Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.14 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HOÁ THƯƠNG MẠI CỦA WTO VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Ngành: Luật Kinh tế

CẤN THỊ HOÀNG OANH


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HOÁ THƯƠNG MẠI CỦA WTO VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380107

Họ và tên học viên: Cấn Thị Hoàng Oanh

Người hướng dẫn: PGS, TS. Bùi Ngọc Sơn

Hà Nội - 2022



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU............................................................ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN............................................ ix
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HOÁ
THƯƠNG MẠI CỦA WTO.................................................................................... 8
1.1. Khái quát về Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO................... 8
1.1.1. Thuận lợi hoá thương mại............................................................................. 8
1.1.1.1. Tổng quan về thuận lợi hoá thương mại....................................................... 8
1.1.1.2. Khái niệm thuận lợi hố thương mại.......................................................... 13
1.1.2. Bối cảnh hình thành và q trình phát triển của Hiệp định thuận lợi hố
thương mại của WTO............................................................................................. 18
1.1.2.1. Bối cảnh hình thành.................................................................................... 18
1.1.2.2. Quá trình phát triển.................................................................................... 19
1.1.3. Vai trò của Hiệp định thuận lợi hố thương mại của WTO........................ 20
1.1.3.1. Vai trị của Hiệp định thuận lợi hố thương mại đối với mơi trường thương
mại quốc tế.............................................................................................................. 20
1.1.3.2. Vai trò của Hiệp định thuận lợi hoá thương mại đối với Việt Nam.............23
1.2. Nội dung cơ bản của Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO 24
1.2.1. Quy định về các biện pháp kỹ thuật............................................................. 25
1.2.2. Các điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các quốc gia thành
viên đang phát triển và kém phát triển…………………………………………..25
1.2.3. Các thỏa thuận thể chế và điều khoản cuối cùng.......................................26
1.3. Kinh nghiệm thực thi Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO tại
một số quốc gia trên thế giới................................................................................. 27
1.3.1. Các nước phát triển...................................................................................... 27
1.3.2. Các nước đang phát triển............................................................................ 28

1.3.3. Các nước kém phát triển.............................................................................. 30
1.3.4. Các bài học rút ra cho Việt Nam.................................................................. 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................... 34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HOÁ
THƯƠNG MẠI CỦA WTO VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
...................................................................................................................................35
2.1. Các cam kết của Việt Nam tại Hiệp định thuận lợi hố thương mại của
WTO……………………………………………………………………………... 35
2.1.1. Các cam kết nhóm A.................................................................................... 35
2.1.2. Các cam kết nhóm B.................................................................................... 37
2.1.3. Các cam kết nhóm C.................................................................................... 38
2.2. Thực trạng thực thi các cam kết Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của
i


WTO tại Việt Nam................................................................................................. 39
2.2.1. Pháp luật Việt Nam trong khn khổ thực thi Hiệp định thuận lợi hố
thương mại của WTO............................................................................................. 39
2.2.2. Thực trạng thực thi Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO tại Việt
Nam……................................................................................................................. 46
2.2.2.1. Số liệu về tình hình thực thi Hiệp định........................................................ 46
2.2.2.2. Các biện pháp thực thi Hiệp định............................................................... 47
2.3. Đánh giá thực trạng thực thi Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của Việt
Nam …….........……………………………………………………………………50
2.3.1 Các kết quả đạt được trong quá trình thực thi Hiệp định thuận lợi hố
thương mại của Việt Nam...................................................................................... 50
2.3.2 Các hạn chế còn tồn tại............................................................................. 52
2.3.2.1. Hạn chế trong việc nội luật hóa và thực thi pháp luật................................53
2.3.2.2. Hạn chế trong tiếp cận thông tin trong thực hiện các thủ tục hải quan.......55
2.3.2.3. Hạn chế về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính.................................. 56

2.3.2.4. Mức độ hiểu biết và quan tâm của doanh nghiệp tới TFA cịn thấp ...........57
2.3.2.5. Các cam kết nhóm C chưa nhận được hỗ trợ kỹ thuật................................58
2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế........................................................... 59
2.3.3.1. Thực tiễn xây dựng pháp luật ở Việt Nam còn nhiều vấn đề.......................59
2.3.3.2. Thiếu đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin.........59
2.3.3.3. Doanh nghiệp chưa nhận thức tầm quan trọng của TFA............................. 60
2.3.3.4. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được điều kiện thực thi pháp luật
và hiệp định………................................................................................................... 61
2.3.3.5. Chi phí thực hiện các cam kết trong hiệp định còn cao............................... 61
2.3.3.6. Thiếu tập trung, chủ động trong việc thực thi Hiệp định từ cơ quan ban
ngành………............................................................................................................ 64
2.3.3.7. Không được ưu tiên trong việc nhận hỗ trợ quốc tế.................................... 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 66
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC CÁC HẠN CHẾ
CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HOÁ
THƯƠNG MẠI CỦA WTO.................................................................................. 67
3.1. Định hướng của Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định thuận lợi hoá
thương mại của WTO............................................................................................ 67
3.2. Một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế của Việt Nam trong việc
thực thi Hiệp định thuận lợi hố thương mại của WTO.................................... 74
3.2.1.Hồn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.................. 74
3.2.2.Cải cách, nâng cao quy trình xây dựng pháp luật ở Việt Nam.....................76
3.2.3.Tập trung đầu tư vào cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông
tin…….................................................................................................................... 77
3.2.4.Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho doanh nghiệp.................................... 78
3.2.5.Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.........................80
3.2.6.Thu hút hỗ trợ tài chính từ các nguồn đầu tư tư nhân.................................82
ii



