Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đỗ Ngọc Huy triết 3 tiểu luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.19 KB, 16 trang )

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
…...0O0…..

BÀI TẬP LỚN

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài số 1:
Tìm hiểu về Triết học, Triết lý, Triết lý kinh doanh và vai
trò của chúng. Nếu bạn là một nhà kinh doanh, bạn sẽ
xây dựng triết lý gì?

Họ, tên SV: Đỗ Ngọc Huy Mã SV: 11219061
Lớp: EBBA 13.3 Khóa 63
Hà Nội-11/2021


Contents


Phần mở đầu
Để mở đầu cho cuốn sách này, tôi khơng thể tìm đâu ra tư liệu hợp lý hơn câu
nói của các bậc tiền bối: “Phi thương bất phú. Phi trí bất hưng. Phi nơng bất bần”.
Quả đung là như vậy, để một dân tộc phát triển thịnh vượng và lâu bền, giao
thương kinh tế và học tập là hai yếu tố kiên quyết. Chúng ta hồn tồn có thể học
tập từ câu chuyện mở cửa rất nổi tiếng của người Nhật. Nhiều người có thể chưa
biết được, vào cuối thế kỷ 19, Thiên hoàng Minh Trị đã cho phép đất nước Nhật
Bản, khi đó cịn rất nghèo đói và lạc hậu, tự do trao đổi hàng hóa và thông thương
với thế giới tư bản phương Tây, ông cũng đặc biệt gửi người sang châu Âu để học
tập, rèn luyện, đem những kĩ thuật tiên tiến nhất của con người lúc đó về Nhật
Bản để kế thừa, sáng tạo và đổi mới. Chỉ vài chục năm sau, Nhật Bản đã trở thành
một con rồng, một đế quốc mới nổi ở châu Á, sánh ngang với các nước phương


Tây thời bấy giờ. Hay chưa nói đâu xa, ngay ở Việt Nam, khi bị thực dân Pháp đơ
hộ., với chính sách mị dân cộng với độc quyền nhập khẩu hàng hóa, nhân dân thời
đó ln chịu cảnh đói khổ, lầm than, thậm chí cịn khơng thể biết mình bị lừa gạt,
áp bức khi mà trong đầu khơng có lấy một con chữ. Thế nhưng, nhờ chinh sách
mở cửa giao thương của Chính Phủ vào cuối thế kỷ 20 cộng với chính sách xóa mù
chữ sau Cách mạng Tháng Tám, dần dần đất nước đang trên đà phát triển, kinh tế
tăng trưởng khá tốt, cuộc sống của người dân được ổn định và rất hiếm người rơi
vào cảnh thiếu đói như trước. Chỉ những ví dụ kinh điển này thơi, câu nói của cha
ông đã được tường minh.
Nhưng, không phải cứ học, cứ lao đầu vào kinh doanh là đất nước sẽ giâu
mạnh, sẽ thịnh vượng được. Muốn thành công trong học tập, cũng như trong kinh
doanh, mọi người đều cần phải có một hay một tập Triết lý, là một tập đường lối
đúng đắn để làm theo, để được dẫn dắt đến thành công lâu dài. Vậy Triết lý, hay
cụ thể Triết lý kinh doanh là gì, chúng bắt đầu từ đâu? Những điều này thuộc
phạm trù gì? Cũng trong bài tiểu luận này, tôi cũng xin chia sẻ một vài ý kiến cá
nhân về triết lý kinh doanh nếu tương lai là một doanh nhân.
Tất cả những điều này sẽ được giải đáp trong Tiểu luận Triết học của tôi. Nào,
chúng ta cùng bắt đầu!
3


1. Tìm hiểu về Triết học, Triết lý, Triết lý kinh doanh và
vai trị của chúng
a, Triết học là gì? Triết học có vai trị gì?
Định nghĩa, khái niệm về Triết học
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người,
thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối
với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học
được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết
những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung

nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
Trong tiếng Anh, từ "philosophy" (triết học) xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại
φιλοσοφία (philosophia), có nghĩa là "tình yêu đối với sự thông thái". Sự ra đời của
các thuật ngữ "triết học" và "triết gia" được gắn với nhà tư tưởng Hy Lạp
Pythagoras. Một "nhà triết học" được hiểu theo nghĩa tương phản với một "kẻ ngụy
biện" (σοφιστής). Những "kẻ ngụy biện" hay "những người nghĩ mình thơng thái"
có một vị trí quan trọng trong Hy Lạp cổ điển, được coi như những nhà giáo,
thường đi khắp nơi thuyết giảng về triết lý, nghệ thuật hùng biện và các bộ mơn
khác cho những người có tiền, trong khi các "triết gia" là "những người u thích
sự thơng thái" và do đó khơng sử dụng sự thơng thái của mình với mục đích chính
là kiếm tiền.
[Nguồn: Wikipedia Triết học]
Vai trò của Triết học
Triết học mang lại cho con người nhiều giá trị lớn cho con người, cụ thể:
-Triết học là cơ sở thế giới quan:
+ Với tính cách là cơ sở vũ trụ quan, triết học góp phần truy tìm lời giải cho hệ vấn
đề về bản thể, về vũ trụ… để xây dựng mơ hình vũ trụ hợp lý và tiến đến làm sáng
rõ vị trí, vai trị của con người trong vũ trụ đó.
+ Với tính cách là cơ sở ý thức hệ, triết học góp phần truy tìm lời giải cho hệ vấn
đề về xã hội, về các giai – tầng trong xã hội… Để xác định những lợi ích sống cịn
và những mục đích bất di bất dịch mà các giai – tầng, xã hội nào đó phải theo đuổi,
4


