Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phóng sự báo chí, đặc trưng, thuộc tính, so sánh phóng sự với các thể loại báo chí khác, có những dạng phóng sự nào. Vì sao phải viết tít dẫn, tít phụ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.44 KB, 16 trang )

1
BÀI TẬP MÔN TÁC PHẨM BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
Họ và tên: Vũ Đại Vỹ.
Lớp: Phát thanh – Truyền hình K42E.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Đề bài
Anh (chị) hãy cho biết phóng sự là gì, đặc trưng và những thuộc tính, so
sánh phóng sự với các thể loại báo chí khác, Phóng sự gồm có những dạng
nào, vì sao phải viết tít dẫn, tít xen.
Bài làm
Phóng sự là một trong những thuật ngữ chuyên ngành được dùng rất nhiều.
Tuy nhiên, khơng phải ai cũng nắm được khái niệm này. Chính vì thế, nhằm giúp
q bạn đọc có cái nhìn cơ bản nhất liên quan đến nội dung này.
1. Khái niệm
Phóng sự, một thể loại của ký, là trung gian giữa văn học và báo chí. Phóng
sự khác với thơng tấn ở chỗ nó khơng chỉ đưa tin mà cịn có nhiệm vụ dựng lại
hiện trường cho mọi người quan sát, phán xét. Do đó, phóng sự nghiêng hẳn về
phía tự sự, miêu tả, tái hiện sự thật, nhưng nội dung tự sự thường khơng dựa vào
một cốt truyện hồn chỉnh.
2. Những đặc trưng cơ bản của phóng sự
– Phóng sự địi hỏi nhiều thời gian và cơng sức để điều tra, thâm nhập thực tế
và phỏng vấn nhiều người. Phóng sự cung cấp cho người đọc một cái nhìn cận
cảnh và toàn cảnh về một hiện tượng thường là đặc điểm diễn ra trong xã hội.


2
– Qua việc ghi chép cụ thể sinh động tình hình một vấn đề, một sự việc nào
đó đang là vấn đề thời sự mang tính bức xúc, phóng sự thể hiện tính chiến đấu cao
độ, dùng sự thật để bác lại những nhận thức còn sai lệch, lấy sự thật đời sống để
ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội.


– Phóng sự thường nổi lên hình tượng tác giả xơng xáo, tự mình thăm dị, hỏi
han người thực việc thực. Tác giả phóng sự báo chí thường là những người tác
nghiệp cho một cơ quan thông tấn nhưng quan điểm riêng của họ có ý nghĩa quan
trọng, làm cho họ khơng chỉ là người đưa tin mà cịn là người phân tích độc lập,
đáng tin cậy.
– Phóng sự cũng như các bài báo khác ln được định hình từ những ngun
tắc.
– Phóng sự văn học, ngồi các tư liệu thực tế xác thực, nhà văn cịn có thể sử
dụng các thủ thuật hư cấu nhất định nhằm làm cho câu chuyện được kể từ trở nên
hấp dẫn hơn. Những phóng sự văn học dạng này có thể kể đến nhiều tác phẩm nổi
tiếng. Với những phóng sự ít nhiều có cốt truyện, có chỗ đọc như tiểu thuyết.
– Giá trị của một thiên phóng sự thể hiện ở cả hai mặt: nó phải nêu ra được
những bằng chứng cụ thể với những tài liệu chính xác thể hiện qua các con số,
biểu đồ, thống kê; trên cơ sở phân tích tư liệu, số liệu, nó phải đặt ra được những
vấn đề thời sự mang ý nghĩa xã hội to lớn.
3. Một số thuộc tính của phóng sự
Thứ nhất: Đối với tính văn học.
– Để chất liệu báo chí bớt khô khan, hấp dẫn, dễ đọc hơn, linh hoạt trong xử
lý chi tiết. Văn là dưỡng chất kéo dài phóng sự vào từng thời kì.


3
– Chỉ được hư cấu ở những miền không xác định. Hư cấu trong phóng sự
khơng phải là thêm thắt tưởng tượng vơ căn cứ mà trong phóng sự, trường tư duy
của người viết phải gắn liền với hiện thực.
– Cách thức sử dụng ngôn ngữ đảm bro yêu cầu của ngơn ngữ báo chí, vươn
tới tính biểu đạt của nghệ thuật văn chương.
– Nghệ thuật sử dụng chất liệu văn học sử dụng ca dao, thành nghữ hoặc tục
ngữ trong diễn đạt làm cho thông tin mềm mại.
– Sử dụng biện pháp tu từ trong trình bày phóng sự giúp yasc phẩm mang nét

đẹp của văn học vừa tăng tính nội hàm của tác phẩm.
– Phóng sự có khả năng biểu đạt con người và cuộc sống một cách chân
thực, sinh động vừa gợi hình ảnh, liên tưởng và đạt đến sự chuẩn xác không thay
thế được.
Thứ hai: Thuộc tính xác thực.
– Sự chính xác của phóng sự thể hiện qua những sự việc, chi tiết, địa chỉ, con
số đều là một phiên bản của cuộc sống. Là tiêu chí để nhận diện thể loại phóng sự
với một số thể loại khác.
– Với phóng sự, sự thật là một chất liệu nghệ thuật sáng giá là thước đo giá
trị của tác phẩm, nhân cách và dnah dự của tác giả. Yêu cầu người viết phóng sự
phải nghiêm cẩn và bảo vệ chân lý khơng bịa đặt.
Thứ ba: Tính chất của tả và thuật.
– Đối với bình:
+ Phóng sự, bình là yếu tố mang tính trội quy định sắc diện thể loại, tham gia
bình bàn, thẩm định, đánh giá sự kiện.


