Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên cứu chất lượng khối tiểu cầu sản xuất trên máy haemonetics tại bệnh viện hữu nghị việt nam – cu ba đồng hới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.2 KB, 27 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y - DƯỢC ĐÀ NẴNG

TIỂU LUẬN

NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG KHỐI TIỂU CẦU SẢN
XUẤT TRÊN MÁY HAEMONETICS TẠI BỆNH VIỆN
HỮU NGHỊ VIỆT NAM - CUBA ĐỒNG HỚI
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh
Đơn vị: Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - CuBa Đồng Hới

Năm 2021
i


MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
I.ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGƯỜI HIẾN TIỂU CẦU.....................................3
3.1.1. Tuổi, cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể....................................................3
3.1.2. Giới tính..............................................................................................................4
3.1.3. Phân bố độ tuổi của người hiến tiểu cầu..........................................................4
3.1.4. Nhóm máu của người hiến tiểu cầu..................................................................5
3.2. CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KHỐI TIỂU CẦU.....................5
3.2.1. Các thơng số trong q trình tách tiểu cầu......................................................5
3.2.2. Triệu chứng lâm sàng trong khi tách................................................................6
3.2.3. Số lượng tiểu cầu trước và sau tách..................................................................6
3.2.4. Các thông số chất lượng khối tiểu cầu..............................................................7
3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KHỐI TIỂU CẦU VÀ
QUÁ TRÌNH TÁCH TIỂU CẦU............................................................................8
3.3.1. Tương quan giữa số lượng tiểu cầu thu được với một số chỉ số lâm sàng và


huyết học của người hiến.........................................................................................8
3.3.2. Tương quan giữa số lượng tiểu cầu người hiến với số lượng tiểu cầu thu
được........................................................................................................................... 9
3.3.3. Tương quan giữa hematocrit, hemoglobin với thể tích đơn vị tiểu cầu thu
được và thời gian tách..............................................................................................9
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI HIẾN TIỂU CẦU....................................................10
4.1.1.Tuổi, giới, cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể..........................................10
4.1.2. Nhóm máu của người hiến tiểu cầu.................................................................11
4.2. CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KHỐI TIỂU CẦU...................11
4.2.1. Các thông số trong quá trình tách tiểu cầu....................................................11
4.2.2. Các triệu chứng lâm sàng khơng mong muốn của người hiến trong q
trình tách tiểu cầu..................................................................................................12
4.2.3. Số lượng tiểu cầu trước và sau tách................................................................13
4.2.4. Các thông số chất lượng khối tiểu cầu............................................................14
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KHỐI TIỂU CẦU VÀ
QUÁ TRÌNH TÁCH TIỂU CẦU..........................................................................15
4.3.1. Tương quan giữa số lượng tiểu cầu thu được với một số chỉ số lâm sàng và
huyết học của người hiến.......................................................................................15
ii


4.3.2. Tương quan giữa số lượng tiểu cầu người hiến với lượng tiểu cầu thu hoạch
được......................................................................................................................... 15
4.4.3. Tương quan giữa hematocrit, hemoglobin người hiến với thể tích đơn vị
tiểu cầu thu được và thời gian tách.......................................................................16

IV.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................17
V.TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................19

