Tải bản đầy đủ (.doc) (163 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại các công ty sản xuất than khoáng sản, Tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.34 MB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI
CÁC CƠNG TY SẢN XUẤT
THAN KHỐNG SẢN, TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Luật Kinh tế

BÙI VŨ NGHĨA

Hà Nội, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI
CÁC CƠNG TY SẢN XUẤT
THAN KHỐNG SẢN, TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 820329
Họ và tên học viên: Bùi Vũ Nghĩa
Người hướng dẫn:TS. Hoàng Thị Minh Hằng

Hà Nội, 2022




MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài..........................................................................3
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi........................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước............................................................5
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................8
4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................8
4.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................8
6. Kết quả nghiên cứu.......................................................................................9
7. Kết cấu Luận văn..........................................................................................9
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.......................11
1.1. Ô nhiễm môi trường và thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường..................11
1.2. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm
môi trường....................................................................................................... 13
1.2.1. Khái niệm..............................................Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Đặc điểm............................................................................................... 16
1.3. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của pháp luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường............................................................... 18
1.3.1. Khái niệm.............................................................................................. 19
1.3.2. Đặc trưng...............................................................................................20
1.3.3. Vai trò của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm
môi trường....................................................................................................... 21

1.3.4. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về bồi thường thiệt hại
do hành vi gây ô nhiễm môi trường tại Việt Nam...........................................23
1.3.4.1. Giai đoạn trước năm 2005.................................................................23
1.3.4.2. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay.........................................................26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC
TIỄN TUÂN THỦ PHÁP LUẬT TẠI CÁC CƠNG TY SẢN XUẤT THAN
KHỐNG SẢN, TỈNH QUẢNG NINH.........................................................33
2.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây
ô nhiễm môi trường.........................................................................................33


2.1.1. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm
môi trường....................................................................................................... 33
2.1.2. Quy định về chủ thể tham gia quan hệ bồi thường thiệt hại..................36
2.1.3. Quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại........................................41
2.1.4. Quy định về thiệt hại được bồi thường và xác định thiệt hại do gây ô
nhiễm môi trường............................................................................................ 44
2.1.5. Quy định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại...................................50
2.1.6. Quy định về phương thức yêu cầu bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp
gây ô nhiễm môi trường.................................................................................. 53
2.1.7. Quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hành vi gây ô nhiễm môi trường......................................................................55
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô
nhiễm môi trường tại các công ty sản xuất than khoáng sản, tỉnh Quảng
Ninh………..................................................................................................... 57
2.1.1. Giới thiệu về các cơng ty sản xuất than khống sản tại tỉnh Quảng Ninh
......................................................................................................................... 57
2.2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây

ô nhiễm mơi trường tại các cơng ty sản xuất than khống sản tại tỉnh Quảng
Ninh………….................................................................................................61
2.2.2.1 Thành tựu............................................................................................ 61
2.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân.....................................................................63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................73
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG
CAO HIỆU QUẢ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC
TIỄN TẠI CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT THAN KHOÁNG SẢN, TỈNH
QUẢNG NINH................................................................................................74
3.1. Sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bồi
thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường...................................... 74
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm môi trường từ thực tiễn thực hiện pháp luật tại các công ty sản xuất than
tỉnh Quảng Ninh..............................................................................................77
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật...................................... 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................94
KẾT LUẬN.....................................................................................................95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 97
PHỤ LỤC..................................................................................................... 104


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy
và trung thực.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

BÙI VŨ NGHĨA



LỜI CẢM ƠN
Trong q trình làm Luận văn, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám
hiệu, các thầy cô Khoa Luật Trường Đại học Ngoại Thương đã giúp đỡ tôi
trong q trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất đến Tiến sĩ Hoàng Thị Minh Hằng vì đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập và hồn thành Luận văn một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS

:

Bộ luật Dân sự

BTTH

:

Bồi thường thiệt hại

TKV

:

Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam



DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1. Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công
nghiệp (kg).......................................................Error! Bookmark not defined.


