Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bảo vệ thương hiệu sản phẩm chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 12 trang )

KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM
CHỈ DẪN ĐỊA LÝ TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Quốc Thịnh
Trường Đại học Thương mại
Email:
Nguyễn Thị Vân Quỳnh
Trường Đại học Thương mại
Email:
Ngày nhận: 14/12/2021

Ngày nhận lại: 08/1/2022

Ngày duyệt đăng: 12/01/2022

S

ản phẩm chỉ dẫn địa lý (CDĐL) là sản phẩm cộng đồng, gắn liền đồng thời với nhiều cơ sở
sản xuất, kinh doanh trong một khu vực địa lý nhất định và có danh tiếng trên thị trường. Vấn
đề bảo vệ danh tiếng, uy tín cho những sản phẩm chỉ dẫn địa lý không đơn giản như trường hợp sản phẩm
của từng doanh nghiệp cụ thể. Bài viết đưa ra tiếp cận rộng về bảo vệ thương hiệu sản phẩm CDĐL và phân
tích thực trạng trên nhiều khía cạnh từ quản lý nhà nước đến các hoạt động chống xâm phạm thương hiệu
từ bên ngoài và chống sa sút thương hiệu từ bên trong của các chủ thể. Phương pháp nghiên cứu định tính
được sử dụng với những nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thông qua phỏng vấn 30 cơ sở sản xuất trong khu
vực CDĐL (Chè Shan tuyết Mộc Châu, Vải thiều Thanh Hà và Chè Tân Cương) và khảo sát 210 khách hàng,
245 doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ liên quan đến vấn đề CDĐL và bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ.
Những hạn chế chủ yếu được phát hiện là (1) công tác quản lý CDĐL chưa nhất quán, chưa hiệu quả;
(2) chưa có sự kết nối giữa các cơ sở sản xuất và thiếu sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ thương hiệu; (3) tình
trạng xâm phạm thương hiệu vẫn khá phổ biến và chưa có được những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn.
Bài viết đã đề xuất một số gợi ý tăng cường bảo vệ thương hiệu sản phẩm CDĐL.


Từ khóa: Thương hiệu, Bảo vệ thương hiệu, Chỉ dẫn địa lý, Sở hữu trí tuệ.
JEL Classifications: O34, D23
1. Đặt vấn đề
Các sản phẩm chỉ dẫn địa lý là những sản phẩm
được công nhận và bảo hộ về nguồn gốc xuất xứ từ
một khu vực địa lý nhất định, xuất phát từ đặc điểm
của mình, ln có những đặc tính vượt trội về chất
lượng do các yếu tố riêng có như thổ nhưỡng, khí
hậu, đặc điểm canh tác, kỹ thuật chế biến, … và vì
thế, rất được ưa chuộng trên thị trường và có lợi thế
cạnh tranh khá mạnh, mang lại giá trị nhiều hơn cho
các chủ thể liên quan. Theo quy định hiện hành thì
chỉ dẫn địa lý (CDĐL) thuộc sở hữu nhà nước và
nhà nước cho phép (với những điều kiện nhất định)
các chủ thể sản xuất, kinh doanh trong khu vực
CDĐL được khai thác CDĐL cho sản phẩm của
Số 163/2022

mình. Như vậy, CDĐL là một tài sản trí tuệ dùng
chung của cộng đồng và rất cần có sự tham gia của
tất cả các chủ thể khác nhau để phát triển cả thương
hiệu riêng của từng cơ sở sản xuất kinh doanh và
thương hiệu chung của cộng đồng (thương hiệu sản
phẩm CDĐL)
Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, việc bảo vệ
thương hiệu cho các sản phẩm chỉ dẫn địa lý của các
chủ thể vẫn còn khá nhiều những hạn chế, dẫn đến
gia tăng sự xuất hiện của sản phẩm giả, sản phẩm
kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ (SHTT), từ
đó làm suy giảm uy tín của sản phẩm, sa sút hình

ảnh thương hiệu (TH). Rất nhiều địa phương đang
quá quan tâm đến vấn đề xác lập quyền bảo hộ cho
khoa học
!
3
thương mại


KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
sản phẩm CDĐL trong khi lại chưa chú trọng nhiều
đến phát triển hình ảnh thương hiệu, gia tăng sức
mạnh và bảo vệ danh tiếng, uy tín của thương hiệu
sản phẩm CDĐL trên thương trường.
Vấn đề bảo vệ thương hiệu sản phẩm chỉ dẫn địa
lý chắc chắn không chỉ dừng lại ở việc đăng ký bảo
hộ cho các đối tượng sở hữu trí tuệ khác nhau mà rất
cần quan tâm đến nhiều hoạt động khác như kiểm
soát quá trình sản xuất, thu hoạch và chế biến sản
phẩm của các chủ thể để chống lại sự sa sút thương
hiệu từ bên trong; kiểm soát chặt hoạt động phân
phối, kinh doanh của các bên liên quan để chống lại
sự xâm phạm thương hiệu từ bên ngoài.
Hoạt động bảo vệ thương hiệu sản phẩm chỉ dẫn
địa lý luôn cần sự tham gia của nhiều chủ thể khác
nhau như: chính quyền địa phương, các cơ quan
chuyên ngành, tổ chức tập thể, các chủ thể trực tiếp
sản xuất kinh doanh sản phẩm và cả sự tham gia của
cộng đồng. Vì vậy, mơ hình nghiên cứu được sử
dụng trong bài viết này là xác định các chủ thể và
đánh giá sự tham gia của các chủ thể khác nhau vào

hoạt động bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm chỉ dẫn
địa lý.
2. Một số vấn đề lý luận về chỉ dẫn địa lý và
bảo vệ thương hiệu sản phẩm chỉ dẫn địa lý
2.1. Những vấn đề pháp lý về chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) là một đối tượng sở hữu
trí tuệ Được quy định cụ thể trong điều 4 Luật sở
hữu trí tuệ 2005 và luật sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ
2009, theo đó “Chỉ dẫn địa Lý là dấu hiệu dùng để
chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương,
vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”. CDĐL phải
được xác lập quyền theo hình thức đăng ký tại cơ
quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
hoặc cơ quan sở hữu trí tuệ ở các quốc gia khác
nhau.
Theo các Điều 79, 81, 82 Luật SHTT thì điều
kiện để được Bảo hộ đối với CDĐL là Sản phẩm
mang CDĐL phải:
- Có nguồn gốc địa lý (được giới hạn với ranh
giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ
và bản đồ) từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ
hoặc nước ứng với CDĐL;
- Có danh tiếng và chất lượng hoặc đặc tính chủ
yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương
vùng lãnh thổ hoặc nước tương tứng với chủ dẫn địa
lý đó quyết định. Theo đó, danh tiếng sẽ được xác
định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng

