Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Hiệu quả của vi khuẩn nốt rễ và hòa tan lân lên cây đậu nành trồng trên đất ferralsols huyện buôn hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH VI SINH VẬT HỌC

HIỆU QUẢ CỦA VI KHUẨN NỐT RỄ VÀ VI KHUẨN
HÒA TAN LÂN LÊN CÂY ĐẬU NÀNH TRỒNG TRÊN ĐẤT
FERRALSOLS HUYỆN BUÔN HỒ, TỈNH ĐĂK LĂK
(THÍ NGHIỆM TRONG CHẬU)

Cần Thơ, năm 2015


TÓM LƢỢC
Đề tài “Hiệu quả của vi khuẩn nốt rễ và vi khuẩn hòa tan lân lên cây đậu nành
trồng trên đất ferrasols huyện Bn Hồ, tỉnh Đăk Lăk (thí nghiệm trong chậu)” đã
được thực hiện để xác định công thức phù hợp của các dòng vi khuẩn nốt rễ và vi
khuẩn hòa tan lân lên sự sinh trưởng và năng suất của cây đậu nành. Kết quả thí
nghiệm cho thấy cơng thức có chủng vi khuẩn hịa tan lân và vi khuẩn nốt rễ đều làm
tăng các thành phần năng suất của hai giống đậu nành Cư-Jut và M-U và tương
đương đậu nành bón phân hóa học qua đó làm tăng khối lượng hạt/cây của hai giống
đậu nành. Chủng vi khuẩn nốt rễ dòng VNR 71, vi khuẩn hòa tan lân dịng S31, bón
20N cho cây đậu nành (giống Cư Jut) cho khối lượng hạt/cây cao hơn và khác biệt có
ý nghĩa so với cây đậu nành chỉ bón phân hóa học.Chủng vi khuẩn nốt rễ dịng CJ04,
vi khuẩn hịa tan lân dịng S31, bón phân lân sinh học, bón 20N cho cây đậu nành
(giống M-U) cho khối lượng hạt/cây cao hơn và khác biệt có ý nghĩa với cây đậu nành
chỉ bón phân hóa học. Chủng vi khuẩn nốt rễ dòng VNR 71, vi khuẩn hòa tan lân dịng
S31, bón 20N cho cây đậu nành (giống Cư-Jut) có khối lượng hạt/cây tương đương với
việc chủng vi khuẩn nốt rễ dòng CJ04, vi khuẩn hòa tan lân dòng S31, bón phân lân


sinh học, bón 20N cho cây đậu nành (giống M-U).
Từ khóa: vi khuẩn nốt rễ, vi khuẩn hịa tan lân, đậu nành, thí nghiệm trồng đậu,
đất ferralsols Bn Hồ.


MỤC LỤC
Trang
TÓM LƢỢC .................................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG .....................................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH .....................................................................................................vi
TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................ vii
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU...........................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2.Mục tiêu đề tài .........................................................................................................1
CHƢƠNG 2. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................2
2.1. Cây đậu nành ..........................................................................................................2
2.1.1. Đặc tính thực vật của cây đậu nành .................................................................2
2.1.2.Các thời kỳ sinh trưởng của cây đậu nành .......................................................3
2.1.3.Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây đậu nành .........................3
2.1.4. Vai trò của phân đạm, lân đối với cây đậu nành .............................................4
2.2. Vi khuẩn nốt rễ và sự cố định đạm .......................................................................5
2.3.Vi khuẩn hòa tan lân, phân lân sinh học và cơ chế hình thành lân dễ tan ........5
2.4. Một số đặc điểm của đất ferralsols tỉnh Đăk Lăk ...............................................6
2.5. Một số nghiên cứu và ứng dụng của vi khuẩn nốt rễ, vi khuẩn hòa tan lân và
phân lân sinh học trong canh tác .................................................................................7
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................9
3.1. Phƣơng tiện .............................................................................................................9
3.1.1. Thời gian và địa điểm ......................................................................................9
3.1.2. Nguyên vật liệu................................................................................................9

3.1.3. Dụng cụ và thiết bị ..........................................................................................9
3.1.4. Mơi trường và hóa chất ...................................................................................9
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................11


3.2.1.Thí nghiệm trồng đậu trong chậu đất trong nhà lưới đánh giá hiệu quả của vi
khuẩn nốt rễ, vi khuẩn hòa tan lân, phân lân sinh học lên cây đậu nành (thí nghiệm
trong chậu) .....................................................................................................................11
3.2.2. Phân tích mẫu đất ..........................................................................................13
3.2.3. Xác định mật số vi khuẩn hòa tan lân trong đất ............................................14
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................15
4.1. Các yếu tố cấu thành năng suất đậu nành .........................................................15
4.1.1. Số nhánh hữu hiệu/cây ..................................................................................15
4.1.2. Số lóng hữu hiệu/cây .....................................................................................16
4.1.3. Số trái 1 hạt /cây ............................................................................................17
4.1.4. Số trái 2 hạt /cây ............................................................................................18
4.1.5. Số trái 3 hạt /cây ............................................................................................20
4.1.6. Số trái chắc /cây.............................................................................................21
4.1.7. Khối lượng 100 hạt (g) ..................................................................................23
4.1.8. Khối lượng hạt/cây ........................................................................................25
4.2. pH, đạm tổng số, lân dễ tiêu, chất hữu cơ trong đất trƣớc khi trồng và sau
khi thu hoạch đậu nành ..............................................................................................28
4.3. Mật số vi khuẩn hòa tan lân trong đất trƣớc khi trồng và sau khi thu hoạch
đậu nành .......................................................................................................................29
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................31
5.1. Kết luận .................................................................................................................31
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................32
PHỤ LỤC .........................................................................................................................



DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Môi trường G6 (Kirchhoy et al., 1997) ............................................................10
Bảng 2: Môi trường NBRIP (Nautiyal, 1999) ...............................................................10
Bảng 3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ....................................................................................11
Bảng 4: Hiệu quả của vi khuẩn nốt rễ và vi khuẩn hòa tan lân lên số nhánh hữu
hiệu/cây của cây đậu nành .............................................................................................15
Bảng 5: Hiệu quả của vi khuẩn nốt rễ và vi khuẩn hịa tan lân lên số lóng hữu hiệu/cây
của cây đậu nành............................................................................................................16
Bảng 6: Hiệu quả của vi khuẩn nốt rễ và vi khuẩn hòa tan lân lên số trái 1 hạt/cây của
cây đậu nành. .................................................................................................................18
Bảng 7: Hiệu quả của vi khuẩn nốt rễ và vi khuẩn hòa tan lân lên số trái 2 hạt/cây của
cây đậu nành ..................................................................................................................19
Bảng 8: Hiệu quả của vi khuẩn nốt rễ và vi khuẩn hòa tan lân lên số trái 3 hạt/cây của
cây đậu nành ..................................................................................................................21
Bảng 9: Hiệu quả của vi khuẩn nốt rễ và vi khuẩn hòa tan lân lên số trái chắc/cây của
cây đậu nành. .................................................................................................................22
Bảng 10: Hiệu quả của vi khuẩn nốt rễ và vi khuẩn hòa tan lân lên khối lượng 100 hạt
của cây đậu nành............................................................................................................24
Bảng 11: Hiệu quả của vi khuẩn nốt rễ và vi khuẩn hòa tan lân lên khối lượng hạt/cây
của đậu nành ..................................................................................................................25
Bảng 12: pH, đạm tổng số, lân dễ tiêu, chất hữu cơ trong đất trước khi trồng và sau khi
thu hoạch đậu nành ........................................................................................................28
Bảng 13: Mật số vi khuẩn hòa tan lân trong đất ............................................................30