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mơi trường và bảo vệ môi trường hiện đang là vấn đề trọng điểm, nhận
được sự quan tâm của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Ơ nhiễm mơi
trường không chỉ là vấn đề riêng của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang
phát triển như Việt Nam mà cịn là vấn đề chung của tồn thế giới.1 Với xu thế
hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam đã có những bước phát triển sâu rộng về
kinh tế; vấn đề bảo vệ môi trường với sự ra đời của Luật Bảo vệ Môi trường
năm 2020 cũng được đề cao và chú trọng hơn. Là một trong những tỉnh thành
giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là than đá với trữ lượng lớn nhất, chiếm
90% trữ lượng than của cả nước 2, những hiện trạng về ô nhiễm môi trường tại
tỉnh Quảng Ninh đã và đang diễn ra sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng mơi trường và cuộc sống của người dân trong tỉnh nếu như không xử lý
được chất thải do khai thác than khoáng sản gây ra.
Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh luôn chú trọng đến yêu cầu bảo vệ
môi trường, luôn chỉ đạo các sở, địa phương tăng cường công tác quản lý,
giám sát các chỉ số môi trường thông qua hệ thống trạm quan trắc môi trường
tự động tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ơ nhiễm môi
trường, nhất là các doanh nghiệp khai thác và sản xuất than, loại tài nguyên có
trữ lượng lớn nhất và là thế mạnh của tỉnh này từ trước đến nay.3 Tuy nhiên,
các mỏ khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang xả thải ra hơn 100
triệu m3 nước thải/năm.4 Nước thải này chứa nhiều kim loại nặng, các chất độc
hại, chất đối
1


Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), tình trạng ơ nhiễm mơi trường hiện nay đang diễn ra ở khắp nơi trên thế
giới đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển.
Thanh Lịch (2020), Thông điệp từ thiên nhiên “hãy bảo vệ môi trường!”, truy cập 5/5/2022.
2 Văn Hữu Tập (2015), Khai thác than tác động đến môi trường, truy cập ngày 1/5/2022.
3 Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (2020), Tiềm năng ngành khoáng sản ở Việt Nam, 14743.html#:~:text=Hi%E1%BB%87n%20nay%2C%20than
%20%C4%91%C3%A1%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng
%20ph%C3%A2n%20b%E1%BB%91%20ch%E1%BB%A7,tr%E1%BB%8Dng%20%C4%91%E1%BB%83%20ph%C
3%A1t%20tri%E1%BB%83n%20kinh%20t%E1%BA%BF%20%C4%91%E1%BA%A5t%20n%C6%B0%E1%BB%9B
c., truy cập ngày 5/5/2022.
4 Hiểu Trân (2021), Khắc phục ô nhiễm môi trường trong sản xuất than, />
1


moi-truong-trong-san-xuat-than-2916507.html, truy cập ngày 3/5/2022.

2


nguy hại, nếu không xử lý tốt sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhân dân địa phương. Điển hình nhất gần
đây là sự việc Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp nguy hại của Công ty Môi
trường TKV - nhà máy xử lý chất thải nguy hại đầu tiên của Tập đồn Cơng
nghiệp Than - Khống sản Việt Nam (TKV) xây dựng tại tỉnh Quảng Ninh, đặt
tại thôn Tân Tiến, xã Dương Huy (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) - gây ô
nhiễm môi trường, dẫn đến một phần người dân nơi đây gặp vấn đề về hô hấp
và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân5.
Bên cạnh đó, nước thải cơng nghiệp của ngành than thải ra gây ô
nhiễm nguồn nước mặt, ảnh hưởng đến hệ thống sông suối, hồ vùng ven biển.
Đối với nguồn nước ngầm, đào moong và khai thác đã làm suy thoái, cạn kiệt,

nguồn nước ô nhiễm các tầng chứa nước ngọt như một số hồ thủy lợi ở vùng
Đông Triều bị chua hóa làm ảnh hưởng đến chất lượng nước phục vụ sản xuất
nơng nghiệp6. Mặt khác, mơi trường khơng khí các khu vực khai thác than
khống sản bị ơ nhiễm do bụi, khí độc, khí nổ và tiếng ồn, nổi bật tại các khu
vực Cẩm Phả, ng Bí, Mạo Khê và các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà
Trung, Hà Tu, Hà Phong – Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Hàm lượng
bụi tại các khu vực khai thác, chế biến than đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ
1,2 - 5,2 lần; tại khu dân cư lân cận vượt tiêu chuẩn cho phép 3,3 lần. 7 Thực
trạng này đang nhấn một hồi chuông cảnh tỉnh đến việc thực hiện kinh doanh
cùng với yêu cầu bảo vệ môi trường cấp thiết tại địa phương này.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường là loại
trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hình thành giữa các chủ thể, trong đó
người có hành vi trái với quy định của pháp luật môi trường mà gây thiệt hại
phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Qua các văn bản pháp luật
ghi nhận
5 Thanh