3.2.7.Xây dựng các chính sách kinh tế - xã hội hướng tới tập trung vào mục tiêu
thuận lợi hoá thương mại và thực thi TFA............................................................ 83
3.2.8.Thu hút hỗ trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế và các quốc gia phát
triển………............................................................................................................. 85
3.2.9.Cải cách thủ tục hành chính.......................................................................... 86
3.3. Một số đề xuất nâng cao năng lực của các thiết chế trong việc thực hiện
TFA…..................................................................................................................... 88
3.3.1.Đề xuất đối với Chính phủ............................................................................. 88
3.3.2.Đề xuất đối với Quốc hội................................................................................ 88
3.3.3.Đề xuất đối với các doanh nghiệp.................................................................. 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................... 89
KẾT LUẬN LUẬN VĂN...................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 92

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học được thực
hiện độc lập bởi chính bản thân tơi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Bùi Ngọc Sơn.
Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn được tôi thu thập từ các nguồn tư
liệu tham khảo hợp pháp, hợp lệ, được trích dẫn chính xác và đầy đủ.
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2022
Tác giả luận văn

Cấn Thị Hoàng Oanh

iv



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Bùi
Ngọc Sơn, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và đưa ra các sửa đổi, bổ sung cho
em trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn này. Em cũng xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giảng viên của Khoa Luật và Đại học Ngoại thương
vì đã tạo điều kiện và giảng dạy cho em trong suốt quá trình học tập chương trình
thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế tại trường.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, do kiến thức và kinh
nghiệm của em vẫn cịn những thiếu sót và hạn chế nhất định, luận văn khơng tránh
khỏi cịn những khía cạnh cần phải hồn thiện và bổ sung. Do đó, em chân thành
kính mong các thầy cơ có thể đưa ra các hướng dẫn, đóng góp để em có thể khắc
phục các vấn đề nói trên và hồn thiện luận văn ở mức độ tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2022

Cấn Thị Hoàng Oanh

v


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

STT

Tên sơ đồ,

Nội dung

bảng biểu


1

Sơ đồ 1.1

2

Hình 1.1

3

Bảng 2.1

5

Bảng 2.2

Tỷ lệ biện pháp thuận lợi hoá thương mại
được ghi nhận trong các RTA
Bốn trụ cột trong nguyên tắc thuận lợi hoá
thương mại
Bảng so sánh và đánh giá mức độ tương
thích của pháp luật Việt Nam với TFA
Tỷ lệ thực thi các nhóm cam kết trong TFA
của Việt Nam

vi

Trang
10
15

39 – 45
46


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1

WTO

World Trade

Tổ chức Thương mại Thế

Organization

giới

Trade Facilitation

Hiệp định thuận lợi hoá


Agreement

thương mại

EU – Vietnam Free Trade

Hiệp định thương mại tự

Agreement

do Việt Nam - EU

Comprehensive and

Hiệp định Đối tác Toàn

Progressive Agreement

diện và Tiến bộ xuyên

for Trans-Pacific

Thái Bình Dương

2
3
4

TFA
EVFTA

CPTPP

Partnership
5
6

RTA
ASEAN

Regional Trade

Hiệp định thương mại

Agreement

khu vực

Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia

Asian Nations

Đông Nam Á

vii


TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
1. Các thơng tin chung

1.1.Tên đề tài: Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO và các vấn đề đặt ra
đối với Việt Nam
1.2. Tác giả luận văn: Cấn Thị Hoàng Oanh
1.3.Năm bảo vệ: 2022
1.4. Chuyên ngành: Luật Kinh tế
2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu luận văn
Luận văn đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, bao gồm:
-

Đưa ra các nghiên cứu, đánh giá và phân tích trên cơ sở lý luận đối với các vấn
đề cơ bản về tổng quan và khái niệm thuận lợi hoá thương mại, cũng như các
vấn đề cơ bản liên quan đến bối cảnh hình thành, q trình phát triển, vai trị
và nội dung chủ yếu của Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO, cũng
như phân tích kinh nghiệm thực thi hiệp định tại một số quốc gia trên thế
giới.

-

Dựa trên các số liệu, thông tin về thực trạng thực thi Hiệp định thuận lợi hoá
thương mại của WTO tại Việt Nam, đưa ra các đánh giá, phân tích về mức độ
tương thích của pháp luật Việt Nam đối với hiệp định, các kết quả đạt được,
các hạn chế còn tồn tại và các nguyên nhân của hạn chế trong việc thực thi
Hiệp định thuận lợi hoá thương mại tại Việt Nam.

