Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SÁNG KIẾN phát huy tính hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn tiếng anh cho học sinh khối 9 tại trường THTHCS số 1 cảm nhân”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.76 KB, 20 trang )

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “ Phát huy tính hiệu quả trong việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy môn tiếng Anh cho học sinh khối 9 tại
trường TH&THCS số 1 Cảm Nhân”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Học sinh khối 9 trường TH&THCS số 1 Cảm Nhân.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm học 2020 - 2021
đến hết tháng 6 năm học 2020 – 2021.
5. Tác giả
Họ và tên: Bùi Thị Hồng Nhung
Năm sinh: 01/11/1989.
Trình độ chun mơn: Cao đẳng tiếng Anh.
Chức vụ cơng tác: Tổ phó tổ KHXH.
Nơi làm việc: Trường TH&THCS số 1 Cảm Nhân
Địa chỉ liên hệ: Thơn Lạnh - Xã Cảm Nhân - Huyện n Bình - Tỉnh Yên Bái.
Điện thoại: 0383 323 995
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN.
1. Tình trạng giải pháp đã biết.
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc ứng dụng cơng nghệ
thơng tin (CNTT) vào giảng dạy có một vai trị tích cực, vừa đổi mới phương
pháp giảng dạy, vừa tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học, nhất là trong
giờ học môn tiếng Anh lớp 9 ở trường trung học cơ sở. Với những ưu điểm của
việc ứng dụng CNTT trong các giờ học tiếng Anh làm cho học sinh tiếp cận nội
dung bài học một cách nhanh nhất và dễ hiểu nhất. Tuy vậy nếu giáo viên lạm
dụng việc ứng dụng CNTT hoặc sử dụng thiếu hiệu quả sẽ mang lại kết quả thấp
hoặc không truyền đạt đủ lượng kiến thức trọng tâm của bài học tới học sinh.
Chính vì vậy, việc phát huy tính hiệu quả của ứng dụng CNTT vào giảng dạy
môn tiếng Anh là vô cùng quan trọng. Mỗi giáo viên cần nắm và hiểu, áp dụng
cho từng tiết dạy một cách hiệu quả, coi bài giảng có ứng dụng CNTT là một tiết



2

dạy có sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học chứ khơng phải là một bài giảng
có sẵn, chiếu lên bảng để học sinh chép kiến thức giáo viên đã thiết kế trước.
Sau một thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy việc sử dụng CNTT đã góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, rút ngắn quãng đường tiếp cận
nội dung bài giảng một cách nhanh nhất và dễ hiểu nhất.
Việc sử dụng đúng cách các tiết dạy có ứng dụng CNTT có những ưu
điểm cho cả giáo viên và học sinh cụ thể như sau:
1.1. Về phía giáo viên
Trong q trình giảng dạy và cụ thể hóa nội dung bằng các hình ảnh, âm
thanh sẽ giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhận biết. Giáo viên có nhiều thời gian để
hướng dẫn học sinh khai thác sâu những kiến thức trọng tâm.
1.2. Về phía học sinh
Học sinh dễ hiểu, dễ ghi nhớ và khắc sâu kiến thức bằng những hình ảnh,
âm thanh, minh chứng cho nội dung kiến thức, bớt tư duy trừu tượng, đơn giản
hóa cách tiếp nhận kiến thức.
1.3. Đối với tiết học
Gây hứng thú, tạo khơng khí sơi nổi, hào hứng cho học sinh, tiết học được
hỗ trợ các âm thanh hình ảnh động sẽ bớt đi nhàm chán, khô khan.
Tuy vậy việc ứng dụng CNTT một cách lạm dụng, thái quá sẽ mang lại
những tác dụng trái chiều:
Đối với giáo viên lạm dụng: coi bài giảng có ứng dụng CNTT là bài
giảng hồn tồn hiệu quả, khơng biết cách phối hợp việc ứng dụng CNTT với
bảng viết và các phương pháp truyền đạt khác.
Nếu giáo viên download các bài giảng của đồng nghiệp về, khơng có sự
chỉnh sửa để phù hợp với đối tượng học sinh sẽ làm cho giáo viên mất chủ động
trong q trình thực hiện, đơi khi gặp rắc rối với những hiệu ứng và liên kết
trong bài giảng, có thể gặp một số nội dung kiến thức sai...