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Sự tương quan giữa số trái chắc/cây với số trái 2 hạt/cây ................................23
Hình 2: Sự tương quan giữa số trái 2 hạt/cây với khối lượng hạt/cây ..........................27
Hình 3: Sự tương quan giữa số trái chắc/cây với khối lượng hạt/cây ...........................27



TỪ VIẾT TẮT
NT 1: nghiệm thức 1
NT 2: nghiệm thức 2
NT 3: nghiệm thức 3
NT 4: nghiệm thức 4
NT 5: nghiệm thức 5
NT 6: nghiệm thức 6
NT 7: nghiệm thức 7


CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1.Đặt vấn đề
Đậu nành là một cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao, bởi cây đậu nành vừa có
thể cung cấp thức ăn thức ăn cho con người, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến, làm thức ăn cho gia súc và cải tạo đất. Đặc biệt, đậu nành cịn có ý nghĩa về mặt
y học có tác dụng phịng ngừa một và điều trị một số bệnh.Tuy nhiên, mỗi năm nước ta
phải nhập khẩu đậu nành để phục vụ cho công nghiệp, bổ sung vào thức ăn cho gia
súc,…Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2014 phải nhập khẩu hơn
4,6 triệu tấn bắp, 1,56 triệu tấn đậu nành và việc nhập khẩu là để sản xuất thức ăn chăn
ni vì sản lượng đậu nành, bắp trong nước đã không đáp ứng được nhu cầu (Ngọc
Hùng, 2014). Dự kiến nhu cầu này sẽ càng tăng do sự phát triển về dân số và ngành
chăn nuôi phát triển. Đứng trước nhu cầu lớn về nguồn nguyên liệu đòi hỏi các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất phải tìm biện pháp để mở rộng diện tích trồng, năng cao năng
suất của cây đậu nành nhằm giảm chi phí cho việc nhập khẩu. Có nhiều nghiên cứu về
vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn hòa tan lân để góp phần nâng cao năng suất cây đậu
nành đã được thực hiện. Nhưng việc tìm ra cơng thức phù hợp nhất giữa những dòng
vi khuẩn nốt rễ và hòa tan lân để đạt năng suất cao nhất cho sự phát triển của cây đậu
nành là một vấn đề.

Đề tài “Hiệu quả của vi khuẩn nốt rễ và vi khuẩn hòa tan lân lên cây đậu nành
trồng trên đất ferralsols huyện Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk” được thực hiện nhằm giải
quyết vấn đề trên
1.2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu tổng quát là đánh giá hiệu quả của dòng vi khuẩn nốt rễ, vi khuẩn hòa
tan lân, phân lân sinh học lên cây đậu nành trồng trên đất ferralsols huyện Buôn Hồ,
tỉnh Đăk Lăk.
Nội dung thực hiện:
1. Theo dõi các chỉ tiêu về thành phần năng suất để xác định công thức phù hợp
cho sự phát triển của hai giống đậu.
2. Phân tích đất ferralsols
3. Khảo sát mật số vi khuẩn hòa tan lân trong đất

1


CHƢƠNG 2. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Cây đậu nành
Cây đậu nành hay cịn được gọi là cây đậu tương có tên khoa học là Glycine max
(L.) Merrill do Ricker và Morse đề nghị năm 1948. Trong hệ thống phân loại thực vật
được xếp vào họ đậu (Fabaceae), họ phụ cánh bướm (Papilionoideae), chi Glycine
(Đồn Thị Thanh Nhàn, 1996).
2.1.1. Đặc tính thực vật của cây đậu nành
Theo Đường Hồng Dật (2007) cây đậu nành có các đặc tính thực vật sau:
Rễ: Đậu nành là loại cây có rễ phát triển mạnh, rễ chính được hình thành từ phơi
rễ của hạt đậu có thể ăn sâu tới 150 cm, rễ bên ăn ngang tỏa ra bề mặt rộng đến 4050cm sau đó mọc sâu tương đương với rễ chính. Rễ đậu nành phát triển nhanh trong
thời kỳ sinh trưởng, phát triển chậm lại khi quả mẫy và ngừng lại trước khi hạt chín
sinh lý. Đặc biệt là rễ đậu nành có sự cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium japonicum tạo
nên nốt sần và cố định nitơ từ khí quyển.
Thân: có hình trịn, mang nhiều đốt và lơng bao phủ. Khi cây cịn non thân có

màu xanh hoặc tím và chuyển sang màu nâu nhạt khi già. Màu sắc thân cây còn non
thể hiện màu sắc hoa.Thân cây có màu xanh sẽ cho ra hoa màu trắng và thân cây màu
tím sẽ cho ra hoa tím.
Cành: cành đậu nành mọc ra từ các chồi của nách lá. Cành có thể mọc ra từ chồi
của nách lá mầm của đốt thứ nhất.
Lá: cây đậu nành gồm 4 loại lá, lá đơn, lá mầm, lá kép và lá gốc. Lá đơn được
mọc ra ở đốt đầu tiên trên hai lá mầm và mọc đối nhau. Lá kép mọc ra ở những đốt
tiếp theo, mỗi lá kép mang 3 lá chét.
Hoa: có dạng cánh bướm đặc trưng, mọc thành chùm. Tùy theo giống mà có màu
sắc hoa khác nhau, thường có màu tím hoặc trắng.
Quả: Đậu nành thuộc loại quả giác, tách theo hai đường bụng và lưng. Quả đậu
nành thẳng hoặc hơi cong, dài từ 2-7cm hoặc hơn. Màu sắc quả thay đổi từ vàng trắng
tới vàng sẫm, nâu hoặc đen.
Hạt: Hạt đậu nành thường có màu vàng, vàng và màu đen của một số giống nhập
nội. Hình dạng hạt thường có dạng hình trịn, dẹt, bầu dục tùy giống.
2


1.1.2. Các thời kỳ sinh trƣởng của cây đậu nành
Cây đậu nành có 2 thời kỳ sinh trưởng chính : sinh trưởng dinh dưỡng và sinh
trưởng thực.
Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng được tính từ khi cây mọc đến khi hoa bắt đầu
nở. Ở thời kỳ này hạt đậu cần được gây ẩm khi mọc mầm. Sau đó cung cấp nước cho
sử phát triển của cây con sau khi mọc, nhu cầu này càng nhiều khi cây lớn.
Khi cây ra hoa trở về sau được gọi là thời kỳ sinh trưởng thực. Đây là một thời
kỳ quan trọng đối với cây đậu nành. Thời kỳ này cây cần được cung cấp đủ nước và
chất dinh dưỡng. Nhất là thời kỳ hình thành quả và hạt. Năng xuất đậu giảm 32- 44%
nếu thiếu nước vào thời kỳ hình thành hạt (Manavalan et al., 2009). Trong thời kỳ này
cây đậu cũng cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Theo các nghiên cứu cây đậu cần khoảng
30% kali, 40% phospho và nitơ sau khi quả bắt đầu mẩy (Đường Hồng Dật, 2007).

