Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.03 KB, 3 trang )

12

ThS. Lê Kế Quân

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CÁC MƠN
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ
MEASURES TO IMPROVE THE TEACHING QUALITY OF POLITICAL THEORY SUBJECTS
AT THUA THIEN HUE JUNIOR COLLEGE OF EDUCATION
Lê Kế Quân
Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế; Email:
Tóm tắt - Các mơn lý luận chính trị gồm: Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, là những môn học bắt buộc
trong tất cả các trường đại học, cao đẳng ở nước ta, đối với tất cả
các ngành đào tạo dù theo hình thức chính quy hay vừa làm vừa
học. Việc giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị thời gian
qua theo nhận định chung là chất lượng chưa cao. Vì vậy, nâng
cao chất lượng dạy học các môn học này là yêu cầu khách quan
bức thiết. Có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng dạy học các
mơn lý luận chính trị. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến
một số biện pháp đang thực hiện ở Trường Cao đẳng Sư phạm
Thừa Thiên Huế. Đó là: Ứng dụng cơng nghệ thơng tin, các phần
mềm tin học hiện đại, mạng internet trong giảng dạy; Hướng dẫn
sinh viên tích cực tự học theo chương trình mơn học; Tổ chức cho
sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu thực tế.

Abstract - Such political theory subjects as Fundamental
principles of Marxism, Ho Chi Minh’s Ideology, The Revolutionary
road of Vietnamese Communist Party are compulsory for all
disciplines and modes of training at universities and colleges in our
country. It is assumed that the teaching and learning of these


subjects have not met the established requirements of quality.
Therefore, enhancing the teaching quality of the subjects is really
an objective, urgent need. There are actually a variety of factors
that can influence teaching and learning political theory subjects.
In this paper, however, we would only like to present some practical
measures being taken at Thua Thien Hue Junior college of
education. These involve applying information technology and the
Internet to teaching, guiding learners’ self-study based on their
training programs, and organising activities that allow students to
research and experience real-life practices.

Từ khóa - chất lượng dạy học; lý luận chính trị; biện pháp; đại học,
cao đẳng; Thừa Thiên Huế

Key words - teaching quality; political theory; measures;
university; junior college; Thua Thien Hue

1. Đặt vấn đề
Việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường
đại học, cao đẳng là yêu cầu khách quan, bức thiết trong
giai đoạn hiện nay đối với nước ta. Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) đã ra Nghị
quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết khẳng định
cần phải: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người
học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi

mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học
chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng,
chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu
khoa học”[1]
Nâng cao chất lượng dạy học đối với các môn lý luận
chính trị (LLCT) như mơn Những ngun lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường
lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng khơng
nằm ngồi yêu cầu chung đó. Hội nghị lần thứ 5
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã khẳng
định: “Cần đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung,
phương pháp dạy và học lý luận, coi trọng chất lượng
và tính hiệu quả. Tổ chức học tập một cách nghiêm túc,
có hệ thống chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, chủ nghĩa yêu nước và truyền thống
cách mạng của dân tộc, của Đảng. Phát huy tính sáng
tạo, chủ động của người học, dành nhiều thời gian cho
việc tự học”[2, tr.67-68]

2. Tình hình giảng dạy, học tập các môn LLCT và biện
pháp nâng cao chất lượng dạy học các môn LLCT ở
Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế
2.1. Tình hình giảng dạy và học tập các môn LLCT
Để nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn LLCT
ở Trường CĐSP Thừa Thiên Huế, trước hết, chúng tơi đã
tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình giảng dạy các
mơn LLCT bằng việc khảo sát ý kiến 350 SV (thông qua
bảng hỏi, thu về 305 phiếu trả lời câu hỏi đúng yêu cầu.
Chúng tôi nhận thấy rằng những năm qua, việc dạy học các

môn LLCT trong Nhà trường đã có nhiều đổi mới, song
trong thực tế, nó vẫn chưa thật sự hấp dẫn, chưa gây được
hứng thú đối với SV, đúng như SV nêu ý kiến. Cụ thể có
44,9% SV trả lời rằng SV khơng thích học các mơn LLCT
là do giảng viên (GV) dạy khơng hấp dẫn, chỉ có 34,1% SV
được điều tra trả lời thích học. Chúng tơi thấy rằng tình
trạng một số SV nghỉ học hoặc đến lớp cho có mặt xảy ra
trong tất cả môn LLCT. Đặc biệt là đối với những lớp ghép
số lượng đông trên 100 sinh viên, giảng viên khó kiểm sốt
hết tất cả sinh viên trong cả buổi học.
Bảng 1. Kết quả xếp loại học tập các môn LLCT của SV
Xếp loại (%)
Môn học
Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin (1)
Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin (2)
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam

Giỏi

Khá

Trung
bình

Yếu
kém


2,4

32,7

44,6

20,3

3,8

37,3

42,2

16,7

6,4

42,5

37,8

13,3

8,0

42,7

32


18

(Nguồn: Khoa Quản trị-Nghiệp vụ, Trường CĐSP Thừa Thiên Huế)


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 8(81).2014

Chúng tôi cũng đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về kết
quả học tập các mơn LLCT của SV các khóa trong Nhà
trường từ năm 2012 đến nay. Kết quả tổng hợp xếp loại
theo các môn học và trung bình xếp loại kết quả của các
mơn học như sau:
Bảng 2. Tổng hợp xếp loại trung bình kết quả học tập
các môn LLCT của SV

STT
1
2
3
4

Xếp loại chung về kết quả
học tập các mơn LLCT
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu kém

Kết quả (%)

5,15
38,8
39,15
17,07

Như vậy theo kết quả ở Bảng 2 về xếp loại trung bình
kết quả học tập của các mơn LLCT thì chỉ có 5,15% SV đạt
loại giỏi, 38,8% khá, 39,15% trung bình, 17,07% yếu kém.
Điều đó chứng tỏ kết quả học tập các mơn LLCT chưa cao.
Tỷ lệ sinh viên có kết quả học tập yếu kém cịn nhiều.
Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân của kết quả học tập
trên của SV qua khảo sát, điều tra 305 SV bằng phiếu trắc
nghiệm. Kết quả: Với câu hỏi “bạn có thích học các mơn
Lý luận chính trị?” thì chỉ có 34,1% SV được điều tra trả
lời thích học, 57% có thái độ bình thường và 8,9% SV trả
lời khơng thích học. Có tới 33,4% SV được hỏi cho rằng
khơng thích học, nghỉ học là do môn học, 49,5% do SV
lười học. Về động cơ học tập các mơn LLCT có 31,1% SV
được điều tra trả lời vì sợ thiếu điểm, 32,8% vì bắt buộc
phải học, bên cạnh đó 37% cho rằng vì đó là môn học thú
vị, hay, 64.3% là để nâng cao nhận thức.
2.2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học các
môn LLCT
Theo quan niệm chung, chất lượng giảng dạy và học tập
các môn LLCT thể hiện ở nhiều khía cạnh, như: Bài giảng
trên lớp của GV được đồng nghiệp và SV đánh giá như thế
nào; tỉ lệ số lượng SV thường xuyên có mặt tham gia các
lớp học nhiều hay ít, sự hứng thú trong q trình học tập
của SV, sự nắm bắt hiểu biết của SV về kiến thức môn học;
kết quả học tập môn học qua bài kiểm tra, bài thi, điểm tổng

kết môn học của SV ra sao? Chất lượng dạy-học cao nghĩa
là giờ dạy của GV được đồng nghiệp và SV đánh giá cao,
cuốn hút, gây hứng thú tốt. SV tích cực, nỗ lực trong q
trình học tập mơn học và kết quả học tập đạt điểm cao.
Như vậy, chất lượng giảng dạy và học tập các mơn
LLCT có thể nhận biết một cách định tính, vì đây là các
mơn mang tính chất lý luận; đồng thời cũng có thể nhận
biết theo định lượng, với những con số cụ thể như chúng
tôi đã đề cập ở phần trước.
Có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng dạy học các
môn LLCT như: giảng viên-người dạy; sinh viên-người
học; chương trình, giáo trình; cơ sở vật chất, v.v... Trong
phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn LLCT.
2.2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm tin
học hiện đại, mạng internet trong giảng dạy
Tiện ích, hiệu quả của việc sử dụng cơng nghệ thông
tin, phần mềm tin học hiện đại, mạng internet trong dạy học

