Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

HTD TD DC ( hệ thống điện 1 chiều cho nhà máy thủy điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.85 KB, 14 trang )

PHẦN I
VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN MỘT CHIỀU
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
Sơ đồ nguyên lý: bản vẽ kèm theo.
Nhiệm vụ và yêu cầu đối với hệ thống điện một chiều.
1. Nhiệm vụ:
Cung cấp nguồn điện một chiều 220VDC cho các phụ tải một chiều của
nhà máy, trạm phân phối 110kV trong chế độ vận hành bình thường và dự phịng
trong trường hợp sự cố mất nguồn xoay chiều. Các phụ tải của hệ thống một
chiều bao gồm:
-

Tủ LCU các tổ máy, thiết bị trạm, thiết bị dùng chung;

-

Tủ bảo vệ máy phát điện, máy biến áp;

-

Thiết bị đóng cắt 10.5kV, 110kV;

-

Nguồn thao tác máy cắt kích từ, nguồn mồi từ ban đầu cho các tổ

-

Chiếu sáng sự cố….


máy;
2. Yêu cầu:
Cung cấp nguồn điện một chiều cho các phụ tải phải đảm bảo ổn định,
liên tục. Điện áp điều khiển: 220 ± 2%VDC.
Điều 1. Yêu cầu đối với tổ ắc quy:
1. Về dung lượng ắc quy:
Trong trường hợp sự cố mất nguồn xoay chiều của bộ nạp, ắc quy phải
đảm bảo cung cấp ổn định cho nhu cầu phụ tải ở chế độ bình thường trong 30
phút phóng điện:
-

Đảm bảo ổn định cho các thiết bị đóng cắt ở cuối chu kỳ phóng điện;

-

Đảm bảo được mồi từ ban đầu cho tổ máy phát;

-

Đảm bảo nguồn điều khiển cho các tủ LCU;

-

Đảm bảo nguồn cho hệ thống rơ le bảo vệ.

2. Về đặc tính kỹ thuật:

1



- Sử dụng loại ắc quy ướt kiểu kín, khơng bảo dưỡng, điện áp của cả hệ
thống ắc quy là 220VDC, lắp đặt trong nhà;
-

Điện áp ra của bộ ắc quy lớn nhất: 220+10% (242VDC);

-

Điện áp ra của bộ ắc quy nhỏ nhất: 220-10% (198VDC);

-

Vỏ ắc quy là bình nhựa có thể chịu được va chạm mạnh;

- Ắc quy được lắp trên giá thép theo nhiều tầng chồng lên nhau, giá
dưới phải cách nền ít nhất là 300mm;
- Các phụ kiện của hệ thống ắc quy như: cáp mềm, đầu cốt, các tấm
đệm, bu lông, ... phải đồng bộ với hệ thống ắc quy;
- Các mạch ra của bảng phân phối điện một chiều phải được bảo vệ
bằng các áp tơ mát;
-

Phịng đặt ắc quy phải được trang bị các thiết bị thơng gió.

Điều 2. u cầu đối với module chỉnh lưu:
-

Phải có hiệu suất cao và độ bền sử dụng lâu dài.

-


Độ tăng nhiệt độ của các phần tử chỉnh lưu không được quá 650C.

- Module chỉnh lưu, bộ điều chỉnh điện áp tự động, áp tô mát và các bộ
phận khác phải được bố trí riêng trong tủ.
- Mặt trước của tủ lắp đặt các thiết bị đo lường, chỉ thị vận hành, báo sự
cố, các thiết bị khác.
- Khi sự cố thì tín hiệu được cảnh báo trên tủ điều khiển và màn hình
(EMU10) đồng thời gửi tín hiệu đến hệ thống DCS.
- Bình thường bộ chỉnh lưu được làm việc ở chế độ nạp tự động, phải tự
động điều chỉnh điện áp đến giá trị cài đặt trong phạm vi điều chỉnh từ 180V đến
260V.
- Mỗi bộ chỉnh lưu phải được trang bị các bảo vệ chống quá điện áp,
điện áp thấp, quá dòng điện do quá tải hoặc ngắn mạch.
Điều 3. Tủ phân phối điện một chiều.
Tủ phân phối điện một chiều được sử dụng loại tủ đứng có trang bị các
thiết bị sau:
-