1.1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của cây đậu nành
Nhiệt độ: Nhiệt độ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và
phát triển của cây đậu nành. Tùy vào từng thời kỳ sinh trưởng mà cây thích hợp với
những nhiệt độ khác nhau. Hạt đậu nành có thể nảy mầm ở nhiệt độ trên 10°C, nhiệt độ
lên cao hạt nảy mầm càng nhanh nhưng khơng được q 35°C vì sẽ làm cho mầm phát
triển yếu (Phạm Văn Biên et al., 1996). Theo nghiên cứu của Ong Xuân Phong và
Nguyễn Văn Mã (2014) cho thấy ở 8°C đậu nành vẫn có thể nảy mầm nhưng với tỷ lệ
thấp. Đậu nành vẫn có thể nảy mầm ở 2 - 4°C (Lawn và William, 1987). Cây đậu nành
cần sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khơng q nhiều, nhiệt độ ban đêm
khơng dưới 17°C thì cây phát triển tốt (Phạm Văn Biên et al., 1996).
Ánh sáng: Ánh sáng là một yếu tố ảnh hưởng đến đời sống cây đậu nành. Ánh
sáng ảnh hưởng đến thời gian ra hoa vì đậu nành là cây ngắn ngày nên độ dài thời
gian chiếu sáng là yếu tố quyết định sự ra hoa. Ở giai đoạn mang hoa và hình thành hạt
cây rất nhạy cảm với thời gian chiếu sáng (Nabi, 2014). Ngồi ra thời gian chiếu sáng
cịn ảnh hưởng đến các yếu tố khác của cây đậu nành như diện tích lá, năng suất hạt.
Nƣớc: Cây đậu có nhu cầu nước khác nhau ở các thời kỳ. Ở thời kỳ sinh trưởng
dinh dưỡng lúc cây mọc cần cung cấp đủ nước để hạt có thể mọc và phát triển đều.
Thời kỳ sinh trưởng thực cây cần cung cấp đầy đủ nước nhất. Ở giai đoạn này nước
cần cung cấp cho sự phát triển của hoa và quả. Nếu thiếu nước vào thời kỳ này sẽ làm
3


cho cây thấp hơn và số đốt hữu hiệu trên thân giảm từ đó làm giảm số lượng hoa tạo
thành. Thiếu nước ảnh hưởng mạnh nhất vào thời kỳ quả mẩy tỷ lệ héo cao nhất, khả
năng phục hồi chậm nhất (Vũ Ngọc Thăng et al., 2008). Thiếu nước cũng làm ảnh
hưởng đến tỷ lệ cố định nitơ ở nốt rễ cây đậu nành (Xu et al., 2004).
Đất đai và dinh dƣỡng
Theo Phạm Văn Biên et al. (1996) đậu nành thích hợp trồng ở những đất có khả
năng giữ ẩm cao, pH thích hợp 6,5 - 7. Ở pH nhỏ hơn 4 và lớn hơn 9 cây cho năng
xuất thấp. Trồng đậu nành trên đất cát thường cho năng suất khơng ổn định, trên đất

thịt nặng đậu nành khó mọc nhưng sau khi mọc thì thích ứng tốt hơn các loai cây trồng
khác (Đoàn Thị Thanh Nhàn et al., 1996).
Cũng như các cây trổng khác đậu nành cần được cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển. Trong đó đạm, lân, kali đóng vai trị quan
trọng trong sự phát triển của cây đậu nành.
2.1.4. Vai trò của phân đạm, lân đối với cây đậu nành
Vai trị của phân đạm
Đậu nành là một loại cây có hàm lượng protein cao, tuy nhiên lượng lượng đạm
cần bón cho cây là rất ích bởi rễ cây có sự cộng sinh của các vi khuẩn có khả năng tạo
nên nốt rễ và cố định nitơ từ khí quyển. Tùy thời kì sinh trưởng khác nhau mà cây đậu
nành cần một lượng đạm khác. Theo Luân Thị Đẹp et al. (1999) nếu bón 25-50kg N/ha
cho đậu nành trồng tại Thái Nguyên ở giai đoạn 4-5 lá kép sẽ làm tăng sự phát triển
của rễ và số lượng nốt rễ.
Vai trò của phân lân
Lân là một nguyên tố cần thiết cho sự sinh trưởng của cây đậu nành. Cây cần lân
trong hầu hết các giai đoạn sinh trưởng. Việc bón lân làm giảm tỷ lệ rụng nụ rụng hoa,
tăng số lượng hạt chắc và năng xuất cho đậu nành. Ngoài ra lân cịn có vai trị trong
việc phát triển nốt rễ ở cây đậu nành (Trần Văn Điền, 2001). Theo Phan Văn Hồng và
Vũ Đình Chính (2012), liều lượng phân lân khác nhau có ảnh hưởng đến sự hình thành
và khối lượng nốt sần qua các thời kỳ sinh trưởng. Trong đó ở cơng thức 8 tấn phân
chuồng, 30kg N, 90kg P2O5, 60kg K2O, 300kg vôi trên ha cho số lượng và khối lượng
nốt rễ cao nhất.

4


2.2. Vi khuẩn nốt rễ và sự cố định đạm
Nitơ là một nguyên tố quan trọng đối cây trồng. Trong khơng khí có khoảng
78,16% thể tích là khí nitơ, nhưng cây trồng và động vật không thể trực tiếp sử dụng
chúng được. Vì nguồn nitơ trong khơng khí chủ yếu tồn tại ở dạng nitơ phân tử.