13

ở nhà trường nói chung đã được thừa nhận rộng rãi, chúng
tơi khơng đi sâu phân tích ở đây.
Để nâng cao chất lượng dạy học các môn LLCT như:
môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin,
môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, mơn Đường lối cách mạng
của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì việc GV sử dụng máy vi
tính, các phần mềm tin học, khai thác thơng tin, tư liệu trên
mạng internet phục vụ cho dạy học là rất cần thiết. Qua
thực tiễn, khi giảng bài bằng giáo án điện tử, có minh họa

bằng hình ảnh, video, âm thanh, thông tin trực tiếp trên
mạng internet v.v.. đã tạo ra hứng thú học tập đối với SV
hơn, làm cho nhiều SV khơng cịn cảm thấy học các mơn
LLCT là “khó, khơ, khổ” như trước đây. Vì vậy, chất lượng
học tập các môn học này được nâng cao rõ rệt.
Chúng tôi nhận thấy rằng, GV trước hết phải nghiên
cứu nắm vững chương trình mơn học, nắm vững đối tượng
SV về trình độ, hệ đào tạo, ngành đào tạo. Đồng thời
thường xuyên cập nhật những vấn đề thực tiễn của địa
phương, của Việt Nam và thế giới có liên quan trực tiếp đến
nội dung bài học để liên hệ vào bài giảng, làm cho bài giảng
sinh động, gần gũi, cuốn hút người học chú ý theo dõi, tạo
hứng thú học tập cho SV. Mặt khác, muốn đạt hiệu quả cao
khi ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm tin học
hiện đại, mạng internet thì bài giảng soạn bằng powerpoit,
các slide trình chiếu cần khoa học, logic, thẩm mỹ, kiến
thức trong các môn học LLCT cần được khái quát ngắn
gọn, tổng hợp dưới dạng sơ đồ hóa; sử dụng phim ảnh,
thông tin cần phải phù hợp, phục vụ trực tiếp cho bài giảng
và không nên chỉ dừng lại ở việc minh họa mà cần có sự
phân tích để từ đó rút ra kiến thức cần thiết, bổ ích.
2.2.2. Hướng dẫn sinh viên tích cực tự học theo chương
trình mơn học
Để khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người
học, nâng cao hiệu quả dạy học các môn LLCT, theo chúng
tơi thì phải làm cho SV tích cực, tự giác tự học theo chương
trình, nghĩa là phải tích cực hóa hoạt động học tập của SV.
Đây là mơ hình dạy học tích cực, phù hợp với thực tiễn đổi
mới ở nước ta hiện nay. Ở mỗi môn học, thậm chí theo từng

chương, từng phần có nhiều cách dạy học phát huy tính tích
cực của người học, trong đó có việc sử dụng hệ thống vấn
đề-câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
Để hướng dẫn SV tích cực tự học thì trước hết địi hỏi GV
cần nghiên cứu, nắm vững tồn bộ chương trình, đặc điểm
mơn học và đối tượng SV. Từ đó, GV tiến hành xây dựng hệ
thống vấn đề-câu hỏi cho từng chương, tiết lên lớp. Hệ thống
vấn đề-câu hỏi khi xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu: Lô
gic, khoa học; Đề cập bao quát được những nội dung cơ bản
của chương, tiết; Khai thác được vốn kiến thức mà SV đã được
tiếp thu ở bậc phổ thông; Liên hệ được với thực tiễn địa
phương, đất nước cũng như trên thế giới phù hợp với nội dung
kiến thức của chương, tiết; Vừa sức với SV.
GV không chỉ xây dựng hệ thống vấn đề-câu hỏi, mà
điều rất quan trọng là cần sử dụng chúng thích hợp nhằm
phát huy tính tích cực tự học của SV. Để làm được điều này,
theo chúng tôi, ngay từ tiết đầu tiên của chương trình các
mơn LLCT, khi lên lớp GV cần cơng bố, giới thiệu với SV
về q trình lên lớp của GV, về cách tiếp cận môn học, để