4
+ Giới hạn yếu tố bình bàn là giới hạn mà nhà báo cần chú ý: Bình đúng chỗ,
có mức độ, nếu lập ngôn của người viết quá mức cho phép thì sẽ che khuất sự
kiện, đơi khi làm cho họ nghi ngờ tính xác thực của thơng tin.
– Đối với thuật:
+ Để sử dụng bút pháp hiệu quả, chọn cảnh nào, nhân vật vào để quay cận
cảnh tùy theo kinh nghiệm của người viết để lột tả bản chất của sự kiện.
+ Bút pháp tả luôn đồng hành với mạch sáng tạo nhưng cũng không nên
quên điểm xuất phát là từ hiện thực.
Do đó, trong phóng sự biết kết hợp giữa bút pháp tả – thuật – bình sẽ tạo nên
ưu thế không chỉ thông tin sự kiện mà cịn thơng tin lý lẽ, đi sâu khám phá bản
chất của sự kiện và trình bày nó thỏa mãn nhận thức của người đọc.
4. So sánh sự khác biệt giữa phóng sự với tường thuật, tin, phỏng vấn,…

Trong nhóm này tập hợp một số thể loại có nhiệm vụ thơng tin (dưới sự chi
phối của các yêu cầu của tính xác thực, thời sự) mà trong đó thể loại tin giữ vị trí
hàng đầu. Bên cạnh tin cịn có một số thể loại khác như bài thông tấn, tường thuật,
điều tra, ghi nhanh, phỏng vấn sự kiện, phóng sự sự kiện v.v.. Đặc điểm nổi bật
nhất của các thể loại trong nhóm này là chúng đều thể hiện rõ năng lực thông tin
sự kiện thời sự. Sự kiện được thông tin trong các thể loại thuộc nhóm này được
biểu hiện với những cấp độ khác nhau, nhưng dù ở cấp độ nào thì cũng phải đáp
ứng các yêu cầu về tính thời sự và tính xác thực tối đa.
- Về thể loại tin, chúng ta đã biết đây là một trong những thể loại cơ bản nhất
trong các thể loại báo chí. Đặc điểm nổi bật nhất của tin là ở chỗ: nó có nhiệm vụ
thơng báo một cách kịp thời nhất về những sự kiện mới nhất, dưới một hình thức
ngắn gọn, chặt chẽ nhất. Trong tin khơng có sự xuất hiện của nhân vật, khơng có
cái tơi tác giả, khơng sử dụng ngơn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc và bút pháp,
giọng điệu linh hoạt, sinh động như nhiều thể loại báo chí khác.


5
- Bài thông tấn là một thuật ngữ thể loại khơng mới nhưng trước đây ít được
sử dụng trong lý luận báo chí nước ta. Đối tượng phản ánh của thể loại này là
những sự kiện, vấn đề, tình huống, hoàn cảnh, con người… xác thực, tiêu biểu
trong đời sống. Thông tin trong bài thông tấn chủ yếu là mô tả, trình bày, phân
tích để tái lập một bức tranh trung thực về các vấn đề và sự kiện. Nó giúp cho
công chúng nhận biết về các mối liên hệ phong phú bên trong cùng với xu hướng
vận động của các vấn đề và sự kiện trong đời sống. Về hình thức, bài thơng tấn có
thường được trình bày một cách ngắn gọn, chặt chẽ, ngôn ngữ trực tiếp, cụ thể,
chính xác, gắn liền với sự thật. Cũng giống như tin, trong bài thông tấn tác giả
không xuất hiện trực tiếp ở ngơi thứ nhất, và khơng đóng vai trị là nhân vật trần
thuật (được hiểu là tác giả, là nhân chứng khách quan, là người trực tiếp chứng
kiến và thuật lại toàn bộ những sự thật).
- Tường thuật là thể loại báo chí có nhiệm vụ phản ánh các sự kiện mới

