Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

tiểu luận_ giải pháp tăng trưởng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.32 KB, 28 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
-----oOo----KHOA MÁC - LÊNIN
BỘ MƠN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VIỆT NAM
Nhóm thực hiện : Nhóm 4
Lớp: CDQT10

Khoa : QUẢN TRỊ KINH DOANH

Khóa học : 2008 – 2011

---TP.Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2008
1


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
-----oOo----KHOA MÁC - LÊNIN

BÀI TIỂU LUẬN

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ VIỆT NAM
GVHD:



TP.Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2008

2


LỜI CẢM TẠ

Nhóm 4 xin chân thành ơn về sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên bộ
môn – cô : NGUYỄN THỊ CHÍNH. Cơ đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tiểu
luận như mong muốn. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô về sự giúp đỡ ấy .Cô đã
cho chúng em hiểu biết thêm về nền kinh tế, về những ưu nhược của nền kinh tế nước
nhà và cần phải có những giải pháp hợp lý thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Qua đó, có
thể thấy được nhà nước ta có những giải pháp gì và khắc phục như thế nào nhằm đưa đất
nước ra khỏi tình trạng khó khăn để bước sâu vào cánh cửa hội nhập nền kinh tế. Một lần
nữa chúng em xin chân thành cảm ơn cô rất nhiều!

3


MỤC LỤC
A- MỞ ĐẦU

TRANG

1.ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………….....

1

2.MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU ………………………………………....


1

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU…………………………………...

1

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………..

1

5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU………………………………………..

1

6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………….

1

B- NỘI DUNG
I..CƠ SỞ LÝ LUẬN …………………………………………………….. 2
1.1. KHÁI NIỆM VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ……………………... 2
1.2. VAI TRÒ CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

2

1.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ…....2
II. THỰC TRẠNG………………………………………………………. 4
1. THỰC TRẠNG CHUNG……………………………………………


4

2. THỰC TRẠNG……………………………………………………….. 5
2.1. VỐN ĐẦU TƯ……………………………………………………… 5
2.2. LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG………………………………………… 7
2.3. KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ………………………………………. 9
III. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT…………………………………………....11
IV. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP………………………………………...15
C – KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN…………………………………………………………...21
2. KIẾN NGHỊ…………………………………………………………..21

4


LỜI MỞ ĐẦU

Theo chủ trương của nhà trường cùng với cơ giáo bộ mơn kinh tế chính trị, trên
cơ sở tiểu luận do nhóm 4 sọan thảo tiểu luận giải pháp thúc đẩy kinh tế Việt Nam.
Mục đích của tài liệu này giúp chúng em hiểu được nền kinh tế nước ta và những
giải pháp thúc đẩy kinh tế giúp Việt Nam bước sâu, hòa nhập vào nền kinh tế thế
giới.
Đây là năm đầu tiên của sinh viên năm nhất chúng em và cũng là bài tiểu luận
đầu tiên khi vào học trong ngôi trường này. Nếu bài tiểu luận có gì thiếu sót xin cơ
thơng cảm bỏ qua cho chúng em,và chỉ dẫn cho chúng em thêm nữa những kiến
thức còn thiếu về cách thức làm tiểu luận. Để sau này có thể hồn thiện cho những
bài tiểu luận về sau. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô rất nhiều!

5



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
 Nhận xét chung:
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
…………………….............................................................................
 Danh sách nhóm 4:
STT

NHIỆM VỤ

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1

VƯƠNG VĂN THƯƠNG

0823206

Làm bài


2

NGUYỄN THANH SONG

0823557

Làm bài

3

BÙI THỊ QUỲNH TRANG

0821423

Tìm tài liệu

4

HỒNG ĐÌNH THƯỢNG

0772951

Tìm tài liệu

5

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

0823949


Tìm tài liệu

6

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

0822909

Tìm tài liệu

7

TRẦN THỊ LỆ THÚY

0826689

Tìm tài liệu

8

LÂM PHỤNG ĐIỆP

0824148

Tìm tài liệu

9

VÕ HỒNG QN


0823210

Tìm tài liệu

10

NGUYỄN MẠNH LONG

0822443

Tìm tài liệu

11

NGUYỄN TUẤN KHƠI

0821926

Tìm tài liệu

ĐIỂM

6


12

PHẠM THÁI HUY

0822251


Tìm tài liệu

13

PHAN XUÂN BÁCH

0826029

Tìm tài liệu

14

TRẦN MINH TỒN

0819850

Tìm tài liệu

A - MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu và ước vọng của mọi quốc gia. Để
thốt khỏi cảnh đói nghèo, khơng có con đường nào khác là tăng trưởng kinh
tế nhanh. Dân chủ, dân quyền, pháp quyền, mọi thứ đều là công cụ chứ không
phải là mục tiêu. Đấu tranh phải biết cái gì là mục tiêu của nhân dân, của đất
nước. Mục tiêu tối thượng đối với một quốc gia, nhất là một nước nghèo như
Việt Nam, đó là tăng trưởng kinh tế.
2. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:
2.1. MỤC ĐÍCH:
Giúp cho sinh viên nắm vững kiến thức về tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam .

Qua đó sinh viên có cơ hội đi sát thực tế , biết rõ hơn về kinh tế để có cái nhìn
đúng đắn . Qua đó đề ra phương pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời
gian sắp tới .
2.2 YÊU CẦU:
1. Học sinh, sinh viên cần nắm vững kiến thức trên ghế nhà trường mà các
thầy cô đã truyền đạt.
2. Không ngừng học tập trao dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn
bằng nhiều phương pháp như: học hỏi, tham khảo tư liệu trên sách báo hay
trên mạng internet… Cập nhật những tin tức hằng ngày về tình hình nước ta
và những biến động đang diễn ra trên thế giới.
3. Cần tham gia các hoạt động khảo sát thực tế để cọ sát giúp chúng ta có
nhiều kinh nghiệm hơn, nâng cao đượổntình độ, năng lực chun mơn.
4. Cần phải tìm hiểu rõ hơn về nền kinh tế để nhìn nhận đúng đắn, để có thể đề
ra phương pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tình hình kinh tế hiện nay.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu về mức tăng trưởng GDP , vốn nước ngoài , FDI , lực lượng lao
động, ảnh hưởng của khoa học kĩ thuật đến tăng trưởng kinh tế .
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Lấy dữ liệu, thông tin trên mạng , tìm hiểu thực tế giá cả thị trường, so sánh
biểu đồ tăng trưởng với các năm trước .
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh trong những
tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008.

