng hóa
muốn đưa vào trong lưu thơng thì buộc phải đảm bảo hai mặt thuộc
tính đấy với tư cách là kết tinh lao động của con người. C. Mác khẳng
định: “Hàng hóa chỉ có giá trị trong chừng mực là những biểu hiện
của cùng một thể thống nhất có tính chất xã hội, tức là lao động của
con người, nhờ đó giá trị của hàng hóa chỉ có một tính chất thuần
túy xã hội, thì giá trị chỉ có thể thể hiện ra trong mối quan hệ xã hội
giữa hàng hóa này so với hàng hóa khác mà thơi. ”
Khái niệm kinh tế hàng hóa đầy đủ được Đại Từ điển Kinh tế thị
trường chỉ ra: “Kinh tế hàng hóa, hình thức sản xuất xã hội lấy sản
xuất hàng hóa và trao đổi để liên kết giữa sản xuất và người tiêu
dùng (…). Ngay từ đầu, kinh tế hàng hóa đã quyết định sản xuất là
vì người khác, vì xã hội; sản phẩm mà người sản xuất làm ra không
phải để tự tiêu dùng mà để cho xã hội tiêu dùng (…). Vì vậy, sản
xuất hàng hóa là sản xuất nhằm mục đích trao đổi; sản xuất hàng
hóa phải được bổ sung bằng trao đổi hàng hóa, hai cái đó kết hợp
làm một mới hình thành kinh tế hàng hóa”.

[1;111]

Hoạt động sản xuất hàng hóa được gắn với trao đổi và thị
trường trong kinh tế hàng hóa. Trao đổi là giai đoạn tiếp theo của
sản xuất hàng hóa nhằm thực hiện được giá trị của hàng hóa và
cũng là mục đích chính của người sản xuất. Việc thực hiện giá trị
15



hàng hóa vơ cùng quan trọng. Nếu khơng thực hiện được thì quá
trình sản xuất sẽ bị phá vỡ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng nghiêm
trọng.
Ngoài trao đổi, thị trường cũng là phạm trù không thể không kể
đến của kinh tế hàng hóa. Thơng thường, thị trường sẽ được hiểu
như nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa. Sau này, khái
niệm về thị trường được mở rộng hơn bao gồm những hoạt động
mua bán và quan hệ trao đổi cùng các hạ tầng tương ứng, gắn liền
giữa sản xuất và lưu thông, sản xuất và tiêu dùng. Thị trường là căn
cứ xuất phát và quy định sản xuất hàng hóa, đây cũng là ý nghĩa
quan trọng của thị trường đối với kinh tế hàng hóa. Khi hồn thiện
phát triển thị trường sẽ tạo được điều kiện thuận lợi cho sản xuất
diễn ra thông suốt và mở rộng. Xét theo thuộc tính của hàng hóa, thị
trường được phân ra thành 5 thị trường cơ bản: Thị trường lao động;
Thị trường tài chính; Thị trường hàng hóa và dịch vụ; Thị trường bất
động sản và Thị trường khoa học và cơng nghệ.
Bên cạnh đó, cơ chế thị trường và hệ thống các quy luật thị
trường cũng giữ vai trò điều tiết đối với sản xuất hàng hóa, sự vận
động của kinh tế hàng hóa phụ thuộc hai phạm trù này. Cơ chế thị
trường là mối liên hệ và tác động qua lại giữa cung, cầu và giá cả.
Thực hiện vai trò điều phối các hoạt động giữa chủ thể kinh tế riêng
và phân bổ các nguồn lực trong kinh tế thị trường.
Hệ thống gồm những quy luật về giá trị, quy luật giá trị thặng
dư, cung – cầu, lưu thông tiền tệ,…. gọi là các quy luật thị trường.
Trong đó:
-

Quy luật giá trị là quy luật chung. Quy luật này yêu cầu sản

xuất và trao đổi hàng hóa trên cơ sở hao phí lao động xã hội
cần thiết.

16


-

Quy luật giá trị thặng dư được coi là quy luật tất yếu của
kinh tế hàng hóa phát triển, nó bao gồm kinh tế tăng trưởng

-

và tích lũy, tái sản xuất mở rộng không ngừng.
Quy luật cung – cầu là quy luật kinh tế đóng vai trị cấp thiết
góp phần thể hiện sự tương quan và tác động chặt chẽ cơ
bản đến nền kinh tế hàng hóa là “cung” và “cầu”.