(giống như các thể loại tin và ghi nhanh). Đặc điểm cơ bản về phương diện nội
dung và hình thức của nó là trình bày trung thực sự kiện một cách chính xác, cặn
kẽ, tỷ mỷ theo đúng tiến trình diễn biến có thật của sự kiện đó. Trong tường thuật,
tác giả đóng vai trị là người chứng kiến sự kiện và thuật lại một cách tường tận,
với một thái độ khách quan. Cấu trúc của bài tường thuật chính là cấu trúc của sự
kiện. Ngơn ngữ trong tường thuật chủ yếu là kể, tả lại một cách chi tiết, đơi chỗ
xen kẽ những lời bình nhằm tạo điều kiện cho công chúng hiểu đúng về sự kiện.
- Điều tra là thể loại báo chí có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi mà cuộc sống
đang đặt ra thông qua một hệ thống các bằng chứng, các luận cứ kết hợp ít nhiều
với lý lẽ. Chính hệ thống các bằng chứng là yếu quyết định tạo ra sự tin cậy của
công chúng đối với tác phẩm điều tra. Bằng chứng trong bài điều tra hết sức đa
dạng. Đó có thể là các con số, chi tiết, dữ kiện, văn bản, chứng từ, những quan sát
trực tiếp, băng ghi âm, ảnh chụp… Tuy nhiên, điều quan trọng là tác giả bài điều
tra phải có nhiệm vụ chỉ ra được bản chất của các bằng chứng đó thơng qua một
cách trình bày với logic nhất và với một văn phong có phần đơn giản cả về ngơn
từ, bút pháp và giọng điệu.
- Về thể loại ghi nhanh, việc xác định vị trí của đã có những ý kiến khác
nhau. Có ý kiến cho rằng “bản chất của ghi nhanh là thông tin miêu tả một sự kiện


6
thời sự diễn ra trong không gian cụ thể (...). Vì thế xếp ghi nhanh vào loại thơng
tấn hợp lý hơn, phù hợp với thực hiện hoạt động sáng tạo của nhà báo”[12]. Quả
là trong thực tế, ghi nhanh chỉ phản ánh các sự kiện mới (giống như tin, tường
thuật) nên xếp nó ở nhóm các thể loại có ưu thế về thông tin sự kiện là hợp lý.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong một số trường hợp, trong những tác phẩm
thuộc thể loại này lại có sự xuất hiện trực tiếp của nhân vật trần thuật và nhất là ở
năng lực miêu tả, diễn tả sự kiện một cách giàu hình ảnh. Trong trường hợp đó,
nên coi đây là những tác phẩm có tính chất giao thoa giữa nhóm các thể loại
Thơng tấn báo chí với nhóm thứ ba là nhóm các thể loại Tài liệu - nghệ thuật.

- Phỏng vấn sự kiện là một dạng của thể loại phỏng vấn. Hình thức của thể
loại này là những câu hỏi, đáp do tác giả thực hiện đối với các nhân chứng xoay
quanh một chủ đề cụ thể nào đó. Phỏng vấn sự kiện phải gắn liền với việc phản
ánh một sự kiện mới (có thể là đã xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra) nhưng có nhiều
ý nghĩa và có liên quan đến nhiều người. Nhiệm vụ của phỏng vấn sự kiện là làm
sáng tỏ những khía cạnh xung quanh sự kiện đó, cung cấp cho công chúng thông
tin khách quan và trung thực để học có thể điều chỉnh hành vi, nhận thức của
mình. Khơng giống với các dạng phỏng vấn khác, phỏng vấn sự kiện thường cung
cấp cho công chúng những tài liệu, chi tiết rất xác thực, cụ thể về sự kiện, tạo cơ
sở cho những hành động xã hội của họ.
Bên cạnh các tác phẩm phỏng vấn sự kiện như trên còn có các dạng khác
như phỏng vấn vấn đề, phỏng vấn chân dung… Chúng tơi sẽ cịn đề cập đến các
dạng phỏng vấn này trong các nhóm thể loại khác.
- Phóng sự sự kiện là một một dạng khá phổ biến trong phóng sự hiện đại.
Cũng giống như tin, ghi nhanh, tường thuật hay phỏng vấn sự kiện, dạng phóng
sự này chỉ có nhiệm vụ phản ánh các sự kiện (mới, tiêu biểu, nổi bật, có ý
nghĩa…). Điểm khác biệt của nó so với các dạng phóng sự khác là trong tác phẩm
thường khơng có sự xuất hiện của nhân vật trần thuật, của ngôn ngữ, bút pháp,
giọng điệu sinh động. Tuy nhiên, quá phản ánh sự kiện của dạng phóng sự này
phải đáp ứng được u cầu của tính góc độ và ít nhiều sử dụng lối viết đặc tả
nhằm làm cho sự kiện được phản ánh một cách ấn tượng.


7
5. Có bao nhiêu dạng phóng sự đang tồn tại ở các dạng báo chí và trên
báo mạng điện tử?
Xem xét các dạng phóng sự trên loại hình báo mạng điện tử, có thể thấy các
dạng phóng sự báo chí cơ bản vẫn được sử dụng ở đây. Đó là các dạng phóng sự
phản ánh các sự việc, sự kiện, phóng sự phản ánh các vấn đề mới của đời sống,
phóng sự phản ánh chân dung nhân vật phỏng sự phản ánh những hồn cảnh, hiện