7


6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Sau khi nghiên cứu ta thấy mức tăng trưởng kinh tế ở thành phố Chí Minh rất
cao so với các thành phố khác trong cả nước nhưng còn nhiều biến động do

các nguyên nhân như đầu cơ tích trữ , lạm phát …Những yếu tố đó đã làm cho
mức tăng trưởng kinh tế của tp.HCM giảm đi rõ rệt trong mấy tháng cuối năm
2007 và đầu năm 2008.

B - NỘI DUNG
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN :
1.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc
gia tính bình qn trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
1.2. Vai trò của tăng trương kinh tế:
- Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
- Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân.
- Tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.
- Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an tồn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.
- Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
1.3.1. vốn đầu tư:
a) Khái niệm:
Là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vơ hình để
hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.
b) Sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư:
Tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam dựa chủ yếu vào sự đóng
góp của yếu tố số lượng vốn đầu
tư.
Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ
năm 2004 đến nay đều đã vượt

qua mốc 40% (năm 2004 đạt
40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm
2006 đạt 41%, năm 2007 đạt
40,6%), kế hoạch ước năm 2008
còn cao hơn, lên đến 42%.
Đây là tỷ lệ thuộc loại cao nhất

8


thế giới, chỉ sau tỷ lệ trên dưới 44% của Trung Quốc - một tỷ lệ làm cho tăng
trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt cao nhất thế giới, đã nhiều năm liền tăng
hai chữ số, hiện đang giữ kỷ lục thế giới về số năm tăng trưởng liên tục (28
năm), nhưng Trung Quốc đưa ra mục tiêu giảm độ nóng của tăng trưởng và
đẩy mạnh chống lạm phát do tốc độ tăng giá tính theo năm của tháng 2/2008
đã lên đến 8,3%, cao nhất trong 12 năm qua.
1.3.2. lực lượng lao động:
a) Khái niệm:
Lực lượng lao động là những người

cung cấp lao động bao gồm tất cả những
người đang ở trong độ tuổi lao động
(thường là lớn hơn một độ tuổi nhất định
(trong khoảng từ 14 đến 16 tuổi) và chưa
đến tuổi nghỉ hưu (thường trong khoảng
65 tuổi) đang tham gia lao động.

b) Sự đóng góp số lượng lao động:
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện còn dựa một phần quan trọng vào
yếu tố số lượng lao động, sự quan trọng này được xét trên hai mặt. Một mặt,

do nguồn lao động hàng năm vẫn còn tăng khoảng 2%, tức là trên 1 triệu
người mỗi năm. Mặt khác, do tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thiếu việc
làm ở nơng thơn cịn cao.
1.3.3. Khoa học - cơng nghệ:
a) khái niệm:
Khoa học cơng nghệ là hiện đại hóa , cơ khí hóa vào dây chuyền sản
xuất , biến đổi từ công nghệ lạc hậu chỉ thuần túy thủ công tay chân thành
công nghệ tiên tiến trang bị cơ khí thay cho sức người để cho nền kinh tế được
phát triển mang tính chất hiện đại vĩ mô ngang tầm với các nước trong khu
vực , nâng cao đời sống của xã hội ,để nước giàu dân mạnh
b) Sự đóng góp của khoa học - cơng nghệ:
Theo Bộ trưởng Hồng Văn Phong, hoạt động khoa học cơng nghệ là
một trong những lĩnh vực quan
trọng của bất kỳ quốc gia nào,
đặc biệt trong giai đoạn quan
trọng, có tính bước ngoặt của
dân tộc. Những năm qua, đội
ngũ người Việt Nam tham gia
hoạt động khoa học công nghệ
trực tiếp ở các viện nghiên cứu,
triển khai nghiên cứu khoa học
ở các DN với một nước đang
phát triển khá đông đảo, chất

9


lượng khá đảm bảo, thực hiện các nhiệm vụ đất nước giao phó, trong thời
chiến cũng như thời bình.
Tuy nhiên, so với yêu cầu nhịp độ nhanh, phát triển cao ở mọi mặt kinh

tế - xã hội và bản thân nền khoa học, nỗ lực chưa đạt kết quả như mong
muốn. Lực lượng làm công tác khoa học đông nhưng chưa đủ. Đội ngũ
người làm công tác khoa học chưa được thống kê và chăm lo, thúc đẩy
phát triển như mong muốn.
Muốn đưa được khoa học công nghệ vào cuộc sống, tác động vào nền
kinh tế, đây phải là lực lượng quan trọng, là chủ thể và trung tâm của đổi
mới khoa học công nghệ trong đổi mới của đất nước, quyết định chất
lượng hàng hóa, chất lượng nền kinh tế Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Hồng Văn Phong, nhìn tổng thể, vị trí khoa học cơng
nghệ của Việt Nam cũng khơng khác lắm trong nhóm nước cùng trình độ
phát triển kinh tế (trong nhóm cùng với Indonesia, Malaysia). khoa học
cơng nghệ dù đi trước sản xuất thì cũng phản ánh mức phát triển của một
quốc gia, mà hiện nay Việt Nam là nước nghèo, đang vượt qua ngưỡng
nước thu nhập thấp. Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa với việc
có những lĩnh vực Việt Nam đi trước.
Bộ trưởng Hồng Văn Phong khẳng định: khơng có nền kinh tế nào
đạt được sự phát triển của Việt Nam như thời gian vừa qua mà thiếu sự
đóng góp của khoa học cơng nghệ. Để tiếp tục phát huy vai trò của khoa
học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chiến
lược phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam trong 15-20 năm tới là
tận dụng trí tuệ nhân loại, mà hiện thế giới đang sở hữu, mình có thể khai
thác (nếu sáng chế đã hết hạn bảo hộ), hoặc mua hoặc chuyển giao công
nghệ (trường hợp chưa hết hạn bảo hộ). Việc làm chủ công nghệ, bản địa
hóa và đổi mới cơng nghệ sẽ giúp cho ra các sản phẩm đa dạng, phong
phú, chất lượng hơn, phù hợp nhu cầu của nhiều quốc gia.
II. THỰC TRẠNG:
1. Thực trạng chung:

Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng nay, tổng sản phẩm
trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2008 đạt trên 625,7 nghìn tỷ đồng,

tính theo giá thực tế. Nếu tính theo giá so sánh năm 1994, con số này là
222,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngối.
Trong đó, hai khu vực trọng yếu là công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đều
tăng trưởng chậm hơn so với cùng kỳ những năm trước, lần lượt chỉ đạt 90,7
nghìn tỷ và 91,2 nghìn tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), tăng 7% và 7,6%. Khu
vực dịch vụ đóng góp lớn nhất vào mức tăng trưởng chung, với 3,08 điểm phần
trăm, kế đó là cơng nghiệp - xây dựng (2,85 điểm phần trăm) và nông lâm
nghiệp thủy sản (0,57 điểm phần trăm).