iii



BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ACD

Acid citrat destrose

Chất chống đông ACD

BYT

Bộ Y Tế

EDTA

Ethylene diamine tetra-acetic acid Chất chống đơng EDTA

HCT

Hematocrit

Thể tích khối hồng cầu

HGB

Hemoglobin

Lượng huyết sắc tố

KTC


Khối tiểu cầu

MCV

Mean corpuscular volume

Thể tích trung bình hồng cầu

MPV

Mean platelet volume

Thể tích trung bình tiểu cầu

Nxb

Nhà xuất bản

SLHC

Số lượng hồng cầu

SLBC

Số lượng bạch cầu

SLTC

Số lượng tiểu cầu


iv


I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiểu cầu đóng vai trị quan trọng trong các giai đoạn đơng cầm máu và góp
phần củng cố tính bền vững thành mạch (1,2). Giảm số lượng và/hoặc chức năng
tiểu cầu đều có thể đưa đến tình trạng xuất huyết với các mức độ khác nhau.
Truyền tiểu cầu là một liệu pháp điều trị thay thế rất quan trọng giúp cho bệnh
nhân được bổ sung đủ số lượng và chất lượng tiểu cầu để ngăn chặn quá trình
chảy máu (3). Trong 5 năm (2013-2017) Viện Huyết Học – Truyền máu TW
điều chế 294.982 đơn vị khối tiểu cầu đạt tỷ lệ 13,27% các đơn vị máu (4). Khối
tiểu cầu gạn tách từ một người hiến ngày càng được sử dụng rộng rãi do những
lợi ích của nó so với khối tiểu cầu điều chế từ máu toàn phần. Tại Bệnh viện
Trung Ương Huế năm 2017, khối tiểu cầu gạn tách từ một người hiến chiếm
69,77% các đơn vị tiểu cầu (5). Tại Đức, trong năm 2007 tỷ lệ này là 60% (6).
Hiện nay, tại Việt Nam, một số trung tâm lớn ở Hà nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Huế và một số bệnh viện thành phố trực thuộc Trung ương đã có khả
năng triển khai kỹ thuật tách tiểu cầu bằng máy chiết tách tế bào máu tự động để
điều trị cho bệnh nhân giảm tiểu cầu nặng có chỉ định truyền khối tiểu cầu. Từ
năm 2013, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới đã bắt đầu ứng
dụng kỹ thuật trên và đã giúp ích rất nhiều trong công tác điều trị, đặc biệt là các
bệnh nhân bệnh máu và bệnh nhân trong các đợt dịch sốt xuất huyết.
Để quá trình triển khai thực hiện tách tiểu cầu được đánh giá khách quan,
tôi đã tiến hành nghiên cứu tiểu luận “Nghiên cứu chất lượng khối tiểu cầu
sản xuất trên máy Haemonetics tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba
Đồng Hới”


1


II.

MỤC TIÊU CỦA TIỂU LUẬN

Thực hiện được kỹ thuật tách tiểu cầu đưa lại giá trị to lớn trong điều trị và
cấp cứu bệnh nhân, tuy nhiên trong thực tế cơng tác chúng tơi nhận thấy có
nhiều trường hợp truyền khối tiểu cầu không đạt được hiệu quả như mong
muốn. Điều này do nhiều nguyên nhân, có thể do chất lượng khối tiểu cầu được
sản xuất hoặc có thể có yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả truyền tiểu cầu trên bệnh
nhân.
Việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khối tiểu cầu được sản
xuất như tiêu chuẩn tuyển chọn người cho tiểu cầu máy, kỹ thuật tách, cách bảo
quản, lưu trữ tiểu cầu cũng như hiệu quả truyền tiểu cầu trên lâm sàng sẽ giúp
ích rất nhiều trong việc nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn ngừa các biến chứng
cũng như giảm được chi phí điều trị cho bệnh nhân. Vì vậy chúng tơi tiến hành
nghiên cứu tiểu luận: “Nghiên cứu chất lượng khối tiểu cầu sản xuất trên
máy Haemonetics tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới”
với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu chất lượng khối tiểu cầu và hiệu quả sản xuất trên máy tách
tế bào tự động Haemonetics.
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khối tiểu cầu và quá trình tách
tiểu cầu.

2



III.

NỘI DUNG CHÍNH

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGƯỜI HIẾN TIỂU CẦU
3.1.1. Tuổi, cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể
Bảng 3.1. Tuổi, cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể
Thơng số

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình
(X ± SD)

Tuổi (năm)

20

52

30,29 ± 7,72

Cân nặng (kg)

52

100


66,23 ± 12,40

Chiều cao (cm)

150

178

167,03 ± 5,96

Chỉ số khối cơ thể (kg/m2)

18,56

34,60

23,72 ± 4,11

Nhận xét: Tất cả người hiến máu đều đạt tiêu chuẩn sức khỏe theo quy
định của quy chế truyền máu 2013.
Người hiến máu đều trong độ tuổi từ 18 đến 60. Tuổi người hiến máu nhỏ
nhất là 20. Người hiến máu lớn tuổi nhất là 52. Tuổi trung bình của người hiến
máu là 30,29 ± 7,72.
Người hiến máu nặng từ 52kg đến 100kg. Cân nặng trung bình của người
hiến máu là 66,23 ± 12,40kg.Chiều cao trung bình của người hiến máu là 167,03
± 5,96cm.
Chỉ số khối cơ thể của người hiến máu thấp nhất là 18,56 kg/m2, cao nhất là
34,60 kg/m2. Trung bình chỉ số cơ thể người hiến máu là 23,72 ± 4,11kg/m2.
Bảng 3.2. Tổng trạng chung của người hiến tiểu cầu theo BMI
BMI (kg/m2)


Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Gầy (<18,5)
Bình thường (18,5 - 24,99)
Thừa cân (≥ 25,0)
Tổng cộng

0
20
11
31

0,0
64,5
35,5
100

Nhận xét:
3


Khơng có người nào có thể trạng gầy.
Thể trạng bình thường chiếm 64,5%.
Thừa cân chiếm 35,5 %.
3.1.2. Giới tính

Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính trên nhóm người hiến tiểu cầu

Nhận xét: Tỷ lệ người hiến tiểu cầu là nam chiếm 96,77%, nữ 3,23%
3.1.3. Phân bố độ tuổi của người hiến tiểu cầu
Bảng 3.3. Phân bố độ tuổi của người hiến tiểu cầu
Độ tuổi
18 – 30
31 – 40
41 – 50
51 – 60
Tổng
Nhận xét:

Số lượng (n)
20
9
1
1
31

Tỷ lệ (%)
64,5
29,0
3,2
3,2
100

Tất cả người hiến tiểu cầu đều trong độ tuổi 18 đến 60.
Tỷ lệ người hiến máu ở độ tuổi từ 18 - 30 cao nhất (64,5%). Chỉ có 1 người
trong độ tuổi 51 – 60 (3,2%).

4



3.1.4. Nhóm máu của người hiến tiểu cầu
Bảng 3.4. Nhóm máu của người hiến tiểu cầu
Nhóm máu
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
A
8
25,8
B
9
29,0
O
14
45,2
AB
0
0,0
Tổng cộng
31
100
Nhận xét: Người hiến tiểu cầu có ở 3 nhóm máu A, B, O. Trong đó,
người nhóm máu O chiếm tỷ lệ cao nhất 45,2% , tiếp đến nhóm máu B, A.
Khơng có người hiến nhóm máu AB.
3.2. CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KHỐI TIỂU CẦU
3.2.1. Các thơng số trong q trình tách tiểu cầu
Bảng 3.5. Các thơng số trong q trình tách tiểu cầu
Thơng số


Nhỏ nhất

Lớn nhất

44
1793
199

80
2585
272

Thời gian tách (phút)
Thể tích máu xử lý (ml)
Lượng ACD dùng (ml)
Nhận xét:

Trung bình
(X ± SD)
57,45 ± 9,02
2205,71 ± 180,92
240,16 ± 16,32

Thời gian tách ngắn nhất là 44 phút, dài nhất là 80 phút. Thời gian tách
trung bình 57,45 ± 9,02 phút.
Thể tích máu xử lý ít nhất 1793 ml, nhiều nhất 2585 ml. Thể tích xử lý
trung bình 2205,71 ± 180,92 ml.
Lượng ACD dùng ít nhất 199 ml, nhiều nhất 272 ml. Thể tích lượng ACD
trung bình 240,16 ± 16,32 ml.


5


3.2.2. Triệu chứng lâm sàng trong khi tách
Bảng 3.6. Biểu hiện lâm sàng của người hiến tiểu cầu
Triệu chứng

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Tê mơi

0

0,0

Chống, trụy mạch

0

0,0

Sưng, tụ máu tại vị trí chọc TM

0

0,0

0


0,0

Biểu hiện lâm sàng khác (rối loạn
nhịp tim, buồn nơn, tức ngực...)
Khơng có các biểu hiện lâm sàng

31
100
khơng mong muốn
Nhận xét: Tất cả người hiến tiểu cầu đều khơng có các biểu hiện lâm
sàng khơng mong muốn.
3.2.3. Số lượng tiểu cầu trước và sau tách
Bảng 3.7: Số lượng tiểu cầu trước và sau tách
Số lượng TC

Trung bình

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trước khi tách ( × 109/l )

284,48

172

517


Sau khi tách ( × 109/l )

207,16

124

317

P

<0,001

Nhận xét: Số lượng tiểu cầu của người hiến sau tách giảm có ý nghĩa
thống kê (p<0,001).
Trường hợp có số lượng tiểu cầu sau khi tách nhỏ nhất là 124 x 109/l.

