Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài tập quản trị đa văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.57 KB, 6 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ
------

BÀI TẬP CÁ NHÂN LẦN 1
MƠN QUẢN TRỊ ĐA VĂN HĨA

Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Minh Duyên
Sinh viên thực hiện: Võ Quế Chi
Lớp: 44K25.1
MSSV: 181121325106

Đà Nẵng, 3/2020


Câu 1: Dựa vào kết quả của các nghiên cứu của Hofstede về sự ảnh hưởng của văn
hóa xã hội lên các thành viên trong xã hội và làm thế nào mà các giá trị này liên quan
đến hành vi của họ, ta thấy rằng Việt Nam là một đất nước có tính cá nhân THẤP và
khoảng cách quyền lực CAO. Điều này tác động phần nào đến hành vi của con người
trong xã hội. Chúng ta cũng có thể dựa vào đó để lí giải vì sao ở lĩnh vực sáng tạo như
AGENCY, thì các khách hàng ở Việt Nam thường gây áp lực cho các công ty Agency
về việc thay đổi yêu cầu về sản phẩm một cách gấp gáp, địi hỏi việc chỉnh sửa một
cách nhanh chóng và bất kể thời gian nghỉ ngơi của AGENCY.


Việt Nam là một quốc gia theo chủ nghĩa tập thể. Mọi người từ lúc sinh ra đến
lớn lên đều gắn mình với một tập thể nào đó: gia đình, xóm làng, tổ chức, công
ty,.... Những người trong cộng đồng này sẽ bảo vệ họ và họ có trách nhiệm
trung thành với cộng đồng này mà khơng có quyền thắc mắc. Và thường thì khi
nhân viên của một cơng ty đi ký kết hợp đồng họ sẽ nói là “Tơi là nhân viên của
công ty A, công ty B” chứ họ không cần thiết phải nhắc tên của mình. Các nhân


viên trong cơng ty thì họ có khynh hướng trung thành và ít khi nghỉ việc. Theo
Hofstede, trong các xã hội tập thể, “hành vi phạm tội dẫn đến xấu hổ và mất
mặt”. Vì thế khi làm việc, nhân viên sẽ cố gắng hết sức để hồn thành cơng việc
của mình, họ cảm thấy mình có trách nhiệm với nhóm của họ và cố để không
gây ảnh hưởng đến tổ chức. Việc làm đó địi hỏi nhiều nhân viên lựa chọn phải
làm thêm giờ. Bên cạnh đó là một xã hội châu Á đề cao tính tập thể hơn tính cá
nhân, các mối quan hệ ở Việt Nam có nhiều ràng buộc tâm lý hơn ở những quốc
gia phương Tây. Chính văn hóa cà nể đó mà nhiều người tốn thời gian và công
sức vào những mối quan hệ gượng ép, vô hình trung lấy đi thời gian dành cho
những người thật sự quan trọng với họ. Như câu chuyện ở để bài, nhiều người
khi đang đi ăn tối với bạn bè cũng phải check mail công việc. Ở đây họ lựa
chọn coi trọng mối quan hệ của mình với khách hàng, cho rằng khách hàng là
thượng đế, và khách hàng cũng biết được giá trị của mình nên ép buộc các nhân
viên Agency phải chỉnh sửa lui chỉnh sửa tới hoàn thành sản phẩm cho mình
vào bất kể thời gian họ muốn. Khách hàng thường có tâm lý muốn có sản phẩm
nhanh, mà đặc tính của ngành nghề Agency lại rất năng động và linh hoạt dẫn
đến việc nhân viên các công ty Agency thường bị bắt buộc làm thêm giờ.



Bên cạnh đó khoảng cách quyền lực ở Việt Nam cũng khá cao, nghĩa là mọi
người chấp nhận sống theo thức bậc. Họ ý thức rất rõ về khoảng cách quyền lực
và cho đó là điều đương nhiên, là bổn phận. Quyền lực ở các cơng ty thì sẽ tập
trung vào các lãnh đạo cấp cao, các cấp quản lý, giám đốc thể hiện ở việc nhân
viên luôn luôn tuân theo và nghe lời sếp. Nhiều khi hết việc mà sếp chưa về,
nhân viên cũng phải ở lại mặc dù đã hết cơng việc của họ.
Ở bất kể hình thức kinh doanh nào thì khách hàng cũng rất quan trọng. Áp lực
từ doanh số, lợi nhuận, các cuộc đua khiến các cơng ty Agency rất chú trọng
làm hài lịng khách hàng. Đặc biệt với lĩnh vực Agency, khách hàng thường tạo
áp lực với công ty, công ty lại tạo áp lực cho nhân viên. Nhân viên mặc dù đã

hết giờ những vẫn phải làm overtime vì đó là u cầu của sếp. Và khi cơng ty
đã lựa chọn làm hài lịng khách hàng như vậy thì khó tránh khỏi việc khách
hàng sẽ thường xuyên đưa ra những yêu cầu gấp gáp bất kể thời gian nghỉ ngơi
của nhân viên agency.


