BÁO CÁO KHẢO SÁT
NHẬN THỨC VÀ NHU CẦU CÁC BÊN LIÊN QUAN VỀ
QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
SÔNG HỒNG
BÁO CÁO KHẢO SÁT
NHẬN THỨC VÀ NHU CẦU CÁC BÊN LIÊN QUAN VỀ QUẢN LÝ
VÀ PHÁT TRIỂN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN SÔNG HỒNG
Báo cáo được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ cộng đồng
nghèo ven biển Việt Nam tạo dựng sinh kế bền vững và bảo vệ môi
trường”
Nguồn tài trợ: Liên minh Châu Âu và Oxfam Novib (Hà Lan)
Taì trợ trong nước: Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, Các Sở Tài nguyên
&môi trường tỉnh nam Định, tỉnh Thái Bình, tỉnh Ninh Bình và
Khubảo tồn TNĐNN Tiền hải
Chữ viết tắt
BQL Ban quản lý
GDMT Giáo dục môi trường
Khu BTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
Khu DTSQ SH Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng
MAB Ủy ban quốc gia Con người và Sinh quyển
MCD Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng
NTTS Nuôi trồng thủy sản
Sở TNMT Sở Tài nguyên môi trường
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc
UBQG Ủy ban quốc gia
UBND Ủy ban nhân dân
VQG Vườn quốc gia
3
Tóm tắt báo cáo
Từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 05 năm 2010, BQL Khu DTSQ SH đã phối hợp với Trung
tâm MCD và Ủy ban MAB tổ chức 01 đợt khảo sát đánh giá nhận thức và nhu cầu quản lý
Khu DTSQ SH trên địa bàn 03 tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Cuộc khảo sát nhằm:
i) Đánh giá nhận thức và sự quan tâm các bên liên quan đối với Khu dự trữ sinh quyển sông
Hồng; ii) Xác định nhu cầu, năng lực quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên trong
Khu DTSQ SH và iii) Đề xuất các giải pháp khả thi nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý và
phát triển bền vững danh hiệu Khu DTSQ SH.
Phương pháp khảo sát, đánh giá được nhóm điều tra áp dụng bao gồm việc kết hợp thu
thập các thông tin thứ cấp (tài liệu, báo cáo) và thông tin sơ cấp gồm: sử dụng phiếu điều tra
phỏng vấn (bảng hỏi) các đối tượng liên quan và tổ chức đối thoại, thảo luận trực tiếp với
các cơ quan ban ngành cấp tỉnh, huyện và xã ở cả 03 tỉnh được khảo sát.
Kết quả khảo sát cho thấy:
• công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Khu DTSQ SH còn rất hạn chế và bất
cập, phạm vi và nội dung tuyên truyền chưa đầy đủ, điều đó đã dẫn đến việc hạn chế
hiểu biết về Khu DTSQ SH của cả người dân và cán bộ, thậm chí cả cấp lãnh đạo
thuộc cơ quan quản lý chuyên ngành.
• Có sự đồng thuận đáng kể về đánh giá các mối đe dọa đối với tài nguyên thiên nhiên
giữa các tỉnh trong Khu DTSQ SH. Vấn đề ô nhiễm môi trường được các người trả
lời phỏng vấn ở cả 03 tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình coi là mối đe dọa
nghiêm trọng nhất và việc phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng lại được cho là gây
đe dọa ít nghiêm trọng nhất.
• Vai trò của chính quyền địa phương và cộng đồng người dân địa phương được coi là
yếu tố then chốt trong công tác quản lý Khu DTSQ SH, ý kiến cho rằng vai trò của
chính quyền địa phương và cộng đồng người dân địa phương là rất cần thiết lần lượt
là 93% và 81%, phần nào đã thể hiện rõ tính tự chủ của cán bộ, người dân địa
phương trong việc giữ gìn và phát triển các giá trị của Khu DTSQ SH. Vai trò của
người dân địa phương được đánh giá cao cũng khẳng định sự tham gia của người
dân đã, đang và sẽ là cần thiết trong các hoạt động quản lý. Đây cũng là một điểm
khá tiến bộ so với các nơi khác, khi mà cách tiếp cận từ trên xuống với vai trò quản lý
hầu như chỉ thuộc về chính quyền.
• Mức độ tham gia của người dân và cán bộ trong các hoạt động liên quan đến Khu
DTSQ SH còn thấp, đặc biệt có sự khác nhau tương đối về sự tham gia vào các hoạt
động Khu DTSQ SH giữa các tỉnh liên quan, tỉnh Nam Định đã thể hiện tốt vai trò
trưởng ban BQL Khu DTSQ SH, tích cực triển khai nhiều hoạt động cũng như hỗ trợ,
điều phối các địa phương khác trong công tác liên quan đến quản lý Khu DTSQ SH.
Các kiến nghị của người dân và cán bộ tập trung vào 07 nội dung chính, gồm:
• Phát triển cơ sở hạ tầng (đầu tư hệ thống giao thông…)
• Xây dựng quy hoạch (sử dụng đất; các điểm, tuyến du lịch; phân vùng ranh giới thực
địa VQG, Khu BTNT…)
• Tăng cường công tác tuyên truyền (tập trung cho cả cán bộ, người dân; xây dựng
các tài liệu tập huấn; các phương tiện truyền thông như truyền hình, truyền thanh,
báo chí địa phương…)
• Tăng cường công tác quản lý (cơ chế phối hợp liên tỉnh, nội tỉnh; kế hoạch quản lý
dài hạn; xây dựng các mô hình đồng quản lý; phân cấp quản lý; có hành lang pháp lý
rõ ràng cho các cơ quan đầu mối (Sở TNMT) ở các tỉnh…)
4
• Phát triển thương hiệu sản phẩm địa phương (gắn thương hiệu Khu DTSQ SH cho
sản phẩm “ngao Giao Thủy”; quảng bá sản phẩm du lịch sông Hồng…)
• Bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái (đẩy mạnh trồng rừng và đa dạng hóa các loại cây
rừng trồng mới; thu hồi các diện tích đầm/ao để trồng rừng; kiên quyết xử lý các hoạt
động phá hoại môi trường, săn bắt động vật cấm; giao đất giao rừng để quản lý…)
• Phát triển sinh kế (nhân rộng các mô hình sinh kế bền vững; duy trì và phát triển các
mô hình bổ trợ sinh kế của các dự án đang triển khai; tổ chức các lớp dạy nghề…)
5
Mục lục
2. Mục tiêu 7
3. Nội dung đánh giá và khảo sát 7
4. Phương pháp đánh giá và công cụ khảo sát 8
4.2.1 Thu thập và nghiên cứu tài liệu sẵn có 8
4.2.2 Bảng câu hỏi (phiếu điều tra) 8
4.2.3 Thảo luận hỏi&đáp 8
4.2.4. Công tác chuẩn bị và khảo sát thực địa 8
5. Kết quả đánh giá và khảo sát 9
5.1.1 Tỉnh Thái Bình: 9
5.1.2 Tỉnh Nam Định: 10
5.1.3 Tỉnh Ninh Bình (huyện Kim Sơn) 15
6. Kết luận 27
6
1. Giới thiệu chung
Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng có tổng diện tích là 137.261 ha trong đó vùng
lõi là 14.842 ha và nằm trên địa bàn của 5 huyện (Nghĩa Hưng, Giao Thủy, Tiền Hải, Thái
Thụy và Kim Sơn) thuộc 3 tỉnh (Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình). Vùng lõi nằm trên địa
bàn 2 huyện Giao Thủy và Tiền Hải nơi có 2 Khu bảo tån đất ngập nước là Vườn quốc gia
Xuân Thủy và Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải. Đây là khu dự trữ sinh quyển liên tỉnh đầu
tiên của Việt Nam và Đông Nam Á thực hiện dựa trên cơ chế Đồng quản lý, có giá trị cao về
bảo tồn đa dạng sinh học và mang lại nhiều cơ hội to lớn đối với phát triển kinh tế địa
phương.
