Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Quyền sống và hình phạt tử hình trong pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.93 KB, 10 trang )

A.

Mở đầu
Mỗi chúng ta sinh ra đều có những nhu cầu cơ bản vốn sinh ra đã có, khơng
một ai có quyền xâm phạm vào những nhu cầu đó. Và nhà nước thùa nhận
những nhu cầu đó trong pháp luật hiện hành, tập hợp tất cả chúng lại thành một
chế định được gọi là quyền con người. Mỗi con người sinh ra điều đầu tiên
chúng ta cần luôn là mong muốn được sống. Nhà nước thừa nhận và bảo vệ
quyền sống đó. Ai cũng có quyền sống ngang nhau, vậy tại sao nhà nước lại đặt
ra hình phạt tử hình, một hình phạt tước đi quyền đó? Mối liên hệ giữa quyền
sống và hình phạt tử hình là gì? Ở Việt Nam với tội phạm kinh tế, đặc biệt là tội
tham nhũng thì có nên bỏ hình phạt này khơng? Để hiểu rõ hơn về những vấn đề
trên em xin viết bài tiểu luận nhỏ trình bày vấn đề.

B.
I.

Nội dung
Quyền sống trong pháp luật pháp luật Việt Nam
1.

Khái niệm quyền sống

Quyền sống là thuật ngữ mô tả về một sự tin tưởng rằng con người hồn tồn
được quyền có điều kiện và các yếu tố cần thiết để sinh sống và không bị giết
bởi một chủ thể khác (con người, nhà nước, các tổ chức....) về các vấn đề nạo
phá thai, án tử hình, cái chết nhân đạo, giết người để tự vệ và chiến tranh. Quyền
sống là một trong những nội dung quan trọng của Nhân quyền.
Quyền sống đầu tiên chính thức được đề cập trong Điều 3 Tuyên ngôn Quốc
tế Nhân quyền (UDHR). Điều này gắn kết quyền sống với các khía cạnh có liên
quan khác thành một quyền gọi là quyền sống, tự do và an ninh cá nhân. Sau đó


được đề cập đến trong các Cơng ước về quyền dân sự và chính trị, Cơng ước về
quyền trẻ em. Trước đó, trong bản Tun ngơn độc lập năm 1776 của Mỹ cũng
có khẳng định về quyền sống. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhắc lại trong
bản tuyên ngôn độc lập ngày 02 tháng 9 năm 1945 cho rằng: Mọi người sinh ra
đề có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc và đây là những
quyền khơng ai có thể xâm phạm được. Sau đó, Chủ tịch cũng đề cập đến việc


phát xít Nhật và thực dân Pháp, can thiệp Mỹ là những lực lượng đang vi phạm
nhân quyền người Việt Nam.
Điều 6 Công ước ICCPR ghi nhận: "Mọi người đều có quyền cố hữu là được
sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Khơng ai có thể bị tước mạng sống
một cách tùy tiện". Quyền sống là “quyền cơ bản của con người mà trong bất cứ
hoàn cảnh nào, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia, cũng không thể bị
vi phạm...”.
Quyền sống không nên hiểu theo nghĩa hẹp chỉ là sự tồn vẹn về tính mạng.
Hơn thế, quyền này bao gồm cả những khía cạnh nhằm bảo đảm sự tồn tại của
con người. Theo cách tiếp cận này, việc bảo đảm quyền sống còn đòi hỏi các
quốc gia phải thực thi những biện pháp để làm giảm tỉ lệ chết ở trẻ em và tăng
tuổi thọ bình quân của người dân, cụ thể như các biện pháp nhằm xóa bỏ tình
trạng suy dinh dưỡng và các dịch bệnh... tức là bao gồm cả các biện pháp thụ
động và chủ động.
2.

Quyền sống trong pháp luật Việt Nam

Ở Việt Nam, nhất quán với nguyên tắc tất cả vì tự do và hạnh phúc nhân dân,
Ðảng và Nhà nước ta vừa khơng ngừng hồn thiện hệ thống pháp luật tạo tiền đề
pháp lý bảo đảm quyền con người, vừa ln xây dựng các chính sách cụ thể để
từng bước cải thiện, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.