phấn đấu không mệt mỏi. Khao khát hướng đến lý trí của triết học hồ nhập với
khát vọng hướng đến quyền lực chính trị của các giai – tầng tạo thành cội nguồn
sức mạnh tinh thần – vật chất giúp các giai – tầng trong xã hội tự ý thức về sự tồn
tại của mình và thời đại của mình để giải quyết những xung đột trong xã hội, vươn
lên làm chủ cuộc sống của chính mình và đóng góp vào tiến trình lịch sử nhân loại.
+ Với tính cách là cơ sở nhân sinh quan, triết học góp phần truy tìm lời giải cho hệ

vấn đề về đời người, về sự sống – cái chết, về hạnh phúc – khổ đau… của mỗi con
người cá nhân trong thực tại cuộc sống (vũ trụ và cộng đồng xã hội)… Triết học
góp phần hướng dẫn hành vi con người xuyên qua những xung đột nhân cách,
những ràng buộc lợi ích để vươn lên trở thành con người chân chính trước những
cạm bẫy của đời thường.
-Triết học là cơ sở phương pháp luận phổ biến:
+ Với tính cách là cơ sở phương pháp luận phổ biến trong hoạt động nhận thức,
triết học xây dựng các nguyên tắc tổng quát chỉ đạo lý trí con người trong việc
khám phá ra bản chất của các hiện tượng đa dạng xảy ra trong thế giới xung quanh,
nâng cao trình độ tư duy lý luận cho con người.
+ Với tính cách là cơ sở phương pháp luận phổ biến trong hoạt động thực tiễn, triết
học xây dựng các nguyên tắc tổng quát hướng dẫn hoạt động cải tạo hiện thực cuộc
sống vì lợi ích cao cả của giai – tầng nói riêng, của thời đại hay nhân loại nói
chung. Triết học khơng chỉ lý giải thế giới mà nó cịn góp phần vào việc cải tạo thế
giới.
-Vai trị của Triết học trong giai đoạn tồn cầu hóa hiện nay
Trong nền kinh tế tồn cầu hóa, bên cạnh giải quyết những vấn đề “mn thuở”,
triết học cịn giúp cho con người tìm ra lời giải đối với những vấn đề hồn tồn
mới, phát sinh trong q trình tồn cầu hóa. Khơng chỉ giúp con người nhìn nhận
đúng đắn về thế giới quan, nhờ vào triết học, con người cịn có khả năng đánh giá
những biến động đang diễn ra, gợi mở hướng giải quyết, “lối thoát” cho vấn đề mà
con người đang gặp phải trong bối cảnh tồn cầu hóa. Nói tóm lại, dù là trong q
khứ hay ở kỷ ngun tồn cầu hóa, triết học vẫn giữ nguyên vị thế của mình ở
phạm vi một dân tộc và cả nhân loại.

5


b, Triết lý là gì?
-Có nhiều định nghĩa về triết lý. một trong số những định nghĩa phổ biến và được

công nhận rộng rãi là: Triết lý là hệ thống tư tưởng của con người nhằm nghiên cứu
đời sống của con người và vũ trụ mà con người đang sống.
Những triết lý này được đúc kết từ thực tiễn của đời sống và vũ trụ xoay quanh
cuộc sống con người. Vì thế, các vấn đề mà triết lý hướng tới vơ cùng phong phú.
Tuy nhiên, để hình thành triết lý và thuyết phục mọi người tin tưởng, ứng dụng,
cần phải đảm bảo tính chính xác, chắc chắn. Một triết lý đúng đắn, có giá trị
thường sẽ được áp dụng trong lĩnh vực tương ứng với tầm quan trọng cao.
-Do bản thân triết lý hướng tới nhiều vấn đề khác nhau như: kinh doanh, giáo dục,
đời sống xã hội,… nên việc phân tích vai trị của triết lý sẽ u cầu nhiều cơng sức
và nỗ lực. Vì lẽ đó, tơi xin phân tích cụ thể vai trị của triết lý thơng qua riêng triết
lý kinh doanh ở phần sau.