Hiện nay, Khu dự trữ đã có Ban quản lý gồm đại diện các lãnh đạo UBND tỉnh và Sở Tài
nguyên môi trường 3 tỉnh Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình, Ban thư ký là Giám đốc Ban
quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy và các cán bộ quản lý môi trường ở cấp tỉnh gồm:
Trưởng phòng biển tỉnh Nam Định & Thái Bình, Chi cục trưởng chi cục môi trường tỉnh Ninh
Bình, Trưởng ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải, Ban cố vấn gồm Ủy ban con
người và sinh quyển quốc gia (MAB), Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng
đồng (MCD) và Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái rừng ngập mặn (MERC). Từ khi thành
lập (năm 2008) đến nay, công tác quản lý Khu DTSQ đã bước đầu có những thay đổi tiếp
cận quản lý hiệu quả và có sự phối hợp liên kết trong quản lý.
Nhằm nâng cao nhận thức về giá trị và ý nghĩa của Khu dự trữ sinh quyển sông Hồng,
đồng thời tìm hiểu về nhu cầu của các bên liên quan trong công tác quản lý Khu dự trữ sinh
quyển, làm cơ sở xây dựng Kế hoạch quản lý, Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển cùng với
Ban thư ký và Ban cố vấn tổ chức khảo sát lập kế hoạch quản lý Khu dự trữ sinh quyển
sông Hồng trong tháng 5 năm 2010.
2. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá nhu cầu quản lý và phát triển Khu DTSQ châu thổ sông Hồng
của cán bộ và người dân thông qua khảo sát thực tế ở các cấp tỉnh, huyện, xã làm cơ sở để
cung cấp thông tin đầu vào xây dựng kế hoạch quản lý dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và phát triển văn hóa của cộng đồng dân
cư địa phương trong Khu DTSQ châu thổ sông Hồng
Mục tiêu cụ thể:
• Đánh giá nhận thức và sự quan tâm các bên liên quan đối với Khu dự trữ sinh
quyển sông Hồng
• Xác định nhu cầu, năng lực quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
trong Khu DTSQ SH
• Đề xuất các giải pháp khả thi nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý và phát triển
bền vững danh hiệu Khu DTSQ SH
3. Nội dung đánh giá và khảo sát
Đợt điều tra được tiến hành với những nội dung đánh giá sau:
7
• Thực trạng hiểu biết về các Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam: Đánh giá sơ
bộ hiểu biết về các chức năng của Khu DTSQ thế giới và các Khu DTSQ thế giới của
Việt Nam đã được UNESCO công nhận
• Thực trạng hiểu biết về Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng: Đánh giá sơ bộ
về các kênh thông tin, tuyên truyền về Khu DTSQ SH; phạm vi và đặc điểm đặc trưng
của Khu DTSQ SH; các áp lực và mối đe dọa đối với các tài nguyên thiên nhiên trong
Khu DTSQ SH
• Thực trạng hiểu biết và nhu cầu tham gia của các bên liên quan trong quản lý Khu
DTSQ SH: Rà soát các hoạt động liên quan đến Khu DTSQ SH đã được tổ chức từ
trước đến nay và đánh giá sự tham gia của các bên liên quan trong các hoạt động đó
• Nhu cầu sử dụng danh hiệu Khu DTSQ thế giới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương: Đánh giá sự hiểu biết về lợi ích của danh hiệu Khu DTSQ thế giới
đối với công tác phát triển kinh tế - xã hội và các giải pháp đề xuất nâng cao hiệu quả
quản lý Khu DTSQ SH.
4. Phương pháp đánh giá và công cụ khảo sát
4.1 Địa điểm khảo sát là các địa phương nằm trên địa bàn 03 tỉnh: Thái Bình, Nam
Định và Ninh Bình, đều thuộc trong phạm vi Khu DTSQ SH. Mỗi tỉnh bao gồm 01 thành phố,
01 huyện, 01 xã, tổng cộng là 09 điểm khảo sát.
4.2 Công cụ khảo sát:
4.2.1 Thu thập và nghiên cứu tài liệu sẵn có
Nhóm khảo sát và đánh giá đã thu thập các báo cáo, nghiên cứu liên quan đến kinh tế,
xã hội, quản lý tài nguyên thiên nhiên của các địa phương nằm trong phạm vi Khu DTSQ
SH; tham khảo các tài liệu dự án; các tài liệu, báo cáo do UBQG Con người & Sinh quyển
(MAB) cung cấp; các tài liệu tham khảo trên internet để xác định nội dung đánh giá, khảo sát
và xây dựng bảng hỏi.
4.2.2 Bảng câu hỏi (phiếu điều tra)
Bảng hỏi (Phụ lục 3) được xây dựng chung cho cả 02 đối tượng cán bộ và người dân địa
phương và được gửi tới cho các đối tượng ngay trong quá trình đoàn khảo sát tiến hành đi
thực địa. Tổng số phiếu khảo sát được phát là: 119 phiếu, nhận về 99 phiếu (Phụ lục 2)
4.2.3 Thảo luận hỏi&đáp
Thảo luận hỏi & đáp được tiến hành với 02 nhóm đối tượng: cán bộ quản lý và người
dân địa phương tương ứng với 02 hình thức tổ chức là Hội thảo cấp tỉnh và Đối thoại cộng
đồng cấp xã.
4.2.4. Công tác chuẩn bị và khảo sát thực địa
• Về mặt nhân sự:
Đoàn khảo sát thực địa gồm 08 cán bộ bao gồm: 02 cán bộ từ UBQG Con người & Sinh
quyển (MAB); 03 cán bộ từ Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD);
03 cán bộ từ Vườn quốc gia Xuân Thủy (Phụ lục 01). Trưởng đoàn là Giám đốc VQG Xuân
Thủy kiêm Trưởng ban thư ký Khu DTSQ SH. Trách nhiệm của các thành viên trong nhóm
được phân chia rõ ràng: Trưởng đoàn đảm trách việc liên hệ, điều phối với các cơ quan, địa
phương mà đoàn sẽ đến làm việc; cán bộ MAB phụ trách việc cung cấp bổ sung các thông
tin liên quan đến việc công nhận, quản lý các Khu DTSQ thế giới; cán bộ MCD đảm trách
8
việc hỗ trợ thúc đẩy quá trình cung cấp thông tin (xây dựng bảng hỏi; thúc đẩy thảo luận).
Thành viên trong nhóm thường xuyên trao đổi và thảo luận về chuyên môn và nội dung khảo
sát cũng như đưa ra những điều chỉnh về phương pháp, bổ sung thông tin để đảm bảo cho
quá trình khảo sát được hiệu quả nhất.
Tại mỗi địa phương khi đoàn đến làm việc đều có các cán bộ đầu mối của Sở Tài nguyên
môi trường phụ trách việc tổ chức, điều phối các hoạt động diễn ra tại địa phương đó.
• Lịch khảo sát thực địa:
Khảo sát thực địa được tiến hành từ ngày 26/5 đến 28/5/2010 lần lượt qua các tỉnh Nam
Định, Thái Bình và Ninh Bình.
Lịch làm việc tại mỗi tỉnh được lập như sau:
o Buổi sáng làm việc tại Sở TNTM tỉnh: Họp với cán bộ các cơ quan quản lý
cấp tỉnh và đại diện UBND các huyện của tỉnh liên quan đến Khu DTSQ SH.
o Buổi chiều làm việc tại 01 trong các UBND xã liên quan đến Khu DTSQ SH
thuộc tỉnh đó.
