Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

VĂN HÓA DU LỊCH VĂN HÓA DU LỊCH TỪ GÓC NHÌN SỬ VĂN HÓA VÀ ĐỊA VĂN HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.93 KB, 5 trang )

VĂN HĨA DU LỊCH TỪ GĨC NHÌN SỬ - VĂN HÓA VÀ ĐỊA-VĂN HÓA
(TRƯỜNG HỢP VĂN HÓA HUẾ)
TS. Đinh Thị Dung
Khoa Văn hóa học
Nói đến văn hóa du lịch, nhất là từ yêu cầu khai thác giá trị văn hóa phục vụ du
lịch và phát triển bền vững, trước hết là nói đến việc nắm vững các thế mạnh, và cả điểm
yếu, của đối tượng được khai thác.
Một địa điểm du lịch (tourism site) có sức thu hút du khách thường là địa điểm có
những giá trị tổng hịa giữa các tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn, giữa
khơng gian văn hóa và thời gian văn hóa. Ở mức độ cơ bản nhất, một địa điểm du lịch ít
nhất cũng cần được nhìn từ hai chiều cạnh này. Trong đào tạo nguồn nhân lực cho văn
hóa du lịch, đây cũng là hai góc nhìn có ý nghĩa thực tiễn trong việc trang bị cho người
học quan điểm tiếp cận và tri thức sống động về đối tượng nghiên cứu, cũng là đối tượng
khai thác tiềm năng.
Văn hóa du lịch từ góc nhìn lịch sử nghiên cứu văn hóa du lịch theo chiều dọc,
từ truyền thống cho đến hiện đại. Giá trị của văn hóa du lịch từ góc độ này biểu hiện
trong thời gian văn hóa, trong sự vận động của lịch sử, giúp cho chúng ta có thể vận dụng
tốt nhất việc khai thác những nội dung truyền thống trong du lịch, được biểu hiện cụ thể
qua thời gian tồn tại và phát triển của điểm du lịch, các giá trị gốc, giá trị thực tế của
điểm du lịch. Nói một cách khác, văn hóa du lịch từ góc nhìn lịch sử là khai thác các giá
trị lịch sử trong văn hoá du lịch (khai thác sản phẩm của con người trong mối quan hệ
tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội theo chiều thời gian qua hoạt động du lịch).
Văn hóa du lịch từ góc nhìn địa lý nghiên cứu văn hóa du lịch theo chiều ngang,
theo khơng gian có tính vùng miền, từ điều kiện thiên nhiên đến cảnh quan trong quan hệ
tương tác với con người. Văn hố du lịch từ góc độ này là khai thác những giá trị địa văn hóa, vốn có sức hấp dẫn đối với du khách – những người sống trong khơng gian địa –
văn hóa khác biệt.
Hiện nay, Việt Nam đang tăng cường xu thế mở cửa và hội nhập, trong đó du lịch
đóng vai trò đặc biệt quan trọng, cả về kinh tế lẫn văn hóa. Vì vậy, để hoạt động du lịch
ngày càng phát huy hơn nữa vai trị của mình theo hướng phát triển bền vững, việc đào
tạo nguồn nhân lực gắn với khai thác những tiềm năng du lịch Việt Nam là hoạt động
mang tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Ở đây trong khuôn khổ của một


bài viết ngắn, chúng tôi tập trung vào hướng tiếp cận điểm du lịch từ góc nhìn sử - văn
hóa và địa văn hóa, trường hợp văn hóa du lịch Huế.
TRƯỜNG HỢP DU LỊCH HUẾ
Nhìn từ cả hai góc độ, sử - văn hóa và địa – văn hóa, Huế là một tài nguyên du
lịch phong phú và cực kỳ đa dạng
Về sử - văn hoá du lịch : Thành phố Huế nếu được khai thác từ truyền thống lịch
sử sẽ giúp cho du khách nhận diện một quá khứ đặc biệt của tình giao hiếu giữa hai quốc
gia Đại Việt và Champa. Huế vốn nằm trong 2 châu Ơ, Lý «vng nghìn dặm » của
Chăm Pa, được sáp nhập vào Đại Việt làm sính lễ cưới cơng chúa Huyền Trân của vua
Chăm Chế Mân vào năm 1306. Trước đó, vùng này là nơi địa đầu giao lưu với Chăm Pa,
rồi trở thành thủ phủ của Đàng Trong từ năm 1687 đến 1775 thời các chúa Nguyễn. Thời
vua Quang Trung, Huế là kinh đô của triều Tây Sơn với tên gọi là Phú Xuân. Năm 1802