trạng và phóng sự kết hợp với thể loại điều tra trong những trường hợp cần phải
viết bài điều tra nhưng lại có thể tiếp cận đề tài từ một góc độ giàu tính nhân văn.
Chúng ta sẽ lần lượt xem xét các dạng phóng sự cơ bản này trên loại hình bảo
mạng điện tử.
5.1. Phóng sự phản ánh các sự việc, sự kiện
Trong cuộc sống luôn xảy ra những sự việc sự kiện với những tính chất và
tầm quan trọng khác nhau. Trong đó, một số sự việc, sự kiện có thể trở thành đề
tài cho phóng sự (Ví dụ: một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, một vụ cháy
rừng, một quyết định đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khám phá một vụ án
lớn,...). Dạng phóng sự này có khả năng đáp ứng yêu cầu thời sự vì những sự kiện
được phản ánh phải là những sự kiện vừa mới xảy ra và phải có cấp độ điển hình
cao.
Những sự kiện được chọn để thể hiện trong một bài phỏng sự thường phải
đáp ứng được một số yêu cầu sau đây.
- Có góc độ con người giàu tính nhân văn
- Có cấp độ điển hình cao;
- Đáp ứng u cầu thơng tin thời sự,
- Chưa dụng mâu thuẫn hoặc những câu hỏi cần được làm sáng tối
- Gọi lên những vấn đề mà cơng chúng quan tâm..
Phóng sự về sự kiện phải bám sát các sự việc, sự kiện trong quá trình phát
sinh, phát triển của nó. Nhiệm vụ chủ yếu của một phóng sự về sự kiện là diễn tà
một cách sinh động quang cảnh, hiện trạng của sự kiện trong tồn bộ sự sinh động
và phức tạp của nó từ góc độ con người.
Đơi khi, nó cịn có thể đề cập đến nguyên nhân và chạm tới nhưng vẫn đề đặt
ra tù sự kiện đó.
Do các sự kiện xảy ra thường rất cụ thể (ngày giờ, địa điểm, nhân chúng, vật
chứng...) nên ưu thế của dạng phóng sự này là ngồi chất liệu biểu đạt là văn tự
cịn có thể khai thác tối đa sức mạnh của hình ảnh. Trên báo mạng điện tử, một



8
phóng sự sự kiện có thể đăng kèm nhiều ảnh hơn so với phóng sự báo in. Đơi khi,
tác giả có thể cung cấp hàng chục tấm ảnh để giúp người đọc có thể hình dung cụ
thể và sinh động nhất về sự kiện đã xảy ra.
Tác phẩm phóng sự sự kiện trên báo mạng điện tử cịn có thể được gia tăng
sức mạnh bằng các chất liệu biểu đạt khác như hình ảnh động audio, video, v.v..
Ngồi ra, những đặc tính của loại hình báo mạng điện tử (như tính tương tác, tính
liên kết, khả năng lưu trữ và tìm kiếm thơng tin...) cũng có thể trở thành những
yếu tố hỗ trợ vơ cùng hiệu quả để phóng sự phát huy hết những tỉnh năng tích cực
của nó. Mặc dù đến nay trên báo mạng diện tử ở Việt Nam chưa có nhiều tác
phẩm phóng sự khai thác, tận dụng triệt để các yếu tố trên nhưng về lý thuyết,
điều đó được coi là một thế mạnh tiềm tàng, có thể tạo ra nhưng ưu thế vượt trội
cho phóng sự (và các tác phẩm, thể loại báo chí nói chung) trên loại hình báo
mạng điện tử so với phóng sự trên bất cứ loại hình báo chí nào khác.
5.2. Phóng sự phản ánh các vấn đề
Khái niệm “vấn đề” được sử dụng trong trường hợp này là để phân biệt với
khái niệm “sự kiện”. Có thể so sánh: nếu sự kiện, sự việc là cái mà chúng ta có
thể nhìn thấy, có thể cảm nhận được bằng các giác quan thì vấn đề là những điều
được này sinh ra, được tốt ra từ sự kiện đó. So với sự kiện, vấn đề tuy vơ hình
chúng ta vẫn cảm nhận được nó, vẫn nhận thức về sự tồn tại của nó thơng qua các
sự việc sự kiện..
So với tất cả các dạng phóng sự khác, đây là dạng phóng sự ln chiếm một
tỷ lệ lớn trên báo chí nước ta hiện nay và báo mạng điện tử cũng không phải là
ngoại lệ. Điều này có nguyên do từ đặc điểm về nội dung của dạng phỏng sự này
là phản ánh các vấn đề, mà vấn đề thị thường xuyên xuất phát từ những sự việc,
sự kiện có thật này sinh hàng ngày, hàng giò trong cuộc sống. Tất nhiên, những
vấn đề mà phóng sự phản ánh phải tiêu biểu, xác thực và đáp ứng yêu cầu thời sự.
Tuy không trực tiếp phản ánh những sự kiện lớn, những tình huống nổi bật
nhưng những vấn đề mà dạng phóng sự này đề cập tới vẫn có thể có những xung
động lớn. Có thể nhận thấy rất rõ điều này qua tiêu đề của một số tác phẩm phóng

sự vấn đề tiêu biểu như: Huyện “để chế như ra; Hiểm họa từ “con rồng già”;