Tạo sức ỳ trong công tác soạn giảng và nâng cao chuyên mơn.
Đối với học sinh: có thể dẫn đến việc khơng biết ghi lượng kiến thức nào.
(Có thể ghi tất cả các nội dung, có thể khơng ghi kịp các nội dung hoặc cũng có


3

thể không ghi được nội dung nào...). Đối với việc ứng dụng CNTT thay hồn
tồn cho một bài giảng, có thể học sinh tập trung quan sát các hình ảnh, các liên
kết thụ động việc khai thác kiến thức khi giáo viên hướng dẫn.
Do đó nếu giáo viên sử dụng và khai thác hợp lý tính năng của bài giảng có
ứng dụng CNTT thì sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong cách truyền đạt kiến thức.
1.4. Thực trạng của việc giảng dạy tiếng Anh ở Trường TH&THCS số
1 Cảm Nhân.
Là một giáo viên Tiếng Anh THCS, tôi luôn suy nghĩ là mình phải dạy
làm sao cho học trị hiểu và phát huy tính tích cực, sáng tạo ở các em. Chính vì
vậy tơi ln học hỏi, thay đổi phương pháp dạy để truyền đạt dễ hiểu giúp các
em học môn tiếng Anh hiệu quả hơn. Từ thực tế giảng dạy của bản thân qua
nhiều năm công tác và sử dụng các bài giảng có ứng dụng CNTT với nhiều đối
tượng học sinh khác nhau, tôi đã nhận thấy được tính hiệu quả trong các tiết học.
Trong năm học 2020 - 2021, được sự chỉ đạo của BGH nhà trường, tổ chuyên
môn KHXH và đặc thù bộ môn tiếng Anh (việc giảng dạy các bài giảng có sử
dụng CNTT vào các tiết giảng) mang lại những hiệu quả cao hơn so với phương
pháp cũ (phương pháp thuyết giảng) vì vậy tơi đã mạnh dạn nghiên cứu giải
pháp: “Phát huy tính hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
giảng dạy môn tiếng Anh cho học sinh khối 9 tại trường TH&THCS số 1 Cảm
Nhân”, thu hút được phần lớn học sinh tham gia bài học một cách chủ động,
sáng tạo. Phương pháp này tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy của mình và
thu được kết quả rất khả quan. Vì vậy, tơi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm thực
tế của mình để cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục bộ mơn nói riêng và kết

quả giáo dục toàn diện học sinh của trường TH&THCS số 1 Cảm Nhân nói chung.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến.
2.1. Mục đích của giải pháp.
Các giải pháp đưa ra nhằm mục đích khắc phục những hạn chế trong việc
giảng dạy tiếng Anh cho học sinh khối 9 nhằm gây hứng thú, thu hút được phần
lớn học sinh tham gia bài học một cách chủ động, sáng tạo. Từ đó, nâng cao chất
lượng bộ mơn nói riêng và chất lượng giáo dục tồn diện cho học sinh khối 9 tại