c, Triết lý kinh doanh là gì, có vai trị gì?
Định nghĩa, khái niệm của triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh là những tư tưởng có tính triết học mà chủ thể kinh doanh
hình thành để hướng dẫn tư duy và hành động cho toàn thể các thành viên trong tổ
chức.
Triết lý kinh doanh bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, từ quá trình hoạt động sản
xuất – kinh doanh… được con người tổng kết và rút ra những tư tưởng chủ đạo
như là những nguyên tắc về đạo lý và phương pháp quản lý để dẫn dắt hành vi.
Triết lý kinh doanh thường thể hiện qua lý do tồn tại và các quan điểm hành động,
liên quan đến các bộ phận chức năng, các đơn vị trong tổ chức. Chẳng hạn trong
quản trị nhân sự, quan điểm có tính triết lý như: “Con người là tài sản quý nhất của
tổ chức”, nếu nhà quản trị hay chủ doanh nghiệp có quan điểm như vậy, họ luôn
biết cách thu hút, sử dụng, đãi ngộ con người một cách hợp lý, giữ được lao động
giỏi lâu dài. Hoặc trong quản trị marketing, tư tưởng: “Khách hàng là yếu tố quyết
định sự tồn tại của doanh nghiệp” là một trong những quan điểm dẫn dắt hành vi
các thành viên của doanh nghiệp trong các mối quan hệ với khách hàng, họ ln
tìm cách đáp ứng tốt các nhu cầu và mong muốn của khách hàng để giữ được
khách hàng lâu dài…

6


Trong lịch sử phát triển của nhiều công ty, triết lý kinh doanh thể hiện qua nhiều
hình thức như: Bài hát của cơng ty; bản tun bố chính thức… Ví dụ: Công ty
Sony tuyên bố: “Sony muốn thông qua sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà phục
vụ thế giới… vì vậy, Sony phải là người đi tìm cái mới, ln đi trước thời đại…
Sony có ngun tắc tơn trọng và khuyến khích tài năng của mỗi người, chọn đúng
người, giao đúng việc và bao giờ cũng cố gắng làm cho mọi người có thể cống
hiến hết khả năng của mình, Sony ln tin tưởng ở họ và để cho họ phát triển tài
năng. Đó chính là nguồn sinh lực của Sony…”. Đây chính là những điều mà Akio
Morita – được mệnh danh là “người thay đổi thói quen của tồn thế giới”, nhà sáng
lập cơng ty Sony đã vạch ra, thể hiện cả mục tiêu dài, chiến lược và biện pháp,
được xem là “Tinh thần Sony”.
Như vậy, khi hình thành triết lý kinh doanh, các nhà quản trị chiến lược của tổ
chức xuất phát từ những lý do cơ bản như: Họ muốn tuyên bố lý do tồn tại của tổ
chức, muốn khẳng định đặc trưng nổi bật của tổ chức này so với tổ chức khác về
đạo lý kinh doanh và về biện pháp hành động, họ muốn phát triển và thành cơng
lâu dài.
Vai trị của triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh tốt có những vai trị cơ bản trong q trình quản trị chiến
lược của doanh nghiệp như:
-Một là, triết lý kinh doanh là nền tảng cốt lõi của văn hóa tổ chức
Mỗi tổ chức có những giá trị văn hóa riêng, bao gồm những yếu tố như: Những
giá trị cốt lõi, những chuẩn mực chung, những niềm tin, những giai thoại, các nghi
lễ, thói quen… ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi ứng xử của các thành viên trong
quá trình hoạt động. Mỗi yếu tố có những đặc trưng, thể hiện bản sắc văn hóa mà
những thành viên nịng cốt ban đầu hay các nhà sáng lập mang vào. Trong quá
trình hoạt động, bản sắc văn hóa tổ chức được hồn thiện dần để thích nghi với mơi
trường bên ngồi, thích nghi với cộng đồng và phù hợp với tập thể bên trong tổ

chức. Tùy theo môi trường hoạt động ở mỗi khu vực thị trường, bản sắc văn hóa
của mỗi tổ chức sẽ thể hiện các tư tưởng truyền thống của xã hội phương Đông
(gốc nông nghiệp lúa nước) hay phương Tây (gốc chăn nuôi đại gia súc hay gốc du
mục), hoặc đan xen tư tưởng của cả hai xã hội.