4


khoa học
thương mại

thơng quan mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến
và lựa chọn sản phẩm đó. Chất lượng đước xác định
bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tín, định lượng
hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ
tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương
tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm
tra phù hợp
Danh tiếng và chất lượng sản phẩm CDĐL có
được là nhờ các điều kiện địa lý (những yếu tố tự
nhiên như khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ
sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác) và các yếu
tố về con người (các kỹ năng, kỹ xảo của người sản
xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa
phương).
Như vậy thì sản phẩm CDĐL sẽ có sự khác biệt
cơ bản về chất lượng và danh tiếng so với những sản
phẩm cùng loại được sản xuất từ một khu vực khác.
sự khác biệt này có thể do các yếu tố địa lý hoặc/và
do con người với những bí quyết tạo nên và sản
phẩm CDĐL sẽ chỉ được giới hạn trong một khu vực
địa lý nhất định mà tại đó có thể có rất nhiều các chủ
thể cùng sản xuất ra sản phẩm tương đồng. Đây
chính là cơ hội, là tiền đề để các cơ sở sản xuất trong
khu vực địa lý khai thác và phát triển danh tiếng,
thương hiệu cho sản phẩm của mình trên thị trường.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành về quản lý
CDĐL thì mặc dù có rất nhiều chủ thể cùng sản xuất

sản phẩm trong khu vực địa lý được giới hạn, nhưng
chỉ những chủ thể nào đáp ứng được đầy đủ những
điều kiện và tuân thủ quy định quản lý CDĐL mới
được quyền sử dụng và khai thác các dấu hiệu (gắn
dấu hiệu) CDĐL cho sản phẩm do mình làm ra.
Tại Việt Nam, chủ sở hữu CDĐL là Nhà nước và
Nhà nước sẽ trực tiếp quản lý hoặc trao quyền quản
lý CDĐL cho các tổ chức đại diện quyền lợi của tất
cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng
CDĐL.
2.2. Thương hiệu các sản phẩm chỉ dẫn địa lý
Thương hiệu không chỉ đơn thuần là những dấu
hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm của một cơ
sở sản xuất kinh doanh với các sản phẩm tương tự
của những người khác, mà quan trọng hơn, thương
hiệu cịn là hình ảnh, ấn tượng, danh tiếng, uy tín
của sản phẩm và doanh nghiệp, là lòng tin mà người
tiêu dùng gửi gắm vào sản phẩm và doanh nghiệp
cung ứng sản phẩm, là những ghi nhận, đánh giá của
khách hàng đối với một sản phẩm, một doanh
nghiệp từ đó gia tăng giá trị của sản phẩm/doanh

!

Số 163/2022


KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
nghiệp đó so với các sản phẩm/doanh nghiệp cạnh
tranh (K.Keller, 2004; D.Aaker 2009…).

“Thương hiệu là một hoặc một tập hợp dấu hiệu
để nhận biết và phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp;
là hình tượng về sản phẩm và doanh nghiệp trong
tâm trí khách hàng và cơng chúng” (Nguyễn Quốc
Thịnh, 2018). Nếu chỉ nhìn nhận thương hiệu là
những dấu hiệu thì việc xây dựng thương hiệu đơi
khi khá đơn giản, nhưng nếu tiếp cận thương hiệu
không chỉ là những dấu hiệu mà quan trọng hơn là
tạo dựng danh tiếng, uy tín và lịng tin cho sản phẩm
thì khó khăn hơn nhiều, gian nan hơn nhiều, địi hỏi
cần có chiến lược và sự tham gia của tất cả mọi
thành viên trong doanh nghiệp cũng như các bên
liên quan.
Theo tiếp cận đa chiều, thương hiệu có thể và
cần được nhìn nhận cả trên tiếp cận khách hàng và
tiếp cận nhân viên, nghĩa là hoạt động xây dựng
thương hiệu không chỉ là các nỗ lực của doanh
nghiệp để tạo dựng hình ảnh, ấn tượng với khách
hàng và công chúng (xây dựng thương hiệu ra bên
ngoài - external branding) mà cũng rất cần nỗ lực
tạo dựng hình ảnh, ấn tượng đối với nhân viên (xây
dựng thương hiệu nội bộ - internal branding).
Việc tạo dựng và phát triển một thương hiệu
đương nhiên, cần sự nỗ lực của chủ sở hữu thương
hiệu (tổ chức hoặc cá nhân) để triển khai hàng loạt
các hoạt động khác nhau cả trên phương diện tư duy
chiến lược và thực tiễn triển khai, đó khơng chỉ đơn
giản là việc tạo ra các dấu hiệu để nhận biết và phân
biệt rồi tiến hành đăng ký bảo hộ cho các dấu hiệu
đó dưới danh nghĩa một đối tượng sở hữu trí tuệ nào

đó. Có thể hình dung một cách tương đối về xây

dựng thương hiệu theo tiếp cận đa chiều như trên
hình 1 dưới đây.
Với các sản phẩm CDĐL vấn đề xây dựng và
phát triển thương hiệu dường như có những phức
tạp hơn so với các trường hợp phát triển thương hiệu
thông thường, xuất phát từ đặc thù của sản phẩm
CDĐL và hoạt động của các cơ sở trong khu vực
CDĐL, theo đó:
- Việc xác lập (đăng ký bảo hộ và được cấp Giấy
chứng nhận CDĐL) chỉ là bước khởi đầu, khẳng
định quyền độc quyền của các chủ thể (được trao
quyền) trong sử dụng và khai thác danh tiếng, chất
lượng đối với sản phẩm CDĐL. Vấn đề quan trọng
hơn là làm sao để hình ảnh thương hiệu và danh
tiếng của sản phẩm CDĐL ln được duy trì và phát
triển, tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị
trường và những ấn tượng tốt đẹp, cuốn hút trong
tâm trí khách hàng và cơng chúng.
- Thương hiệu sản phẩm CDĐL có thể được hiểu
là thương hiệu cộng đồng (gắn với cả một cộng
đồng dân cư nhất định) mà tại đó, các cơ sở sản xuất
với quy mơ rất khác nhau, có thể là các doanh
nghiệp, các hợp tác xã, các hộ gia đình. Mỗi cơ sở
sản xuất vừa phải phát triển thương hiệu riêng của
mình lại vừa cùng chung tay để phát triển thương
hiệu sản phẩm CDĐL. Ln có những mâu thuẫn
nhất định về lợi ích của các chủ thể, vì thế, nếu thiếu
sự quyết liệt và linh hoạt trong quản lý sẽ dẫn đến

những hệ luỵ khôn lường làm suy giảm nhanh chóng
uy tín, danh tiếng của sản phẩm CDĐL.
- Chủ thể được trao quyền quản lý CDĐL hầu
hết là các cơ quan quản lý nhà nước (như các sở
chuyên ngành) hoặc chính quyền địa phương, trong

Hình 1: Thương hiệu theo tiếp cận đa chiều
Số 163/2022

khoa học
thương mại

!