Thảo, Minh Đức (2018), Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp nguy hại – TKV xả khí
thải “tra tấn” người dân, chính quyền có thấu?, thaicong-nghiep-nguy-hai-tkv-xa-khi-thai-tra-tan-nguoi-dan-chinh-quyen-co-thau/ , truy cập ngày 3/5/2022.
6 Nguyễn Thị Huệ (2016), “Giải pháp bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020,” Tạp
chí Mơi trường, số 10, Hà Nội, tr.80.
7 Nguyễn Thị Huệ (2016), “Giải pháp bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020,” Tạp

3


chí Mơi trường, số 10, Hà Nội, tr.83.

4



trách nhiệm này từ xưa đến nay cho thấy quy định về bồi thường thiệt hại
ngồi hợp đồng cũng có sự khác nhau về cách thức bồi thường, mức độ bồi
thường, cách xác định thiệt hại cũng như việc xác định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại (xem thêm phần 1.4.4). Tuy nhiên trên thực tế để xác định được trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của người có hành vi gây thiệt hại là rất khó khăn,
nó liên quan nhiều đến các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại,
xác định thiệt hại, đặc biệt việc xác định thiệt hại về tinh thần, xác định lỗi của
người gây thiệt hại và hệ thống pháp luật về cơ chế giải quyết xung đột, tranh
chấp mơi trường cịn tồn tại rất nhiều lỗ hổng đáng lo ngại làm ảnh hưởng tới
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Điển hình là những bất cập về nghĩa vụ
chứng minh, về giám định môi trường8…
Do vậy, nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường, thu hút các dự án
đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
tiên tiến xử lý nước thải, tăng cường thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải khu
công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh và phương tiện tàu thuyền hoạt
động trên biển, góp phần bảo vệ mơi trường trong q trình khai thác tài
ngun khống sản và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và
doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường, học viên lựa chọn đề tài “Trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn tại các cơng ty sản xuất than khống sản, Tỉnh Quảng Ninh” làm
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và việc ban hành thực thi pháp luật về bảo vệ môi
trường đã và đang được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Trong
đó, các nhà làm khoa học và những người làm công tác lý luận cũng đã nghiên
cứu những vấn đề này ở nhiều khía cạnh góc độ khác nhau. Thời gian qua đã

8 Nguyễn


Văn Hậu (2016), Thách thức trong cơng tác tư pháp môi trường ở Việt Nam và kiến nghị,
/>
5


nghi_48_29703_1.html, truy cập 10/6/2022.

6


một số cơng trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu về pháp luật về bảo vệ mơi
trường nói chung và pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ơ
nhiễm mơi trường nói riêng dưới các góc độ sau:
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Các cơng trình nghiên cứu về môi trường và trách nhiệm môi trường ở
nước ngoài, chẳng hạn:
Ấn phẩm “Compendium of summaries of judicial decisions in
environment related cases” do Chương trình Mơi trường Hợp tác Nam Á
(SACEP) và Chương trình Mơi trường của Liên Hợp quốc (UNEP) xuất bản
năm 2001 đã tổng hợp các quyết định của tịa án trong các vụ có liên quan đến
mơi trường, góp phần đáp ứng nhu cầu thơng tin về lĩnh vực luật môi trường
của các thẩm phán và các bên liên quan pháp lý khác, nhất là ở các nước đang
phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi.
Báo cáo “Liability for environmental damage in Eastern Europe,
Caucasus and Central Asia (EECCA): Implementation of good international
practices” (2012) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trình bày
một phân tích so sánh giữa các khái niệm và các chế độ hiện có về trách nhiệm
đối với thiệt hại môi trường ở các nước OECD, các nước Đông Âu, Caucasus
và Trung Á (EECCA)9; Nêu những tổng quan về các cách tiếp cận chính đối

với trách nhiệm môi trường ở các nước OECD, chủ yếu dựa trên việc phân tích
các hệ thống pháp luật và thực tiễn ở Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu, được
chuẩn bị bởi Ban Thư ký Lực lượng Đặc nhiệm của chương trình Hành động
Mơi trường EAP (OECD, 2009) và đánh giá các thực tiễn thực hiện tại
EECCA trong lĩnh vực này do Trung tâm Môi trường Khu vực EECCA thực
hiện (REC, 2011).
Luận văn “Problem of proof and causation in environmental litigation in
Nigeria” (2015) của tác giả Hassan Abiodun Mazeedah, Đại học Lagos,
9 Đông

Âu, Caucasus và Trung Á (EECCA), là một khối các quốc gia bao gồm Armenia, Azerbaijan, Belarus, Georgia,
Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Liên bang Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraine và Uzbekistan.

