Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

đồ án quản trị kho trường đại học công nghệ giao thông vận tải khoa kinh tế vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.18 KB, 108 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

ĐỒ ÁN
MÔN: ĐỒ ÁN QUẢN TRỊ KHO HÀNG

Họ và tên

: ĐỖ THỊ THU HƯỜNG

Lớp

: 70DCLJ21

Mã sinh viên

: 69DCQT20054

Khóa

: 70

Giảng viên hướng dẫn : Hà Nguyên Khánh

Hà Nội - 2022

1


MỤC LỤC



CHUƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ QUẢN TRỊ DỊCH VỤ KHO HÀNG
1.1: Vai trò, chức năng và phân loại kho hàng:
1.1.1: Vai trò của kho hàng trong chuỗi cung ứng:
Kho hàng đóng một vai trị đặc biệt quan trọng trong chuỗi phân phối hàng
hóa của doanh nghiệp:
- Đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng hố: nhu cầu tiêu
dùng có thể biến thiên theo mùa vụ và có những dao động khó lường. Các nguồn
cung cũng ln có những diễn biến phức tạp trong khi hoạt động sản xuất cần được
duy trì liên tục để đảm bảo chất lượng ổn định với chi phí hợp lí, do vậy lượng dự
trữ nhất định trong kho giúp doanh nghiệp có thể đối phó được với những thay đổi
bất thường của điều kiện kinh doanh phòng ngừa rủi ro và điều hồ sản xuất.
- Góp phần giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối: Nhờ có kho nên có thể
chủ động tạo ra các lơ hàng với quy mơ kinh tế trong q trình sản xuất và phân
phối nhờ đó mà giảm chi phí bình qn trên đơn vị.
- Hỗ trợ quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp thông qua việc
đảm bảo hàng hoá sẵn sàng về số lượng, chất lượng và trạng thái lơ hàng giao, góp
phần giao hàng đúng thời gian và địa điểm.
- Hỗ trợ việc thực hiện quá trình “logistics ngược” thơng qua việc thu gom, xử lý,
tái sử dụng bao bì, sản phẩm hỏng, sản phẩm thừa…Trong điều kiện hiện nay các
doanh nghiệp cần cố gắng giảm bớt nhu cầu về kho bãi khi có thể. Điều này đòi
hỏi phải nắm vững mối liên hệ của kho với các hoạt động logistics khác.
1.1.2. Chức năng của kho hàng
Nếu xét theo cơng dụng của kho, thì hệ thống kho trong một tổ chức có thể
phân thành 2 loại:
3


- Kho nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng…để cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản
xuất

- Kho thành phẩm giúp tổ chức tiến hành phân phối, giải quyết đầu ra.
Tuy nhiên dù là kho nào thì cũng bao gồm có một số chức năng chính sau:
* Hỗ trợ cho sản xuất:
- Nhà kho đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ cho sản xuất, để sản xuất sản
phẩm cơng ty có thể cần nhiều loại ngun, nhiên, vật liệu, linh kiện, phụ tùng
được sản xuất từ các nhà máy khác nhau.
-Các nhà máy này sẽ vận chuyển vật tư về kho nguyên vật liệu của nhà máy theo
đơn hàng hợp đồng đã thỏa thuận trước.
- Hàng được dự trữ tại kho và sẽ giao cho bộ phận sản xuất khi có nhu cầu. Kho
nguyên vật liệu thường nằm ngay trong nhà máy.
- Nhờ có kho đảm bảo vật tư cho sản xuất đúng chất lượng, đủ số lượng, kịp thời
gian, giúp sản xuất tiến hành liên tục, nhịp nhàng.
* Tổng hợp sản phẩm:
- Công ty sản xuất thường có nhiều nhà cung cấp, mỗi nhà cung cấp sản xuất
những loại hàng khác nhau và ở đầu ra công ty cũng có nhiều khách hàng, mỗi
khách hàng lại cần những sản phẩm khác nhau.
- Cho nên theo thỏa thuận các nhà cung cấp đưa hàng về kho trung tâm của cơng
ty. Tại đây hàng hóa sẽ được phân loaị, tổng hợp, gia cố theo từng đơn hàng yêu
cầu của khách rồi chuyển đến cho khách hàng.
* Gom hàng:

4


- Có những khách hàng cần những lơ hàng lớn đồng thời tại một thời điểm cụ thể
một nhà cung cấp không đủ sức cung ứng đủ hàng cho khách. Trường hợp này
hàng sẽ được vận chuyển nguyên toa từ các nhà cung cấp về kho của công ty.
- Tại kho của công ty, hàng được tập trung từ nhiều nhà cung cấp thành một lô
hàng lớn để cung cấp cho khách hàng.
* Tách hàng thành những lô hàng nhỏ:

- Có những khách hàng cần những lơ hàng nhỏ, để đáp ứng nhu cầu này, hàng sẽ
được đưa từ nhà máy về kho. Tại kho sẽ tiến hành tách lô hàng lớn thành nhiều lơ
hàng nhỏ, có số lượng, chất lượng phù hợp với yêu cầu của khách hàng và tổ chức
vận chuyển đến khách.
1.1.3: Phân loại kho hàng:
1. Phân loại theo nhiệm vụ chính của kho
a. Kho thu mua, kho tiếp nhận : Loại kho này thường đặt ở nơi sản xuất, khai thác
hay đầuu mối ga, cảng để thu mua hay tiếp nhận hàng hóa. Kho nầy chỉ làm nhiệm
vụ gom hàng trong một thời gian rồi chuyển đến nơi tiêu dung hoặc các kho xuất
bán khác.
b. Kho tiêu thụ : Kho này chứa các thành phẩm của xí nghiệp sản xuất ra. Nhiệm
vụ chính của kho này là kiểm nghiệm phẩm chất, sắp xếp, phân loại, đóng gói hình
thành những lơ hàng thích hợp để chuyển bán cho các doanh nghiệp thương mại
hoặc xí nghiệp tiêu dùng khác.
c. Kho trung chuyển : Là kho đặt trên đường vận động cùa hàng hóa ở các ga,
cảng, bến để nhận hàng từ phương tiện vận chuyển này sang phương tiện vận
chuyển khác.
d. Kho dự trữ : Là loại kho dùng để dự trữ những hàng hóa trong một thời gian dài
và chỉ được dùng khi có lệnh của cấp quản lý trực tiếp.
e. Kho cấp phát, cung ứng : Là loại kho đặt gần các đơn vị tiêu dùng nhằm giao
hàng thuận lợi cho các đơn vị khách hàng. Đây là hệ thống kho nguyên, nhiên, vật
liệu của các doanh nghiệp sản xuất thường cấp phát nguyên, nhiên, vật liệu cho các
5


nơi sản xuất ; các kho hàng của doanh nghiệp thương mại thường cung ứng (giao
hàng) cho các đơn vị tiêu dùng.
2. Phân loại theo mặt hàng chứa trong kho
Theo mặt hàng chứa trong kho, thì kho chứa mặt hàng nào có tên gọi kho mặt hàng
đó như :

- Kho kim khí : kho gang, thép, đồng, chì, nhơm…
- Kho xăng dầu : kho xăng, kho dầu diêzen, kho dầu nhờn...
- Kho than : kho than cám, kho than cục, kho than cốc..
- Kho máy móc, thiết bị, kho máy công cụ tiện, phay, bào, kho máy bơm, kho máy
khai khoáng, kho máy xây dựng ...
- Kho phụ tùng : kho phụ tùng ô tô, kho phụ tùng máy kéo, kho phụ tùng máy công
cụ, kho phụ tùng- máy điện.
- Kho hóa chất : kho axít HCl, H2SO4 v.v...
- Kho hàng tiêu dùng, bao gồm các kho lương thực, thực phẩm, vải, quần áo, tạp
phẩm v.v...
3. Phân loại theo loại hình xây dựng
a. Kho kín : Là loại kho có thể ngăn cách với mức độ nhất định ảnh hưởng trực
tiếp. của mơi trường bên ngồi tới các hàng hóa dự trữ, bảo quản trong kho. Loại
kho này dùng để dự trứ và bảo quản những loại hàng hóa khơng chịu được ảnh
hưởng trực tiếp của mơi trường bên ngồi như mưa, nắng ...
b. Kho nửa kín : Là loại kho chỉ có mái che, khơng có tường xung quanh, hoặc chỉ
có một, hai, ba mặt tường hoặc bốn mặt tường nhưng tường thấp hơn độ cao của
mái hiên. Loại kho này dùng để dự trữ và bảo quản những loại hàng hóa cần tránh
mưa, nắng.
c. Kho lộ thiên (ke, bãi hàng): đây là những sân, bãi có rải đá, bê tơng hoặc đất nện
xung quanh có tường hoặc hàng rào. Loại kho này dùng để dự trữ và bảo quản
những hàng hóa ít bị ảnh hưởng trực tiếp ở điều kiện ngoài trời.
4. Phân loại theo đặc điểm xây và thiết bị nhà kho
a. Kho thông thường : là loại kho xây dựng theo kiểu thơng thưịng, bằng vật liệu
thông thường.
6