5


KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
khi đó chủ thể khai thác là các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, vì vậy ln tồn tại những khoảng cách nhất
định về tư duy chiến lược, các định chế, huy động
nguồn lực và tiếp cận kinh tế liên quan đến hoạt
động kiểm soát khai thác, kinh phí đầu tư cho phát
triển thương hiệu.
2.3. Khái quát về bảo vệ thương hiệu
Bảo vệ thương hiệu, theo tiếp cận rộng, là tất cả
những hoạt động được triển khai nhằm duy trì uy tín
và danh tiếng của thương hiệu chống lại những xâm
phạm đến từ bên ngoài và sự sa sút thương hiệu
ngay từ bên trong (Nguyễn Quốc Thịnh và nnk,

2009, 2018). Bảo vệ thương hiệu hồn tồn khơng
chỉ là tiến hành đăng ký bảo hộ SHTT cho các yếu
tố liên quan đến thương hiệu mà luôn cần đến những
biện pháp cả về kinh tế, kỹ thuật, hành chính và tâm
lý để phòng ngừa những xâm phạm, hạn chế những
tổn thất từ những xâm phạm bên ngoài và những sa
sút từ trong nội bộ của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Với các sản phẩm CDĐL, vấn đề bảo vệ thương
hiệu được nhìn nhận trên các khía cạnh chủ yếu như:
- Xác lập quyền đối với các đối tượng SHTT
liên quan.
Trong số các đối tượng SHTT, có một số đối
tượng mà quyền sở hữu được phát sinh tự động
không cần bất kỳ thủ tục đăng ký nào (như quyền
tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả);
được phát sinh tự động (khơng cần đăng ký) nhưng
có điều kiện (như tên thương mại, nhãn hiệu nổi
tiếng - điều kiện là phải được sử dụng thực tế: bí
mật kinh doanh - điều kiện là phải có các biện pháp
bảo mật thích hợp); được phát sinh khi đăng ký bảo
hộ (nhãn hiệu, CDĐL, kiểu dáng công nghiệp,
giống cây trồng…).
Với các sản phẩm CDĐL, các tài sản trí tuệ có
thể và cần được đăng ký bảo hộ (ngoài CDĐL đã
được xác lập) là nhãn hiệu của từng cơ sở sản xuất
kinh doanh, kiểu dáng cơng nghiệp (nếu có) và
giống cây trồng (nếu có). Việc đăng ký bảo hộ
SHTT sẽ giúp cho các chủ thể có được quyền định
đoạt (sở hữu và sử dụng) đối với các tài sản trí tuệ
đó, chống lại sự xâm phạm của các đối tượng khác.

Khi doanh nghiệp khơng hoặc chậm trễ đăng ký bảo
hộ sẽ có thể dẫn đến các trường hợp tranh chấp,
chiếm dụng từ các bên thứ ba.
Đối với quyền tác giả (chẳng hạn, nhãn hàng
hóa (label) - như một tác phẩm hội hoạ; mẫu bao bì
- như một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng; nhạc hiệu

6

khoa học
thương mại

quảng cáo;…) dù quyền sở hữu được tự động phát
sinh, nhưng doanh nghiệp cũng nên cân nhắc tiến
hành các thủ tục đăng ký để tránh những phiền
phức (nếu có).
Đối với bí mật kinh doanh (các sáng kiến, chiến
lược, quy trình, cơng nghệ, bí quyết sản xuất, cơng
thức, thơng tin khách hàng…) - nhóm tài sản đa
dạng nhất trong doanh nghiệp, để được bảo hộ thì
ngồi điều kiện những bí mật này phải có được một
cách hợp pháp, doanh nghiệp phải tiến hành các
biện pháp bảo mật phù hợp. Vì vậy, cần thực hiện
các quy định bảo mật, hạn chế tiếp cận, trao đổi
thông tin.
- Thực hiện các biện pháp chống xâm phạm
thương hiệu đến từ bên ngoài.
Thương hiệu có thể bị xâm phạm bởi các hành vi
khác nhau đến từ bên ngồi và có thể dẫn đến những
tổn thất cả về giá trị cũng như hình ảnh, uy tín. Các

hành vi xâm phạm có thể là sự xuất hiện của hàng
giả (hàng giả nhãn hiệu, hàng giả bao bì, hàng giả
kiểu dáng cơng nghiệp, hàng giả chất lượng và hàng
giả nguồn gốc xuất xứ); tạo giao diện các điểm bán
giống hệt hoặc tương tự gây nhầm lẫn; các hành vi
nói xấu, xuyên tạc về thương hiệu, sản phẩm và
doanh nghiệp; truy cập trái phép hoặc làm biến dạng
các cơ sở dữ liệu, website, fanpage; các hành vi phá
hoại sản xuất hoặc các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh khác (như quảng cáo so sánh, dẫn chứng
không đúng sự thật về sản phẩm/thương hiệu…)…
Có thể nói các hành vi xâm phạm thương hiệu rất đa
dạng, đặc biệt trong môi trường số và cạnh tranh
quyết liệt như hiện nay.
Các biện pháp thường được khuyến cáo để
chống xâm phạm thương hiệu như:
+ Thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm hợp lý,
tin cậy và thường xuyên rà soát hệ thống phân phối,
rà soát thị trường để phát hiện sự xuất hiện hàng giả,
cũng như các hành vi xâm phạm khác. Đây được
xem là biện pháp quan trọng để từ đó có được
phương án xử lý phù hợp.
+ Thiết kế bao bì dễ nhận diện và phân biệt, áp
dụng các biện pháp kỹ thuật cần thiết như đánh dấu
hàng hóa, tạo bao bì có khả năng chống bắt chước,
dán tem chống giả, gắn mã truy suất và bảo mật…
+ Thực hiện các biện pháp bảo mật cơ sở dữ liệu,
tài sản trí tuệ và hệ thống các kênh truyền thơng của
doanh nghiệp (như website, fanpage), thường xuyên
cập nhật và đảm bảo tính nhất qn về thơng tin,


!

Số 163/2022


KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
thông điệp thương hiệu trên tất cả các kênh truyền
thông, tạo sự tin cậy và đảm bảo xác thực thơng tin
cho khách hàng.
+ Hợp tác tích cực với các cơ quan chức năng
liên quan trong truy vết và kiên quyết xử lý các hành
vi xâm phạm thương hiệu.
- Chống sa sút thương hiệu từ trong nội bộ
doanh nghiệp, tổ chức tập thể
Một vấn đề được xem là rất quan trọng để bảo
vệ thương hiệu, đặc biệt là thương hiệu tập thể hay
thương hiệu sản phẩm CDĐL là chống sa sút từ
trong nội bộ. Các sa sút có thể đến từ những sơ suất
trong quy trình sản xuất dẫn đến sản phẩm kém chất
lượng, bị lỗi; sa sút do tryền thông không đầy đủ,
thiếu trung thực về thương hiệu và sản phẩm;
những sa sút từ khâu kiểm sốt các yếu tố đầu vào,
q trình lưu thơng; sa sút từ cách cách thức và kỹ
năng giao tiếp, ứng xử của hệ thống… Khơng ít các
thương hiệu đã bị giảm sút sức mạnh, suy giảm uy
tín từ những sai phạm này trong nội bộ doanh
nghiệp, tổ chức. Với sản phẩm CDĐL, do đặc thù
được sản xuất và kinh doanh bởi nhiều cơ sở khác
nhau, các cơ sở này lại phải cạnh tranh quyết liệt