Nhưng nhờ khả năng cố định nitơ của vi khuẩn mà cây trồng có thể sử dụng được
nguồn nitơ này. Những vi sinh vật có thể cố định được nitơ gồm vi khuẩn cộng sinh
với cây họ đậu (vi khuẩn nốt rễ), vi khuẩn cộng sinh với cây không thuộc họ đậu, vi
khuẩn sống tự do trong đất. Chúng thường xâm nhập vào rễ cây họ đậu qua lông hút,
qua các vết thương ở rễ và biểu bì và thực hiện quá trình cố định nitơ trong các nốt rễ.
Sự tăng trưởng của vi khuẩn nốt rễ trong vùng rễ và vị trí bề mặt rễ đậu trước khi xâm
nhiễm là điều quan trọng trong sự hình thành nốt rễ (Purchase và Nutman, 1957). Qua
đó rễ của cây đậu nành tiết ra hợp chất kích thích các vi khuẩn tương ứng tạo nốt rễ
nhanh hơn (Halverson và Stacey, 1985). Vì thế vị trí, kích thước, sự phân bố và màu
sắc bên trong của nốt rễ thể hiện sự cố định nitơ hữu hiệu, kém hoặc khơng hữu hiệu.
Q trình cố định nitơ trong nốt rễ là quá trình biến đổi đạm ở dạng N2 thành
NH3 nhờ vào hoạt động của enzyme nitrogenase. Theo Đường Hồng Dật (2007) nốt rễ
đậu nành bắt đầu cố định nitơ từ 3 – 4 tuần sau khi cây mọc khả năng cố định nitơ tăng
dần lên và đạt đỉnh cao ở giai đoạn cây ra hoa rộ cho đến khi kết quả. Sau đó khả năng
cố định nitơ giảm dần. Sự cố định này có thể đáp ứng được 40 – 70% nhu cầu về đạm
của cây đậu tương. Các vi khuẩn nốt rễ gồm giống Rhizobium phát triển trên môi
trường YEM (yeast extract mannitol) rất nhanh và giống Bradyrhizobium thường cộng
sinh với cây đậu nhiệt đới phát triển chậm hơn.
Cơ chế cố định đạm:
N2 + 8H+ + 8e- + 16ATP

2NH3 + H2 + 16ADP + 16pi

2.3. Vi khuẩn hòa tan lân, phân lân sinh học và cơ chế hình thành lân dễ tan
Đạm, lân, kali là những nguyên tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của
cây trồng, tuy nhiên các khi bón vào đất lân dễ bị cố định trở thành dạng khó tan. Hàm
lượng lân ở dạng khó tan trong đất cao làm cho lân là chất dinh dưỡng thường xuyên
hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng. Việc sử dụng các vi khuẩn có khả năng hịa tan
lân ở dạng khó tan thành dạng dễ tan giúp cây trồng hấp thu lân được nhiều hơn, giúp
giảm chi phí trong sản xuất. Do chúng có khả năng khống hóa và hịa tan lân vơ cơ,

hữu cơ tưng ứng (Hilda và Fraga, 2000), tiết ra acid hữu cơ có trọng lượng phân tử
5


thấp (Kim et al, 1997). Sự tiết ra acid hữu cơ của chúng giúp làm giảm pH
(Kpomblekou and Tabatabai, 1994). Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Illmer và Shinner
(1992), có 4 loài Aspergillus niger, Penicillium simplicissimum, Pseudomonas sp. (PI
18/89), Pseudomonas aurantiogriseum có hiệu quả trong hịa tan chất vơ cơ calcium
phosphate mà không tạo acid hữu cơ.
Phân sinh học được định nghĩa là chất có chứa các vi sinh vật sống và được biết
đến để giúp mở rộng hệ thống rễ và hạt nảy mầm tốt hơn (Theo tiêu chuẩn Việt Nam
năm 1996 (TCVN 6168-1996) phân sinh học (phân bón vi sinh vật) là sản phảm chứa
các vi sinh vật được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua
các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử
dụng được hay các hoạt chất sinh học, góp phần nâng cao năng xuất và chất lượng
nông sản.
Cơ chế hình thành lân dễ tan
Trong cơng nghiệp tùy theo loại phân lân mà có những phương pháp sản xuất
khác nhau. Phân lân super được sản xuất chủ yếu bằng công nghệ hóa học, sử dụng
H2SO4 để chuyển hóa lân ở dạng khó tan thành lân dễ tan. Phân lân nung chảy cần
nhiệt độ cao và làm lạnh nhanh. Phân lân sinh học sử dụng acid hữu cơ của các vi sinh
vật để chuyển hóa lân ở dạng khó tan thành lân dễ tan. Q trình sản xuất phân lân vơ
cơ cần sử dụng hóa chất và tiêu tốn nhiều năng lượng gây ơ nhiễm mơi trường. Bên
cạnh đó phân lân hóa học khi bón vào đất sẽ dễ chuyển thành những hợp chất khó tan
mà cây khó hấp thu được. Việc sử dụng các vi khuẩn hòa tan lân trong sản xuất phân
lân sinh học nhằm góp phần giảm lượng phân bón hóa học vào mơi trường, tăng năng
xuất cây trồng.
2.4. Một số đặc điểm của đất ferralsols tỉnh Đăk Lăk
Theo Phạm Thế Trịnh (2012) đất đỏ bazan ferralsols tỉnh Đăk Lăk có một số đặc
điểm sao:

Đất có diện tích 298.365,4 ha chiếm 22,73% diện tích tự nhiên. Đất được hình
thành do q trình phong hóa đá bazan, hình thành các khống hoạt tính thấp như
kaolinit, tích lũy oxit Fe/Al và các hợp chất bền vững của chúng nên có màu đỏ vàng
là chủ đạo. Đất có tầng B ferralite dày ≥ 30cm, màu đỏ vàng (Hue: 7,5 – 2,5 YR theo
thang màu Munsell), thành phần cơ giới thịt pha cát hoặc nặng hơn, dung tích cation
trao đổi trong sét rất thấp (CEC sét < 16 lđl/100g sét), tỉ lệ sét phân tán trong nước
6