b. Kho đặc biệt : là loại kho có cấu tạo và thiết bị đăc biệt để bảo quản 1 hay một
số

mặt hàng. Ví dụ : kho có nhiệt độ thấp (kho lạnh).
c. Kho độc hại và nguy hiểm : là loại kho chứa các loại hàng độc hại (thuộc trừ sâu,
diệt cỏ...) và mặt hàng nguy hiểm (thuốc nổ, vũ khí, chất phóng xạ...). Loại kho
này phải được xây dựng ồ khu vực riêng để bảo đảm yêu cầú an tồn.
5. Phân loai theo đơ bền
a. Kho kiên cố : là loại kho có độ bền, có thể sử dụng trong một thời gian dài và
chứa đựng những vật liệu hàng hóa nặng.
b. Kho bán kiên cố : là loại kho có độ bền chắc nhất định. Có thời gian sử dụng
tương đối dài
c. Kho tạm (lán, lều) : Loại kho này chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Loại kho này
được xây dựng bằng loại vật liệu xây dựng có độ bên chắc kém như tranh, tre, nứa,
lá, giấy dầu...
6. Theo phương thức quản lý
- Kho truyền thống
- Kho trung chuyển nhanh (cross docking)
- Trung tâm phân phối (Distribution center)
- Kho ngoại quan
1.2: Cơ sở vật chất kho hàng:
1.2.1: Thiết bị vận chuyển hàng:
1. Xe vận chuyển hàng đẩy bằng tay:
Là phương tiện vận chuyển giản đơn sử dụng sức của công nhân để đẩy hay
kéo. Tùy theo kích thước, trọng lượng hàng nhỏ hay lớn mà người ta sử dụng xe
vận chuyển 1 bánh, 2 bánh, 3 bánh, 4 bánh

7


2, pa lăng
Được gắn với xà kho hay dầm của cần trục để nâng hạ hàng trong kho


3, Xe nâng hàng
8


A, xe nâng tay
Xe nâng tay là loại xe nâng vơ cùng hữu ích trong việc bảo quản vận chuyển
hàng hóa một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và đảm bảo thời gian. Với
cơng suất cao, chi phí vận hành và bảo quản thấp, xe nâng tay Pallet sẽ trở
thành trở thành công cụ đắc lực cho mọi doanh nghiệp nâng cao hiệu suất
công việc và giảm thiểu chi phí bốc dỡ, lưu thơng hàng hóa trong các kho
hàng.
Xe dùng để nâng hàng hóa khối lượng lớn từ 2 đến 5 tấn. Xe được có bộ
phận tay nâng thủy lực và bộ phận nấc điều chỉnh giúp việc nâng lên hạ
xuống dễ dàng. Bánh xe làm từ chất liệu nhựa PU có độ ma sát thấp và bánh
xe di chuyển linh hoạt.
Có 2 loại xe nâng tay:
• Xe nâng tay thấp: chiều cao 200 mm, tải trọng từ 2T – 5T.
Xe nâng tay thấp Niuli HPT25M
(càng rộng)
Tải trọng:2.5 tấn
Chiều dài càng:1220 mm
Nâng thấp nhất:85 mm
Nâng cao nhất:200 mm
Chiều rộng chân càng nâng:160 mm
Kích thước bánh lớn:180 x 50 mm
Kích thước bánh nhỏ:80 x 70 mm
Độ rộng càng nâng:1220 x 685 mm

9





Xe nâng tay cao: chiều cao 3.5m, tải trọng từ 4kg – 5T

Xe nâng tay cao Noblelift PS0415
Tải trọng:400 kg
Chiều dài càng:650 mm
Nâng cao nhất:1500 mm
Nâng thấp nhất:85 mm
Khoảng cách giữa hai càng:576 mm

b. Xe nâng điện
Xe nâng điện không chỉ giúp tiết kiệm chi phí vận hành trong quá trình
sử dụng xe mà cịn thích hợp để làm việc trong môi trường như nhà
kho, nhà máy chế biến, sản xuất hàng hóa, …