với nhau, nên rất dễ xảy ra tình trạng một số cơ sở
lợi dụng uy tín từ CDĐL mà khơng thực hiện đầy
đủ hoặc có những hành vi gian lận thương mại, dẫn
đến tồn tại sản phẩm kém chất lượng song hành
cùng sản phẩm chất lượng đảm bảo, những ứng xử
thiếu văn minh, chụp giật bên cạnh những ứng xử
chuẩn mực, văn minh thương mại. Đó là lý do một
số CDĐL chưa thực sự tạo được chỗ đứng vững
chắc trên thị trường.
Chống sa sút thương hiệu ln cần đến những
biện pháp kiểm sốt nội bộ từ sản xuất đến thu
hoạch, chế biến và phân phối; thu hút sự tham gia tổ
chức tập thể của tất cả mọi cơ sở sản xuất, kinh
doanh; thực hiện truyền thông nội bộ thường xuyên
và tăng cường năng lực cho tất cả các bộ phận trong
doanh nghiệp/tổ chức; kích thích các nguồn sáng tạo
và xây dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp để tạo
động lực cho duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm.
3. Thực trạng bảo vệ thương hiệu các sản
phẩm chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam
Để thực hiện đánh giá về thực trạng bảo vệ
thương hiệu cho các sản phẩm CDĐL, nghiên cứu
này sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp về hoạt động
quản lý và đăng lý bảo hộ SHTT của các chủ thể
tham gia CDĐL. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập
Số 163/2022

trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2019 và
tháng 10 năm 2021 tại một số CDĐL khu vực miền
núi phía Bắc, trong đó phỏng vấn ngẫu nhiên 30 cơ

sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm chè Shan tuyết
Mộc Châu, chè Tân Cương và vải thiều Thanh Hà.
Dữ liệu sơ cấp cũng được thu thập từ khảo sát ngẫu
nhiên 210 khách hàng và 245 doanh nghiệp nhỏ và
siêu nhỏ tại Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La,
Lào Cai.
3.1. Thực trạng đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
và các đối tượng sở hữu trí tuệ của các chủ thể liên
quan đến chỉ dẫn địa lý
Theo số liệu từ Cục SHTT Việt Nam, tính đến
hết tháng 10/2021, đã có 110 CDĐL được bảo hộ,
trong đó có 8 CDĐL của nước ngoài được bảo hộ tại
Việt Nam như: Cognac (Pháp), rượu Isco (Peru),
Scotch whisky (Anh), Tơ tằm Isan (Thái Lan),
Đường thốt nốt Kampong Speu, Hạt tiêu Kampot
(Campuchia), Thịt bò Kagoshima Wagyu, Quả hồng
sấy Ichida Gaki (Nhật Bản), còn lại 102 CDĐL là
của các địa phương Việt Nam. Việt Nam cũng đã có
một số CDĐL được đăng ký tại nước ngồi như:
Nước mắm Phú Quốc (tại EU), Vải thiều Lục Ngạn
và Thanh long Bình Thuận (tại Nhật Bản).
Với 102 CDĐL được bảo hộ cho các sản phẩm
của 48 tỉnh thành phố, trong đó có địa phương được
bảo hộ nhiều nhất là 8 CDĐL như Hà Giang, 7
CDĐL như Yên Bái, từ 3-5 CDĐL như Sơn La (3),
Bắc Giang (3), Bắc Cạn (3), Quảng Ninh (4), Bến
Tre (5), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Tuyên Quang (3).
Các địa phương có 2 CDĐL như Bình Thuận, Lạng
Sơn, Nghệ An, Bạc Liêu, Tiền Giang, Thừa Thiên
Huế, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Cao Bằng, Quảng Nam,

Đồng Nai, Kontum, Lào Cai, Phú n, Ninh Bình,
Sóc Trăng, Quảng Ngãi. Cịn lại là các tỉnh có 1
CDĐL là Kiên Giang, Đắc Lắc, Hải Dương, Nam
Định, Thái Nguyên, Hà Nam, An Giang, Tây Ninh,
Điện Biên, Quảng Trị, Hịa Bình, Hưng n, Bình
Phước, Đồng Tháp, Bắc Ninh, Long An, Hậu Giang,
Gia Lai, Cà Mau.
Từ thống kê này cho thấy, số lượng CDĐL được
bảo hộ tập trung nhiều hơn ở khu vực các tỉnh miền
núi phía Bắc, một phần có thể do nơi đây có nhiều
hơn những yếu tố địa lý đặc thù và những kinh
nghiệm, tri thức truyền thống của các dân tộc, mặt
khác cũng có thể có lý do từ sự đầu tư và quan tâm
của chính quyền tại các địa phương này.

khoa học
thương mại

!

7


KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
Xét theo chủ đơn đăng ký thì có 53 CDĐL được khác. Với 102 CDĐL được bảo hộ tại các địa
đăng ký bởi Sở Khoa học và cơng nghệ (KH&CN) phương, có đến hàng chục ngàn các cơ sở với quy
hoặc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn mô và thành phần khác nhau tham gia sản xuất và
(NN&PTNT), 44 CDĐL được đăng ký bởi Uỷ ban kinh doanh các sản phẩm CDĐL và đa phần là các
nhân dân (UBND) tỉnh/thành phố hoặc huyện/thị xã, cơ sở nhỏ, thậm chí chỉ là hộ kinh doanh với sự tham
còn lại 4 CDĐL được đăng ký bởi các hiệp hội, hội gia của hàng triệu người nông dân. Tuy nhiên, việc

nghề nghiệp và 01 CDĐL được đăng ký bởi 1 doanh đăng ký bảo hộ cho các đối tượng SHTT như nhãn
nghiệp tư nhân.
hiệu, kiểu dáng công nghiệp hoặc sáng chế thực sự
Ngoại trừ 01 trường hợp, tổ chức quản lý CDĐL cịn q ít. Kết quả khảo sát 245 doanh nghiệp nhỏ
là Hội sản xuất và kinh doanh, còn lại 101/102 và vừa tại một số địa phương cho thấy tỷ lệ các
CDĐL quyền quản lý thuộc về chính quyền địa doanh nghiệp đăng ký bảo hộ cho các đối tượng
phương (UBND cấp tỉnh/thành phố - 43 CDĐL, SHTT chưa cao (bảng 2).
UBND huyện/thị xã - 29 CDĐL) hoặc các sở chuyên
Tuy nhiên, khi tiến hành tiếp xúc và phỏng vấn
ngành (Sở KH&CN - 19 CDĐL, Sở NN&PTNT - 10 30 doanh nghiệp/cơ sở sản xuất, kinh doanh (10
CDĐL) (số liệu cụ thể trong bảng 1).
doanh nghiệp, 6 hợp tác xã và 14 kinh tế hộ gia
Bảng 1: Thống kê các Chủ đơn đăng ký và các Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý

Nguồn: Tổng hợp từ thống kê của Cục sở hữu trí tuệ (tính đến tháng 10/2021)
100% các CDĐL của Việt Nam đều là những sản đình) tại khu vực chỉ dẫn địa lý và trực tiếp kinh
phẩm nông lâm ngư nghiệp (đa phần là những sản doanh các sản phẩm CDĐL thuộc tỉnh Sơn La, Thái
phẩm nguyên bản hoặc sơ chế, chỉ có một số rất ít Ngun, Hải Dương (tháng 5 và 8 năm 2019 qua
sản phẩm được chế biến sâu), cụ thể: Có 5 CDĐL gặp mặt trực tiếp và tháng 10/2021 qua hình thức
cho các sản phẩm chè và cà phê; 37 cho trái cây; 15 trực tuyến) thì có đến 21 cơ sở chưa tiến hành đăng
cho gia vị và hương liệu; 17 cho nước mắm và hải ký cho bất kỳ đối tượng SHTT nào, trong đó có 6
sản; 10 cho gạo và ngũ cốc; 18 cho các loại nông sản doanh nghiệp, 3 hợp tác xã và 12 cơ sở kinh doanh
Bảng 2: Số lượng các doanh nghiệp đã đăng ký SHTT
và số lượng các đối tượng SHTT đã được đăng ký bảo hộ

Nguồn: Khảo sát 245 DN (57 DN sản xuất, 188 DN dịch vụ) tại Hà Nội, Nghệ An, Sơn La, Thanh Hóa,
Lào Cai

8


khoa học
thương mại

!