5. Kết quả đánh giá và khảo sát
5.1 Thông tin chung về các địa phương nằm trong Khu DTSQ SH
5.1.1 Tỉnh Thái Bình:
Tỉnh Thái Bình có 52 km bờ biển thuộc 02 huyện Thái Thuỵ và Tiền Hải; 05 cửa sông
(Cửa Thái Bình, Diêm Điền, Trà lý, Lân, Ba Lạt); 05 cồn biển (cồn Đen, cồn Vành, cồn Thủ,
cồn Đồng Bào) và nhiều bãi ngang rộng hàng chục ngàn hecta (ha);
Diện tích đất ngập nước ven biển của tỉnh là 25.600 ha trong đó có 7.500 ha rừng ngập
mặn và rừng thông.
Diện tích đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản: 621,80ha;
Diện tích đất mặt nước ven biển có mục đích khác: 5883,75ha.
Hàng năm trung bình tỉnh Thái Bình phải hứng chịu ảnh hưởng của khoảng 3 cơn bão và 01
áp thấp nhiệt đới.
Tài nguyên sinh vật biển của tỉnh gồm có:
- Các loài hải sản gồm hệ cá tự nhiên: 102 loài có xương sống, 4 loài cá sụn
thuộc 51 họ của 13 bộ cá (cá trích, cá mòi…); 40 loài cá nước lợ (cá thủ, cá
vợc…); các loài giáp xác (tôm rảo, tôm sú, tôm thẻ, cua xanh…);
- Thực vật biển gồm rong biển, rau câu chỉ vàng…
- Nhuyễn thể gồm có các loài ngao, vọp, ngán…
- Hệ sinh vật biển: gồm 19 loài thuộc 53 chi, trong đó tảo si lic chiếm 86,8%
số lượng loài;
- Động vật nổi: phát hiện tại cửa sông Thái Bình, sông Trà Lý từ tháng 5- 10
với mật độ dao động 104-105 con/m3.
9
- Động vật đáy có 49 loài trong đó Polychacte có 13 loài, chiếm 26,5%;
Gastropoda có 3 loài, chiếm 6,1%; Bivalvia có 12 loài, chiếm 24,5%;
Decapoda có 20 loài, chiếm 40,1%; Amphipoda có 1 loài, chiếm 2%.
Số lượng hải sản đánh bắt năm 2008 là 32.106 tấn gồm:
Kết quả quan trắc, giám sát chất lượng môi trường nước, không khí, đất tỉnh Thái
Bình năm 2008 cho thấy các mẫu phân tích đều đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 7209-
2002; TCVN 5941-1995.
Kinh tế xã hội
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn vùng bình quân hàng năm giai
đoạn 2006-2010 đạt 15,2%; trong đó ngành công nghiệp và xây dựng tăng 26,3%/năm,
dịch vụ tăng 14,8%/ năm, nông lâm thuỷ sản tăng 7,8%/ năm.
5.1.2 Tỉnh Nam Định:
Vùng ven biển tỉnh Nam Định nằm ở vị trí khoảng 19
0
50’ đến 20
0
20’ độ vĩ Bắc; 106
0
0’
đến 106
0
40’ độ kinh Đông gồm ba huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hng với 77 xã, 7 thị
trấn trong đó có 21 xã và 3 thị trấn giáp biển. Diện tích tự nhiên của ba huyện 712,72 km
2
chiếm 45,5% diện tích của tỉnh và 21,4% diện tích của toàn dải ven biển sông Hồng.
Hàng năm vùng ven bờ tỉnh Nam Định được hàng triệu tấn phù sa bồi đắp hình
thành và mở rộng các vùng bãi bồi nh: Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh, Cồn Mờ, Cồn Tròn với
tổng diện tích là 20.800ha. Có sự lắng đọng phù sa lớn (khoảng 50 triệu tấn/năm).
Do quá trình bồi lắng diễn ra hàng năm, diện tích một số bãi bồi được mở rộng. Tài
nguyên đất được sử dụng chủ yếu cho các mục đích sản xuất gồm: nông nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản, trồng rừng, sản xuất vật liệu xây dựng
Hiện tại diện tích đất nông nghiệp toàn vùng là: 39.443ha; đất lâm nghiệp là 6.152
ha, đất chuyên dùng 11.131 ha còn 16.992 ha đất chưa sử dụng. Lớp đất phủ trên bãi triều
ngập nước ở huyện Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng với độ sâu từ trên mặt xuống tới 2m
Tài nguyên sinh vật:
Theo tài liệu một số kết quả nghiên cứu, vùng biển Nam Định có khoảng 156 loài cá,
trong đó 40 loài cá có ý nghĩa kinh tế. Trữ lượng cá có khoảng 157.700 tấn. Khoảng 95.150
tấn cá nổi (chiếm 60,4%); 62.350 tấn cá đáy (chiếm 39,6%); hàng năm khai thác khoảng
20.000 tấn. Về tôm: có khoảng 45 loài tôm, trong đó có 9 loài có giá trị kinh tế cao nh tôm
He, Bộp, Sắt, Nơng, tôm Rảo,… trữ lượng tôm khoảng 30.000 tấn, khai thác khoảng 1.000
tấn. Về mực: có 20 loài, trong đó 9 loài có giá trị kinh tế cao, trữ lượng khoảng 2.000 tấn,
khai thác khoảng 600 tấn. Về cua biển: có 4 loài trong đó cua biển Scylla sereta có giá trị
kinh tế cao.
Ngoài ra, các loài động vật như: chim, bò sát, nhuyễn thể, ngao, vạng đặc biệt là
chim di cư quý hiếm, tập trung ở khu vực Cồn Lu, Cồn Ngạn với 250 loài trong đó có 9 loài
10
quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng và các loài thuỷ hải sản phong phú về chủng loại đã tạo nên
một vùng đa dạng sinh học điển hình của vùng sinh thái cửa sông. Năm 1989 khi Việt Nam
tham gia công ước Ramsar, vùng cửa sông huyện Giao Thuỷ được công nhận là khu bảo
tồn thiên nhiên vùng sinh thái đất ngập nước (nay là Vườn quốc gia Xuân Thuỷ).
Hệ thực vật trên cạn khu vực ven biển không phong phú, đa dạng như hệ động vật.
Các loài thực vật chủ yếu là nhân tạo phù hợp với khí hậu ven biển như phi lao, Tuy nhiên,
hệ thực vật nước lợ lại đặc biệt quan trọng (hệ sinh thái rừng ngập mặn). Tại khu vực bãi
bồi, cửa sông của các huyện Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng đều có tập đoàn cây rừng ngập mặn
tự nhiên và rừng trồng bảo vệ đê biển tạo môi trờng cảnh quan sinh thái, đa dạng sinh học.
Hiện có 101 loài thực vật bậc cao, thuộc 85 chi và 34 họ. Trong đó có 5 loài, 5 chi và
3 họ thuộc ngành ráng, số còn lại thuộc ngành hạt kín, trong đó có 25 họ, 57 chi và 68 loài
thuộc lớp 2 lá mầm và 6 họ, 23 chi và 29 loài thuộc lớp 1 lá mầm. Thành phần thực vật nổi
có 2 loài rong biển có giá trị kinh tế cao là: rau câu thắt và rau câu chỉ vàng, ngoài ra còn có
các loại tảo.
