Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Thực trạng hàng thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua và trong tương lai.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.8 KB, 24 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã đạt được
những thành quả đáng kể ở nhiều mặt. Song nếu đi sâu vào tìm hiểu, theo
nhiều nhà quan sát trong và ngoài nước Việt Nam vẫn chưa đạt được những
lợi thế nhất định. Việt Nam được công nhận có rừng vàng biển bạc, có lợi
thế về xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản, dệt may, giày dép. Từ cuối thế kỷ
90 của thế kỷ trước đến nay xuất khẩu thuỷ sản được coi là trong những
ngành mũi nhọn mà Đảng, Nhà nước ta đã vạch ra cùng với xuất khẩu dệt
may, giầy dép kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản không ngừng tăng lên. Các thị
trường mà thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang chủ yếu là Mỹ, Nhật, EU,
Nga,... Từ năm 2004 đến nay thị trường Nhật được coi là một trong những
thị trường chiếm tỷ lệ nhập khẩu của thuỷ sản Việt Nam lớn (từ 21-25%).
Đây cũng là thị trường mà thuỷ sản Việt Nam xuất sang được giá khá cao
(từ 250-300USD/tấn), cao hơn nhiều so với các thị trường khác. Riêng mặt
hàng tôm hàng năm đạt trên 500 triệu USD.
Nhật cũng là một thị trường khá khó tính về ý thức vệ sinh an toàn
thực phẩm cũng như những yêu cầu trong giám sát từ nuôi trồng, chế biến
tới bảo quản xuất khẩu.Hai năm gần đây Chính phủ Nhật liên tục thực hiện
chính sách quản lý nghiêm, giám sát chặt trong việc kiểm tra chất lượng, độ
dư lượng kháng sinh trong các mặt hàng thuỷ sản được nhập khẩu vào.
Hàng năm kim ngạch xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam sang Nhật đạt hơn 1
tỷ USD. Trước việc thực hiện siết chặt quản lý, tăng cường giám sát chất
lượng hàng thuỷ sản của Nhật Bản đã ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng hàng thuỷ sản Việt Nam trong thời
gian qua và trong tương lai trước những chính sách tăng cường kiểm soát,
quản lý chất lượng thuỷ sản nhập khẩu của Nhật. Đồng thời đề tài cũng xin
đề xuất một số giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, ngành
thuỷ sản Việt Nam khi xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật.


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
trước những chính sách thương mại mà Nhật đã, đang áp dụng trong thời
gian qua.
"Thực trạng hàng thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua và trong tương lai
trước những chính sách tăng cường kiểm soát, quản lý chất lượng thuỷ sản
nhập khẩu của Nhật".
Nội dung của đề tài gồm 3 chương.
Chương I: Mô tả tình huống.
Chương II: Phân tích tình huống
Chương III: Những bài học rút ra và đề xuất các giải pháp giải
quyết tình huống.
Bài viết có sử dụng nhiều tài liệu, các tập tin trên một số tờ báo kinh
tế, một số thông tin của Bộ Thuỷ sản, Cục Hải quan và một số nguồn thông
tin khác. Việc đi sâu vào tìm hiểu tuy đã có cố gắng xong cũng gặp một số
hạn chế nhất định, mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô và bạn đọc.
CHƯƠNG I
MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
1.1. Đánh giá chung.
Liên tiếp từ cuối năm 2006 đến nay một số mặt hàng thuỷ sản Việt Nam
khi xuất sang Nhật bị trả lại. Các lô hàng thuỷ sản bị trả lại được phía Nhật kết
luận là có dư lượng kháng sinh cấm và một số hoá chất dư lượng quá mức cho
phép. Từ đầu năm 2007 tới hết tháng 6/2007 phía Nhật cũng đưa ra một số lời
cảnh báo với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam về việc tăng cường
kiểm soát, siết chặt quản lý chất lượng đối với các mặt hàng thuỷ sản được xuất
khẩu từ phía Việt Nam. Phía Nhật tuyên bố nếu các doanh nghiệp này không
giải quyết các vấn đề một cách triệt để có thể cho ngừng nhập khẩu thuỷ sản.
Theo ông Trần Thiện Hải-Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản
(VASEP): "Phía Nhật đã tăng kiểm tra số lô hàng từ 50% lên 100% với thuỷ sản
Việt Nam. Mới đây ngày 25/6/2007, VASEP đã nhận được thông cáo từ Đại sứ