7


Do những đặc thù trong quá trình phát triển, những tư tưởng tồn tại trong xã hội
phương Đông hay phương Tây đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố phi văn
hóa. Trong q trình giao lưu tự nguyện hay bắt buộc giữa các dân tộc trên thế
giới, những tư tưởng có giá trị văn hóa và những tư tưởng phi văn hóa của xã hội
phương Đơng và phương Tây lan rộng và hiện hữu ở khắp mọi nơi, ảnh hưởng đến
suy nghĩ và hành vi của con người. Vì vậy, khi hình thành triết lý kinh doanh, các
nhà quản trị chiến lược và/hoặc người sáng lập doanh nghiệp cần lựa chọn những
tư tưởng có giá trị của cả hai nền văn hóa trong xã hội để đề xuất các mục tiêu,
phương thức hành động, phù hợp đạo lý và pháp lý ở mỗi quốc gia. Những giá trị
cốt lõi ban đầu này chính là nền tảng hình thành và phát triển văn hóa của tổ chức
hay văn hóa cơng ty.

-Hai là, triết lý kinh doanh là cơ sở giúp tổ chức hoàn thành nhiệm vụ, đạt được
các mục tiêu, thực hiện có hiệu quả các nguyên tắc kinh doanh và nâng cao các giá
trị văn hóa tổ chức.
Khi hình thành triết lý kinh doanh, các nhà quản trị tuyên bố rõ các mục tiêu
chiến lược, qui tắc đạo đức kinh doanh và các biện pháp quản trị hữu hiệu các
nguồn lực để doanh nghiệp tồn tại lâu dài. Triết lý kinh doanh phù hợp với nguyện
vọng của các thành viên trong tổ chức, nó sẽ được chấp nhận nhanh chóng và
những tư tưởng cốt lõi sẽ ăn sâu vào tiềm thức mỗi người và tồn tại bền vững theo
thời gian. Ngay khi có sự thay đổi nhân sự quản trị cấp cao, tư tưởng cốt lõi của
triết lý kinh doanh cũng khó thay đổi và các giá trị văn hóa của tổ chức tiếp tục

phát triển. Điều này đã được Akio Morita – nhà sáng lập tập đồn Sony giải thích:
“Vì người lao động làm việc với công ty trong một thời gian dài, họ thấm nhuần tư
tưởng trong triết lý kinh doanh và họ kiên trì giữ vững quan điểm trong quá trình
làm việc. Lý tưởng của cơng ty khơng thay đổi, vì vậy, khi tơi rời khỏi công ty để
nghỉ hưu, triết lý của công ty vẫn tiếp tục tồn tại…”. Trong thực tế, điều này cũng
diễn ra ở nhiều công ty khác nhau như Matsushita, Honda, Hitachi… của Nhật và
những công ty hàng đầu của Tây Âu, Mỹ. Chẳng hạn, tập đoàn IBM của Mỹ có
lịch sử tồn tại hơn 80 năm và trải qua nhiều đời chủ tịch, những triết lý cơ bản do
nhà sáng lập là ông Thomas Watson – chủ tịch đầu tiên của tập đoàn nêu ra vẫn
tiếp tục phát huy tác dụng tồn tại đến ngày nay.

8


Như vậy, triết lý kinh doanh đúng đắn là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp
hoàn thành nhiệm vụ, đạt được các mục tiêu mong muốn, củng cố và nâng cao các
giá trị văn hóa của tổ chức theo thời gian.

-Ba là, triết lý kinh doanh là một nguồn lực tinh thần, là động cơ thúc đẩy sự nhiệt
tình, phát huy tính sáng tạo các thành viên, giúp tổ chức phát triển liên tục.
Khi nghiên cứu vai trò của triết lý kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp, các
nhà quản trị của các công ty hàng đầu thế giới khẳng định rằng triết lý kinh doanh
còn là một nguồn lực vơ hình, tạo ra các niềm tin để thúc đẩy tinh thần các thành
viên trong tổ chức tiến hành các cơng việc một cách nhiệt tình và sáng tạo. Nhà
nghiên cứu người Nhật U.Waykaki đã rút ra kết luận: “Nguồn tài sản trong kinh
doanh của doanh nghiệp hiểu theo nghĩa rộng, ngồi con người, tiền vốn, vật tư,
hàng hóa… cịn bao gồm những nguồn tài sản mà mắt thường không nhìn thấy,
nhưng có tác dụng cực kỳ to lớn. Nguồn tài sản vơ hình đó là phong thái văn hóa tổ
chức, mà cốt lõi của phong thái chính là triết lý kinh doanh…"
Trong thực tế, những doanh nghiệp có triết lý kinh doanh sắc sảo, ln thích

nghi với mơi trường hoạt động đều trở thành những công ty hàng đầu thế giới. Họ
có khả năng phát triển liên tục nguồn nhân lực, thu hút được nhiều lao động giỏi,
tạo ra nhiều cá nhân xuất sắc nên luôn là nơi sáng tạo ra cái mới để phục vụ nhu
cầu con người khắp nơi trên thế giới.