Luật thực định Việt Nam hiện nay có nhiều quy định liên quan đến quyền
sống của con người. Những khẳng định về quyền sống của con người không thể
thiếu trong đời sống xã hội cũng như những văn bản pháp luật, theo đó là những
chế tài bảo vệ quyền sống của con người. Hiến pháp 2013 và Bộ luật Hình sự
Việt Nam năm 2015 là minh chứng nổi bật và rõ nét cho khẳng định về việc thừa
nhận, khẳng định và bảo vệ quyền sống của con người.
* Trong Hiến pháp 2013


Quyền sống là một trong những quyền của con người, con người khi sinh ra
và mặc mặc nhiên tạo hóa đã ban cho họ quyền được sống vì họ là con người.
Điều này được khẳng định rõ trong Điều 19 Hiến pháp 2013: “Mọi người có
quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt
tính mạng trái luật”. Quyền sống là quyền vốn có của con người, ở bất kì nơi
đâu, khơng phân biệt giai cấp, giới tính, tơn giáo, quốc tịch – là con người sẽ có
quyền được sống và được pháp luật bảo vệ. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng suy rộng quyền của con người từ bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của
Mỹ: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng
có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.” Pháp luật Việt Nam không
chỉ thừa nhận, công nhận quyền sống của cơng dân mà cịn đưa ra các quy định
để đảm bảo, bảo vệ và làm tốt hơn quyền đó. Con người sống phải được thụ
hưởng những điều tốt đẹp trong khuôn khổ pháp luật cho phép; con người, công
dân được làm chủ trong tất cả các mặt của đời sống xã hội là thước đo cho
quyền sống hạnh phúc:
Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền
cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tơn
trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền


con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của

luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Có thể thấy, quyền sống quy định trong Hiến pháp năm 2013 đồng nghĩa với
việc ràng buộc nghĩa vụ của Nhà nước phải bảo vệ sự sống của con người mọi
lúc, mọi nơi và chỉ có thể bị hạn chế trong một số trường hợp cần thiết theo Luật
định.
* Bộ luật Hình sự năm 2015


Nói về quyền sống của con người, nếu như Hiến pháp 2013 có những quy
định khẳng định, thừa nhận quyền sống, thì Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 đưa
ra những chế tài quy định tội danh, khung hình phạt đối với những đối tượng
xâm phạm đến quan hệ xã hội mà luật Hình sự bảo vệ, trong đó có quyền sống –
tính mạng của con người.
Khoản 1 Điều 40 quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối
với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm
phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma
túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này
quy

định”.
Có thể thấy, điều khoản trên đã cụ thể hóa những trường hợp phạm tội có

thể phải chịu án tử hình - tức là tước đi mạng sống con người. Người nào tước đi
quyền sống, tính mạng của người khác sẽ phải chịu án tử hình. Như vậy, quyền
sống của con người được pháp luật bảo vệ, bảo đảm tồn tại. Ngoài những trường
hợp nêu trên, tổ chức, cá nhân phạm tội mà gây thiệt hại đến tính mạng con
người thì chịu những chế tài tương ứng.

Điều 123 quy định về Tội giết người:
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ
từu 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết ngừi dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang ti hành cơng vụ hoặc vì lý do ơng vụ của nạn nhân;……”
Ngồi ra, trong Bộ luật Hình sự cịn rất nhiều quy định, chế tài nhằm bảo vệ
quyền sống của con người như: Điểm a khoản 4 Điều 134 quy địnhĐiểm b
khoản 2 Điều 135, Khoản 3 Điều 136, Điểm c khoản 4 Điều 171, Điểm g khoản
2 Điều 192… Có thể nói, Bộ luật Hình sự là cơ sở pháp lý đầy đủ và cụ thể nhất


để Nhà nước, tổ chức, cá nhân tùy theo thẩm quyền căn cứ vào đó mà có những
hành động bảo vệ, lên án và trừng phạt những hành vi xâm phạm quyền sống
của con người.
II.

