Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong khu công nghiệp - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.48 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------o0o---------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Ngành: Luật kinh tế

TRỊNH VĂN NAM

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107

Họ và tên học viên: Trịnh Văn Nam
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Thư


Hà Nội - 2022


i
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................ viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN.................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KHU CƠNG NGHIỆP......10
1.1. Khái qt về trách nhiệm bảo vệ mơi trường của doanh nghiệp trong
khu công nghiệp.............................................................................................10
1.1.1. Khái niệm liên quan đến trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh
nghiệp
trong
khu
công
nghiệp
10
1.1.2. Đặc điểm pháp luật về trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh
nghiệp
trong
khu
cơng
nghiệp
12

1.2. Lịch sử hình thành pháp luật về trách nhiệm bảo vệ môi trường của
doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp..........................................................13
1.2.1. Lịch sử hình thành pháp luật về trách nhiệm bảo vệ mơi trường của
doanh
nghiệp
trong
khu
cơng
nghiệp
trên
thế
giới
13
1.2.2. Lịch sử hình thành pháp luật về trách nhiệm bảo vệ môi trường của
doanh
nghiệp
trong
khu
công
nghiệp

Việt
Nam
14
1.3. Một số nội dung cơ bản pháp luật về trách nhiệm bảo vệ môi trường
của doanh nghiệp trong khu công nghiệp...................................................15
1.3.1. Một số quy định của pháp luật điều chỉnh trong giai đoạn chuẩn bị
đầu

xây

dựng
dự
án
khu
công
nghiệp
17
1.3.2. Một số quy định pháp luật điều chỉnh trong giai đoạn triển khai xây
dựng
dự
án
khu
công
nghiệp
18
1.3.3. Một quy định pháp luật điều chỉnh trong giai đoạn đưa khu công
nghiệp
đi
vào
hoạt
động
20
KẾT LUẬN CHƯƠNG I.............................................................................. 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC


ii
THI PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA
DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 24

2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ môi trường
của doanh nghiệp trong khu công nghiệp................................................... 24
2.1.1. Quy định liên quan đến trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh
nghiệp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án khu công
nghiệp……..
24
2.1.2. Quy định liên quan đến trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh
nghiệp trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án khu công nghiệp
27
2.1.3. Quy định liên quan đến trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh
nghiệp trong giai đoạn khu công nghiệp đi vào hoạt động 32
2.1.4. Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ môi
trường
của
doanh
nghiệp
trong
khu
công
nghiệp
38
2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ môi
trường của doanh nghiệp trong khu công nghiệp......................................48
2.2.1. Thực tiễn thực thi pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ môi
trường của doanh nghiệp trong khu công nghiệp của cơ quan nhà nước có
thẩm
quyền
49
2.2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ môi
trường

của
chủ
đầu

dự
án
khu
công
nghiệp
56
2.2.3. Thực tiễn thực thi pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ môi
trường của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu
công
nghiệp
61
KẾT LUẬN CHƯƠNG II.............................................................................65
CHƯƠNG III. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG
NGHIỆP......................................................................................................... 66
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ
môi trường của doanh nghiệp trong khu công nghiệp...............................66
3.2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về trách
nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp 70
3.2.1. Hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch


iii
KCN………..
70

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống và nâng cao hiệu quả thực hiện công tác đánh
giá tác động môi trường tại giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án khu
cơng
nghiệp
71
3.2.2. Hồn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm bảo vệ môi trường của
doanh nghiệp trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án khu cơng
nghiệp…………
71
3.2.3. Hồn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm bảo vệ môi trường của
doanh nghiệp trong giai đoạn trong giai đoạn khu công nghiệp đi vào hoạt
động……..
71

3.3.1. Giải pháp nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh
nghiệp trong khu công nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
……………72
3.3.2. Giải pháp nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh
nghiệp
trong
khu
công
nghiệp
76
KẾT LUẬN CHƯƠNG III........................................................................... 80
KẾT LUẬN.................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………..82


iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm của riêng cá
nhân, không sao chép lại của người khác. Trong toàn bộ nội dung của luận văn,
những điều được trình bày hoặc là của cá nhân hoặc là được tổng hợp từ nhiều
nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích
dẫn hợp pháp.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy
định cho lời cam đoan của mình.
NGƯỜI CAM ĐOAN

Trịnh Văn Nam


v
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian tiến hành triển khai nghiên cứu, tác giả cũng đã hoàn thành
nội dung luận văn “Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ môi trường của
doanh nghiệp trong khu công nghiệp - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện”.
Luận văn được hoàn thành không chỉ là công sức của bản thân tác giả mà cịn có sự
giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, với tình cảm trân trọng nhất, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc đến TS. Nguyễn Minh Thư, người trực tiếp hướng dẫn cho luận văn này.
Cô đã dành cho tác giả nhiều thời gian, tâm sức, cho tác giả nhiều ý kiến, nhận xét
quý giá, giúp luận văn của tác giả được hoàn thiện hơn về mặt nội dung và hình
thức. Cơ cũng đã ln quan tâm, động viên, nhắc nhở kịp thời để tác giả có thể hoàn
thành luận văn đúng tiến độ.
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Ngoại thương, tác giả
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, các thầy cơ giáo đã hướng dẫn
nhiệt tình, giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt q

trình học tập, nghiên cứu hồn thiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