-Bốn là, triết lý kinh doanh là hệ thống giá trị chuẩn để hướng dẫn và đánh giá
hành vi của mọi thành viên trong tổ chức.
+ Khi hình thành triết lý kinh doanh, các nhà quản trị còn xem nội dung này là
những chuẩn mực mà các thành viên của tổ chức cần thuộc lòng, là tiêu chuẩn
hướng dẫn mọi hành vi. Chính vì vậy, khi chính thức đưa ra triết lý kinh doanh,
Matsushita đã yêu cầu các thành viên hát bài “Chính ca” và đọc “Bộ luật Đạo lý”
mỗi buổi sáng. Điều này thực sự tác động đến trí tuệ và trái tim của nhân viên, họ
tự giác trong các hoạt động và nỗ lực vươn lên khơng ngừng, phát triển mơi trường
văn hóa tổ chức bền vững.

9


+Trên góc độ quản lý, các nhà quản trị xem triết lý kinh doanh là định hướng, là
tiêu chuẩn pháp lý trong nội bộ để ra quyết định trong quá trình hoạt động. Chẳng
hạn, khi cơng ty Sony mới ra đời, Ibuka – người đồng sáng lập ra Sony đã chế tạo
thành cơng chiếc radio thu sóng ngắn. Sản phẩm bán rất chạy, nhiều người đề nghị
ông mở rộng sản xuất mặt hàng này, nhưng ông kiên quyết từ chối vì triết lý của
cơng ty Sony là “người tìm ra cái mới chưa từng có thơng qua tiến bộ kỹ thuật,
Sony muốn phục vụ toàn thế giới…”. Quyết định của Ibuka chính là tn thủ triết
lý kinh doanh của cơng ty. Hoặc trong triết lý kinh doanh của Honda Motor có viết
“Honda muốn trở thành bó đuốc soi đường, duy trì bản lĩnh độc lập và đi đầu về
cơng nghệ và kinh doanh. Honda không bao giờ chấp nhận sự phụ thuộc kỹ thuật
của người khác và không chấp nhận sản xuất dưới hình thức liên doanh với người
khác. Honda kiên định sản xuất ngay tại thị trường nơi Honda đang phục vụ.

Người nào mua sản phẩm của Honda phải có cơ hội làm nên sản phẩm của
Honda…”. Triết lý này được sử dụng để hướng dẫn các quyết định của hãng
Honda, việc Honda có những chi nhánh sản xuất ở Thái Lan, Indonesia, Việt
Nam… đã chứng minh việc thực thi triết lý của Honda.
+Ngoài ra, do triết lý kinh doanh chứa đựng những chuẩn mực đạo lý và nguyên
tắc hành động nên văn bản này còn được xem là cơ sở để biểu dương hành vi tốt,
ngăn chặn hành vi xấu của các thành viên trong tổ chức. Nhiều doanh nghiệp xem
triết lý kinh doanh là cơ sở để bảo vệ nhân viên, hạn chế những thương tổn hay
những thiệt thòi mà những người quản lý lạm dụng chức quyền có thể gây ra (do
đố kỵ, thành kiến cá nhân, ác ý…). Chẳng hạn ở công ty IBM, người ta phạt rất
nặng những người không thực hiện hay làm ngược lại triết lý của tổ chức, Nhân
viên của công ty được tha thứ, khoan dung khi làm mất hàng triệu USD vì một
cuộc nghiên cứu thất bại; nhưng nếu họ đối xử xấu với một người khác, coi thường
khách hàng… trái với tơn chỉ trong triết lý thì sẽ bị phạt rất nặng, thậm chí có thể
bị đuổi việc. Như vậy, trong tình huống này, triết lý kinh doanh là cơ sở để đánh
giá nhân viên.

2, Nếu là một nhà kinh doanh, bạn sẽ xây dựng triết lý
gì?

10


Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp thời gian đầu kinh doanh rất thành cơng
khẳng định được vị trí, chỗ đứng trên thị trường và được nhiều khách hàng biết
đến, mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhưng chỉ sau một thời gian nhất định
đã nhanh chóng bị lụi tàn và đánh mất dần vị trí trên thị trường. Một trong những
thất bại nêu trên là do bản thân doanh nghiệp chưa xây dựng được văn bản triết lý
kinh doanh, dẫn đến “hòa nhập” nhưng bị “hòa tan”, làm mất phương hướng trong
q trình tồn cầu hóa kinh tế hiện nay. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần chủ động