1


Huế trở thành kinh đô của triều Nguyễn. Hiện nay Huế là cố đô và là cố đô của triều đại
phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, là nhân chứng cho sự cáo chung của chế độ
phong kiến cuối cùng trên đất nước Việt Nam. Huế còn để lại nhiều chứng tích của cuộc
kháng chiến thần thánh chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc Việt, mà bất kỳ du khách
nào đến Huế cũng có thể đọc thấy lịch sử trên các con phố, trên đền đài lăng tẩm, trên các
con đường, Nếu biết cách khơi dậy tình cảm và nghĩ suy từ lịch sử - văn hoá Huế, sẽ
khiến du khách thấy được truyền thống Việt Nam độc đáo trong Huế.
Huế là một trong những di sản văn hố của nhân loại, với hơn 300 di tích lịch sử văn hoá, phản ánh nét bản sắc của văn hố cung đình Việt Nam. Kinh thành Huế có kiến
trúc rất Việt Nam, uy nghiêm nhưng không tráng lệ hùng vĩ kiểu của Trung Hoa. Kinh
thành Huế nhỏ, thanh thốt gần gũi và tình cảm, thể hiện đậm nét văn hóa trọng tình của
người Việt.
Hệ kinh thành Huế đã được xây dựng hơn 30 năm, nhìn tổng thể, chúng ta thấy
được đây vừa là một cơng trình phịng thủ, vừa là một cơng trình nghệ thuật mang tâm
hồn văn hố Việt. Hiện nay chỉ có Huế là cịn giữ được khá hồn chỉnh dấu tích của một

hồng đơ, so với Hoa Lư, Thăng Long nay đã là phế tích. Kinh thành Huế còn đầy đủ 3
vòng thành : kinh thành, hồng thành và tử cấm thành. Núi Ngự Bình ở phía trước kinh
thành làm thành một tiền án, 2 cồn đất nhỏ trên sông Hương là cồn Hến và cồn Dã Viên,
như là 2 biểu tượng Tả thanh Long và Hữu Bạch Hổ và sông Hương chảy trước kinh
thành là yếu tố Minh Đường. Qua kiến trúc kinh thành Huế, nếu biết khai thác, sẽ làm nổi
bật được triết lý trong ứng xử với môi trường tự nhiên, vừa mang màu sắc khu vực Á
Đông, vừa thể hiện rõ tính tiếp biến và sáng tạo của văn hóa Việt Nam. Ở đây, về góc độ
đào tạo, có thể thấy việc chuẩn bị tri thức lịch sử và triết học cho sinh viên không phải là
vấn đề đơn giản.
Hệ lăng tẩm Huế (Les Tombeaux royaux de Hue) gồm 7 khu lăng tẩm tiêu biểu
cho quan niệm của người Việt, dù dân thường hay vua chúa, là « Sinh ký tử quy ». Mỗi
khu lăng mộ là một nét riêng, phản ánh tính cách, tình cảm của mỗi vị vua nằm dưới mộ.
Lăng vua Minh Mạng mang dáng vẻ uy nghiêm đường bệ, thể hiện khá rõ cốt cách của
« nhà lập pháp » cho triều Nguyễn ; lăng Tự Đức thơ mộng mang hồn của một ông vua
thi sĩ tài hoa bậc nhất của Nguyễn Triều... Nhưng dù thế nào hệ lăng tẩm ở Huế vẫn tự
giới thiệu cho du khách nét văn hố Việt. Đó là văn hố ứng xử với mơi trường tự nhiên
rất thân thiện, tình cảm và hài hồ với tinh thần tơn trọng tự nhiên từ xa xưa cho đến bây
giờ, đó là « cái Tự nhiên và cái Văn hố hồ điệu hay hài hoà đến mức gần như tuyệt
đối » [Trần Quốc Vượng 2006 :93].
Văn hố du lịch Huế nhìn từ thời gian cịn giúp nhận diện một chiều dài văn hố
Việt được tiếp nối từ thời Đông Sơn, Đại Việt,và đặc biệt là văn hoá Chăm Pa cho đến
nay. Tại Huế nhiều hiện vật văn hố Đơng Sơn, văn hóa Sa Huỳnh đã được tìm thấy và
ngày càng được xác định đây là một trong những trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh cổ
xưa. Địa bàn Thừa Thiên-Huế cũng là vùng có sự hiện diện xen kẽ hai tầng văn hoá của
người Việt cổ có ngơn ngữ Việt-Mường thuộc dịng Nam Á và người Chăm cổ có ngơn
ngữ thuộc dịng Malayo-Polynesi. Trong truyền thống văn hoá đa sắc màu của Việt Nam,
văn hố Chăm chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt là văn hố Chăm với nhiều loại hình
di tích phong phú còn lại trên đất Huế, đã tạo nên nét độc đáo của văn hố Việt Nam nói
chung và văn hố Huế nói riêng. Văn hố du lịch Huế như vậy, cịn có thể góp phần
quảng bá bản sắc văn hoá Việt Nam đậm nét dung hợp tại Huế. Một nền văn hố hồ