6


3.2.4. Các thông số chất lượng khối tiểu cầu
Bảng 3.8. Các thông số huyết học khối tiểu cầu
Thông số

Khối tiểu cầu

Thể tích đơn vị khối tiểu cầu (ml)

241,16 ± 25,28

Số lượng tiểu cầu / đv (G/đv)


250,58 ± 60,43

Số lượng tiểu cầu / lít (G/l)

1033,3 ± 189,37

Số lượng bạch cầu / đv (×106/đv)

0,2787± 0,3598

Số lượng hồng cầu / đv (×1012/đv)

0,1562 ± 0,0118

Nhận xét:
- Thể tích trung bình khối tiểu cầu là 241,16 ± 25,28 ml
- Số lượng tiểu cầu thu được trong một đơn vị khá cao. Số lượng trung
bình là 250,58 ± 60,43.
- Số lượng hồng cầu và bạch cầu có trong đơn vị khối tiểu cầu là rất thấp
Bảng 3.9. Tỷ lệ đơn vị khối tiểu cầu đạt tiêu chuẩn TT 26/2013/TT-BYT
Thơng số
Số mẫu
n = 31

SLTC/lít

SLTC/đv

(< 1500 x 109/L)

Số đv
Tỷ lệ

(≥ 150 x 109/đv)
Số đv
Tỷ lệ

đạt

(%)

đạt

(%)

31

100

31

100

Nhận xét:
-

100% đơn vị KTC đạt tiêu chuẩn theo Thông tư 26/2013/TT - BYT về
SLTC/lít và SLTC/đv.

7



Bảng 3.10. Tỷ lệ đơn vị khối tiểu cầu đạt tiêu chuẩn Châu Âu
Chỉ số

SLTC/lít

SLTC/đv

SLBC

(<1500 x 109/L)

(≥ 200 x 109/đv)

(< 1 x 106/đv)

Số đv

Tỷ lệ

Số đv

Tỷ lệ

Số đv

Tỷ lệ

Số mẫu


đạt

(%)

đạt

(%)

đạt

(%)

n=

31

100

24

77,4

29

93,5

Nhận xét:
- 100% các đơn vị đều đạt về tiêu chuẩn SLTC/lít
Về tiêu chuẩn số lượng tiểu cầu/đv (≥ 200 x 109/đv) có 24 đơn vị đạt

(77,4%)
- Có 93,5% đơn vị đạt tiêu chuẩn SLBC cho phép lẫn trong 1 đơn vị tiểu
cầu gạn tách.
3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KHỐI TIỂU CẦU
VÀ QUÁ TRÌNH TÁCH TIỂU CẦU
3.3.1. Tương quan giữa số lượng tiểu cầu thu được với một số chỉ số lâm sàng
và huyết học của người hiến.
Bảng 3.11. Tương quan giữa SLTC thu được với một số chỉ số của người hiến
Tiểu cầu thu được (109/l)
R
p
Chỉ số
Cân nặng (kg)
-0,15
>0,05
0,057
>0,05
Chiều cao (cm)
-0,191
>0,05
Chỉ số khối cơ thể (kg/m2)
>0,05
Hemoglobin (g/L)
-0,295
-0,179
>0,05
Hematocrite (%)
Nhận xét:Chưa thấy có sự tương quan giữa SLTC thu được với các chỉ số
của người hiến như cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể, cũng như
hemoglobin và hematocrite.


8


3.3.2. Tương quan giữa số lượng tiểu cầu người hiến với số lượng tiểu cầu thu
được
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa SLTC người hiến với SLTC thu được (chưa làm)
SLTC thu
được

150-<250
n
%

≥250

Tổng

N

%

n

%

8
7
1
16


1
6
8
15

6,7
40,0
53,3
100

9
13
9
31

29,0
41,9
29,0
100

(x109/đv)
SLTC (x109/L)
150-<250
250-<300
≥300
Tổng

50,0
43,8

6,2
100

Bảng 3.13. Tương quan giữa SLTC người hiến với SLTC thu được
SLTC thu được (x109/dv)
R
p

Chỉ số
SLTC người hiến (x109/L)

0,593

< 0,01

Nhận xét:
9/31 (29,0 %) người hiến có SLTC từ 150 - <250 x 109/L. Trong số này có 1/9
(11,11%) người hiến cho số lượng tiểu cầu thu được >250x109/đv.
13/31 (41,9 %) người hiến có SLTC từ 250 - <300 x 10 9/L. Trong số này chỉ
có 6/13 (46,15%) người hiến cho số lượng tiểu cầu thu được >250 x109/đv.
9/31 (29,0 %) người hiến có SLTC ≥ 300 x 109/L. Trong số này có 8/9
(88,89%) người hiến cho số lượng tiểu cầu thu được ≥250 x109/đv
Có sự tương quan giữa SLTC người hiến và SLTC thu được (r = 0.593,
p < 0,01).
3.3.3. Tương quan giữa hematocrit, hemoglobin với thể tích đơn vị tiểu cầu thu
được và thời gian tách
Bảng 3.14. Tương quan giữa giữa hematocrit, hemoglobin người hiến với
thể tích đơn vị tiểu cầu thu được và thời gian tách
Chỉ số