-

Trên cơ sở các phân tích lý luận cũng như đánh giá thực trạng nói trên, luận văn
đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để khắc phục các hạn chế còn tồn
tại của Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của
WTO.


viii


LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập thương mại quốc tế đã và đang có những phát triển vượt bậc
với việc ghi nhận xóa bỏ các hàng rào thuế quan giữa các quốc gia trên thế giới, để tiếp tục
thực hiện hội nhập hơn nữa giữa các quốc gia, việc loại bỏ các hàng rào phi thuế quan là một
nhu cầu tất yếu.
Một trong các rào cản phi thuế quan mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong quá
trình hoạt động thương mại quốc tế là các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính tại các cơ
quan hải quan, cũng như các vấn đề về thủ tục thông quan. Các biện pháp thuận lợi hoá
thương mại đã được các quốc gia trên thế giới triển khai để xóa bỏ dần các rào cản phi thuế
quan này, tuy nhiên chưa có được sự thống nhất và còn xung đột lẫn nhau giữa các quốc gia
và khu vực.
Để tạo ra một khuôn khổ pháp lý thống nhất cho thuận lợi hoá thương mại trên phạm
vi toàn thế giới, Tổ chức thương mại thế giới – WTO đã tiến hành thực hiện đàm phán và
thảo luận về một hiệp định quốc tế, với tên gọi là Hiệp định thuận lợi hoá thương mại. Vào
ngày 22/02/2017, Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO đã chính thức được thơng
qua và có hiệu lực đối với tất cả các quốc gia thành viên của WTO.
Trong bối cảnh tăng cường trao đổi và hội nhập thương mại quốc tế, Việt Nam đã và
đang ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương và cả khu vực. Một số hiệp
định mà Việt Nam là thành viên có thể kể đến như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
EU (EVFTA), Hiệp định đối tác toàn diện RCEP, … Đối với Hiệp định thuận lợi hoá thương
mại, Việt Nam thực hiện phê chuẩn hiệp định này từ năm 2015 và tích cực thực hiện các công
tác đánh giá, xác định và phân loại các nhóm cam kết để phục vụ cho việc triển khai hiệp
định. Kể từ khi hiệp định có hiệu lực vào năm 2017, Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều biện
pháp nhằm thực thi các cam kết của mình đúng thời hạn. Quá trình triển khai thực thi hiệp
định đã đem lại nhiều kết quả tích cực trong việc cải thiện chất lượng thực hiện thủ tục hải

quan của Việt Nam cũng như đem lại những hiệu quả về mặt kinh tế. Tuy nhiên, vẫn cịn đó
một số các

1


hạn chế còn tồn tại trong vấn đề thực thi, chủ yếu là các hạn chế về mức độ hiểu biết của
doanh nghiệp đối với hiệp định, tốc độ triển khai các cam kết trong hiệp định.
Xét trên cơ sở thực tiễn tại Việt Nam hiện nay, Hiệp định thuận lợi hố thương mại vẫn
cịn là một hiệp định tương đối mới và chưa có nhiều sự quan tâm từ người dân nói chung,
cũng như các nhà nghiên cứu nói riêng. Đã có một số các nghiên cứu được thực hiện nhằm
phân tích và đánh giá các nội dung liên quan đến Hiệp định thuận lợi hoá thương mại và Việt
Nam, tuy nhiên các nghiên cứu này thường được thực hiện trước khi hiệp định bắt đầu có
hiệu lực tại Việt Nam, và thường tập trung vào các vấn đề như lợi ích dự kiến đạt được và các
thách thức đặt ra.
Có thể nói, hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam triển khai thực thi các cam kết trong
Hiệp định thuận lợi hố thương mại, chưa có một nghiên cứu nào thực hiện đánh giá tổng
quan tình hình thực thi Hiệp định thuận lợi hoá thương mại tại Việt Nam, các kết quả thực tế
đạt được và hạn chế còn tồn tại, cũng như đề xuất các giải pháp để khắc phục các nguyên
nhân của các hạn chế đó.
Trên cơ sở các nội dung nêu trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Hiệp định thuận lợi
hoá thương mại của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” để thực hiện nghiên
cứu và phân tích đánh giá trong luận văn thạc sĩ của mình.
1.2 Tình hình nghiên cứu
Đã có một số các cơng trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước được thực hiện liên
quan tới Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO:
1.2.1. Các nghiên cứu trong nước:
(1) Hiệp định thuận lợi hoá thương mại TFA-WTO và những vấn đề đặt ra đối với ngành hải
quan Việt Nam – Phạm Thị Ngọc Minh (2019)
Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra những phân tích, đánh giá liên quan đến nội

dung Hiệp định thuận lợi hố thương mại TFA-WTO, ghi nhận tình hình thực thi hiệp định
của Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào việc thực thi hiệp định đối với ngành
hải quan Việt Nam, đi sâu vào phân tích các quy định pháp luật và thủ tục hải quan, cũng như
các vấn đề cần cải thiện đối với ngành hải quan.