Số 163/2022


KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
hộ gia đình. Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là
chưa có những hiểu biết nhất định về SHTT và chưa
nhận thấy sự cần thiết đăng ký bảo hộ cho các đối
tượng này. Có 4 cơ sở cho rằng cần đăng ký bảo hộ
cho nhãn hiệu nhưng lại khơng hề biết về quy trình
thủ tục đăng ký và cho rằng sẽ rất tốn kém tiền bạc
và thời gian cho việc đăng ký bảo hộ. Đây chính là
hạn chế về nhận thức rất cần được khắc phục để có
thể bảo vệ tốt hơn những tài sản trí tuệ nói riêng và
thương hiệu của các cơ sở kinh doanh.
3.2.Thực trạng phân cấp quản lý chỉ dẫn địa lý
và triển khai các biện pháp chống xâm phạm
thương hiệu sản phẩm chỉ dẫn địa lý
Về vấn đề phân cấp quản lý đối với chỉ dẫn địa lý
Theo quy định pháp luật, Nhà nước là chủ sở hữu
và có thể trực tiếp thực hiện quyền quản lý hoặc trao
quyền quản lý CDĐL cho tổ chức đại diện quyền lợi
của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử
dụng CDĐL. Tuy nhiên, có 101/102 CDĐL được
quản lý bởi chính quyền địa phương (cấp tỉnh hoặc
huyện) và các cơ quan chuyên ngành cấp tỉnh (các

sở). Các tổ chức tập thể của các chủ thể trực tiếp sản
xuất, kinh doanh được trao quyền sử dụng, khai thác
CDĐL và quản lý thành viên của mình trong việc sử
dụng CDĐL. Phân cấp quản lý CDĐL thực sự còn
khá phức tạp, nhưng lại chưa rõ ràng cho các chủ thể
(vai trò của nhà nước và tổ chức tập thể) và thiếu
thống nhất trong toàn quốc, từ đó tạo gánh nặng lên
quản lý nhà nước đồng thời lại khơng phát huy hết
vai trị và năng lực của tổ chức tập thể, doanh nghiệp
và người dân (Lưu Đức Thanh, 2019).
Do chưa có quy định thống nhất về vấn đề quản
lý đối với CDĐL nên mỗi địa phương lại “linh hoạt”

thực hiện quản lý theo cách riêng và đương nhiên
còn nhiều hạn chế về năng lực quản lý, chưa huy
động được các nguồn lực phát triển thương hiệu
CDĐL và có khá nhiều những mâu thuẫn về quyền
lợi giữa các chủ thể phát sinh.
Mơ hình quản lý đối với CDĐL được mơ tả khái
qt trên hình 2, dựa trên tham khảo mơ hình của
nhiều địa phương, cho thấy hầu hết các địa phương
đang chưa trao quyền quản lý thực sự cho các tổ
chức tập thể (đại diện cho các chủ thể trực tiếp sản
xuất, kinh doanh sản phẩm CDĐL) mà các cơ quan
quản lý chuyên ngành hoặc chính quyền địa phương
vẫn tham gia quản lý trực tiếp hoặc chủ yếu. Điều
này dẫn đến tình trạng là chính quyền thì khơng có
chun mơn về sản phẩm và quy trình sản xuất, kỹ
thuật kinh doanh, trong khi chủ thể trực tiếp sản
xuất, kinh doanh thì lại khơng được tham gia vào

quản lý chính sản phẩm CDĐL. Theo ơng Phan
Ngân Sơn (Phó Cục trưởng Cục SHTT) thì “trong
hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý, nhiều khó khăn,
bất cập đã xuất hiện trong thời gian gia như mơ hình
quản lý đa dạng và chưa thống nhất, đặc biệt là vai
trò của nhà nước - tổ chức tập thể còn chưa rõ ràng,
tạo gánh nặng lên quản lý nhà nước đồng thời lại
không phát huy hết vai trò và năng lực của tổ chức
tập thể, doanh nghiệp và người dân” (Phạm Bích
Liên, 2019).
Vì điều này, nên khá nhiều CDĐL chưa được
quản lý tốt, sản phẩm bán trên thị trường chưa
được kiểm soát, vẫn còn những sản phẩm từ khu
vực khác được gắn nhãn CDĐL, số các cơ sở kinh
doanh chưa tham gia vào tổ chức tập thể để quản

Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Hình 2: Phân cấp quản lý đối với chỉ dẫn địa lý

Số 163/2022

khoa học
thương mại

!

9


KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

lý CDĐL chưa nhiều, dẫn đến tình trạng gian lận
thương mại, vi phạm các quy định về quản lý
CDĐL vẫn khá phổ biến.
Quản lý CDĐL hoàn tồn khơng chỉ là việc cấp
quyền cho các tổ chức và cá nhân trong khu vực địa
lý của CDĐL được sử dụng CDĐL trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình, mà quan trọng hơn
nhiều là kiểm sốt được q trình sản xuất, kinh
doanh để đảm bảo khơng xảy ra tình trạng xâm
phạm quyền đối với CDĐL như quy định tại Điều
129 Luật SHTT (…sản phẩm không đáp ứng các
tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản
phẩm mang CDĐL; …cho sản phẩm tương tụ nhằm
mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của CDĐL; …
cho sản phẩm khơng có ng̀n gớc từ khu vực địa lý
mang CDĐL).
Với mơ hình phân cấp quản lý như hiện tại ở
các địa phương, trong hầu hết các trường hợp,
chính quyền thì có thẩm quyền quản lý, kiểm sốt
nhưng khơng thể sâu sát đến các cơ sở sản xuất,
trong khi các cơ sở trực tiếp sản xuất và kinh doanh
sản phẩm CDĐL thì lại thiếu cơng cụ và thẩm
quyền quản lý, dẫn đến CDĐL đang bị bỏ ngỏ, khai
thác thiếu kiểm soát.
Vấn đề chống xâm phạm thương hiệu sản phẩm
chỉ dẫn địa lý
Từ thực tế quản lý đối với CDĐL chưa nhất
quán, tập trung và chưa rõ ràng đã dẫn đến tình
trạng trong nhiều năm qua gần như chưa có những
vụ việc xâm phạm CDĐL được phát hiện và xử lý,

trong khi thực tế, tình trạng này khơng thể nói là
hiếm gặp. Ngoại trừ một số địa phương, với sản
phẩm CDĐL được xác định là sản phẩm chủ lực
(như Vải thiều Lục Ngạn, Thanh long Bình
Thuận…) thì chính quyền có sự đầu tư mạnh cả về
nhân lực và tài chính để kiểm sốt q trình sản
xuất và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương
mại cho sản phẩm (như quy hoạch vùng trồng, thực
hiện truy suất nguồn gốc và mã hóa từng khu vườn,
tổ chức kết nối cung cầu và xúc tiến xuất khẩu…),
cịn lại rất nhiều CDĐL đang trong tình trạng mạnh
ai nấy kinh doanh, thiếu bàn tay kiểm sốt của
chính quyền và các cơ quan chức năng.
Kết quả khảo sát của nhóm tác giả bài viết này