Các khối điều khiển, giám sát, bảo vệ;

-

Nút điều chỉnh điện áp;

-

Thiết bị đóng cắt cố định;
2



-

Thiết bị đo lường dịng điện, điện áp;

-

Đèn tín hiệu trạng thái.
Chương II
THƠNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN


-

Thơng số bộ nạp

Số bộ nạp:

02 bộ, kiểu modul chỉnh lưu,

Thông số modul chỉnh lưu:
-

Hãng sản xuất:

-

Kiểu của modul chỉnh lưu:

-


Điện áp đầu vào (AC):

400VAC

-

Điện áp đầu ra (DC):

240VDC



Thông số hệ thống ắc quy:

-

Số bộ:

01 bộ ắc quy ướt kiểu kín

-

Tổng số bình mỗi bộ:

104 bình

-

Dung lượng định mức:


300Ah

-

Nhiệt độ cho phép:

10 ÷ 400C

Thơng số bình ác quy:
-

Kiểu:

-

Điện áp định mức:

2.22 – 2.24V

-

Điện áp cao cảnh báo:

2.5V

-

Điện áp thấp cảnh báo:


2.02V

-

Điện áp chênh giữa các bình

≤500mV

Chương III
NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG VẬN HÀNH

3


Điều 4. Phương thức vận hành của hệ thống ắc quy.
Hệ thống ắc quy luôn vận hành ở chế độ phụ nạp. Trong trường hợp mất
nguồn xoay chiều của bộ nạp thì hệ thống ắc quy có chức năng cấp lại nguồn
cho các phụ tải một chiều.
Điều 5. Chỉ những người đã được học tập, huấn luyện sát hạch đạt yêu
cầu về: “Quy trình vận hành và xử lý sự cố Hệ thống điện một chiều”, “Quy
trình phịng chống cháy nổ” mới được phép làm việc trên các thiết bị của hệ
thống điện một chiều. Khi vận hành ngoài quy trình này cịn phải tn thủ các
điều khoản có liên quan trong các quy trình, quy phạm khác và hướng dẫn của
nhà chế tạo.
Điều 6. Mọi công việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống Ắc quy phải được
tiến hành theo phiếu cơng tác và phải có phương án sửa chữa cụ thể. Nếu cơng
việc có dùng đến hàn, hay có lửa thì phương án phải được GĐSX phê duyệt.
Điều 7. Khi tiến hành công việc trong hệ thống ắc quy ngoài việc thực
hiện các biện pháp an toàn điện, an tồn phịng chống cháy nổ cịn phải sử dụng
các trang bị an toàn khi tiếp xúc với dung dịch axit như: găng tay cao su, kính

bảo hộ, khẩu trang. Khơng được mang những vật dụng như: Đồng hồ, bật lửa,
chìa khoá,... lại gần hệ thống ắc quy.
Điều 8. Ánh sáng khu vực ắc quy phải luôn đảm bảo và được trang bị hệ
thống ánh sáng sự cố, phải có các bình chữa cháy. Đối với hệ thống ắc quy phải
ln giữ khơ ráo sạch sẽ, gọn gàng, thơng thống tốt.
Điều 9. Dây dẫn nối giữa các bình ắc quy và phải được dùng dây đúng
chủng loại và đầu nối đúng quy cách nhằm đảm bảo khe hở thơng gió giữa các
bình và trở kháng của dây dẫn là nhỏ nhất.
Điều 10. Vệ sinh hệ thống điện một chiều.
- Nhân viên vận hành phải định kỳ vệ sinh hệ thống điện một chiều. Nội
dung vệ sinh bao gồm: Vệ sinh sàn nền, tường phòng đặt thiết bị, lau chùi hệ
thống ắc quy và giá đỡ, vệ sinh bên ngoài các tủ bảng điện ...
- Việc vệ sinh thiết bị bên trong các tủ bảng được kết hợp vào các đợt
kiểm tra, bảo dưỡng hoặc khi cần thiết. Người thực hiện phải là nhân viên đơn vị
sửa chữa đã được huấn luyện về chuyên môn.
Điều 11. Khi kiểm tra bảo dưỡng các module, sau khi cắt điện tách
module ra khỏi vận hành phải đợi ít nhất 3 phút mới được làm việc để đảm bảo
tránh khả năng phóng điện của các tụ điện. Khi tháo module ra sửa chữa phải
đảm bảo an tồn cho các module cịn lại đang vận hành.