Vận động của kinh tế hàng hóa tiến hành dưới tác động quy
luật thị trường. Tức là trong các phạm trù kinh tế hàng hóa như:
cung – cầu, giá trị, giá cả, giá thành, lợi nhuận, tiền tệ, cạnh tranh . .
. cần được coi trọng và phù hợp với quy luật thị trường. Có những
điều kiện trên, quy luật và cơ chế thị trường mới đem lại hiệu quả
nhằm điều tiết phân bổ nguồn lực, kinh tế hàng hóa trở thành hệ
thống chỉnh thể, thay cho hệ thống kinh tế tự nhiên hay kinh tế chỉ
huy.
Như vậy, kinh tế hàng hóa có ý nghĩa giá trị quan trọng trong
đời sống sản xuất của con người và xã hội:
Thứ nhất, phát triển kinh tế hàng hóa là giải pháp căn bản nâng
cao lực lượng sản xuất, xóa bỏ tình trạng kinh tế tự túc tự cấp lạc

hậu.
Thứ hai, trên cơ sở phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa cần
được tơn trọng dựa trên tiêu chí như: quy luật giá trị, cạnh tranh
bình đẳng, mở cửa với nền kinh tế thế giới là điều kiện tiên quyết
giúp kĩ thuật công nghệ phát triển, năng suất lao động tăng, xúc tiến
tăng trưởng bền vững.
Thứ ba, thực hành đầy đủ quyền tự chủ, cạnh tranh kinh doanh
công bằng theo pháp luật đối với mọi thành phần kinh tế là cơ sở
của dân chủ kinh tế, tiến tới khắc phục sức ảnh hưởng của cơ chế
tập trung quan liêu bao cấp.

17


1.1.2 Q trình vận động của kinh tế hàng hóa
Trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, hoạt động kinh tế con người
trải qua ba thời kì, mỗi thời kì ứng với một nền kinh tế lớn. Trên cơ sở
giải quyết những vấn đề căn bản của nền sản xuất xã hội được phân
chia thành ba nền kinh tế đó là: Kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hóa,
kinh tế thị trường.
Bên cạnh đó cũng có một nền kinh tế đặc trưng tồn tại trong lịch
sử nhân loại là kinh tế kế hoạch hóa tập trung, kinh tế phi thị trường
ở Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây.
-

Nền kinh tế tự nhiên là hệ thống kinh tế sơ khai ra đời sớm
nhất của xã hội lồi người, phản ánh trình độ phát triển thấp
của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Đặc điểm căn
bản gồm:


+ Hệ thống kinh tế này được hiểu là kinh tế tự cung, tự cấp,
khép kín khơng có sự trao đổi thị trường. Chính vì vậy, hệ thống kinh
tế này có tên gọi khác là kinh tế hiện vật
+ Ở mỗi đơn vị cơ sở thường tổ chức kinh tế nhỏ, sản xuất
mang tính khép kín. Dẫn tới sự tách rời, cô lập, phân tán không đồng
đều giữa các đơn vị kinh tế, khơng có sự hợp tác giữa các đơn vị sản
xuất.
+ Kỹ thuật chủ yếu là thủ cơng, phương pháp sản xuất cũ, lạc
hậu, bảo thủ.
Có thể nói, cơ sở của kinh tế tự nhiên phản ánh trình độ lao
động thấp kém của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.
Năng suất kém dẫn tới sản phẩm tạo ra chỉ đủ thỏa mãn nhu cầu
thiết yếu hàng ngày. Hệ thống kinh tế này thường gắn với nông
nghiệp truyền thống. Kinh tế tự nhiên tồn tại trong xã hội nguyên
thủy, thời kỳ trung cổ và tàn dư còn đọng lại ở một số nước phương
18


Đông. Mặc dù vậy, với sự biến đổi của xã hội, đòi hỏi việc phát triển
ngày càng cao của lực lượng sản xuất, quan hệ trao đổi hàng hóa
xuất hiện xóa bỏ dần nền kinh tế hiện vật đưa con người chuyển
sang giai đoạn mới là nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường.
-