Câu 2: Theo Luật lao động Nhật Bản quy định thời gian làm việc một ngày là 8 tiếng,
bắt đầu làm việc vào 8 giờ sáng và kết thúc vào 5 giờ chiều (đã bao gồm 1 giờ nghỉ
trưa) và làm từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần. Tuy nhiên, người Nhật không chỉ làm
việc trong khoảng thời gian hành chính đó, hầu như họ sẽ khơng ra về vào lúc 5 giờ
chiều mà sẽ tiếp tục làm đến 7 hay 8 giờ tối có khi muộn hơn. Ở các thành phố lớn như
Tokyo, Osaka hay Hiroshima khơng khó để bắt gặp những người mặc bộ đồ công sở
kèm theo một chiếc cặp đang trên đường vào lúc 2-3h sáng. Sự chăm chỉ và tính kỷ
luật của người Nhật Bản là điều khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ. Tuy nhiên nó cũng
dẫn đến một số hệ lụy là tình trạng vắt kiệt sức lao động của người lao động. Thậm chí
có một cụm từ là karoshi – nghĩa là làm việc tới chết ở Nhật Bản. Nhật Bản khơng có
"giới hạn" pháp lý về giờ làm việc, nhưng Bộ Lao động công nhận hai loại Karoshi:
bệnh tim mạch khiến tử vong liên quan đến làm việc quá sức và tự tử do căng thẳng
liên quan đến công việc. Một cái chết vì tim mạch có thể được coi là Karoshi nếu một
nhân viên làm việc thêm 100 giờ trong tháng trước khi chết, hoặc 80 giờ làm thêm giờ
trong hai tháng trở lên. Ngoài ra, một vụ tự tử được coi là Karoshi nếu một nhân viên
làm việc quá giờ từ 160 giờ trở lên trong một tháng hoặc hơn 100 giờ làm thêm trong
ba tháng liên tiếp (theo Chính phủ Nhật Bản cũng đã
cố gắng hạn chế tỉ lệ này bằng cách đề xuất những kế hoạch mang tên là “Thứ Hai tươi
sáng”, “Thứ Sáu vui vẻ” cũng như tăng cường các cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe cho
những người có biểu hiện trầm cảm. Các cơng ty cũng có những chính sách đãi ngộ
tốt, hoặc cải tiến môi trường làm việc, như xây thêm phịng gym, quầy bar, phịng
karaoke trong cơng ty. Mặc dù có nhiều hệ lụy như vậy nhưng đa phần các nhân viên ở
Nhật Bản đều sẽ chọn làm việc thêm giờ, họ không dám từ bỏ sợ sẽ bị sa thải. Nếu
khơng có tiền sẽ bị tụt xuống dưới đáy của xã hội, cuộc sống sẽ chật vật khó khăn.

Cùng với đó là văn hóa tổ chức của họ, các doanh nghiệp Nhật Bản đều vận hành nhờ
vào giờ làm thêm của nhân viên, nếu siêng năng thì họ tin họ sẽ có cơ hội thăng tiến
tốt hơn. Làm thêm giờ nhưng theo quy định của pháp luật Nhật Bản và được hưởng
những đãi ngộ nhất định và người dân Nhật Bản đã quen với cách thức làm việc này.
Câu 3: Theo em, để thay đổi thái độ của nhân viên về Overtime theo hướng tích cực
hơn, các quản lý của cơng ty Agency nên:
+ Quản lí tốt được nhân viên của mình, giao nhiệm vụ phù hợp, khơng nhận
thêm nhiều task và sau đó đẩy xuống nhân viên
+ Có những chính sách khen thưởng hay phúc lợi đãi ngộ để thúc đẩy nhân viên
+ Tạo điều kiện môi trường làm việc thú vị, khơi gợi tinh thần làm việc nhân
viên
+ Thay đổi suy nghĩ của nhân viên rằng overtime khơng phải là đang bóc lột họ
mà làm cho nhân viên cảm thấy được coi trọng và có giá trị hơn, khiến họ thấy
mình đóng góp được nhiều cho cơng ty
+ Quản lý phải đảm bảo có một nguồn nhân sự phù hợp để nhân viên không bị
quá tải với cơng việc
+ Tạo điều kiện cho nhân viên có thời gian làm việc linh động để tránh việc làm
thêm giờ quá nhiều
+ Cho nhân viên thấy overtime không phải là cơng việc bắt buộc
+ Thiết lập một chính sách làm thêm giờ chính thức, phù hợp với pháp luật lao
động



5


6




×