KCN

Khu công nghiệp

QLNN

Quản lí nhà nước

XLNT

Xử lý nước thải

Luật BVMT năm 2020

Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14

Luật BVMT năm 2014

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13


UBND

Ủy ban nhân dân

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Nghị định

KT-XH

Kinh tế - Xã hội


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ phân bố KCN tại các vùng trên cả nước.....................................50
Biểu đồ 2.2. Số lượng KCN đi vào hoạt động giai đoạn 2015 – 2020.....................50
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ KCN đang hoạt động có hệ thống XLNT tập trung....................59
Biểu đồ 2.4. Diễn biến giá trị thông số TSP gần các KCN giai đoạn 2015 – 2020. .63
Biểu đồ 2.5. Diễn biến giá trị thơng số SO2 trung bình các đợt quan trắc trong năm
tại các khu vực gần các KCN giai đoạn 2015 - 2020...............................................64


viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Tên luận văn: Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ môi trường của
doanh nghiệp trong khu công nghiệp - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện
Luận văn đã đạt được các kết quả chính sau:
Tại chương I, căn cứ quy định pháp luật liên quan của một số nước trên thế
giới và tại Việt Nam, luận văn hệ thống hóa một cách tổng quan lý luận chung pháp
luật về trách nhiệm BVMT trong KCN của doanh nghiệp từ các khái niệm liên
quan, đặc điểm đến cội nguồn hình thành của pháp luật về trách nhiệm BVMT của
doanh nghiệp trong KCN. Một số quy định pháp luật của một số nước trên thế giới
về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN theo tiến trình 3 giai đoạn:
chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án KCN; triển khai xây dựng dự án KCN; đưa KCN đi
vào hoạt động cũng được tác giả dẫn chứng để làm nền tảng lý luận trình bày các
chương sau.
Tại chương II, luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp
luật Việt Nam về trách nhiệm BVMT trong KCN theo quy định tại Luật BVMT năm
2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành theo tiến trình 03 giai đoạn hình thành,
phát triển của KCN. Từ đó tác giả cũng đã đưa ra một số đánh giá riêng về những
kết quả đạt được và những điểm còn hạn chế của quy định pháp luật Việt Nam về
trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN. Đồng thời với việc tìm hiểu thực
trạng quy định pháp luật, tác giả cũng dẫn chứng các số liệu thực tế liên quan đến
thực tiễn thực thi quy định này của các chủ thể liên quan.
Tại chương III, căn cứ vào chương II và thực tế thực hiện, tác giả đã đưa ra
một số định hướng, kiến nghị và một số giải pháp để hoàn thiện quy định của pháp
luật cũng như việc nâng cao việc thực thi quy định pháp luật Việt Nam về trách
nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN trên thực tế, một số các giải pháp mới,
sáng tạo, thiết thực, có học hỏi các cách thức của một số nước trên thế giới đã được
tác giả trình bày tại chương III. Từ đó, góp phần khắc phục các điểm hạn chế đã
trình bày ở chương II và nâng cao hơn nữa việc thực thi pháp luật về trách nhiệm
BVMT của doanh nghiệp trong KCN tại Việt Nam thời gian tới.



9
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn tồn cầu hóa hiện nay, khi nền kinh tế mỗi nước cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học cơng nghệ thì vấn đề BVMT càng trở nên quan trọng và cấp
thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt là vấn đề BVMT tại các KCN. KCN được coi là mơ hình
phát triển theo xu thế là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ
thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hịa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế
- xã hội - mơi trường. Theo đó, việc xây dựng KCN có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong vấn
đề quy hoạch BVMT.
Để nâng cao BVMT tại KCN thì bên cạnh quy định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, thì chế định pháp luật về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong
KCN được đặt ra. Việc phối hợp trong việc thực hiện trách nhiệm BVMT của doanh
nghiệp và cơ quan nhà nước là điều tối quan trọng và cần thiết để đảm bảo việc BVMT tại
KCN.
Trước đây, do chưa có đủ nhận thức về tầm quan trọng cũng như trách nhiệm BVMT
của doanh nghiệp trong KCN dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường tại KCN ngày càng diễn
ra trầm trọng và luôn là điểm nóng quan tâm của thị trường. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, đến hết năm 2021, toàn quốc có 398 KCN được thành lập với tổng diện tích tự
nhiên hơn 123,5 nghìn ha và tình hình vi phạm pháp luật về trách nhiệm BVMT của các
doanh nghiệp trong KCN diễn biến hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi khó lường,
nhiều vụ án vi phạm môi trường nghiêm trọng như: Dự án Nhà máy Giấy Lee & Man (Hậu
Giang) tiềm ẩn nhiều nguy cơ “bức tử” sông Hậu.
Thực tế là như vậy nhưng quy định pháp luật về trách nhiệm BVMT của doanh
nghiệp thời kỳ trước còn còn chưa rõ ràng, đầy đủ, rải rác, chắp vá, không tương đồng ở
nhiều văn bản pháp luật khác nhau dẫn đến gây khó hiểu cho doanh nghiệp trong việc thực
hiện trách nhiệm BVMT của mình, đồng thời chính các cơ quan quản lý nhà nước trong
lĩnh vực môi trường tại KCN chưa thực sự chủ động, thiếu phương tiện, cán bộ BVMT dẫn
đến vi phạm trách nhiệm và tình trạng ơ nhiễm mơi trường trầm trọng tại KCN.