Thời gian tách (phút)
R
p
9

Thể tích đơn vị tiểu cầu
R
p


Hematocrit

0,165

>0,05

Hemoglobin

0,199

>0,05

-0,451

<0,05

-0,538

<0,05


Nhận xét:
Có sự tương quan nghịch giữa hematocrit và hemoglobin người hiến với
thể tích đơn vị tiểu cầu thu được có ý nghĩa thống kê.
Chưa thấy có sự tương quan giữa hematocrit và hemoglobin người hiến với
thời gian tách tiểu cầu.
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI HIẾN TIỂU CẦU
4.1.1.Tuổi, giới, cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể
Người hiến tiểu cầu được khám và tuyển chọn theo quy định tại Thông tư
26/2013/TT-BYT. Đối tượng chúng tôi chọn cho nghiên cứu của mình 96,77% là
nam giới (biểu đồ 1). Bảng 3.1 và 3.3 cho thấy mgười hiến tiểu có độ tuổi 18 30 nhiều nhất (64,5%), độ tuổi trung bình 30,29 ± 7,72, cân nặng trung bình là
66,23 ± 12,4 kg. Người hiến tiểu cầu thường được chọn là nam giới do nam giới
có số lượng người đạt được tiêu chẩn về sức khỏe hiến thành phần máu nhiều
hơn, chọn nhanh hơn. Bên cạnh đó tách tiểu cầu bằng máy tự động Heamonetics
MCS®+ thể tích máu ngồi cơ thể lớn khoảng 500ml máu toàn phần và thời gian
tách dài, thể lực nam giới sẽ có khả năng đảm bảo an tồn cho người hiến. Vấn
đề quan trọng nhất là quá trình tách này hồn tồn tự động, bộ kít chỉ dùng 1 lần
nên vấn đề chọn ven người hiến rất quan trọng. Ở nam giới tĩnh mạch lớn, nổi
rõ, dễ thấy đảm bảo luồn kim tốt để duy trì áp lực trong quá trình tách. Kết quả
này cũng tương tự kết quả của tác giả Châu Trần Minh Nghĩa và cộng sự với tỷ
lệ nam giới tham gia hiến tiểu cầu là 75,63% [11]. Nhu cầu truyền tiểu cầu của
đơn vị chúng tôi trong giai đoạn này không quá lớn nên dể hạn chế tối đa gián
đoạn trong quá trình tách máu và hạn chế tác dụng không mong muốn trên
người hiến, chúng tơi ưu tiên lựa chọn người hiến có cân nặng cao. Vì vậy mà
cân nặng trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao 66,23 ± 12,4 kg,
điều này cũng tương tự những nghiên cứu khác như nghiên cứu của tác giả Bùi
Minh Đức với cân nặng trung bình là 62,85 ± 6,66 (8)
10