Nhật về việc nếu phía Việt Nam không đưa ra những giải pháp ngăn chặt triệt để
tình trạng thuỷ sản Việt Nam có dư lượng kháng sinh cao có thể sẽ xem xét
ngừng nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam" (Trích bài viết của tác giả
Quang Trí trên báo kinh tế Việt Nam).
Theo VASEP đến cuối 5/2007 Việt Nam đã xuất sang Nhật 39.090 tấn
sản phẩm thuỷ hải sản trị giá 240 triệu USD. Nếu tính so với cùng kỳ năm ngoái
thì giá trị xuất khẩu giảm gần 20%. Trong 6 tháng đầu năm 2007Việt Nam xuất
khoảng 6000 lô hàng thuỷ sản sang Nhật, trong đó có 94 lô bị phía Nhật cảnh
cáo có dư lượng kháng sinh (chiếm 1,6%). Các sản phẩm này chủ yếu nhiễm
CAP (55 lô), AOZ (17 lô), SEM (6 lô), COLIFORM (7 lô), SUNFUARADIOXIDE
(2 lô). Đã có 48 doanh nghiệp có lô hàng bị cảnh báo, trong đó có 2 Công ty bị
phát hiện trên 4 lô, 10 Công ty 3 lô, 3 Công ty 2 lô và 23 Công ty có 1 lô bị cảnh
báo. Các nhóm hàng bị CAP là tôm biển cỡ nhỏ, mực ống, mực nang.
Tôm là mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang Nhật hàng năm
giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật trên 500 triệu USD (chiếm 56,7%).
Đến cuối năm 2006 tới nay thì tỷ lệ vi phạm của mặt hàng này cũng vượt
ngưỡng 1,6%. Trong đó chất CAP chiếm 6,7%, tổng các lô hàng được kiểm tra
tại cảng nhập khẩu của Nhật Đồng thời từ đầu năm tới nay cũng có nhiều lô
hàng xuất khẩu tôm Việt Nam bị phía Nhật trả về. Đầu tháng 3 năm 2007
TOKYO đã cảnh báo trên mạng của Bộ Ytế lao động và phúc lợi của Nhật là có
2 lô hàng tôm sú nhập khẩu từ Việt Nam có hàm lượng chất AOZ quá mức cho
phép. Trước đó cơ quan này đã công bố việc tìm thấy dư lượng CAP ở một số lô
hàng mực nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc. Đồng thời cũng tìm thấy vi
khuẩn Ecoli trong một số lô hàng tôm đông lạnh chiên sẵn từ Việt Nam. Đièu đó
cho thấy giá trị xuất khẩu mặt hàng này đã giảm sút đáng kể.Việc Nhật Bản mất
đi vị trí dẫn đầu trong nhập khẩu thuỷ Việt Nam là một sự thật đáng buồn cho
các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Thậm chí trongt hời gian tới nếu không có
những chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp thuỷ sản chúng ta sẽ mất hẳn đi
thị trường này. Nừu quả xảy ra thật thì “ đau quá” cho ngành thủy sản Việt Nam.
1.2. Động cơ của việc Nhật Bản tăng cường kiểm soát và quản lý chất lượng

thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam
Thứ nhất: Nhật là một thị trường có sức tiêu thụ lớn về hàng thuỷ sản, song
lại khá khó tính nên tiêu dùng những mặt hàng có ảnh hưởng không tốt tới sức
khoẻ sẽ làm người tiêu dùng cảm thấy bất an. Một nền kinh tế phát triển thì việc
bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng là một điều cần thiết và cần được thực hiện
một cách chặt chẽ. Không chỉ Chính phủ Nhật là các cơ quan lãnh đạo khác
cũng muốn đảm bảo cho người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm có độ
an toàn cao. Việc Chính phủ Nhật tăng cường kiểm soát và quản lý chặt đối với
hàng thuỷ sản được nhập khẩu không chỉ đối với thuỷ sản Việt Nam và với
nhiều quốc gia xuất khẩu vào thị trường này. Với những mặt hàng thuỷ sản
không đảm bảo chất lượng đã và đang được phía Nhật trả lại, họ không muốn
người tiêu dùng trong nước sử dụng những mặt hàng này.
Thứ hai: Qua việc siết chặt chính sách thương mại đối với hàng thuỷ sản
nước ngoài họ mong muốn làm giảm áp lực cho các doanh nghiệp thuỷ sản
trong nước . Rõ ràng cạnh tranh trên một thị trường có sức tự do cao là rất khốc
liệt. Một khi không biết và nắm bắt tốt về những thị trường này tính khốc liệt sẽ
làm cho bất kỳ doanh nghiệp nào thất bại. Siết chặt quản lý chất lượng thuỷ sản
nhập khẩu, tăng cường kiểm tra chất lượng tại các cảng nhập sẽ tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản, có điều kiện về thời
gian, về lực để tranh thủ chiếm chính thị trường trong nước của mình. Nhật là
một quốc gia có đường biển dài bao quanh, có lượng tàu thuyền lưu thông lớn
trên thế giới, do đó thuỷ sản ở Nhật cũng là một ngành khá phát triển. Khi có sự
xâm nhập từ ngoài vào thì áp lực cạnh tranh sẽ tăng lên, điều đó cũng chứng
minh việc Chính phủ Nhật mong muốn giảm bớt áp lực này cho các doanh
nghiệp thủy sản trong nước của mình.
Thứ ba: Nhật Bản mong muốn qua chính sách này sẽ cảnh báo tới các
doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam là họ chỉ cho phép các doanh nghiệp
đủ điều kiện mới được hoạt động trên thị trường này. Phía Nhật sẵn sàng cấm
nhập khẩu các hàng thuỷ sản đối với các doanh nghiệp vi phạm các tiêu chuẩn
cho phép. Đây là điều cần để các doanh nghiệp Việt Nam lưu tâm, chú ý,và