10


Trước tình hình đó, Chính phủ đã có nhiều biện pháp mạnh tay nhằm
hạn chế nhập siêu, kiềm chế cơn bão giá. Đáng chú ý là biện pháp "giảm
cầu" như thắt chặt chi tiêu cơng, đình hỗn, giãn tiến độ các dự án tiêu
hao nhiều vốn ngân sách. Tính chung 6 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực
hiện đạt 265,4 nghìn tỷ đồng (tính theo giá thực tế), tăng 21,1% so với
cùng kỳ. Riêng khu vực nhà nước chiếm 40% tổng số vốn thực hiện và
tăng 15,2%.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong bối cảnh kinh tế nhiều nước
trong khu vực và trên thế giới suy giảm, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng
6,5% trong nửa đầu năm là một cố gắng rất lớn. Bên cạnh những quan
ngại về lạm phát và nhập siêu, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng
vào triển vọng kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn. Điều này thể hiện
rõ ở kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI). Tính từ đầu
năm đến 20/6, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 31,6 tỷ USD,
gấp hơn 3,7 lần so với cùng kỳ năm trước và vượt xa con số 21,3 tỷ USD
của cả năm ngoái.
Các giải pháp kiềm chế lạm phát và kiềm chế nhập siêu cũng bắt đầu
phát huy tác dụng. Giá tiêu dùng tháng 6 đã chững lại, chỉ tăng 2,14% so

với tháng trước. Đây là tháng có mức tăng thấp nhất trong 6 tháng đầu
năm nay. Kim ngạch nhập khẩu cũng giảm 11,3% so với tháng 5, giúp
hãm đà tăng nhập siêu. Từ mức 3,28 tỷ USD tháng 3 và 3,2 tỷ USD tháng
4, nhập siêu của Việt Nam đã giảm xuống còn 1,91 tỷ USD trong tháng 5
và 1,3 tỷ USD trong tháng 6.
Tại kỳ họp cuối tháng 5 đầu tháng 6 vừa qua, Quốc hội điều chỉnh mục
tiêu tăng GDP năm nay từ 8,5-9% xuống còn 7%. Theo Tổng cục Thống
kê, để đạt được điều này, thời gian còn lại trong năm GDP phải tăng
khoảng 7,4%.
2. Thực trạng:
2.1. Vốn đầu tư:
Mặc dù đầu tư kém hiệu quả, chưa có chiều sâu, q trình sắp xếp
đổi mới doanh nghiệp chỉ hồn thành 28% kế hoạch, nhưng theo
đánh giá của các tổ chức quốc tế, VN vẫn là một trong 10 nền kinh tế
hấp dẫn nhất với các tập đoàn xuyên quốc gia trong giai đoạn 20072009.
Theo "Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2008" do Phịng
thương mại và Cơng nghiệp VN (VCCI) công bố sáng 1/7, môi trường
kinh doanh của VN năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 đã có nhiều thay

11


đổi tích cực so với thời điểm trước đó một năm. Cụ thể qua số liệu thống
kê của Tổng cục thống kê cho biết.
Trong 6 tháng đầu năm 2008, ước các doanh nghiệp ĐTNN đã góp
vốn đầu tư thực hiện ước đạt từ 4,9 đến 5 tỷ USD, tăng 37,6% so với vốn
thực hiện của cùng kỳ năm trước.
Doanh thu của các doanh nghiệp ĐTNN trong 6 tháng đầu năm 2008
ước đạt 20,4 tỷ USD, tăng 42,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó giá
trị xuất khẩu ước đạt 11,32 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ; nhập khẩu

ước đạt 13,9 tỷ USD, tăng 42,7% so với cùng kỳ năm trước, nộp ngân
sách ước đạt 951 triệu USD, tăng 35,9% so với cùng kỳ.
Về lĩnh vực đầu tư: Vốn đăng ký mới vấn tập trung chủ yếu vào lĩnh
vực công nghiệp và xây dựng (17,15 tỷ USD) chiếm 55,4% tổng vốn đầu
tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ (13,6 tỷ USD) chiếm 44% tổng
vốn đầu tư. Số cịn lại thuộc lĩnh vực nơng - lâm - ngư nghiệp (0,5%).
So với kết quả thu hút của 5 tháng đầu 2008 sở dĩ dòng vốn FDI cam
kết đã chuyển từ lĩnh vực dịch vụ sang lĩnh vực công nghiệp và xây dựng
là do sự xuất hiện của 2 dự án nhà máy gang thép Formosa gần 8 tỷ USD
và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn 6,2 tỷ USD.
Cấp mới 6 tháng 2008 phân theo ngành
(Tính tới ngày 20/6/2008)
STT

Chuyên
ngành

Số
dự
án

TVĐT

Vốn điều lệ

I

Công
nghiệp


298

17,152,818,349

4,499,053,047

CN dầu khô

4

6,789,500,000

789,500,000

CN nặng

113

8,620,983,700

3,057,465,700

CN nhẹ

127

1,313,779,649

440,636,464


CN thực
phẩm

21

240,408,000

134,831,936

12


II

III

Xây dựng

33

188,147,000

76,618,947

Nơng-LâmNgư nghiệp

25

167,281,670


101,157,180

Nơng-Lâm
nghiệp

24

167,081,670

100,957,180

Thủy sản

1

200,000

200,000

Dịch vụ

155

13,626,806,865

4,109,918,928

Dịch vụ

102


265,220,903

112,545,403

GTVT-Bưu
điện

5

36,075,500

8,863,125

Khách sạn Du lịch

18

3,915,333,875

954,155,000

Văn hóa –Y
tế - Giáo dục

7

1,975,000

1,975,000


XD hạ tầng
KCX-KCN

5

163,580,000

39,667,000

XD Khu đơ
thị mới

2

1,268,750,000

1,268,750,000

XD Văn
phịng-Căn
hộ

16

7,975,871,587

1,723,963,400

478


30,946,906,884

8,710,129,155

Tổng số

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
2.2. Lực lượng lao động:

13


Năm 2006, cả nước hiện có 44,3 triệu người thuộc độ tuổi lao động, cơ cấu
lao động tăng dần sang công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ giảm
dần nông - lâm - ngư nghiệp, đang tạo ra sức ép lớn trong công tác giải quyết
việc làm.
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu dẫn đến thường
xuyên có lao động mất việc làm; hằng năm, lại có thêm 1,1 triệu người
bước vào độ tuổi lao động, khoảng nửa triệu học sinh, sinh viên, người
học nghề tốt nghiệp ra trường... nhưng hệ thống chính sách chưa bảo đảm
cho người lao động cần việc là có việc; chưa bảo đảm ổn định tương đối
lực lượng lao động sản xuất kinh doanh trong những thời gian nhất định.
Người sử dụng lao động khu vực ngoài quốc doanh, thường xuyên thay
đổi lực lượng lao động bằng cách ký nhiều hợp đồng lao động ngắn hạn.
Hơn nữa, từ phía người lao động, nhiều người bỏ việc, tự do di chuyển
nơi làm việc mà luật pháp, chính sách khơng kiểm sốt được.
- Việc làm ăn kém hiệu quả của khơng ít các tập đồn kinh tế, các tổng
cơng ty, các doanh nghiệp nhà nước dẫn đến nợ nần quá lớn; việc nhập
siêu với mức độ quá cao (4 tháng đầu năm 2008 bằng cả năm 2007)... đã

buộc Chính phủ phải cắt giảm nhiều cơng trình đầu tư càng làm cho số lao
động thiếu việc làm, mất việc tăng lên.
Phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu sử dụng. Hiện nay, cả nước
có 250 trường đại học, cao đẳng và 2.052 cơ sở dạy nghề (trong đó, có 55
trường cao đẳng nghề, 242 trường trung cấp nghề và trường dạy nghề), hằng
năm tuyển hơn 200 nghìn sinh viên cao đẳng, đại học, khoảng 120 nghìn học
sinh trung học, chuyên nghiệp và tuyển sinh dạy nghề trên 1,4 triệu người.
“Sản phẩm” đào tạo phải đáp ứng yêu cầu sử dụng cả trong nước và ngoài
nước (xuất khẩu lao động). Mặt khác, phải chú trọng đào tạo đội ngũ doanh
nhân, các nhà quản lý có trình độ cao; ưu tiên đào tạo chuyển đổi nghề cho lao
động nông thôn, nhất là thanh niên ở những nơi bị thu hồi đất nông, lâm
nghiệp
Theo thống kê, đến giữa năm 2007, cả nước có khoảng 2,7 triệu người
có trình độ đại học trở lên, chiếm 4,5% lực lượng lao động, trong đó có
trên 18.000 thạc sĩ, 16.000 tiến sĩ và trên 6000 giáo sư, phó giáo sư. Trí
thức Việt kiều có khoảng 400.000 người, chiếm hơn 10% người Việt ở
nước ngoài. Phụ nữ chiếm tỷ lệ 61% trong số những người có trình độ cao
đẳng, 34% những người có trình độ đại học, 30% trình độ thạc sĩ, 21%
tiến sĩ và 4% tiến sĩ khoa học.
Tính từ năm 2007 đến hết tháng 6 năm 2008, các ngành Bán Hàng, Kỹ
Thuật Ứng Dụng, Kế Toán/Tài Chính và Hành Chính/Thư Ký liên tục
“ghi tên” trong nhóm Sáu Lĩnh Vực Có Cung - Cầu Nhân Lực Cao Nhất,
chứng tỏ đây vẫn là những ngành “nóng nhất” trên thị trường lao động.
Nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin Phần mềm giảm 2% nhưng ngành này vẫn thuộc danh sách Sáu Lĩnh Vực
Có Cầu Nhân Lực Cao Nhất trong quý II..

14


Cung lao động trong ngành Kế Tốn/Tài Chính và Ngân Hàng/Đầu Tư

tăng lần lượt 22% và 20% so với quý trước, chiếm vị trí thứ nhất và thứ
hai trong nhóm Sáu Lĩnh Vực Có Cung Nhân Lực Cao Nhất quý II/2008.
Tuy nhiên, chỉ số cầu lao động của hai ngành này đã giảm 3% và 13% so
với quý đầu năm 2008.
Thêm vào đó, chỉ số cung lao động của Sản Xuất trong quý II/2008
tăng 5% và chỉ số cầu tăng 19%, đưa Sản Xuất trở thành một trong những
ngành có mức Tăng Trưởng Cao Nhất của quý II/2008 và thay thế Tiếp
Thị trong nhóm Sáu Lĩnh Vực Có Cầu Nhân Lực Cao Nhất. Ngoài ra, nhu
cầu tuyển dụng nhân sự cho lĩnh vực Sản Xuất đã gia tăng liên tục kể từ
đầu năm 2007.

1.3. Khoa học - công nghệ:
Sử dụng mọi thước đo khách quan, dường như nền khoa học và công
nghệ của Việt Nam là một thất bại...", báo cáo của ĐH Havard đã nhận
định như thế về nền khoa học Việt Nam. TS Phạm Đức Chính, Viện Cơ
học (Hà Nội) phân tích thêm về sự yếu kém của khoa học nước nhà.
Trên trường quốc tế, trình độ và năng lực của các nhà khoa học và cả các
quốc gia được đánh giá trước tiên qua số bài báo cơng bố trên các tạp chí
khoa học chuẩn mực quốc tế, và số bằng phát minh, sáng chế được cấp
bởi các cơ quan quốc tế có uy tín.

15


Viện Thông tin khoa học (Institute for Scientific Information – ISI,
website: www.isinet.com), có trụ sở tại Mỹ đã tiến hành các thống kê trên
cơ sở gần mười ngàn tạp chí khoa học tiêu biểu được chọn lọc trong tổng
số hơn một trăm ngàn tạp chí đủ loại trên thế giới.
Chỉ mới góp... một chút với khoa học quốc tế!
Theo ISI, trong vòng 11 năm, từ tháng 1/1997-12/2007, các nhà khoa học

