Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại TFAWTO và những vấn đề đặt ra với ngành Hải quan Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM THỊ NGỌC MINH

HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƢƠNG MẠI
TFA-WTO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI
VỚI NGÀNH HẢI QUAN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM THỊ NGỌC MINH

HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƢƠNG MẠI
TFA-WTO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI
VỚI NGÀNH HẢI QUAN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG


XÁC NHẬN CỦA
M

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN


Hà Nội – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên tác giả

: Phạm Thị Ngọc Minh

Sinh năm

: 12/05/1990

Mã học viên

: 16055215

Đề tài luận văn : Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại TFA-WTO và những vấn
đề đặt ra đối với ngành Hải quan Việt Nam.
Tôi xin cam đoan tất cả những nội dung của Luận văn này đƣợc hình thành và
phát triển dƣới sự nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi của chính cá nhân tôi dƣới sự
hƣớng dẫn tận tình, chu đáo của TS. Nguyễn Tiến Dũng. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong Luận văn hoàn toàn trung thực.
Hà Nội, ngày


tháng 01 năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thị Ngọc Minh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài: “ Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại TFA-WTO và
những vấn đề đặt ra với ngành Hải quan Việt Nam”, đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn
tới Ban giám hiệu trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, các giảng viên, cán bộ Khoa
sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học cũng nhƣ luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tiến Dũng - ngƣời trực
tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ, góp ý tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn
này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ trong Tổng cục Hải quan đã giúp
đỡ tôi và cung cấp những thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu, đồng thời gửi lời
cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình…đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn.
Tuy nhiên, với kiến thức, kinh nghiệm và khả năng phân tích, đánh giá còn
có nhiều hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất
mong nhận đƣợc những đóng góp quý báu của Quý thầy cô để luận văn đƣợc hoàn
thiện hơn.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................... iv

DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................................ v
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƢƠNG MẠI TFA-WTO........................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 5
1.1.1. Một số nghiên cứu có liên quan ....................................................................... 5
1.1.2. Định hƣớng nghiên cứu của đề tài ................................................................... 9
1.2. Cơ sở lý luận về Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại TFA-WTO .......... 9
1.2.1. Tổng quan về hoạt động thuận lợi hóa thƣơng mại ........................................ 9
1.2.2. Khái quát về Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại TFA-WTO .................. 17
1.2.3. Những lợi ích và chi phí khi của Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại
TFA- WTO ......................................................................................................................... 28
1.2.4. Mối liên hệ với các văn kiện của WTO và các văn kiện quốc tế về tạo
thuận lợi thƣơng mại .......................................................................................................... 32
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 37
2.1. Quy trình nghiên cứu: ........................................................................ 37
2.2. Nguồn dữ liệu ..................................................................................... 37
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 38
CHƢƠNG 3. THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƢƠNG MẠI TFAWTO TRONG NGÀNH HẢI QUAN VIỆT NAM............................................................ 40
3.1. Bối cảnh triển khai tạo thuận lợi thƣơng mại trong nƣớc ....................... 40
3.2. Sự tham gia của Việt Nam vào quá trình đàm phán Hiệp định ............... 42
3.2.1. Quá trình tham gia .......................................................................................... 42
3.2.2. Quan điểm đàm phán ...................................................................................... 44


3.2.3. Các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định TFA-WTO ............................. 45
3.3. Thực hiện Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại trong lĩnh vực Hải quan
tại Việt Nam.............................................................................................. 53
3.3.1. Kết quả về khuôn khổ pháp lý ....................................................................... 54
3.3.2. Về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan ............................. 61

3.3.3. Về hiện đại hóa Hải quan ............................................................................... 65
3.3.4. Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Hải quan ................................................. 74
3.4. Đánh giá khả năng thực hiện các cam kết trong Hiệp định TFA-WTO đối
với Hải quan Việt Nam .............................................................................. 76
3.4.1. Thuận lợi khi thực hiện Hiệp định ................................................................. 76
3.4.2. Khó khăn khi thực hiện Hiệp định................................................................. 78
CHƢƠNG 4. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI HIỆP ĐỊNH TẠO
THUẬN LỢI THƢƠNG MẠI TFA-WTO CHO HẢI QUAN VIỆT NAM ................... 81
4.1. Định hƣớng ................................................................................................ 81
4.2. Công tác triển khai ...................................................................................... 82
4.3. Các giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả Hiệp định TFA-WTO ................. 83
4.3.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và chính sách .................................. 83
4.3.2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa Hải quan ............ 84
4.3.3. Tăng cƣờng công tác phối hợp quản lý với các Bộ, Ban, Ngành liên quan
và công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - doanh nghiệp ................... 87
4.3.4. Đầu tƣ, nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị trong lĩnh vực Hải quan .. 89
4.3.5. Tăng cƣờng hợp tác hải quan quốc tế ................................................ 90
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 94


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
I. Tiếng Việt
STT Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CNTT&TKHQ Công nghệ thông tin & Thống kê Hải quan