Tuy nhiên, ngày 17/11/2020 sự ra đời của Luật BVMT năm 2020, có hiệu lực từ đầu
năm 2022 với nhiều nội dung mang tính đột phá được đánh giá là sẽ thay đổi cục diện vấn
đề BVMT tại KCN trước đây. Luật BVMT năm 2020 được đánh giá dễ hiểu, đầy đủ, rõ
ràng, cắt giảm thủ tục hành chính với nhiều nội dung tân tiến liên quan trực tiếp đến trách
nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN như: mở rộng đối tượng phải lập báo cáo đánh


giá tác động môi trường, các quy định về xây10dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật BVMT KCN;
việc xử lý chất thải tập trung KCN; vấn đề công khai thông tin mơi trường, vấn đề tích hợp
nhiều loại giấy phép về một giấy phép môi trường… và các văn bản dưới Luật hướng dẫn
chi tiết về công tác BVMT trong KCN đã thực sự có tác động rất mạnh mẽ đến việc thực
thi và nhận thức pháp luật về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN.
Với thực tế mới được ban hành và có nhiều quy định đột phá như vậy, tuy nhiên quy
định về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN tại Luật BVMT năm 2020 lại
chưa có nhiều bài viết nghiên cứu, tổng hợp, phân tích quy định của pháp luật về vấn đề
này, cũng như các bài viết để đánh giá quy định pháp luật mới ban hành so với quy định
pháp luật thời kỳ trước và sự tiệm cận của các quy định này với pháp luật trên thế giới và
các nghiên cứu về thực trạng thực thi trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN để
doanh nghiệp và cơ quan nhà nước có thể tham khảo, vận dụng trên thực tế. Vì vậy xuất
phát từ tình hình trên, tác giả chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ môi
trường của doanh nghiệp trong khu công nghiệp - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện”
làm Luận văn thạc sĩ với mong muốn góp một phần nhỏ để làm rõ hơn các trách nhiệm
BVMT của doanh nghiệp trong KCN trên cả nước.

2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam vấn đề nghiên cứu về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong các
KCN đã được đề cập đến từ những năm đầu khi các KCN bắt đầu phát triển ở nước ta. Dựa
trên thực tế phát triển của các KCN và khung quy định của pháp luật Việt Nam về trách
nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong các KCN, mộtsố cơng trình nghiên cứu liên quan

đề tài này cũng dần được quan tâm và hướng đến, tác giả có thể kể đến như sau:
Năm 2001 Cuốn sách “Tiến tới kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước về BVMT ở Việt
Nam” được xuất bản lần đầu bởi Giáo sư Phạm Minh Hạc. Cuốn sách đề cập đến một số
khái niệm cơ bản, quan trọng về BVMT.
Cuốn “Môi trường kinh tế” của Ths. Bùi Văn Quyết - Học viện Tài chính làm nhà
xuất bản Tài Chính 2008. Tác giả đi sâu nghiên cứu với mục tiêu làm thế nào để khai thác,
sử dụng một cách tốt nhất môi trường, tài nguyên trong các hoạt động kinh tế - xã hội mà
vẫn đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm, suy thối.
Ngồi ra, hàng năm cịn có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khác từ các luận văn, luận
án về vấn đề trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN tiêu biểu như:


11 luật bảo vệ môi trường trong các khu công
(1) Phạm Thị Hoài Thu, Thực hiện pháp
nghiệp từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa, Luận án tiến Viện Hàn lâm khoa học và xã hội Việt
Nam, Hà Nội năm 2020.

(2) Đoàn Thái Dương, Thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu cơng
nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021.

(3) Nguyễn Tố Uyên, Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công
nghiệp tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hải
Dương, năm 2021.
Các cơng trình trên đã đánh giá đúng thực trạng áp dụng các quy định pháp luật, chỉ
ra những tồn tại, hạn chế, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Từ đó đề
ra các giải pháp nhằm nâng cao ý thức thực hiện, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
của pháp luật về BVMT trong KCN. Kết quả các nghiên cứu cho thấy, nhiều doanh nghiệp
đã bị điều tra xử lý do vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của
doanh nghiệp quá kém, vì lợi nhuận và những lợi ích trước mắt mà khơng thực hiện tốt

cơng tác bảo vệ mơi trường.

2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Trên thế giới có thể điểm qua một số cơng trình liên quan vấn đề trách nhiệm BVMT
của doanh nghiệp trong KCN tiêu biểu như sau:

(1) “Ding Hao Liu, 2021. On the Application of BOT Mode in Environmental
Protection and Pollution Abatement in Industrial Parks.”
Việc nghiên cứu chỉ ra việc áp dụng hình thức BOT BVMT và giảm thiểu ơ nhiễm
trong KCN là cần thiết và khả thi. Ngoài ra, nghiên cứu cũng phân tích các điều kiện tiên
quyết để thực hiện hình thức BOT BVMT và giảm thiểu ơ nhiễm trong KCN. Cuối cùng,
bài báo đưa ra các biện pháp đối phó để thực hiện hình thức BOT BVMT và giảm thiểu ô
nhiễm trong KCN.

(2) “Gyula Zilahy, 2008. The environmental activities of industrial park
organisations in Hungary”.
KCN và các hình thức tập hợp cơng nghiệp khác khơng chỉ đóng vai trị ngày càng
lớn trong phát triển kinh tế mà cịn có thể góp phần thực hiện các nguyên tắc phát triển bền
vững. Bài nghiên cứu này, xem xét các hoạt động và động cơ môi trường của các tổ chức
sở hữu trí tuệ này và đưa ra các đề xuất cho sự phát triển của họ trong tương lai. Bài nghiên


cứu tập trung vào quản lý môi trường trong 12
KCN và đặc biệt là việc thực hiện các nguyên
tắc sản xuất sạch hơn và sinh thái công nghiệp, hệ thống quản lý môi trường và truyền
thông bền vững.

(3) “Jozica Knez-Riedl, University of Maribor, 2008. The development of
environmental responsibility amongst Slovenian SMEs”.
Nghiên cứu chỉ ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Slovenia đang phải đối mặt với

các yêu cầu ngày càng tăng về trách nhiệm giải trình liên quan đến hoạt động môi trường
và xã hội. Để xác định xem các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Slovenia có trách nhiệm với
môi trường như thế nào, trong giai đoạn ngay trước khi gia nhập EU (vào tháng 5 năm
2004), một số khía cạnh trong hệ thống quản lý mơi trường của họ đã được điều tra. Các
phát hiện trong bài nghiên cứu cung cấp một số hiểu biết sâu sắc về sự phức tạp của trách
nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường.