Việt Nam thuộc 17 ngành (y học lâm sàng; vật lý; động, thực vật học;
toán; kỹ thuật; sinh học và hố sinh; hố; nơng nghiệp; vi sinh; mơi
trường; khoa học vật liệu; miễn dịch học; dược; sinh học phân tử và di
truyền; khoa học thần kinh; toán; kinh tế) đã công bố tổng cộng 4.667 bài
báo khoa học trên các tạp chí quốc tế chuẩn mực.
Trong khi đó, số cơng bố quốc tế ISI các ngành của Thái Lan là 20.672
bài báo; Malaysia: 13.059; Hàn Quốc: 203.637. Riêng Trung Quốc, trong
khoảng thời gian nói trên, các nhà khoa học nước này đã công bố tới...
508.561 bài báo.
Từ các con số trên có thể thấy rằng các cơng bố quốc tế đến từ tất cả các
lĩnh vực, và chủ yếu là từ các lĩnh vực khoa học ứng dụng, chứ không
phải là đặc thù riêng của các lĩnh vực lý thuyết như Toán hay Vật lý - như
ngụy biện của một số người ở ta.
Căn cứ vào các con số nói trên, dễ dàng thấy rằng các công bố quốc tế
của Việt Nam là rất yếu.
Trong cùng khoảng thời gian nhưng các nhà khoa học Việt Nam chỉ
công bố được số bài báo khoa học bằng 1/3 so với Malaysia (trong khi số
dân nước ta lớn hơn 3 lần số dân Malaysia), 1/5 số bài của Thái Lan, dưới
1/11 của quốc đảo Singapore, 1/45 của Hàn Quốc, 1/110 của Trung Quốc
(số dân VN bằng 1/16 TQ).
Xét riêng về công bố quốc tế từ nội lực (tự ta làm được) – sự tụt hậu
của chúng ta lại càng lớn hơn.
Cụ thể, gần nửa số bài của Thái Lan là do các nhà khoa học Thái Lan
viết và đứng tên tác giả. Trong khi đó, có đến 80% bài báo khoa học của
các tác giả Việt Nam cơng bố trên các tạp chí khoa học quốc tế là từ “hợp
tác quốc tế”.

16



Nhìn vào biểu đồ, Việt Nam đứng ở cuối bảng khi so sánh với các
nước Malaysia; Thái Lan; Hàn Quốc; Trung Quốc về số bài báo khoa học
đã công bố quốc tế trong 11 năm qua (1/1997-12/2007).
Điều đó cho thấy các nhà khoa học của chúng ta vẫn còn phải dựa
nhiều vào hỗ trợ quốc tế (về chuyên môn, phương tiện, hoặc tài chính).
Khả năng sáng tạo cơng nghệ của một quốc gia được đánh giá qua số
lượng bằng sáng chế được cấp bởi những cơ quan có uy tín trên thế giới.
Trong những năm qua chúng ta có quá ít sáng chế được đăng ký để có thể
có được các so sánh thống kê, ngay cả với các kết quả vốn đã rất khiêm
tốn của "hàng xóm" Đơng Nam Á của chúng ta.
Vào năm 1997, số bằng sáng chế được cấp ở Mỹ đối với người Mỹ là
80.295, Nhật: 30.841, Hàn Quốc: 2.359, Singapore: 120, Trung Quốc:
3.100, Malaysia: 23, Thái Lan: 13, Philippin: 8. Trong khi đó, số bằng
sáng chế của người Việt chỉ là 1 - theo nhà nghiên cứu Đặng Mộng Lân.
Trong năm 2002, Việt Nam chỉ đăng ký có 2 bản quyền với Tổ chức Sở
hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
III. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT:
Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2008 thật đặc biệt với 2 mảng
màu tương phản: Một mặt, những nét đậm khó khăn hội tụ và dồn
nén đến đỉnh điểm; mặt khác, đã sáng dần những nét hi vọng về toàn
cục của nền kinh tế đang có nhiều bứt phá ngoạn mục hơn…

17


Trên thực tế, đặc biệt là từ những tháng nửa cuối năm 2008, đã và
đang có những điểm nhấn tích cực rất căn bản và xuất hiện một số dấu
hiệu mới tích cực cho phép cảm nhận về sự chuyển sáng dần của bức
tranh triển vọng kinh tế nước ta trong thời gian tới.
Thứ nhất, thu hút FDI đang có những dấu hiệu rất tốt, đặc biệt kết quả

thu hút FDI đạt mức kỷ lục chưa từng có trong lịch sử đất nước: FDI đăng
ký trong 8 tháng đầu năm 2008 đạt gần 47,2 tỷ USD, vượt gần 122% so
với mức 21,3 tỷ USD của cả năm 2007... Riêng tháng 7/2008, FDI đăng
ký đạt tới kỷ lục mới 14,1 tỷ USD, tức bằng hơn 43 % tổng FDI đăng ký 6
tháng đầu năm 2008 đưa tổng FDI đăng ký 7 tháng đầu năm 2008 đạt
45,7 tỷ USD, tức gấp hơn 2 lần mức năm 2007 và bằng hơn 80% tổng
cộng vốn FDI đăng ký của các năm từ 1988 - 2005 (là 6.936 dự án với số
vốn đăng ký 54.573 triệu USD, số vốn thực hiện 30.425 triệu USD, đạt tỷ
lệ 55,8%)... Hơn nữa, cần nhấn mạnh rằng, thực tế cho thấy đang và sẽ
xuất hiện ngày càng nhiều dự án FDI siêu lớn tới hàng chục tỷ USD, cũng
như sẽ có sự gia tăng các dự án phát triển công nghiệp phụ trợ và phát
triển khu vực dịch vụ, nhất là dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao, tạo sự
thay đổi về chất trong quá trình mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam, cũng như thể hiện hùng hồn nhất sự tin tưởng vào triển
vọng tốt đẹp của nền kinh tế Việt Nam từ cộng đồng doanh nhân thế giới.
Dòng đầu tư gián tiếp nước ngồi cũng đã có dấu hiệu gia tăng ổn định
trở lại, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Xu hướng đẩy mạnh
mua vào cổ phiếu, liên doanh và sáp nhập với các ngân hàng Việt Nam
của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng đậm nét hơn (chỉ riêng tháng
8/2008 đã có một làn sóng mua lại cổ phần của các ngân hàng thương mại
Việt Nam, như ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Seabank) đã
chính thức bán 15% cổ phần cho ngân hàng Societe generale tồn cầu của
Pháp - một đối tác có tổng tài sản 1684 tỷ USD và 150 năm kinh nghiệm
hoạt động; Techcombank đã nâng tỷ lệ sở hữu của HSBC tại ngân hàng
lên 20%; VPbank cũng bán lại 15% cổ phần cho Ngân hàng OCBC của
Singapore và sẽ đề nghị Chính phủ cho phép bán tiếp 5% vốn cho
OCBC...). Tỷ trọng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đang tăng dần và
chiếm khoảng trên 20% thị phần TTCK Việt Nam. Các nhà đầu tư nước
ngồi dường như đã chính thức và hối hả bước sang giai đoạn tăng tốc
chiếm lĩnh thị trường Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Thứ hai, TTCK và thị trường BĐS đã trải qua giai đoạn giảm sâu, căng
thẳng đầy kịch tính và đang cho thấy có sự phục hồi dần, tuy chậm, nhưng
khá vững chắc, lòng tin và nụ cười đã trở lại với giới đầu tư, nhất là các
nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Thứ ba, đang có sự cải thiện dần các chỉ số lạm phát và thâm hụt
thương mại, và do đó mối lo về cuộc khủng hoảng tiền tệ đã dịu đi.