2

DNƢT

3

Luật
BHVBQPPL

Doanh nghiệp ƣu tiên
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

4

NSNN

Ngân sách Nhà nƣớc

5

QLRR

Quản lý rủi ro

6

UBTTLTMQG Ủy ban Tạo thuận lợi Thƣơng mại Quốc gia

7


XNK

Xuất nhập khẩu

II. Tiếng Anh
STT Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

ACDD

Tờ khai Hải quan ASEAN

2

ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

3

AEO

Doanh nghiệp Ƣu tiên

4


APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng

5

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

6

ASEM

Hội nghị Thƣợng đỉnh Á-Âu (Diễn đàn Hợp tác Á-Âu)

7

ASW

Cơ chế Một cửa ASEAN

8

ATA

Hệ thống Tạm quản Hàng hóa

9


ATIGA

Hiệp định thƣơng mại hàng hóa ASEAN

10

C/O

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

11

CTG

Ủy ban về Thƣơng mại hàng hóa của WTO

12

DSU

Bản ghi nhớ về Giải quyết tranh chấp

13

EC

Ủy ban Châu Âu

i



14

EU

Liên minh châu Âu

15

FDI

Đầu tƣ Trực tiếp Nƣớc ngoài

16

FTA

Hiệp định Thƣơng mại tự do

17

GATS

Hiệp định chung về Thƣơng mại Dịch vụ

18

GATT

Hiệp định chung về Thuế quan và Thƣơng mại

Hiệp định tạo thuận lợi cho vận chuyển ngƣời và hàng hóa

19

GMS

qua biên giới giữa các nƣớc Tiểu vùng sông Mê Kông mở
rộng

20

GPS

Hệ thống Định vị Toàn cầu

21

HS

Hệ thống Hài hoà mô tả và Mã hoá hàng hoá

22

ICD

Điểm Thông quan Nội địa (Cảng nội địa)

23

IMF


Quỹ Tiền tệ Quốc tế

24

MFN

Nguyên tắc Tối huệ quốc

25

MRA

Thỏa thuận Công nhận lẫn nhau

26

NT

Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia

27

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

28

PSI


Hiệp định về Kiểm tra trƣớc khi giao hàng

29

RCEP

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực

30

ROO

Hiệp định quy tắc xuất xứ

31

S&D

Cơ chế đối xử đặc biệt và khác biệt

32

TFA-WTO

Hiệp định Tạo thuận lợi thƣơng mại của WTO

33

TFI


Chỉ số Tạo thuận lợi thƣơng mại của OECD

34

CPTPP

35

TPRM

36

TRIPS

37

UNCTAD

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dƣơng
Cơ chế rà soát chính sách thƣơng mại
Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên
quan tới thƣơng mại
Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Thƣơng mại và Phát triển

ii


Ủy ban Kinh tế Châu Âu của Liên Hợp Quốc


38

UNECE

39

VNACCS/VCIS

40

WB

Ngân hàng Thế giới

41

WCO

Tổ chức Hải quan thế giới

42

WTO

Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

Hệ thống thông quan hàng hóa tự động/ Hệ thống cơ sở dữ
liệu thông tin nghiệp vụ của Việt Nam


iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng

1

Bảng 1.1

2

Bảng 3.1

Nội dung
Các biện pháp kỹ thuật tạo thuận lợi thƣơng mại
trong nội dung Hiệp định
So sánh cam kết Hiệp định TFA-WTO và pháp
luật Việt Nam

iv

Trang
28

60



DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Hình

1

Hình 1.1

2

Hình 1.2

3

Hình 1.3

4

Hình 3.1

5

Hình 3.2

Nội dung
Bốn trụ cột trong nguyên tắc tạo thuận lợi thƣơng
mại
Quá trình đàm phán Hiệp định tạo thuận lợi thƣơng
mại TFA-WTO

So sánh chi phí thƣơng mại của các nƣớc trên thế
giới
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
từ 2006 đến 2016
Kết quả phân luồng tờ khai xuất nhập khẩu giai đoạn
2011 – 2015

v

Trang
11

21

30

39

71


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế tự do hoá thƣơng mại, vấn đề tạo thuận lợi thƣơng mại ngày
càng có vai trò hết sức quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp tới các quốc gia về mọi
phƣơng diện, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất
nhập khẩu nói riêng. Các hoạt động cụ thể của tạo thuận lợi thƣơng mại rất đa dạng,
khác nhau giữa các quốc gia khác nhau dẫn đến giảm sút, nhiều khi triệt tiêu hiệu
quả của nhau. Vì vậy với vai trò Tổ chức thƣơng mại toàn cầu vận hành một hệ
thống đồ sộ các văn kiện pháp lý điều chỉnh thƣơng mại thế giới, WTO thông qua