cũng thể hiện động cơ rõ ràng nhất để phía Nhật áp dụng chính sách thương mại
này với thuỷ sản Việt Nam.
1.3. Tác động của việc tăng cường kiểm soát, siết chặt quản lý chất lượng
hàng thuỷ sản
1.3.1. Tác động đối với phía Nhật
Thứ nhất: Tác động tới tiêu ding trên thị trường Nhật: Giảm thiểu những
mặt hàng thuỷ sản không đảm bảo chất lượng được nhập khẩu vào thị trường.
Đồng thời có tác động lớn tới sức tiêu dùng và tâm lý tiêu dùng của người tiêu
dùng Nhật Bản. Một khi công tác quản lý chất lượng được thực hiện nghiêm thì
hiệu quả của nó tạo ra là rất rõ rệt. Người tiêu dùng sẽ yên tâm hơn việc họ được
bảo đảm an toàn khi sử dụng những mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu. Những mặt
hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật không chỉ dùng để bán ngay ra thị trường mà
một số còn được sử dụng để chế biến tạo ra các sản phẩm, thực phẩm liên quan.
Thứ hai: Tác động tới hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản của Nhật:
Việc thực hiện siết chặt quản lý chất lượng cũng tác động không nhỏ tới các
doanh nghiệp thuỷ sản trong nước. Một phần họ có đủ điều kiện trong việc nâng
cao cạnh tranh trên thị trường, một phần họ cũng bị ảnh hưởng từ việc nhập
khẩu nguồn nhiên liệu từ nước ngoài vào. Nhật là một thị trường có sức tiêu thụ
tôm khá lớn, tôm được coi là một mặt hàng sử dụng chủ yếu để chế biến các sản
phẩm mà người tiêu dùng Nhật rất thích. Một khi Chính phủ Nhật tăng cường
kiểm soát, quản lý chất lượng với mặt hàng này, thì lượng tôm nhập khẩu sẽ
giảm rõ rệt.
1.3.2. Tác động tới các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Với việc Chính phủ Nhật tăng cường kiểm soát, siết chặt quản lý chất
lượng hàng thuỷ sản được nhập khẩu từ Việt Nam đã ảnh hưởng tới kim ngạch
xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp và toàn ngành thuỷ sản nói chung.
Nhật Bản trong những năm trước vẫn là một trong hai thị trường có sức tiêu thụ
thuỷ sản Việt Nam xuất sang lớn nhất. Đây được coi là một thị trường truyền
thống đối với các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam. Hàng năm sản lượng thuỷ
sản tiêu thụ tại Nhật, đem lại nguồn doanh thu hơn 1 tỷ đô cho phía Việt Nam.