2


(2) Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam –
Trịnh Thị Thu Hương, Phan Thị Thu Hiền (2015)
Bài viết của các tác giả đã đem đến các thông tin khái quát về TFA, đồng thời đánh giá
và phân tích các lợi ích, cũng như khó khăn Việt Nam dễ gặp phải trong quá trình thực thi
hiệp định. Đồng thời, các tác giả cũng đưa ra những đề xuất cho Việt Nam để nâng cao hiệu
quả thực thi hiệp định. Tuy nhiên, bài nghiên cứu được xuất bản vào thời điểm Việt Nam
chưa tiến hành các công tác thực thi hiệp định, nên một số các thơng tin sẽ khơng cịn phù
hợp tại thời điểm hiện tại.
(3) Reforming specialized inspection procedures to improve business environment in Vietnam
for trade facilitation implementation. Huy, D. T. N., Hang, N. T., Lan, L. T., & Thach, N. N.
(2021). Management, 25(1), 234-258.
Nghiên cứu của các tác giả đã thực hiện đi sâu vào phân tích và đánh giá quá trình cải
thiện quy trình kiểm tra chuyên ngành của Việt Nam trong chương trình thực thi thuận lợi hố
thương mại, theo đó ghi nhận những kết quả đã đạt được và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị
nhằm nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh và tăng tính cạnh tranh với thị trường thế
giới cho Việt Nam. Nghiên cứu cũng đã đưa ra một số đánh giá cũng như quan điểm liên
quan đến các vấn đề khiến Việt Nam cịn gặp khó khăn trong việc triển khai thuận lợi hoá
thương mại, nhưng chưa đi vào chi tiết.
(4) Trade facilitation and its impacts on Vietnam’s trade (2021) Huong Thanh Vu, Dai Duc
Tang.
Bài viết của các tác giả đã đưa ra những phân tích, đánh giá liên quan đến các biện
pháp triển khai nhằm mục đích tạo thuận lợi thương mại, quá trình triển khai thuận lợi hoá

thương mại tại Việt Nam, các thành tựu đã đạt được, các vấn đề còn tồn tại và tác động của
hoạt động thuận lợi hoá thương mại tới thị trường thương mại và kinh tế của Việt Nam.
1.2.2. Các nghiên cứu ở ngoài nước:
(1) Export Diversification Effects of the WTO Trade Facilitation Agreement (2015) - Cosimo
Beverelli, Simon Neumueller, Robert The

3


Nghiên cứu của các tác giả đã sử dụng các phương pháp tính tốn, phân tích và đánh
giá để ước tính các tác động của Hiệp định thuận lợi hố thương mại của WTO đến hoạt động
xuất khẩu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệp định sẽ có tác động tích cực đến biên độ thương
mại của các quốc gia trên thế giới.
(2) Implementing the Trade Facilitation Agreement (TFA): estimates of reduction in time at
customs for the United Nations’ vulnerable economies (2021) - Jaime de Meloa Zakaria
Sorghob Laurent Wagner
Nghiên cứu của tác giả được thực hiện hướng tới mục tiêu đi vào phân tích các tác
động của việc thực thi Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO đối với các nền kinh tế
dễ bị tổn thương, bao gồm các quốc gia đang phát triển và các quốc gia kém phát triển. Tác
giả đã sử dụng phương pháp tính tốn thơng qua các chỉ số, cơng thức nhằm đánh giá tác
động dự kiến của TFA đối với việc giảm thời gian thực hiện thủ tục hải quan tại 160 quốc gia.
(3) Trade Facilitation Agreement And Its Role In International Trade (2014) - Ivana Popović
Petrović
Nghiên cứu của tác giả đã giới thiệu tổng quan về Hiệp định thuận lợi hoá thương mại,
nhu cầu và bối cảnh hình thành hiệp định, cũng như vai trò của Hiệp định đối với thương mại
quốc tế.
Về cơ bản, dù đã có nhiều nghiên cứu khoa học liên quan đến Hiệp định thuận lợi hoá
thương mại, cũng như phân tích lợi ích và ảnh hưởng của nó đem lại cho các quốc gia thành
viên WTO trong đó có Việt Nam, hiện vẫn chưa có một bài nghiên cứu được viết bằng ngôn
ngữ tiếng Việt nào đánh giá, phân tích tình hình thực thi Hiệp định thuận lợi hoá thương mại

TFA tại Việt Nam một cách tồn diện. Bên cạnh đó, một số các nghiên cứu đã được thực hiện
tại thời điểm TFA mới chỉ trong q trình đàm phán và thơng qua bởi các nước thành viên.
Theo đó, tại thời điểm hiện tại, khi TFA đã chính thức có hiệu lực đối với các quốc gia thành
viên WTO, cần có một nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tổng quan quá trình TFA được
thực thi tại Việt Nam.

4


Trên cơ sở nội dung các đề tài nghiên cứu khoa học đã nêu, cũng như thực tiễn hiện
chưa có nghiên cứu bằng tiếng Việt nào thực hiện đánh giá và phân tích tình hình thực thi
TFA tại Việt Nam, có thể kết luận rằng đề tài nghiên cứu do học viên thực hiện khơng trùng
lặp với các cơng trình đã được cơng bố trước đó.
1.3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục
các hạn chế của Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO.
Để đạt được mục đích trên, đề tài phải đạt được những mục tiêu sau:


Nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận chung liên quan đến Hiệp định thuận lợi
hoá thương mại của WTO;



Phân tích, đánh giá thực trạng thực thi Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO
tại Việt Nam, đánh giá các kết quả đạt được, các hạn chế cịn tồn tại và tìm ra ngun
nhân của các hạn chế;




Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế còn tồn tại trong việc
thực thi Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO tại Việt Nam;

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận chung về thuận lợi hoá thương
mại, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của
WTO, các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến việc triển khai thực hiện các cam kết
trong Hiệp định này và thực tiễn thực thi Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO tại
các quốc gia trên thế giới và Việt Nam.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về nội dung: Luận văn tập trung làm rõ các vấn đề lý luận chung liên quan đến Hiệp
định thuận lợi hoá thương mại của WTO, thực trạng triển khai thực thi Hiệp định và
các vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục
các vấn đề.