4

đơn vị Trường TH&THCS số 1 Cảm Nhân nói chung.
2.2. Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp.
Đối với cơ sở giáo dục: được trang bị các trang thiết bị có thể ứng dụng
CNTT vào các tiết giảng như: Máy vi tính, máy chiếu Projecter, loa, đài ….
Đối với giáo viên: Biết sử dụng vi tính và khai thác hiệu quả các phần
mềm ứng dụng: Powerpoint, violet, word….
Đối với bài giảng: Bài giảng cần những hình ảnh, âm thanh để minh
chứng: Unit 1: A visit from a penpal, Unit 2: Clothing, Unit 5: The media, Unit
6: The Environment, Unit 8: Celebrations, Unit 9: Natural disasters…
2.3. Cách thức thực hiện:
2.3.1. Sử dụng phần mềm đơn giản để soạn giảng: phần mềm powerpoint.
Để thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học bộ mơn Tiếng Anh, tơi có thể
lựa chọn nhiều phần mềm khác nhau như: Flash, Powerpoint, Violet, ... kết hợp
với các phần mềm hỗ trợ khác. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng, yêu cầu của
bộ môn tiếng Anh tôi nhận thấy việc lựa chọn phần mềm Powerpoint có ưu thế
hơn so với các phần mềm khác.
Powerpoint là phần mềm đồ họa diễn hình trong bộ Microsoft Office.
Phần mềm Powerpoint đã có sẵn trong máy tính của người sử dụng và giao diện
của nó cũng rất quen thuộc khi phần lớn giáo viên biết sử dụng Word để đánh

văn bản.
Phần mềm Powerpoint có thể đáp ứng tốt, nhiều yêu cầu khác nhau trong
dạy học môn tiếng Anh lớp 9 ở trường tôi: từ việc xây dựng bài giảng, truyền đạt
kiến thức mới, cho đến khâu củng cố, ôn tập, sơ kết, tổng kết, kiểm tra đánh giá
và cả hoạt động ngoại khóa. Giáo viên phải nắm vũng được cách thức soạn
giảng, sử dụng các hiệu ứng, liên kết, chèn hình ảnh, âm thanh và các tính năng
của phần mềm.
2.3.2. Khai thác Internet.
Với tính năng của internet chắc hẳn mọi người đều biết. Vì vậy trong thời
đại ngày nay, Internet là công cụ hỗ trợ cho mọi người khai thác các chức năng
tìm kiếm, sử dụng các học liệu điện tử một cách nhanh chóng. Giáo viên có thể


5

vào Internet để tìm kiếm tư liệu liên quan đến bài giảng.
2.4. Các bước thực hiện của giải pháp.
2.4.1. Bước 1: Xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng của bài học.
Trước tiên tôi phải xác định được những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của
bài học. Cần bám sát tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng của bộ mơn tiếng Anh 9,
SGK, và trình độ nhận biết của học sinh để thiết kế bài giảng phù hợp. Từ đó,
đáp ứng được cả những mục tiêu yêu cầu và phù hợp với đối tượng học sinh.
2.4.2. Bước 2: Thiết kế nội dung bài học:
Sau khi tôi xác định được mục tiêu bài học, bước quan trọng tiếp theo là
thiết kế bài học, để truyền đạt kiến thức cho học sinh thì bài học gồm các bước
tiến hành như thế nào? Phần nào cần giảng giải ? Phần nào cần đưa hình ảnh liên
hệ, minh chứng, phần nào để chốt kiến thức…
2.4.3. Bước 3: Lựa chọn các hình ảnh minh họa và thiết kế bài soạn
phù hợp.
Chuẩn bị các hình ảnh, hiệu ứng phù hợp với nội dung và kiến thức đã đề

ra tại mục tiêu.
Thiết kế bài giảng phù hợp với cách lựa chọn slide, hình ảnh, các hiệu ứng
phù hợp với nội dung. Đặc biệt việc đưa các câu hỏi phù hợp với hình ảnh minh
họa và nội dung kiến thức cần khai thác là một điều kiện quan trọng để định
hướng học sinh khai thác và tiếp cận đúng kiến thức. Như vậy sẽ rút ngắn thời
gian để khai thác các nội dung tiếp theo.
2.4.4. Bước 4: Kiểm tra bài giảng và đóng gói bài giảng
Kiểm tra bài giảng, đặc biệt cần kiểm tra các hiệu ứng, các liên kết của các
hình ảnh, nội dung đã xây dựng để tránh gây ra hiện tượng các hình ảnh hoặc các
hiệu ứng khơng có hiệu quả, bị chồng chéo, xuất hiện khơng đúng mục đích…
Đóng gói bài giảng: Bài giảng cần được đóng gói cả phần nội dung các
slide và các dữ liệu hình ảnh, âm thanh đi cùng một gói để tránh hiện tượng mất
các liên kết khi kết nối hoặc trình chiếu minh họa.
2.5. Quá trình thực hiện trong giảng dạy:
2.5.1. Lựa chọn nội dung để ứng dụng CNTT phù hợp:


6

Tôi luôn lựa chọn nghiêm túc nội dung bài học, phần kiến thức có thể áp
dụng và khai thác hiệu quả tính năng của CNTT để mang lại hiệu quả bài giảng.
Sau đây là một số ví dụ mà tơi đã ứng dụng thành công vào tiết dạy, mang lại
hiệu quả cao trong giờ dạy trên lớp:
* Ví dụ 1: Tiếng Anh 9 – Unit 1: A visit from a penpal. Lesson: Getting
started: Work with a partner. A foreign pen pal is coming to stay with you
for a week. What activities would you do during the visit?
(Thực hành với một bạn cùng học. Mơt bạn tâm thư ở nước ngồi sắp đến ở với
em một tuần. Trong thời gian thăm, bạn sẽ có những hoạt động gì?)
Giáo viên sử dụng các hình ảnh để giới thiệu một số địa điểm vui chơi,
tham quan, du dịch ở Việt Nam cho học sinh:



7

* Ví dụ 2: Tiếng Anh 9: Unit 2 Lesson: Speak. Task 1: Match the
phrases to the pictures. (Nối những cụm từ với các bức tranh).
Giáo viên sử dụng các hình ảnh để giới thiệu một số loại trang phục cho
học sinh:


8

* Ví dụ 3: Tiếng Anh 9 - Unit 6: The environment: Lesson Getting
started: Match these environmental problems to the pictures.
(Nối những vấn đề môi trường với bức tranh phù hợp)
Giáo viên sử dụng các hình ảnh để giới thiệu một số tác nhân gây ô nhiễm
môi trường cho học sinh:


9

2.5.2. Cách thức tiến hành trong tiết dạy:
Tôi đã sử dụng bài giảng có ứng dụng CNTT là phương tiện, đồ dùng dạy học
chứ khơng biến bài giảng có ứng dụng CNTT hồn tồn làm tiến trình giảng dạy.
Tơi ln sử dụng hợp lý nội dung kiến thức trọng tâm để ghi bảng với
việc minh họa các hiệu ứng, các hình ảnh, video…
Tơi đã dùng hình ảnh, video, đặt câu hỏi hợp lý để dẫn dắt học sinh vào bài.
Hướng dẫn học sinh khai thác việc ứng dụng CNTT trong q trình học
tập, ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp, ôn thi vào
lớp 10 đạt hiệu quả cao.

* Ví dụ 4: Tiếng Anh 9 Unit 8: Celebrations - Lesson: Getting started:
Tôi đã sử dụng một số bức tranh nói về các ngày lễ kỉ niệm của Việt Nam và thế
giới như: Christmas, Easter, Mid-Fall Festival, Tet holiday… để dẫn dắt các em
vào bài học.


10

* Ví dụ 5: Tiếng Anh 9 - Unit 9: Natural disaster: Tơi đã sử dụng một
số bức tranh nói về các thảm họa thiên nhiên … để dẫn dắt các em vào bài học.