18


Từ tháng 6, 7/2008 trở lại đây, tốc độ tăng CPI trên thị trường trong
nước đã chững lại khá rõ rệt dù chưa thật vững chắc. Chỉ số CPI cả nước
trong tháng 8/2008 còn 1,56% (giá tiêu dùng tháng 1/2008 so với tháng
trước tăng: 2,38%; tháng hai: 3,56%; tháng ba: 2,99%; tháng tư: 2,2%;
tháng năm: 3,91%; tháng sáu: 2,14% và tháng bảy là 1,13%; mức lạm
phát 7 tháng đầu năm 2008 so với tháng 12/2007 là 19,78% và so với
cùng kỳ năm ngoái là 27,04%); Thanh toán quốc tế vẫn được duy trì ổn
định, sự căng thẳng thâm hụt trong cán cân thanh toán trong tháng 4 và
5/2008 đang dần được cải thiện, nguy cơ về một sự suy giảm mạnh thị
trường tiền tệ đã dịu đi, tuy rằng áp lực do tốc độ tăng trưởng kinh tế
chậm lại, trong khi lãi suất huy động và cho vay không thể giảm sâu
nhanh được, vẫn cịn là bài tốn chưa dễ giải cho ngành ngân hàng và tạo
môi trường không mấy thuận lợi cho tăng trưởng về trung hạn. Thị trường
nội tệ và ngoại tệ đã có sự ổn định trở lại sau cú sốc tỷ giá và thiếu tính
thanh khoản trên thị trường trong quý II/2008... Thâm hụt thương mại của
Việt Nam được cải thiện rõ rệt từ tháng 6 và 7/2008, ít hơn 1 tỷ USD mỗi
tháng, so với con số trung bình từ tháng 1 đến tháng 5 là 2,7 tỷ USD. Kim
ngạch xuất khẩu trong hai tháng 6 và 7 đạt hơn 6,2 tỷ USD mỗi tháng,
tăng 53,7% và 46,1% lần lượt so với cùng kỳ năm trước. Và đây là lần
đầu tiền kể từ tháng 11/2006, kim ngạch xuất khẩu vượt quá kim ngạch

nhập khẩu.

Thứ tư, các khu vực kinh tế lấy lại đà tăng trưởng khá ổn định, bất
chấp những sóng gió trên cả thị trường trong nước và thị trường thế giới.
Chính sách thắt chặt tiền tệ tuy có gây sức ép trực tiếp, tiêu cực đến
nguồn tín dụng của các khu vực kinh tế, nhưng không làm suy tổn nguồn
động lực tăng trưởng, nhất là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam hiện vẫn thuộc hàng dẫn đầu các
nước khu vực. Điều đáng chú ý là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang
và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm nay, bất chấp sự bất ổn của nền kinh tế

19


trong nước và toàn cầu. Sự mở rộng các mặt hàng sản xuất xuất khẩu là
rất ấn tượng. Trong khi thế giới đang vật lộn với khủng hoảng dầu và
lương thực, thì Việt Nam tăng được lượng tìm thấy và sản lượng khai thác
- xuất khẩu dầu mỏ; đồng thời ngành nơng nghiệp được mùa lớn. Tính đến
giữa tháng 8/2008, cả nước đã xuất khẩu được gần 2,86 triệu tấn gạo, đạt
kim ngạch trên 1,67 tỷ USD trong kế hoạch mục tiêu xuất 3 tỷ USD cả
năm 2008 (theo dự kiến, tổng sản lượng lúa cả năm 2008 sẽ đạt khoảng 37
triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn so với năm 2007 và Việt Nam có thể nâng
sản lượng gạo xuất khẩu lên 4,5 triệu tấn trong năm 2008. Hiện các DN
xuất khẩu đã ký hợp đồng đủ đảm bảo xuất khẩu 3,5 triệu tấn gạo trong 9
tháng đầu năm, hạn mức xuất khẩu gạo cũng được tăng thêm. Xuất khẩu
hàng dệt may trong 7 tháng đầu năm 2008 tăng 19,7% so với cùng kỳ năm
trước, giày dép tăng 18%, máy tính và thiết bị điện tử tăng 30%. Giá cả
hàng hóa tồn cầu và nhu cầu về hàng hóa Việt Nam vẫn là thuận lợi để
tăng tốc xuất khẩu nói riêng và tạo động lực bổ sung phát triển kinh tế
nước ta nói chung. Hiện Việt Nam đã vượt ấn Độ, trở thành nước xuất

khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ lớn thứ hai trên thế giới (sau Trung
Quốc). Năm 2008, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ dự báo sẽ
trên 12 tỷ USD, một con số ấn tượng, chỉ vài năm sau khi Việt Nam và
Mỹ ký Hiệp định Thương mại song phương năm 2001.
Thứ năm, uy tín và "thương hiệu Việt Nam" đang ngày càng được
củng cố trong sự nhìn nhận và lựa chọn của thế giới. Sự thành công trên
nhiều lĩnh vực kinh doanh và quản lý kinh tế của Việt Nam trong thời gian
qua là điều không thể phủ nhận và được nhiều tổ chức, báo chí thế giới
đánh giá cao.
Tổ chức Tư vấn nổi tiếng thế giới AT Kearney và Tập san Ngoại giao
(Foreign Policy Magazine) của Mỹ công bố Chỉ số tồn cầu hóa
(Globalisation Index 2007), trong đó Việt Nam xếp hạng thứ 48 trong số
72 nước trong danh sách đang được xét đến, trên cả các nước láng giềng
như Thái Lan (thứ 53) và Indonesia (thứ 69). Trong đó, cụ thể Việt Nam
đứng thứ 10 về lĩnh vực thương mại, thứ 15 về lượng kiều hối, thứ 19 về
tốc độ phát triển kinh tế và hội nhập, thứ 33 về đầu tư trực tiếp nước
ngoài... Thứ hạng này chắc chắn sẽ cao hơn khi hai tổ chức nghiên cứu
trên thêm nhiều quốc gia khác vào trong danh sách. Tổ chức Phát triển và
Thương mại Liên hợp quốc (UNCTAD) trong báo cáo cuối năm 2007 đã
xếp Việt Nam (chỉ đứng sau Trung Quốc, ấn Độ, Mỹ, Nga và Brazil) trong
top 10 nước được các Cty đa quốc gia vào đầu tư giai đoạn 2007 - 2009.
Tổ chức Tư vấn và Kiểm toán thế giới PriceWaterHouseCoopers xếp Việt
Nam thứ nhất trong số 20 nền kinh tế đang lên và có sức hấp dẫn cao với
các nhà đầu tư vào ngành sản xuất, trong đó có cơng nghiệp phụ trợ. Ngân
hàng Thế giới cũng đưa Việt Nam lên nhiều bậc trong báo cáo về môi
trường thương mại và kinh doanh.