xây dựng cho mình triết lý kinh doanh giống như “kim chỉ nam” cho hành động
của doanh nghiệp, để khẳng định vị trí, chỗ đứng trên thị trường hiện nay.
Trên cương vị một người kinh doanh trong tương lai, tôi đồng ý rằng việc xây
dựng triết lý kinh doanh là một trong những điều tiên quyết để giúp cho doanh
nghiệp minh có một tư tưởng, lối đi đúng đắn, sẵn sàng đương đầu với những thử
thách trên con đường phát triển. Song, với khả năng hiện tại, hay thậm chí sau này
đi nữa, để tạo dựng một triết lý kinh doanh phù hợp, tơi cho rằng mình cần có một
đội ngũ vừa có tâm, vừa có tầm, am hiểu cả về lý luận và thực tiễn, đã từng trải
nghiệm qua môi trường doanh nghiệp. Do vậy, trong khuôn khổ bài tiểu luận này,
tôi mới chỉ dám đưa ra những suy nghĩ cá nhân và chắc chắn cịn rất nhiều thiếu sót
và sự chênh lệch giữa lý thuyết và thực tế. Rất mong rằng người đọc có thể tham
khảo, sử dụng những phần có ích cho bản thân cũng như có ý kiến đóng góp cho
tơi, tơi rất vui, đanh giá cao và sẵn sàng cân nhắc.
Tham khảo qua một số đầu sách, bài báo..., tơi có thấy một bộ năm ngun tắc
chung để xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua việc làm năm
nhiệm vụ tương ứng sau:
Một là, xác định rõ sứ mệnh của doanh nghiệp
Sứ mệnh của doanh nghiệp là tuyên bố lý do tồn tại của doanh nghiệp, cịn gọi
là tơn chỉ. Sứ mệnh của doanh nghiệp thực chất là trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp
của chúng ta là gì? Doanh nghiệp muốn trở thành một tổ chức như thế nào? Doanh
nghiệp tồn tại nhằm mục đích gì? Cơng việc kinh doanh của doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp cần có nghĩa vụ và thực hiện nó như thế nào?
Ở thời điểm hiện tại, bản thân tôi cũng chưa có một cái tên thực sự cho doanh
nghiệp tương lai của minh, song với tâm niệm muốn tạo một cơng ty có quy mơ
rộng lớn, sản phẩm đều đến được với mọi người trên thế giới, tôi quan điểm rằng
11


sản phẩm của cơng ty mình phải tạo ra giá trị cho khách hàng của mình, nếu
khơng, một doanh nghiệp khơng thể bền vững được. Tơi định hình doanh nghiệp

tương lai khi mình sáng lập sẽ là một doanh nghiệp phát triển lâu dài, bền vững
qua nhiều năm, qua nhiều thế hệ, với sứ mệnh như:
-Ln cố gắng vì sự hài lòng, với một mối quan hệ tốt đẹp bền vững của khách
hàng
-Không ngừng học hỏi, đổi mới và sáng tạo
Hai là, xác định rõ tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp
Tầm nhìn chiến lược doanh nghiệp là một nội dung trọng yếu trong văn bản triết lý
kinh doanh, làm cho triết lý kinh doanh thể hiện rõ giá trị và sức sống. Nó là “tấm
bản đồ chỉ đường”, là đích đến trong tương lai và con đường doanh nghiệp phải đi.
Vì vậy, khi lên một kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp cần biết mình đang đi tới
đâu, tương lai sẽ ở đâu. Tầm nhìn sẽ xác định con đường đi dài hạn cho doanh
nghiệp. Tầm nhìn chiến lược thể hiện các mong muốn, khát vọng cao nhất, khái
quát nhất mà doanh nghiệp muốn đạt được.
Tầm nhìn chiến lược doanh nghiệp về cơ bản là hướng tiếp cận tiên phong đối với
lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp theo đuổi. Khi hoạch định tầm nhìn chiến
lược và phổ biến tới tất cả các thành viên của doanh nghiệp, khách hàng và cộng
đồng xã hội được biết, tin tưởng và hành động theo những niềm tin đó. Một ví dụ
cổ điển là Henry Ford (người sáng lập hãng ô tô danh tiếng Ford) xác định viễn
cảnh trong mỗi gara của người Mỹ sẽ đều có ơ tơ. Tơi thực sự nể trọng và ngưỡng
mộ con người này, tầm nhìn chiến lược của ông thực sự đã thành hiện thực khi hiện
nay, việc mỗi gara của người Mỹ có khơng chỉ một, mà có khi là cả một bộ sưu tập
các dơng xe của các hãng khác nhau.
Thông qua bài học từ Ford, và cũng may mắn được sinh ra trong thời điểm hội
nhập tồn cầu, tơi xin mạn phép định hình tầm nhìn cho doanh nghiệp tương lai là
“Các sản phẩm của công ty đều đến được tay của mọi người, để mỗi ngày, mỗi
tuần, mỗi tháng, mỗi năm, mỗi giai đoạn, cơng ty đều có thể phục vụ, làm hài
lịng khách hàng trên khắp thế giới ”. Đây có lẽ sẽ là một chặng đường rất dài,
có thể mất cả một đời người, hay cả nhiều thế hệ. Nhưng thực sự, tôi tin rằng đây