Nền kinh tế hàng hóa phát triển tiến bộ hơn so với kinh tế tự
nhiên. Mục đích sản xuất là nhằm tạo ra sản phẩm thõa mãn
nhu cầu xã hội thơng qua hình thức trao đổi. Hệ thống này
cho phép giải quyết các vấn đề cơ bản của hoạt động sản
xuất được quyết định và thơng qua thị trường. Nền kinh tế
hàng hóa có điều kiện cơ bản là:


+ Lực lượng sản xuất và phân cơng lao động có trình độ phát
triển cao
+ Có sự tách biệc về sở hữu và hình thành sỡ hữu tư nhân với
các yếu tố sản xuất
So với kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hóa có ưu thế vượt bậc
trong việc thúc đẩy quá trình sản xuất, hiện đại hóa cơng cụ lao
động, kích thích lực lượng sản xuất; mở rộng phân cơng lao động;
chun mơn hóa và phát huy sản xuất xã hội; tăng cường hợp tác và
giao lưu sản xuất, tạo được nền kinh thế thống nhất.
Kinh tế hàng hóa phụ thuộc nhiều vào thể chế chính trị - xã hội
nhưng lại không hẳn đồng hành tiến hóa ở những thời kỳ sau. Mức
độ phát triển nền kinh tế này khác nhau với mỗi chế độ chính trị - xã
hội khác nhau.
-

Nền kinh tế thị trường là sự phát triển cao của nền kinh tế
hàng hóa. Đây là giai đoạn phát triển xã hội hóa tất yếu của
sản xuất, là thành tựu của văn minh nhân loại. Nền kinh tế
này gắn liền với sự ra đời của CNTB hay cịn được biết đến là
kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa với những tiền đề sau:
19


+ Tư bản tiền tệ được tích tụ vào tay các tư bản cá biệt ở mức
độ lớn để hình thành nên xí nghiệp có quy mơ lớn và sản xuất
tập trung. Chủ nghĩa trọng thương mại và bảo hộ mậu dịch
đường các nước tư sản áp dụng nhằm thúc đấy việc tích lũy
này.
+ Sức lao động trở thành hàng hóa đặc biệt. Sự hình thành thị

trường lao động là quá trình biến người lao động thành lao
động tự do, được nhà nước ra luật và thiết chế.
C. Mác đã nêu ra rằng: nhờ có hàng hóa đặc biệt và cách kết
hợp tư bản chủ nghĩa, mà một phương thức sản xuất mới đã ra đời,
gắn liền với chiếm đoạt giá trị thặng dư, dựa vào việc khai thác giá
trị sử dụng của hàng hóa đặc biệt - sức lao động hay kéo dài quá
trình chế tạo giá trị vượt quá một điểm nhất định. Điều này cũng
gợi ý rằng: nếu loại bỏ tính chất tư bản chủ nghĩa của q trình tích
lũy ngun thủy cũng như loại bỏ cách kết hợp tư bản chủ nghĩa
giữa sức lao động với các yếu tố sản xuất, thì sự tích lũy vốn và
phát triển thị trường lao động cũng chính là quá trình phát triển
kinh tế thị trường nói chung.
Ngồi ra, để nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa và kinh tế
thị trường cũng cần một số điều kiện khác để phát triển như: sự
phát triển của thị trường tài chính; hệ thống kết cấu hạ tầng và vai
trị của nhà nước.
Trong quá trình lịch sử, kinh tế thị trường phát triển cũng là tiến
hành cơng nghiệp hóa và q độ sản xuất phong kiến sang sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Kinh tế thị trường phát triển theo tuần tự cổ điển của các nước Âu – Mỹ phải trải qua một số giai đoạn nhất
định nên kéo dài hàng trăm năm. Đến ngày nay thì khơng bắt buộc
phải lặp lại con đường phát triển này.

20


Rút ngắn hiện đại của NICs khu vực châu Á là thành quả của
thời đại mới, nó hội tụ được ưu điểm của phát triển rút ngắn cổ điển
và phát huy mạnh mẽ vai trò của nhà nước, mở rộng nền kinh tế
cũng như tận dụng được xu hướng toàn cầu hóa, tạo được cú hích
cho nền kinh tế phát triển.

Phát triển nền kinh tế hàng hóa là quy luật tất yếu của xã hội;
với các thể chế chính trị - xã hội khác nhau, bắt buộc mỗi quốc gia
phải lựa chọn con đường phát triển kinh tế hàng hóa và thị trường.