quyện 2 yếu tố Việt-Chăm đan xen hồ nhập với « đàn bà mặc váy Chiêm, đàn ông dùng
quạt Bắc » [Lê Đình Phụng 2007 : 41] . Văn hoá Huế đa dạng nhưng thống nhất. Ngày

2


nay, du lịch trên đất cố đô chúng ta sẽ gặp nhiều di tích của văn hố Chăm nổi tiếng : Tồ
tháp đơi Liễu Cốc, tháp Núi Rùa, có cả phế tích của 3 tồ thành của người Chăm, cùng
với rất nhiều đền miếu...
Sự dung hợp giữa văn hoá Chăm với văn hoá Việt là nét đặc trưng trong lịch sử
văn hoá Huế, trong đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của người dân xứ Huế. Khách
du lịch sẽ nhìn thấy nhiều yếu tố văn hố Chăm hồ quyện hay chuyển hoá vào với văn
hoá Việt. Chẳng hạn, trong tín ngưỡng - lễ hội ở Huế, rõ nét nhất là lễ hội Điện Hòn
Chén, tục lệ cúng Bà Dàng... Văn hố du lịch nhìn từ góc độ thời gian cần thiết đi sâu vào
nội dung giao lưu và tiếp biến văn hoá trên đất Huế cũng như nhấn mạnh đến yếu tố bản
sắc truyền thống của văn hoá du lịch Huế mới thật sự làm rõ những nét đặc sắc của một
vùng đất, một điểm du lịch đặc thù.
Lịch sử lễ hội các dân tộc ở Huế cũng là một tiềm năng cho văn hố du lịch. Huế
có khoảng gần 100 lễ hội, phần lớn các lễ hội gắn với các di tích như lễ tế Nam giao, lễ
cầu ngư Thuận An, lễ hội Điện Hòn Chén... và đây là môi trường hấp dẫn thu hút du lịch
phát triển. Đồng thời đó, qua việc khai thác văn hố lễ hội trong hoạt động du lịch, nếu
chú ý đến các yếu tố đặc thù, sẽ góp phần bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hố
trên đất Huế.Từ đó, những đặc trưng văn hố du lịch vùng đất cố đô ngày càng được phát
triển theo hướng đa dạng hố và bền vững.
Nhìn từ lịch sử, văn hố du lịch Huế cịn phản ánh một nội dung cơ bản khác, đó
là nét văn hố tơn giáo của người Việt Nam. Huế được mệnh danh là Thiền kinh, bởi Huế
là trung tâm phật giáo ở miền Trung, với hơn 100 ngơi chùa trong đó có những ngơi chùa
nổi tiếng có bề dày lịch sử văn hố, gắn liền với các sự kiện trọng đại của đất nước như
chùa Thiên Mụ đã đi vào thi ca và gắn với huyền thoại trên đồi Hà Khê. Năm Tân Sửu
1601 Nguyễn Hoàng cho dựng chùa Thiên Mụ, để làm cảnh tụ linh khí, củng cố long