vòng đàm phán Doha đã nỗ lực phấn đấu để đạt đƣợc một Hiệp định riêng biệt quy
định cụ thể về tạo thuận lợi thƣơng mại. Kết quả là ngày 22/2/2017, Hiệp định
Thuận lợi hóa thƣơng mại TFA-WTO đã nhận đƣợc phê chuẩn cần thiết từ 2/3 trong
tổng số 164 thành viên của WTO và chính thức có hiệu lực, trở thành dấu mốc quan
trọng của hệ thống thƣơng mại toàn cầu khi thỏa thuận đa phƣơng đầu tiên trong 21
năm lịch sử của WTO chính thức có hiệu lực.
Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại TFA-WTO đã xác lập một cơ chế quốc
tế điều chỉnh hàng rào thƣơng mại hình thành trong hoạt động thƣơng mại giữa các
nƣớc mà mức độ ảnh hƣởng của nó vƣợt quá các hàng rào thuế quan và đã thực sự
cản trở giao lƣu thƣơng mại quốc tế. Hiệp định cũng xác lập cơ chế hợp tác đa
phƣơng, cơ chế đối xử đặc biệt và khác biệt đảm bảo sự tham gia đồng bộ, đều khắp
của các quốc gia thành viên WTO trong điều kiện khác biệt về hạ tầng, pháp lý,
năng lực thực thi của các thành viên. Vì vậy, Hiệp định TFA-WTO là văn kiện pháp
lý có tính ràng buộc rất cao theo quy định của WTO để thúc đẩy tiến trình tạo thuận
lợi thƣơng mại của các thành viên ở phạm vi toàn cầu.
Ngày 26/11/2015, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 108/2015/QH13 phê
chuẩn Nghị định thƣ sửa đổi Hiệp định thành lập WTO để bổ sung Hiệp định TFAWTO vào Phụ lục 1A của Hiệp định thành lập WTO, chính thức đƣa Việt Nam trở
thành thành viên thứ 54 của WTO cam kết thực hiện Hiệp định TFA-WTO. Với

1


phần lớn nội dung tạo thuận lợi thƣơng mại thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành
Hải quan, Tổng cục Hải quan là cơ quan có trách nhiệm chủ trì trong việc triển khai
thực hiện thành công các cam kết trong Hiệp định TFA-WTO. Trong bối cảnh toàn
Ngành Hải quan đang khẩn trƣơng, nỗ lực thực hiện cải cách, hiện đại hóa, đáp ứng
yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về Hải quan trong tình hình hội nhập
quốc tế, cần có một nghiên cứu để đánh giá toàn diện về tác động của các nội dung
cam kết trong Hiệp định TFA-WTO và đề xuất giải pháp nhằm tăng khả năng, hiệu
quả triển khai thực hiện thành công Hiệp định TFA-WTO trên thực tiễn.

Tại Việt Nam, tuy Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại TFA-WTO là một
vấn đề đang nhận đƣợc nhiều sự quan tâm từ Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành và các
doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay, nhƣng vấn
đề còn tƣơng đối mới mẻ, các nghiên cứu, báo cáo về Hiệp định còn hạn chế, chủ
yếu là nhận định trên báo, tạp chí, chƣa có một công trình nghiên cứu đầy đủ, toàn
diện về các vấn đề liên quan đến hoạt động tạo thuận lợi thƣơng mại nói chung và
Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại trong khuôn khổ WTO nói riêng. Bên cạnh đó,
cũng chƣa có một công trình nghiên cứu tổng quát nào về việc đánh giá khả năng
thực hiện Hiệp định TFA-WTO đối với ngành Hải quan Việt Nam.
Chính vì vậy, Học viên đã quyết định lựa chọn đề tài: “Hiệp định Thuận lợi
hóa thương mại TFA-WTO và những vấn đề đặt ra đối với ngành Hải quan Việt
Nam” để làm đề tài Luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Việc thực hiện Hiệp định TFA-WTO đã đem lại những kết quả gì trong lĩnh
vực Hải quan tại Việt Nam?
- Ngành Hải quan Việt Nam cần có những biện pháp gì để thực hiện các cam
kết trong Hiệp định TFA-WTO hiệu quả?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về hoạt động tạo thuận lợi thƣơng mại và

2


Hiệp định TFA-WTO, phân tích kết quả triển khai các nội dung về tạo thuận lợi
thƣơng mại trong lĩnh vực Hải quan tại Việt Nam, Luận văn đƣa ra kiến nghị, giải
pháp cho Hải quan Việt Nam để thực hiện thành công các cam kết trong Hiệp định
TFA-WTO, đảm bảo giải quyết mối quan hệ giữa yêu cầu tạo thuận lợi thƣơng mại
và yêu cầu quản lý Nhà nƣớc về Hải quan chặt chẽ, hiệu quả.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động tạo thuận lợi thƣơng mại nói chung
và Hiệp định TFA-WTO nói riêng
- Tìm hiểu, đánh giá thực tiễn áp dụng các hoạt động tạo thuận lợi thƣơng
mại của Hải quan Việt Nam theo các nội dung cam kết của Hiệp định TFA-WTO.
- Đề xuất định hƣớng, giải pháp cho Hải quan Việt Nam nhằm nâng cao việc
thực hiện các cam kết của Hiệp định TFA-WTO.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hiệp định TFA-WTO; Quá trình thực hiện các nội
dung tạo thuận lợi thƣơng mại trong ngành Hải quan Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình đàm phán Hiệp định TFA-WTO từ năm
1996 đến nay và toàn bộ nội dung tạo thuận lợi thƣơng mại của Hiệp định TFAWTO; Kết quả thực hiện nhiệm vụ của ngành Hải quan từ năm 2012-2017 theo cam
kết Hiệp định FTA-WTO, định hƣớng phát triển trong những năm tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu và thực hiện đƣợc các nhiệm vụ nghiên
cứu, Đề tài sử dụng phƣơng pháp thu thập các tài liệu trong lĩnh vƣc hải quan, từ đó
sử dụng kết hợp các phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp. Ngoài ra, Đề tài còn
sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính, trong đó phân tích định tính đƣợc sử dụng
chủ yếu.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn đƣợc

