Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường Trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.33 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-----˜&˜-----

ĐỠ TÁ TU

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC PHỊNG NGỪA BẠO LỰC HỌC
ĐƯỜNG
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-----˜&˜-----

ĐỠ TÁ TU

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC PHỊNG NGỪA BẠO LỰC HỌC
ĐƯỜNG
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ VĂN ĐOẠT


HÀ NỘI - 2022


1

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn: “Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học
đường ở các trường Trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh” sử dụng những thông tin được ghi rõ nguồn gốc, số liệu đã được
tổng hợp, xử lí.
Tơi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là hoàn toàn trung thực, chưa hề được sử dụng và công bố ở bất kỳ một
cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Đỡ Tá Tu


2

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân,
em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo,
các cơ quan trường học.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Học viện quản lý giáo
dục, các thầy giáo, cô giáo trong Học viện, các nhà khoa học, các thầy
giáo, cơ giáo ngồi Học viện đã giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa
học trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đỗ Văn Đoạt, người
đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn khoa học, giúp đỡ em hồn thành luận
văn này.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; cảm ơn các
đồng chí, đồng nghiệp, đã tận tình giúp đỡ và cung cấp số liệu, đóng góp ý
kiến để việc điều tra nghiên cứu và hoàn thành luận văn được thuận lợi.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn khơng tránh khỏi những
tồn tại, thiếu sót. Tác giả xin trân trọng tiếp thu những ý kiến chỉ bảo, góp ý
xây dựng của các nhà khoa học, các thầy giáo, cơ giáo và đồng chí, đồng
nghiệp để tiếp tục hồn thiện hơn nữa luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Đỗ Tá Tu


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT..................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................vii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.............................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.......................................................................2
4. Giả thuyết khoa học...............................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
8. Cấu trúc nghiên cứu của luận văn..........................................................................5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỢNG GIÁO
DỤC PHỊNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ............................................................................................................. 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề..........................................................................6
1.2. Các khái niệm cơ bản.......................................................................................7
1.2.1. Khái niệm quản lý............................................................................................7
1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục.............................................................................8
1.2.3. Bạo lực.............................................................................................................8
1.2.4. Bạo lực học đường...........................................................................................9
1.2.5. Hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ.........................................................10
1.2.6. Quản lý HĐGD PN BLHĐ............................................................................11
1.3. Lý luận về quản lý HĐGD PN BLHĐ ở trường Trung học cơ sở................11
1.3.1. HĐGD PN BLHĐ ở trường trung học cơ sở..................................................11
1.3.2. Hiệu trưởng trường THCS với vai trò quản lý hoạt động giáo dục
phòng ngừa BLHĐ..................................................................................................15
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐGD PN BLHĐ ở các trường
THCS....................................................................................................................... 19
Kết luận chương 1..................................................................................................21


4


Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỢNG GIÁO DỤC
PHỊNG NGỪA BLHĐ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN
THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH...................................................................22
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu...................................................................22
2.1.1. Một số vấn đề về điều kiện tự nhiên, KT-XH, văn hóa của huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh....................................................................................22
2.1.2. Khái quát về giáo dục THCS huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.................24
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng..................................................................26
2.2.1. Mục đích khảo sát..........................................................................................26
2.2.2. Nội dung khảo sát..........................................................................................26
2.2.3. Phương pháp tiến hành khảo sát và cách xử lí dữ liệu...................................26
2.3. Thực trạng hoạt động GD PN BLHĐ ở các trường THCS huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh................................................................................27
2.3.1. Nhận thức của các nhóm khách thể về tầm quan trọng của HĐGD PN
BLHĐ ở trường THCS............................................................................................27
2.3.2. Thực trạng nội dung GD PN BLHĐ ở trường THCS.....................................28
2.3.3. Thực trạng về phương pháp GD PN BLHĐ...................................................29
2.3.4. Thực trạng đánh giá của các nhóm khách thể khảo sát về hình thức tổ
chức HĐGD PN BLHĐ...........................................................................................31
2.3.5. Kết quả của HĐGD PN BLHĐ ở trường trung học cơ sở..............................32
2.4. Thực trạng về quản lý HĐGD PN BLHĐ ở trường THCS..........................33
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý HĐGD PN BLHĐ ở trường THCS
................................................................................................................................. 33
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện HĐGD PN BLHĐ ở trường trung học
cơ sở của huyện Thuận Thành.................................................................................35
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai HĐGD PN BLHĐ...........................................37
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGD PN BLHĐ ở các trường
THCS huyện Thuận Thành......................................................................................38
2.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý GD PN
BLHĐ ở các trường THCS huyện Thuận Thành................................................40