thấp < 10%. Nhóm đất đỏ tương ứng về phân loại với các loại đất nâu đỏ, nâu vàng,
nâu tím trên đá bazan.
Nhóm đất đỏ bazan có độ xốp cao, cấu trúc tốt làm cho đất có độ thấm nước lớn.
Đất cịn có hàm lượng mùn cao hơn các loại đất khác, có cấu trúc tốt, đo vậy tỷ trọng
thể chất rắn của đất ở lớp mặc nhỏ. Các lớp sâu ít bị thay đổi, biên độ dao động từ 2,6
– 2,8 các lớp sâu từ 100 – 120 cm hàm lượng xét được tích lũy cao hơn nhiều so với
lớp đất mặt.
Về thành phần cơ giới nhóm đất đỏ bazan ở Đăk Lăk có hàm lượng xét cao đạt
mức 64 – 69%, riêng lớp mặc khoảng 55%, thuộc loại thịt nặng. Hàm lượng cấp hạt li
mông trong đất thấp do động từ 16 -20 %, đất có cấu trúc tốt, thoát nước tốt. Hàm
lượng cát từ 20 – 25%, có lớp chỉ đạt 15%
2.5.Một số nghiên cứu và ứng dụng của vi khuẩn nốt rễ, vi khuẩn hòa tan lân và
phân lân sinh học trong canh tác
Đậu nành có thể hấp thu nitơ trực tiếp từ đất và gián tiếp nhờ sự cộng sinh hiệu
quả với vi khuẩn nốt rễ. Để giảm lượng phân bón hóa học, nâng cao năng xuất và chất
lượng đậu nành cần phải chủng vi khuẩn nốt rễ lúc trồng là một yếu tố cần thiết
(Gidden et al., 1982). Theo Okereke et al., (2004) khi hạt giống được chủng vi khuẩn
Bradyrhizobium làm tăng số lượng nốt rễ, trọng lượng khô của nốt rễ. Bên cạnh đó các
chất dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến sự cộng sinh của vi khuẩn nốt rễ lên cây đậu
nành. Trong đó ảnh hưởng của lân tới sự cộng sinh của vi khuẩn nốt rễ đang nhận
được nhiều sự chú ý. Đậu nành sẽ giảm độ tươi của cây, trọng lượng và số lượng nốt

rễ khi thiếu lân (Tsvetkova và Georgiev, 2003), khi chủng vi khuẩn Rhizobium,
Bacillus sp. và Pseudomonas sp. giúp tăng trọng lượng nốt rễ, chiều dài rễ, tăng sinh
khối và nitơ tổng số ở cây trồng (Parmar và Dadarwal, 1999). Theo Melnikova et al.
(2002) việc sử chủng vi khuẩn B. japonicum 634b + B. subtilis 5, B. japonicum 634b +
A. chroococcum 20, B. japonicum 10k + A. vinelandii 56 với tỷ lệ tế bào 1:0,1 làm
tăng số lượng và trọng lượng nốt rễ, tăng chiều cao và trọng lượng các bộ phận trên
mặt đất của cây so với tỷ lệ tế bào 1:1. Theo Zarei et al. (2011) đã chứng minh việc
hiêu quả của việc sử dụng vi khuẩn Bradyhizobium japonicum,vi khuẩn hòa tan lân
trên cây đậu nành có thể làm giảm lượng phân bón đầu vào trong canh tác đậu nành.
Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, 4 lần lập lại. Trong đó nghiệm thức chủng vi khuẩn
Bradyhizobiumjaponicum, Bacillus sp., Pseudomonas sp., 50% P và nghiệm thức bón
7


nito đầy đủ, Bacillus sp., Pseudomonas sp., cho trọng lượng 1000 hạt cao hơn các
nghiệm thức còn lại, giữa hai nghiệm thức này khơng có sự khác biệt về mặt thống kê.
Cho thấy việc chủng vi khuẩn Bradyhizobium japonicum có thể thay thế được lượng
nitơ bón vào. Nhưng ở nghiệm thức chủng vi khuẩn Bradyhizobiumjaponicum kết hợp
bón phân lân cho hàm lượng dầu và kẽm nhiều hơn. Việc chủng vi khuẩn B.
japonicum, Bacillus, Pseudomonas kết hợp bón 50% lân đạt được năng suất và lượng
dầu trong đậu nành cao nhất (Zarei et al., 2012). Bên cạnh đó, khi chủng phân vi
khuẩn cố dịnh đạm (Sinorhizobium fredii) và vi sinh vật hịa tan lân (Pseudomonas
stutzeri) kết hợp với bón phân đạm hóa học ở mức từ 20N- 40N (kg/ha) đạt năng xuất
cao hơn chỉ bón phân vơ cơ (Trần Thị Ngọc Sơn et al. 2010).Theo Nguyễn Văn Được
và Cao Ngọc Điệp (2004) lân có ảnh hưởng đến sự phát triển và thành phần năng suất
của cây đậu nành. Việc bón phân việc bón phân hóa học nhiều làm cho chất lượng hạt
đậu nành giảm so với phân sinh học. Sử dụng 60kgP2O5/ha làm giảm lượng lipit trong
hạt, trong khi bón phân lân sinh học lại làm tăng chất lượng hạt đậu nành.

8



CHƢƠNG 3. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phƣơng tiện
3.1.1. Thời gian và địa điểm
Thời gian thực hiện: từ tháng 6/2015 đến tháng 11/2015
Địa điểm tiến hành: Nhà lưới Viện NC&PT Cơng nghệ Sinh học, phịng vi sinh
vật đất
3.1.2.Ngun vật liệu
Giống đậu nành: Sử dụng hai giống đậu Cư Jut –VG001 và MU – VG008
Đất được thu ở huyện Bn Hồ, tỉnh Đăk Lăk
Vi khuẩn hịa tan lân dịng S31 được phân lập từ vùng đất của cây dã quỳ huyện
Bn Hồ, Đăk Lăk
Vi khuẩn nốt rễ dịng VNR 71 của Viện nghiên cứu và phát triển Công nghệ Sinh
học, trường Đại học Cần Thơ
Vi khuẩn nốt rễ dòng CJ04 được phân lập từ nốt rễ của đậu nành ở huyện Cư Jut,
tỉnh Đăk Lăk
Phân lân sinh học của Viện nghiên cứu và phát triển Công nghệ Sinh học, trường
Đại học Cần Thơ
Phân urê, phân NPK
3.1.3. Dụng cụ và thiết bị
Dụng cụ: Ống nghiệm, đĩa petri, kim cấy, đèn cồn, ống đong, ống falcon, bình
tam giác, micropipete, chậu nhựa, cân đồng hồ
Thiết bị: buồn cấy và tủ ủ vi sinh vật, nồi khử trùng nhiệt ướt, máy đo pH,cân
điện tử, máy trộn mẫu vortex, máy ly tâm, máy quang phổ, hệ thống chưng cất bằng
phương pháp Kjeldahl.
3.1.4. Môi trƣờng và hóa chất

9



Môi trƣờng:
Bảng 1: Môi trƣờng G6 (Kirchhoy et al., 1997)
Hàm lƣợng (g/l)

Thành phần
FeCl3

8,4ml

Glycerol

12ml

NH4Cl

0,6g

Yeast extract

2g

NaOH 1M

4ml

Khoáng G6*

100ml


(*) Khoáng G6 bao gồm: K2HPO4 0,8g/l; MgSO4 0,49g/l; NaCl2 0,14g/l.