3


kết cấu bao gồm 4 Chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về Hiệp định
Thuận lợi thƣơng mại TFA-WTO
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực hiện Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại TFA-WTO
trong ngành Hải quan Việt Nam

Chƣơng 4: Kiến nghị các giải pháp triển khai Hiệp định Thuận lợi hóa
thƣơng mại TFA-WTO cho Hải quan Việt Nam

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƢƠNG MẠI TFA-WTO
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thuận lợi hóa thƣơng mại luôn là
một trong những đề tài đƣợc nhiều nhà khoa học, giới chuyên môn và nhiều tác giả
trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, mỗi tác giả khi nghiên cứu
vấn đề này lại có các cách tiếp cận khác nhau.
1.1.1. Một số nghiên cứu có liên quan
Liên quan đến đề tài tác giả đang nghiên cứu, có thể kể đến một số công
trình của các tác giả sau:
(i) Các nghiên cứu chung về thuận lợi hóa Thương mại
- Robert McDougall (2017), “Evaluating the Impementation Obligations
of the Trade Faliciliation Agreement in the context of Existing Multilateral Trade
Rules”, Trung tâm quốc tế về thƣơng mại và phát triển bền vững;
Nghiên cứu khái quát về quá trình hình thành Hiệp định TFA-WTO, các
nội dung cơ bản của Hiệp định và đƣa ra các mốc thời gian quy định cho các nƣớc
tham gia Hiệp định. Nghiên cứu đã so sánh các quy định của Hiệp định TFA-WTO
và Hiệp định GATT đồng thời phân tích tác động của Hiệp định TFA-WTO đối với
phát triển kinh tế toàn cầu và các mục tiêu phi kinh tế hợp pháp khác.
- Rachael F. Ferer và Vivian C. Jones (2017), “WTO Trade Faliciation
Agreement”;
Nghiên cứu khái quát về tổ chức WTO, Hiệp định TFA-WTO, nêu quá
trình đàm phán đến thời điểm có hiệu lực chính thức và các điều khoản của Hiệp

định, đánh giá tác động của Hiệp định đối với kinh tế thế giới. Ngoài ra, các tác giả
đã so sánh các nội dung Hiệp định TFA-WTO trong mối tƣơng quan với nội dung
về thuận lợi hóa thƣơng mại của các Hiệp định tự do hóa thƣơng mại mà Mỹ đã ký

5


kết.
- WCO News (2014), “WTO Trade Facilitation Agreement, Customs takes
centre stage”;
Tập san của Cơ quan Hải quan thế giới bao gồm 17 bài viết về Hiệp định
Thuận lợi hóa thƣơng mại, đƣa đến cho ngƣời đọc một cái nhìn tổng quan cũng nhƣ
những lợi ích, thách thức mà Hiệp định mang lại cho thƣơng mại quốc tế. Đây đều
là những nghiên cứu chuyên sâu của các chuyên gia trong lĩnh vực hải quan, đàm
phán quốc tế và là nguồn tƣ liệu tham khảo cho Hải quan các nƣớc trong quá trình
thực thi Hiệp định.
- Andrew Grainger (2016), “The WTO Trade Facilitation Agreement:
Consulting the Private Sector”, Tạp chí Journal of World Trade, trang 1167-1188;
Bài viết chỉ ra rằng việc tạo thuận lợi thƣơng mại liên quan đến chất lƣợng
hoạt động thƣơng mại quốc tế; và là yếu tố quan trong trong quá trình dịch chuyển
hàng hóa qua biên giới. Hiện nay, với việc thuận lợi hóa thƣơng mại đang là một
trong những ƣu tiên về chính sách hàng đầu tại các quốc gia, các nhà đám đang phải
đối mặt với thách thức là phải đạt đƣợc một tiêu chuẩn chung cho thuận lợi hóa
thƣơng mại ở tất cả các quốc gia. Bài viết tập trung đến mối liên hệ giữa thuận lợi
hóa thƣơng mại và khu vực tƣ nhân. Mặc dù việc tham vấn khu vực tƣ nhân về
thuận lợi hóa thƣơng mại có nhiều khó khăn nhƣng nó đảm bảo các nguồn lực đầu
tƣ vào tạo thuận lợi thƣơng mại đƣợc sử dụng tốt nhất và chất lƣợng của các biện
pháp tạo thuận lợi thƣơng mại đƣợc liên tục giám sát và đánh giá.
- Một nghiên cứu có đề cập đến Hiệp định TFA-WTO, đƣợc đăng trên
Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 71 tháng 03 năm 2015, trang 21-31 của tác giả Trịnh

Thị Thu Hƣơng và Phan Thị Thu Hiền với nội dung “Hiệp định tạo thuận lợi thƣơng
mại của WTO: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”. Các tác giả đã giới thiệu
tổng quan về Hiệp định tạo thuận lợi thƣơng mại của WTO và phân tích cơ hội,
thách thức đối với Việt Nam khi tham gia Hiệp định TFA-WTO. Theo đó, Hiệp
định FTA-WTO sẽ giúp Việt Nam cải thiện các chỉ số phát triển của nền kinh tế vĩ