Bảng 3.2 cho thấy 64,5% đối tượng trong nghiên cứu của chúng tơi có thể

trạng trung bình, 32,3% người hiến tiểu cầu thừa cân và khơng có người hiến
tiểu cầu nào có thể trạng gầy. Như vậy, tổng trạng chung của người hiến máu
chủ yếu đạt chỉ số tốt. Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của tác giả Bùi
Minh Đức với lựa chọn người hiến máu có 90% BMI bình thường, 10% thừa
cân và khơng có người hiến thể trạng gầy (8).
Với BMI trung bình trong nghiên cứu của chúng tơi là 23,72±4,11 thì kết
quả này thấp hơn so với BMI trong nghiên cứu của tác giả Mangwana (26,8) (9)
và cao hơn so với BMI trong nghiên cứu của tác giả Bùi Minh Đức (22,41) (10).
4.1.2. Nhóm máu của người hiến tiểu cầu
Bảng 3.3 trong nghiên cứu của chúng tơi cho thấy người hiến tiểu cầu
nhóm O chiếm tỷ lệ cao nhất 45,2%, tiếp đến nhóm máu B chiếm tỷ lệ 29,0%,
nhóm máu A chiếm tỷ lệ 25,8%, khơng có người hiến nhóm máu AB. Do cỡ mẫu
nghiên cứu của chúng tơi cịn thấp nên chưa có người hiến nhóm máu AB. Ở
những nghiên cứu khác, phân bố về nhóm máu cũng tương tự với tỷ lệ nhóm
máu O nhiều nhất và thấp nhất là nhóm máu AB như nghiên cứu của tác giả
Trần Thị Thúy Hồng với nhóm O chiếm 45,85%, nhóm AB 3,94% (11).
4.2. CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KHỐI TIỂU CẦU
4.2.1. Các thông số trong quá trình tách tiểu cầu
Trong nghiên cứu của chúng tơi, thời gian tách trung bình là 57,45 ± 9,02
phút, trường hợp chậm nhất là 80 phút, nhanh nhất là 44 phút. Thể tích máu xử
lý trung bình cho mỗi lần tách là 2205,71 ± 180,92 (ml). Thể tích máu xử lý cao
nhất là 2585 ml, thấp nhất là 1793 ml. Trong nghiên cứu của tác giả Vũ Đức
Bình, Bùi Minh Đức thời gian tách trung bình lần lượt là 83,31 ± 10,61 và 77,28
± 4,70, thể tích máu xử lý trung bình của hai tác giả trên lần lượt là 2609,52 ±
347,9 ml và 2683,70 ± 177,55 ml (10,12). Như vậy, thời gian tách trung bình và
thể tích máu xử lý trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu
của tác giả Vũ Đức Bình và Bùi Minh Đức.
Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng dung dịch ACD được sử dụng trung
bình là trung bình 240,16 ± 16,32 ml. Lượng dung dịch ACD sử dụng nhiều nhất
11



272 ml, ít nhất là 199 ml. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của
tác giả Vũ Đức Bình và Bùi Minh Đức với lượng ACD trung bình sử dụng lần
lượt là 344,93 ± 43,69 ml và 326,98 ± 17,64 ml (10,12). Lượng dung dịch chống
đông ACD (Acid citrate dextrose) được sử dụng trong quá trình tách là vấn đề
cần được quan tâm vì nó liên quan đến vấn đề ngộ độc citrate có thể xảy ra, đặc
biệt đối với những người cho có cơ địa nhạy cảm. Như vậy với lượng ACD được
sử dụng như vậy, việc cho người hiến uống calcium để dự phòng là điều cần
thiết.
Lý do thời gian tách, thể tích máu xử lý, lượng ACD sử dụng trong nghiên
cứu của chúng tơi thấp hơn vì bệnh nhân cần truyền tiểu cầu ở chỗ chúng tôi đa
dạng từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành. Trong một số trường hợp ở trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ cần truyền lượng tiểu cầu thể tích nhỏ, chúng tơi chọn số chu kì
tách cho mỗi đơn vị ít hơn, thu được những đơn vị tiểu cầu thể tích nhỏ. Với
những người trưởng thành chúng tơi cũng chỉ chọn 5 chu kỳ tách cho mỗi đơn
vị. Do đó làm thời gian tách của chúng tơi ngắn hơn, lượng máu xử lý cũng thấp
hơn và lượng ACD sử dụng cũng ít hơn các nghiên cứu khác. Mặt khác, do số
lượng nhu cầu lượt sử dụng khối tiểu cầu ít hơn các trung tâm lớn, nên trước khi
thực hiện tách tiểu cầu, chúng tôi đã lựa chọn kĩ hơn về đối tượng hiến máu có
tiêu chuẩn tốt về sức khỏe, số lượng tiểu cầu, ven nên duy trì áp lực trong quá
trình tách tốt làm rút ngắn thời gian cho quá trình tách. Khoảng thời gian tách và
thể tích máu xử lý nằm trong khoảng dễ dàng chấp nhận, tạo thuận lợi trong
quyết định hiến tiểu cầu lặp lại của người hiến máu
4.2.2. Các triệu chứng lâm sàng khơng mong muốn của người hiến trong q
trình tách tiểu cầu
Bảng 3.6 trong nghiên cứu của chúng tơi, khơng có trường hợp nào có
biểu hiện lâm sàng khơng mong muốn. Nghiên cứu của tác giả Bùi Minh Đức
trong 43 lần hiến, có 2 trường hợp (4,65%) có triệu chứng liên quan đến ngộ độc
citrat, biểu hiện cảm giác tê môi (10). Các triệu chứng liên quan đến ngộ độc

citrat có thể do lượng ACD sử dụng vừa phải kèm theo chúng tôi cho tất cả
người hiến uống canxi trước nên dự phòng được các triệu chứng này. Mặt khác
12