10

khoa học
thương mại

(năm 2019) với 210 khách hàng, cho thấy có đến
gần 92% (193/210) khách hàng không hiểu về
CDĐL và cũng không quan tâm CDĐL là gì, khơng
thể phân biệt sản phẩm CDĐL với sản phẩm tương
tự. Vì vậy, khi tình trạng xâm phạm CDĐL xảy ra thì
khách hàng dễ quay lưng lại với sản phẩm và thiệt
hại sẽ thuộc về các chủ thể trực tiếp sản xuất và kinh
doanh sản phẩm CDĐL. Tuy nhiên, khi phỏng vấn
trực tiếp 30 đại diện các cơ sở sản xuất, kinh doanh
(quy mơ hộ gia đình, nằm trong giới hạn CDĐL) 3

nhóm sản phẩm CDĐL là Chè Shan tuyết Mộc Châu
(8 cơ sở), Vải thiều Thanh Hà (12 cơ sở) và Chè Tân
Cương (10 cơ sở) cho thấy chính họ cũng khơng
hiểu rõ về CDĐL (Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thị
Vân Quỳnh, 2019). Cụ thể:
- Chỉ có 8/30 cơ sở (26,7%) có hiểu biết nhất
định về CDĐL (như là một sự công nhận, khẳng
định đẳng cấp, chất lượng sản phẩm, chỉ giới hạn
trong khu vực địa lý đã được xác lập, các sản phẩm
từ các vùng nằm ngoài khu vực đó khơng được
mang tên CDĐL), cịn lại đến 73,3% cơ sở được
phỏng vấn cho rằng thực sự chưa hiểu gì về CDĐL.
- 14/30 cơ sở (chiếm 46,6%) cho rằng việc tham
gia tổ chức tập thể khơng thấy có sự khác biệt với
những cơ sở không tham gia (không nhận được sự
hỗ trợ đáng kể nào, rất ít có những sinh hoạt hoặc
phổ biến thông tin, đa phần các cơ sở vẫn tự học hỏi
và tự kinh doanh).
- 25/30 cơ sở sản xuất rất hài lịng với những
chương trình tập huấn về sản xuất sạch, an toàn như
VietGap, kỹ thuật cấy ghép, phòng trừ sâu bệnh do
các tổ chức khác nhau hỗ trợ, tập huấn cho cơ sở.
Thông qua các chương trình tập huấn kỹ thuật và
các mơ hình trình diễn, tham quan, các cơ sở đã tự
tin hơn và có sự chủ động hơn trong nâng cao chất
lượng sản phẩm thơng qua hồn thiện quy trình canh
tác, thu hoạch, sơ chế, cải tiến bao bì… đối với các
sản phẩm chè và vải thiều.
- 11/30 cơ sở (36,7%) cho rằng tình trạng gian
lận, trà trộn các sản phẩm chè, vải thiều kém chất

lượng, được sản xuất từ các địa phương khác ngồi
khu vực được cơng nhận CDĐL, vẫn xảy ra và bán
với tên gọi CDĐL mà chưa có sự kiểm sốt chặt chẽ
và xử lý nghiêm minh. Vì thế, một số khơng ít cơ sở

!

Số 163/2022


KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
vẫn không muốn tham gia tổ chức tập thể để dễ bề kiểm soát chất lượng sản phẩm là không dễ.
gian lận hơn.
Từ kết quả khảo sát 30 cơ sở sản xuất và kinh
Thực tế có thể thấy rất rõ là mỗi cơ sở sản xuất doanh chè, vải thiều trong khu vực CDĐL của các
sản phẩm CDĐL đang phải từng ngày cạnh tranh tác giả Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thị Vân
với tất cả các cơ sở còn lại trong khu vực, nhưng lại Quỳnh năm 2019 cho thấy, để chống sa sút thương
phải gắn kết, tuân thủ quy định và cùng các cơ sở hiệu vấn đề kiểm sốt q trình sản xuất và q trình
cịn lại phát triển thương hiệu sản phẩm CDĐL. lưu thơng là cực kỳ quan trọng. Cùng với đó, cần tập
Đây là mâu thuẫn khó có lời giải thấu đáo nếu thiếu trung động viên và thu hút được tất cả các cơ sở
bàn tay của chính quyền địa phương hoặc thiếu trong khu vực tham gia tổ chức tập thể và tăng
thẩm quyền của tổ chức tập thể đại diện cho các chủ cường các điểm giới thiệu sản phẩm nhằm hạn chế
thể đó.
tối đa sự xuất hiện hàng giả nguồn gốc và tạo điều
3.3. Thực trạng kiểm sốt hoạt động kinh doanh kiện để khách hàng có cơ hội tiếp cận sản phẩm
và chống sa sút thương hiệu của các cơ sở sản xuất CDĐL (Bảng 3).
kinh doanh sản phẩm chỉ dẫn địa lý
Tuy nhiên, thực tế tại nhiều địa phương, vấn đề
Các sản phẩm CDĐL được xem là sản phẩm xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm
cộng đồng, ln có đồng thời nhiều cơ sở cùng sản CDĐL mặc dù đã được thực hiện (là yêu cầu bắt

xuất kinh doanh và chính họ đang từng ngày cạnh buộc để đăng ký bảo hộ CDĐL) nhưng các hoạt
tranh với nhau nhưng cũng chính họ phải liên kết động kiểm sốt quy trình sản xuất của các cơ sở,
lại, cùng nhau thực hiện các hoạt động kiểm soát kiểm soát việc bán sản phẩm của từng cơ sở, gắn
chất lượng chung cho sản phẩm từ khâu sản xuất tem truy suất nguồn gốc và đặc biệt là xử lý các
đến tiêu thụ. Với đặc thù, đa phần các cơ sở sản xuất trường hợp gian lận xuất xứ sản phẩm còn rất hạn
sản phẩm CDĐL là quy mô nhỏ, manh mún nên việc chế. Gần như trong cả nước, nhiều năm nay không
Bảng 3: Mức độ quan trọng của các biện pháp kiểm soát chất lượng
và chống sa sút thương hiệu các sản phẩm CDĐL

*Mức điểm 1 là ít quan trọng nhất và mức điểm 5 là quan trọng nhất.
Nguồn: Tổng hợp từ Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thị Vân Quỳnh (2019)
Số 163/2022

khoa học
thương mại

!