4


Điều 12. Tất cả các thiết bị của hệ thống một chiều bao gồm: Các module
chỉnh lưu, hệ thống ắc quy, các thanh cái điện một chiều phải được trang bị các
dụng cụ đo lường, bảo vệ tin cậy, chính xác. Mỗi mạch lộ cung cấp cho phụ tải
phải được bảo vệ riêng bằng áp tơ mát hoặc cầu chì.
Điều 13. Những thay đổi về thêm, bớt phụ tải một chiều phải có phương
án và sơ đồ đã được Giám đốc SX ký duyệt, đồng thời phải thông báo, cung cấp
tài liệu cho đơn vị vận hành biết để theo dõi.

Điều 14. Trực ban vận hành trong ca ít nhất phải kiểm tra 4 lần hệ thống
điện một chiều hoặc theo lịch đã được Giám đốc SX ký duyệt.
Khi phát hiện những thiếu sót trong vận hành phải được ghi vào sổ “Thiếu
sót thiết bị” và báo cáo trực ban cấp trên. Những phát hiện hư hỏng đe doạ đến
an toàn thiết bị phải báo cáo ngay với Giám đốc SX để có biện pháp xử lý kịp
thời.
Điều 15. Nội dung công việc kiểm tra hệ thống ắc quy.
1. Nền nhà, tường và các giá đỡ ắc quy phải sạch sẽ, khơ ráo.
2. Ánh sáng phải đảm bảo.
3. Thơng gió, điều nhiệt làm việc bình thường nhiệt độ trong phịng
khơng quá 250C.
4. Các bình ắc quy phải ngay ngắn các nắp đậy đầy đủ, nguyên vẹn.
5. Kiểm tra điện áp các bình khi có nghi ngờ dung lượng bình nào đó bị
giảm thấp phải có biện pháp nạp lại khi dung lượng bình khơng đủ, hoặc thay
thế.
6. Kiểm tra bình có điện áp cao nhất và thấp nhất.
7. Kiểm tra sự phát nhiệt cục bộ (bằng cách sờ tay phía ngồi vỏ bình).
Mở nắp đậy kiểm tra bằng mắt thường ốc hãm đầu nối về hiện tượng Oxy hố,
khơ mỡ, độ tiếp xúc qua màu sắc và những biểu hiện khác thường.
Điều 16. Đối với tổ ắc quy khi kiểm tra phát hiện điện áp bình nào đó
điện áp giảm đến 85%Uđm thì phải tiến hành nạp lại.
Điều 17. Kiểm tra các module chỉnh lưu
1. Trong chế độ vận hành bình thường các module chỉnh lưu thường
xuyên làm việc song song và ở chế độ nạp tự động, phải tự động điều chỉnh điện
áp đến giá trị cài đặt trong trường hợp có giao động điện áp trong giải điều chỉnh
(200V ÷ 260V).

