Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM VĂN HOÁ, VAI TRÒ CỦA SẢN PHẨM VĂN HOÁ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.43 KB, 5 trang )

TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM VĂN HỐ,
VAI TRỊ CỦA SẢN PHẨM VĂN HOÁ TRONG VIỆC
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
Nguyễn Danh Ngà1
Hoạt động văn hố nói chung và hoạt động sản xuất sản phẩm văn hố nói riêng là
một bộ phận hữu cơ trong toàn bộ hoạt động của con người và của xã hội. Trong xã hội
có tổ chức, nhất là bước chuyển quá độ sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt
động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, bộ phận này cũng cần được quản lý và
được định hướng hoạt động phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Việc đổi mới, hồn thiện chính sách và cơ chế quản lý đối với hoạt động văn hố, trong
đó có sản xuất các sản phẩm văn hố cần quá triệt những quan điểm cơ bản, đó là:
1 - Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội: các sản phẩm của ngành văn hoá như
là một "thức ăn" không thể thiếu được đối với sự phát triển bền vững của xã hội, của dân
tộc. Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) của Đảng xác định: "Văn hoá là nền tảng tinh
thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội" thì
văn hố được xác định một cách đầy đủ hơn, đúng đắn hơn.
2 - Đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho con người và tạo điều kiện cho phát triển
kinh tế xã hội.
3 - Hoạt động sản xuất sản phẩm văn hoá là một hoạt động sản xuất dịch vụ đặc
biệt. Góp phần làm gia tăng tổng sản phẩm xã hội. Khi con người tiêu dùng sản phẩm văn
hoá như là tiêu dùng những "thức ăn" bồi dưỡng cho đời sống tinh thần trong con người
hài hoà với nhau, cân bằng nhau. Nhờ vậy, có thể nâng cao năng suất lao động khơng chỉ
cho mỗi con người mà cịn của tồn xã hội do phòng ngừa, ngăn chặn trước được những
tệ nạn xã hội có thể xảy ra khi xã hội mất cân bằng giữa phát triển kinh tế và sự sa sút về
đạo đức xã hội trong con người.
4 - Đa dạng hoá và khai thác các nguồn lực cho các hoạt động sản xuất sản phẩm
văn hố.
5 - Vai trị quan trọng của Nhà nước và ngày càng tăng trong việc định hướng quản
lý, điều tiết và cung cấp các sản phẩm văn hoá cùng với đà phát triển của nền kinh tế thị
trường có nhiều thành phần tham gia.
Từ những quan điểm trên, rõ ràng đối với hoạt động sản xuất sản phẩm văn hố


cần phải có cơ chế, chính sách riêng cho loại hình hoạt động này. Mặt khác, sản phẩm
văn hoá là để phục vụ nhu cầu tinh thần của con người. Các sản phẩm văn hoá gồm 2
loại: sản phẩm vơ hình và hữu hình.
+ Sản phẩm văn hố vơ hình: các huyền thoại, truyền thuyết, các lễ hội, tín
ngưỡng,....
+ Sản phẩm văn hố hữu hình: các dạng sản phẩm văn hoá bằng vật chất như:
sách, báo, băng đĩa nhạc, phim, ảnh, tranh, tượng,....
Các thiết chế văn hoá: nhà văn hoá, thư viện, bảo tàng, câu lạc bộ, phòng truyền
thống, nhà triển lãm, rạp hát, rạp chiếu phim,...
Cảnh quan văn hố: phong cảnh thiên nhiên, cơng trình kiến trúc, tượng đài, quảng
trường,.....
1