6


mô, giúp doanh nghiệp tăng cƣờng năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, mở
rộng thị trƣờng. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra khó khăn lớn nhất mà Việt Nam phải
đối mặt là việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa hải quan và các cơ quan quản lý nhà
nƣớc trong việc thực thi TFA.
(ii) Các nghiên cứu về thuận lợi hóa thương mại trong ngành hải quan Việt Nam
-

Nguyễn Ngọc Túc (2007), "Tiếp tục cải cách, hiện đại hóa Hải quan

Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế", Luận án tiến sỹ, Trƣờng Đại
học Ngoại thƣơng;
Luận án đã khái quát cơ sở khoa học của việc tiếp tục cải cách hiện đại
hóa Hải quan, nêu lên thực trạng cải cách, hiện đại hóa Hải quan trong giai đoạn
2004-2006, đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp để tiếp tục cải cách, hiện đại
hóa Hải quan Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập
WTO. Các giải pháp, kiến nghị tác giả đƣa ra có giá trị thực tiễn cao, là nguồn tƣ
liệu tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách phát triển ngành cho các nhà
quản lý.
- Hoàng Thị Thúy Hƣờng (2015), “So sánh pháp luật Hải quan Việt Nam
và quy định của Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại của WTO”, Luận văn thạc sỹ,
trƣờng Đại học Ngoại thƣơng;

Đề tài này đã giới thiệu tổng quan về Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng
mại WTO và so sánh pháp luật Hải quan Việt Nam nhằm tạo thuận lợi hóa thƣơng
mại và Hiệp định TFA-WTO, qua đó đƣa ra các đề xuất đối với Hải quan Việt Nam
nhằm thực thi đồng bộ Hiệp định TFA-WTO. Đề tài nghiên cứu đã đề xuất một số
kiến nghị nhằm tăng cƣờng công tác tạo thuận lợi hóa thƣơng mại của Hải quan
Việt Nam trong tƣơng quan với nội dung Hiệp định TFA-WTO. Kết quả nghiên cứu
của đề tài có thể làm nguồn tƣ liệu tham khảo bổ ích cho Hải quan Việt Nam và các
cơ quan hữu quan lien quan.
- Trịnh Phƣơng Thảo (2011), "Cải cách thủ tục hành chính trong ngành
hải quan hiện nay", Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội;

7


Đề tài đã chỉ ra tầm quan trọng của cải cách thủ tục hải quan trong bối
cảnh tự do hóa, thƣơng mại hóa quốc tế hiện nay. Các tổ chức quốc tế hiện nay rất
chú trọng tới đơn giản hóa, hài hòa hóa thủ tục hải quan, giảm thiểu tối đa chi phí
trong quá trình làm thủ tục, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Do đó, cơ quan hải quan ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức nhƣ
môi trƣờng làm việc phức tạp, biến đổi liên tục, khối lƣợng hàng hóa tăng nhanh,
phƣơng thức vận chuyển hàng hóa đa dạng, hiện đại (vận chuyển đa phƣơng thức..),
áp lực tạo thuận lợi thƣơng mại cao (xử lý hàng hóa trong thời gian ngắn và hạn chế
can thiệp trực tiếp vào hàng hóa…); phạm vi hoạt động của hải quan mở rộng và
chuyên sâu (bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ngăn chặn việc xuất khẩu, nhập khẩu, quá
cảnh bất hợp pháp các loại rác thải độc hại…), các hoạt động vi phạm pháp luật hải
quan tinh vi và phức tạp; nguồn lực hạn chế… Tác giả tập trung nghiên cứu những
cải cách thủ tục hải quan hiện nay nhằm tìm ra những mặt tích cực, hạn chế và đề
xuất các giải pháp tƣơng ứng. Các giải pháp, kiến nghị tác giả đƣa ra có giá trị thực
tiễn cao, là nguồn tƣ liệu tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách cho các
nhà quản lý.

- Lê Chí Hồng (2012), "Cải cách thủ tục hải quan – qua thực tiễn tỉnh
Thừa Thiên Huế", Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội;
Đề tài đã phân tích thực trạng thủ tục hải quan nói chung và công tác cải
cách thủ tục Hải quan nói riêng của ngành Hải quan và tại Cục Hải quan Thừa
Thiên Huế, các ƣu điểm, hạn chế hiện nay cũng nhƣ các nguyên nhân của các ƣu
điểm và hạn chế đó. Đề xuất những giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả công
tác cải cách thủ tục Hải quan trong giai đoạn hiện nay tại Cục Hải quan tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Nguyễn Phƣơng Liên (2016), "Hiện đại hóa hải quan Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế", Luận văn thạc sỹ, Viện hàn lâm;
Đề tài đã nghiên cứu tổng thể và xâu chuỗi các giải pháp để cải cách thủ
tục hải quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay. Với