mạch cho cả vùng Thuận Hố. Qua thời gian chùa Thiên Mụ nằm bên dòng Hương Giang
trở thành một danh lam của xứ Huế. Huế có chùa Trúc Lâm với cổ vật là bản kinh chữ
Hán thêu trên vải 7000 chữ có bài tựa của vua Quang Trung, có cơ sở Đại học Phật giáo
lâu đời, ra đời từ năm 1931, đó là An Nam Phật học Hội, có chùa Từ Đàm gắn với nhiều
biến thiên lịch sử, có chùa Huyền Khơng độc đáo về kiến trúc, thi ca... Chùa Huế được
xây dựng trong phối cảnh hài hoà với thiên nhiên tạo nên phong cách chùa vườn độc đáo,
và đây cũng là một nội dung quan trọng trong lịch sử văn hoá Huế hiện diện trong các
tour du lịch .
Về Địa – văn hoá du lịch : Văn hố du lịch Huế nhìn từ góc độ môi trường tự
nhiên cũng là một mảng màu đa sắc. Thiên nhiên đã cho Huế một hằng số văn hoá với
diện mạo riêng, đó là sự kết hợp hài hịa giữa đồng bằng, biển, và rừng. Ba dạng cảnh
quan này lồng vào nhau. Huế xinh đẹp và thơ mộng vì đa dạng cảnh sắc thiên nhiên, có
sơng, gị đồi, núi và biển. Núi vừa đủ cao để gọi là núi nhưng khơng q cao để ngại
trèo, gị đồi thoai thoải nối tiếp nhau uốn lượn… Huế nằm giữa dải đất miền Trung và ở
giữa chiều dài của Việt Nam với lưng dựa vào dãy Trường Sơn, mặt nhìn ra biển Đông.
Tuy cùng ở trong một khu vực Trung bộ nhưng Huế có những nét đặc thù về tự nhiên tạo
nên sự đặc sắc về cảnh quan địa lý. Huế có cảnh quan cực kỳ đa dạng để phát triển du
lịch từ góc độ địa - văn hóa: Huế có núi đồi, thác nước, suối nước nóng, đầm, phá, sơng,
biển…rất thuận lợi cho du lịch, thậm chí trên cùng một trục lộ du khách có thể di chuyển
qua các hình thái khác biệt của địa hình.
Huế - núi đồi, có Ngự Bình cách sơng Hương 3 km làm bình phong tiền án. Núi
Kim Phụng chủ sơn của Huế đường phân thủy của 2 nguồn tả - hữu trạch hợp thành

3


Hương giang, núi Bân chứng tích lên ngơi của vua Quang Trung anh hùng áo vải trước
khi kéo đại quân ra Bắc đánh tan 29 vạn quân Thanh… Từ cảnh quan núi đồi ở Huế có
thể tìm thấy một mơi trường sinh thái nhân văn thông qua những di sản văn hóa vật thể
của nghệ thuật kiến trúc điêu khắc cung đình, lăng tẩm. Từ núi đồi chúng ta cịn thấy Huế