5


-

Về không gian: Luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật của Việt Nam, các cam kết
của Việt Nam trong khn khổ Hiệp định thuận lợi hố thương mại của WTO; nghiên
cứu, phân tích và đánh giá thực trạng thực thi Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của
WTO tại Việt Nam.

-


Về thời gian: luận văn nghiên cứu và đưa ra các phân tích, đánh giá chủ yếu dựa trên các
thông tin, số liệu trong giai đoạn kể từ khi thực hiện đàm phán Hiệp định thuận lợi hoá
thương mại cho đến nay (2022).

1.5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, triển khai, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
-

Phương pháp tổng hợp và phân tích: Phương pháp này chủ yếu được thực hiện tại
Chương 1 của luận văn, thông qua việc tổng hợp các vấn đề liên quan đến thuận lợi
hoá thương mại, Hiệp định thuận lợi hoá thương mại nhằm đưa ra các phân tích và
đánh giá.

-

Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn, phương pháp lôgic: Phương pháp này chủ yếu
được thực hiện tại Chương 2 của luận văn, trong đó tác giả luận văn thực hiện thu thập
các thông tin thực tiễn tình hình thực thi TFA tại Việt Nam, từ đó trên cơ sở kết luận
với các vấn đề lý luận được ghi nhận tại Chương 1 để tiến hành thực hiện phân tích,
đánh giá về tình hình triển khai TFA tại Việt Nam, cũng như đưa ra nhận định về các
hạn chế còn tồn tại cần phải khắc phục kịp thời.

-

Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác, như: phương pháp hệ
thống hóa; phương pháp diễn giải và quy nạp, phương pháp so sánh luật học.

1.6 Kết cấu của luận văn
Luận văn có kết cấu gồm 03 chương, với nội dung của các chương như sau: Chương 1.

Những vấn đề cơ bản về Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của
WTO

6


Chương 2. Thực trạng thực thi Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO và các
vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
Chương 3. Một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế của Việt Nam trong việc thực
thi Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO.

7


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HOÁ
THƯƠNG MẠI CỦA WTO
1.1. Khái quát về Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO
1.1.1. Thuận lợi hoá thương mại
1.1.1.1. Tổng quan về thuận lợi hoá thương mại
a) Nhu cầu thuận lợi hoá thương mại của nền kinh tế thế giới


Nhu cầu do hội nhập kinh tế thế giới
Trước kia, khi hội nhập kinh tế thế giới chưa thực sự phát triển một cách sâu rộng và

bao quát, các quốc gia trên thế giới thông thường chỉ thực hiện giao thương quốc tế trên cơ sở
cung cấp lợi ích và các ưu tiên cho đối tác trong phạm vi giới hạn về khu vực địa lý. Một ví
dụ có thể kể đến là các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, với các ưu đãi về thương mại và
lợi ích về thuế suất xuất nhập khẩu chỉ dành riêng cho các quốc gia đã là thành viên của Liên
minh. Trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà Việt Nam là thành

viên, các quốc gia thành viên cũng xây dựng các chính sách kinh tế, thương mại với các ưu
đãi về mặt thuế quan và phi thuế quan dành riêng cho các quốc gia đã trở thành thành viên
trong ASEAN.
Ngoài các ưu đãi dành cho thương mại giới hạn trong các liên minh, hiệp hội các quốc
gia trong cùng một khu vực địa lý, các quốc gia cũng có thể hưởng các ưu đãi trong phạm vi
toàn thế giới khi trở thành thành viên tham gia các Hiệp định thuộc WTO, hoặc hưởng các ưu
đãi về thương mại cụ thể khi một quốc gia cùng với một quốc gia khác thỏa thuận ký kết hiệp
định thương mại song phương.
Tuy nhiên, tương ứng với sự phát triển và tăng cường vượt bậc của hội nhập kinh tế
quốc tế trên thế giới, trong khoảng thời gian 30 năm trở lại đây, thay vì các hiệp định chỉ giới
hạn trong khu vực địa lý hoặc song phương, các quốc gia hiện đang có xu hướng ký kết nhiều
Hiệp định thương mại tự do (FTAs) hoặc các hiệp định thương mại tự do khu vực (RTAs) như
EVFTA, AFTA, CPTPP,… Trong khuôn khổ các hiệp định này, các quốc gia thành viên đưa
ra các kế hoạch, biện pháp, quy định nhằm hướng đến xóa bỏ các rào cản kỹ thuật về thương
mại, từ đó cho phép hàng hóa

8


và dịch vụ của các quốc gia được dịch chuyển và lưu hành một cách hiệu quả qua biên giới.
Trong các năm qua, các quốc gia đã hướng tới việc đàm phán và thỏa thuận ký kết
hàng loạt các Hiệp định tự do thương mại đa phương và song phương, tạo ra một hệ thống
các hiệp định quốc tế về thương mại. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, với rất nhiều các rào
cản thuế quan được xóa bỏ và các Hiệp định thương mại tự do được ký kết, rào cản chính
hiện nay đối với thương mại tồn cầu là các biện pháp phi thuế quan và rào cản kỹ thuật.
Theo đó, đã đến lúc các quốc gia trên thế giới cần áp dụng các biện pháp khác để kích thích
tăng trưởng thương mại và kinh tế tồn cầu. Một trong số các biện pháp hiệu quả để làm việc
này chính là thơng qua việc thực thi các biện pháp thuận lợi hoá thương mại (Estevadeordal
2017, tr.3).