TS. Bộ Văn hố - Thơng tin


Sản phẩm này có những đặc điểm riêng so với các sản phẩm thông thường khác ở
chỗ:
1 - Các "nguyên vật liệu" để sản xuất ra các sản phẩm văn hố khơng chỉ ở dạng
vật chất thơng thường mà cịn ở dạng phi vật chất, phi hình thể (như kiến thức, quan
điểm, tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ, kinh nghiệm,...). Ví dụ: một cuốn sách khơng thể chỉ
hạch tốn giá giấy, công in, công viết, công biên tập,.... theo số trang sách như nhiều năm
qua đã làm. Cần có cách tiếp cận khác trong việc hạch toán sản phẩm này, nếu khơng rất
khó sách hay, sách có tầm cỡ, có chất lượng cao. Khác với sản phẩm thông thường khác,
các "nguyên vật liệu" ở dạng phi hình thể này chiếm một tỷ lệ khá lớn so với các "nguyên
liệu" ở dạng vật chất để cấu thành nên sản phẩm. Việc tiêu hao các "ngun vật liệu" phi
hình thể này có liên quan đến hoạt động lao động sáng tạo của người sản xuất ra sản
phẩm, mà theo cách diễn đạt của Các Mac thì đó thuộc phạm trù lao động trừu tượng, là
"sự hao phí sức lao động của con người nói chung khơng liên quan đến hình thái lao
động cụ thể của sự hao phí đó".

2 - Cơng cụ lao động, cơng nghệ tạo ra sản phẩm văn hố không chỉ đơn thuần là
máy mọc, công nghệ theo nghĩa thông thường của từ này , mà phần quan trọng là được
bộ óc tài năng của người sáng tạo ra sản phẩm văn hố đó. Đây là đặc điểm quan trọng
trong sản xuất sản phẩm văn hố. Bởi lẽ chính cách đặt vấn đề tồn diện như vậy, nên
việc tính tốn khơng chỉ bù đắp phần "khấu hao" hữu hình và hao mịn vơ hình mà cịn cả
việc đổi mới, nâng cao trình độ tiên tiến, hiện đại của chúng. Kinh nghiệm quốc tế và
thực tiễn ở nước ta cho thấy: thị trường ít quan tâm và tác động trực tiếp tới bộ phận này,
mà thường thì Nhà nước, vì lợi ích chung, phải quan tâm và trực tiếp hỗ trợ cho việc tính
tốn này thơng qua các cơng cụ quản lý kinh tế ví mơ của mình như: chính sách thuế, trợ
giá, tiền lương, hỗ trợ sáng tạo văn học - nghệ thuật,....
3 - Bên cạnh những mặt giá trị của sản phẩm giống như các sản phẩm vật chất
khác như giá trị, giá trị sử dụng, giá trị trao đổi, sản phẩm văn hàcn có thêm các giá trị
khác như giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hố. Hay nói khác là những giá trị
xã hội - chính trị. Cũng chính vì giá trị xã hội - chính trị này mà các nước trên thế giới,
đặc biệt là trong điều kiện nước ta, phần lớn sản phẩm văn hố thơng thường được xếp
vào loại hàng hố cơng cộng.
4 - Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị sản xuất các sản phẩm
văn hố khơng chỉ thể hiện ở dạng giá trị bằng tiền (doanh thu, lỗ, lãi đơn thuần) mà một
phần quan trọng ở dạng không phải giá trị hay nói đúng hơn là khó quy ra giá trị bằng
tiền (giá trị đạo đức, giá trị truyền thống,...).Sự phân biệt giữa loại hình doanh nghiệp
kinh doanh hoạt động chủ yếu nhằm mục đích lợi nhuận với doanh nghiệp cơng ích có
mục tiêu hoạt động chủ yếu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cơng cộng theo u cầu và
chính sách của nhà nước cũng xuất phát chính từ những tính chất đặc thù của phạm trù
sản phẩm khuyến dụng, mà các sản phẩm văn hoá mang đặc trưng riêng.
5 - Phương thức sử dụng của phần lớn các sản phẩm văn hố đều mang tính chất
tiêu dùng cơng cộng. Điều đó xuất phát từ chỗ sản phẩm văn hố thuộc loại hàng hố
cơng cộng, hàng khuyến dụng, nghĩa là "Nếu có một người dùng rồi thì người khác vẫn
cịn dùng được". Cùng một lúc có thể nhiều người dùng và "xã hội nghĩ rằng mọi người
dân nên tiêu dùng hoặc tiếp nhận, cho dù thu nhập của họ ở mức nào đi nữa". Sản phẩm
này cịn có một đặc thù khác nữa là đối với một cá nhân tiêu dùng thì giá trị sử dụng của

sản phẩm sẽ giảm đi đáng kể, thậm chí gần bằng khơng. Ví dụ: một cuốn sách sau khi đã
được xem hay đã được đọc bởi một độc giả thì đối với bản thân anh ta, hay nói đúng hơn