1.1.3. Cơ sở hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa
của Việt Nam thế kỷ XVI – XVIII
Sự sụp đổ của nhà Lê và cuộc chiến tranh giữa các thế lực
phong kiến đã dẫn đến sự thay đổi khá nhiều về tình hình kinh tế và
đời sống nhân dân, sang thời kỳ này mặc dù chính trị lãnh thổ có
nhiều biến động nhưng chính vì những biến động trong chính trị lãnh
thổ và vấn đề tài nguyên thiên nhiên đã ảnh hưởng và tác động đến
kinh tế hàng hóa.
- Vấn đề tài nguyên thiên nhiên
Yếu tố căn bản nhất trong việc phát triển kinh tế hàng hóa đó
chính là vấn đề về hàng hóa, sự đa dạng và dồi dào của hàng hóa sẽ
ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế thương mại. Việt
Nam cũng nằm trong số đó, với những ưu đãi của thiên nhiên nằm ở
vùng nhiệt đới gió mùa các sản phẩm hàng hóa từ tự nhiên của Việt
Nam có sức hấp dẫn với các thương nhân nước ngoài. Borrin cũng đã
từng có lời mơ tả về sự hấp dẫn của những sản vật của xứ Đàng
Trong: “người ngoại quốc đủ bị quyến rũ bởi đất đai phì nhiêu và
thèm muốn những của cải tràn đầy trong xứ họ. Không những người
xứ Đàng Ngoài, xứ Campuchia và Phúc Kiến và mấy xứ lân cận đến
buôn bán, mà mỗi ngày người ta còn thấy các thương gia đến từ
những miền đất xa xôi như Trung Quốc, Macao, Nhật Bản, Manila và
Malacca. Tất cả đều đem bạc tới xứ Đàng Trong để đem hàng hóa xứ
21


này về”[11;43]. Để có cái nhìn tồn cảnh về hàng hóa của Đại Việt

trong giai đoạn này, bài viết sẽ tổng hợp những hàng hóa mà các
thương nhân nước ngồi có thể mua được ở Đàng Ngồi và Đàng
Trong.
Ở Đàng Ngồi có nhiều các sản vật như, tổ yến, trầm hương, hồ
tiêu, sa nhân, đậu khấu. . . các loại hoa quả như vải, khế, mía.
Alexandre de rhodes nhận xét về sự đáng giá của tổ yến khi nhìn
thấy những thương nhân người Tàu mua lại rất đắt để đem về bán ở
Tàu, trở thành một món hàng rất quý mà khơng có ở nơi nào khác
trên thế giới[9;65]. Số lượng sản vật ở Đàng Trong dường như đa dạng
và phong phú hơn theo lời nhận xét của một số thương gia Châu Âu
đánh giá thì Đàng Trong cịn nhiều của cải hơn Trung Quốc và dồi
dào về mọi thứ. Đến với Đàng Trong các thương nhân có thể mua
một số các sản phẩm tự nhiên như: củi nâu, hồ tiêu, hương liệu,
đường, gỗ quý, yến sào, sừng tê, ngà voi,. . . . . Những sản vật trên
cũng được Lê Quý Đôn ghi chép khá kĩ trong Phủ biên tạp lục: “Ở
Sơn Nam khi vào chỉ mua được món củ nâu, ở Thuận Hóa chỉ mua
được hồ tiêu, cịn xứ Quảng Nam thì đủ trăm thứ hóa vật, khơng có
nơi nào sánh kịp. . . . Đến hàng trăm chiếc thuyền chuyên chở cùng
một lúc cũng không hết. . ”[15;234]. Nguồn Cơ Sa ở châu Bố Chính sản
xuất Ngà voi, màn hoa, gối hoa, mật ong, sáp vàng, nhựa trám, gỗ
lim. Nguồn An Đại ở huyện Khang Lộc sản xuất trầm hương, hoàng
đàn, sinh hương, mật ong, sáp vàng, diêm tiêu. Nguồn Kim Trà sản
xuất mít nài, chè tước thiệt, sa nhân. Nguồn Cảo Cảo ở Võ Xương,
sản xuất trầm hương, tốc hương, mộc hương, bạch truật,. . .