Diện tích rừng ngập mặn trồng được 5.149,9 ha, trồng cải tạo 267,4 ha, trồng xen
2.924,4 ha, giai đoạn III của dự án sẽ trồng mới 200 ha rừng ở huyện Giao Thuỷ và trồng
xen 2.500 ha rừng ở huyện Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ, đồng thời trồng các loại cây như: phi
lao, tre để bảo vệ 300 km đê sông lớn và 2.000 đất bãi bồi ven sông.
Dân số
Dân số trung bình vùng ven biển tính đến năm 2000 là 680.200 người, chiếm 33,6%
dân số của tỉnh và chiếm 21,3% dân số của cả đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên 1,1%. Dân cư phân bố không đồng đều tập trung đông đúc ở các xã, thị trấn có thu
nhập cao. Nguồn lao động chính vẫn tập trung trong sản xuất nông nghiệp. Mức thu nhập
bình quân từ nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản tăng đáng kể trong tổng thu nhập hàng năm
của nguời dân ven biển. Lao động nghề cá là 25.847 người, lao động làm muối là 12.936 ng-
ười, chiếm ≈ 11% số lao động.
Theo số liệu điều tra xã hội các xã khu vực ven biển năm 2006, tất cả các xã đều có
trạm y tế. Trung bình mỗi xã có từ 2 – 6 y bác sỹ. Tuy nhiên về phương tiện y tế cũng như
cơ sở hạ tầng của các trạm y tế địa phương đều thiếu thốn và đang xuống cấp.
Cơ sở hạ tầng.
Hệ thống giao thông liên tỉnh, huyện đang được đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo những
đoạn đường xuống cấp phục vụ phát triển giao thông, du lịch, phục vụ an ninh quốc phòng,
phòng ngừa sự cố thiên tai Hệ thống giao thông vùng ven biển thường xuyên chịu tàn phá
của thời tiết, hàng năm nhà nước phải đầu tư để cải tạo, sửa chữa
Huyện Nghĩa Hưng có tổng chiều dài đường bộ các loại trên địa bàn khoảng
1091km. Trong đó, đường tỉnh có hai tuyến là 55 và 56 với tổng chiều dài 47,7km, đã rải
nhựa 46,2km. Đường huyện có 9 tuyến với tổng chiều dài 47,8km. Trong đó, đã rải nhựa
11
35km. Đường xã, liên xã tổng chiều dài 222km, rải nhựa và bê tông được 129,6km. Đường
thôn, xóm có tổng chiều dài 773,3km, rải nhựa, bê tông được 336km, mặt đường đá 437km.
Hệ thống cầu cống trên tỉnh lộ có 11 cái dài 209,6m; 16 cống dài 91,9m. Trên tuyến huyện lộ
có 7 cầu dài 147,4m; 29 cống dài 165,5m; đường liên xã và đường xã có 83 cầu dài 209,6m;
314 cống dài 1285,3m.
Huyện Giao Thuỷ còn nhiều đoạn đường có chất lượng xuống cấp nghiêm trọng,
nhất là các đoạn đường 56 (Cồn Nhất - đò Hà Lạn) dài 17,5km, đường 4489 (thị trấn Ngô
Đồng – Giao An) dài 18,5km, đường huyện đoạn Giao Tiến – Giao Hải; đường 51B từ cầu
Thức Hoá (Giao Thịnh) đến bãi tắm Quất Lâm dài 5,7km và một số đường trục xã có một số
đoạn còn là đường đất. Trong vài năm gần đây nhà nước đã tập trung đầu tư các công trình
ven biển đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng như: cải tạo, xây dựng, mở rộng các tuyến đư-
ờng giao thông phát triển du lịch xuống khu nghỉ mát Quất Lâm, TT Thịnh Long, nâng cấp
cải tạo đường đến khu du lịch sinh thái Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ… Đầu tư xây dựng và
củng cố đê biển đặc biệt các đoạn đê, kè bị tàn phá sau bão số 6, số 7 năm 2005.
Nghĩa Hưng có 3 tuyến lớn là sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ với tổng chiều dài
70km, có cửa Đáy là nơi tàu 1.000 tấn có thể vào được cảng Ninh Phúc. Cửa Lạch Giang
tầu 1000 tấn có thể vào đợc tới cảng Hải Thịnh, sông Ninh Cơ. Giữa huyện có kênh Quần
Liêu dài 3,5km, rộng 30m nối giữa sông Đáy và sông Ninh Cơ, ngoài ra còn có 135 km kênh
cấp 1 đảm bảo cho tàu thuyền có trọng tải 30 – 50 tấn đi lại phục vụ cho vận chuyển hàng
hoá.
Hệ thống điện:
Huyện Giao Thuỷ có hai trạm trung gian 35/10KV đặt tại vị trí hai xã Giao Tiến và
Giao Thanh với hai trục đường 10KV, tổng chiều dài đường dây 50km, 64 trạm biến áp
35/0,4KV và 10/0,4KV. Tổng dung lượng 15.290KVA, hiện đang thực hiện nâng cấp hệ
thống điện theo tiêu chuẩn quốc gia đồng bộ tại xã Giao Lâm và thị trấn Ngô Đồng.
Huyện Nghĩa Hưng trong toàn huyện có 3 trạm trung gian, 74 trạm hạ thế, tổng công
suất 13.890KVA. Mạng đường dây dẫn điện với 44km đường 35KV, 110km đường 10KV,
339km đường 0,4KV, 998km đường xương cá theo thôn xóm.
N ước sạch:
Nguồn nước được sử trong sinh hoạt của người dân ven biển gồm nước mưa và n-
ớc giếng khoan UNICEF, một số dùng nước mặt (ao, hồ, sông). Chất lượng nước giếng
khoan vẫn đảm bảo về mặt hoá lý, tuy nhiên công việc khử trùng nước trước khi sử dụng
chưa được chú ý quan tâm. Hiện nay, huyện Giao Thuỷ có hai nhà máy cấp nước tập trung
cho thị trấn Ngô Đồng và xã Giao Tiến đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng cho 3.500 hộ
dân, sản lượng nước dùng qua hai nhà máy 2.000.000m
3
/năm.
Huyện Nghĩa Hng có 40.542 hộ dùng nước sạch, đạt tỷ lệ 78,5%.
B ưu chính viễn thông:
Huyện Giao Thuỷ xây dựng được hai trạm bưu điện khu vực, 16 điểm bưu điện văn
hoá xã.Huyện Nghĩa Hưng tính đến năm 2002, 25 xã và thị trấn trang bị điện thoại.
12
Giáo dục.
Chất lượng giáo dục và quy mô đào tạo giáo dục của các huyện ven biển ngày một
tăng. Những năm gần đây Giao Thuỷ và Nghĩa hưng đều là những huyện hàng đầu về số và
chất lượng giáo dục đào tạo của tỉnh Nam Định.
Tình hình phát triển kinh tế.
Thu nhậ p bình quân đầu ng ười theo năm
Trong những năm qua, phát triển kinh tế ba huyện ven biển (Giao Thuỷ, Hải Hậu,
Nghĩa Hưng) đã có sự chuyển biến tích cực. Nhịp độ tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt
trên 7%. Giá trị sản xuất nông-lâm-công nghiệp tăng 8,2%/năm, các ngành dịch vụ tăng
7,3%/năm. Thu nhập bình quân theo đầu người có tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu
chi tiêu của người dân.
Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế các xã thị trấn ven biển nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng và
chiếm tỷ lệ khá cao. Theo số liệu điều tra kinh tế xã hội các xã thị trấn ven biển năm 2006
cho thấy tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm đa số ở tất cả các xã, thị trấn, một số xã như
Hải Tây, Giao Lạc tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 90%.