8


việc phát sinh những yêu cầu và nhiệm vụ mới, nghiên cứu của tác giả đã nêu rõ cơ
sở lý luận và thực tiễn cùng những nội dung hiện đại hóa hải quan trong thời kỳ hội
nhập. Đề tài phân tích đƣợc những khó khăn, vƣớng mắc về cải cách hiện đại hóa
hải quan mà ngành hải quan đang gặp phải để hiện thực hóa các cam kết hội nhập.
Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển tốt
hơn nữa quá trình hiện đại hóa trong ngành hải quan Việt Nam.
1.1.2. Định hƣớng nghiên cứu của đề tài
Trên đây là một số đề tài nghiên cứu gần với đề tài nghiên cứu của tác giả,
đều đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị khá hữu ích cho các Chính phủ, các cơ quan
chức năng cũng nhƣ doanh nghiệp Việt Nam về tận dụng thuận lợi hóa thƣơng mại
trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, hiện chƣa có đề tài nào nghiên cứu sâu về Hiệp
định Thuận lợi hóa thƣơng mại TFA-WTO và các vấn đề đặt ra đối với ngành Hải
quan Việt Nam sau khi Hiệp định chính thức có hiệu lực.
Thông qua luận văn của mình, tác giả một lần nữa tiếp tục hệ thống hóa

những lý luận cơ bản về thuận lợi hóa thƣơng mại, phân tích, đánh giá những tác
động của thuận lợi hóa thƣơng mại tới thƣơng mại toàn cầu, nêu rõ kết quả thực
hiện Hiệp định TFA-WTO trong ngành Hải quan Việt Nam. Trong quá trình nghiên
cứu, tác giả sẽ tiếp tục kế thừa những thành quả của những công trình nghiên cứu
trƣớc đó, bổ sung các nội dung cần thiết để đề xuất những giải pháp, kiến nghị hữu
hiệu nhất cho việc triển khai Hiệp định TFA-WTO cho ngành Hải quan Việt Nam.
1.2. Cơ sở lý luận về Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại TFA-WTO
1.2.1. Tổng quan về hoạt động thuận lợi hóa thƣơng mại
1.2.1.1. Khái niệm
Thƣơng mại đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đóng góp vào tăng
trƣởng kinh tế của một quốc gia. Những thành tựu về phát triển kinh tế có thể đƣợc
thúc đẩy hiệu quả thông qua quá trình hội nhập quốc tế và tự do hóa thƣơng mại.
Điều đó đã tạo ra sự phân bổ nguồn lực tối ƣu cho các nền kinh tế mở, gia tăng cơ
hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cẩu. Trong bối cảnh liên kết quốc tế mạnh mẽ

9


trên mọi phƣơng diện, các hoạt động thuận lợi hóa thƣơng mại đƣợc xác định là yếu
tố cơ bản của tự do hóa thƣơng mại trên cơ sở thúc đẩy lƣu thông thƣơng mại và hỗ
trợ tăng cƣờng hiệu lực quản lý quốc gia về các vấn đề thƣơng mại. Thuận lợi hóa
thƣơng mại có nhiều định nghĩa khác nhau từ những khía cạnh khác nhau, cụ thể:
Theo Tổ chức WTO và UNCTAD, tạo thuận lợi thƣơng mại chính là “đơn
giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục thƣơng mại quốc tế, bao gồm các hoạt động,
thông lệ, và thủ tục có liên quan trong việc thu thập, trình bày, trao đổi và xử lý các
dữ liệu cần thiết cho việc vận chuyển hàng hóa trong thƣơng mại quốc tế” (WTO,
UNCTAD 2001, tr 180).
Trong khi đó, Tổ chức OECD định nghĩa thuận lợi hóa thƣơng mại là
“đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa các thủ tục liên quan và dòng thông tin cần thiết để
vận chuyển hàng hóa quốc tế từ ngƣời bán tới ngƣời mua và để thực hiện việc thanh

toán của ngƣời mua trả cho ngƣời bán” (OECD 2002, tr 6).
Quan điểm của Tổ chức UNECE về hoạt động thuận lợi hóa thƣơng mại là
“phƣơng pháp tiếp cận toàn diện và thống nhất nhằm giảm thiểu sự phức tạp và chi
phí của quá trình giao dịch thƣơng mại, đồng thời đảm bảo rằng tất cả các hoạt động
này có thể diễn ra một cách hiệu quả, minh bạch, có tính dự báo, dựa trên các tiêu
chuẩn, chuẩn mực và thông lệ tốt nhất đƣợc quốc tế thừa nhận.” (UNECE 2003, tr
3).
Tổ chức APEC định nghĩa “Tạo thuận lợi thƣơng mại đƣợc hiểu một cách
khái quát là quá trình đơn giản và hài hòa hóa, có sử dụng các công nghệ mới và các
biện pháp hiện đại để giải quyết trở ngại về thủ tục hành chính trong quá trình thƣơng
mại.” (APEC 2001, tr 1).
Có quan điểm tƣơng tự, Ngân hàng Thế giới cho rằng thuận lợi hóa thƣơng
mại không chỉ bao gồm các yếu tố liên quan nhƣ giảm và xóa bỏ thuế quan, đơn
giản hóa thủ tục hải quan, các quy định về xuất xứ, chất lƣợng, mà còn cả các yếu tố
nhƣ tãng cƣờng môi trƣờng kinh doanh, chất lƣợng của cơ sở hạ tầng, tính minh
bạch và hệ thống luật pháp. Tất cả các yếu tố này có tác động đến khả nãng xuất