9
Tiếng than từ vùng... than; Sóng ngầm ở Vạn Phúc Ăn sạch thú rừng; Cả xóm bị
mổ bụng; Khát vọng ngày mai, v.v...
Cũng giống như các loại hình báo chí khác, dạng phóng sự văn để trên báo
mạng điện tử cũng thường chiếm tỷ lệ lớn so với tất cả các dạng cịn lại. Cũng
như dạng phóng sự phản ánh sự kiện, tác phẩm, phóng sự phản ánh các vấn đề
trên báo mạng điện từ có thể được bổ sung thêm các chất liệu biểu đạt khác như
hình ảnh động audio, video và được hỗ trợ bởi những đặc tính của loại hình báo
mạng điện tử để phát huy hiệu quả.
5. 3. Phóng sự phản ánh chân dung
Phóng sự phản ánh chân dung là sự kết hợp những ưu thế của hai thể loại
phóng sự và ký chân dung. Trong đó, tính chất ký chân dung được thể hiện ở việc
lấy con người làm đối tượng chủ yếu để phản ảnh cịn tinh chế phóng sự bộc lộ rõ
nhất ở hình thức, cách thức phản những chân dung đó.
Trong phóng sự phản ánh chân dung, sự xâm nhập của hình thức phóng sự
đã phá vỡ bố cục truyền thống của thể loại ký chân dung để hình thành lơi bố cục
mới mang đậm chất phóng sự, được biểu hiện ở các tít phụ ở những chi tiết sống
động ở bối cảnh và nhất là ở góc nhìn mang đậm chất nhân văn của nhân vật trần
thuật.
Trên loại hình báo mạng điện tử, phóng sự phản ánh chân dung ngồi việc
thể hiện sinh động những đặc điểm này còn được gia tăng hiệu quả do đã tận dụng
được những ưu thế của loại hình báo mạng điện tử như phóng sự phản ánh các
vấn đề và phóng sự phản ánh các sự kiện, sự việc.
Về đối tượng phản ánh, cũng giống như trên các loại hình báo chí khác, dạng
phóng sự phản ánh chân dung có thể phản ánh cả chân dung cá nhân và chân dung
tập thể. Ngoài việc khắc họa chân dung điển hình trong những hồn cảnh, tình
huống, trạng thái điển hình, nó ln chú ý trình bày về nhân vật trong những trạng

thái đang vận động, đang phát triển một cách năng động. Có thể thấy rõ điều này
qua tiêu đề của một số tác phẩm thuộc dạng phóng sự chân dung như: Người thổi
hồn cho lụa Hà Đông, Những chuyện kỳ thú về “vua sẵn voi” ở Tây Nguyên; Lão
hành khất và 250 trẻ tật nguyền; Cậu bé da cam và ước mơ giúp ích cho đời, v.v..
Ví dụ: trong một cuộc thi viết phóng sự của báo Lao động trước đây, số
lượng các tác phẩm phóng sự phản ảnh chân dung đã chiếm tỷ lệ áp đảo với 11/20


10
tác phẩm được vào chung khảo. Trong số 6 tác phẩm đã đoạt giải thì cả 3 tác
phẩm đoạt giải cao nhất đều là các phóng sự phản ánh chân dung (Mộ barte (Giải
Nhất) của Nguyễn Quang Vinh; Chuyện ông Tư “khủng” phố Hội (Giải Nhi) của
Hoàng Văn Minh; Chàng trai Mơng ni cả tiến vua (Giải Nhì) của Tản Viên).
Điều đó cho thấy sự lên ngơi" của thể loại này trong đời sống báo chí hiện đại.
5.4. Phóng sự phản ánh những quang cảnh, hiện trạng
Dạng phóng sự này khá phổ biến trên hệ thống báo Đảng ở nước ta và nội
dung chủ yếu đề cập đến những mô hình làm ăn mới, tích cực, những câu chuyện
về các vùng quê đi lên từ nghèo đói; chân dung của những người dám nghĩ, dám
làm, mạnh đạn bứt phá đi lên trong mọi lĩnh vực của đời sống...
Tiêu đề của một số tác phẩm thuộc dạng phóng sự về những quang cảnh,
hiện trạng có thể là: “Cà phê nợ” ở Sơn La, Đi Tây xóa nghèo; Mưu sinh dưới đáy
biển; Ma tuý phá Đông Bâm; Cháy rừng ở U Minh; Nhà cổ ở Huế “di cư"; Đỏ đen
xuyên quốc gia; Con hổ xưa, Cịn Cơ nay; Săn hàu biển; Chuột Bạc Liêu lên Sài
Gòn; “Âm phủ chợ Đà Lạt, Chim về giữa phố; Thủ rừng trong quán nhậu; HIV,
"treo" đầu làng Đơi chết; Nước mắt của đả, v.v..
5. 5. Phóng sự điều tra
Khi đứng trước những mâu thuẫn gay gắt, người viết thường kết hợp phóng
sự với thể loại điều tra, tạo nên một biến thế mà chúng ta thường gọi là “phỏng sự
điều tra”. Như vậy, phóng sự điều tra là sự kết hợp giữa hai thể loại phóng sự và
điều tra. Trong hệ thống các thể loại báo chí, thể loại điều tra được phân biệt với