Kết quả điều tra cho thấy diêm nghiệp và nông nghiệp tập trung phần lớn ở các xã
Giao Phong, Bạch Long, Nghĩa Phúc, Hải Đông, Hải Chính, Hải Triều. Tuy nhiên, sản xuất
nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn ở nhiều xã như Hải Phúc, Giao Lạc, Giao Long nông
nghiệp vẫn chiếm trên 90%. Ngành dịch vụ phát triển mạnh ở xã có khu nghỉ mát, khu du
lịch, nơi tập trung đông dân cư như: thị trấn Cồn, Thịnh Long, Giao An, Rạng Đông. Công
nghiệp mới phát triển ở một số xã, thị trấn trung tâm những khu vực có đường giao thông
thuận lợi như: Hải Lý, Rạng Đông, Giao Hải, Giao Xuân…
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực ven biển theo hướng tăng tỷ trọng
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – thương mại – dịch vụ – thuỷ sản và giảm tỷ trọng
ngành nông nghiệp.
Nông nghiệp:
Cơ cấu ngành nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực theo tỷ trọng ngành trồng trọt
giảm và tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên. Dịch vụ nông nghiệp phát triển mạnh, theo các
hình thức tư nhân, nhóm hộ, HTX … Tính chuyên môn hoá thể hiện cao hơn. Tập trung vào
các khâu sản xuất quan trọng: Làm đất, bơm tát nớc, vò lúa, phòng trừ sâu bệnh… Hoạt
động dịch vụ đã góp phần tích cực vào việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
nông nghiệp. Sản lượng lương thực ổn định, bình quân 2000 tấn/năm. Đàn lợn bình quân
58.000 con/năm, đàn gia cầm và gia súc ăn cỏ có xu hướng tăng, hoạt động dịch vụ có
nhiều tiến bộ.
Tổng diện tích gieo trồng bình quân 19.700ha. Trong đó, cây lương thực 83% chủ
yếu là lúa; rau và đậu 7,6%; cây công nghiệp 5%; ngoài ra còn có các cây cói, lạc, đậu. Vụ
13
đông tuy được quan tâm nhưng phát triển chậm, năm 2002 giá trị sản xuất nông nghiệp
chiếm khoảng 82,6% tổng giá trị sản xuất nông- lâm – ngư nghiệp, thuỷ sản chiếm 17,4%.
Đến năm 2002, trồng trọt chiếm tỷ trọng 74,6%; chăn nuôi chiếm 23,3%; dịch vụ
nông nghiệp chiếm 2,1%. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu vẫn còn chậm, thị trường
tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi không ổn định, giá sản phẩm chăn nuôi còn thấp. Giá trị sản
xuất nông nghiệp trên 1 ha đất canh tác tăng từ 28 triệu đồng đến 30 triệu đồng vào năm
2002. Tốc độ tăng trởng tương đối ổn định, bình quân 3,01%/năm.
Thuỷ sản
Diện tích nuôi trồng mặn, lợ tương đối ổn định khoảng 2000 ha. Trong đó, khoảng
800 ha nuôi nước ngọt. Sản phẩm chủ yếu là tôm, cua, cá, rau câu, vạng. Công nghệ nuôi
trồng kiểu quảng canh cải tiến, số ít theo phương thức bán thâm canh cấp thấp. Sản lượng
bình quân 5 năm như sau: Tôm các loại: 305 tấn; cá: 950 tấn; cua: 90 tấn; rau câu: 250 tấn;
vạng: 3000 tấn.
Về khai thác, tổng năng lực đánh bắt 14.500 CV trên 560 loại phương tiện, sản phẩm
có khả năng suất khẩu. Tuy nhiên trình độ kỹ nghệ hạn chế chưa đủ sức làm chủ phương
tiện và ngư trường. Công tác quản lý còn lúng túng, sự phối kết hợp giữa khai thác với dịch
vụ thu mua, chế biến thiếu đồng bộ.
Chế biến thuỷ sản và dịch vụ thuỷ sản: trên địa bàn các huyện đã xây dựng mới 3 cơ
sở chế biến nước mắm theo phương pháp cổ truyền kết hợp với phương pháp rút ngắn
ngày tạo công suất 1.200 tấn chợp/năm và 1 cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh công suất
50 tấn sản phẩm/ngày. Có 6 cơ sở sản xuất nước đá phục vụ khai thác thuỷ sản xa bờ với
công suất 85 tấn/ngày và 1 cơ sở sản xuất thức ăn gia súc và thức ăn nuôi tôm công suất
1000 tấn/năm.
Công nghiệp – xây dựng:
Các nhóm ngành nghề chính khu vực các xã ven biển chủ yếu gồm:
- Ngư nghiệp: đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản, trong đó phát triển chính vẫn là
hoạt động nuôi trồng, khai thác thuỷ sản ven bờ.
- Diêm nghiệp: làm muối.
- Công nghiệp cơ khí: phát triển trên cơ sở làm mới, sửa chữa máy móc, tàu thuyền,
gia công đồ sắt, nhôm… phục vụ các ngành nông nghiệp, xây dựng, vận tải…
- Đóng, sửa chữa tàu: do có hệ thống sông, cửa sông lớn, việc phát triển ngành nghề
đóng, sửa chữa tàu sông biển phát triển từ lâu, tuy nhiên quy mô còn nhỏ, chưa được đầu t-
ư công nghiệp.
- Chế biến gỗ và mộc dân dụng: các sản phẩm chủ yếu là gỗ sơ chế, các đồ dùng
phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân như giường tủ , bàn ghế… Bên cạnh đó còn sản
xuất các đồ mộc cao cấp như: sập gụ, tủ kính, tràng kỷ… được trạm trổ hoặc khảm trai với
các đường nét hoa văn tinh tế. Các cơ sở sản xuất phân bố ở khắp các xã, thị trấn trong
huyện,
14
- Công nghiệp dệt may: các huyện có hàng nghìn hộ gia đình tham gia sản xuất dệt
sợi PE, thêu ren, đồ mây tre đan, chiếu cói, thảm cói, làn cói, giầy da, cặp học sinh, may gia
công…
Dịch vụ- du lịch:
Thương nghiệp quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ chủ đạo trong việc kinh doanh các
mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, lương thực phân bón, thuốc trừ sâu… lưu thông hàng hoá
thuận tiện, đa dạng và phong phú. Các khâu dịch vụ: Năng lực vận tải, điện thoại, điện sáng,
nước, bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình, tài chính,… tuy còn hạn chế nhưng đã
có những tiến bộ vượt bậc, góp phần khai thác tiềm năng thế mạnh của huyện, thúc đẩy sản
xuất phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư.
* Về du lịch: huyện Giao Thuỷ đang tiếp tục đầu tư khu nghỉ mát Quất Lâm, phát triển
du lịch sinh thái, đầu tư cơ sở hạ tầng gồm 3 km đường nhựa, 1 km kè, điện nước đủ đáp
ứng nhu cầu cho 24 nhà nghỉ và 98 kiốt, hàng năm thu hút 50 ngàn khách du lịch, tạo việc
làm cho hơn 500 lao động. Tuy nhiên, trong năm 2000-2001 tốc độ đầu tư còn chậm, vệ
sinh môi trường chưa đáp ứng yêu cầu du lịch, khách về nghỉ, thăm quan còn ít.
Huyện Nghĩa Hưng cũng đang được đầu tư hình thành một số khu du lịch, bãi tắm
mới.