7


Nigeria nghiên cứu về những nguyên nhân của thách thức chứng minh thiệt hại
môi trường và các biện pháp khắc phục trong q trình u cầu bồi thường
thơng qua kiện tụng ở Nigeria, qua các đạo luật chung và đạo luật cụ thể và từ
đó đưa ra các giải pháp khắc phục hạn chế của pháp luật về chứng minh thiệt
hại ở Nigeria.
Bài trích “Laws Regulating Water Pollution in Bangladesh” (2019) của
nhóm tác giả Md. Arifuzzaman, Mohammad Abdul Hannan, Md. Redwanur
Rahman, Md. Atiqur Rahman đã nghiên cứu đánh giá các luật môi trường hiện
hành điều chỉnh ô nhiễm nước và thực tiễn ở Bangladesh và đưa ra một giải
pháp toàn diện cho các vấn đề thông qua các thay đổi chế độ quản lý và thể
chế tốt hơn cũng như áp dụng phù hợp cùng với các đề xuất về các biện pháp
quản lý hiệu quả để kiểm sốt ơ nhiễm nước trong nước.
Bài trích “Liability for Pollution in Vedan Vietnam Case” (2017) của tác
giả Alexandre Nikolaevich Chitov, trích trong Tạp chí Khoa học Xã hội Pháp

y, Đại học Chiang Mai, số 1, nghiên cứu đã xem xét vụ ô nhiễm mơi trường
mang tính bước ngoặt của Việt Nam do một nhà đầu tư nước ngoài, Vedan Việt
Nam, gây ra. Tác giả xem xét các chế định khác nhau về trách nhiệm môi
trường theo quy định pháp luật Việt Nam trong bối cảnh của trường hợp này
dưới góc độ pháp luật hình sự, pháp luật hành chính và pháp luật dân sự.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Các cơng trình nghiên cứu về mơi trường và trách nhiệm mơi trường ở
trong nước, chẳng hạn:
Bài viết “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường”
(2002) của tác giả Phạm Hữu Nghị, trích trong Tạp chí Khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội, tập XVIII, đề cập các quy định về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường; chủ thể chịu trách nhiệm và điều kiện
phát sinh trách nhiệm do gây ô nhiễm môi trường; các tiêu chí xác định ơ
nhiễm và phương pháp xác định thiệt hại để tính mức bồi thường thiệt hại do
hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra.
8


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường “Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên tại Việt Nam” (2007),
Trường Đại học Luật Hà Nội đã làm rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên, làm cơ
sở cho việc hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường “Pháp luật môi trường trong
kinh doanh” của Trường Đại học Luật Hà Nội (2011) của Trường Đại học Luật
Hà Nội do tác giả Vũ Thị Duyên Thuỷ làm chủ nhiệm đề tài, đã làm sáng tỏ
những vấn đề chung về pháp luật môi trường trong kinh doanh, đánh giá thực
trạng pháp luật môi trường trong kinh doanh và đưa ra các giải pháp giúp bảo
vệ có hiệu quả môi trường sống của con người khi các chủ thể tiến hành hoạt

động kinh doanh.
Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Bùi Kim Hiếu (2015) về đề tài
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra
tại Việt Nam hiện nay” đã nghiên cứu lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do gây ô nhiễm môi trường và pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do gây ô nhiễm mơi trường; đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng pháp
luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây
ô nhiễm môi trường gây ra để từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm sửa đổi, bổ
sung pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường
lúc bấy giờ.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trên đây đã nghiên cứu đề cập
đến các khía cạnh liên quan đến pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc trách
nhiệm môi trường cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm
môi trường. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có rất ít cơng trình khoa
học nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường
theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2014, đặc biệt là trong những năm
gần đây khi tốc độ phát triển du lịch của Quảng Ninh đang có những bước
nhảy vọt, chưa kể đến cơng trình nghiên cứu dựa trên Luật Bảo vệ Môi trường
9


năm 2020.