[15;124]

Ưu đãi từ thiên nhiên đối với Đại Việt còn thể hiện qua hệ thống
gió mậu dịch. Trong thế kỷ XVI – XVIII, khi thuyền hơi nước cịn chưa
có mặt thì việc di chuyển giữa các vùng lãnh thổ chủ yếu dựa vào

các con thuyền buồm hay thuyền mành. Đối với những con thuyền
đó sức gió ảnh hưởng quan trọng đến tốc độ của thuyền. Hai hướng
22


gió chính là Đơng Bắc và Tây Nam thuận lợi cho vấn đề ra khơi của
tàu bè. Người ta gọi thời gian hoạt động của các hướng gió là “Mùa
mậu dịch” kéo dài từ 4 đến 5 tháng, sau khi đến được các thương
cảng thuyền bn có thời gian khoảng chừng 2 đến 3 tháng cho việc
buôn bán và thu mua hàng hóa để kịp đến tháng 6, tháng 7 năm sau
khi gió mùa Đơng Nam thổi ngược lên hướng Bắc thì các thương
nhân lại giong buồm trở về nước. Trong trường hợp họ chưa thu mua
đủ số lượng cần thiết họ lại để người ở lại tiếp tục thu mua cho đến
mùa mậu dịch năm sau, cộng thêm với chính sách ưu ái giành cho
người Hoa và người Nhật vơ hình chung lại hình thành các nơi cu trú
của thương nhân Hoa - Nhật.
Vấn đề cảng biển luôn là yếu tố quan trọng trong phát triển
thương mại, nếu thương mại Bắc Bộ giai đoạn thế kỉ X - XV nổi tiếng
với thương cảng Vân Đồn do mang những đặc tính tự nhiên thuận lợi
để xây dựng hải cảng như vũng vịnh kín gió và sâu thuận lợi cho tàu
bè cư trú. Đến thế giai đoạn XVI-XVIII nổi lên các đô thị thương mại
như Phố Hiến, Kẻ Chợ là những cố gắng của chính quyền Lê - Trịnh
trong việc lợi dụng các cửa sơng lớn nhằm mục đích tạo sự chuyển
dịch một số điểm giao thương từ ngoài biển vào sâu trong đất liền
với gần kinh đô Thăng Long và các vùng kinh tế làng nghề hơn [22;402].
Trong khi Đàng Ngồi có xu hướng kéo các thương cảng từ biển vào
sâu trong đất liền thì Đàng Trong lại khai thác được tối đa các nguồn
lợi từ bở biển để có thể xây dựng các cảng nước sâu: “Phá Nhật Lệ ở
cửa biển Nhật Lệ mênh mơng nghìn khoảng, biển cả ở phía Đơng
Bắc, các núi chầu ở phía Tây Nam, phía Tây Bắc cửa phá rất sâu. . . .

Thiển Hải ở huyện Lệ Thủy,. . . . . . biển lớn muôn khoảng mông
mênh, chỗ sâu chỗ nông giữa có một đường rất sâu cho ghe đi lại. . .
Vực An Sinh chỗ ngã ba nguồn Thổ Lý tại huyện Lệ thủy, nước trong
suốt đáy, sâu không biết chừng nào. . . ” [15;125,126]. Việc khai thác được

23


các nguồn lợi từ địa hình, một loạt các đơ thị lớn như Thanh Hà, Hội
An ra đời có điều kiện để phát triển.
- Chính trị và lãnh thổ
Như đã đề cập ở phần trước, thế kỉ XVI đến XVIII tại Việt Nam
diễn ra nhiều sự kiện lớn như sự đứt đoạn của nhà Lê, vương triều
nhà Mạc xuất hiện hay các cuộc chiến tranh của các thế lực phong
kiến. Từ những sự kiện đó, đặc biệt là vấn đề thay đổi triều đại dẫn
đến thay đổi trong các chính sách phát triển, ảnh hưởng những
chính sách này tác động trực tiếp đến sự phát triển của kinh tế
thương mại.
Nhà Mạc nắm chính quyền được một thời gian ngắn đã nhanh
chóng có những chính sách nhằm mở rộng sản xuất phát triển kinh
tế. Giống như thời kỳ phong kiến khác nhà Mạc cũng theo quan niệm
“phi nông bất ổn”, các chính sách về đảm bảo phát triển nơng
nghiệp được nhà nước chú trọng. Vấn đề ruộng công và ruộng tư
song song cùng tồn tại làm cho mầm mống tình trạng biến ruộng
cơng thành ruộng tư ngày càng có cơ hội bùng phát, ruộng đất cơng
tại càng làng xã khơng cịn được bao nhiêu. Đứng trước vấn đề đe
dọa đến sự tồn vong của nhà nước, nhà Mạc cần giải quyết hai vấn
đề nhức nhối, đó chính là làm thế nào để có thể lơi kéo được nơng
dân trở về các làng xã do chính quyền quản lý để ổn định tình hình
nơng nghiệp được coi là vấn đề sống cịn trong nền kinh tế phong