11

Sử dụng video để thu hút sự chú ý của học sinh vào chủ đề bài học:


12

3. Khả năng áp dụng của giải pháp.
3.1. Khả năng áp dụng của giải pháp.
Giải pháp “Phát huy tính hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào giảng dạy môn tiếng Anh cho học sinh khối 9 tại trường TH&THCS
số 1 Cảm Nhân” đã được áp dụng vào thực tế giảng dạy các tiết học chính khóa,
các giờ luyện tập, ôn tập vào 10, các giờ học tự chọn môn Tiếng Anh theo chủ
đề cho học sinh lớp 9 trường TH&THCS số 1 xã Cảm Nhân - huyện n Bình tỉnh n Bái và có khả năng áp dụng rộng rãi cho các trường trong toàn huyện.
3.2. Phạm vi áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến áp dụng cho giáo viên giảng dạy và học sinh lớp 9 học tập môn
tiếng Anh tại trường TH&THCS số 1 xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp.

Qua giảng dạy môn tiếng Anh tôi nhận thấy biện pháp “Phát huy tính
hiệu quả trong việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy môn tiếng
Anh cho học sinh khối 9 tại trường TH&THCS số 1 Cảm Nhân” này rất thiết
thực, giúp các các em tự tin hơn nhiều và tích cực trong các giờ học tiếng Anh.


13

Cụ thể tôi đã kiểm nghiệm chất lượng học sinh của 2 lớp giống nhau 9A và 9C
bằng cách giảng dạy ở 02 lớp với hai phương pháp khác nhau: phương pháp
thuyết trình, dạy học khơng có sử dụng các thiết bị hỗ trợ và phương pháp sử
dụng các thiết bị hỗ trợ của CNTT.
4.1.Kiểm nghiệm bằng cách ra bài tập: (bài tập kiểm tra nhanh sau khi
tiết học kết thúc).
Đối với Unit 3: A trip to the countryside - Lesson: Read

Đối với Unit 5: The media - Lesson: Write

Đối với Unit 8: Celebrations (Getting started - Listen and read).


14

• Kết quả:
Đối với Unit 3: A trip to the countryside - Lesson: Read.
Bài giảng khơng có sử dụng các phương tiện, thiết bị hỗ trợ:
Lớp 9A, số lượng học sinh 32:
Dưới 5
%
Từ 5 đến 7

%
Từ 8 trở lên
19
59,4
13
40,6
0
Bài giảng có sử dụng các phương tiện, thiết bị hỗ trợ:

%
0

Lớp 9C, số lượng học sinh 32:
Dưới 5
%
Từ 5 đến 7
%
Từ 8 trở lên
%
11
34,4
18
56,2
3
9,4
Kết luận: Qua hai lớp với hai phương pháp khác nhau cho thấy: ở phương
pháp có sử dụng các thiết bị hỗ trợ tỷ lệ học sinh có điểm dưới 5 đã giảm, tỷ lệ
học sinh có điểm trên 8 đã có.
Đối với Unit 5: The media - Lesson: Write
Bài giảng khơng có sử dụng các phương tiện, thiết bị hỗ trợ:

Lớp 9A, số lượng học sinh 32:
Dưới 5
%
Từ 5 đến 7
%
Từ 8 trở lên
18
56,3
14
43,7
0
Bài giảng có sử dụng các phương tiện, thiết bị hỗ trợ:

%
0


15

Lớp 9C, số lượng học sinh 32:
Dưới 5
%
Từ 5 đến 7
%
Từ 8 trở lên
%
8
25
19
59,4

5
15,6
Đối với Unit 8: Celebrations (Getting started – Listen and read).
Bài giảng khơng có sử dụng các phương tiện, thiết bị hỗ trợ:
Lớp 9A, số lượng học sinh 32:
Dưới 5
%
Từ 5 đến 7
%
Từ 8 trở lên
17
53,1
15
46,9
0
Bài giảng có sử dụng các phương tiện, thiết bị hỗ trợ:

%
0

Lớp 9C, số lượng học sinh 32:
Dưới 5
%
Từ 5 đến 7
%
Từ 8 trở lên
%
6
18,8
20

62,5
6
18,7
Kết luận: Qua hai lớp với hai phương pháp khác nhau cho thấy: ở phương
pháp có sử dụng các thiết bị hỗ trợ tỷ lệ học sinh có điểm dưới 5 đã giảm, tỷ lệ
học sinh có điểm trên 8 tăng lên. Kết quả học tập môn tiếng Anh được cải thiện
đã đồng thời giúp các em học sinh có điểm tổng kết các mơn học cao hơn. Góp
phần tăng tỉ lệ học sinh khá giỏi, giảm tỉ lệ học sinh trung bình, yếu kém của
khối 9 trường TH&THCS số 1 Cảm Nhân. Vậy, bài giảng có ứng dụng CNTT
đã mang lại hiệu quả cao hơn.
4.2.Kiểm nghiệm bằng cách đưa ra phiếu thăm dị:
Tơi đã tiến hành kiểm nghiệm 100% học sinh khối 9, tổng số 95 học sinh
thu được kết quả như sau:
PHIẾU THĂM DÒ NHU CẦU HỌC BỘ MƠN TIẾNG ANH
STT
Nội dung

%
Khơng
1 Tiết học có sử dụng tranh ảnh, video
95
100%
0
2
3
4
5

đi kèm
Học trình chiếu dễ hiểu, dễ nhớ

Học trình chiếu ít phải chép bài
Học trình chiếu ít phải tưởng tượng
Tiết học HS được tự khai thác SGK

90
73
95
25

94,7%
76,8
100%
26,3%

5
25
0
70

%
0%
5,3%
23,2
0%
73,7%

Kết quả trên cho thấy, học sinh có hứng thú và nhu cầu khi học các tiết
học có ứng dụng CNTT và các đồ dùng đa phương tiện. Qua các tiết học, học
sinh dễ tiếp cận nội dung bài học, dễ khắc sâu khiến thức. Giáo viên mất ít thời



16

gian truyền đạt và giải thích. Kết quả giờ dạy có ứng dụng CNTT và các thiết bị
đa phương tiện mang lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp dạy học khơng có
ứng dụng CNTT và các thiết bị hỗ trợ.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (khơng có).
6. Các thơng tin cần được bảo mật (khơng có).
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
Đối với giáo viên: Sáng kiến áp dụng đối với giáo viên dạy môn Tiếng
Anh đạt trình độ chuẩn trở lên, tích cực nghiên cứu tài liệu, trau dồi kiến thức
chuyên môn. Cơ sở vật chất cần được đáp ứng tối thiểu là loa và máy chiếu.
Đối với học sinh: Sáng kiến áp dụng với học sinh học lớp 9. Học sinh
nắm được ngữ pháp cơ bản, cần có đồ dùng học tập đầy đủ, như sách giáo khoa
tiếng Anh 9, sách bài tập Anh 9, từ điển Anh - Việt .... Được nhà trường và phụ
huynh quan tâm tạo điều kiện tốt nhất để chất lượng học tập đạt kết quả cao.
8. Tài liệu kèm: (khơng có).
III. Kết luận và kiến nghị:
1. Kết luận:
Hiện nay những thành tựu của CNTT được áp dụng ngày một rộng rãi
trong công tác dạy học, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
Mơn tiếng Anh là một mơn học khó đối với học sinh. Do vậy, ngồi nhiệm vụ
truyền đạt kiến thức cho các em, tơi cịn phải tìm cách làm cho giờ học có hiệu
quả để thu hút sự tập trung của học sinh. Hướng dẫn cho các em phương pháp
học tập là rất quan trọng, đặc biệt cần khuyến khích các em sử dụng tiếng Anh
trong cuộc sống. Qua thực tế giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến
nhằm giúp bản thân tìm ra được một phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao phù
hợp với phương pháp đổi mới trong giảng dạy theo xu hướng hiện đại hóa. Giúp
học sinh tiếp cận tiếng Anh một cách dễ dàng hơn.
2. Kiến nghị và đề xuất.