(4) “Jurgis Kazimieras Staniškis, 2016. Progress in the Process of Sustainable
Industrial Development in Lithuania”.
Bài nghiên cứu thể hiện vai trị của ngành cơng nghiệp trong q trình phát triển bền
vững. Để cho phép đánh giá sự tiến bộ trong q trình phát triển cơng nghiệp bền vững,
các hoạt động thực tế do các doanh nghiệp thực hiện góp phần đạt được các mục tiêu về
môi trường, kinh tế và xã hội được nêu rõ và mô tả trong bài nghiên cứu. Việc đánh giá thể
hiện rõ những xu hướng phát triển cơng nghiệp tích cực trên cả ba khía cạnh của phát triển
bền vững. Việc áp dụng các biện pháp phát triển cơng nghiệp bền vững đã góp phần làm
tăng hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của ngành công nghiệp.

(5) “Craig M. Parker, 2009. A Review of Interventions to Encourage SMEs to Make
Environmental Improvements”.
Bài nghiên cứu chỉ ra thực trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận quan
trọng của nền kinh tế thế giới nhưng chịu trách nhiệm về khoảng 60% tổng lượng khí thải
carbon dioxide và 70% ơ nhiễm.
Bài nghiên cứu đã phân loại các mức độ cam kết môi trường khác nhau được quan
sát trong các doanh nghiệp và phát triển một lựa chọn hoặc “bộ công cụ” các chiến lược
can thiệp có thể được triển khai trong từng loại hình doanh nghiệp.
Từ các bài nghiên cứu trên, tác giả sẽ dùng làm tư liệu tham khảo để có thể đưa ra
được những kiến nghị, giải pháp tối ưu làm hoàn thiện hơn pháp luật về trách nhiệm
BVMT của doanh nghiệp trong KCN tại Việt Nam



3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

13

3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá thực trạng thực tiễn thực hiện pháp luật
về bảo vệ môi trường ở các KCN, luận văn đề xuất các quan điểmvà giải pháp nhằm bảo
đảm thực hiện pháp luật về BVMT ở các KCN trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. Xác định
những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm
BVMT của doanh nghiệp trong KCN - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện
Thứ hai: Phân tích các quy định của pháp luật về trách nhiệm BVMT của doanh
nghiệp trong các KCN.
Thứ ba: Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện các quy định pháp luật về trách
nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong các KCN trong tình hình hiện nay. Từ đó, rút ra các
nhận xét về những ưu điểm, hạn chế; phân tích những nguyên nhân của kết quả và hạn chế.
Đây là cơ sở thực tiễn để đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm trách nhiệm BVMT
của doanh nghiệp trong KCN.
Thứ tư: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng trách nhiệm BVMT của doanh
nghiệp trong KCN, luận văn đề xuất các quan điểm, giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật
BVMT trong các KCN ở Việt Nam hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu luận văn
Luận văn nghiên cứu pháp luật Việt Nam về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp
trong KCN.


4.2. Phạm vi nghiên cứu luận văn
- Về phạm vi nội dung nghiên cứu đề tài: Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận
về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp nói chung và quy định pháp luật, thực trạng pháp
luật và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp
trong KCN theo các tiến trình: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng KCN; giai đoạn triển
khai xây dựng KCN; giai đoạn KCN đi vào hoạt động.


14
- Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề về trách nhiệm
BVMT của doanh nghiệp trong KCN tại Việt Nam.

- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu các vấn đề trách nhiệm BVMT của
doanh nghiệp tại KCN thời điểm năm 2015 năm trở lại đây.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nội dung nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận là những quan điểm
chủ nghĩa Mác – Lênin về duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ
Chí Minh; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước, pháp luật về môi trường,
BVMT và thực hiện pháp luật BVMT.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, q
trình nghiên cứu luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể trong khoa học
xã hội như phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp logic; hệ thống hóa; tiếp cận đa
ngành; liên ngành, thống kê, so sánh… phù hợp cho từng chương, cụ thể:
Chương I: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa để
làm rõ các vấn đề lý luận về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN.

Chương II: Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp tổng hợp,
phương pháp phân tích, phương pháp logic, phương pháp tiếp cận đa ngành – liên ngành
để làm rõ trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN
Chương III: Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp
logic, phương pháp tiếp cận đa ngành – liên ngành để đưa ra một số giải pháp về trách
nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN trong thời gian tới.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn là cơng trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về về
trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN và có những đóng góp mới chủ yếu sau
đây:
Thứ nhất, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong
KCN như khái niệm, đặc điểm, vai trị, nội dung, hình thức; điều kiện bảo đảm trách nhiệm
BVMT của doanh nghiệp trong KCN.


15ưu điểm, hạn chế đối với việc thực hiện về
Thứ hai, phân tích, nhận định, đánh giá
trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN, chỉ ra nguyên nhân của các kết quả ưu
điểm và tồn tại, hạn chế.
Thứ ba, đề xuất các quan điểm, giải pháp chung và riêng nhằm bảo đảm về trách
nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN trong thời gian tới.

6.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Luận văn có ý nghĩa khoa học trong việc làm rõ hơn dưới góc độ luật học những
vấn đề lý luận về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN, góp phần làm phong
phú và hồn thiện hơn nhận thức lý luận về thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN.
Qua đó, luận văn góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức và các chủ
thể thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN một cách chủ động, tích cực.