Nhu cầu cắt giảm chi phí thương mại và xóa bỏ các rào cản phi thuế quan.
Trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại quốc tế, các doanh nghiệp thường gặp

khó khăn vì chi phí thương mại cao. Chi phí thương mại thường bao gồm các chi phí về vận
tải, các chi phí hải quan, chi phí thơng tin, chi phí thực hiện hợp đồng, chuyển đổi ngoại tệ,…
(Anderson and van Wincoop, 2004). Trong số các khoản chi phí này, chi phí dành cho hải
quan (bao gồm cả thuế quan và chi phí thực hiện thủ tục) thường là nguyên nhân khiến chi
phí thương mại bị đội lên cao. Với các rào cản thuế quan ngày càng được xóa bỏ, việc cần
thiết nhất là cải thiện và giảm thiểu chi phí thực hiện thủ tục tại hải quan. Từ trước đến nay,
vấn đề thủ tục hải quan vẫn luôn là vấn đề nóng cần can thiệp khi nói đến việc xóa bỏ hoặc
giảm thiểu rào cản về thương mại.
Ủy ban Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã đưa ra số liệu về
một giao dịch hải quan thường trung bình cần đến 20 – 30 bên liên quan, 40 tài liệu, 200
thơng tin dữ liệu (trong đó thường có các thông tin, dữ liệu thừa hoặc lặp đi lặp lại)
(UNCTAD 2011). Với việc thực hiện các biện pháp loại bỏ rào cản thuế quan trên toàn thế
giới do tác động của các TFA và RTA, chi phí thực hiện các thủ tục hải quan được ghi nhận là
còn vượt qua cả chi phí hải quan mà các bên thực chất phải nộp.

9


Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ - thường chiếm 60%
trong việc tạo ra GDP của một quốc gia – bày tỏ sự ái ngại khi tham gia giao dịch thương mại
quốc tế thường không phải do rào cản thuế quan, mà thường do sự tồn tại của các trở ngại
trong thủ tục hải quan (Gupta 2008, tr. 242). Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường khơng có
khả năng cũng như chưa có khách hàng lớn để có thể giao hàng hóa với số lượng lớn, dẫn đến
chi phí dành cho việc thơng quan tăng do phải thực hiện giao hàng nhiều lần với số lượng
nhỏ. Đối với các quốc gia đang phát triển, các khó khăn trong việc thực hiện thủ tục hải quan
thường là rào cản khiến cho các quốc gia này khó tham gia hội nhập kinh tế thế giới, đồng

thời làm giảm đi tính cạnh tranh trong xuất nhập khẩu cũng như khiến các nhà đầu tư hạn chế
đầu tư vào các nước này. Do đó, thuận lợi hố thương mại được các quốc gia đang phát triển
đặc biệt chú trọng nhằm mục đích cải thiện năng suất và thu được các lợi ích từ thương mại
quốc tế (Mọsé, 2013).
Thuận lợi hoá thương mại được nhấn mạnh như là một nhu cầu cấp bách tại nhiều
nghiên cứu của các tổ chức quốc tế. Bản Đánh giá tác động bền vững - Sustainability Impact
Assessment (SIA) của tổ chức EU-ACP EPAs đã đưa ra ý kiến rằng thuận lợi hoá thương mại
cần phải được chú trọng, do “các tổn thất mà doanh nghiệp phải chịu do sự trì hỗn tại biên
giới, các yêu cầu phức tạp và thừa thãi về mặt hồ sơ, và sự thiếu sót trong việc tự động hóa
các thủ tục thương mại của nhà nước, có thể vượt q cả chi phí mà các doanh nghiệp đó
phải chi trả cho thuế quan”. (Lakatos 2016, tr.3).
b) Thuận lợi hoá thương mại trong các Hiệp định thương mại khu vực (RTA) và các tổ chức
kinh tế quốc tế
Trước khi được ghi nhận cụ thể tại một văn kiện Hiệp định chính thức của WTO, thuận
lợi hố thương mại đã được nhắc tới và quy định tại các RTA. Có thể nói, mối quan tâm đến
thuận lợi hố thương mại từ lâu đã được các quốc gia chú ý tới và ghi nhận khi soạn thảo và
ký kết các RTA.
Trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến 2010, số lượng các RTA chứa các điều khoản
về thuận lợi hoá thương mại đã tăng lên một cách đáng kể, nhất là kể từ

10


khi WTO bắt đầu xây dựng các chương trình thảo luận và đàm phán về thuận lợi hoá thương
mại tại Vòng đàm phán Doha (UNCTAD 2012, tr.4).
Tuy nhiên, khi đi sâu vào nội dung cụ thể của các điều khoản thuận lợi hố thương mại
tại các RTA, có thể thấy các điều khoản này được ghi nhận chưa đầy đủ, hoặc chưa bao quát,
cũng như có sự khác nhau giữa các RTA với nhau.
Cụ thể, các điều khoản về thuận lợi hố thương mại có thể được tìm thấy rải rác trong
các quy định về thủ tục hải quan, tính minh bạch và các điều khoản chung của một RTA, hoặc

được nhóm thành một chương về thuận lợi hố thương mại riêng biệt. Các định nghĩa chung
để giải thích về thuận lợi hố thương mại thường khơng tồn tại, hoặc chỉ ghi nhận những yếu
tố phổ biến (thường liên quan đến các thủ tục xuất nhập khẩu). Bên cạnh đó, các RTA thường
có những tầm nhìn, tham vọng, phạm vi không đồng nhất đối với việc thực hiện các biện
pháp thuận lợi hoá thương mại. (Neufeld 2014, tr.4)