11


KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
phát hiện và xử lý trường hợp nào gian lận về nguồn
gốc xuất xứ đối với sản phẩm CDĐL.
Các hoạt động kiểm sốt q trình sản xuất,
thương mại sản phẩm được tập trung chủ yếu ở các
nội dung như: Xác lập mã vùng trồng, Hướng dẫn
quy trình trồng theo VietGAP, GlobalGAP, Dán
nhãn CDĐL cho những sản phẩm của các cơ sở
đăng ký tham gia tổ chức tập thể. Việc kiểm sốt

sản phẩm trong lưu thơng gần như chưa được thực
hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức
tập thể. Tiếp cận 30 cơ sở sản xuất kinh doanh sản
phẩm CDĐL thì cả 30 cơ sở đều cho rằng khơng có
hoạt động kiểm sốt nào đối với sản phẩm CDĐL,
việc kiểm soát chỉ được tiến hành khi có cơ sở nào
đó khơng phải là thành viên tổ chức tập thể mà gắn
logo CDĐL. Các cơ sở đều cho rằng vấn đề quan
trọng để hạn chế sự xuất hiện của hàng hóa gian lận
xuất xứ là tính tự giác của từng cơ sở. Thực tế có
thể nhận thấy rất rõ điều này, khi mà trên thị trường
gần như không thấy các sản phẩm chè Phú Thọ, chè
Tuyên Quang được bán mà đều rao bán là chè Thái
Nguyên hoặc chè Tân Cương Thái Nguyên, trong
khi sản lượng chè Tân Cương rất hạn chế. Sự khó
khăn trong kiểm sốt về nguồn gốc xuất xứ hàng
hóa CDĐL được cho là do các cơ sở sản xuất, kinh
doanh không có thẩm quyền cần thiết trong khi
quyền quản lý lại thuộc về chính quyền hoặc các cơ
quan chuyên ngành. Các tổ chức tập thể đại diện
các thành viên tham gia CDĐL chỉ có thể kiểm sốt
các thành viên của mình và khơng có thẩm quyền
tiếp cận và xử lý các cơ sở không tham gia tổ chức
tập thể.
Giám định chất lượng sản phẩm thu hoạch chỉ
được thực hiện bởi đơn vị thu mua phục vụ xuất
khẩu hoặc hệ thống phân phối (siêu thị, trung tâm
thương mại). Như vậy có thể thấy rằng, chỉ những
sản phẩm của các cơ sở tham gia tổ chức tập thể thì
mới được kiểm sốt, cịn lại sản phẩm của các cơ sở

khác thì gần như khơng có sự kiểm sốt cả trong
khâu trồng, thu hoạch và lưu thông. Kết quả phỏng
vấn 30 cơ sở sản xuất trong khu vực CDĐL đối với
chè, vải thiều, cà phê tại Thái Nguyên, Sơn La, Hải
Dương, cho thấy chỉ có 14 cơ sở tham gia tổ chức
tập thể và dán nhãn CDĐL cho sản phẩm. 16 cơ sở

12

khoa học
thương mại

còn lại vẫn bán sản phẩm ra thị trường mang các
dấu hiệu CDĐL nhưng không tham gia tổ chức tập
thể. Đây là một hạn chế rất cần khắc phục để có thể
kiểm sốt tốt hơn sản phẩm CDĐL khi lưu thơng
trên thị trường.
Tóm lại, qua thực tế khảo sát và tiếp cận các cơ
sở sản xuất kinh doanh cho thấy, còn khá nhiều hạn
chế trong hoạt động bảo vệ thương hiệu sản phẩm
CDĐL, trong đó tập trung chủ yếu vào (1) hạn chế
trong nhận thức của từng cơ sở trong việc bảo vệ
thương hiệu riêng của mình và thương hiệu tập thể,
chưa chủ động phát hiện và đấu tranh với những
trường hợp gian lận về xuất xứ, chất lượng sản
phẩm, chưa chủ động đăng ký bảo hộ cho các đối
tượng SHTT của mình; (2) việc quản lý CDĐL
được thực hiện bởi chính quyền hoặc cơ quan nhà
nước chuyên ngành nên đã tạo gánh nặng cho chính
quyền trong khi lại khơng khai thác được sức mạnh

và khả năng quản lý trực tiếp của các cơ sở sản
xuất, kinh doanh; (3) vấn đề kiểm sốt quy trình và
chất lượng sản phẩm chưa được thực hiện nghiêm
túc, vẫn chủ yếu dựa vào sự tự giác của các cơ sở
kinh doanh.
4. Một số đề xuất tăng cường bảo vệ thương
hiệu cho sản phẩm chỉ dẫn địa lý của Việt Nam
Từ kết quả phân tích thực trạng, một số đề xuất
sau đây nhằm tăng cường bảo vệ thương hiệu sản
phẩm CDĐL:
- Mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh cần tăng cường
nhận thức về vấn đề bảo vệ cho thương hiệu riêng
của cơ sở mình cũng như thương hiệu chung của sản
phẩm CDĐL, trong đó, trước hết cần đăng ký bảo hộ
cho các đối tượng SHTT liên quan, như nhãn hiệu,
kiểu dáng công nghiệp hoặc sáng chế (nếu có) tại
những thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp bảo mật
cho các bí mật kinh doanh như kỹ thuật canh tác, bí
quyết ni trồng, chế biến sản phẩm, chiến lược
kinh doanh và các kỹ thuật xúc tiến cũng như danh
sách và thơng tin khách hàng của mình… để được
hưởng các quy định bảo hộ theo luật định khi có
những tranh chấp, xâm phạm xảy ra (theo quy định
các bí mật kinh doanh chỉ được bảo hộ tự động khi
doanh nghiệp có những biện pháp bảo mật thích

!

Số 163/2022



KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
hợp). Chính quyền và các tổ chức tập thể cần tăng
cường tuyên truyền, các chương trình tập huấn cho
các cơ sở sản xuất kinh doanh về vấn đề thương hiệu
và bảo vệ tài sản thương hiệu, tài sản trí tuệ.
- Để khai thác tốt nhất danh tiếng của sản phẩm
CDĐL, mỗi cơ sở nên tham gia vào tổ chức tập thể
đại diện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong
khu vực CDĐL để được hưởng những quyền lợi
nhất định từ các quy định quản lý CDĐL, trong đó
lợi thế rất rõ ràng là được bảo chứng từ CDĐL và
được quyền gắn các dấu hiệu của CDĐL cho sản
phẩm của mình, mang lại giá trị cao hơn cho sản
phẩm và thuận lợi hơn khi tiếp cận thị trường. Việc
khơng tham gia tổ chức tập thể có thể bị mất cơ hội
khai thác danh tiếng, hình ảnh của sản phẩm CDĐL,
mất đi cơ hội được trợ giúp về kỹ thuật sản xuất, chế
biến và xúc tiến thương mại từ các chương trình bảo
vệ và phát triển CDĐL. Khi cơ sở không tham gia tổ
chức tập thể để được sử dụng các dấu hiệu, gắn logo
của CDĐL nếu cơ sở vẫn cố tình sử dụng, sẽ bị coi
là xâm phạm và có thể sẽ phải đối mặt với những
hình thức xử phạt nhất định. Chính quyền địa
phương nên có những quy định chặt chẽ hơn để
khuyến khích và yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh
doanh trong khu vực CDĐL tham gia tổ chức tập thể
nhằm quản lý tốt hơn quy trình sản xuất, chất lượng
sản phẩm và hạn chế tối đa được những hành vi xâm