20



Ngồi ra, nhiều nhà đầu tư đã có dấu hiệu di chuyển trung tâm điều
hành đầu não từ các nước như Singapore, Thái Lan... sang Việt Nam. Tờ
Business Time cuả Singapore đã xếp Việt Nam đứng thứ 2 trong việc thu
hút đầu tư của Singapore ra nước ngoài... Đặc biệt, "Việt Nam là một đất
nước của tương lai. Việt Nam có tiềm lực phát triển phi thường xứng đáng
với quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài" như sự khẳng định mạnh mẽ
của Tổng thống Thụy Sĩ - Pascal Couchepin, đăng trên mạng thông tin
Thụy Sỹ "Swissinfo" ngày 7/8/2008, sau khi kết thúc chuyến thăm Việt
Nam trong các ngày 4 - 6/8/2008.
Đó là những tín hiệu đáng tin cậy và đáng mừng về một Việt Nam sẽ
sớm "hóa Rồng", mà việc gia nhập và chủ động thích ứng với các tác
động của WTO đem lại là một bệ phóng quan trọng giúp đặt Việt Nam
vào đúng quỹ đạo phát triển bền vững trong thời gian tới.
IV. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP:
1. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh
tế nông thôn và nâng cao đời sống nơng dân:
Ðẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hướng
tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và
bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; từng bước
hình thành nền nơng nghiệp sạch.
Thúc đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp và kinh tế nông
thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả
kinh tế cao; quy hoạch diện tích sản xuất lương thực ổn định, bảo đảm vững
chắc an ninh lương thực; phát triển mạnh chăn ni theo hướng quy mơ lớn,
an tồn dịch bệnh và bền vững về môi trường.
Ðẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ, nhất là giống
và kỹ thuật sản xuất; tăng cường hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ kỹ thuật khác, tạo sự đột phá về
năng suất, chất lượng, hiệu quả trong nông, lâm, ngư nghiệp. Áp dụng công
nghệ cao để sản xuất nông sản thực phẩm sạch.

Nhà nước tăng đầu tư và đa dạng hóa các nguồn vốn để phát triển mạnh kết
cấu hạ tầng nông thôn. Nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống thuỷ lợi đồng
bộ.
2. Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và xây dựng đồng bộ kết
cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo hướng hiện đại:
Phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế để phát triển công nghiệp và
xây dựng với cơ cấu ngành nghề phù hợp. Nâng cao chất lượng, sức cạnh
tranh, hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị tăng thêm, giá trị nội
địa trong sản phẩm công nghiệp.
Phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến, chế tác; công nghiệp công nghệ
cao; công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng; công nghiệp quốc
21


phịng.
Tập trung nguồn lực phát triển mạnh các ngành cơng nghiệp có lợi thế
cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động. Nâng tỷ
trọng sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đã qua chế biến.
Trên cơ sở bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch, Nhà nước ưu tiên ngân sách và
huy động mạnh mẽ các nguồn lực khác để đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ
kết cấu hạ tầng trong từng vùng và trên cả nước, xem đây là một khâu đột phá
để phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa ngành bưu chính - viễn thơng; đẩy
mạnh phát triển kết cấu hạ tầng thông tin hiện đại, đồng bộ và ổn định; bảo
đảm cạnh tranh bình đẳng trong dịch vụ thơng tin.
Huy động các nguồn lực của tồn xã hội để xóa nhà ở tạm bợ cho người
nghèo và phát triển nhanh quỹ nhà đáp ứng cơ bản nhu cầu nhà ở cho nhân
dân, đặc biệt là công nhân các khu công nghiệp.
Nhà nước tăng tỷ trọng đầu tư từ ngân sách cho phát triển kết cấu hạ tầng
xã hội, nhất là giáo dục, y tế.

3. Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ:
Tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc tế để tạo bước phát triển vượt
bậc của khu vực dịch vụ, đưa tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cao hơn tốc
độ tăng GDP.
Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống.
Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống ở nơng thơn
Nhà nước kiểm sốt chặt chẽ độc quyền và tạo môi trường thuận lợi cho
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh tranh bình
đẳng trên thị trường dịch vụ.
Ðổi mới căn bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng dịch vụ công
cộng(6) là khâu đột phá để phát triển nhanh và có hiệu quả các lĩnh vực văn
hố - xã hội.
4. Tạo bước ngoặt về hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối
ngoại:
Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện có hiệu quả các
cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế, trước hết là với Khu vực mậu dịch
tự do ASEAN; khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cho việc gia nhập WTO.
Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, hồn chỉnh hệ thống pháp luật, bảo đảm
lợi ích quốc gia và phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế.
Phấn đấu để vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn
đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình
thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn
kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả
nguồn FDI.
Tiếp tục tranh thủ nguồn vốn ODA, đẩy nhanh tốc độ giải ngân, nâng cao

22


hiệu quả sử dụng, kiểm soát chặt chẽ, chống thất thốt và có kế hoạch đảm bảo

trả nợ. Từng bước mở rộng đầu tư gián tiếp của nước ngồi. Có chính sách thu
hút mạnh kiều hối vào phát triển kinh tế, xã hội.
Ðẩy mạnh xuất khẩu, tăng nhanh tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến
có giá trị tăng thêm cao, giàu hàm lượng công nghệ, tạo thêm các sản phẩm
xuất khẩu chủ lực, hạn chế và tiến tới chấm dứt xuất khẩu tài nguyên thiên
nhiên và nông sản chưa qua chế biến.
5. Tạo chuyển biến cơ bản về giáo dục và đào tạo; phát triển mạnh và
nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ:
*Về giáo dục và đào tạo:
Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân, vì dân, bảo đảm
cơng bằng và cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học
tập, học tập suốt đời, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Ðổi mới
chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường.
Mở rộng quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, bảo đảm tốc độ
tăng nhanh hơn đào tạo đại học, cao đẳng.
Sửa đổi chế độ học phí đi đơi với đổi mới cơ chế tài chính giáo dục và đào
tạo, xác định đầy đủ chi phí dạy và học, chia sẻ hợp lý trách nhiệm chi trả giữa
Nhà nước, xã hội và người học; thực hiện miễn, giảm học phí và cấp học bổng
cho học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách và học sinh giỏi.
Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số; tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống trường lớp, cơ sở vật
chất - kỹ thuật các cấp học.
*Về khoa học và công nghệ:
Thống nhất định hướng giữa phát triển khoa học và công nghệ với chấn
hưng giáo dục và đào tạo, phát huy quan hệ tương tác thúc đẩy lẫn nhau giữa
hai lĩnh vực quốc sách hàng đầu này.
Ðẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, tạo
bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế.