Hình phạt tử hình trong pháp luật pháp luật Việt Nam
Ở nước ta, hình phạt tử hình đã được áp dụng từ thời phong kiến cho đến
nay. Tuy điều kiện và hoàn cảnh mỗi thời kỳ mà cách thức và mức độ áp dụng
hình phạt này có những điểm khác nhau.
Hiện nay Việt Nam vẫn cịn duy trì hình phạt tử hình trong BLHS. Theo quy
định tại Điều 40 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì:
“1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm
phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
2. Khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội,
phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi

trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
3. Khơng thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết
án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác
tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm
hoặc lập công lớn.
4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị
kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung
thân”.


Trong Bộ luật Hình sự 2015 tổng cộng có bảy tội danh đã được xố bỏ hình
phạt tử hình bao gồm: Cướp tài sản; Sản xuất, buôn bán hàng cấm là lương thực,
thực phẩm; Tàng trữ trái phép chất ma túy; Chiếm đoạt chất ma túy; Phá hủy
cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; Chống mệnh
lệnh; Đầu hàng địch. Đồng thời, BLHS cũng đã bỏ tội danh hoạt động phỉ mà
trước đây có quy định hình phạt tử hình.
Các tội danh hiện cịn áp dụng hình phạt tử hình theo BLHS 2015 bao gồm:
Hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142); Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc
chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194); Giết người (Điều 123); Tham ô tài sản
(Điều 353); Nhận hối lộ (Điều 354); Phá hoại hịa bình, gây chiến tranh xâm
lược (Điều 421); Chống loài người (Điều 422); Tội phạm chiến tranh (Điều
423); Phản bội Tổ quốc (Điều 108); Mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251);
Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109); Bạo loạn (Điều 112);
Gián điệp (Điều 110); Khủng bố (Điều 299); Khủng bố nhằm chống chính
quyền nhân dân (Điều 113); Phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114); Sản xuất trái phép chất ma túy (Điều

248); Vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250).
Mặc dù BLHS hiện hành quy định hình phạt tử hình đối với 18 tội danh,
nhưng trên thực tế thời gian vừa qua ở Việt Nam các Tịa án chủ yếu áp dụng
hình phạt này với tội giết người và các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
BLHS năm 2015 cũng đã bổ sung các quy định mới bao gồm: khơng áp
dụng hình phạt tử hình đối với người từ đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi
xét xử và không thi hành án tử hình đối với họ (các khoản 2, 3 Điều 40); khơng
thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội tham ơ tài sản, tội nhận
hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ơ, nhận hối
lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý
tội phạm hoặc lập công lớn (điểm c khoản 3 Điều 40). Ngoài ra, BLHS năm
2015 đã bổ sung trường hợp giảm mức hình phạt đã tuyên: “Đối với người bị kết
án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định


tại điểm b hoặc điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật thì thời gian đã chấp hành
hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần nhưng
vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm” (khoản 6
Điều 63).
III. Mối quan hệ giữa quyền sống và hình phạt tử hình
Cần khẳng định rằng, quyền sống là quyền tối cao nhưng không phải là quyền
tuyệt đối tức là quyền sống vẫn có thể bị tước đoạt tính mạng trong trường hợp nhất
định. Pháp luật cho phép tước đi sự sống của con người nhằm trừng trị, giáo dục,
răn đe khơng phải chính người phạm tội mà giái dục những người khác trong xã
hội. Về mặt lý luận, hình phạt tử hình khơng trái với ngun tắc nhân đạo bởi.
Bởi đây là hình phạt cướp đi mạng sống người phạm tội nên các quan điểm
chống lại hình phạt tử hình thường chỉ trích rằng nó vơ nhân đạo đối với người
phạm tội. Chúng ta cần phải hiểu rằng tính nhân đạo của pháp luật biểu hiện ở
sự dung hịa lợi ích của xã hội và lợi ích của người phạm tội. Việc đề cao lợi ích