10




Xe nâng hàng 0.5T:
XE NÂNG ĐIỆN
CPD10/12TVE3

11

Nhà sản xuất


EP

Loại động cơ

Điện

Tải trọng nâng

750kg

Thời gian quay
khơng hàng

50s

Thời gian quay
có hàng

70s

Vận tốc chạy
khơng hàng

8km/
h

Vận tốc chạy có
hàng

6km/

h


Xe nâng
hàng 1T



Nhà sản xuất

EP

Loại động cơ

Điện

Tải trọng nâng

1000
kg

Thời gian quay khơng
hàng

50s

Thời gian quay có
hàng

70s


Vận tốc chạy khơng
hàng

8 km/h

Vận tốc chạy có hàng

6 km/h

Xe nâng hàng 2T:
XE NÂNG ĐIỆN CPD18/20FVD8

12

Nhà sản xuất

EP

Loại động cơ

Điện

Tải trọng nâng

2000 kg

Thời gian quay không hàng

65s


Thời gian qua có hàng

91s

Vận tốc chạy khơng hàng

14 km/h


Vận tốc chạy có hàng

13 km/h

1.2.2: Thiết bị chứa hàng bảo quản hàng:
1. Yêu cầu:
Thiết bị dung để bảo quản hàng hóa trong kho cần đáp ứng các yêu cầu cơ
bản sau:
- Đảm bảo an toàn và nguyên vẹn về số lượng và chất lượng hàng hóa trong
kho.
- Sử dụng tốt diện tích và dung tích kho: Kiểu dáng, kích thước các thiết bị
bảo quản phải phù hợp với từng loại kho, khi được bố trí phải tận dụng tối đa diện
tích và sức chứa của kho.
- Thuận tiện cho việc tiến hành các nghiệp vụ xếp dỡ, kiểm đếm và bảo quản
hàng hóa.
- Có cấu tạo đơn giản, vững chắc, dễ tháo lắp, dễ di chuyển, chứa được nhiều
hàng và giá thành rẻ.
2. Phân loại:
a. Nhóm thiết bị bảo quản hàng bao kiện:


13


Các loại hàng kiện, bao không chồng lên nhau được thì được bảo quản trên
giá, kệ hàng.
Các loại hàng kiện, bao chồng lên nhau được thì được bảo quản trên sàn hàng
và pallet.
* Giá tổng hợp: Thích hợp dùng để chứa và bảo quản nhiều loại hàng kiện,
đóng bao với các kích thước và trọng lượng khác nhau.
* Giá chuyên dùng: Dùng để chứa và bảo quản riêng 1 loại hàng bao kiện.
* Kệ hàng: Dùng để chứa và bảo quản các loại hàng bao kiện không được đặt
trực tiếp trên mặt đất.
* Sàn để hàng: Là thiết bị đặt trực tiếp trên nền kho dùng để bảo quản hàng
bao kiện xếp thành đống .
b. Nhóm thiết bị bảo quản hàng rời ( dạng bột, hạt):
* Hòm, hộp
* Thùng, phi
* Bể chứa hàng
c. Nhóm thiết bị bảo quản hàng lỏng
* Thùng, phi
* Can, chai
* Bể chứa
3. Một số thiết bị bảo quản hàng hóa thơng dụng
a. pallet

14


Pallet là tấm kê hàng, là một cấu trúc phẳng dùng để cố định hàng hóa, sử
dụng chung với kệ kho hàng để lưu trữ hoặc nâng lên bởi xe nâng tay, xe nâng máy

hay các thiết bị vận chuyển khác.
Pallet có vai trị cực kỳ quan trọng trong cơng tác bảo quản hàng bao kiện.
Nhờ có Pallet mà việc bốc xếp, di chuyển hàng hóa trong kho dễ dàng, nhanh
chóng và an tồn hơn. Khi sử dụng pallet để bảo quản hàng hóa trong kho có
những lợi ích sau:
• Hạn chế tối đa tình trạng hàng hóa bị vỡ hoặc hỏng hóc
• Hàng hóa được bảo quản cách mặt đất nên chống ẩm mốc
• Có thể di chuyển số lượng lớn hàng hóa trong một lần (cả pallet)
• Có thể nâng cả pallet chứa hàng lên kệ hoặc container an tồn, nhanh gọn
• Hàng hóa trong kho sẽ được bảo quản khoa học và cơ giới hóa
Các loại Pallet thông dụng hiện nay: Pallet gỗ, pallet giấy ép, pallet nhựa,
pallet sắt.
b. Giá đỡ, kệ hàng (Racks):
Giá đỡ chủ yếu được sử dụng để sử dụng tối ưu không gian và chiều cao của
nhà kho. Tải trọng đơn vị được đặt trên một giá riêng hoặc ngăn chứa trong giá.
15