Ðổi mới tổ chức và xây dựng quy chế liên kết giữa khoa học và công nghệ
với giáo dục và đào tạo, giữa nghiên cứu và giảng dạy với sản xuất, kinh
doanh
Ðổi mới cơ bản cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, nhất là cơ chế tài
chính phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động này.
Ðẩy mạnh hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ và khuyến khích tổ
chức, cá nhân nước ngồi vào đầu tư; thu hút chuyên gia, đặc biệt là chuyên
gia giỏi người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tham gia giảng dạy, phát triển
khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
6. Phát triển mạnh văn hoá, xã hội và bảo vệ môi trường tương xứng với

23


phát triển kinh tế:
Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây
dựng Ðảng là then chốt với phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội.
Ðặc biệt coi trọng nâng cao văn hoá lãnh đạo và quản lý, văn hoá trong kinh
doanh và văn hoá trong nhân cách của thanh niên, thiếu niên; chống những
hiện tượng phản văn hoá, phi văn hoá.
Tiếp tục kiềm chế tốc độ tăng dân số, phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch về
dân số. Chú trọng nâng cao chất lượng dân số và phân bố dân cư hợp lý.
Nhà nước ưu tiên đầu tư và huy động đầu tư của toàn xã hội để giải quyết
việc làm.
Ða dạng hoá các nguồn lực và phương thức thực hiện xố đói, giảm nghèo.
Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ giúp
về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng
nghèo vươn lên thoát nghèo.
Coi trọng việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong
mọi hoạt động kinh tế, xã hội. Thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn

các hành vi huỷ hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường; đặc biệt tập trung khắc
phục nạn cháy rừng, ô nhiễm ở các lưu vực sông, các đô thị, khu công nghiệp
và các làng nghề; phục hồi môi trường các khu khai thác khoáng sản và các hệ
sinh thái đã bị xâm phạm. Nhà nước tăng đầu tư và có chính sách để thu hút
đầu tư của xã hội vào lĩnh vực môi trường, trước hết là các hoạt động thu gom,
xử lý và tái chế chất thải. Phát triển và ứng dụng cơng nghệ sạch hoặc cơng
nghệ ít gây ô nhiễm môi trường.
7. Xây dựng đồng bộ và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa; kiểm soát và ổn định kinh tế vĩ mơ:
Tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế thị trường, tạo lập đồng
bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường.
Thực hiện nhất quán các chính sách tạo mơi trường thuận lợi cho hoạt
động đầu tư, kinh doanh và phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp
Việc hình thành và phát triển hệ thống doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh,
có sức cạnh tranh cao là một nhiệm vụ chiến lược của Nhà nước và tồn xã
hội. Phấn đấu đến năm 2010 cả nước có khoảng 500.000 doanh nghiệp.
Nhà nước làm tốt việc định hướng, tạo môi trường thuận lợi để các doanh
nghiệp phát triển và hoạt động có hiệu quả theo cơ chế thị trường.
Khuyến khích phát triển mạnh hình thức kinh tế đa sở hữu mà chủ yếu là
các doanh nghiệp cổ phần để hình thức kinh tế này trở thành phổ biến trong
nền kinh tế.
Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh
của doanh nghiệp nhà nước.
Xác định rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh
doanh. Gắn trách nhiệm và lợi ích của người quản lý doanh nghiệp với kết quả
hoạt động của doanh nghiệp
24


Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thực hiện chức năng đầu tư

vốn cho doanh nghiệp nhà nước và làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà
nước tại các công ty, tổng công ty nhà nước đã cổ phần hoá và các doanh
nghiệp nhà nước độc lập chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn.
Tiếp tục phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể.
Ðổi mới chính sách để khuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh các loại
hình kinh tế tập thể với những hình thức hợp tác đa dạng, tự nguyện, đáp ứng
nhu cầu của các thành viên, phù hợp với trình độ phát triển của các ngành
nghề, trên các địa bàn.
Ðổi mới chính sách đầu tư, chính sách tài chính và đổi mới cơng tác quy
hoạch, kế hoạch.
Ðổi mới chính sách và cải thiện mơi trường đầu tư, xố bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử để khai thác có hiệu quả các nguồn vốn từ các thành phần
kinh tế trong nước và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài
Ðổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu chiến lược,
công tác quy hoạch, kế hoạch, đặc biệt coi trọng các chỉ tiêu và biện pháp về
chất lượng phát triển. Gắn kết chiến lược, quy hoạch với kế hoạch; nâng cao
tính khoa học, cơng khai, minh bạch, bảo đảm cho chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch thực sự là cơng cụ điều hành có hiệu quả của Nhà nước, thu hút được sự
quan tâm của các nhà đầu tư và nhân dân.
8. Ðẩy mạnh cải cách hành chính cơng, nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước; thực hiện đồng bộ, kiên quyết các giải pháp để phịng, chống tham
nhũng:
*Về cải cách hành chính cơng:
Ðẩy nhanh cơng cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
trên cả các mặt: hệ thống thể chế; tổ chức bộ máy; chức năng, nhiệm vụ; cán
bộ, công chức; phương thức hoạt động.
Ðiều chỉnh chức năng của Chính phủ đúng với vai trị là cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất; xác định phạm vi và nội dung quản lý nhà nước về
kinh tế, xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển; Chính phủ tập trung vào việc
hoạch định thể chế, chính sách, xây dựng giải pháp, cải cách thủ tục hành

chính, tạo lập mơi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xã hội;
nâng cao năng lực và hiệu quả chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, thanh tra.
Cơ cấu lại bộ máy Chính phủ theo hướng giảm đầu mối, phù hợp với yêu
cầu đổi mới chức năng, nhiệm vụ.
Ðổi mới chính sách cán bộ và công tác quản lý cán bộ, xây dựng chế độ
công vụ rõ ràng, minh bạch, đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và
năng lực gắn với chế độ hưởng thụ thoả đáng và công bằng
Nghiên cứu áp dụng cơ chế thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên bổ
nhiệm chức danh người đứng đầu cơ quan hành chính cấp dưới. Tách các hoạt
động cơng quyền với các hoạt động cung ứng dịch vụ công cộng để các tổ
chức cung ứng dịch vụ công cộng thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

25


×