các thể loại khác ở chỗ: nó có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi mà cuộc sống đặt ra
thông qua một hệ thống những bằng chứng, luận cứ được sắp xếp một cách
lơgích, hợp lý. Những bằng chứng trong bài điều tra có thế là những chi tiết, số
liệu, văn bản, phát ngôn, phim, ảnh... được ghi lại một cách trung thực.
Trong phóng sự điều tra, tính chất phóng sự được thể hiện ở hình thức (thơng
qua ngơn từ, bút pháp và giọng điệu), cịn tính chất điều tra được thể hiện chủ yếu
ở nội dung.
Đặc điểm của một tác phẩm phụng sự điều tra có thể nói gọn lại là hình thức
đậm chất phóng sự (trong đó đặc biệt nhấn mạnh những yếu tố về hình thức như
ngơn tử, bút pháp, giọng điệu mềm mại, linh hoạt, giàu hình ảnh...), cịn nội dung
mang tính chất điều tra (nghĩa là phải trả lời được những câu hỏi mà cuộc sống


11
đặt ra thông qua một hệ thống những bằng chứng, luận cử được sắp xếp một cách
lơgích, hợp lý).
Ngồi ra, có một điều cần nhấn mạnh là: cũng giống như phóng sự, tác phẩm
phóng sự điều tra thường chú ý phản ánh những sự thật có tính nhân văn, có thể
tác động vào xúc cảm của công chúng giống như bài phóng sự. Do đó có thể
khẳng định rằng: Một phóng sự điều tra chỉ xuất hiện khi bài điều tra động chạm
đến một sự thật nào đó giàu tính nhân văn.
Tiêu đề của một số tác phẩm thuộc dạng phóng sự điều tra: Lần theo đường
dây mua, bắn độ bóng đá tại Thành phố Hồ Chí Minh; Hiện hình lâm tặc Sống
trong vùng “sóng độc”; Góc tâm tối ở thiên đường du lịch Sa Pa; Vạch mặt sư giả;
“Lật rừng" bởi đá đen, v.v..
Có thể trở lại với ví dụ về vụ cháy rừng như đã nêu ở phần trước, trong
trường hợp này, người ta cũng có thể viết một bài điều tra. Vậy thì đầu là sự khác
biệt giữa bài phóng sự với bài điều tra?
Trước hết, bài điều tra phải làm sáng tỏ những nguyên nhân thực sự của vụ
cháy. Những chi tiết, số liệu khác về thiệt hại người và của cũng phải bảo đảm sự

chính xác và độ tin cậy cao. Kết thúc bài điều tra, tác giả còn phải nêu lên được
những kết luận xác đáng về trách nhiệm của những người có liên quan cùng với
những kiến nghị, giải pháp cần thiết nhằm nhanh chóng khắc phục những hậu quả
của sự kiện, để rút ra những kinh nghiệm, bài học cần thiết cho địa phương này và
những địa phương khác có rừng. Cuối cùng, điều khác biệt dễ nhận thấy nhất là ở
hình thức thể hiện của bài điều tra. So với phóng sự, điều tra khơng sử dụng vai
trị của tác giả với tư cách là nhân vật trần thuật. Nó có kết cấu chặt chẽ, bảo đảm
tính lơ gích cao và ngơn ngữ thể hiện rõ tính xác thực tối đa, gắn liền với sự
kiện...
Trong một bài điều tra, tác giả phải xác định rõ nguyên nhân hậu quả và phải
rút ra được những bài học kinh nghiệm, nêu lên những kiến nghị, giải pháp cần
thiết.
5.6. Phỏng sự ảnh
Một tác phẩm phóng sự khi đăng báo có thể có một vài tấm ảnh đăng kèm
theo nhưng đó khơng phải là “phóng sự ảnh". Thuật ngữ "phóng sự ảnh" là một
thuật ngữ rất quen thuộc để chỉ một hình thức thơng tin của nhiếp ảnh báo chí,


12
được coi là cầu nối giữa hiện thực và nghệ thuật. Đối tượng của nó là sự kiện hoặc
q trình cùng với quan hệ giữa người với người mang tính chất thời sự. Mặc dù
một phóng sự ảnh vẫn cần phải có phần lời để giải thích những khía cạnh mà ảnh
chưa nói hết được, nhưng trong một phóng sự ảnh, hình ảnh giữ vai trị chủ yếu,
cung cấp những thơng tin quan trọng nhất.
Về phương thức biểu hiện, phóng sự ảnh là một chuỗi ảnh thơng tin tương
đối hồn chỉnh về một sự kiện, một tình huống, hồn cảnh, nhân vật hay về một
vấn đề thời sự nào đó. Các tấm ảnh trong một phóng sự ảnh được bố trí hết sóc
linh hoạt, kết hợp giữa ảnh cận cảnh, trung cảnh, toàn cảnh và ảnh đặc tả... Việc
khắc hoạ về con người phải được coi như một trong những đặc điểm quan trọng
của phóng sự ảnh, thiểu đặc điểm này, phóng sự ảnh sẽ khơng cịn ý nghĩa. Trong