Điều này cho phép lưu trữ hiệu quả các hàng bao kiện không thể xếp chồng
lên nhau.
1.2.3: Thiết bị khác:
1. Thiết bị kiểm kê hàng hóa trong kho hay máy kiểm kho (mobile computer)
Thiết bị kiểm kho là thiết bị cầm tay di động hiện đại có phần cứng và phần
mềm cần thiết để thực thi quét mã vạch hàng hóa, hỗ trợ nhân viên kho kiểm sốt,
theo dõi hàng tồn kho.
Thiết bị kiểm kho được sử dụng như một máy quét mã vạch di động, với ứng
dụng không dây được tích hợp như một máy tính di động, có thể hoạt động độc
lập, lưu trữ dữ liệu.
Công dụng của máy kiểm kho:
- Giúp quản lý dễ dàng và chính xác số lượng hàng tồn, hàng thực tế trong

kho
- Giảm được thiệt hại về hàng tồn kho quá lâu, và đưa ra được phương án
kinh doanh đối với hàng tồn kho.
- Máy kiểm kho mã vạch giúp người dùng quản lý dễ dàng, chính xác đáp ứng
được số lượng hàng hóa cho khách hàng khi cần.
- Tiết kiệm được thời gian và công sức cho người sử dụng, kiểm kê một cách
nhanh chóng, tránh sự nhầm lẫn. Tiết kiệm thời gian nhập số liệu thủ công như
trước đây chỉ với thao tác đơn giản là kết nối với máy tính và truyền dữ liệu từ thiết
bị qua máy tính cần sử dụng.
- Giảm được chi phí, tăng hiệu quả hoạt động của kho hàng.
2. Thiết bị phòng chống cháy, nổ
- Bình cứu hỏa
- Xe cứu hỏa
- Máy bơm nước, máy phun cát
1.3: Quản trị vận hành kho hàng:
16


1.3.1: Quy tắc vận hành kho hàng:
*Các quy tắc khi vào kho làm việc
- Đồ đạc cá nhân được để vào tủ đựng riêng trước khi vào kho
- Tắt thuốc lá trước khi vào kho
- Chấp hành đúng giờ làm việc qui định
- Chỉ được vào khu vực kho được qui định
- Sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động theo quy định
* Các quy tắc khi đưa hàng vào và ra khỏi kho
- Căn cứ vào chứng từ là cơ sở để nhập – xuất kho
- Căn cứ vào Giây giới thiệu người nhận hàng so với chứng minh nhân dân của
người nhận hàng để giao cho đúng người.
- Kiểm đếm cẩn thận về số lượng, chất lượng, quy cách theo Bảng kê chi tiết đóng

gói (packing list) đính kèm hoặc Phiếu xuất kho, Lệnh giao hàng...
- Nếu là container hàng nhập khẩu thì xem số niêm phong kẹp chì có đúng với con
số trên vận đơn (Bill of Lading) khơng? Xem niêm phong (seal) có cịn nguyên hay
bị gãy hay đã mất niêm phong.
* Các quy tắc khi hoàn thành việc đưa hàng vào hay ra khỏi kho
- Cập nhật vào thẻ kho và sổ sách ngay sau khi làm thủ tục xuất, nhập hàng hoặc
được nhập số liệu vào máy vi tính.
- Những thơng tin nhận hàng nên được ghi lại vào sổ bởi cùng một cá nhân đã ký
vào Lệnh giao hàng.
- Sắp xếp lại các kệ, quẩy cho trật tự ngăn nắp - vệ sinh
17