* Đối với học sinh :
Mỗi học sinh cần trang bị đầy đủ đồ dùng học tập như SGK, SBT, sách
tham khảo, sách ngữ pháp tiếng Anh, từ điển, …


17

Các em cần nâng cao ý thức tự giác trong học tập, tự học ở nhà.
* Đối với giáo viên: cần phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, rèn
luyện và không ngừng học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chun mơn
và kinh nghiệm giảng dạy.
Cần quan tâm sâu sát đến từng đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh
vùng đặc biệt khó khăn, học sinh vùng dân tộc thiểu số, học sinh yếu kém, có
hồn cảnh khó khăn giúp đỡ ân cần, nhẹ nhàng tạo niềm tin, hứng thú trong học tập
cho các em, giúp các em u thích mơn Tiếng Anh.
Trong q trình dạy giáo viên phải hướng dẫn học sinh vào việc phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.
Cần tích cực ứng dụng CNTT phù hợp với đặc thù của bộ mơn để nâng
cao chất lượng giảng dạy vì các giờ dạy có ứng dụng CNTT sẽ gây hứng thú
cho học sinh học tập, kích thích khả năng và tư duy sáng tạo, khắc sâu kiến thức
thông qua hệ thống các kênh hình.
* Đối với nhà trường:
Cung cấp trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học bộ môn tiếng Anh ở
trường TH&THCS số 1 Cảm Nhân.
Tạo nguồn kinh phí để mua sắm các loại băng hình, tranh ảnh có nội dung
phong phú về tập tục văn hóa, danh nhân, lễ hội,… của các nước Anh, Mỹ.
Tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho giáo viên tiếp cận với công nghệ
thông tin và áp dụng, phục vụ tốt cho việc giảng dạy bộ môn tiếng Anh.
Sắp xếp thời gian, thời khóa biểu cho giáo viên dạy tự chọn, bồi dưỡng
học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu một cách khoa học, hợp lí.

* Đối với phịng Giáo dục và Đào tạo:
Phòng giáo dục cần tổ chức một chuyên đề theo cụm, để giới thiệu những
sáng kiến kinh nghiệm hay đã được hội đồng sáng kiến các cấp công nhận và
đánh giá cao. Giáo viên có dịp học hỏi ở đồng nghiệp, trao đổi chuyên môn, áp
dụng rộng rãi những sáng kiến hay đó ở mỗi đơn vị trường, góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy ở các đơn vị trường trong tồn huyện.
Tuy bản thân tơi nỗ lực rất nhiều, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu


18

sót. Tơi xin đón nhận sự góp ý q báu của đồng nghiệp và cấp trên để giải pháp
này có thể hồn thiện hơn nữa.
3. Cam kết khơng sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Đề tài này đã được áp dụng trong giảng dạy tại trường TH&THCS số 1 xã
Cảm Nhân - Huyện n Bình - Tỉnh n Bái. Tơi xin cam kết không sao chép
hoặc vi phạm bản quyền. Nếu có xảy ra tranh chấp quyền sở hữu một phần hay
toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm này mà tơi là người vi phạm thì tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm!
Trên đây là báo cáo sáng kiến kinh nghiệm “Phát huy tính hiệu quả
trong việc ứng dụng cơng nghệ thông tin vào giảng dạy môn tiếng Anh cho
học sinh khối 9 tại trường TH&THCS số 1 Cảm Nhân” của bản thân tôi. Nội
dung sáng kiến do tôi rút ra từ kinh nghiệm thực tế giảng dạy nhiều năm, tìm
hiểu tài liệu nhằm giúp cho học sinh lớp 9 đạt kết quả học tập môn tiếng Anh tốt
hơn. Thiếu sót là điều khơng thể tránh khỏi, tơi rất mong được sự góp ý của các
bạn đồng nghiệp trong nhà trường, trong huyện, để bản báo cáo sáng kiến này
được hồn thiện hơn nữa.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Cảm Nhân, ngày 13 tháng 9 năm 2021.
Người viết báo cáo


Bùi Thị Hồng Nhung
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hồng Văn Phóng


19

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN HUYỆN YÊN BÌNH
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


20


……………………………………………………………………………………



×