Các mặt hàng chủ yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam xuất sang là mực, tôm sú,
tôm đông lạnh chiên sẵn, một số mặt hàng cá. Từ cuối năm 2006 khi mà phía
Nhật áp dụng chính sách siết chặt quản lý chất lượng đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, thì sản lượng các mặt hàng thuỷ sản này đã giảm
rõ rệt, điều đó cũng ảnh hưởng tới giá trị sản lượng xuất khẩu của các doanh
nghiệp đang làm ăn trên thị trường này. Ví dụ: Công ty xuất khẩu thuỷ sản
Thaimex là một doanh nghiệp có giá trị thuỷ sản hàng năm sang Nhật lớn thứ 3
trong nước, trước đây trung bình mỗi tháng doanh nghiệp này xuất sang Nhật từ
10-15 tấn thuỷ sản. Nhưng từ cuối năm 2006 đến nay Công ty này hầu như
không xuất được một lô hàng thuỷ sản nào sang Nhật. Hơn 7 tháng qua doanh
thu của Công ty từ thị trường này là không đáng kể. Hai Công ty Nam Hải và
Hải Nam cũng ở trong tình trạng tương tự với Thaimex. Rất nhiều Công ty xuất
khẩu thuỷ sản khác cũng đã bị giảm đáng kể sản lượng thuỷ sản xuất khẩu sang
Nhật. Ước tính doanh nghiệp nào làm ăn hiệu quả trên thị trường Nhật cũng chỉ
xuất sang đạt 78,7% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2006.
Một phần vì các doanh nghiệp bị phía Nhật trả lại hàng, phần do các
doanh nghiệp này không giám xuất sang Nhật sợ ảnh hưởng tới uy tín, do đó đã
ảnh hưởng khá lớn tới giá trị xuất khẩu. Điều này cũng ảnh hưởng tới các mặt
hàng liên quan được xuất sang Nhật. Ví dụ các mặt hàng về chế biến thực phẩm
xuất khẩu có sử dụng nguồn nguyên liệu là thuỷ sản: Sản phẩm đông lạnh, đồ
hộp, một số nông hải sản khác. Khi sản lượng giảm ắt sẽ ảnh hưởng tới các
doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu. Chẳng hạn như Công ty Thaimex
trung bình mỗi tháng xuất từ 10-15 tấn hàng với giá 8,98USD/1kg thì doanh thu
đạt từ 90 ngàn-135 ngàn USD. Nhưng trong 6 tháng đầu năm nay, thì doanh thu
mà Công ty thu lại chưa đầy 10 ngàn USD. Đồng thời giá của các mặt hàng này
trong thời gian qua cũng đã giảm rõ rệt. Ví như giá tôm trong cùng kỳ năm
ngoái là 8,89USD/1kg thì sang hết tháng 5 năm 2007 giá trung bình giảm còn
8,48USD/1kg. Đó là xét trên khía cạnh về doanh thu thu được nếu nhìn một
cách thẳng thắn và trực quan thì với việc Nhật áp dụng chính sách này sẽ làm
cho các doanh nghiệp nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam có thể sẽ mất đi chính thị

trường này, điều đó cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới toàn ngành thuỷ sản và
các chỉ tiêu kinh tế mà Việt Nam đã đặt ra trong năm nay.
Như vậy với việc áp dụng chính sách thương mại mà Nhật đang làm đã
ảnh hưởng đặc biệt tới xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua và
tương lai gần.
1.4. Phản ứng của các tổ chức, Quốc gia, từ phía Việt Nam.
1.4.1. Phản ứng của các tổ chức, quốc gia
Việc Nhật áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm soát hàng thuỷ sản
xuất khẩu từ Việt Nam đã kéo theo các phản ứng khác nhau từ các tổ chức kinh
tế và các quốc gia nhập khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam. Mỹ từ đầu năm 2007 tới
nay cũng đã thay đổi cách thức kiểm tra chất lượng các lô hàng thuỷ sản xuất
khẩu từ Việt Nam bằng việc tăng cường kiểm tra 100% lô hàng với một số mặt
hàng: Cá tra, cá ba sa, tôm. Không chỉ thực hiện kiểm tra các lô hàng tại cảng
nhập, phía Mỹ cũng yêu cầu phía Việt Nam phải có những chứng nhận về độ an
toàn của các lô hàng được xuất sang. Mỹ cũng đã cử một số đoàn chuyên gia
sang kiểm tra một số ấp nuôi và các cơ sở chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu
thuỷ sản sang thị trường này. Đây là động thái mà phía Mỹ áp dụng đối với thuỷ
sản Việt Nam thời gian qua. Cùng với Nhật, Mỹ cũng đặt ra những yêu cầu khắt
khe về an toàn thực phẩm với thuỷ sản nhập khẩu, đó là các tiêu chuẩn về
GMP,các tiêu chuẩn do Cục Quản lý thực phẩm Mỹ đề ra.
Còn tại Nga và EU cũng có những biện pháp tương tự, thậm chí các đoàn
thanh tra mà họ cử tới để tìm hiểu kiểm tra còn làm chặt chẽ hơn rất nhiều, nếu
phát hiện những ngư dân, các cơ sở chế biến vi phạm về an toàn thực phẩm lập
tức họ sẽ áp dụng các biện pháp yêu cầu phía Việt Nam tạm ngừng xuất khẩu
các sản phẩm tại các cơ sở này. Ví dụ: Từ ngày 13-28/4/2007 một đoàn thanh tra
của Cục kiểm dịch động thực vật Liên Bang Nga (VPSS) đã đến Việt Nam để
thực hiện kiểm tra hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, hoạt động chế biến ở một số
nhà máy tại An Giang và Bình Thuận, đồng thời đoàn cũng có những buổi thảo
luận chuyên môn về giữ gìn vệ sinh ATTP với Cục quản lý chất lượng, Cục thú
y thuỷ sản Việt Nam (Nafiquaved). Nga là một thị trường tiềm năng và đang lên,