(Nguồn: Neufeld 2014, tr.7)
Sơ đồ 1.1. Tỷ lệ các RTA chứa các nội dung thuận lợi hóa thương mại

11


Các hiệp định thương mại khu vực (RTAs) đã có những quy định nhất định về các biện
pháp hướng tới thuận lợi hoá thương mại, tuy nhiên lại thiếu đi các điều khoản về thời gian
thực hiện và hỗ trợ kỹ thuật. Thông thường, khi ký kết các RTAs, các quốc gia thành viên
được yêu cầu phải thực thi ngay lập tức các quy định của hiệp định RTA (Neufeld 2014,
tr.36). Trong khi đó, các biện pháp thuận lợi hố thương mại thường địi hỏi phải đạt được
một trình độ nhất định về pháp luật cũng như cơ sở vật chất để thực thi. Việc này dẫn đến
việc thực thi các biện pháp thuận lợi hoá thương mại trong các RTA thường khơng hiệu quả
tại các quốc gia có nền kinh tế chưa phát triển, trong khi các nước này là những đối tượng cần
thực hiện thuận lợi hoá thương mại nhất.
Bên cạnh đó, về bản chất, RTA là những hiệp định thương mại khu vực và chỉ áp dụng
cho những quốc gia ký kết các RTA đó. Theo đó, các biện pháp thuận lợi hoá thương mại
được quy định tại RTA thường sẽ chỉ áp dụng tại các quốc gia thành viên của RTA đã ký kết.
Việc áp dụng này được đánh giá là gây ra sự phân biệt đối xử đối với các quốc gia khác
không là thành viên của các hiệp định này. Sự phân biệt đối xử thường được ghi nhận ở hai
phương thức (UNCTAD 2012, tr.3):
-

Phương thức thể hiện sự phân biệt đối xử trong RTA bao gồm việc quy định áp dụng các

biện pháp thuận lợi hố thương mại nhất định trong khn khổ các quốc gia ký kết.
Thông thường, phương thức này sẽ được thể hiện qua các quy định về xác định trước
(advance rulings), hài hịa hóa thủ tục hải quan, các biểu phí và lệ phí cụ thể, hoặc việc
áp dụng các tiêu chuẩn khu vực. Các biện pháp được áp dụng này sẽ gây ra sự phân
biệt đối xử với các quốc gia không ký kết RTA thông qua việc khơng để các quốc gia
đó hưởng những ưu đãi tương đương.

-

Loại phân biệt đối xử thứ hai bắt nguồn từ sự khác biệt về mức độ của các biện pháp
thuận lợi hoá thương mại được quy định tại các RTA khác nhau. Hiện tượng này bắt
nguồn từ việc các quốc gia cụ thể, hoặc một nhóm các quốc gia là thành viên của
nhiều RTA khác nhau, trong đó đều có các quy định về thuận lợi hoá thương mại
nhưng khác nhau về phạm vi, mức độ và ngôn ngữ. Một ví dụ có thể kể đến khi nói về
sự khác nhau khi áp dụng các biện pháp thuận

12


lợi hoá thương mại tương tự là thủ tục xác định trước (advance rulings), thường có
nhiều khác biệt về phạm vi, mức độ áp dụng và ngôn ngữ áp dụng được ghi nhận ở
nhiều RTA khác nhau.
1.1.1.2. Khái niệm thuận lợi hoá thương mại
a) Định nghĩa thuận lợi hoá thương mại
Mục tiêu chính của thuận lợi hố thương mại nhằm mục đích hỗ trợ hoạt động thương
mại qua biên giới (hay còn được gọi với tên gọi khác là hoạt động xuất nhập khẩu) được thực
hiện nhanh hơn, với chi phí thấp hơn và dễ dự đốn hơn, đồng thời vẫn đảm bảo được mức độ
an toàn và bảo mật. Về mặt trọng tâm, thuận lợi hoá thương mại bao gồm việc đơn giản hóa
và hài hịa hóa các thủ tục, quy trình và q trình trao đổi thơng tin, tài liệu giữa các bên liên
quan trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Theo UN/CEFACT, thuận lợi hố thương mại được

định nghĩa là “việc đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa và hài hịa hóa cho các quy trình và các
thơng tin liên quan cần thiết để lưu chuyển hàng hóa từ bên bán đến bên mua và thực hiện
thanh toán.” Định nghĩa này đã đưa ra nhận định rằng không chỉ việc lưu chuyển theo hình
thức vật chất của hàng hóa là vấn đề quan trong trong chuỗi cung ứng, mà sự lưu chuyển của
các thông tin liên quan cần thiết cũng đóng vai trị thiết yếu (UN 2012).
Trong bối cảnh hiện nay, như đã phân tích, thuận lợi hố thương mại đang là một vấn
đề được nhiều tổ chức quốc tế, cũng như nhiều quốc gia quan tâm nghiên cứu nhằm thực hiện
cải thiện hiệu quả thương mại quốc tế. Với xu hướng quan tâm tăng dần, nội dung về tạo
thuận lợi thương mại đã được nhiều tác giả thực hiện nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay,
mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện, cũng như các tổ chức kinh tế quốc tế (ví
dụ như WTO, UNCTAD) đã ghi nhận thuận lợi hoá thương mại tại các chính sách, kế hoạch
phát triển của mình, nhưng vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nào dành cho “thuận lợi hoá
thương mại” được đưa ra.
Trong phạm vi các tổ chức kinh tế thế giới, định nghĩa về tạo thuận lợi trong lĩnh vực
thương mại được ghi nhận như sau:
Định nghĩa về thuận lợi hóa thương mại của OECD như sau: “Khi các nhà làm luật
nói đến “thuận lợi hoá thương mại”, họ đang đề cập đến một loạt các biện pháp