- Cuối ngày đối chiếu với các bộ phận liên quan để thống nhất số liệu hàng xuất nhập trong ngày.
- Kho hàng có Sổ Nhật ký kho để ghi tình hình: nhân viên giao hàng/ khách hàng;
số xe hàng vận chuyển; các mặt hàng; ngày tháng xuất hàng.
* Các quy tắc trong lưu trữ và bảo quản hàng hóa:
- Sử dụng Kệ hàng đúng tiêu chuẩn
- Sử dụng pa-lét phù hợp với kích thước và bao bì của hàng hóa
- Đủ ánh sáng trong kho
- Khơng để các vật dụng trên sàn kho
- Khơng khóa cửa thốt hiểm từ bên trong nêu cịn người làm việc Diệt các loại
cơn trùng, sinh vật gây hại như mối, mọt, chuột.. Thực hiện nguyên tắc FIFO (First
in - First out)
Bảo quản hàng hóa:
- Với các loại hàng hóa có chỉ dẫn bảo quản trên bao bì thì phải thực hiện đúng
theo hướng dẫn của nhà sản xuất
- Đối với thực phẩm, gia vị mau hỏng, Thủ kho phải trao đổi với nhân viên mua
hàng và bộ phận sử dụng để có biện pháp bảo quản phù hợp.
* Các quy tắc trong xếp dỡ hàng trong kho

- Bố trí xe chở hàng, thiết bị bốc dỡ phù hợp với loại hàng xuất, nhập để việc xếp
dỡ hàng hóa an tồn.
- Bố trí hệ thống lưu trữ hàng khoa học thuận tiện cho việc lấy hàng dễ dàng.
- Hệ thống quản lý như thế nào để hàng hóa vào kho trước sẽ được bốc dỡ trước.
18


- Các vị trí hàng hóa ngun vật liệu phải được kiểm tra thường xuyên.
- Tuyệt đối tuân thủ quy định về an toàn lao động khi làm việc trong kho
* Các quy tắc khi kiểm tra kho và xung quanh kho hàng:
- Khu vực xung quanh kho hàng cần dược vệ sinh mỗi ngày vì sự trơn trượt gây
nguy hiểm cho công nhân bốc xếp và xe cơ giới.
- Hệ thống điện nước cần được kiểm tra thường xuyên
- Các bình chữa cháy thựờng xuyên kiểm tra ngày hết hạn.
- Xử lý triệt để gián, chuột, mối, mọt, côn trùng ...
- Đầu mùa mưa nên kiểm tra các máng xối trên nóc kho, nếu có rác thì hốt sạch.
thường xuyên vệ sinh hệ thống cống rãnh thoát nước chung quanh khu vực kho để
chống ngập úng.
- Hệ thống chiếu sáng bên ngoài kho, tường kho phải được kiểm tra bảo dưỡng
thường xuyên
* Quy tắc 5S
- Sàng lọc (Seiri )
- Sắp xếp (Seitori)
- Sạch sẽ (Seiso)
- Săn sóc (Seiketsu)
- Sẵn sàng (Shitsuke)
* Sàng lọc

19



- Thanh lý, loại bỏ những thứ không cần thiết như bao bì các thùng giấy, thùng gỗ,
bao nylon, thùng đựng chất lỏng phế thải
- Tổng vệ sinh nhà kho, thiết bị sau mỗi ngày làm việc
- Xử lý những hư hỏng của thiết bị như sạc bình ác quy, siết ốc xe đẩy
- Những thứ sử dụng thường xuyên thì để lại ngay nơi làm việc.
- Chú ý dọn dẹp những đồ vật không sử dụng, dư thừa dưới đáy quầy kệ, tủ, máy
móc, trên nóc hoặc dưới đáy, trong những góc nhà kho.
- Kiểm tra kho đựng phụ tùng, loại bỏ những thứ cũ bị hư hỏng hoặc không sử
dụng
- Kiểm tra các bảng thông báo, loại bỏ những thơng báo cũ khơng cịn giá trị thơng
tin.
* Sắp xếp
Thực hiện với nguyên tắc: “Dễ tìm, dễ thấy, dễ kiểm tra”
- Đặt ra những quy định phải khả thi và tuân thủ những quy định đó
- Nhận biết hàng hóa và vị trí qua hệ thống quầy kệ, có ghi nhãn trên mỗi quầy kệ
- Mọi thứ phải được đặt một chỗ rõ ràng dễ lấy như vị trí các thẻ kho, hàng lẻ hồn
trả lại đúng vị trí của nó, bình chữa lửa, phụ tùng sửa chữa thiết bị
- Các bảng thông báo ngăn nắp, rõ ràng, dễ đọc như nội quy kho hàng, bảng cấm
hút thuốc, tiêu lệnh báo cháy, bảng 5S… treo trước cửa kho dễ nhìn và gây chú ý.
- Có những khu vực riêng biệt để vật tư, đồ nghề phụ tùng, xe nâng, xe đẩy và các
thứ khác sao cho dễ nhìn thấy để giảm thời gian tìm kiếm.
- Quầy kệ, tủ khơng nên đặt sát mặt đất
20