2.6. Đánh giá chung về quản lý HĐ PN BLHĐ....................................................41
Kết luận chương 2..................................................................................................43
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỢNG PHỊNG NGỪA
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN


5

THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH...................................................................44
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp.................................................................44
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi...................................................................44
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ.................................................................44
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa...................................................................45
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.................................................................45
3.2. Biện pháp quản lý HĐGD PN BLHĐ cho học sinh ở các trường
trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh..........................................46
3.2.1. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về
tầm quan trọng của HĐGD PN BLHĐ ở trường THCS...........................................46
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các HĐ PN BLHĐ cho đội ngũ
GVCN, giáo viên bộ môn và giáo viên phụ trách công tác đội trong nhà
trường THCS...........................................................................................................48
3.2.3. Đổi mới nội dung và đa dạng hóa hình thức tổ chức HĐGD PN
BLHĐ ở trường THCS............................................................................................50
3.2.4. Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá HĐGD PN BLHĐ ở trường
THCS....................................................................................................................... 52
3.2.5. Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục nhà trường -gia đình các tổ chức xã hội trong công tác GD PN BLHĐ ở trường THCS...........................54
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp....................................................................56
3.4. Tổ chức khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý đã đề xuất........................................................................................57
3.4.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm...................................................................57

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm.....................................................................................58
Kết luận chương 3..................................................................................................62
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................63
1. Kết luận...............................................................................................................63
2. Khuyến nghị........................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................67
PHỤ LỤC


6


7

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BLHĐ

: Bạo lực học đường

CBQL

: Cán bộ quản lý

CSVC

: Cơ sở vật chất

GD/GDPN : Giáo dục/Giáo dục phòng ngừa
GV


: Giáo viên

GVCN

: Giáo viên chủ nhiệm

HS

: Học sinh

HV BLHĐ : Hành vi BLHĐ
TDTT

: Thể dục thể thao

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông


8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.


Tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh............................................25

Bảng 2.2.

Thực trạng nhận thức của các nhóm khách thể về mức độ
quan trọng của hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ..............27

Bảng 2.3.

Thực trạng nội dung GD PN BLHĐ ở trường THCS
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh............................................28

Bảng 2.4.

Thực trạng phương pháp GD PN BLHĐ ở các trường
THCS huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.................................30

Bảng 2.5.

Thực trạng hình thức tổ chức HĐGD PN BLHĐ ở các
trường THCS huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.....................31

Bảng 2.6.

Thực trạng hoạt động lập kế hoạch quản lý HĐGD PN
BLHĐ ở các trường THCS huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh.............................................................................................34

Bảng 2.7.


Thực trạng nội dung tổ chức thực hiện HĐGD PN BLHĐ
ở trường THCS huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh..................35

Bảng 2.8.

Thực trạng chỉ đạo triển khai kế hoạchGD PN BLHĐ ở
các trường THCS huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh...............37

Bảng 2.9.

Đánh giá thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
đến quản lý GD PN BLHĐ ở các trường THCS huyện
Thuận Thành...............................................................................40

Bảng 3.1.

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp quản lý
hoạt động GD PN BLHĐ cho học sinh THCS huyện
Thuận Thành...............................................................................59


9

Bảng 3.2.

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản lý
hoạt động GD PN BLHĐ cho học sinh THCS huyện
Thuận Thành...............................................................................60



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sự phát triển nhanh và mạnh của xã hội đã ảnh hưởng tích cực đến
nhiều mặt của đời sống xã hội, song vẫn có ảnh hưởng tiêu cực đến hành
vi của học sinh trong nhà trường. Một trong những vấn đề đáng lo ngại
đó là ứng xử giữa con người và con người bị thay đổi, có mặt tiêu cực
như hành vi bạo lực, giải quyết tình huống mâu thuẫn bằng bạo lực. Bộ
GD&ĐT đã tiến hành thống kê tình hình những năm qua và cho thấy:
Hiện tượng BLHĐ đã có ở các cấp học với tính chất và mức độ bạo lực
khác nhau, đặc biệt hiện tượng này có cả ở cả giới nam và giới nữ. Nhiều
nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra minh chứng cho hiện tượng này.
BLHĐ được hiểu là những hành vi xúc phạm, thô bạo với người khác và
để lại những tổn thương về cả thể chất và tinh thần cho người khác trong
trường học.
Hiện tượng BLHĐ ở trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện
nay trong đó có huyện Thuận Thành thực sự cần các cấp quản lý quan
tâm. Bởi vì đây là địa bàn có nhiều khu cơng nghiệp phát triển. Phịng
ngừa BLHĐ là để BLHĐ khơng xảy ra. Khi xác định phịng ngừa BLHĐ
như một hoạt động giáo dục thì sẽ hạn chế được hiện tượng BLHĐ xảy
ra trong trường học. Do đó, một trong những nội dung quản lý quan
trọng cần thực hiện là quản lý phòng ngừa BLHĐ. Quản lý thành công


2

sẽ hạn chế được những hậu quả nặng nề có thể xảy đến về thể chất, tinh
thần của học sinh, góp phần giáo dục đạo đức, tồn diện cho HS.