13


cụ thể nhằm hợp lý hóa và đơn giản hóa các thủ tục kỹ thuật và pháp lý để các sản phẩm
nhập khẩu hoặc xuất khẩu của một quốc gia được giao dịch trong phạm vi quốc tế. Như vậy,
thuận lợi hố thương mại bao gồm tồn bộ các thủ tục tại biên giới, từ việc trao đổi dữ liệu
điện tử về việc giao hàng, cho đến việc đơn giản hóa và hài hịa hóa các chứng từ giao hàng,
đến khả năng khiếu nại các quyết định hành chính của các cơ quan nhà nước tại biên giới.”
WTO đưa ra một định nghĩa ngắn gọn hơn dành cho thuận lợi hoá thương mại như
sau: “Thuận lợi hoá thương mại – việc đơn giản hóa, hiện đại hóa và hài hịa hóa của các
thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu”.
Khác với WTO, APEC đưa ra định nghĩa về thuận lợi hoá thương mại tại Đề án kế

hoạch Hành động Thuận lợi hoá thương mại (TFAP) như sau: “Thuận lợi hoá thương mại đề
cập đến việc đơn giản hóa và hợp lý hóa các thủ tục hải quan và các thủ tục hành chính khác
mà đang gây cản trở, trì hỗn hoặc làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa qua biên giới quốc
tế. Nói một cách đơn giản, nó là quy trình “cắt đứt dải băng đỏ” tại biên giới cho các nhà
xuất khẩu và nhập khẩu để hàng hóa được giao một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất”
(Bayhaqi 2019).
Trong một số nghiên cứu học thuật, các tác giả đưa ra các quan điểm của bản thân về định
nghĩa thuận lợi hoá thương mại như sau:
-

“…thuận lợi hoá thương mại có thể được hiểu là các chính sách và biện pháp hướng tới
đơn giản hóa và hài hịa hóa thủ tục thương mại nhằm mục tiêu giảm thiểu chi phí và
thời gian giao dịch trong hoạt động thương mại quốc tế.” (Vu, H.T 2022)

-

“…Thuận lợi hoá thương mại là q trình đơn giản hóa, hài hịa hóa, tiêu chuẩn hóa các
thủ tục liên quan tới các giao dịch thương mại qua biên giới và các thủ tục liên quan
tới việc thành lập một doanh nghiệp, ngân hàng, giao thông, bảo hiểm,… nhằm hướng
đến việc giao thương giữa các quốc gia được nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả
hơn” (Lê Thị Việt Nga 2021)

-

“… Thuận lợi hoá thương mại được định nghĩa là các quy trình và chính sách hướng tới
việc cắt giảm thời gian, chi phí và rủi ro trong thương mại quốc tế,

14



nhưng khơng bao gồm các cơng cụ chính sách thương mại truyền thống, ví dụ như hạn
ngạch nhập khẩu, thuế quan và các rào cản phi thuế quan khác.” (Anh.T.Nguyen
2016)”
Các định nghĩa được nêu trên, tuy được ghi nhận và diễn giải bằng nhiều cách khác
nhau, tuy nhiên đều có điểm chung là nhấn mạnh sự thay đổi về thủ tục kỹ thuật tại biên giới
trong thương mại quốc tế nhằm cải thiện tốc độ lưu thơng của hàng hóa theo hướng đơn giản
hơn, hài hịa và nhanh chóng hơn.
Theo đó, trên cơ sở các quan điểm về định nghĩa “thuận lợi hố thương mại” nêu trên,
có thể đưa ra định nghĩa về thuận lợi hoá thương mại như sau:
-

Thuận lợi hoá thương mại là việc triển khai thực hiện các biện pháp, cơ chế để tiến đến
mục tiêu đơn giản hóa, hiện đại hóa và hài hịa hóa các quy trình, thủ tục trong lĩnh
vực xuất nhập khẩu trong giao dịch thương mại trên phạm vi trong nước và thế giới.
Các biện pháp ghi nhận việc tạo thuận lợi cho thương mại được thực hiện nhằm hướng
tới sự thay đổi trong các biện pháp phi thuế quan và rào cản kỹ thuật, và không bao
gồm thay đổi hướng tới các rào cản thuế quan.

b) Các nguyên tắc của thuận lợi hoá thương mại
Thuận lợi hoá thương mại, ở bất kỳ văn bản nào, trong FTA hay RTA hoặc trong TFA,
đều được xây dựng và quy định dựa trên bốn ngun tắc, hay cịn gọi là bốn trụ cột chính.
Các trụ cột đó bao gồm: (i) tính minh bạch, (ii) đơn giản hóa; (iii) hài hịa hóa; và (iv) tiêu
chuẩn hóa.

15


×