của người phạm tội mà qn đi lợi ích của tồn xã hội không thể xem là thỏa
mãn nguyên tắc nhân đạo của pháp luật. Một người phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng, gây thiệt hại đặc biệt cho xã hội và còn tiếp tục đe dọa đến sự an tồn của
xã hội thì việc nhân đạo đối với họ chính là vơ nhân đạo đối với toàn thể cộng
đồng xã hội. Đứng ở góc độ xã hội, cần phải có một hình phạt nghiêm khắc hơn,
đó là hình phạt tử hình để đảm bảo mục đích phịng ngừa của hình phạt. Như
vậy, hình phạt tử hình đã thể hiện tính nhân đạo một cách tương đối thơng qua
khía cạnh xã hội là loại bỏ mối đe dọa nguy hiểm cho xã hội, răn đe và giáo dục
người khác không phạm tội hay từ bỏ ý định phạm tội. Ngồi ra hình phạt tử
hình góp phần nâng cáo phẩm giá con người, đảm bảo chất lượng cuộc sống và
đảm bảo an toàn xã hội. Chúng ta phải xác định rằng pháp luật đang bảo vệ lọi
ích của người bị hại và của cả cộng đồng. Trong tình hình hiện nay, tội phạm
đang diễn ra hết sức phức nghiêm trọng, nhất là đối với tội phạm về tham nhũng,
ma túy, hiếp dâm, giết người, cướp tài sản. Trong những vụ phạm tội này, người
phạm tội đã gây thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng cho Nhà nước từ các vụ tham


nhũng, nhiều gia đình tan nát vì vướng phải ma túy, nhiều trẻ em bị khủng hoảng
suốt đời vì bị hiếp dâm... Ở bối cảnh đó, vai trị của hình phạt tử hình sẽ ngày
càng được làm rõ. Chúng ta hãy hình dung đối với một người phạm tội đặc biệt
nguy hiểm nhưng khơng bị áp dụng hình phạt tử hình. Ở trong trại giam, người
này có thể đe dọa về tính mạng cho những phạm nhân khác. Đó là chưa kể
người này thoát khỏi sự kiểm soát của trại giam, cả cộng đồng đặt trong một tình
trạng cực kỳ nguy hiểm. Kể cả khi người phạm tội chấp hành xong hình phạt (tù
chung thân mà được giảm án), và một ngày họ sẽ được trở về. Khi đó những
người từng làm chứng chống lại họ, những đối thủ của họ, thậm chí cả những
người đã từng xét xử họ… sẽ khơng có được cuộc sống n ổn vì lo âu, sợ hãi,
sợ một ngày nào đó bị trả thù. Do đó, hình phạt tử hình được xem là điều kiện
tốt để mang lại một cuộc sống có chất lượng và an ninh cho toàn xã hội.
Pháp luật của Nhà nước Việt Nam hiện nay vẫn cịn duy trì hình phạt tử hình,

xuất phát từ yêu cầu khách quan về phịng, chống tội phạm, nhất là trong bối cảnh
tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng, tính chất và mức độ
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nên chưa thể loại bỏ hình phạt tử hình trong hệ
thống hình phạt. Điều 19 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền
sống. Tính mạng của con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính
mạng trái pháp luật”, tức là việc tước đoạt tính mạng người khác phải theo quy
định nghiêm ngặt của pháp luật và chỉ thuộc trường hợp được quy định trong Bộ
luật hình sự. Mọi hành vi tước bỏ quyền sống của người khác một cách trái pháp
luật bằng bất kỳ cách thức, phương tiện nào, với lỗi cố ý hay vơ ý thì phạm vào tội
giết người/làm chết người. Người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
các tội phạm xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người quy định tại Bộ
luật hình sự năm 2015.
Nhà nước Việt Nam đang thu hẹp dần phạm vi áp dụng hình phạt tử hình trong
hệ thống hình phạt. Bộ luật hình sự năm 1985 có 44 điều luật quy định khung
hình phạt tử hình, Bộ luật hình sự năm 1999 còn 29 điều và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 được Quốc hội khóa XII thơng


qua ngày 19/6/2009 bỏ hình phạt tử hình ở 08 điều luật cịn 21 điều luật có
khung hình phạt tử hình; đến Bộ luật hình sự năm 2015 cịn 18 điều luật quy
định có khung hình phạt tử hình. Việc giảm dần các điều luật có quy định hình
phạt tử hình là hợp lý, thể hiện sự tương xứng giữa chế tài áp dụng với tính chất
mức độ nguy hiểm của hành vi, thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta,
phù hợp xu hướng chung trên thế giới thu hẹp dần, tiến tới xóa bỏ hình phạt tử
hình. Đồng thời, những quy định trên thể hiện chính sách hình sự nhân đạo của
Nhà nước Việt Nam, phù hợp với xu hướng phát triển văn minh của nhân loại,
đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Đối với mỗi quốc gia thì cơ chế bảo vệ quyền sống và áp dụng biện pháp tử
hình có sự khác nhau bởi như nhận định ở trên quyền sống không chỉ là việc duy
trì sự sống thơng thường mà nhà nước phải có những cơ chế bảo đảm con người

