Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

sáng kiến kinh nghiệm ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG dạy PHÂN môn THƯỜNG THỨC mĩ THUẬT sáng kiến kinh nghiệm ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG dạy PHÂN môn THƯỜNG THỨC mĩ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 14 trang )

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN:
Trong môn học Mĩ thuật, đây là một môn năng khiếu, đòi hỏi các em phải
có tính sáng tạo, độc lập trong học tập. Vì thế, làm thế nào để các em chủ động
trong học tập là điều mà những giáo viên như tôi luôn trăn trở.
Tôi suy nghĩ, nghiên cứu để viết sáng kiến kinh nghiệm này với mục đích
tìm ra một số giải pháp tốt nhất góp phần nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
trong nhà trường. Đó là lý do tôi viết sáng kiến “ Ứng dụng Công nghệ thông
tin trong giảng dạy phân môn Thường thức mĩ thuật.”
II. THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi:
* Quan điểm nhận thức về môn Mĩ thuật:
Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, thu hút rất nhiều học sinh.
Cho đến nay các trường đã có giáo viên dạy mĩ thuật, phong trào học Mĩ
thuật ngày càng một sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng với môn học và
môn học đã được chú ý. Tất cả mọi người đã hiểu được đây là một môn học
nghệ thuật. Vì vậy không ít giáo viên và học sinh, các bậc phụ huynh luôn coi
trọng và đầu tư cho môn học. Qua đó các em thấy rằng Mĩ thuật là môn học bổ
ích, lý thú và tươi vui, có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao và là môn học bổ
trợ tích cực cho các môn học khác. Vì thế các em đón nhận tiết học một cách
nhiệt tình và hào hứng.
* Trang thiết bị dạy học:
Để giảng dạy môn mĩ thuật trong chương trình đào tạo được thành công,
điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: tài liệu, phương tiện, đồ dùng
trực quan...
Có một số đồ dùng cần thiết cho việc giảng dạy Mĩ thuật cho học sinh như:
bộ đồ dùng dạy học các phân môn từ lớp 1 đến lớp 5 sách tham khảo, một số
tranh ảnh về tượng, phù điêu, ...
* Cơ sở vật chất:
Nhà trường quan tâm đầu tư công nghệ thông tin cho dạy học. Vì thế




ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

góp phần thuận tiện cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh. Học sinh lúc
nào cũng có đủ đồ dùng, không bị quên ở nhà.
2. Khó khăn:
* Về nhận thức:
- Bên cạnh đó còn có một số phụ huynh chua quan tâm đến môn mĩ
thuật.
* Trang thiết bị dạy học:
- Còn thiếu thốn như: vật mẫu cho giáo viên và học sinh, phương tiện, đồ dùng
trực quan, ...
- Vì vậy, là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề tôi luôn trăn trở làm như thế
nào để nâng cao chất lượng.
III. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Ngày nay công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Ngành giáo dục đã có những chuyển biến về việc đổi mới
PPDH, chương trình dạy học để phù hợp với những thành tựu khoa học thực
tiển. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, để đáp ứng nhu cầu học tập
thì đòi hỏi việc dạy học phải thay đổi phương pháp, phương tiện.
Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới PPDH, hình thành phương
pháp tư duy mới, đưa phương pháp dạy học vào quỹ đạo sử dụng sức mạnh của
công cụ hiện đại để chuyển tải những khối lượng kiến thức lớn mở rộng tầm
nhận thức của học sinh, làm thay đổi căn bản cách dạy, cách học. Ứng dụng
công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy học những bộ
môn có yêu cầu về tính trực quan, phương pháp phân tích, hướng dẫn cụ thể.
Bởi vì giáo viên có điều kiện thu thập thông tin liên quan đến bài dạy một cách
dễ dàng nhanh chóng trên các trang Web, các kênh thông tin trong và ngoài

nước. Qua quá trình xử lý những thông tin đó giáo viện đã tự tạo cho mình một
thư viên tư liệu cần thiết cho bộ môn để giảng dạy có hiệu quả.


ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

Với mục tiêu chung và chương trình cụ thể, việc dạy học mĩ thuật ở TH
không chỉ là vẽ mà lấy hoạt động mĩ thuật để năng cao hiểu biết cho học sinh
giúp các em có thêm kiến thức, kỹ năng trong quá trình hoàn thiện nhân cách
Đức - Trí - Thể - Mỹ. Dạy học mĩ thuật là tổ chức và thực hiện các hoạt động
giúp học sinh năng cao sự hiểu biết về giáo dục thẩm mĩ, rèn luyện kỹ năng để
ứng dụng sự hiểu biết thẩm mĩ vào cuộc sống. Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ
giúp giáo viên thực hiện tốt những mục tiêu đã đề ra của bộ môn.
- Dạy học mĩ thuật tuy đã có nội dung cụ thể nhưng cần bổ sung kịp thời tài liệu,
đồ dùng dạy học thì việc dạy học mới có hiệu quả đó cũng là một yêu cầu cấp
thiết.
Với mục tiêu thực tiễn trên việc ứng dụng CNTT vào dạy học là điều cần
thiết để năng cao chất lượng các bộ môn nói chung và môn Mĩ thuật nói riêng.
2. Nội dung chính:
2.1 Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học Mĩ thuật trong Nhà trường:
* Các bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.
Bài dạy mĩ thuật lớp 4
* Hiệu quả khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy các phân môn:
Mĩ thuật có 4 phân môn chính:
- Vẽ trang trí.
- Vẽ theo mẫu.
- Vẽ tranh.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Phát huy hiệu quả khi thực hiện
các hoạt động: Quan sát, nhận xét, phân tích, hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Thường thức mĩ thuật.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Phát huy hiệu quả cao trong các
hoạt động dạy và học.
- Phân môn thường thức mĩ thuật: Chủ yếu mang tính giáo dục thẩm mĩ, tạo
điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen và thưởng thức cái đẹp của thiên
nhiên, của các tác phẩm mĩ thuật. Qua đó các em vận dụng hiểu biết về cái đẹp


ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

vào cuộc sống thường ngày và để có thêm tình yêu quê hương đất nước. Vì vậy
khi dạy học môn thường thức mĩ thuật giáo viên cần phải sử dụng đồ dùng dạy
học, tranh dạy học phải có tính thẩm mĩ cao.
2.2 Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học phân môn Thường thức mĩ
thuật:
* Phân môn Thường thức mĩ thuật là gì?
- Phân môn thường thức mĩ thuật giúp cho học sinh có điều kiện học tập và tiếp
cận những công trình kiến trúc, những tác phẩm nghệ thuật trong và ngoài nước.
Qua đó các em được bồi dưỡng thêm kiến thức thẩm mĩ, biết nhìn nhận, phân
tích, đánh giá để rút ra bài học cho bản thân.
- Các bài học tuy mang tính sơ lược, thường thức nhưng yêu cầu bộ môn là phải
giúp cho các em khắc sâu được kiến thức, nhớ lâu. Vì vậy phương pháp trực
quan và phương pháp phân tích là yếu tố quan trọng đối với việc dạy học phân
môn thường thức mĩ thuật. Tuy không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp những
công trình, tác phẩm nhưng thông qua tranh, ảnh, đoạn phim ngắn, các em có thể
hiểu bài một cách cụ thể và rõ ràng hơn.
* Để ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học phân môn Thường thức mĩ
thuật cần phải có các thiết bị dạy học sau:
- Máy vi tính
- Máy ảnh kĩ thuật số
- Máy quét Scan

- Ổ đĩa cứng cầm tay USB
- Máy chiếu Projector, Overhat, Bộ chuyển sang TV cỡ lớn.
- Loa vi tính.
* Chuẩn bị bài dạy:
- Giáo viên tìm hiểu nội dung, yêu cầu bài dạy.
- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài dạy, thông qua các kênh như sách,
báo, truyền hình địa chỉ các trang Web…rồi lưu vào máy tính.
2.2a- Soạn giáo án.


ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT


ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT


ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT


ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT


ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT


ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

+ Theo mục tiêu và nội dung bài dạy giáo viên soạn một giáo án có đầy đủ các
phần mục, tiến trình dạy học và các hoạt động như một tiết dạy thông thường.



ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

+ Nhưng những hoạt động dạy và học có sự hỗ trợ của máy tính, giáo viên cần
phải thực hiện chi tiết, cụ thể trong kế hoạch, trong quá trình soạn giáo án điện
tử, chạy thử chương trình. Để tránh lỗi trong quá trình dạy học bằng giáo án điện
tử.
- Xây dựng giáo án điện tử (GAĐT).
+ Dựa trên mục tiêu, nội dung bài dạy giáo viên thiết kế và xây dựng một
chương trình cụ thể cho tiết dạy học vào phần mềm trình chiếu (Powerpoint
hoặc Violet…) thông qua các Slide.
* Thể hiện bài dạy:
- Theo nội dung chương trình đã lập sẵn, giáo viên thực hiện tiến trình lên lớp
như một tiết dạy bình thường, nhưng bên cạnh đã có một phương tiện hỗ trợ đắc
lực và hiệu quả là máy vi tính. Giáo viên chỉ thực hiên các thao tác trên bàn
phím hoặc điều khiển chuột để thực hiện các hoạt động thay cho viết bảng, minh
họa bảng, treo tranh ảnh hoặc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.
- Khi thể hiện bài dạy giáo viên phải phối hợp nhịp nhàng giữa lời nói và các nội
dung trình chiếu. Máy vi tính chỉ là phương tiện hỗ trợ cho các hoạt động dạy và
học nên giáo viên phải chủ động trong hoạt động dạy học của mình. Vì vậy,
trước khi thể hiện bài dạy giáo viên phải tập giảng trước máy nhiều lần để nắm
vững nội dung bài giảng, các hoạt động dạy học.
2.3 Kết quả ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học phân môn Thường
thức mĩ thuật:
- CNTT rất tiện ích mang lại hiệu quả cao trong dạy học phân môn TTMT nhờ
có nhiều khả năng:
+ Khả năng trực quan
+ Khả năng kết nối, cắt, dán, phân chia.
+ Khả năng trắc nghiệm
+ Khả năng so sánh mở rộng nhận biết từ kênh hình.