5



2. Kiểm tra các đèn tín hiệu đúng trạng thái khơng có báo lỗi.
3. Kiểm tra các máy cắt, áp tô mát vận hành đúng phương thức.
4. Kiểm tra các đồng hồ dòng điện, điện áp ổn định.
5. Các thiết bị của module nạp khơng có hiện tượng phát nhiệt, tiếng kêu
bình thường.
6. Kiểm tra, vệ sinh bụi phía ngồi tủ.
7. Mở cửa tủ kiểm tra bằng mắt thường các thiết bị linh kiện vận hành
bình thường, đầu cốt khơng có hiện tượng phát nhiệt.
(Chú ý: khơng được chạm tay hoặc bất cứ dụng cụ nào vào thiết bị phía
bên trong tủ).
8. Kiểm tra hệ thống thơng gió, sấy, chiếu sáng tủ bình thường.
Điều 18. Kiểm tra tủ bảng điện, phụ tải hệ thống điện một chiều.
1. Kiểm tra giá trị dòng điện, điện áp trong giới hạn cho phép, khơng có
hiện tượng dao động lớn.
2. Kiểm tra khóa chọn chế độ đúng phương thức vận hành.
3. Kiểm tra các đèn chỉ thị đúng theo phương thức vận hành.
4. Các Aptomát khơng có hiện tượng biến màu, phát nhiệt.
5. Kiểm tra hệ thống thơng gió, sấy, chiếu sáng tủ.
6. Mở cửa tủ kiểm tra sơ bộ tất cả các thiết bị khơng có hiện tượng biến
màu, phát nhiệt.
Điều 19. Thời gian bảo dưỡng đại tu các thiết bị chính:
Bộ nạp ít nhất mỗi năm phải được tách ra để kiểm tra, bảo dưỡng một lần
vào trước mùa mưa bão.
Đối với tổ ắc quy thực hiện bảo dưỡng, thử phóng điện hệ thống ắc quy ít
nhất mỗi năm một lần. Để đảm bảo an toàn sau khi nạp lại điện cho hệ thống ắc
quy, trước khi thao tác phóng điện hệ thống ắc quy phải đảm bảo các module
nạp làm việc là bình thường, đồng thời đảm bảo nguồn điện AC 400V cấp cho
các module nạp bình thường trong 24 tiếng.
Điều 20. Trong ca trực ban vận hành thực hiện ghi các thông số vào sổ
“Thông số hệ thống một chiều” cụ thể như sau:


6


1. Hai giờ một lần vào giờ chẵn ghi các thông số: Điện áp các thanh cái
module nạp (thanh cái ắc quy), dòng điện các module nạp, dòng phụ nạp hệ
thống ắc quy.
2. Mỗi ngày vào ca ngày thực hiện ghi điện áp các bình ắc quy. Ghi bình
ắc quy có điện áp cao nhất và thấp nhất để theo dõi, đánh giá, phân tích để xác
định sự tăng cao hay giảm thất điện áp, nếu vượt ngoài phạm vi mức quy định
cần phải nạp lại và bình ắc quy đó cần được lưu ý, quan tâm theo dõi.
Điều 21. Kiểm tra bảo dưỡng các module chỉnh lưu được thực hiện như
sau:
Kiểm tra bằng mắt thường:
1. Kiểm tra các bộ phận hỏng hóc về cơ khí, các bộ phận biểu hiện bị
phóng điện, phát nhiệt,…
2. Kiểm tra độ bắt chặt của các giá kẹp, các mối nối điện, giá đỡ các
modul chỉnh lưu, áp tô mát,…
3. Kiểm tra các dây dẫn có bị chạm kẹp, bị xây sát cách điện, thanh dẫn,
dây nối tiếp địa phải được bắt chặt.
Tất cả những hư hỏng , sai sót được phát hiện cần được xử lý ngay.
Vệ sinh thiết bị trong tủ:
1. Vệ sinh bụi bám phía ngồi các thiết bị, đặc biệt các bộ tản nhiệt.
2. Vệ sinh bụi trên các modul điều khiển (tốt nhất bằng chổi lông nhỏ
mịn).
3. Nếu đáy tủ có nhiều bụi phải dùng máy hút bụi hút sạch.
Điều 22. Bảo dưỡng ắc quy.
Trước khi tiến hành bảo dưỡng tổ ắc quy phải kiểm tra phòng và tổ ắc
quy. Bảo dưỡng ắc quy phải thực hiện theo phiếu công tác, các công việc bảo
dưỡng cụ thể như sau:

1. Kiểm tra điện áp của từng bình so sánh với các số liệu đo được trong
vận hành, phát hiện những bình có biểu hiện khơng bình thường để đề ra phương
án đo đạc, kiểm tra kỹ lưỡng và biện pháp xử lý cụ thể.
2. Kiểm tra sử lý sự bắt chặt, ăn mòn ở các mối nối bằng cách làm sạch
và bắt chặt.
3. Điều chỉnh sự ngay ngắn của các bình (nếu thấy có xê dịch).
4. Vệ sinh tường trần, sàn nền và sử lý những hư hỏng về ánh sáng.
7