Bảng 2: Môi trƣờng NBRIP (Nautiyal, 1999)
Hàm lƣợng (g/l)

Thành phần
Glucose

10g

MgCl2.6H2O

5g

MgSO4.7H2O

0,25g

KCl

0,2g

(NH4)2SO4

0,1g

Ca3(PO4)2

5g


Bromothylmol blue

5ml

Agar (cho mơi trường đặc)

20g

Hóa chất:
Hóa chất dùng để khử trùng đậu: cồn 96%, cồn 70%, oxy già (H2O2),
Hóa chất dùng để phân tích đạm tổng số: H2SO4đđ, K2SO4, CuSO4, Se, NaOH,
NH3
Hóa chất dùng để đo lân:

10


Dung dịch A: 12g (NH4)6MoO4.4H2O + 250ml H2O (1). 0,2908g KsbOC4H4O6 +
100ml H2O (2), đong 140ml H2SO4 đậm đặc + 860 ml H2O (3). Cho (1) và (2) vào (3),
sau đó thêm H2O vào cho đủ 2 lít
Dung dịch B: 1,05g acid ascorbic + 200ml dung dịch A
Hóa chất dùng để phân tích hữu cơ:
K2Cr2O7 0,1667M: Hịa tan 49,04g K2Cr2O7 trong nước cất và thêm thể tích đến
1 lít.
FeSO4 0,5M: Hòa tan 278g FeSO4.7H2O trong 750ml nước thêm vào 15ml
H2SO4đđ thêm nước vào định mức đến 1 lít (FeSO4 1M), sau đó thêm 1 lít nước ta
được FeSO4 0,5M
Barium diphenylamine sulphonat 0,16%: hòa tan 0,16g barium diphenylanin
trong sulphonate trong 1 lít nước
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.1. Thí nghiệm trồng đậu trong chậu đất trong nhà lưới đánh giá hiệu quả của
vi khuẩn nốt rễ, vi khuẩn hòa tan lân, phân lân sinh học lên cây đậu nành (thí nghiệm
trong chậu)
a. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 7 nghiệm thức, 4 lần
lập lại, mỗi chậu trồng 2 giống đậu, 5kg đất/chậu
Bảng 3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Lần lặp lại

Nghiệm thức

1

6

1

3

7

4

5

2

2

2


5

6

7

4

3

1

3

1

3

6

2

5

7

4

4


4

7

2

6

3

1

5

Trong đó:
Nghiệm thức 1: khơng bón phân, khơng chủng vi khuẩn
Nghiệm thức 2: bón phân hóa học (NPK)
Nghiệm thức 3: chủng vi khuẩn nốt rễ dịng VNR 71 + bón 20N
11


Nghiệm thức 4: chủng vi khuẩn hòa tan lân dòng S31+ bón 20N
Nghiệm thức 5: chủng vi khuẩn nốt rễ dòng VNR 71 + chủng vi khuẩn hòa tan
lân dòng S31 + bón 20 N
Nghiệm thức 6: bón phân lân sinh học + bón 20N
Nghiệm thức 7: chủng vi khuẩn nốt rễ dòng CJ 04 + chủng vi khuẩn hòa tan lân
dịng S31+ bón phân lân sinh học + bón 20N
b. Quy trình thực hiện
Chuẩn bị đất: đất được cho vào chậu nhựa có lót bọc nilon đen, mỗi chậu 5kg.

Chuẩn bị đậu:
Khử trùng đậu: đậu được loại bỏ sâu, lép và cho vào bình tam giác. Cho cồn 96%
vào để trong 3 phút và đổ bỏ cồn, cho oxy già vào để trong 3 phút và đổ bỏ oxy già.
Rửa lại bằng nước cất 3 – 4 lần
Tiến hành gieo đậu trên môi trường agar (1,5g agar trong 100ml nước). Đậu được
gieo trên đĩa petri, mỗi đĩa khoảng 12 hạt. Ở nhiệt độ phịng thí nghiệm trong 2 ngày.
Chuẩn bị dịch vi khuẩn: vi khuẩn nốt rễ được nuôi tăng sinh trong mơi trường G6
và vi khuẩn hịa hịa tan lân được nuôi tăng sinh trong môi trường NBRIP. Nuôi vi
khuẩn trong khoảng 2 ngày, trên máy lắc.
Tiến hành gieo hạt vào chậu, mỗi chậu 6 hạt gồm 3 hạt của giống đậu Cư Jut –
VG001 và 3 hạt của giống đậu MU – VG008. Tiến hành tưới dịch vi khuẩn vào các
nghiệm thức, 5ml dịch vi khuẩn tương ứng vào các nghiệm thức. Sau đó lắp tro trấu đã
khử trùng và bón 2,5 g phân lân sinh học vào các nghiệm thức 6 và nghiệm thức 7.
Chăm sóc và tưới nước để cho cây mọc đều và tỉa bỏ mỗi giống một cây. Bón 20N cho
các nghiệm thức 3, nghiệm thức 4, nghiệm thức 5, nghiệm thức 6, nghiệm thức 7
(108,75mg/chậu) và bón đầy đủ phân NPK 20-20-15 cho nghiệm thức 2 (0,5g
NPK/chậu + 0,325g urê/chậu). Tưới nước ngày 1 lần cho đến lúc ra hoa, sau đó tưới
nước ngày 2 lần.
Đánh giá các chỉ tiêu về thành phần năng suất: số hạt chắc, số hạt lép, số trái có
1 hạt, 2 hạt, 3 hạt, 4 hạt, trọng lượng hạt.
Đánh giá các chỉ tiêu về phân tích đất: pH, đạm tổng số, lân dễ tiêu, chất hữu cơ

12


3.2.2. Phân tích mẫu đất
Đất được lấy ở hai thời điểm trước khi trồng và sau khi thu hoạch. Sau đó để khơ
tự nhiên trong mát và nghiền mịn, tiến hành xác định pH, đạm tổng số, lân dễ tiêu, mật
số vi khuẩn hịa tan lân.
Xác định pH đất:

Cân chính xác 20g đất mịn khơ cho vào bình có dung tích 100ml, thêm 50ml
nước cất. Lắc xốy bằng tay cho phân tán đất, tiếp tục lắc trên máy 30 phút rồi để yên
2 giờ. Sau đó đo ngay bằng máy đo pH kế.Vị trí đầu điện cực ở vị trí trung tâm và
trung điểm độ sâu của dịch huyền phù. Đọc số đo sau khi chỉ số ổn định trong 30 giây
Phân tích định đạm tổng số (Kjedahl):
Mẫu đất trước và sau khi trồng đậuđược phân tích bằng phương pháp Kjedahl
theo nguyên tắc:
Khi đun mẫu có chứa đạm trong H2SO4đđ với sự hiện diện của chất xúc tác thích
hợp thì các chất hữu cơ bị oxy hóa, nitơ được phóng thích dưới dạng NH3 sau đó
(NH4)2SO4 được tạo thành trong điều kiện có H2SO4.
Dưới tác dụng của H2SO4 đặc và có chất xúc tác ở nhiệt độ cao, các hợp chất có
chứa nitơ bị phân hủy và bị oxy hóa đến CO2 và H2O, cịn góc amin chuyển thành
ammoniac và tiếp tục kết hợp với H2SO4 tạo thành muối amonisulfat tan trong dung
dịch. Đây là giai đoạn công phá mẫu.
2NH3 + H2SO4→ (NH4)2SO4
Trong quá trình chưng cất, (NH4)2SO4 tác dụng với NaOH dư thừa và giải phóng
NH3
(NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O + 2NH3
Amomonia sinh ra sẽ được hấp thu bằng dung dịch acid boric có chứa chất chỉ
thị tạo thành tetraborat. Sau đó chuẩn độ dung dịch này bằng H2SO4 lỗng, NH3 được
giải phóng và xác định được lượng nitơ, theo phản ứng
2NH4OH + 4H3PO3→ (NH4)2B4O7 + 7H2O
(NH4)2B4O7 + H2SO4 + 5H2O → (NH4)2SO4 + 4H3PO3
Phương pháp phân tích đạm tổng số (phụ lục 2)