+ Khả năng làm thay những vấn đề mà đồ dùng dạy học đơn thuần không làm
được.


ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

- Ứng dụng CNTT giờ dạy - học môn thường thức mĩ thuật trở nên sinh động,
hấp dẫn hơn, chất lượng giờ dạy được nâng cao. Trong các tiết dạy bằng giáo án
điện tử, bài dạy của giáo viên hiện lên qua các Slide, hình ảnh, sơ đồ, mô hình…
Một cách sinh động khiến học sinh tập trung, hứng thú học tập. Học sinh được
chủ động, sáng tạo, tìm tòi và thu nhận kiến thức rộng hơn.
- Ứng dụng CNTT giáo viên sẽ thực hiện tốt các phương pháp dạy học phân
môn Thường thức mĩ thuật.
+ Phương pháp trực quan:
Học sinh được quan sát những công trình kiến trúc, tác phẩm nghệ thuật và được
phân tích cụ thể, chi tiết qua tranh ảnh, đoạn phim của công trình kiến trúc, tác
phẩm nghệ thuật đó.
+ Phương pháp thuyết trình:
Ứng dụng CNTT để trình bày những công trình, tác phẩm nghệ thuật. Người dạy
có thể nhập vai như một người hướng dẫn, dẫn dắt chương trình để lôi cuốn sự
chú ý bài học của học sinh.
+ Phương pháp vấn đáp:
Một tiết dạy học bình thường giáo viên đưa ra câu hỏi chủ yếu bằng ngôn ngữ
ứng dụng CNTT. Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi bằng ngôn ngữ kết hợp với
kênh hình, kênh chữ giúp học sinh định hướng được câu trả lời. Giáo viên cũng
có thể đưa ra nhiều dạng câu hỏi như: trắc nghiệm, tự luận, phán đoán…
+ Phương pháp phân tích:
Ứng dụng CNTT giáo viên có thể thực hiện rất nhanh và chính xác các thao tác
cắt, dán, nối, ghép, thay thế, biến hình, giới thiệu một quy trình…
+ Phương pháp phân nhóm:

Tổ chức hoạt động nhóm 1 là khâu quan trọng trong quá trình dạy học của 1 tiết
nếu phân công không rõ ràng, cụ thể giáo viên sẽ mất nhiều thời gian cho các
hoạt động khác. Ứng dụng CNTT giáo viên sẽ thể hiện nội dung công việc của
từng nhóm, từng thành viên trên 1 slide, 1 trang màn hình để học sinh tự giác
làm phần việc của mình. Sau khi các nhóm trình bày phần thảo luận, giáo viên


ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

đưa ra kết quả công việc đã làm.
- Đối với giáo viên việc soạn và dạy TTMT bằng giáo án điện tử còn có nhiều
ưu điểm và thuận lợi:
+ Dễ tìm hiểu tư liệu.
+ Trình bày bài giảng có hệ thống, kênh chữ, kênh hình rõ ràng, đẹp, gây được
chú ý tập trung của học sinh.
+ Giáo án điện tử dễ bổ sung, sữa chửa, dễ trao đổi kinh nghiệm với đồng
nghiệp.
+ Rút ngắn thời gian viết bảng, treo hoặc gắn tranh ảnh dạy học để tập trung cho
các hoạt động khác.
+ Có điều kiện áp dụng nhiều phương pháp mới trong dạy học.
+ Chủ động, sáng tạo, tìm tòi và thu nhận kiến thức, được mở rộng hơn từ một
bài dạy có ứng dụng CNTT.
- Giáo viên mất nhiều thời gian để soạn một giáo án điện tử.
- Phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như: Điện, máy vi tính, máy chiếu,
phòng học trong quá trình dạy học bằng giáo án điện tử.
IV. KẾT LUẬN:
Để thực hiện tốt chương trình đổi mới sách giáo khoa, phương pháp dạy học
môn mĩ thuật thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là điều cần thiết để đáp
ứng nhu cầu học tập ngày càng nâng cao, càng tiến bộ của xã hội. Hoạt động dạy
và học theo chương trình mới, phương pháp mới, lấy học sinh làm trung tâm,

người thầy làm vai trò chủ đạo thì công nghệ thông tin là chiếc cầu nối, là công
cụ ưu việt để giáo viên hướng dẫn giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách
nhanh nhất.
- Ứng dụng CNTT vào giảng dạy phân môn thường thức mĩ thuật và các phân
môn khác tôi đã thấy được hiệu quả cao hơn mong muốn. Tôi trình bày chuyên
đề này rất mong được sự góp ý của quý thầy cô giáo để có hướng thực hiện hoàn
chỉnh hơn.


ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT



×