Chương IV
KIỂM TRA, THAO TÁC TRONG VẬN HÀNH
Điều 23. Hệ thống điện một chiều được lắp đặt mới trước khi đưa vào vận
hành phải có đầy đủ các tài liệu sau:
1. Bản vẽ hồn cơng lắp đặt hệ thống điệu một chiều.
2. Tài liệu hướng dẫn vận hành các thiết bị của nhà chế tạo.
3. Biên bản nghiệm thu lắp đặt và thí nghiệm hiệu chỉnh.
4. Quyết định của Hội đồng nghiệm thu cho phép đóng điện.
Điều 24. Kiểm tra thao tác đưa bộ nạp, thanh cái, ắc quy của hệ thống
điện một chiều vào làm việc sau lắp đặt, sửa chữa:
Điều 25. Thao tác tách ắc quy ra sửa chữa.
Khi phát hiện thấy một vài bình của tổ ắc quy biểu hiện kém chất lượng
hay bị hư hỏng (tụt điện áp, phát nóng, thanh nối rạn nứt hư hỏng) thì phải tiến
hành tách bình đó ra và thay thế bình mới (dự phịng), cách thực hiện như sau:
1. Chuẩn bị dây nối, các dụng cụ chuyên dùng và thủ tục thực hiện.
2. Chuẩn bị 02 bình ắc quy dự phịng cùng loại đã nạp đủ dung lượng
(hoặc một bình ắc quy với một điện trở R = 2).
3. Đấu nối 1 bình ắc quy dự phịng vừa tách ra hoặc một điện trở R = 2
song song với bình cần thay thế.
4. Tách bình ắc quy hư hỏng ra khỏi hệ thống.

5. Thay 1 bình dự phịng thứ 2 vào vị trí bình hư hỏng.
6. Tách bình đấu song song hoặc điện trở ra khỏi mạch.
Khi phải tách toàn tổ ắc quy ra khỏi vận phải có phương án cụ thể đã được
Giám đốc vận hành phê duyệt.
Công việc thay thế bình ắc quy do thợ quy hoặc nhân viên sửa chữa điện
đã được huấn luyện về chuyên môn thực hiện.
Điều 26. Đưa hệ thống ắc quy vào vận hành.
1. Ắc quy trước khi đấu vào tổ ắc quy phải đảm bảo đã nạp đủ dung
lượng;
2. Kiểm tra tổ ắc quy đã được đấu nối đúng quy định, lắp đặt ngay ngắn;
3. Kiểm tra điện áp toàn tổ ắc quy ở định mức;
8


4. Kiểm tra cực tính của tổ ắc quy và thanh cái máy nạp cùng cực tính;
5. Đóng cầu chì;
6. Đóng AB nối tổ ắc quy với thanh cái 1 chiều, kiểm tra tình trạng làm
việc của ắc quy.
CHƯƠNG V
XỬ LÝ NHỮNG HIỆN TƯỢNG VẬN HÀNH KHƠNG BÌNH THƯỜNG
VÀ SỰ CỐ
Điều 27. Mất nguồn xoay chiều đầu vào bộ chỉnh lưu.
1. Hiện tượng:
 Tín hiệu chng cịi kêu.
 Tín hiệu báo sự cố hệ thống điện một chiều trên hệ thống điều khiển
DCS.
 Tín hiệu báo sự cố hệ thống điện một chiều tại khối điều khiển chính.
 Nhảy AB cấp nguồn
2. Nguyên nhân:
 Hư hỏng AB cấp nguồn.

 Mất nguồn tự dùng xoay chiều cấp cho tủ.
3. Biện pháp xử lý:
 Kiểm tra các Ap tô mát, nếu hư hỏng phát nhiệt thì đưa AB dự phịng
vào làm việc. Nếu khơng có hiện tượng gì thì kiểm tra sơ bộ tồn bộ
thanh cái và phụ tải 1 chiều bình thường thì cho phép đóng lại 1 lần.
 Nếu hư hỏng Aptomat hoặc cơng tắc tơ thì tiến hành thay thế.
 Nếu do mất nguồn tự dùng xoay chiều thì nhanh chóng kiểm tra và
khơi phục lại.
Điều 28. Bảo vệ q dịng tác động (50).
Hiện tượng:
-Tín hiệu chng cịi tại tủ bảng một chiều.
-Tín hiệu báo lỗi tại tủ bảng điều khiển bộ nạp.
-Tín hiệu chng, cịi và cảnh báo trên màn hình hệ thống DCS.