12



cũng là cái đích đáng để theo đuổi, đáng để tự hào, đáng để mọi người cùng nhau
hợp lực, vươn tới.
Ba là, xác định đúng mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp
Mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng hay toàn bộ hiện trạng mà
doanh nghiệp muốn đạt tới trong một thời gian nhất định. Thông thường, các
doanh nghiệp chia mục tiêu thành 2 loại là mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn.
Các mục tiêu này thường có nhiều loại khác nhau, nhưng tựu chung lại thường là
việc tăng trưởng lợi nhuận, thị phần, doanh số,… Tôi đồng ý với phần lớn mục tiêu
cơ bản của các doanh nghiệp hiện nay khi xây dựng một doanh nghiệp, đó là việc
tối đa lợi nhuận. Song, là một con người tin vào quy luật nhân quả, tơi cho rằng
việc đóng góp cho sự phát triển của xã hội, quan tâm cho các vấn đề xã hội cũng là
một yếu tố quan trọng không kém. Một vài minh chứng rất rõ cho điều này, tôi xin
được đề cập đến Apple, một ông lớn công nghệ ở Mỹ. Nhiều người biết rằng Apple
đã cán mốc vốn hóa 2000 tỷ đô la Mỹ vào tháng 8 năm 2020, và thời điểm tơi vết
bài luận này, thì nhà Táo cũng gần cán mốc 3000 tỷ vào khoảng tháng 12 năm
2021. Đây là một con số tăng trưởng thần kỳ, giúp các cổ đông công ty gia tăng tài
sản một cách nhanh chông. Song không nhiều người biết được, ngoai việc ln cố
gắng cắt giảm chi phí, tối đa lợi nhuận, CEO Tim Cook cũng là một người hướng
công ty đến với việc đóng góp cho xã hội. Ơng ln u cầu bắt buộc cơng ty trích
ra một phần lương và ngân sách để đóng góp cho các vấn đề nơng trên tồn cầu
như mù chữ, bệnh tật,…Hay một ví dụ khác là những đóng góp của Tập đồn
Vingroup trong đợt dịch bệnh Covid-19 vừa qua. Cơng ty đã đóng góp cả nghìn tỷ
đồng để giúp đồng bào vượt qua cơn hiểm nghèo. Tơi tin rằng việc tối đa hóa lợi
nhuận, cùng với việc đóng góp cho sự phát triển của xã hội sẽ là hai mục tiêu chinh
trên sự nghiệp kinh doanh của tơi, và cũng mong muốn sẽ có những bạn đồng
nghiệp khác đồng hanh cùng tôi trên con đường này.
Bốn là, xác định hệ thống các giá trị doanh nghiệp
Hệ thống giá trị cốt lõi của doanh nghiệp được coi là những nguyên lý thiết yếu

và mang tính lâu dài của doanh nghiệp; là bộ quy tắc hướng dẫn chi tiết, ảnh hưởng
sâu sắc tới suy nghĩ và hành động của các thành viên trong doanh nghiệp và
thường không lệ thuộc vào kết quả kinh doanh. Trong những trường hợp khó khăn,

13


các tổ chức kiên định sẽ thay đổi mục tiêu hoặc mơ hình kinh doanh chứ khơng
phải thay đổi hệ thống giá trị cốt lõi (hệ niềm tin) của doanh nghiệp.
Tôi tin vào hai giá trị muôn thuở được các bậc tiền bối dạy bảo, đó là yếu tố “con
người” và yếu tố “tập thể”.
-Yếu tố “con người’ ở đây có thể hiểu đơn giản là sức người, với trí tuệ, sự kiên
định, sự cố gắng sẵn sàng đón nhận thử thách, cam go chinh là tài sản quý báu
nhất của mỗi doanh nghiệp, mỗi bộ máy.
Chắc chắn rồi, lời Bác dạy luôn là một kim chỉ nam cho nhiều thế hệ chúng ta:
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
-Yếu tố “tập thể”: Mỗi con người tài giỏi, nhiệt huyết cũng sẽ chẳng làm được gì to
lớn nếu khơng đứng trong một tập thể. Tập thể là sự hội tụ những con người có
chung tầm nhìn, sứ mệnh cùng nhau tụ lại; bổ sung và nâng đỡ những thế mạnh,
điểm yếu của nhau để đạt được những thành tựu to lớn.
Năm, và cuối cùng là, yếu tố “đạo” và “lý” trong xây dựng triết lý kinh doanh
- Yếu tố “đạo” trong xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp
Triết lý doanh nghiệp chứa đựng trong nó những yếu tố chuẩn mực đạo đức và
nguyên tắc hành động để biểu dương những hành vi tốt và hạn chế những hành vi
xấu. Vì vậy, yếu tố “đạo” được chú trọng khi soạn thảo các quyết định trong kinh
doanh, sự tôn trọng các nguyên tắc đạo đức là cơ sở để đánh giá tinh thần trách
nhiệm cá nhân. Trong triết lý của các công ty ưu tú, những đức tính tốt như trung
thực, liêm chính, tính đồng đội và sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ nhau trong cơng việc
và có thể hồn tồn là những người bạn tốt ngồi cuộc sống, tơn trọng cá nhân, tơn