5.1.3 Tỉnh Ninh Bình (huyện Kim Sơn)
Kim Sơn là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phái Tây nam Ninh Bình, Đông giáp
huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định, phía tây giáp huyện Nga Sơn Thanh Hoá, năm 1829
huyện được thành lập do kết quả công cuộc khai hoang của nhà doanh điền sứ Nguyễn
Công Trứ. Đây là vùng đất mở, hàng năm tốc độ bồi tụ tiến ra biển từ 80-100m. Sau 170
năm thành lập đã tiến hành quai đê lấn biển 6 lần. Kim Sơn có 24 xã, 2 Thị trấn, với số Dân
số tính đến năm 2006 là 172.399 người. Số người theo đạo thiên chúa chiếm 42,93% dân
số. Tổng số người trong độ tuổi lao động 70.405 người. Kim Sơn có 23,8 km đê biển riêng
đê Bình Minh II dài 14,25km.
Tổng diện tích đất của Kim Sơn là 20.747 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 12.529 ha
bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là 721m
2
/người. Đất Lâm nghiệp 1.283 ha. Đặc
điểm bãi bồi Kim Sơn thoải dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Cao độ
trung bình ở trong đê Bình Minh II là +0,3 đến + 1,38, phần lớn ở cao trình +0,8 đến 1m; cao
trình ở ngoài đê Bình Minh II từ +0,2 đến +0,1m, phần lớn từ +0,3 đến 0,7m.
Kim Sơn chủ yếu là đất thịt nặng và đất sét tính dẻo và dính tăng, đất luôn bị ngập
mặn ( Vùng ngoài đê Bình Minh II) Về mùa mưa phía đông gần như ngọt hoá, phía Tây độ
mặn cũng giảm dần, về mùa khô ít mưa toàn khu vực bị nhiễm mặn.
Nhiệt độ trung bình năm 23,2
0
C, cao nhất là 39
0
C và thập nhất là 6
0
C.
Độ ẩm trung bình 83%, lớn nhất là 90% và nhỏ nhất 70%.
Lượng mưa trung bình: 1865 mm trung bình có 1631 giờ nắng / năm.
15
Hàng năm Kim Sơn thường chịu từ 2-6 cơn Bão biển với gió cấp 7-8 có khi đến cấp
12, thường đổ bộ vào gần như thẳng góc với đường bờ biển vì vậy ảnh hưởng rất lớn tới
sản xuất và đời sống.
Kim Sơn có chế độ nhật triều, trong có 2 kỳ con nước, mỗi kỳ có 8-9 ngày nước lớn
với biên độ từ 1,5 đến 2,2m, giữa 2 kỳ nước lớn là kỳ nước kém kéo dài 5 – 6 ngày. Bãi
Tài nguyên sinh vật
Về thực vật, có 64 loài thuộc 28 họ thuộc ngành hạt kín, 47 loài thực vật thuộc lớp 2
lá mầm, 15 loài thuộc lớp một lá mầm.
Các cây trồng được trồng với diện tích lớn: Vẹt, cói, và lúa chăm. Ngoài ra còn có
rau, quả, cây bóng mát, cây lấy gỗ. Cây nguyên liệu làm chiếu, dệt thảm: Cói thân đứng,
bông trắng có sản lượng lớn, giá trị kinh tế cao.
Cây làm thuốc có 30 loài. Cây làm thức ăn gia súc có 10 loài. Cây có hoa cho nuôi
ong mật như sú, trang.
Thực vật nổi vùng cửa sông ven biển Kim Sơn chịu ảnh hưởng mạnh của dòng nước
sông Đáy chẩy ra được xác định gồm 44 giống thuộc 4 ngành: Trong đó Tảo Khuê với 35
giống, Tảo Giáp, tảo Lam, tảo Lục với 3 giống. Tảo Khuê chiếm 84,6%
Về động vật, các loài Tôm nước ngọt có mật độ lớn ở phía Đông nơi giáp cửa Đáy.
Riêng tôm và cá giống có các loài Tôm Rảo, tôm moi, tôm rui, tôm càng mùa mưa có thể lên
tới 36,5 com/m
2
, Các loài tôm He phân bố nhiều ở phía Tây giáp cửa Càn.
Động vật nổi có nhóm chân chèo (Copepoda), nhóm rêu ngành (Clodocera), nhóm
lưỡng túc (Ampipoda), trùng bánh xe (Rotatoria), tôm bột và cá bột. Trong đó 2 nhóm
Copepoda và Clodocera xuất hiện nhiều, đặc biệt là nhóm Copepoda chiếm ưu thế kể cả
màu khô và mùa mưa.
Các loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao: Ngao (Meretric meretrix L), Vọp (Mactra
quadromgularia D) hai loài này phân bố ở bãi triều từ độ cao 0m HĐ tới 1,5m/0mHĐ, trong
chất đáy là cát pha bùn (Vọp) và bùn pha cát ( Ngao).
Các loài động vật khác có chim di cư về trú đông như Ngỗng trời, Vịt trời, Cò trắng,
Vạc, Lele, Mòng, Két v.v.
Kinh tế xã hội
Dân số tính đến năm 2006 là 172.399 người, mật độ dân số 832 người / km
2
là vùng
cố số dân theo đạo thiên chúa chiếm 42,93%, tỷ lệ tăng dân số tựnhiên 1,15%. Nguồn lao
động tập trung chủ yếu vào nông nghiệp (chiếm 1/3 sản lượng lúa của Ninh Bình), Thủ công
mỹ nghệ chiếu cói, nuôi trồng thuỷ hải sản.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều năm qua của Kim Sơn luôn giữ ở mức cao (trên 12%),
bình quân lương thực năm 2009 đạt khoảng 600 kg/người ; công tác xóa đói, giảm nghèo có
16
những chuyển biến tích cực, hiện tỉ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm xuống còn khoảng trên
8%.
Trong nông nghiệp đã hình thành những vùng lúa cao sản, vùng lúa có chất lượng cao, vùng
nuôi trồng thủy hải sản… đưa giá trị canh tác đất nông nghiệp đạt gần 70 triệu đồng/ha/
năm.
Đối với lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bên cạnh việc xuất hiện hàng loạt ngành
nghề mới, Kim Sơn vẫn duy trì thế mạnh của ngành sản xuất chế biến cói, giá trị của ngành
này đạt gần 250 tỷ đồng/năm.
Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được các cấp đặc biệt quan tâm, nhất là xây dựng
đường giao thông, trường học và các công trình thủy lợi. Đến nay, trên 75% đường giao
thông nông thôn của huyện đã được bê tông hóa, 682/738 phòng học được kiên cố, 38
trường học đạt chuẩn quốc gia, 25/27 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, các công trình thủy lợi
ở vùng bãi bồi tại các xã trong huyện được đầu tư xây dựng và cải tạo…
Kinh tế Kim Sơn có 3 thế mạnh về nông nghiệp (chiếm gần 1/3 sản lượng lúa của
Ninh Bình), thủ công nghiệp truyền thống (sản xuất hàng chiếu cói) và nuôi trồng thủy sản
(tổng diện tích NTTS khoảng 2.000 ha, hằng năm đạt giá trị sản phẩm thủy sản gần 200 tỷ
đồng). Các loài thủy sản đươc nuôi gồm: tôm sú, cua biển, cá vược, cá rô phi đơn tính, tôm
thẻ chân trắng, cá mú. Để giúp nông dân nuôi trồng đạt hiệu quả kinh tế cao, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 11 lớp huấn luyện kỹ thuật, bồi dưỡng nghiệp vụ
chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho tôm sú, cua biển cho gần một nghìn lượt người ở các xã
ven biển: Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Bình
còn thực hiện các biện pháp vận động nhân dân trồng, chăm sóc rừng ngập mặn ven biển
với diện tích 50 ha, trồng dặm 50 ha và 100 nghìn cây bao gồm phi lao, tai tượng.
Nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân vùng
ven biển tiếp tục được triển khai như dự án đường cứu hộ tránh bão phát triển kinh tế và
bảo đảm an ninh (dự án đường 481) dài hơn 20 km từ cầu Ruy Lộc (xã Yên Lộc) đến đê
biển Bình Minh II (xã Kim Đông) được trải thảm bê-tông kiên cố với tổng mức đầu tư hơn
436 tỷ đồng. Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 10 đoạn từ Ninh Phúc (TP Ninh Bình) đến cầu
Điền Hộ dài 27 km với tổng vốn đầu tư hơn hai nghìn tỷ đồng giúp cho tàu cá có chỗ neo
đậu tránh bão và đường liên xã bãi ngang. Dự án nâng cấp đê biển Bình Minh 2 đã bước
sang giai đoạn II, tổng vốn đầu tư gần 70 tỷ đồng và tiếp tục nâng cấp đê Bình Minh III.
Ngoài ra, Sở Khoa học và Công nghệ còn thực hiện dự án "xây dựng mô hình ứng dụng
công nghệ sản xuất ngao giống và cá chẽm tại xã Kim Hải" bước đầu thành công với 10,5
triệu con ngao giống và 2,05 triệu con cá chẽm giống. Với tổng giá trị đầu tư hàng nghìn tỷ
đồng. Đáng chú ý là tỉnh ủy Ninh Bình đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương
thực hiện đề án sửa chữa, xây mới nhà dột nát cho hộ nghèo, gia đình chính sách cấp đất
cho hộ nghèo ở ba xã bãi ngang Kim Đông, Kim Hải, Kim Trung, giúp gần 100 gia đình có
chỗ ở ổn định, bền vững hơn.
17
Theo Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật và trung tâm nghiên cứu biển Hải Phòng
thì quá trình lấn biển của Kim Sơn có tốc độ lớn nhất dải ven biển đồng bằng Sông Hồng
(10-80m/năm) và được xác định là vùng đất mở. Với phương châm lúa lấn cói, cói lấn sú
vẹt, sú vẹt lấn biển. Mặt khác khai thác biển là thế mạnh của Kim Sơn. Vì vậy Kim Sơn đang
quy hoạnh tổng thể cho kinh tế lấn biển để khai thác một cách hợp lý và bảo vệmôi trường
sinh thái vùng bãi bồi ven biển.
Khai thác vùng bờ: Tổng diện tích bãi bồi ngoài đê Bình Minh II là 4.099ha trong đó
diện tích ven đê Bình Minh II nhân dân tự bỏ tiền đắp đầm nuôi trồng thuỷ sản là 821,4ha
chủ yếu vẫn khai thác tựnhieê chưa có sự quy hoạch, vì vận sản xuất hạn chế hiệu quả kinh
tế thấp. Giá trị thu được bình quân hàng năm là 14 tỷ đồng.
Kết hợp với khai thác vùng bờ hàng năm Kím Sơn tiến hành trồng rừng phòng hộ
ven biển, tổng diện tích đất có thể trồng rừng 1700ha, hiện tại đã trồng được 620ha ngoài
vùng đầm tôm với độ tuổi 1-5 tuổi.
Khai thác xa bờ: Khai thác hải sản xa bờ của Kím Sơn là một nghề truyền thống
nhưng do điều kiện kinh tế, cơ chế thay đổi mấy năm gần đây nghề này đang bị mai một.
Hiện tại Kím Sơn chỉ còn 2 HTX đánh cá với 10 tầu công suất từ 130-260 CV, chủ yếu ở
ngư trường Hải Phòng đến Nghệ An, sản lượng bình quân hàng năm 600 tấn các loại. Dự
kiến tiếp tục tăng số tầu đánh cá, góp phần nâng cao sản lượng đánh bắt cá của các HTX.
5.2 Thông tin chung về người được phỏng vấn
Tổng cộng đã có 99 người được phỏng vấn bằng bảng hỏi trong đó:
• Phân chia theo địa phương:
Phần tr ăm s ố ngư ờ i đư ợc p hỏ n g vấn the o từ ng tỉn h
Nam Định
34%
Ninh Bình
25%
Thái Bình
41%
• Phân chia theo giới tính:
18
Phần trăm số người được phỏng vấn theo giới tính
Nam
78%
Nữ
22%
• Phân chia theo chức vụ:
Phần trăm người được phỏng vấn phân theo chức vụ
68%
15%
17%
Cán bộ Cán bộ đoàn thể Người dân
• Phân chia theo độ tuổi:
Phần trăm số người được phỏng vấn theo độ tuổi
19%
77%
4%
Dưới 30 tuổi Từ 30 đến 60 tuổi Trên 60 tuổi
• Phân chia theo cấp quản lý:
19
27%
15%
59%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã
Phần trăm cán bộ được phỏng vấn của từng cấp
5.3 Đánh giá chung về nhận thức của cán bộ, người dân về Khu DTSQ thế
giới nói chung và Khu DTSQ SH nói riêng;
Qua công tác khảo sát và phân tích thống kê các số liệu điều tra phỏng vấn qua bảng hỏi,
hầu hết cán bộ, người dân đều hiểu được “Khu DTSQ thế giới” là danh hiệu quốc tế tuy
nhiên còn rất hạn chế về mức độ hiểu biết các chức năng của Khu DTSQ thế giới, thậm chí
còn có sự nhầm lẫn giữa Khu DTSQ với Khu bảo vệ thiên nhiên, có tới 38% ý kiến cho rằng
Khu DTSQ chỉ có chức năng bảo tồn thiên nhiên. Địa phương có nhiều ý kiến trả lời đúng
nhất về 03 chức năng của Khu DTSQ là tỉnh Thái Bình, có tới 65% câu trả lời đúng so với
tổng số người trả lời phỏng vấn của tỉnh Thái Bình.
Ti vi và báo chí là 02 kênh truyền thông chính tuyên truyền, phổ biến thông tin về Khu DTSQ
SH ở các địa phương, bên cạnh đó còn có các kênh thông tin khác thông qua các cơ quan,
tổ chức như VQG Xuân Thủy, Khu BTTN Tiền Hải, Trung tâm MCD.
Phạm vi Khu DTSQ SH nói chung và vùng lõi Khu DTSQ SH nói riêng đều được đa số
người phỏng vấn hiểu khá rõ, tuy nhiên sự hiểu biết của những người được phỏng vấn về
các giá trị của Khu DTSQ SH còn khá thấp, chỉ có 45% các câu trả lời có sự lựa chọn đầy đủ
và chính xác về 04 đặc điểm đặc trưng của Khu DTSQ SH. Điều này có thể được lý giải rằng
do chưa hiểu rõ về các chức năng của 01 Khu DTSQ thế giới nên dẫn đến việc không xác
định được đầy đủ các giá trị của Khu DTSQ SH. Thêm vào đó việc một số cán bộ, thậm chí
ở cấp lãnh đạo các cơ quan chuyên ngành về tài nguyên môi trường còn thừa nhận rằng chỉ
biết đến Khu DTSQ SH khi tiếp xúc làm việc với đoàn khảo sát đánh giá lần này đã cho thấy
công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Khu DTSQ SH còn rất hạn chế và bất cập,
phạm vi và nội dung tuyên truyền chưa đầy đủ.
Hiểu biết về cấp công nhận Khu DTSQ
4%
10%
3%
83%
Không có câu trả lời Quốc gia Khu vực Quốc tế
20
Hiểu biết về các chức năng của Khu DTSQ
2 chức năng
17%
3 chức năng
41%
Không có câu trả
lời
4%
1 chức năng
38%
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Số người trả lời phỏng vấn
Tivi Phát thanh Báo chí Internet Bản tin nội
bộ của cơ
quan
Nguồn khác
Thông tin về Khu DTSQ SH qua các phương tiện truyền thông
Các hoạt động kinh tế đang diễn ra trong Khu DTSQ SH bao gồm chăn nuôi, trồng trọt, thủy
sản, du lịch và công nghiệp, trong đó nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và trồng lúa được cho là
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong khi hoạt động công nghiệp đem lại hiệu quả ít nhất.