9


-Kiểm tra dòng điện một chiều máy nạp tăng cao hoặc bộ nạp ngừng hoạt
động.
Nguyên nhân:
- Chạm chập trên hệ thống một chiều hoặc một trong các modul chỉnh
lưu.
- Có phụ tải lớn đóng vào hệ thống hoặc sự cố thoáng qua.
Biện pháp xử lý:
Nếu là nguyên nhân 1:
-Phải khẩn trương kiểm tra toàn bộ hệ thống điện một chiều, các bảng
điện điều khiển, phán đốn phụ tải có khả năng bị chạm chập.
-Có thể cắt aptomat cấp cho các phụ tải ở bảng điện một chiều rồi đóng
lại ngay (đối với các phụ tải không gây ra sự cố ngừng các tổ máy phát). Nếu
trong thao tác thấy hết tín hiệu (dịng điện, điện áp trở về trạng thái vận hành

bình thường) chứng tỏ phụ tải đó bị chạm chập. Tiến hành cắt cầu chì hoặc AB
của các mạch lẻ để xác định điểm chạm chập, có thể tách thiết bị đó ra khỏi vận
hành và báo đơn vị sửa chữa xử lý.
Nếu là nguyên nhân 2:
- Tín hiệu xuất hiện rồi tự giải trừ và ổn định U, I là có thao tác đóng phụ
tải lớn.
- Nếu khơng có thao tác đóng, cắt phụ tải lớn là có sự cố chạm chập
thống qua điện áp và dịng điện một chiều dao động mạnh. Cần phân vùng
kiểm tra như nguyên nhân 1 để tránh tái diễn.
Điều 29. Bảo vệ điện áp hệ thống điện một chiều giảm thấp tác động (27)
1. Hiện tượng:
 Tín hiệu chng cịi kêu.
 Tín hiệu cảnh báo điện áp hệ thống điện một chiều giảm thấp tại tủ
điều khiển hệ thống điện một chiều.
 Sự cố module chỉnh lưu.
2. Nguyên nhân:
 Điện áp xoay chiều 3 pha cấp cho các module chỉnh lưu giảm thấp quá
giới hạn cho phép do sự cố điện áp lưới giảm thấp.
 Mất điện hệ thống điện tự dùng hoặc nhẩy áp tô mát xoay chiều.

10


 Dung lượng ắc quy sụt giảm mạnh do phóng quá quy định của nhà chế
tạo.
3. Biện pháp Xử lý:
 Nếu là nguyên nhân 1:
 Kiểm tra điện áp lưới thực sự giảm thấp thì tìm mọi cách để tăng
điện áp máy phát có thể (theo quy trình vận hành máy phát và xử lý sự
cố máy phát điện). Tăng cường theo dõi dịng điện phóng của ắc quy

đảm bảo đúng chế độ phóng quy định, đồng thời theo dõi điều chỉnh
điện áp máy phát trong giới hạn cho phép.
 Nếu là nguyên nhân 2:
 Kiểm tra điện áp tự dùng xoay chiều cấp cho module chỉnh lưu có
mất khơng.
 Kiểm tra áp tô mát cấp nguồn bộ phụ nạp xem có nhảy khơng. Khi
phát hiện áp tơ mát nhảy, sau khi kiểm tra sơ bộ hệ thống điện một
chiều khơng phát hiện hư hỏng cho phép đóng lại một lần. Khi đóng
lại tiếp tục nhảy thì phải phân đoạn tìm rõ nguyên nhân và báo đơn vị
sửa chữa xử lý.
 Nếu là nguyên nhân 3:
 Giảm bớt phụ tải một chiều khơng cần thiết.
 Theo dõi ắc quy phóng theo đúng đặc tính quy định của nhà chế
tạo.
 Tách module sự cố ra khỏi mạch điện, khôi phục các module còn
lại để cấp điện cho các phụ tải một chiều và nạp cho ắc quy.
Điều 30. Hư hỏng module nạp.
1. Hiện tượng:
 Tín hiệu chng cịi kêu.
 Tín hiệu sự cố module nạp trên tủ điều khiển hệ thống điện một chiều.
2. Nguyên nhân:
 Do sự cố bộ khiển điều hệ thống điện một chiều chỉnh lưu.
 Sự cố bộ điều khiển của module hoặc chỉnh lưu.
3. Biện pháp xử lý:
11