14

ThS. Lê Kế Quân

SV hiểu rằng bản thân phải chủ động trong q trình học
tập, GV chỉ đóng vai trị là người hướng dẫn.
Trước khi kết thúc buổi lên lớp đầu tiên, GV đưa ra
những vấn đề-câu hỏi có liên quan, hay chính là nội dung
của buổi học tiếp theo, yêu cầu SV về tìm hiểu, chuẩn bị

trước ở nhà theo cá nhân hoặc nhóm tùy hồn cảnh cụ thể.
Đến buổi học tiếp theo của môn học, GV để cho SV tự trình
bày kết quả tìm hiểu, chuẩn bị của mình. Những SV khác,
nhóm khác cần phải chú ý theo dõi, lắng nghe và có thể nêu
ý kiến riêng của mình khi cần thiết. GV chỉ là người nêu ý
kiến cuối cùng kết luận về vấn đề đó, trở thành nội dung
kiến thức cần nắm đối với SV. SV nào, nhóm nào làm tốt
sẽ được chấm điểm cộng vào điểm mơn học để khuyến
khích SV tích cực. Cứ như vậy, GV tiến hành thường
xuyên, trở thành thói quen, thành nếp trong q trình dạy
học bộ mơn. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt, thành cơng, địi
hỏi chính SV phải thật sự chủ động, tự giác tìm hiểu, chuẩn
bị bài trước khi lên lớp theo yêu cầu của GV; đồng thời GV
phải linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng SV cụ thể.
2.2.3. Tổ chức cho sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu thực tế
“Trăm nghe không bằng một thấy”, “Lý luận phải gắn
liền với thực tiễn”, vì vậy khơng chỉ giảng bài trên lớp, các
GV LLCT cần chủ động sắp xếp, tổ chức, hướng dẫn cho
SV đi nghiên cứu thực tế ở địa phương.
Được sự quan tâm tạo điều kiện của Nhà trường, các
GV LLCT Trường CĐSP Thừa Thiên Huế đã thường xuyên
tổ chức, hướng dẫn cho SV đi nghiên cứu thực tế. Năm học
2010-2011 có 1504 SV, năm học 2011-2012 có 1006 SV,
năm học 2012-2013 có 1271 SV, năm học 2013-2014 có
1230 SV đã đi thăm, tìm hiểu thực tế tại Bảo tàng Hồ Chí
Minh tỉnh, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, nhà lưu niệm của gia
đình Bác Hồ ở Huế.
Có thể khẳng định rằng, việc tổ chức cho SV đi nghiên
cứu, tìm hiểu thực tế là rất cần thiết, có ý nghĩa lớn. Chính
qua hoạt động này sẽ giúp SV nhận thức, hiểu biết sâu sắc

thêm về truyền thống yêu nước, tinh thần, ý chí quật cường
của người dân Việt Nam, của quê hương trong chống giặc
ngoại xâm giành độc lập dân tộc trước đây cũng như sự cần

cù, sáng tạo, nghị lực biết vượt qua những khó khăn để
vươn lên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hôm
nay, làm cho quê hương đất nước ngày càng đổi thay, khởi
sắc. Như vậy, các bài giảng về Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam, về Tư tưởng Hồ Chí Minh trên
lớp sẽ sinh động, cuốn hút người học hơn. Mặt khác, cũng
chính từ thực tiễn ấy, SV thêm tự hào về truyền thống, tin
tưởng vào tương lai, nỗ lực học tập, rèn luyện để cống hiến
cho nước nhà.
Chúng tôi nhận thấy rằng để tổ chức cho SV nghiên
cứu, tìm hiểu thực tế đạt hiệu quả cao thì trước hết địi hỏi
GV phải lựa chọn địa danh, địa điểm, nội dung phù hợp; có
kế hoạch chi tiết, cụ thể.
3. Kết luận
Việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học các mơn
khoa học nói chung, các mơn LLCT nói riêng ở các trường
đại học, cao đẳng hiện nay là yêu cầu tất yếu, khách quan.
Để nâng cao chất lượng dạy học các mơn học, địi hỏi phải
thực hiện đồng bộ rất nhiều yếu tố: Từ xây dựng chương
trình, giáo trình, cơ sở vật chất thiết bị phục vụ quá trình
dạy và học một cách phù hợp; cho đến tác động vào ý thức
học tập của sinh viên và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng
viên…
Trường CĐSP Thừa Thiên Huế đang thực hiện một số
biện pháp mà chúng tôi đề cập ở trên nhằm nâng cao chất
lượng dạy học các mơn LLCT trong Nhà trường, góp phần

thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học theo
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban
Chấp hành Trung ương khoá IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội 2002.
[2] LIỆU VĂN KIỆN/ Văn kiện
Đảng/Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khóa XI).

(BBT nhận bài: 21/04/2014, phản biện xong: 18/06/2014)



×