trọng kỷ luật,... thường được nêu ra. Nhờ có hệ thống giá trị được tơn trọng, triết lý
doanh nghiệp cịn có tác dụng bảo vệ nhân viên của doanh nghiệp - những người
dễ bị thương tổn, thiệt thòi khi người quản lý của họ lạm dụng chức quyền hoặc ác
ý, tư thù. Chẳng hạn, với một bản triết lý đề cao tinh thần hợp tác cộng đồng và tôn
trọng nhân cách của mọi người, những hành vi trái với triết lý của những nhà quản
lý sẽ bị nghiêm trị. Ở Tập đoàn IBM, văn bản quy định mức phạt rất nặng đối với
những người làm trái với triết lý của Hãng. Anh có thể làm mất hàng triệu USD vì
14


một kế hoạch R&D thất bại mà vẫn được tha thứ, nhưng nếu anh đối xử tàn tệ với
nhân viên, hoặc coi thường khách hàng, trái với “quy định chung” của Hãng, anh
sẽ bị kỷ luật rất nặng hoặc bị sa thải.
-Yếu tố “lý” trong xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp
Trong xây dựng văn bản triết lý kinh doanh cần tôn trọng các nguyên lý, quy
luật, quy tắc của thị trường, pháp luật của nước sở tại. Đây chính là chân lý nền
tảng trong xây dựng triết lý kinh doanh. Thiếu những yếu tố “lý”, hoạt động kinh
doanh trở nên thiếu logic, tinh hệ thống, doanh nghiệp có thể bị lầm đường, lạc lối
dễ dẫn đến thất bại. Dưới đây là một số yếu tố “lý” mà tơi cho rằng nên có ở mỗi
doanh nghiệp:
+Tín với khách hàng, đối tác: Giữ chữ tín là điều tiên quyết nếu một doanh
nghiệp muốn phát triển lâu dài và hùng mạnh. Doanh nghiệp có thể mất tiền,
nhưng nếu như mất chữ tín với khách hàng, đối tác qua những việc như không làm
theo hợp đồng với đối tác, không trung thực với khách hàng,… thì sẽ khó có thể
được những thành tựu, những hợp đồng lớn hơn. Và với sự nhanh chóng của
truyền thơng hiện nay, việc doanh nghiệp trụ vững sau những bê bối như thế là khó
khả thi.
+Thượng tôn pháp luật: Tôn trọng pháp luật, làm những điều mà pháp luật không
cấm chinh là thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với đất nước sở tại. Luôn tôn
trọng và không tham gia vào những điều mang yếu tố chinh trị, chủ quyền của đất

nước mà doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh. Có như vậy, doanh nghiệp mới có
được cái nhìn tốt đẹp của cả chinh quyền cũng như người dân các nước để kinh
doanh lâu dài, phát triển.
+Tích cực mở rộng vốn hiểu biết và áp dụng vào kinh doanh các nguyên lý, quy
tắc được thế giới cơng nhận, cũng như tìm tịi, áp dụng những điều mới mẻ, những
phát minh để đem lại đột phá trong kinh doanh.

15


Lời Kết
Xin tái khẳng định một lần nữa, tất cả những điều trên về triết lý doanh nghiệp
của bản thân, mới chỉ dừng lại ở một bài tiểu luận. Việc quan trọng đó là hành
động của chinh bản thân tơi, anh có nói hay thế nào nhưng anh khơng hanh động,
thì cuối cùng cũng chỉ là nói sng, là một mớ lý thuyết vô dụng!
Song, dù thế nào chăng nữa, tơi thực sự mong muốn rằng mình cùng với nhiều
người chung chí hướng khác, sẽ xây dựng một doanh nghiệp tầm cỡ. Và chắc chắn
rằng, triết lý kinh doanh tốt nhất là thứ triết lý luôn được trui rèn, thử thách,
chỉnh sửa qua những năm tháng trên con đường kinh doanh của tơi, cùng với đội
nhóm của tơi.
Cùng với đó, tôi hy vọng rằng bài tiểu luận của tôi sẽ có ích cho những người đọc
nó, mọi người hồn tồn có thể tham khảo, xem xét, bổ sung và phản hồi cho tôi
theo email trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội:
hoặc theo số điện thoại zalo: 0965343114.

16




×