 Kiểm tra tình trạng modul nạp căn cứ vào tín hiệu báo lỗi.
 Kiểm tra module giám sát, khi phát hiện các module vẫn làm việc mà
module giám sát không làm việc báo đơn vị sửa chữa xử lý module

giám sát.
 Giảm bớt phụ tải một chiều không cần thiết.
 Theo dõi ắc quy phóng theo đúng đặc tính quy định của nhà chế tạo.
 Tách module sự cố ra khỏi mạch điện, khơi phục các module cịn lại
để cấp điện cho các phụ tải một chiều và nạp cho ắc quy.
Điều 31. Bảo vệ chạm đất hệ thống điện một chiều tác động (64).
1. Hiện tượng:
 Tín hiệu chng cịi.
 Tín hiệu chạm đất hệ thống điện một chiều trên tủ điều khiển hệ thống
điện một chiều.
2. Nguyên nhân:
 Một cực dương (+) hoặc một cực âm (-) trong hệ thống một chiều bị
chạm đất
 Hệ thống chạm đất, điện áp cực (+) hoặc cực (-) ≤50V.
 Ắc quy chạm đất, máy nạp chạm đất.
 Phụ tải chạm đất.
 Tín hiệu báo sai.
3. Biện pháp xử lý:
 Tại các tủ phụ tải DC: Cắt điện lần lượt các phụ tải một chiều rồi đóng
lại để kiểm tra, khi cắt điện đến thiết bị nào mà hết tín hiệu thì chứng
tỏ mạch một chiều của thiết bị đó có chạm đất (lưu ý cắt điện phụ tải
một chiều mà dẫn đến ngừng các thiết bị điện quan trọng phải có
phương án cụ thể).
 Nếu kiểm tra khơng phát hiện cực chạm đất là do tín hiệu báo sai, báo
đơn vị sửa chữa xử lý.
Điều 32. Bảo vệ điện áp một chiều tăng cao (59).
1. Hiện tượng:

12



 Tín hiệu chng, cịi kêu.
 Tín hiệu điện áp một chiều tăng cao tại tủ điều khiển hệ thống điện
một chiều.
 Máy nạp có tiếng kêu bất thường, dịng điện nạp cho hệ thống ắc quy
tăng khác thường.
2. Nguyên nhân:
 Sự cố bộ điều khiển của một trong các module chỉnh lưu.
 Chạm chập thoáng qua hệ thống điện một chiều.
3. Biện pháp xử lý:
 Kiểm tra lần lượt các module nạp xem có module nào bất thường hay
khơng,
 Kiểm tra dòng phụ nạp ắc quy tăng khác thường hay khơng.
 Khi xác định có hiện tượng bất thường của module nạp thì tách
module đó ra sửa chữa, báo đơn vị sửa chữa xử lý.
 Trường hợp còn lại kiểm tra xem có phụ tải nào bất thường về dao
động dịng điện, cắt điện phụ tải đó để kiểm tra, báo đơn vị sửa chữa
xử lý.
Điều 33. Khi phát hiện module nạp nào có tiếng kêu khác thường, phát
nhiệt quá mức ở thiết bị, hay có bất cứ hiện tượng phóng điện nào trong phải
nhanh chóng cắt điện module nạp đó ra khỏi vận hành, tách module đó ra và báo
đơn vị sửa chữa để xử lý.
Điều 34. Khi phát hiện thấy hoả hoạn, phóng điện, đứt mạch ắc quy, đe
doạ đứt mạch một hay một số bình ắc quy phải khẩn cấp cắt tổ Ac quy ra khỏi hệ
thống cụ thể như sau:
 Cắt Aptomat QB của hệ thống ắc quy, treo biển “Cấm đóng điện”.
 Cần có biện pháp an toàn cá nhân để kiểm tra cụ thể vị trí xẩy ra hoả
hoạn hoặc đe doạ xảy ra sự cố.
 Báo đơn vị sửa chữa có biện pháp xử lý.
 Nếu xảy ra cháy sẽ phải xử lý theo quy trình phịng chống cháy nổ.


13


14



×