kiến. Từ đó tạo cơ sở cho việc bổ sung quân đội, võ tướng và binh
lính là lực lượng trực tiếp giúp nhà Mạc đi đánh dẹp các thế lực thù
địch xung quanh nhằm củng cố vương quyền của mình. Để giải
quyết vấn đề đó nhà Mạc đã áp dụng chính sách lộc điền, ruộng thế
nghiệp, phân điền đều được tự do mua bán và cúng tặng chuyển
nhượng "Niên hiệu Quảng Hòa thứ 3, ra lệnh; Xã nào ngồi số ruộng
đất tư, mà có ruộng quan và ruộng chùa, thì tùy theo số ruộng đó,
chiếu cấp cho: Nhất hạng trung hiệu mỗi người 2 phần rưỡi; nhất
24


hạng trung sĩ mỗi người 2 phần rưỡi. Xã nào khơng có ruộng thì mỗi
người một phần. Như xã nào tuy số ruộng nhiều đáng được 2 phần,
thì 2 phần ấy cũng không được quá số 2 mẫu, rồi tùy theo cấp bậc
giảm dần, còn bao nhiêu ruộng sẽ theo nhân số trong xã mà chia
đồng đều[13;53]. Điều này chứng tỏ việc tư hữu ruộng đất khá phát
triển, do sự tư hữu về ruộng đất dẫn đến việc khơng cịn đủ đất cơng
để thực hiện chính sách qn điền từ thời ký trước. Việc tự do mua
bán ruộng nhằm khích lệ sản xuất trong nhân dân, mấy năm liền
được mùa to, nhịp sống sản xuất rất yên bình. Mạc Đăng Dung sau
khi lên ngơi đã có những chính sách ưu đãi đối với Dương Kinh (Hải
Phòng) biến nơi đây thành trung tâm chính trị lớn thứ hai sau Thăng
Long, đồng thời biến nơi đây thành cửa ngõ thông thương của Đại
Việt ra bên ngoài. Tại Dương Kinh nhà Mạc cho đào đắp, uốn nắn
một loạt các dòng kênh để thuận tiện đi lại dẫn nước vào đồng. Mặt
khác lại tiến hành đắp các đoạn đê Châu Kim, đê Kim Điền (thuộc
Kiến Thụy, An Lão, Hải Phòng). Sự phát triển của vùng trung tâm
Dương Kinh kéo theo sự khởi sắc của các huyện xung quanh như Tân
Minh, Vĩnh Lại,. . . . với nhiều cơng trình xây dựng mà ngày nay chỉ
cịn thấy các di tích như đê điều, thành lũy,. . . Trong Đại Việt Thông

sử của Lê Quý Đôn có một số ghi chép về thành Dương Kinh là vào
năm Thống Nguyên thứ 6 (1527) Mạc Đăng Dung đặt tỉnh Hải Dương
là Dương Kinh, lập cung điện ở Cổ Trai, dựng lại ngôi điện gọi là Sùng
Đức trên nền nhà cũ của Đĩnh Chi, đắp một gò lớn tại bờ sơng phía
Bắc mặt tiền điện Sùng Đức làm nơi tế bái, cịn dựng thêm một ngơi
điện để ở gọi là điện Phúc Ý, tại Tây điện Hưng Quốc Dương Kinh, sau
khi để con trai mình là Đăng Doanh lên ngôi Đăng Dung về Cổ Trai ở
là trấn vững nơi căn bản và làm ngoại viện cho Đăng Doanh [14;39,41].
Nhà Mạc có cái nhìn “khá cởi mở về vấn đề thương mại” [8;143] qua
những hoạt động tự do buôn bán duy trì thương cảng Vân Đồn và
phát triển quê hương Dương Kinh để khai thác tối đa các nguồn lợi.
Về thủ cơng nghiệp nhà Mạc cũng có sự chấn hưng một bước đây
25


×