Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.96 KB, 17 trang )

A- ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình hình thành và phát triển, con người luôn biết dựa
vào thiên nhiên, tác động, khai thác thiên nhiên để duy trì sự sống và phát
triển. Tuy nhiên trong quá trình khai thác và sử dụng thiên nhiên, con
người đã làm cho môi trường thiên nhiên bị cạn kiệt và ô nhiễm nặng nề.
Thiệt hại về môi trường là những thiệt hại có tính nghiêm trọng. Là bộ luật
gốc điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội nên Bộ luật dân sự 2005 có quy
định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường tại Điều 624. Luật
bảo vệ môi trường năm 2005 cũng đã cụ thể hóa nguyên tắc “người gây ô
nhiễm phải trả tiền” và là một hành lang pháp lý để chúng ta có thể bảo vệ
cuộc sống của mình. Vấn đề môi trường luôn là vấn đề nóng trong xã hội
vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta. Bài luận của em sau
đây xin được bàn về: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm
môi trường”.
1
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. QUAN NIỆM VÀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI DO LÀM Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG.
1. Quan niệm về thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.
Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường quy định:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và sinh vật”.
Ô nhiễm môi trường được hiểu là sự biến đổi của các thành phần
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sinh vật và con người.
Ở các quốc gia có những cách hiểu về thiệt hại do làm ô nhiễm, suy
thoái môi trường không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, xét một cách
tổng quát, quan niệm về thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường có thể được
chia thành hai nhóm:
- Thứ nhất, thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường bao gồm những
thiệt hại đối với các yếu tố môi trường tự nhiên như hệ động thực vật, đất,


nước, không khí…
Thiệt hại đối với các yếu tố môi trường tự nhiên là sự suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường. Thiệt hại ấy xảy ra khi:
• Chất lượng của các yếu tố môi trường sau khi bị tác động thấp hơn
so với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường;
2
• Lượng tài nguyên bị khai thác, sử dụng lớn hơn lượng được khôi
phục (đối với tài nguyên tái tạo) hoặc lớn hơn lượng thay thế (đối với tài
nguyên không tái tạo được);
• Lượng chất thải thải vào môi trường lớn hơn khả năng tự phân
hủy, tự làm sạch của chúng.
- Thứ hai, thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường không chỉ bao gồm
những thiật hại đối với các yếu tố môi trường tự nhiên, mà còn bao gồm cả
những thiệt hại đối với sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Tại Việt Nam, sau khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được ban
hành, thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xác định theo quan niệm
thứ hai.
2. Xác định thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.
Thiệt hại là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Tuy
nhiên, việc xác định thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là một vấn đề
không đơn giản bởi các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do
làm ô nhiễm môi trường nói riêng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
nói chung là những quy định mang tính định tính chứ không định lượng cụ
thể.
Muốn xác định thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, trước hết cần
phải làm rõ:
- Thành phần môi trường được xác định thiệt hại: Thiệt hại đối với
môi trường tự nhiên được hiểu là thiệt hại đối với tất cả các yếu tố vật chất
tạo thành môi trường, như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh

vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. Tuy nhiên, việc xác định
3
thiệt hại đối với tất cả các thành phần môi trường nêu trên là điều khó được
thực hiện hoàn toàn chính xác.
- Mức độ thiệt hại được xác định. Chúng ta cần phải vận dụng
phương pháp suy đoán lôgíc, theo đó nếu một thành phần môi trường bị ô
nhiễm ở các mức có ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt
nghiêm trọng thì cũng có nghĩa là thành phần môi trường đó đã bị sự suy
giảm tương ứng về chức năng, tính hữu ích của nó. Tương tự như vậy,
cũng có thể xác định các cấp độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi
trường căn cứ vào các mức độ suy thoái môi trường.
- Các căn cứ để xác định mức độ thiệt hại: Khoản 2 Điều 131 Luật
Bảo vệ môi trường quy định về việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường
bị suy giảm chức năng, tính hữu ích:
“a) Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng;
b) Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm;
c) Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng
lõi và vùng đệm.”
- Các căn cứ để tính toán thiệt hại: Khoản 4 Điều 131 Luật Bảo vệ
môi trường quy định về việc tính toán chi phí thiệt hại về môi trường:
“a) Tính toán chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm
chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường;
b) Tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường;
c) Tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại;
d) Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan;
4
đ) Tuỳ điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện pháp
quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính toán chi phí thiệt hại về
môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về

môi trường.”
Trong số các căn cứ trên thì căn cứ vào “chi phí xử lý, cải tạo, phục
hồi môi trường” và “chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại”
được xem là có tính khả thi trong việc xác định thiệt hại, cũng như cho
việc áp dụng trách nhiệm bồi thường. Các căn cứ còn lại còn khá mơ hồ và
khó áp dụng trong điều kiện hiện tại của Việt Nam.
Chương trình môi trường Liên Hiệp quốc năm 2000 đã nghiên cứu
và chỉ ra các cách thức xác định thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, đó
là:
- Thứ nhất: Việc xác định giá trị tổn thất đối với môi trường được
thực hiện bởi Tòa án hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường. Trong
trường hợp không thể định lượng được chính xác những tổn thất thì thiệt
hại sẽ được ấn định bằng một khoản tiền hợp lý có tính đến mức độ
nghiêm trọng của sự thiếu cẩn trọng của con người, chi phí phục hồi và
những lợi nhuận mà những người làm hại môi trường có được.
- Thứ hai: Xác định thiệt hại theo phương thức quy ra một khoản
tiền cố định.
- Thứ ba: Giao cho các viên chức hành chính hoặc chính quyền địa
phương xác định thiệt hại.
- Thứ tư: Các phương thức đánh giá khác, điển hình là phương pháp
Koch.
5
II. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG.
Người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường những tổn thất
gây ra đối với môi trường. Trách nhiệm này trước hết được hiểu là trách
nhiệm đối với cộng đồng, với xã hội của người gây hại cho môi trường vì
họ đã xâm hại tới các điều kiện sống chung của con người. Tiếp đến là
trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân cụ thể là nạn nhân của sự xâm hại
đó, thể hiện qua việc bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe, tài

sản của người bị hại.
1. Một số quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.
- Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được pháp luật ghi
nhận lần đầu tiên tại Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Bộ luật đưa ra
những nguyên tắc về bảo vệ môi trường như:
• Bảo đảm quyền con người sống trong môi trường trong lành;
• Nhà nước thống nhất quản lý việc bảo vệ môi trường;
• Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững;
• Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân;
• Sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền và trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên…
Như vậy theo Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 thì tổ chức, cá nhân
nào gây tổn hại cho môi trường do hoạt động của mình thì phải bồi thường
thiệt hại theo quy định của Ủy ban nhân dân địa phương và cơ quan quản
lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
6

×