phạm thương hiệu từ bên ngoài cũng như chống sa
sút thương hiệu từ bên trong.
Kinh nghiệm của một số quốc gia như Colombia
với CDĐL cà phê, Pháp với CDĐL Bordeaux,
Cognac cho thấy, việc hình thành các nghiệp đồn
và trao quyền cho nghiệp đoàn quản lý, giám sát đối
với CDĐL tỏ ra rất có hiệu lực. Trong mỗi tổ chức
tập thể lại có các ban kiểm soát, chịu trách nhiệm rà
soát thị trường, kiểm soát tất cả các thành viên
trong tất cả các khâu của q trình sản xuất, phân
phối sản phẩm.
Từ đó, đề xuất ban hành những quy chuẩn cho
hoạt động quản lý đối với các CDĐL vì hiện nay,
mỗi địa phương lại vận dụng khác nhau, tiến hành
những nội dung và quy trình quản lý rất khác nhau.
Sự thống nhất trong quản lý các CDĐL sẽ tạo điều
kiện tốt hơn cho các địa phương và các chủ thể tham
Số 163/2022

gia CDĐL xây dựng được hình ảnh thương hiệu bền
vững và chống lại những xâm phạm thương hiệu.
- Các địa phương nên mạnh dạn thí điểm trao
quyền quản lý đối với CDĐL cho các tổ chức tập thể
đại diện các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu
vực CDĐL. Chính họ là những người trực tiếp sản
xuất, kinh doanh, hiểu rõ nhất về sản phẩm và có thể
giám sát tốt nhất đối với các thành viên trong tổ
chức. Vấn đề quan trọng và cần có cơ chế trao
quyền, xác định quyền lực cho những tổ chức tập
thể liên quan đến quản lý sản phẩm CDĐL, chẳng

hạn, có tồn quyền cơng nhận thành viên và cấp
quyền sử dụng dấu hiệu CDĐL cho sản phẩm của
các thành viên; có quyền giám sát và kiểm tra trực
tiếp từng cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm
CDĐL để phát hiện những sai phạm và đề xuất biện
pháp xử lý với cơ quan quản lý nhà nước hoặc chính
quyền địa phương; xây dựng chiến lược phát triển
thương hiệu sản phẩm CDĐL và trực tiếp triển khai
các mô hình phân phối sản phẩm, thực hiện các hoạt
động truyền thông thương hiệu trên các môi trường
khác nhau, đặc biệt là mơi trường số. Nguồn kinh
phí cho các hoạt động này có thể nhận được một
phần từ hỗ trợ của ngân sách, phần khác từ sự đóng
góp của các thành viên tham gia.
Hy vọng rằng, những đề xuất trên đây sẽ góp
phần nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ thương
hiệu sản phẩm CDĐL của Việt Nam, nhằm vừa
chống lại những xâm phạm thương hiệu từ bên
ngoài và chống lại những sa sút thương hiệu từ bên
trong các tổ chức, khu vực CDĐL, từ đó nâng cao
hình ảnh và uy tín cho các sản phẩm đặc sản của
Việt Nam cả trong và ngoài nước.
5. Kết luận
Với tiếp cận nghiên cứu điển hình tại một số khu
vực CDĐL của Việt Nam, bài viết đã chỉ rõ được
những chủ thể tham gia trực tiếp và gián tiếp vào
hoạt động bảo vệ thương hiệu cho các sản phẩm chỉ
dẫn địa lý của Việt Nam, trong đó, vai trị rất quan
trọng là tổ chức tập thể đại diện cho những cơ sở sản
xuất, kinh doanh sản phẩm CDĐL. Việc tổ chức

đăng ký bảo hộ CDĐL mới chỉ đơn giản là xác lập
quyền độc quyền pháp lý cho sản phẩm, song chưa
đủ để tạo dựng danh tiếng và uy tín cho sản phẩm

khoa học
thương mại

!

13


KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
trên thương trường. Đây là điểm khác biệt lớn nhất
của bài viết so với những công trình đã cơng bố
(thường đánh giá hoạt động bảo vệ và quản lý
CDĐL theo tiếp cận quản lý nhà nước).
Bài viết cũng chỉ ra được những hạn chế lớn
trong bảo vệ thương hiệu sản phẩm CDĐL, đó là
nhận thức chưa đầy đủ của các địa phương về bảo
vệ thương hiệu sản phẩm và thiếu những quy định
pháp lý trong quản lý các CDĐL tại Việt Nam dẫn
đến không nhất quán và cịn chạy theo hình thức
trong hoạt động bảo vệ thương hiệu sản phẩm chỉ
dẫn địa lý.
Hạn chế của bài viết là kết quả nghiên cứu mới
chỉ dừng lại ở một số địa phương nên mức độ khách
quan vẫn chưa cao.!
Tài liệu tham khảo:
1. D.Aaker (2009), Building Strong Brand, Free

Press, NY.
2. K.Keller (2004), Strategic Brand
Management. Free Press, NY.
3. Phạm Bích Liên (2019), Quản lý hiệu quả để
nâng cao giá trị sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa
lý, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
/>4. Nguyễn Thị Nguyệt (2021), Hồn thiện các
quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về quyền sử
dụng chỉ dẫn địa lý, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số
22 (446) tháng 11/2021.
5. Lưu Đức Thanh (2019), Thực trạng xây dựng,
quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu
chứng nhận và nhãn hiệu tập thể, Bài nghiên cứu
đăng trên website của Cục SHTT. https://www.
ipvietnam.gov.vn/cac-bai-viet-ve-chi-dan-ia-ly/
/asset_publisher/fNUbGw2ZxGKy/content/thuctrang-trong-xay-dung-quan-ly-va-phat-trien-chidan-ia-ly-nhan-hieu-chung-nhan-va-nhan-hieu-tapthe?inheritRedirect=false.
6. Nguyễn Quốc Thịnh (2019), Bảo vệ thương
hiệu - Góc tiếp cận tư duy chiến lược, Kỷ yếu hội
thảo khoa học quốc gia “Phát triển thương mại trong

14

khoa học
thương mại

bối cảnh 4.0: Năng suất và bền vững”, Đại học
Thương mại.
7. Nguyễn Quốc Thịnh (2018), Quản trị thương
hiệu, NXB Thống Kê.
8. Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thị Vân Quỳnh

(2019), Development brand of local specialties in
effort to protect domestic market, Kỷ yếu hội thảo
quốc tế “Phát triển kinh tế và thương mại Việt Nam
trong bối cảnh bảo hộ thương mại”, Trường Đại học
Thương mại.
Summary
Geographical indication (GI) products are community products, associated with many production
and business facilities in a certain geographical
area and well-known reputation in the market. The
issue of protecting the reputation for geographical
indication products is not as straight-forward as the
case of products in each specific enterprise. The
article introduced a broad perspective on the brand
protection of GI products and analyzed the current
situation in many aspects from government management to brand anti-violating activities from the
outside and brand anti-deterioration from the
inside. Qualitative research method was used with
secondary and primary data through the interviews
with 30 production facilities in the GI area (Moc
Chau Shan Tuyet Tea, Thanh Ha Lychee and Tan
Cuong Tea) and the surveys of 210 customers, 245
SMEs related to GI issues and the protection of
intellectual property.
The main weakness were found (1) the management of GIs is incompatible and ineffective; (2)
there are no connections between production facilities and no attentions to brand protection; (3) brand
infringement is utterly popular and does not have
any effective prevention plannings. The article proposed some suggestions to strengthen the brand protection of GI products.

Số 163/2022




×