2


là đối với lần sử dụng sau đó, giá trị sử dụng của cuốn sách khơng cịn là bao hoặc khơng
có nhu cầu sử dụng nữa mặc dù về hình thể cuốn sách gần như mới. Sự hao mòn vật chất
khơng đáng là bao. Giá trị văn hố (đạo đức, thẩm mỹ,...) chưa đựng trong cuốn sách
trong quá trình tiêu thụ đầu tiên đã được chuyển tải, thấm vào, trở thành nhận thức trong
con người tiêu dùng nó.
Vậy vai trị của sản phẩm văn hố là gì?
Xuất phát từ những tính chất và đặc điểm riêng của sản phẩm văn hố như đã trình
bày ở trên cho ta thấy sản phẩm văn hố có một vai trị quan trọng trong đời sống tinh
thần của một con người. Nếu như những sản phẩm vật chất thông thường khác thoả mãn
nhu cầu về vật chất của con người thì sản phẩm văn hố là "thức ăn" tinh thần khơng thể
thiếu được đối với họ. Sản phẩm văn hố góp phần bồi đắp trí tuệ, nhân cách, đạo đức,
thẩm mỹ,...làm cho con người phát triển hài hoà về mặt thể chất và tinh thần. Và yếu tố
tinh thần(văn hố) ấy chính là nền tảng của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực cho
sự phát triển kinh tế - xã hội mang tính bền vững, trong đó có ngành du lịch.
Để thị trường sản phẩm văn hoá ngày càng phát triển và sản phẩm văn hố thực sự
là "món ăn" tinh thần cho mọi người trong xu thế tồn cầu hố và hội nhập quốc tế hiện
nay, đồng thời góp phần đáng kể vào ngân sách nhà nước, là tiền đề cho các ngành kinh
tế khác phát triển, trong đó có ngành du lịch, Đảng và Nhà nước cần có những cơ chế,
chính sách cho nó, đó là:
Trong Nghị quyết Trung ương V (khố VIII) đã định hướng các chính sách:
a - Chính sách kinh tế trong văn hố nhằm gắn văn hoá với các hoạt động kinh
tế, khai thác tiềm năng kinh tế, tài chính, hỗ trợ cho phát triển văn hố đồng thời đảm bảo
u cầu chính trị, tư tưởng của hoạt động văn hố, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc:
- Thực hiện cơ chế mở rộng hoạt động kinh doanh, dịch vụ văn hoá, tạo nguồn thu

hỗ trợ cho hoạt động sự nghiệp của các đơn vị văn hoá - nghệ thuật.
- Cải tiến chế độ tài trợ, đặt hàng đối với điện ảnh, biểu diễn nghệ thuật, báo chí;
trợ giá cho một số báo chí, văn hố phẩm đưa ra nước ngồi nhằm mục đích tuyên truyền
đối ngoại và sách báo đưa lên miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
- Quy định cụ thể chế độ cho các doanh nghiệp đặc thù của ngành văn hố- thơng
tin (Hãng phim, rạp chiếu bóng, cửa hàng sách, khu vui chơi giải trí, nhà xuất bản, trung
tâm triển lãm, tu bổ di tích,...) được hưởng mức thuế ưu đãi trong hoạt động kinh doanh
(thuế đất, thuế vốn khấu hao cơ bản,...)
- Cho phép các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế tư nhân trong và ngoài nước, thực
hiện một số hình thức liên doanh, liên kết với một số cơ sở hoạt động văn hoá theo quy
định của pháp luật nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ và tham gia tổ chức
một hoạt động văn hố có nội dung lành mạnh, bổ ích.
b - Chính sách văn hoá trong kinh tế bảo đảm cho văn hoá thể hiện rõ trong các
hoạt động kinh tế, đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh tế tạo điều kiện nhiều hơn cho
sự nghiệp phát triển văn hoá.
Việc xây dựng các mục tiêu, giải pháp kinh tế phải gắn bó với các mục tiêu, giải
pháp văn hoá, chăm lo con người, nêu cao đạo đức trong sản xuất, kinh doanh. Xây dựng
văn minh thương nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, văn hoá kinh doanh. Trong quy hoạch
xây dựng các cơng trình lớn phải tính đến một số thiết chế xã hội cần thiết như: thư viện,