đa số người hiến tiểu cầu chúng tôi nghiên cứu đều là người hiến tiểu cầu nhắc
lại nên vấn đề cơ địa dị ứng khơng có.
Do tần suất truyền tiểu cầu ở chỗ chúng tôi không quá nhiều, các thế hệ
máy ít, yêu cầu về bộ kít tách, nên chúng tôi rất quan tâm đến khâu lựa chọn ven
người cho cũng như kỹ thuật chọc ven. Để đảm bảo duy trì áp lực và lưu lượng
dịng chảy trong suốt q trình tách, nên chúng tơi chọn người hiến tiểu cầu có
ven nổi rõ và thẳng, kỹ thuật chọc ven tốt, phải đảm bảo kim được luồn sâu và
vào giữa lòng tĩnh mạch. Sau khi tách chúng tôi cho người hiến nằm nghỉ tại
chỗ, giữ chặt vị trí chọc ven nên cũng khơng có trường hợp nào sưng, tụ máu tại
vị trí chọc.
Liên quan đến sự biến đổi huyết áp trong quá trình tách, đa số là người hiến
tiểu cầu nhắc lại nên việc ổn định tinh thần khá tốt. Một số trường hợp hiến tiều
cầu lần đầu có cảm giác lo lắng, chúng tơi giải thích, động viên tinh thần. Bên
cạnh đó trước khi hiến tiểu cầu chúng tơi cho người hiến ăn nhẹ nên khơng có
trường hợp nào có biểu hiện lâm sàng không mông muốn. Tuy nhiên cũng có thể
do cỡ mẫu chúng tơi nghiện cứu cịn ít nên việc xuất hiện người có biểu hiện
khơng mong muốn chưa có.
4.2.3. Số lượng tiểu cầu trước và sau tách
Bảng 3.7 cho thấy số lượng tiểu cầu trung bình trước và sau tách lần lượt là
284,48 G/l và 207,16 G/l. Số lượng tiểu cầu cao nhất trước tách là 517 G/l, thấp
nhất trước tách là 172 G/l. Số lượng tiểu cầu cao nhất sau tách là 317 G/l, thấp
nhất sau tách là 124 G/l. Số lượng tiểu cầu giảm so với trước tách có ý nghĩa
thống kê (p<0,001). Mức độ giảm tiểu cầu so với trước tách là đáng kể. Theo
Phan Vĩnh Sinh, Nguyễn Hữu Toàn mức độ giảm tiểu cẩu so với trước tách
khoảng 32% (13). Theo A. Aboul Enein lượng tiểu cẩu trung bình giảm so với

trước tách là 53,6 ± 26,3 G/l khi tách trên máy COBE Spectra (14). Nghiên cứu
của tác giả Vũ Đức Bình trên máy Haemonetics thì số lượng tiểu cầu trung bình
trước và sau tách lần lượt là 261,87 ± 26,81 G/l và 181,28 ± 28,85 G/l và khơng
có trường hợp nào có số lượng tiểu cầu sau tách dưới 150 G/l. Tuy nhiên trong
nghiên cứu của chúng tơi, có một trường hợp (3,2%) có số lượng tiểu cầu là 124
13