- Khi sửa chữa các thiết bị nên sắp xếp mọi chi tiết theo một trật tự để đảm bảo
không bỏ sót chi tiết khi lắp ráp trở lại.
* Sạch sẽ
- Thực hiện vệ sinh nơi làm việc hàng ngày 5-10 phút, loại bỏ những thứ không

cần thiết ngay trong ngày, khơng để lưu đến ngày hơm sau. Có lịch tổng vệ sinh,
thiết bị định kỳ
- Phân công trách nhiệm cá nhân cho từng khu vực
- Khắc phục ngay những sự cố hư hỏng nhỏ trong kho
- Đối với những thiêt bị hay sửa chữa hệ thống điện, hệ thống bơm nước chữa cháy
khi sửa chữa phải cô lập hiện trường và phải có phiếu kiểm tra trong đó liệt kê các
điểm cần thực hiện và sửa chữa kiểm tra.
- Người kiểm tra phải hiểu rõ về chức năng, cấu tạo, hoạt động của thiết bị.
* Săn sóc
Săn sóc là làm cho việc sàng lọc, sắp xếp, vệ sinh, giám sát được thực hiện lặp đi
lặp lại và diễn ra thường xuyên, liên tục.
Những hoạt động săn sóc:
-

Những hàng hóa, thiết bị trong lúc bốc dỡ nâng hàng
Có kế hoạch đảo kho định kỳ để tái đánh giá giá trị thực của hàng.
Công tắc điện, điện thế sử dụng phải dán nhãn ghi rõ, ghi chiều tắt/mở.
Sơn những bảng báo hiệu nguy hiểm tại nơi cần cảnh báo
Bảng phân công trách nhiệm từng khu vực.

* Sẵn sàng

21


Đào tạo, huấn luyện về 5S để mọi người hiểu biết sẵn sàng mà thực hiện.Phải
làm cho mọi người hiểu được sự khác nhau giữa sự bình thường và sự bất bình
thường, giữa đúng và sai.
-


Mọi thứ phải được vệ sinh sạch sẽ
Áp dụng thường xuyên và kiểm tra định kỳ việc thực hiện 5S
Thực tập với tình huống khẩn cấp như thực tập chữa cháy, chống bão, chống

-

lụt
Phân định rõ trách nhiệm cá nhân, quy định để quản lý khu vực chung.
Nhật ký kho phải ghi chép những việc đã thực hiện, người và thời gian thực
hiện.

1.3.2: Báo cáo hàng nhập, hàng xuất, hàng tồn:
a)


Nội dung của cơng tác kiểm tra, kiểm kê
Kiểm tra tình hình cơng tác tổ chức quản lý kho về mặt chấp hành các chính
sách, chế độ của Nhà nước, của đơn vị quản lý về cơng tác quản lý kho vật tư,
hàng hóa.



Kiểm tra tình hình xuất, nhập, bảo vệ và bảo quản vật tư, hàng hóa ở kho về số
lượng, chất lượng và tình hình hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng.



Kiểm tra tình hình sử dụng các tài sản cố định, tình hình sử dụng nguyện,
nhiên, vật liệu, bao bì, tình hình chấp hành kỷ luật lao động, tình hình chấp
hành chế độ chi tiêu.


b)


Các hình thức kiểm tra, kiểm kê
Kiểm tra thường xuyên: là hình thức tự kiểm tra hàng ngày tình hình xuất,
nhập, bảo quản, dự trữ hàng hóa trong kho, tình hình tổ chức lao động; việc sử
dụng các trang thiết bị ở kho, nhằm phát hiện nhanh các mặt tồn tại, các



nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực từ đó có biên pháp khắc phục kịp thời.
Kiểm tra định kỳ: là hình thức kiểm tra được tiến hành sau mỗi khoảng thời
gian định như tuần, tháng, quý… Trong q trình hoạt động có những khâu
22


công việc luôn luồn vận động, cần phải định kỳ kiểm tra để có biện pháp khắc
phục cho kỳ tiếp theo.
Kiểm tra bất thường: là hình thức kiểm tra đột xuất khơng quy định trước thời