10


Tuy nhiên, các cơng trình đã cơng bố ở trên sẽ là nguồn tư liệu tham khảo có
giá trị để nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu đề tài của mình trong khn
khổ Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế.
Vì vậy, nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần đánh giá thực trạng pháp

luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường tại các
công ty sản xuất than khoáng sản, Tỉnh Quảng Ninh trong thời điểm hiện tại,
từ đó đưa ra phương hướng hồn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại môi
trường và nâng cao hiệu quả chấp hành pháp luật tại các doanh nghiệp này
trong thời gian tới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận và
thực tiễn pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm mơi
trường trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá từ thực tiễn tại các công ty
sản xuất than khống sản, Tỉnh Quảng Ninh; từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường tại các cơng ty sản xuất than
khống sản, Tỉnh Quảng Ninh.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, Luận văn xác định các nhiệm vụ cụ
thể như sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do gây ơ nhiễm mơi trường;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và việc thực thi pháp luật về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm mơi trường tại các cơng ty sản xuất
than khống sản, Tỉnh Quảng Ninh trong thời gian gần đây, từ đó, làm rõ
những ưu điểm, bất cập và nguyên nhân dẫn đến những bất cập, tồn tại;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi
trường tại các cơng ty sản xuất than khống sản, Tỉnh Quảng Ninh trong thời
gian tới.
11


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và nội dung của pháp luật về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường, thực tiễn thực hiện
pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường tại
các công ty sản xuất than khoáng sản, Tỉnh Quảng Ninh và các giải pháp khoa
học liên quan đến lĩnh vực này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Trong khuôn khổ Luận văn, tác giả nghiên cứu vấn đề
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường tại các công ty sản
xuất than khống sản, Tỉnh Quảng Ninh dưới góc độ pháp luật dân sự và pháp
luật kinh tế. Cụ thể, Luận văn phân tích thực trạng pháp luật về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường chủ yếu dựa trên Bộ luật Dân
sự, Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản
pháp luật liên quan.
- Về phạm vi theo không gian: Luận văn tập trung làm rõ thưc trạng tuân
thủ pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường
tại các công ty sản xuất than khoáng sản, Tỉnh Quảng Ninh.
- Về phạm vi theo thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn
thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường tại các
công ty sản xuất than khoáng sản, Tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2016 –
2021, cụ thể giai đoạn này chịu sự ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19
và là quá trình thực hiện nhiệm kỳ 2016 -2021 vừa qua thể hiện sự gắn liền với
thực tiễn tuân thủ pháp luật.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với
tính chất và yêu cầu của đề tài như:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: việc phân tích các quy định của
pháp luật, đánh giá thực trạng và tìm ra nguyên nhân tồn tại để làm căn cứ đưa
ra các

12



kết luận tại mỗi chương; từ đó kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả thực thi pháp pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
gây ô nhiễm môi trường tại các công ty sản xuất than khoáng sản, Tỉnh Quảng
Ninh.
+ Phương pháp nghiên cứu tình huống: phân tích các vụ việc trong thực
tiễn có liên quan để chứng minh cho những bất cập của pháp luật khi thi hành
và đánh giá việc tuân thủ pháp luật trong thực tiễn.
+ Phương pháp diễn dịch, quy nạp: được sử dụng để phân tích và khái
quát các khía cạnh lý luận và nội dung đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật;
+ Phương pháp phân tích và giải thích luật học: làm sáng tỏ quy định
pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ơ nhiễm mơi
trường.
6. Kết quả nghiên cứu
Luận văn đóng góp cơ sở lý luận về pháp luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong hoạt động khai
thác than khoáng sản tại tỉnh Quảng Ninh.
Luận văn đánh giá thực trạng và nguyên nhân bất cập trong thực hiện
pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động khai thác than
khoáng sản ở tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây.
Luận văn góp phần khẳng định yêu cầu thực tiễn phải thực hiện pháp
Luật Bảo vệ Môi trường trong hoạt động khai thác than khống sản có hiệu
quả để đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với cân bằng môi trường sinh
thái, nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế xanh và
nâng cao chất lượng cuộc sống của con người ở tỉnh Quảng Ninh.
Là tài liệu tham khảo trong việc tổng kết thực tiễn đề xuất giải pháp bảo
đảm thực hiện pháp Luật Bảo vệ Môi trường trong hoạt động khai thác than
khống sản.
7. Kết cấu Luận văn

Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn gồm 03 chương, cụ thể như sau:
13


Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
gây ô nhiễm môi trường
Chương 2: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
gây ô nhiễm môi trường và thực tiễn tuân thủ pháp luật tại các cơng ty sản xuất
than khống sản, tỉnh Quảng Ninh
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tuân thủ
pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm mơi trường tại
các cơng ty sản xuất than khống sản, tỉnh Quảng Ninh

14


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
gây ơ nhiễm mơi trường
1.1.1. Khái niệm
Mơi trường có vai trò rất quan trọng trong đảm bảo sự tồn tại và phát
triển sự sống của con người, nền kinh tế của mỗi quốc gia và cả nhân loại, bởi
lẽ môi trường không chỉ cung cấp nguồn tài nguyên đầu vào cho sản xuất, sinh
hoạt mà còn là nơi chứa và hấp thụ phế thải sản xuất, sinh hoạt do con người
thải ra trong quá trình sinh sống và phát triển đất nước. Hiện nay, nhiều loại tài
nguyên môi trường như: đất, nước, khơng khí, rừng... đã bị ơ nhiễm trầm
trọng, gây tác động xấu đối với đời sống và xã hội do hệ lụy từ hành vi thiếu
suy nghĩ của con người đã gây hại đến môi trường. Vậy ơ nhiễm mơi trường là

gì?
Ơ nhiễm mơi trường là hiện tượng thay đổi tính chất của các thành phần
mơi trường theo hướng tiêu cực. Dưới góc độ sinh học, khái niệm ơ nhiễm mơi
trường chỉ tình trạng của mơi trường trong đó những chỉ số hóa học, lý học của
mơi trường bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi có ảnh hưởng tới đời sống của
con người và sinh vật. Dưới góc độ kinh tế học, ơ nhiễm mơi trường là sự thay
đổi khơng có lợi cho mơi trường sống về các tính chất vật lý, hóa học, sinh
học, mà qua đó có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khỏe con người
và sinh vật10. Ví dụ: đất bị nhiễm kim loại nặng, nước bị nhiễm axit, khơng khí
bị nhiễm bụi,...
Dưới góc độ pháp lý, tại khoản 12, Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường năm
2020 thì “ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học
của thành phần mơi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường,
tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và
tự nhiên”. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy định bắt buộc áp dụng mức

15


10 Trường

Đại học Luật Hà Nội 2006, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.59

16


giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ơ nhiễm
có trong ngun liệu, nhiên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, chất
thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 11.

Tiêu chuẩn môi trường là quy định tự nguyện áp dụng mức giới hạn của thông
số về chất lượng mơi trường, hàm lượng của chất ơ nhiễm có trong chất thải,
các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ
chức cơng bố theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật12. Cơ quan có thẩm quyền ban hành những quy chuẩn kỹ thuật môi
trường, tiêu chuẩn môi trường để từ đó xác định những biến đổi của môi
trường được coi là ô nhiễm môi trường. Chẳng hạn, khi mơi trường khơng khí
ở một khu vực tại Hà Nội có giá trị CO lớn hơn 30.000 µg/m³/giờ hay tổng bụi
lơ lửng (TSP) vượt q 300 µg/m³/giờ13 thì khơng khí đó bị ơ nhiễm.
Những khái niệm ơ nhiễm mơi trường nêu trên đều đề cập đến sự biến
đổi của các thành phần mơi trường (đất, nước, khơng khí, âm thanh, ánh sáng,
sinh vật và các hình thái vật chất khác...) theo chiều hướng xấu, vượt quá
ngưỡng (quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường) được quy định theo pháp luật, gây
ảnh hưởng bất lợi cho con người và sinh vật. Sự biến đổi của các thành phần
mơi trường này có thể do biến đổi bất thường của tự nhiên hoặc do hoạt động
của con người làm phát sinh chất gây ô nhiễm (là chất hoặc các yếu tố vật lý
khi xuất hiện trong mơi trường thì làm cho mơi trường bị ô nhiễm), nhưng
phần lớn sự biến đổi của các thành phần môi trường là do hoạt động của con
người gây ra. Từ đó, có thể hiểu ơ nhiễm mơi trường là hiện tượng thay đổi
tính chất của các thành phần mơi trường (đất, nước, khơng khí...) theo hướng
tiêu cực, khơng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi
trường được pháp luật quy định gây hại đến con người và sinh vật. Ơ nhiễm
mơi trường bao

11

Khoản 10 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2020
Khoản 11 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2020
13 QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khơng khí xung quanh, Bộ TNMT, Thông tư số
12


17


×