Một số ngành nghề truyền thống khác như chăn nuôi, trồng trọt được cho là chỉ mang lại
hiệu quả trung bình.
Các ý kiến đánh giá về hiệu quả kinh tế đối với hoạt động du lịch tương đối ngang bằng
nhau, chứng tỏ đây là hoạt động mới phát triển ở địa phương và rất có tiềm năng để phát
triển.
Có sự đồng thuận đáng kể về đánh giá các mối đe dọa đối với tài nguyên thiên nhiên giữa
các tỉnh trong Khu DTSQ SH. Vấn đề ô nhiễm môi trường được các người trả lời phỏng vấn
ở cả 03 tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình coi là mối đe dọa nghiêm trọng nhất và việc
phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng lại được cho là gây đe dọa ít nghiêm trọng nhất.
21
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Số người trả lời phỏng vấn
Không có câu
trả lời
1 đặc điểm 02 đặc điểm 03 đặc điểm 04 đặc điểm 05 đặc điểm
Sự hiểu biết về các giá trị của Khu DTSQ SH
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Nuôi
trồng
thủy
sản
Đánh
bắt thủy
sản
Trồng
nấm
Nuôi
ong
Trồng
lúa
Chăn
nuôi gia
súc
Chăn
nuôi gia
cầm
Du lịch Công
nghiệp
Đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh tế trong Khu DTSQ SH
Cao Trung bình Thấp
Vai trò của chính quyền địa phương và cộng đồng người dân địa phương được coi là yếu tố
then chốt trong công tác quản lý Khu DTSQ SH, ý kiến cho rằng vai trò của chính quyền địa
phương và cộng đồng người dân địa phương là rất cần thiết lần lượt là 93% và 81%. Vai trò
của các tổ chức đoàn thể và tổ chức phi chính phủ được đánh giá thấp hơn, điều này phần
nào đã thể hiện rõ tính tự chủ của cán bộ, người dân địa phương trong việc giữ gìn và phát
triển các giá trị của Khu DTSQ SH. Vai trò của người dân địa phương được đánh giá cao
cũng khẳng định sự tham gia của người dân đã, đang và sẽ là cần thiết trong các hoạt động
quản lý. Đây cũng là một điểm khá tiến bộ so với các nơi khác, khi mà cách tiếp cận từ trên
xuống với vai trò quản lý hầu như chỉ thuộc về chính quyền.
22
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Ý kiến trả lời
1
2
3
4
Mức độ nghiêm trọng
Nhận biết về các mối đe dọa
Ô nhiễm môi trường
Khai thác thủy sản không
bền vững
Mở rộng diện tích nuôi trồng
thủy sản
Phát triển các khu du lịch
nghỉ dưỡng
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Chính
quyền địa
phương
Cơ quan
chức năng
Cộng đồng
người dân
Các tổ
chức đoàn
thể
Tổ chức
phi chính
phủ
Vai trò các bên liên quan trong quản lý Khu DTSQ SH
Không cần thiết
Cần thiết
Rất cần thiết
73% số người được phỏng vấn đều đã từng tham gia vào các hoạt động liên quan đến Khu
DTSQ SH và đây là con số tương đối thấp nếu như so sánh với thời gian 6 năm mà Khu
DTSQ SH đã được công nhận và tồn tại cho đến nay. Tuy nhiên số liệu này là tương đối phù
hợp với thực tế khi mà phải sau 04 năm được công nhận, Khu DTSQ SH mới có Ban quản
lý chính thức và tổ chức các hoạt động với sự hỗ trợ của MAB và MCD. Bên cạnh đó có sự
khác nhau tương đối về sự tham gia vào các hoạt động Khu DTSQ SH giữa các tỉnh liên
quan, tỉnh Nam Định đã thể hiện tốt vai trò trưởng ban BQL Khu DTSQ SH, tích cực triển
khai nhiều hoạt động cũng như hỗ trợ, điều phối các địa phương khác trong công tác liên
quan đến quản lý Khu DTSQ SH.
Các hoạt động chính liên quan đến Khu DTSQ SH đã được triển khai và được cán bộ, người
dân tham gia gồm:
• Đón nhận danh hiệu Khu DTSQ SH
• Thúc đẩy cơ chế điều phối liên tỉnh
• Trồng rừng
• Làm sạch bờ biển, thu gom rác thải
• Giao lưu văn nghệ
• Truyền thông GDMT
• Bảo vệ loài
• Tham gia các mô hình kinh tế sinh thái
23
• Tập huấn, hội thảo
• Quảng bá thông qua sản phẩm du lịch
80%
71%
64%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
Nam Định Thái Bình Ninh Bình
Phần trăm số người trả lời phỏng vấn đã từng tham
gia vào các hoạt động liên quan đến Khu DTSQ SH
Với việc địa phương được công nhận là Khu DTSQ thế giới, các cán bộ, người dân các tỉnh
liên quan đều nhận thấy đây là cơ hội cần tận dụng để củng cố và phát triển các thành quả
kinh tế - xã hội đã có, nâng cao đời sống người dân. Những lợi ích chủ yếu được cán bộ,
người dân đề cập đến gồm:
• Phát triển và quảng bá hình ảnh, các sản phẩm của địa phương ở phạm vi quốc gia
và quốc tế
• Thu hút sự đầu tư của chính phủ và các tổ chức bên ngoài
• Tiếp cận sinh kế bền vững
• Nâng cao vị thế các khu bảo vệ có sẵn
• Quy hoạch phát triển bền vững
• Tài nguyên thiên nhiên và môi trường được giữ gìn và phát triển
• Ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu
• Tạo thương hiệu cho các sản phẩm địa phương
5.4 Những khó khăn/thách thức
24
Lĩnh vực Thái Bình Nam Định Ninh Bình Khu DTSQ SH
Cơ sở hạ tầng • Thiếu điện; thiếu nước; thiếu địa
điểm cho nhu cầu vệ sinh cho
khách du lịch; thiếu bến đỗ cho
phương tiện đón/trả khách bằng tàu
thủy
• Các xã bãi ngang ven biển
nghèo
Môi trường • Đốt rơm rạ gây ô nhiễm • Đất NTTS đang chịu tác động
mạnh mẽ của tình trạng xâm
nhập mặn (từ 14-16 o\oo tăng lên
24-27o\oo)
Công tác quản
lý
• Khu
BTTN Tiền
Hải chưa có
quy hoạch
• Quản lý
các dự án
đầu tư cho
Khu BTTN
Tiền Hải
còn nhiều
bất cập
• Sự phối hợp chưa hiệu quả giữa
UBND cấp huyện với các ban
ngành chức năng (ví dụ như vấn đề
đất đai; đê điều)
• Ranh giới VQG Xuân Thủy trên
thực địa chưa rõ ràng
• Sự tham gia của Sở NN&PTNT
còn rất yếu
• Sự điều phối đa ngành chưa tốt
• Chồng chéo trong quy hoạch
phát triển đê điều với trồng rừng
ngập mặn
• Trái ngược trong
việc quy hoạch vị trí
đặt bãi xử lý rác thải
dọc sông Hồng của
Nam Định và Thái
Bình
• Sự tham gia kiêm
nhiệm của cấp lãnh
đạo các địa phương
trong quản lý Khu
DTSQ SH