gian với đối tượng kiểm tra. Ví dụ trường hợp nghi vấn tham ơ, trường hợp
kho bị mất hoặc bị thiên tai (bão lụt, hoả hoạn...) hoặc trường hợp hay đổi thủ
kho, phụ kho, Kiểm tra bất thường có thể do đơn vị tự kiểm tra hoặc cấp trên
kiểm tra có sự phối hợp với bộ phận quản lý kho.
Kiểm tra riêng một bộ phận: là hình thức kiểm tra đã được giới hạn trước




phạm vi một mặt công tác nào đấy hoặc một bộ phận nào đấy cần thiết phải
kiểm tra.
Tổng kiểm tra: là hình thức kiểm tra tồn diện các mặt cơng tác của các bộ



phận thuộc kho quản lý.

1.3.3: Chi phí vận hành kho
-

Chi phí vốn

Chi phí vốn là yếu tố cấu thành chi phí lưu kho lớn nhất mà doanh nghiệp phải
gánh chịu. Nó bao gồm tiền lãi cộng thêm và giá vốn đầu tư vào hàng tồn kho. Giá
vốn luôn được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị hàng tồn kho đang
được nắm giữ. Ví dụ, nếu một cơng ty báo cáo rằng chi phí vốn của họ là 30% tổng
chi phí tồn kho và tổng hàng tồn kho trị giá 8.000 đơ la, thì chi phí vốn của cơng ty
là 2.400 đơ la.
-

Chi phí dịch vụ hàng tồn kho

Chi phí dịch vụ kiểm kê bao gồm phần mềm CNTT, ứng dụng, thuế và bảo hiểm.
Chi phí bảo hiểm của cơng ty phụ thuộc vào loại hàng hóa tồn kho và mức độ tồn
kho. Mức tồn kho là lượng hàng tồn kho mà cơng ty có để thực hiện các đơn đặt
23



hàng của mình — mức tồn kho cao giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng dễ dàng
hơn. Lượng hàng tồn kho cao làm tăng phí bảo hiểm và thuế cao hơn, làm tăng
tổng chi phí dịch vụ hàng tồn kho.
-

Chi phí rủi ro hàng tồn kho

Việc lưu trữ hàng tồn kho ln đi kèm với rủi ro. Chi phí rủi ro về hàng tồn kho
bao gồm sự hao hụt của hàng tồn kho (thất thốt sản phẩm vì các yếu tố khác ngoài
việc bán hàng), trộm cắp và lỗi hành chính (chẳng hạn như thất lạc hàng hóa, lỗi
trong quá trình vận chuyển hoặc cập nhật hệ thống muộn). Một yếu tố rủi ro khác
là sự suy giảm giá trị sản phẩm: nếu các mặt hàng được lưu trữ quá lâu trong kho,
giá trị của chúng có thể giảm xuống một phần nhỏ so với giá trị ban đầu.
-

Chi phí khơng gian lưu trữ

Chi phí khơng gian lưu trữ bao gồm tiền thuê nhà kho trả cho các sản phẩm của
bạn, điều hịa khơng khí, máy điều hịa nhiệt độ, ánh sáng, vận chuyển và các chi
phí khác liên quan đến nhà kho. Chi phí này có thành phần cố định và thành phần
biến đổi. Tiền thuê là một khoản chi phí cố định, trong khi chi phí xử lý nguyên vật
liệu sẽ thay đổi liên tục dựa trên nhu cầu và số lượng sản phẩm dự trữ.

24


CHƯƠNG II: LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC DỊCH VỤ KHO HÀNG
2.1: Tổng hợp, phân tích dữ liệu đồ án:
2.1.1: Điều kiện khai thác của kho hàng:
-


Mặt bằng kho:
Cửa
xuất 2

Cửa
xuất 1

Khu hành
chính

Khu bảo
quản A

Khu bảo
quản B

Cửa
nhập 1

Cửa
nhập 2
Khu bảo
quản C

-

Khu bảo
quản D


Khu bao bì,
hàng mẫu

Khoảng cách giữa các khu vực của kho:

A. Nhập hàng
Tên cửa nhập
Cửa nhập 1
Cửa nhập 2
B. Xuất hàng
Tên cửa xuất
Cửa xuất 1
Cửa xuất 2
Cửa xuất 3
Cửa xuất 4
2.1.2: Máy xếp dỡ:
- Kho sử dụng 3 loại xe nâng hàng chạy điện có các thơng số sau:
25


×