10


khẩu của một quốc gia thông qua việc cắt giảm chi phí sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Các biện pháp tạo thuận lợi thƣơng mại có thể đƣợc hiểu theo hai chiều: (i) đầu tƣ
cơ sở hạ tầng "cứng" (đƣờng cao tốc, đƣờng sắt, bến cảng, cơ sở hạ tầng thông tin)
và (ii) đầu tƣ cơ sở hạ tầng "mềm" (tính minh bạch, hiệu quả trong hải quan, quản lý
biên mậu, môi trƣờng kinh doanh và các cải cách thể chế khác) (Alberto PortugalPerez, John S. Wilson 2010, tr 6).
Các định nghĩa trên tuy có cách tiếp cận khác nhau nhƣng về cơ bản đều
thể hiện một nội dung cốt lõi xuyên suốt là “quá trình đơn giản hóa và hài hòa hóa
các thủ tục xuất nhập khẩu”. Nhƣ vậy, nội hàm khái niệm “tạo thuận lợi thƣơng
mại” bao gồm một loạt các vấn đề liên quan đến việc lƣu chuyển thƣơng mại một
cách trôi chảy và đúng pháp luật. Phạm vi khái niệm bao quát các vấn đề từ luật

thƣơng mại quốc tế, luật kinh tế thƣơng mại quốc gia, các vấn đề hợp tác và ngoại
giao quốc tế cho đến các vấn đề quản lý điều hành thƣờng xuyên của bộ máy Chính
phủ, nói cách khác, khái niệm này bao quát một phạm vi rất rộng về các yếu tố rào
cản phi thuế quan gây trở ngại trong thƣơng mại quốc tế.
Chính vì vậy, tạo thuận lợi thƣơng mại đã trở thành một đề tài mang tính
lý thuyết và thực hành, có tầm quan trọng đặc biệt trong các chƣơng trình đàm phán
thƣơng mại quốc tế, khi mà vấn đề thuế quan bảo hộ đã đƣợc dỡ bỏ sau vòng đàm
phán Uruguay, cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin đã góp phần thúc đẩy lƣu
chuyển hàng hóa qua biên giới. Mục đích của tạo thuận lợi thƣơng mại là xoá bỏ
các rào cản phi thuế quan đối với thƣơng mại, cụ thể nhƣ đơn giản và minh bạch
hóa các yêu cầu về chứng từ, thủ tục lƣu chuyển qua biên giới, áp dụng tự động hoá
và công nghệ thông tin, loại bỏ những cản trở trong vận tải và quá cảnh; đồng thời
góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với chi phí thƣơng mại, khả năng
cạnh tranh, cơ hội kinh doanh, các luồng thƣơng mại, đầu tƣ, thu ngân sách tủy theo
ƣu tiên phát triển của từng quốc gia.
1.2.1.2. Nguyên tắc tạo thuận lợi thương mại
Tạo thuận lợi thƣơng mại đƣợc thực hiện dựa trên bốn nguyên tắc là: minh

11


bạch hóa, đơn giản hóa, hài hòa hóa và hiện đại hóa.

u
Nguyên tắc Tạo thuận lợi thƣơng mại

N
guyên tắ c Tạ o thuậ n lợi thương
Hiện


Minh mạ i

Đơn

Hài

bạch

giản

hòa

đại

hóa

hóa

hóa

hóa

Hình 1.1 Bốn trụ cột trong nguyên tắc tạo thuận lợi thƣơng mại
Nguồn: Tổ chức UNECE
a. Minh bạch hóa
Trong thƣơng mại quốc tế, tính minh bạch rất cần thiết để giúp các doanh
nghiệp hiểu biết về các điều kiện và hạn chế khi gia nhập và hoạt động trên thị
trƣờng. Minh bạch hóa trong hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớctrong việc quản
lý hoạt động xuất nhập khẩu làm gia tăng trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân thi
hành trên thực tế. Các thông tin kịp thời và chính xác liên quan đến thƣơng mại cần

phải có sẵn, đƣợc công bố công khai và đƣợc tiếp cận dễ dàng bởi tất cả các bên
liên quan. Thông tin này có thể bao gồm hệ thống các quy định pháp luật gồm Luật,
các văn bản hƣớng dẫn dƣới Luật, các quyết định hành chính đƣợc áp dụng chung.
Trƣớc khi ban hành và có hiệu lực chính thức, thông tin phải đƣợc phổ biến cho
phép các bên liên quan tham gia ý kiến và kiến nghị sửa đổi nếu cần thiết, và phải
đƣợc thông báo trƣớc cho các bên có liên quan một khoảng thời gian đủ dài nhất
định. Việc công khai thông tin đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo tính có thể