13


Phân tích hàm lƣợng lân dễ tiêu trong đất (Murphy và Riley, 1962)
Lân dễ tiêu trong đất được phân dựa trên nguyên tắc:

Dùng thuốc thử acid ascorbic-amoniummolybdate-potassium antinomonyltartrate
để đánh giá lượng lân được vi khuẩn hòa tan trong dung dịch theo nguyên lý:
Chất lân sau khi được hòa tan trong môi trường sẽ tác dụng với
amoniummolybdate trong môi trường aid tạo hợp chất phosphomolybdate màu vàng.
H2PO-4 + NH4 + MoO42+ + 2H+ → (NH4)3[P(MoO10)4]
Dưới sự hiện diện của chất khử, Mo6+ hoặc Mo2+ làm dung dịch có màu xanh.
Cường độ màu xanh thay đổi theo hàm lượng lân có trong đất, pH và điều kiện khử
của môi trường. Đo mẫu trên máy đo quang phổ ở bước sóng 882nm.
Phân tích hàm lượng lân dễ tiêu trong đất (phụ lục 2)
Phân tích hàm lƣợng chất hữu cơ (phƣơng pháp Walkley – Black)
Chất hữu cơ trong đất trong đất được phân tích dựa trên nguyên tắc:
Oxy hóa chất hữu cơ của đất trong dung dịch K2Cr2O7 và H2SO4 ở nhiệt độ
khoảng 125oC. Lượng K2Cr2O7 dư được chuẩn độ bằng FeSO4.
Phân tích hàm lượng chất hữu cơ. (phụ lục 2)
3.2.3. Xác định mật số vi khuẩn hòa tan lân trong đất
Xác định mật số vi khuẩn hòa tan lân trong đất theo phương pháp đếm sống nhỏ
giọt (Hoben và Somasegaran, 1982) dựa trên nguyên tăc thực hiện pha loãng bậc 10
liên tiếp sao cho nồng độ pha lỗng thích hợp với mật số tế bào để xuất hiên các khuẩn
lạc riêng lẽ trên bề mặt thạch và tiến hành đếm. Dùng để xác định số lượng tế bào vi
sinh vật còn sống hiên diện trong mẫu (đất), những tế bào sống sẽ có khả năng phân
chia tạo thành khuẩn lạc trên môi trường chọn lọc.
Phương pháp đếm sống nhỏ giọt (phụ lục 2)

14


CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Các yếu tố cấu thành năng suất đậu nành
4.1.1. Số nhánh hữu hiệu/cây
Bảng 4: Hiệu quả của vi khuẩn nốt rễ và vi khuẩn hòa tan lân lên số nhánh

hữu hiệu/cây của cây đậu nành
Nghiệm thức

Giống đậu

Giống đậu

Số nhánh hữu hiệu/cây

Cƣ-Jut

M-U

(cho cả hai giống đậu)

NT 1

1,00

c

1,13

NT 2

1,25

c

1,75 bc


1,50 abcd

NT 3

1,13

c

1,25

1,19

NT 4

1,25

c

2,13 ab

1,69 abc

NT 5

1,50 bc

2,13 ab

1,81 ab


NT 6

1,38 bc

1,25

1,31 bcd

NT 7

1,38 bc

2,63 a

F tính

n.s

**

Trung bình giống đậu Cư-Jut

1,27

Trung bình giống đậu M-U

1,75

F tính


**

CV (%)

28,12

c

c

c

1,06

d

cd

2,00 a
**

*Các giá trị trong cùng một cột đi theo sau cùng một chữ cái thì khác biệt khơng ý nghĩa ở mức 1%
*Ghi chú: NT 1: khơng bón phân, khơng chủng vi khuẩn, NT 2: bón phân hóa học, NT 3: chủng vi
khuẩn nốt rễ dòng VNR 71 + bón 20N, NT 4: chủng vi khuẩn hịa tan lân dịng S31+ bón 20N, NT 5:
chủng vi khuẩn nốt rễ dòng VNR 71 + chủng vi khuẩn hòa tan lân dịng S31 + bón 20N, NT 6: bón
phân lân sinh học + bón 20N, NT 7: chủng vi khuẩn nốt rễ dòng CJ 04 + chủng vi khuẩn hòa tan lân
dịng S31+ bón phân lân sinh học + bón 20N

Giống đậu Cư-Jut có số nhánh hữu hiệu/cây dao động từ 1,00 ở NT 1 đến 1,50

trái 1 hạt/cây ở NT 5 (Bảng 4). Giữa các nghiệm thức có sự khác biệt khơng ý nghĩa.
Giống đậu M-U có số trái cao nhất ở NT 7 nhưng khác biệt không ý nghĩa với
NT 4, NT 5 và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% với các NT 1, NT 2, NT 3,
NT6 (Bảng 4).
15


Khi tính chung cả hai giống đậu trong một nghiệm thức cho thấy các nghiệm
thức đều khác biệt không ý nghĩa với NT 2 (bón phân hóa học). Tuy nhiên, có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% giữa NT 7, NT 5, NT4 với NT 1 (khơng có bón
phân, khơng chủng vi khuẩn). Điều này có thể giải thích do đặc tính của giống, thời
gian sinh trưởng và dinh dưỡng (Đường Hồng Đật, 2007).
4.1.2. Số lóng hữu hiệu/cây
Bảng 5: Hiệu quả của vi khuẩn nốt rễ và vi khuẩn hịa tan lân lên số lóng
hữu hiệu/cây của cây đậu nành
Nghiệm thức

NT 1

Giống đậu

Giống đậu

Số lóng hữu hiệu/cây

Cƣ-Jut

M-U

(cho cả hai giống đậu)


9,88 b

7,13

de

8,50

c

NT 2

12,38 a

8,63 bcd

10,50 a

NT 3

12,00 a

8,25

10,13 ab

NT 4

11,63 a


9,00 bc

10,31 ab

NT 5

12,38 a

8,75 bc

10,56 a

NT 6

11,63 a

7,00

NT 7

11,75 a

9,25 bc

10,50 a

**

**


F tính

**

Trung bình giống đậu Cư-Jut

11,66

Trung bình giống đậu M-U

8,29

F tính

**

CV (%)