Với ý nghĩa giáo dục của vấn đề, nghiên cứu về giáo dục phịng
ngừa BLHĐ là cần thiết, do đó, “Quản lý hoạt động giáo dục phòng
ngừa bạo lực học đường ở các trường Trung học cơ sở huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh” được lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, làm rõ khung lý
thuyết của đề tài và tìm hiểu, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu, trên
cơ sở đó đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm góp phần phịng ngừa
BLHĐ ở các trường THCS huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường
THCS huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã được tiến hành nhưng vẫn còn một số
hạn chế bất cập về: nội dung, phương thức... Nếu đề xuất và tổ chức thực
hiện một cách đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng


3

ngừa BLHĐ ở các trường THCS huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trên
căn cứ lý thuyết khoa học và phù hợp với thực trạng thì có thể nâng cao
được hiệu quả của hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu lý thuyết để xác định khung lý thuyết về
quản lý HĐGD PN BLHĐ ở trường THCS.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý HĐGD PN BLHĐ ở các
trường THCS huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Tiến hành đề xuất các biện pháp quản lý trên căn cứ lý thuyết và
thực trạng về quản lý HĐGD PN BLHĐ ở các trường THCS huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung: Đề tài sử dụng tiếp cận quản lý theo
chức năng (kế-tổ-đạo-kiểm) để tìm hiểu, làm rõ thực trạng và đề xuất
biện pháp quản lý phù hợp. Do đó, luận văn tập trung làm rõ thực trạng
quản lý giáo dục phòng ngừa BLHĐ hiện nay ở các trường THCS huyện
Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh cùng các biện pháp quản lí hoạt động giáo
dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường được nghiên cứu.
6.2. Giới hạn về khách thể và địa bàn khảo sát:
Cỡ mẫu khách thể khảo sát của đề tài bao gồm: 30 CBQL, 40 GV
và 100 học sinh lớp 7, 8.
Các khách thể khảo sát được lựa chọn tại 10 trường THCS ở


4

huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
6.3. Giới hạn về thời gian khảo sát: Từ tháng 11 năm 2021 đến
tháng 7 năm 2022.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Để có các chỉ báo đo đạc thực tiễn của khung lý thuyết, tôi đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận. Những phương pháp được sử
dụng là: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hố, khái qt hóa. Làm rõ được
khung lý thuyết sẽ là căn cứ thiết kế cơng cụ nghiên cứu thực tiễn.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Đây là phương pháp nghiên cứu định lượng, được xác định là
phương pháp được sử dụng chủ đạo trong nghiên cứu đề tài nhằm đánh
giá thực trạng quản lý giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS
huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp nghiên cứu định tính, được kết hợp với kết
quả nghiên cứu định lượng để đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục và
quản lýGD PN BLHĐ ở các trường THCS được nghiên cứu.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Trên mẫu đã lựa chọn ở các nhóm khách thể khảo sát, tơi tiến hành
phỏng vấn sâu một số CBQL, GV. Mục đích của phương pháp này là


5

nhằm thu thập các dữ liệu định tính về thực trạng vấn đề nghiên cứu và
cung cấp thêm thông tin để làm rõ hơn các kết quả thực trạng của đề tài
luận văn.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Từ lựa chọn chuyên gia, đến trưng cầu ý kiến chun gia và có
thơng tin, tôi đã sử dụng các bước ấy để phân tích làm rõ nội dung
nghiên cứu của đề tài, bao gồm chủ yếu là khả năng áp dụng của các
biện pháp được đề xuất.
7.3. Các phương pháp xử lý số liêu
Đề tài chỉ sử dụng một số tham số thống kê mơ tả. Các tham số
được dùng để phân tích ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.
8. Cấu truc nghiên cứu của luận văn
Mở đầu
Chương 1. Lý luận quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa

BLHĐ ở trường THCS.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa
BLHĐ ở trường THCS huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa
BLHĐ ở trường THCS huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Kết luận và khuyến nghị
Phụ lục
Danh mục tài liệu tham tham khảo.