- Luận văn góp phần bổ sung, hồn thiện lý luận về trách nhiệm BVMT của doanh
nghiệp trong KCN. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các địa phương về
việc thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu
giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học về thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện
pháp luật BVMT nói riêng, đặc biệt là mơi trường trong các KCN hiện nay ở nước ta.
Về mặt thực tiễn, luận văn là cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây
dựng pháp luật; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật có liên quan
đến trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN chưa hoàn thiện. Đồng thời, kết quả
nghiên cứu của luận văn còn là cơ sở để các cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp và cá nhân xây
dựng và áp dụng các biện pháp thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN có hiệu quả
trong thời gian tới.

7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
Chương I: Lý luận chung về trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong
khu công nghiệp.
Chương II: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về trách nhiệm
BVMT của doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp tại Việt Nam
Chương III: Hồn thiện pháp luật Việt Nam và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật
về trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong khu công nghiệp.


16

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA
DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP

1.1. Khái quát về trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong khu công
nghiệp


1.1.1. Khái niệm liên quan đến trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong
khu công nghiệp
Bảo vệ và cải thiện môi trường là vấn đề lớn ảnh hưởng đến cuộc sống của một quốc
gia và phát triển kinh tế trên tồn thế giới, đó là khao khát của các dân tộc trên thế giới. Do
đó, BVMT khơng phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm chung của tất cả từ cá
nhân, tổ chức và Chính phủ, trong đó liên quan đến trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp
được coi là nhân tố chủ động ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác BVMT.
Tác giả đi từ khái niệm liên quan chung nhất là BVMT, đầu tiên là khái niệm BVMT
tại Luật BVMT năm 2020 quy định hoạt động BVMT là hoạt động phòng ngừa, hạn chế
tác động xấu đến mơi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối mơi
trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng
sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu” (Luật BVMT năm 2020). Từ đó tác giả có thể
hiểu BVMT là bảo vệ chất lượng mơi trường nói chung, đồng thời bảo vệ chất lượng của
từng thành phần môi trường như bảo vệ đất, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đa dạng sinh học. BVMT hiểu chung là cải thiện, bảo vệ và duy
trì chất lượng của mơi trường (Dỗn Hồng Nhung, 2017).
Pháp luật giữ vai trị đặc biệt quan trọng trong việc BVMT, chính con người trong
q trình khai thác các yếu tố trong mơi trường đã làm mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm
và các hệ lụy khác. Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi
khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường; quy định các chế tài hình sự, hành chính
để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ. Đồng thời pháp luật cịn quyết định
các tiêu chuẩn mơi trường.
Tiếp theo đó là khái niệm trách nhiệm BVMT, nhìn từ góc độ pháp luật quốc tế, trách
nhiệm BVMT của doanh nghiệp nói chung trong các KCN ln được đề cập ở nhiều góc
nhìn đa dạng:

- Ở Nhật Bản, trách nhiệm BVMT của các chủ thể trong KCN được quy định cụ thể
ở đạo luật quản lý chất thải năm 1970. Cụ thể với chất thải công nghiệp, luật quy định
trách nhiệm của các nhà máy trong việc quản lý và xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải

một cách hợp lý. Luật quy định rõ rằng các doanh nghiệp có liên quan phải chịu trách


17nhiệm phục hồi môi trường ô nhiễm từ việc
nhiệm về việc xử lý chất thải và phải có trách
thải bỏ. Các doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất ra của
họ phải ở dạng dễ thải bỏ, cũng như xem việc giảm thiểu chất thải bằng cách tái chế chất
thải và xử lý trung gian (cơ quan mơi trường). Có thể nhận thấy rằng ngành công nghiệp
Nhật Bản đã nghiêm túc xem xét các ngun nhân gây ơ nhiễm cũng như chính phủ Nhật
Bản cũng đã nỗ lực hết sức để phát triển công nghệ chống ơ nhiễm. Từ đó, các biện pháp
chống ơ nhiễm đã được đưa ra. Các biện pháp pháp lý về trách nhiệm BVMT là một trong
những biện pháp nói trên đã góp phần quan trọng vào việc giảm ơ nhiễm môi trường trong
các KCN ở Nhật Bản (Qu Geping, 1992).

- Ở Trung Quốc, trách nhiệm BVMT trong các KCN được chú trọng đặc biệt từ
những năm 1990 khi hàng nghìn khu kinh tế và KCN bắt đầu được đăng ký xây dựng dẫn
đến việc chiếm dụng đất nông nghiệp nghiêm trọng, hủy hoại sinh thái và ô nhiễm môi
trường. Để giải quyết những vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân
toàn quốc đã xúc tiến quá trình xây dựng pháp luật về BVMT và sinh thái. Trong giai đoạn
này, thực tiễn cơ bản để kiểm sốt tổng lượng ơ nhiễm thải ra là kiểm sốt chặt chẽ việc
phát thải chất ơ nhiễm mới của các dự án KCN được triển khai. Trách nhiệm bảo vệ mơi
trường được thể hiện ở việc kiểm sốt tất cả các chất ô nhiễm bổ sung do các dự án KCN
mới triển khai thải ra phải được xử lý tương xứng với việc giảm các nguồn ô nhiễm khác
trong cùng KCN (Qu Geping, 1992).

-

Theo quy định của pháp luật Thái Lan, trách nhiệm BVMT theo các quy định của Đạo

luật Nhà máy, Đạo luật Chất lượng Môi trường Quốc gia, một đạo luật dựa trên nghiên cứu

về tác động lên mơi trường, theo đó trách nhiệm BVMT được hiểulà các biện pháp
nghiêm ngặt khác nhau được các cơ quan liên quan đưa ra để thực hiện theo dõi, kiểm tra
và đánh giá hoạt động trong trường hợp nhà máy bị phát hiện vi phạm hoặc không tuân
thủ các yêu cầu hoặc điều kiện do cơ quan có thẩm quyền quy định (Qu Geping, 1992).
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể định nghĩa: Pháp luật về trách nhiệm
BVMT của doanh nghiệp trong KCN là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp sinh trong quá trình
khai thác, sử dụng các yếu tố của môi trường để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp. Là những công việc mà pháp luật quy định các doanh nghiệp phải
làm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật những hành vi của mình.