8,09

cde

e

9,31

bc

*Các giá trị trong cùng một cột đi theo sau cùng một chữ cái thì khác biệt khơng ý nghĩa ở mức 1%

*Ghi chú: NT 1: khơng bón phân, khơng chủng vi khuẩn, NT 2: bón phân hóa học, NT 3: chủng vi
khuẩn nốt rễ dịng VNR 71 + bón 20N, NT 4: chủng vi khuẩn hịa tan lân dịng S31+ bón 20N, NT 5:
chủng vi khuẩn nốt rễ dòng VNR 71 + chủng vi khuẩn hịa tan lân dịng S31 + bón 20N, NT 6: bón
phân lân sinh học + bón 20N, NT 7: chủng vi khuẩn nốt rễ dòng CJ 04 + chủng vi khuẩn hịa tan lân
dịng S31+ bón phân lân sinh học + bón 20N

16


Giống đậu Cư-Jut có số lóng hữu hiệu dao động từ 9,88 – 12,38 lóng/cây. Trong
đó NT 1 có số lóng hữu hiệu thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% với
các nghiệm thức còn lại (Bảng 5)
Giống đậu M-U có số lóng dao động từ 7,00 – 9,25 lóng/cây. Cao nhất ở TN 7 và
khác biệt có ý nghĩa với TN 1 (khơng bón phân, khơng chủng vi khuẩn) (Bảng 5)
Số lóng hữu hiệu/cây khi tính chung hai giống trong một nghiệm thức dao động
từ 8,5 - 10,56 lóng/cây (Bảng 5). Các NT 5, NT 7, NT 4, NT 3 có số lóng khác biệt
khơng ý nghĩa so với NT 2 (bón phân hóa học) và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức
1% so với nghiệm thức NT 1 (khơng bón phân, khơng chủng vi khuẩn). Điều này do
đặc tính của giống đậu và thời gian sinh trưởng giống nhau nên số lóng hữu hiệu trên
cây khơng khác biệt nhau (Đường Hồng Dật, 2007).
4.1.3. Số trái 1 hạt /cây
Giống đậu Cư-Jut có số trái 1 hạt/cây dao động từ 1,24 – 4,00 trái 1 hạt/cây
(Bảng 6). Cao nhất ở NT 2 và thấp nhất ở NT 7 sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở
mức 1%. Các NT 3, NT 4, NT 5, NT 6, NT 7 có số trái 1 hạt/cây so với NT 2 khác biệt
có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Như vậy việc chủng vi khuẩn nốt rễ dịng VNR 71,
bón 20N (NT 3), chủng vi khuẩn hịa tan lân dịng S31, bón 20N (NT 4), chủng vi
khuẩn hòa tan lân dòng S31, vi khuẩn nốt rễ dịng VNR 71, bón 20N (NT 5), bón phân
lân sinh học, bón 20N (NT 6), chủng vi khuẩn hòa tan lân dòng S31, vi khuẩn nốt rễ
dòng CJ04, bón phân lân sinh học, bón 20N (NT 7) cho cây đậu nành (giống Cư-Jut)
đã làm giảm số trái 1 hạt/cây so với đậu nành (giống Cư-Jut) được bón phân hóa học.

Giống đậu M-U có số trái 1 hạt/cây cao nhất ở NT 3 khác biệt với các NT 1,
NT2, NT 4, NT 5, NT 6, NT 7 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Ở các NT 1, NT 2, NT
4, NT 5, NT 6, NT 7 không khác biệt có ý nghĩa. Như vậy việc chủng vi khuẩn hịa tan
lân dịng S31, bón 20N (NT 4), chủng vi khuẩn hòa tan lân dòng S31, vi khuẩn nốt rễ
dịng VNR 71, bón 20N (NT 5), bón phân lân sinh học, bón 20N (NT 6), chủng vi
khuẩn hịa tan lân dịng S31, vi khuẩn nốt rễ dịng CJ04, bón phân lân sinh học, bón
20N (NT 7) cho cây đậu nành (giống đậu M-U) đã không làm giảm số trái 1 hạt/cây so
với bón phân hóa học

17


Khi tính chung cả hai giống đậu trong một nghiệm thức số trái 1 hạt/cây dao
động từ 1,38 ở NT 5 đến 2,44 trái 1 hạt/cây ở NT 2 (Bảng 6). Giữa các nghiệm thức
khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức 1% .
Bảng 6: Hiệu quả của vi khuẩn nốt rễ và vi khuẩn hòa tan lân lên số trái 1
hạt/cây của cây đậu nành
Nghiệm thức

Giống đậu

Giống đậu

Số trái 1 hạt/cây

Cƣ-Jut

M-U

(cho cả hai giống đậu)


NT 1

2,75 abc

2,00 bcd

2,38 a

NT 2

4,00 a

0,88

2,44 a

NT 3

1,75 bcd

2,88 a

2,31 a

NT 4

2,00 bcd

2,00 bcd


2,00 a

NT 5

2,00 bcd

0,75

d

1,38 a

NT 6

2,00 bcd

1,38 bcd

1,69 a

NT 7

1,25

1,75 bcd

1,50 a

F tính


**

**

n.s

cd

Trung bình giống đậu Cư-Jut

2,25

Trung bình giống đậu M-U

1,66

F tính

**

CV (%)

41,24

d

*Các giá trị trong cùng một cột đi theo sau cùng một chữ cái thì khác biệt khơng ý nghĩa ở mức 1%
*Ghi chú: NT 1: khơng bón phân, khơng chủng vi khuẩn, NT 2: bón phân hóa học, NT 3: chủng vi
khuẩn nốt rễ dòng VNR 71 + bón 20N, NT 4: chủng vi khuẩn hịa tan lân dịng S31+ bón 20N, NT 5:

chủng vi khuẩn nốt rễ dòng VNR 71 + chủng vi khuẩn hòa tan lân dịng S31 + bón 20N, NT 6: bón
phân lân sinh học + bón 20N, NT 7: chủng vi khuẩn nốt rễ dòng CJ 04 + chủng vi khuẩn hòa tan lân
dịng S31+ bón phân lân sinh học + bón 20N

4.1.4. Số trái 2 hạt /cây.
Ở giống đậu Cư-Jut số trái 2 hạt /cây cao nhất ở NT 5 khác biệt có ý nghĩa so với
các nghiệm thức cịn lại ở mức 1%. Các NT 3, NT 4, NT 6, NT 7 có số trái 2 hạt/cây
khác biệt khơng ý nghĩa với NT 2 (bón phân hóa học). Thấp nhất là NT 1 và khác biệt
có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại (Bảng 7). Thấy được chủng vi khuẩn nốt rễ
18


×