được sống theo đúng nghĩa là một “con người”. Vì vậy, việc áp dụng hình phạt
tử hình ln được đặt trên các ngun tắc nhất định như sau:
Thứ nhất, chỉ được áp dụng hình phạt tử hình đối với những tội ác nghiêm
trọng nhất, căn cứ vào luật pháp hiện hành tại thời điểm tội phạm được thực
hiện. việt nam hiện nay vẫn còn giữ hình phạt tử hình đối với một số loại tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng trong đó thường áp dụng nhất là đối với các tội như
giết người, các tội phạm về ma túy…
Thứ hai, việc áp dụng hình phạt tử hình đối với các quốc gia thành viên
khơng được trái với những quy định của ICCPR và của công ước về ngăn ngừa
và trừng trị tội diệt chủng (CPPCG). Việc các quốc gia thành viên tham gia kí
kết vào cơng ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị nghĩa là phải tuân theo
những nguyên tắc chung của cơng ước này nhằm mục đích khơng chỉ bảo vệ
quyền sống của cơng dân ở mỗi quốc gia mà cịn là quyền sống của mọi con
người trên toàn thế giới
Thứ ba, hình phạt tử hình chỉ được thi hành trên cơ sở bản án đã có hiệu
lực pháp luật, do một tồn án có thẩm quyền phán quyết. Bất kì người nào bị kết
án tử hình đều có quyền xin và quyền được xét ân giảm hoặc thay đổi mức hình
phạt.


Thứ tư, khơng được áp dụng hình phạt tử hình với người dưới 18 tuổi và
không được thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai.
Có ý kiến cho rằng hình phạt tử hình là sự vi phạm quyền được sống của con
người được ghi nhận trong các điều ước quốc tế về nhân quyền. Tuy nhiên, việc
khơng áp dụng hình phạt tử hình khơng có nghĩa là bỏ qua tội ác của những
người phạm tội và coi nhẹ nỗi đau của người bị hại và gia đình họ, có thể dụng
biện pháp cải tạo khác như tù chung thân. Tuy nhiên, hình phạt tử hình là biện
pháp có hiệu quả răn đe đặc biệt, khơng thể thay thế trong việc ngăn ngừa tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng như giết người, khủng bố, ma túy… Giết một người
để răn đe nhiều người. Tử hình một người phạm tội giết người hoặc gây ra

những tội ác nghiêm trọng khác là phù hợp với cơng lý, đền bù thích đáng nhất
cho sự mất mát, khổ đau của những nạn nhân và gia đình họ. Nếu việc áp dụng
hình phạt tử hình bị coi là làm tổn hại phẩm giá, phi nhân đạo đối với người
phạm tội thì việc khơng áp dụng hình phạt tử hình cũng có thể coi làm tổn hại
phẩm giá của người bị hại và phi nhân đạo đối với tồn xã hội. Hình phạt tử hình
mang lại cho tất cả chúng ta, đặc biết với nạn nhân của tội phạm sự n bình và
khơng cịn bị tội phạm tái xâm phạm. Chúng ta phải đặt lợi ích của cộng đồng
lên trên lợi ích cá nhân của người phạm tội. Pháp luật quốc tế cũng không cấm
hình phạt tử hình, mà chỉ khuyến khích các nước nên giảm và tiến tới xóa bỏ
hình phạt tử hình.
Tóm lại, giữa quyền sống và hình phạt tử hình ln có mối quan hệ với
nhau, phải ln đặt quyền sống lên hàng đầu nhưng khơng có nghĩa quyền sống
là tối cao, là quyền tuyệt đối. Đối với những tội phạm đặt biệt nghiêm trọng thì
cần có hình phạt tử hình thích đáng để đem lại cuộc sống bình n cho toàn xã
hội.



×