1.1.2. Đặc điểm pháp luật về trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong
khu công nghiệp
Từ khái niệm pháp luật về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN nêu


18 BVMT của doanh nghiệp trong KCN có
trên, tác giả nhận thấy pháp luật về trách nhiệm
một số đặc điểm nổi bật sau:

- Thứ nhất, pháp luật về trách nhiệm BVMT trong KCN được gắn liền với nghĩa vụ
của các chủ thể trong KCN như chủ đầu tư dự án KCN, người điều hành nhà máy, chủ
doanh nghiệp. Các chủ thể này có trách nhiệm áp dụng phương án, biện pháp quản lý, kỹ
thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố mơi trường, ứng phó với sự cố môi
trường.

- Thứ hai, pháp luật về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN tập trung
vào nhóm các công việc thuộc về nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình
đầu tư, phát triển, vận hành dự án KCN nhằm đảm bảo môi trường trong KCN được an
toàn, trong lành, phát huy tác dụng của KCN là nơi sản xuất tập trung, tránh ô nhiễm ra các

khu dân cư xung quanh.

- Thứ ba, có hình thức thể hiện phong phú, gồm các văn bản luật và các văn bản
dưới luật do nhiều cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

1.2. Lịch sử hình thành pháp luật về trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh
nghiệp trong khu cơng nghiệp

1.2.1. Lịch sử hình thành pháp luật về trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh
nghiệp trong khu cơng nghiệp trên thế giới
Muốn hiểu lịch sử hình thành trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN tác
giả bắt đầu từ sự hình thành ý thức về BVMT, người Hy Lạp cổ đại là những người đầu
tiên phát triển triết học môi trường, và họ được theo sau bởi các nền văn minh lớn khác
như Ấn Độ và Trung Quốc. Sau đó, mối quan tâm đến mơi trường ngày càng gia tăng do
nhận thức về khủng hoảng sinh thái ngày càng tăng, Club of Rome - một tổ chức tư vấn
được coi là trong những tổ chức đầu tiên cảnh báo thế giới về sự nguy hiểm của dân số quá
đông và ô nhiễm trong báo cáo giới hạn để tăng trưởng. Phong trào môi trường hiện đại bắt
đầu từ những năm 1960 khi những lo ngại về tác động tiêu cực của con người đối với môi
trường bắt đầu gia tăng. Trước những lo ngại này, các chính phủ trên thế giới bắt đầu thơng
qua luật BVMT, ví dụ như ở Hoa Kỳ, Cơ quan BVMT (EPA) được thành lập vào năm
1970.
Trong những ngày đầu của chủ nghĩa BVMT, người ta nghĩ rằng cách tốt nhất để bảo
vệ thiên nhiên là dành ra những khu vực mà con người sẽ không làm xáo trộn môi trường 1,
từ đó các KCN lần lượt ra đời, đầu tiên là năm 1896 KCN đầu tiên trên thế giới được
1

Nhóm tác
giả,
Bài
viết:

Environmental Protection,
truy
cập
từ
trang
web: ngày truy cập ngày 20/6/2022


19 Anh với tư cách là một doanh nghiệp tư
thành ở Trafford Park Thành phố Manchester
nhân, đến năm 1899 Pháp có 230 vùng cơng nghiệp, Anh có 55 KCN và Cannada có 21
vùng cơng nghiệp. Ở Châu Á, Singapore là quốc gia thành lập KCN đầu tiên vào năm
1951, đến năm 1954 Malaysia cũng chuẩn bị thành lập KCN và cho đến thập kỷ 90 đã có
12 KCN, Ấn Độ bắt đầu thành lập KCN từ năm 1955 và đến năm 1959 đã có 705 KCN.
Bên cạnh những thành cơng rất lớn trong việc sử dụng các hình thức KCN để phát
triển kinh tế của quốc gia thì quá trình hoạt động của các KCN cũng đặt ra những thách
thức vơ cùng to lớn, đó là ơ nhiễm mơi trường do q trình sản xuất cơng nghiệp gây ra. Ơ
nhiễm công nghiệp dần chiếm khoảng 70% tổng ô nhiễm môitrường, và lĩnh vực sản xuất
công nghiệp đã trở thành một trong những ngun nhân chính gây suy thối mơi trường
trong q trình sản xuất kinh tế. Theo đó trách nhiệm BVMT trong KCN được chú trọng
như một vấn đề hết sức quan trọng của các quốc gia và các quốc gia lần lượt ban hành ra
các văn bản pháp luật liên quan đến các chính sách về BVMT trong KCN. Các quy định
này có thể riêng biệt hoặc nằm trong các đạo luật về môi trường tùy từng nước.