12

M


dự đoán trƣớc trong thực thi các quy định này cũng nhƣ để thúc đẩy tuân thủ tự
nguyện của các doanh nghiệp.
b. Đơn giản hóa
Đơn giản hóa là quá trình loại bỏ tất cả các yếu tố không cần thiết, trùng lặp
trong chính sách, thủ tục, quy trình thực hiện thƣơng mại quốc tế. Có thể nói,
nguyên tắc quan trọng nhất của tạo thuận lợi thƣơng mại là đơn giản hóa và đồng bộ
hóa các văn bản thƣơng mại, bao gồm các văn bản thiết kế để sử dụng bằng máy
tính và các hệ thống tự động hóa khác để sử dụng một hệ thống duy nhất để xử lý
toàn bộ các giao dịch thƣơng mại. Ở mức độ đơn giản hơn, đơn giản hóa đề cập đến
việc đảm bảo các yêu cầu về các thủ tục, hồ sơ ở mức tối thiểu hợp lý để thực
hiệnchức năng quản lý Nhà nƣớc về thƣơng mại biên mậu, mà không gây ảnh
hƣởng và cản trở quá trình lƣu thông hàng hóa qua biên giới.
c. Hài hòa hóa
Hài hòa hóa là quá trình điều chỉnh các thủ tục, hoạt động, quy định cấp quốc
gia đến gần với các quy định tại các công ƣớc, tiêu chuẩn và thực tiễn quốc tế.
Nguyên tắc này có thể chi phối các nội dung thỏa thuận giữa các quốc gia đối tác,
các khu vực và trên toàn thế giới thông qua việc thống nhất áp dụng và thực hiện

các tiêu chuẩn, quy định tƣơng tự, không có sự khác biệt. Tạo thuận lợi thƣơng mại
tập trung vào xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu chung nhằm hài hòa các thủ tục
thƣơng mại quốc tế ở cấp độ đa phƣơng, đặc biệt về danh mục thuế quan; các yêu
cầu về chứng từ, thông tin và dán nhãn; các quy tắc vận tải và thông quan hàng hóa;
thu phí đối với phƣơng tiện vận tải sử dụng trong thƣơng mại qua biên giới,…
d. Hiện đại hóa
Tạo thuận lợi thƣơng mại cũng dựa trên nguyên tắc hiện đại hóa công tác
quản lý thƣơng mại tại biên giới, hoàn thiện các hệ thống thông quan và quản lý
thƣơng mại biên giới trên cơ sở tăng cƣờng sử dụng công nghệ thông tin phục vụ tự
động hóa quá trình thực hiện, rút ngắn thời gian và chi phí giao dịch tại cửa khẩu,
cảng biển. Triển khai thực hiện các thông lệ tốt nhất về hiện đại hóa nhƣ: áp dụng

13


các kỹ thuật Hải quan hiện đại gồm quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ, kiểm tra sau
thông quan,… Tăng cƣờng đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa trang thiết bị để
nâng cao hiệu lực, hiệu quả, năng suất thực thi nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức
thực hiện chức năng quản lý quốc gia về thƣơng mại biên mậu.
1.2.1.3. Các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng tạo thuận lợi thương mại
a. Vai trò của Chính phủ
Chính phủ của mỗi nƣớc là cơ quan phải chịu trách nhiệm đầu tiên cho việc
triển khai thực hiện các chƣơng trình tạo thuận lợi thƣơng mại. Nghiên cứu do nhiều
tổ chức quốc tế tiến hành đã xác định tầm quan trọng của quyết tâm và cam kết
chính trị của lãnh đạo cấp Chính phủ đối với việc hoạch định các chính sách và điều
hành các chƣơng trình hành động và hỗ trợ xây dựng năng lực thực hiện các hoạt
động tạo thuận lợi thƣơng mại (Ngân hàng Thế giới 2006, tr 23).Quyết tâm và cam
kết chính trị đƣợc các Chính phủ thể hiện thông qua các chiến lƣợc phát triển và
việc ƣu tiên khoản đầu tƣ cụ thể về tài chính, vật chất và nguồn nhân lực. Nếu
Chính phủ không nhất trí duy trì lâu dài các cam kết và hỗ trợ trong nƣớc thì nhiều

khả năng các hỗ trợ xây dựng năng lực và tạo thuận lợi thƣơng mại này sẽ không
bền vững trong dài hạn.
Các chính trị gia và quan chức cấp cao của Chính phủ có thể dễ dàng thể hiện
sự hậu thuẫn nhiệt thành và cam kết của mình đối với việc tinh giản thủ tục xuất
nhập khẩu cùng cải cách các cơ quan quản lý biên giới khác nhau. Một điều tối
quan trọng khác là chính phủ phải là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc
nâng cao năng lực tạo thuận lợi thƣơng mại. Chính phủ cũng cần sẵn sàng để gắn
kết hỗ trợ tài chính của các nhà tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật với các nguồn nhân lực và
tài lực nội tại của quốc gia. Bên cạnh đó, Chính phủ các nƣớc cần dành ƣu tiên thỏa
đáng cho các chƣơng trình tạo thuận lợi thƣơng mại và cải cách Hải quan trong
chƣơng trình tham vấn và thƣơng lƣợng với các tổ chức quốc tế cũng nhƣ xác định
các biện pháp tạo thuận lợi thƣơng mại nhƣ một nhân tố quan trọng trong các nỗ lực
tăng cƣờng khả năng cạnh tranh quốc gia.

14


×