do đó nếu nắm bắt, và thực hiện tốt những điều kiện tiêu chuẩn tại các thị trường
hẳn các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội làm ăn hơn.
1.4.2. Phản ứng từ phía Việt Nam
Ngay sau khi nhận được những thông tin về việc liên tiếp các lô hàng thuỷ
sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật bị trả lại và bị cảnh báo, Bộ thuỷ sản đã các
văn bản tới các thành phố, Cục quản lý chất lượng vệ sinh ATTP, các doanh
nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, cơ sở chế biến, các ngư dân nuôi, yêu cầu tăng
cường đảm bảo chất lượng hàng thuỷ sản. Đồng thời yêu cầu các cơ quan xử lý,
giám sát, kiểm soát chặt chẽ tới các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng của ngư dân,
hoạt động chế biến của các cơ sở.
Bộ cũng yêu cầu Cục hải quan sẵn sàng trả lại những lô hàng vi phạm
ngay tại sản xuất, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản phải
có giấy chứng nhận xuất sứ nguồn nguyên liệu thuỷ sản. Đối với các doanh
nghiệp đã có lô hàng xuất khẩu thuỷ sản yêu cầu phải kiểm tra 100% với các sản
phẩm xuất trong thời gian tới. Bộ thuỷ sản yêu cầu các cơ quan quản lý sẵn sàng
cấm xuất khẩu với các doanh nghiệp thường xuyên vi phạm, cố tình vi phạm về
vệ sinh an toàn chất lượng hàng xuất khẩu. Đóng cửa các cơ sở chế biến, các ấp
nuôi đánh bắt có sử dụng chất kháng sinh cấm.
Hiệp hội ngành hàng thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cũng đã gửi một số
công văn tới Bộ thuỷ sản yêu cầu tạm ngừng xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật trong
một thời gian. Đồng thời yêu cầu tới các Cục quản lý tại các địa phương thực
hiện kiểm tra chặt chẽ hơn hoạt động đánh bắt chế biến. Đây được coi là động
thái tích cực để chúng ta có thời gian kiểm soát một cách toàn diện trước khi
xuất khẩu trở lại và đảm bảo với bạn hàng về chất lượng hàng, lấy lại uy tín trên
thị trường. VASEP đã gửi công văn tới Cục hải quan đề nghị không thông quan
những lô hàng xuất khẩu sang Nhật của các doanh nghiệp bị cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền Nhật phát hiện dư lượng kháng sinh cấm từ sau ngày 24/11/2006.
Tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật từ 12/12/2006 trở
đi đều phải đăng ký qua Cục quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và Cục thú y
thủy sản.

Còn phản ứng từ các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản thì rất khác nhau.
Một số doanh nghiệp thực hiện nghiêm tăng cường đảm bảo chất lượng hàng
thuỷ sản xuất khẩu và duy trì việc xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường Nhật.
Một số doanh nghiệp khác đã tính nước chuyển sang một số thị trường khác
như: Nga, Canada, EU hay Mỹ. Tính đến hết tháng 6/2007 trong số 31 doanh
nghiệp có lô hàng bị cảnh báo thì có 22 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu,
2 doanh nghiệp chưa đạt, 2 doanh nghiệp chưa xác định được là đơn vị kinh
doanh hay đơn vị sản xuất. Mới đây ngày 11/7 Thứ trưởng Bộ thuỷ sản Lương
Lê Phương đã ký quyết định số 06 về việc áp dụng các biện pháp cấp bách
kiểm soát dư lượng hoá chất kháng sinh cấm đối với thuỷ sản xuất khẩu Nhật.

×