1.2.2. Lịch sử hình thành pháp luật về trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh
nghiệp trong khu công nghiệp ở Việt Nam
Đối với nước ta, vấn đề BVMT trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển KCN
đã được Đảng, Nhà nước quan tâm và đề cập đến ngay từ những năm đầu hình thành, phát
triển KCN.
Trước năm 1986: Giai đoạn này luật môi trường với tư cách là lĩnh vực riêng chưa

xuất hiện. Trong thời kỳ này chúng ta khó có thể tìm thấy văn bản pháp luật riêng nào về
vấn đề môi trường. Đáng chú ý nhất trong giai đoạn này là việc coi BVMT là hiến định
theo Điều 36 Hiến pháp năm 1980 quy định.
Sau năm 1986: khủng hoảng kinh tế xã hội cuối những năm 70 và đầu những năm 80
đã dẫn đến những cuộc cải cách kinh tế sâu sắc bằng việc xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp
và chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc chuyển nền
kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi nhiều lĩnh vực của đời sổng
kinh tế xã hội.
Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bảo vệ mơi trường
ln được Đảng và Nhà nước coi trọng. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 và tiếp theo
là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng cường cơng tác bảo
vệ mơi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đưa ra những định
hướng rất quan trọng, trong đó nhấn mạnh các đơ thị, các KCN phải thực hiện tốt phương
án xử lý chất thải, ưu tiên xử lý chất thải độc hại. Nghị quyết Đại hội IX một lần nữa khẳng


định: “Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh 20
tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường
theo hướng phát triển bền vững”. Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2006-2010 được Đại hội Đảng X thông qua đã nhấn mạnh vai trị của bảo vệ
mơitrường trong phát triển KCN bằng mục tiêu hết sức cụ thể: “Năm 2010, tất cả các khu
cơng nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải.”. Hàng năm, chỉ tiêu tỷ lệ các KCN
có trạm xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn là một trong những chỉ tiêu kinh tế - xã hội
quan trọng, được Quốc hội và nhân dân quan tâm, đánh giá.
Quốc hội lần lượt ban hành các đạo luật về BVMT để điều chỉnh vấn đề BVMT trên
cả nước, cụ thể là sự ra đời của Luật BVMT năm 1993 và Luật BVMT năm 2005, Luật
BVMT năm 2014 và đặc biệt là sự ra đời của Luật BVMT năm 2020 với nhiều quy định cụ
thể về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN. Các Nghị định, Thông tư hướng
dẫn thi hành luật, quy định xử lý vi phạm cũng được ban hành, sửa đổi kịp thời để nâng
cao trách nhiệm thực hiện pháp luật môi trường.


1.3. Một số nội dung cơ bản pháp luật về trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh
nghiệp trong khu công nghiệp
Các đạo luật quy định về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN được thể
hiện trong nhiều khía cạnh khác nhau. Có nhiều nội dung tuân thủ theo các quy định về
trách nhiệm BVMT nói chung, có nhiều nội dung mang tính đặc thù của riêng doanh
nghiệp trong KCN phụ thuộc vào đặc trưng môi trường và hệ thống quản lý của mỗi quốc
gia.
Ở Nhật Bản, các quy định pháp luật về trách nhiệm BVMT trong các KCN được quy
định xuyên suốt thông qua 3 nguyên tắc về BVMT trong đó có ngun tắc: các phước lành
của mơi trường nên được hưởng bởi thế hệ hiện tại và kế tục cho các thế hệ tương lai, một
xã hội bền vững cần được tạo ra nơi giảm thiểu tải trọng môi trường do các hoạt động của
con người gây ra, và Nhật Bản nên đóng góp tích cực vào việc bảo tồn mơi trường tồn cầu
thơng qua hợp tác quốc tế. Từ những nguyên tắc này, Chính phủ Nhật Bản đã thiết lập các
chính sách như xem xét mơi trường trong xây dựng chính sách, xây dựng kế hoạch mơi
trường cơ bản mơ tả các định hướng của chính sách môi trường dài hạn, đánh giá tác động
môi trường cho các dự án phát triển KCN, các biện pháp kinh tế để khuyến khích các hoạt
động giảm tải trọng mơi trường, cải thiện cơ sở hạ tầng xã hội như hệ thống thốt nước,
phương tiện giao thơng, v.v., thúc đẩy các hoạt động mơi trường của các tập đồn,người
dân và các tổ chức phi chính phủ, giáo dục mơi trường, cung cấp thông tin, quảng bá khoa
học và công nghệ.2
Ở Malaysia, để ngăn chặn những thiệt hại của cộng đồng đối với chất lượng của môi


trường hoặc để ngăn chặn những mối nguy 21
hiểm về sức khỏe, cơ quan có thẩm quyền có
thể từ chối việc gia hạn giấy phép hoặc trong trường hợp nghiêm trọng hơn, đình chỉ hoạt
động nhà máy hoặc đình chỉ giấy phép, hoặc thu hồi giấy phép theo quy định của đạo luật.
Đối với nhà máy có đặc quyền khuyến khích đầu tư, một số đặc quyền có thể bị thu hồi
theo đạo luật xúc tiến đầu tư, điều này có thể ảnh hưởng đến việc đầu tư và hoạt động của

nhà máy đó. Ngồi ra, chủ doanh nghiệp điều hành nhà máy vi phạm có thể phải đối mặt
với án tù theo quy định của các luật có liên quan, chẳng hạn như trong Đạo luật nhà máy.3
Ngoài ra, ở Myanmar Luật KCN được Quốc hội Liên bang Myanmar ban hành ngày
26 tháng 5 năm 2020. Luật gồm 75 điều chia thành 20 chương được ban hành nhằm đảm
bảo sự phát triển bền vững của khoảng 60 Luật KCN trên cả nước. Dự kiến, Luật KCN sẽ
cải thiện việc quản lý các KCN vốn chưa được quản lý tốt trước đây. Về môi trường, luật
đã quy định trách nhiệm xử lý chất thải, theo đó nhà đầu tư tự bố trí để xử lý chất thải hợp
lý nếu KCN khơng có hệ thống xử lý chất thải tập thể. Ngoài ra, nhà đầu tư phải đảm bảo
việc kinh doanh của mình tn thủ các đánh giá tác động mơi trường do KCN thực hiện.4
Dựa theo quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về trách nhiệm BVMT
của doanh nghiệp trong KCN, tác giả sẽ vận dụng mơ hình tiếp cận quy định pháp luật về
trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN theo tiến trình xây dựng, hoàn thiện,
phát triển của KCN. Việc phân chia nghiên cứu trên sẽ giúp tác giả dễ dàng trình bày được
tổng quát, đầy đủ, khoa học và chi tiết quy định của pháp luật một số nước trên thế về trách
nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN, đây cũng là nền tảng để tác giả trình bày các
phần về sau. Theo đó tiến trình xây dựng, hồn thiện, phát triển của KCN gồm 3 tiến trình
cơ bản, bao gồm:
2 Trang web:
truy
cập ngày 20/6/2022
3 Nhóm tác giả, Bài viết: Laws for Industrial Pollution Protection: HUSCAP, Truy cập từ
trang web: eprints.lib.hokudai.ac.jp, ngày 20/6/2022
4 Nhóm tác giả, Bài viết: Myanmar enacts Industrial Zone Law including provisions on
environmental pollution, truy cập từ trang web, ngày truy cập 20/6/2020