cồn bãi đôi bờ sông Hương, cồn Hến, cồn Dã Viên...
Huế - sơng biển - đầm phá có Hương Giang, Thuận An, Phá Tam Giang, tạo nên
dấu ấn văn hóa đơ thị sơng – biển (Ville fleuve) điển hình của người Việt. Đặc biệt, một
điều du lịch Việt Nam, kể cả du lịch Huế, cịn ít chú ý khai thác, đó là hệ thống kênh đào,
nhiều kênh đào trở thành sông thật sự như Lợi Nông – An Cựu, Như Ý... thể hiện một
tầm nhìn đặc biệt của các vua triều Nguyễn về đô thị, cảnh quan, về sinh thái nhân văn.
Sơng Hương
Huế có sơng Hương là một trong những trường hợp đặc biệt trên thế giới, là thành
phố có dịng sơng uốn lượn giữa nội thành. Đây là một giá trị mà Việt Nam cần lưu ý
trong du lịch từ góc độ địa - văn hố hiện nay. Bởi lẽ sơng Hương dù vị trí giống như
sơng Sein và một số con sông ở Châu Âu nhưng là một trường hợp khác biệt duy nhất về
dòng trong và mùi của Thạch Xương Bồ vương hương trong rong nước, để du khách có
thể chiêm ngưỡng thiên nhiên tạo dáng cho đô thị, chia đôi thành Huế ra làm hai phần với
những cảnh quan đặc sắc. Ngoài ra, lợi thế tự nhiên từ hệ sông suối này cũng tạo điều
kiện vô cùng thuận lợi cho ngành du lịch khai thác thêm những hệ giá trị đi kèm: hị Huế
trên sơng Hương là một ví dụ. Đi trên dịng sơng này, du khách có thể ghé lại thăm hệ
lăng tẩm Huế, đồi Vọng Cảnh, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ… Từ đơi bờ sơng Hương
du lịch Huế cịn cung cấp cho du khách một cảnh quan đặc biệt về hình ảnh Việt Nam
cồn bãi. Sơng Hương của thành phố Huế chính là cầu nối giữa núi với biển trên cùng một
trục.
Huế - nhà vườn, Huế là thành phố du lịch đặc biệt vì đậm chất thiên nhiên, thiên
nhiên hịa lẫn với cuộc sống con người và phố phường tạo nên cảnh quan văn hoá mà ở
Việt Nam cũng như các nơi khác trên thế giới ngày càng ít dần. Đó là cảnh quan nhà
vườn, một dạng cảnh quan phong thủy, một sự kết hợp hài hòa giữa con người với thiên
nhiên. Ngành công nghiệp du lịch Việt Nam nếu biết tận dụng thế mạnh của nhà vườn
Huế sẽ có một hướng phát triển văn hóa du lịch khơng mới mẻ nhưng hiệu quả đổi với thị
trường khách du lịch, đặc biệt là đối với thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ... Nhà vườn Huế
hiện tại đang được giới thiệu như một kiểu dáng văn hóa cư trú gắn một cách thân thiện
hài hoà với tự nhiên của người Việt, phản ánh triển vọng về sự tìm lại những khơng gian
sống của du khách trong cuộc sống công nghiệp hiện tại đã và đang xa rời và thậm chí

tách khỏi tự nhiên.
Văn hoá Huế là một bằng chứng rõ ràng của sự hòa quyện giữa con người và tự
nhiên, giữa thời gian và khơng gian văn hóa, giữa tính đặc thù của một vùng đất và bản
sắc văn hóa của một dân tộc. Chính vì vậy, Huế là một điểm đến của du khách, là một
trong những biểu tượng của văn hóa du lịch Việt Nam.
VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC VĂN HÓA DU LỊCH
Du lịch là một lĩnh vực đặc thù. Người làm công tác du lịch, tuy gắn với một
chuyên ngành cụ thể, cũng cần có kiến thức phong phú, tổng hợp về các điểm đến, cả về
không gian văn hóa lẫn thời gian văn hóa.

4


Những kiến thức cơ bản về tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa, về những
đặc điểm của điểm du lịch từ góc nhìn sử - văn hóa và địa – văn hóa cần được chú trọng
đặc biệt.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, người làm cơng tác du lịch phải hội đủ cả kiến thức,
kỹ năng và trình độ ngoại ngữ, trong đó việc khai thác những khía cạnh chiều sâu của
lịch sử văn hóa như truyền thống triết học, quan niệm nhân sinh, đặc thù lịch sử cũng như
những đặc sắc của một vùng đất nhìn từ khía cạnh sinh thái – nhân văn có ý nghĩa đặc
biệt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Quốc Vượng 2006, Dặm dài đất nước T2, nxb Thuận Hóa.
Lê Đình Phụng 2007, Văn hố Chăm Pa ở Thừa Thiên Huế, nxb Văn hoá TT và
Viện văn hố.
Trần Nhỗn 2002, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh du lịch lữ hành, nxb CTQG.
Bùi Minh Đức 2007, Dấu ấn văn hoá Huế, nxb Văn học, TP HCM.
Trần Đại Vinh 2006, Tín ngưỡng dân gian Huế, nxb VHTT.
Dương Văn Sáu 2004, Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, trường ĐHVH
Hà Nội.


5



×