phóng sự ảnh con nganh khơng được biểu thị tồn điện mà chỉ được trình bày tập
trung vào những tính chất đặc trưng nhất, ở những quan hệ bản chơi trò chơi đồ
cơ bản nhất...
Cũng giống như phóng sự nói chung, một phóng sự ảnh phải trình bày được
quan niệm của tác giả, khêu gợi người xem suy nghĩ, đánh giả, khám phá những
cái mới của cuộc sống xung quanh họ, giúp họ tìm kiếm những kiến thức và giá
trị thẩm mỹ thông qua sự thể hiện về con người cùng với những mối quan hệ xã
hội của họ mang đậm chất nghệ thuật.
Tuy đến nay vẫn chưa thực sự có một quy tắc cụ thể nào cho việc bố trí các
tấm ảnh trong một phóng sự ảnh trên báo mạng điện tử nhưng trong thực tế, có
thể nhận diện một phóng sự ảnh thơng qua những dạng đặc trưng của nó. Đó có
thể là sự diễn tà liên tiếp một q trình vận động nào đó của sự kiện theo trục thời
gian tuyển tinh của những tấm ảnh cùng một thể loại (ví dụ: ảnh chụp một cuộc
đua trong thể thao). Một dạng khác là một tập hợp của những tấm ảnh thuộc nhiều
thể loại khác nhau (ảnh chân dung ảnh tĩnh vật, ảnh tinh ảnh tưởng thuật, ảnh
phong cảnh, v.u.) nhưng có thể bổ sung thơng tin cho nhau. Một dạng khác tập
hợp những tấm ảnh cùng chủ đề cùng thời gian nhưng được chụp ở những điểm
khác nhau (Ví dụ: ngày Tết cổ truyền ở các địa phương trong cả nước). Ngồi ra,
cịn có thể có dạng phóng sự ảnh là một tập hợp những tấm ảnh chân dung
(thường là của những nhân vật nổi tiếng)... Nhưng dù được bố trí theo cách nào


13
thì một phóng sự ảnh khơng phải là một tập hợp những tấm ảnh độc lập có chất
lượng cao mà giá trị thực sự của chúng được tạo ra nhờ vào sự bổ sung, liên kết...
Nói cách khác, sự tổng hợp chúng sẽ tạo ra chất lượng mới, theo những tiêu chuẩn
mới...
Trong một phóng sự ảnh trên báo chí nói chung và trên báo mang diễn từ nói
tiếng thường có những tấm ảnh giữ vị trí then chốt.
Tuy nhiên, dù là ảnh chính, ảnh phụ, ảnh chủ đạo hay ảnh chi tiết thì những

tấm ảnh tham gia phóng sự ảnh phải mang tính khám phá, phát hiện và có mối
quan hệ bổ sung lẫn nhau để phản ánh những khía cạnh tiêu biểu của một sự kiện
hay một vấn đề nào đó của đời sống xã hội.
6. Tại sao khi viết phóng sự người ta lại chia ra tít dẫn, tít xen, tít con,
mục đích chia để làm gì?
6.1. Tít dẫn
Đầu đề (tít) của tác phẩm phóng sự có vai trị rất quan trọng Nó khơng chỉ
đơn giản là đầu đề mà trước hết có nhiệm vụ chỉ dẫn, khơi gợi. gây ấn tượng ban
đầu với công chúng. Đầu đề của bài phóng sự phải sống động, thậm chí có thể tạo
ra một “cú sốc” cho công chúng để lôi kéo họ đến với tác phẩm.
Xét cho cùng, đầu đề của phóng sự thực chất cũng là tên gọi của một tác
phẩm báo chí, do đó nó phải cụ thể phải phản ánh trực diện nội dung tác phẩm.
Tuy nhiên, vì là đầu đề của phóng sự – một thể loại báo chí giàu chất văn học nên
nó khơng được đặt một cách đơn giản, tầm thường. “Tên hài phóng sự phải là cái
gì đó động cựa, sống sát sơi nổi, ấn tượng, tạo ngay cho độc giả trước hết là sự tò
mò, sau nữa là cảm thấy, cảm nhận một điều gì đó mới lạ cần phải đọc” (Nhà báo
Nguyễn Quang Vinh).
Một đầu đề ấn tượng sẽ lôi kéo người đọc đến với tác phẩm một cách mạnh
mẽ và hiệu quả hơn so với một đầu đề nhạt nhẽo, chung chung, thiếu sức sống
hoặc một đầu đề dài dòng sáo rỗng, bay bướm, mơ hồ...
Có nhiều cách đặt đầu đề cho một bài phóng sự. Điều này phụ thuộc vào
những tình huống cụ thể, những tác phẩm, tác giả cụ thể. Thơng thường nhất thì
tác giả viết xong tác phẩm mới đặt đầu đề, nhưng lại cũng có trường hợp đầu đề
lại được hình thành trước khi có tác phẩm. Cũng có khi đầu đề của bài phóng sự