22
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án KCN;
- Giai đoạn triển khai xây dựng dự án KCN;
- Giai đoạn đưa KCN đi vào hoạt động.

Dưới đây là tổng hợp của tác giả về quy định pháp luật một số nước trên thế giới về
trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN theo tiến trình hoạt động của KCN như
sau:

1.3.1. Một số quy định của pháp luật điều chỉnh trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây
dựng dự án khu công nghiệp
Chuẩn bị đầu tư dự án KCN là bước đầu tiên trong quá trình triển khai dự án, đó là
q trình cá nhân, tổ chức bỏ vốn đầu tư xây dựng chuẩn bị và thực hiện một số công việc
bước đầu theo quy định của từng nước để khảo sát, lập đề án dự án, xem xét về tính khả thi
để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng dự án KCN và thực hiện các công việc cần thiết
khác liên quan đến chuẩn bị dự án.
Giống như Việt Nam, một số nước trên thế giới cũng có quy định về đánh giá tác
động mơi trường trong giai đoạn bắt đầu triển khai đầu tư dự án KCN. Theo Đạo luật Môi
trường mới trở thành luật vào năm 2021 của Vương quốc Anh có quy định về đánh giá môi
trường với một số quy định thể hiện trách nhiệm nổi bật của doanh nghiệp trong công tác
này như sau:

- Đối với các dự án yêu cầu đánh giá tác động môi trường, phải thực hiện xác định
phạm vi được thực hiện sớm trong giai đoạn lập kế hoạch của dự án. Điều này cho phép dự
án trở thành được thiết kế để tránh hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường
và tạo cơ hội để đưa các cải thiện tích cực về mơi trường vào dự án.

- Tư vấn sớm với tất cả các bên quan tâm, bao gồm cả cơ quan môi trường, là một
phần thiết yếu của việc xác định phạm vi và trách nhiệm của doanh nghiệp.

- Nếu một dự án không yêu cầu đánh giá tác động môi trường theo luật Đánh giá tác
động mơi trường nó có thể được khuyến khích (và trong một số các trường hợp cần thiết)
để thực hiện một nhiệm vụ xác định phạm vi trong bất kỳ trường hợp nào (ví dụ: để hỗ trợ
và ủy quyền liên quan khác cần thiết để thực hiện dự án).



23
- Hướng dẫn này dựa trên các yêu cầu pháp lý chính về Đánh giá tác động mơi
trường xuất phát từ EC Chỉ thị và Quy định của Vương quốc Anh. Tuy nhiên, luật của
Vương quốc Anh cũng khuyến khích các nhà phát triển nên tìm kiếm pháp lý độc lập lời
khuyên để đảm bảo rằng sự phát triển được đề xuất được thực hiện tuân thủ yêu cầu của
điều này và bất kỳ luật liên quan nào khác, liên quan.

1.3.2. Một số quy định pháp luật điều chỉnh trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án
khu công nghiệp
Giai đoạn triển khai xây dựng dự án KCN được hiểu là giai đoạn thực hiện dự án xây
dựng KCN trong một khoảng thời gian xác định theo nguồn nhân lực và kế hoạch đã chuẩn
bị trước, theo đó trong giai đoạn này tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng sẽ thực hiện
công việc như: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, thực hiện các công tác đầu tư thi cơng xây
dựng và hồn thành cơng trình để đưa cơng trình vào sử dụng.
Trong q trình nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu và tổng hợp một số trách nhiệm
BVMT mà doanh nghiệp cần phải thực hiện trong quá trình triển khai xây dựng KCN liên
quan đến trách nhiệm BVMT từ bài học kinh nghiệm của Trung Quốc và Hàn Quốc.
Tại các quốc gia này, tình trạng khơng đạt hiệu quả của hoạt động các KCN bao gồm
cả việc gây ra ơ nhiễm mơi trường thường có thể được bắt nguồn từ việc lập kế hoạch, xây
dựng và vận hành ban đầu của các KCN, các bên chủ thế liên quan. Từ đó, pháp luật các
nước này đã quy định rất rõ các bước trong quá trình thành lập hoặc phát triển một KCN 5:

- Xác định vị trí KCN;
- Xác định nhu cầu tiềm năng và các kích thước tổng thể;
- Mua đất;
- Thiết kế và đo đạc kích thước (“quy hoạch tổng thể”) trong KCN;
- Tài chính và lập kế hoạch và cấu trúc tài chính;
- Mua sắm xây dựng cơ sở hạ tầng;


5 Nhóm tác giả, Bài viết: Myanmar enacts Industrial Zone Law including provisions on
environmental pollution, truy cập từ trang web, ngày truy cập 20/6/2020.


×