6

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
BLHĐ là một vấn đề khá phức tạp do hậu quả của vấn đề đem lại.
Mặc dù đây là chủ đề không phải mới được nghiên cứu nhưng không
phải là vấn đề cũ. Do đó, các nghiên cứu được tiến hành ở cả ngoài nước
và trong nước.
Hiệp hội Giáo dục quốc gia Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và công
bố kết quả rằng: BLHĐ ảnh hưởng đến 1/3 HS từ lớp 6 đến lớp 10; 28%
HS Mỹ từ lớp 6 - 9 từng chịu BLHĐ …
Những nghiên cứu ở Châu Âu cũng khẳng định: Đến cấp THPT,
BLHĐ bắt đầu có xu hướng giảm đi. Song trước đó là lứa tuổi THCS thì
mức cao đột biến ở học sinh THCS bị bắt nạt là độ tuổi 13 và 14; tỉ lệ
HS bị bắt nạt là từ 3% - 10%...
Và “…Bắt nạt bạn trong trường học bao gồm cả THCS tăng hơn
5% trong năm 2013 so với năm trước đó [dẫn theo 26]. Đây là nghiên cứu

của của Chính phủ Nhật Bản cơng bố năm 2013.
Trường học là mơi trường tốt nhất, nhanh nhất có thể hạn chế được
hiện tượng BLHĐ.


7

Một số nghiên cứu ở Việt Nam cũng đã được tiến hành. Năm
2012, tác giả Trần Thị Tú Anh nghiên cứu “Hành vi BLHĐ của học sinh
THCS Thành phố Huế”; Trần Thị Minh Đức (2010) với “Gây hấn học
đường ở học sinh trung học phổ thông” …
Với tầm luận văn thạc sĩ và trình độ của người nghiên cứu, tơi mới
chỉ tổng quan được các cơng tình nêu trên. Tất cả nghiên cứu tìm được đã
bàn luận đến nhiều khía cạnh khoa học khác nhau của BLHĐ. Tuy nhiên,
nghiên cứu ở góc độ quản lý giáo dục về BLHĐ chưa nhiều, đặc biệt ở
lứa tuổi có nhiều rung chuyển như tuổi THCS. Do đó, đây thực sự là một
vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm quản lý
Từ các cách hiểu về quản lý của tác giả nghiên cứu trước đo,
chúng tôi xác định 01 khái niệm được dùng trong đề tài.
Chẳng hạn như:
Theo quan niệm của Pall Hersey và Ken Blanc Hard thì: Quản lý
là một quá trình làm việc cùng nhau bằng các nguồn lực khác để hình
thành các mục đích chung của tổ chức” [14; tr. 52].
Còn đây là cách hiểu của Harol Koontz: Quản lý là một hoạt động
thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp cho sự nỗ lực của mỗi cá nhân nhằm đạt
được mục đích của tổ chức 9.



8

Nguyễn Ngọc Quang cũng cho rằng: Quản lý là tác động có chủ
định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm thực hiện những
mục tiêu dự kiến đề ra từ trước 15.
Từ đó, tơi hiểu và dùng khái niệm sau đây để nghiên cứu đề tài:
Quản lý là tác động có chủ định (từ xác định mục đích, lên kế
hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo đến giám sát, kiểm tra) của chủ thể
quản lý (nhà trường, BGH, tổ trưởng chuyên môn) đến đối tượng quản lý
(khách thể quản lý) nhằm đạt mục tiêu chung đã đề ra.
1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục được định nghĩa với nhiều khái cạnh nội hàm
khác nhau, ở nhiều góc độ cả chuyên ngành và liên ngành. Thơng
thường, dù hiểu theo cách nào thì người hiểu quản lý giáo dục ở 2 góc
độ: góc độ vĩ mơ và góc độ vi mơ. Nghiên cứu đề tài luận văn, tơi tiếp
cận góc độ vi mơ.
Quản lý giáo dục là tác động có chủ định (từ xác định mục đích,
lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo đến giám sát, kiểm tra) của chủ
thể quản lý giáo dục (nhà trường, BGH, tổ trưởng chuyên môn) đến đối
tượng quản lý (hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học) nhằm đạt mục
tiêu chung đã đề ra.
1.2.3. Bạo lực
Nói đến bạo lực, người ta thường liên tưởng đến những hành vi
có tính xúc phạm đối tượng. Do đó, nghiên cứu về vấn đề, các khía


9

cạnh khác nhau đều có chung ý tưởng. Dưới đây là một số quan niệm
của Từ điểm:

Bạo lực là “sức mạnh dùng để chỉ sự cưỡng bức, trấn áp hoặc lật
đổ” [23; tr.31]. Cách hiểu của Từ điển trực tuyến Bách khoa toàn thư
Wikipedia: Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích
gây thương vong, tổn hại một ai đó, bạo lực thể chất có thể là điểm tột
đỉnh của các cuộc xung đột.
Như vậy, bạo lực thường được hiểu là hành vi gây tổn thương đến
người khác. Từ những vấn đề phân tích nêu trên, đề tài luận văn xác định:
Bạo lực là hành vi của chủ thể sử dụng sức mạnh thể chất, lời nói
hay các hành động của mình để cưỡng bức, đe dọa, hành hung… người
khác, làm tổn thương đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của người
khác.
1.2.4. Bạo lực học đường
Có nhiều cách hiểu khác nhau về BLHĐ.
Dựa vào khái niệm về bạo lực, gắn với nội hàm hoạt động của
trường THCS, tôi cho rằng:
BLHĐ là những lời nói và hành vi thơ bạo, ngang ngược bất chấp
cơng lý, đạo đức, xúc phạm trấn áp người khác của người này và đã gây
nên những tổn thương về tinh thần và thể xác của người khác, được diễn
ra trong phạm vi trường học.
Thông thường người ta bàn về 02 loại BLHĐ:


10

- Bạo lực về thể xác: Khi nói về hành vi bạo lực ảnh hưởng đến
thể xác trong trường học.
- Bạo lực về tinh thần: Khi nói về hành vi bạo lực ảnh hưởng đến
thể xác trong trường học.
Ngoài ra, về mặt nhân cách con người, BLHĐ được bàn đến 4 loại:
- Bạo lực giữa học sinh với học sinh

- Bạo lực giữa giáo viên với học sinh
- Bạo lực giữa học sinh với giáo viên
- Bạo lực giữa phụ huynh học sinh với giáo viên.
1.2.5. Hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ
Xét về khoa học giáo dục, hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng)
bao gồm hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp, nghiêng về giáo dục đạo đức)
và hoạt động dạy học (nghiêng về dạy chữ). Hoạt động GD PN BLHĐ
trong nghiên cứu này được hiểu theo nghĩa của hoạt động giáo dục
(nghĩa hẹp), tức là một hoạt động giáo dục đạo đức, phẩm chất nhân
cách. Giáo dục phòng ngừa BLHĐ là để học sinh có hành vi đạo đức tốt
đẹp. Do đó, có thể hiểu:
HĐGD PN BLHĐ là quá trình giáo dục (tác động sư phạm của
GV) đến HS, trong đó quan hệ giữa GV và HS là quan hệ tương tác sư
phạm nhằm học sinh nhận thức rõ nội hàm của BLHĐ (từ bản chất đến
nguyên nhân và tác hại), từ đó có những biện pháp cần thiết và hiệu quả
để phịng ngừa hành vi BLHĐ có thể xảy ra ở học sinh.


11


12

1.2.6. Quản lý HĐGD PN BLHĐ
Từ các khái niệm đã phân tích ở trên, quản lý HĐGD PN BLHĐ
như sau: Quản lý HĐGD PN BLHĐ là quá trình tác động của nhà
quản lý (Hiệu trưởng) đến HĐGD PN BLHĐ trong nhà trường, giúp
cho hoạt động này diễn ra có hiệu quả, đáp ứng được các mục tiêu
giáo dục nhất định.
1.3. Lý luận về quản lý HĐGD PN BLHĐ ở trường Trung học cơ sở

1.3.1. HĐGD PN BLHĐ ở trường trung học cơ sở
1.3.1.1. Tầm quan trọng của HĐGD PN BLHĐ ở trường THCS
* Đặc điểm tâm sinh lý cơ bản của học sinh THCS:
Học sinh THCS là lứa tuổi có độ tuổi dao động 11 - 15 tuổi (tương
ứng với HS theo học từ lớp 6 - 9). Các nhà nghiên cứu thường dùng
những thuật ngữ sau đây để nói về sự phức tạp của lứa tuổi đang phát
triển nhanh, mạnh này: "thời kỳ quá độ", "tuổi khó bảo", "tuổi khủng
hoảng", "tuổi bất trị",...
Đây là lứa tuổi phát triển nhanh, mạnh và đột ngột về thể chất lẫn
tinh thần, có dấu hiệu cả trẻ con và người lớn.
Về mặt thể chất, đây là lứa tuổi có sự phát triển mất cân đối về tất
cả cả các mặt của cơ thể (hệ tim mạch, xương cơ... đặc biệt xuất hiện
hiện tượng dậy thì-thời kỳ phát dục). Về mặt tâm lý: “vừa tính trẻ con,
vừa tính người lớn”.


×