3


nhà văn hố, nhà thơng tin triển lãm,...đảm bảo cảnh quan mơi trường cho các di tích lịch
sử, văn hố và danh lam thắng cảnh.
Thực hiện chính sách miễn, giảm phần chịu thuế cho các khoản đầu tư, đóng góp
của các doanh nghiệp vào sự nghiệp văn hố.
c - Chính sách xã hội hoá các hoạt động văn hoá nhằm động viên sức người,
sức của của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội để xây dựng và phát triển văn hố.
Chính sách này được tiến hành đồng thời với việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của

nhà nước, các cơ quan chủ quản về văn hoá của nhà nước phải làm tốt chức năng quản lý
và hướng dẫn nghiệp vụ đối với các hoạt động xã hội về văn hố.
d - Chính sách bảo tồn phát huy di sản văn hoá dân tộc hướng cả vào văn hoá
vật thể và phi vật thể. Tiến hành sớm kiểm kê, sưu tầm, chỉnh lý vốn văn hoá truyền
thống (bao gồm văn hoá bác học và văn hoá dân gian của người Việt và các dân tộc thiểu
số); phiên dịch giới thiệu kho tàng văn hố Hán Nơm. Bảo tồn các di tích lịch sử, văn hố
và các danh lam thắng cảnh, các làng nghề truyền thống,..Trọng đãi các nghệ nhân bậc
thày trong các ngành nghề truyền thống.
đ - Chính sách khuyến khích sáng tạo trong các hoạt động văn hố địi hỏi tăng
nguồn đầu tư thích đáng cho khu vực sáng tạo văn hoá, văn học nghệ thuật. Chú trọng
đầu tư hỗ trợ cho những tác giả có uy tín cao, những tài năng trẻ, đầu tư cho lực lượng
chuyên nghiệp và cả cho phong trào quần chúng, có chính sách chăm sóc đặc biệt đối với
văn nghệ sĩ cao tuổi tiêu biểu, các mầm non nghệ thuật xuất sắc.
Sửa đổi chế độ nhuận bút phù hợp với tình hình mới, có chính sách khuyến khích
đối với lao động nghệ thuật và báo chí.
Thành lập quỹ văn hố quốc gia và quỹ sáng tác của các hội văn học, nghệ thuật
tạo thêm nguồn hỗ trợ tài chính cho xây dựng các tác phẩm.
Có chính sách khuyến khích các văn nghệ sĩ, nhà báo gắn bó với cơ sở, với thực
tiễn lao động sản xuất.
Tiếp tục thực hiện Pháp lệnh về giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước
và Pháp lệnh công nhận danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú.
+ Xây dựng và ban hành chính sách đặc thù hợp lý, hợp tình cho những đối tượng
xã hội cần được ưu đãi tham gia và hưởng thụ văn hoá: thương binh, bệnh binh, các bà
mẹ Việt Nam anh hùng, trẻ em, những người già không nơi nương tựa, những người
thuộc các dân tộc thiểu số, những người tàn tật,...
+ Ban hành các chính sách cụ thể về hợp tác quốc tế trong quan hệ với các tổ chức
quốc tế và các quốc gia ở những khu vực, những nhóm nước cụ thể. Đa dạng hố, đa
phương hoá các mối quan hệ về văn hoá (Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, cá nhân)
nhằm tiếp thu nhiều tinh hoa, kinh nghiệm của nước ngoài, ngăn ngừa những tác động
tiêu cực.

Mở rộng, khuyến khích xuất khẩu sách, báo, văn hố phẩm. Nâng cơng suất và
thời lượng phát thanh, truyền hình ra nước ngồi. Tăng cường trao đổi các đoàn nghệ
thuật, điện ảnh, các cuộc triển lãm, các cuộc thi đấu thể thao. Hình thành cơ chế phối
hợp, chỉ đạo tập trung các cơ quan và lực lượng làm cơng tác đối ngoại trên lĩnh vực văn
hố - thông tin.

4


Với một mong muốn đóng góp thêm vào cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề sản
phẩm văn hoá trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay và cũng là vấn đề mang tính thời sự và cần
trao đổi tại diễn đàn này. Xin cảm ơn sự chú ý lắng nghe của các quý vị đại biểu.

5



×