14
xuất hiện ngay trong quá trình tác giả đang khai thác tài liệu, đang tiếp xúc, trò
chuyện với nhân vật hoặc thậm chí là đang viết bài...
Dù được đặt ở thời điểm nào thì đầu đề của một bài phóng sự cũng phải gắn

liền với nội dung, thể hiện tính chất, ý nghĩa, chủ đề của tác phẩm hoặc là sự
chưng cất từ tồn bộ những chi tiết có trong bài viết. Khi đặt được một đầu đề hay
có thể coi như là một thắng lợi của người viết phóng sự, vì một tác phẩm hay
thường bắt đầu từ một đầu đề hay, ấn tượng.
Có thể kế ra một số đầu đề khá tiêu biểu được rút ra từ các tác phẩm phóng
sự đã được đăng tải trên các báo: “Lời của trẻ ngọng”; “Thắp đèn dầu, gác điện”;
“Quét cả bóng đêm”; “Giải thốt cho nụ cười”; “Đem phố về làng”; "Hoa cười,
người khóc”; “Ngậm ngùi làng hoa Hà Nội”; “Khắc khoải tranh Hàng Trống";
"Tung tóc gấu rừng" "Mặt dần rừng Bình Thuận - Voi đi, rừng cũng đi theo”;
“Cuộc chiến dừa khơ”; “Đảng cay hạt muối Bạc Liêu"; "Xót xa rừng phịng hộ".
"Tràm chim - mùa sếu khơng về tổ”.
Đầu đề của một bài phóng sự thưởng có cả đầu đề chính và các đầu đề phụ,
đầu đề xen. Đầu đề chính phải bao qt được tồn bộ tác phẩm, các đầu đề phụ
phải gắn bỏ với khía cạnh mà nó phản ánh. Ngồi ra, đầu đề của bài cịn phải có
mối liên hệ chặt chẽ với phần mào đầu nhằm thu hút cơng chúng.
6.2. Tít xen (tít phụ)
Có những người chả thèm đếm xỉa đến độc giả khi chạy một mạch bài dài cả
trang mà chỉ có mỗi một cái ảnh minh họa tí xíu. Đã thế, họ còn tra tấn độc giả
bằng những cụm chữ dài đến một gang tay. Và cũng có nhiều người rất thích đặt
tít xen - tức những tít nhỏ nằm xen trong bài báo, giữa hai đoạn.
a. Chức năng của tít xen (tít phụ)
* Tít xen cho phép người đọc nghỉ lấy hơi khi đọc bài viết, nó tạo khơng gian
thơng thống mắt.
* Giãn mắt.
* Tít xen là một lối vào bài viết
* Trợ giúp bài viết. Với một người độc đang mất dần hứng thú, tít xen có thể
tạo ra hứng thú mới
* Giúp tổ chức bài viết.



15
b. Đặt tít xen ở đâu? khi nào?
Tít xen nhất thiết phải có khi bài viết vượt quá 1500 ký tự. KHơng bao giờ
đặt tít xen ở ngay đầu bài viết, dưới sapơ, hoặc dưới tít phụ, cũng như ở ngay đầu
một cột. Cứ sau khoảng một khổ báo, giữa hai đoạn có thể đặt một tít xen. Cần
tránh làm cho bài viết về hình thức có hình bậc thang hay nằm ngang, bằng cách
tránh dùng tít xen với các phỏng vấn dạng hỏi/trả lời, vì như thế sẽ khó đọc.
c. Viết tít xen thế nào?
Đơn giản, có nghĩa, trung thành với bài viết và ngắn gọn (chỉ một từ cũng
được). Với mỗi cột, tít xen có thể chiếm từ một đến ba dịng.
Tìm tít xen trong một hay nhiều đoạn tiếp theo những từ liên quan, chứa
thơng tin. Đó có thể là một cơng thức, một hình ảnh hay câu nói. Cần phải tìm
thấy trong bài viết những chữ dùng ở tít xen.
Có thể viết các tít xen của một bài viết dưới một dạng duy nhất, bằng cách
hoà hợp chúng để tạo ra ấn tượng khi đọc.
Có thẻ vừa viết bài vừa viết tít xen. Tuy nhiên, phải chú ý kết quả cuối cùng
sau khi dàn trang. Thường vào lúc này người ta mới viết tít xen. Tít xen phải gắn
với đoạn tiếp theo chứ không phải đoạn trước đó.
Có hai lỗi cần tránh:
(1) Dùng lại từ có trong tít xen khác hay trong tít,
(2) Thay đổi chỗ của một tít xen đã viết. Có thể đẩy nó lên trên chứ khơng
được đẩy xuống dưới, bởi nó phải gắn với đoạn tiếp theo
d. Biến thể của tít xen: Mở đầu


16
Chức năng của mở đầu gần với chức năng của sapơ có tính gợi. Đây là một
kiểu thư giãn mắt và là một lối vào bài viết. Mở đầu có thể gồm nhiều dịng, viết ở
phơng chữ khác và to hơn nhiều so với cỡ chữ của bài viết, đôi khi cịn lớn hơn cỡ
chữ của sapơ. Thường đặt trong bài viết, phần khơng có minh hoạ, để làm giãn

mắt giống như bằng một cửa sổ (philê). Dùng lại một câu có ý nghĩa, một cơng
thức gây sốc, một trích dẫn trong bài và viết lại, thường là bằng cách giảm nhẹ
đi./.



×