G/l. Với mức độ giảm như vậy, có thể kết luận kỹ thuật tách tiểu cầu bằng máy
không tạo ra giảm tiểu cầu có ý nghĩa lâm sàng. Trong nghiên cứu của tác giả
Bùi Minh Đức cũng có kết quả tương tự, có một trường hợp (3,2%) có số lượng
tiểu cầu sau tách < 150G/l, tuy nhiên giảm nhẹ tiểu cầu khơng có ý nghĩa lâm
sàng (8).
4.2.4. Các thơng số chất lượng khối tiểu cầu
Về tiêu chuẩn số lượng tiểu cầu thu được, bảng 3.8 cho thấy số lượng tiểu
cầu trung bình thu được là 1033,3 ± 189,37 G/lit, tương đương với 250,58 ±
660,43 G/đv. Trong đó 100% đơn vị khối tiểu cầu đạt tiêu chuẩn chất lượng theo
thông tư 26/TT-BYT (bảng 3.9) Theo tiêu chuẩn Châu Âu 77,4% số đơn vị đạt
tiêu chuẩn (bảng 3.10).
Về mặt thể tích, với thể tích trung bình là 241,16 ± 25,28 ml. Nghiên cứu
của chúng tơi có thể tích trên một khối tiểu cầu khơng lớn do trong q trình
tách chúng tơi chỉ chọn mức chu kỳ tách tự động từ 2 chu kỳ đến 5 chu kỳ.
Trong 31 đơn vị khối tiểu cầu mà chúng tôi thu được, số lượng tiểu cầu/ lít là
1033,3 ± 189,37 nên tất cả đều đảm bảo tiêu chuẩn về tỷ lệ giữa thể tích huyết
tương và số lượng tiểu cầu trong một đơn vị khối tiểu cầu theo tiêu chuẩn Châu
Âu (bảng 3.10), cũng như theo tiêu chuẩn thông tư 26/TT-BYT (bảng 3.9), tức là
nồng độ tiểu cầu trong túi sản phẩm phải < 1,5 G/ ml để đảm bảo đủ oxy cho
tiểu cầu trong quá trình bảo quản
Số lượng bạch cầu có trong sản phẩm khối tiểu cầu là một yếu tố quan
trọng để đánh giá chất lượng khối tiểu cầu vì trong quá trình bảo quản bạch cầu

vỡ ra sẽ giải phóng ra các chất hoá học trung gian, làm thay đổi pH và sẽ gây
ảnh hưởng đến chất lượng và đời sống tiểu cầu, bên cạnh đó cịn giảm nguy cơ
lây nhiễm HIV [4]. Số lượng bạch cầu trung bình trong nghiên cứu của chúng
tơi là 0,27 ± 0,36×106/đv và 93,5% trường hợp có số lượng bạch cầu đạt tiêu
chuẩn Châu Âu ( bảng 3.10).
Số lượng hồng cầu có lẫn trong sản phẩm khối tiểu cầu theo kết quả
nghiên cứu của chúng tôi là 0,16 ± 0,01×1012/đv (bảng 3.8). Do điều kiện nhiệt
độ yêu cầu khi bảo quản tiểu cầu là từ 22 – 24 0C, hồng cầu sẽ vỡ khi bảo quản ở
14


nhiệt độ này, nên cần hạn chế tối đa hồng cầu có lẫn trong sản phẩm. Vì vậy
chúng tơi đã chọn người cho tiểu cầu có thể tích trung bình hồng cầu (MCV) >
80 fl để hạn chế tối đa lượng hồng cầu đi vào sản phẩm trong quá trình tách. Với
một lượng nhỏ như thế thì sẽ khơng gây ảnh hưởng đến chất lượng khối tiểu cầu
khi bảo quản.
Các kết quả nghiên cứu về thông số chất lượng tiểu cầu của chúng tôi
tương tự kết quả nghiên cứu trên máy Haemonetics MCS+ của tác giả Bùi Minh
Đức với số lượng tiểu cầu thu được là 1400,76 ±95,3 G/l, thể tích đơn vị máu
đạt 268,88 ±14.43 ml (10). 100% đơn vị tiểu cầu đạt tiêu chuẩn theo thông tư
26/tt-byt và 95,3% đơn vị tiểu cầu đạt tiêu chuẩn châu Âu.
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KHỐI TIỂU CẦU
VÀ QUÁ TRÌNH TÁCH TIỂU CẦU
4.3.1. Tương quan giữa số lượng tiểu cầu thu được với một số chỉ số lâm sàng
và huyết học của người hiến
Bảng 3.11 phân tích tương quan giữa lượng tiểu cầu thu hoạch được với
các thông số cân nặng (r: -0,15, p>0,05), chiều cao (r: 0,057, p>0,05), chỉ số
khối cơ thể (r: -0,191, p>0,05), hematocrit (r: -0,179, p>0,05), hemoglobin (r:
-0,295, p>0,05). Tuy nhiên, kết quả cho thấy khơng có sự tượng quan giữa hàm
lượng huyết sắc tố cũng như hematocrit của người cho với lượng tiểu cầu thu

hoạch được. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên của
của Phan Vĩnh Sinh, Arun, Das Sudipta, Mangwana, Patel cho thấy khơng có sự
tương quan giữa chỉ số hemoglobin, hematocrit với số lượng tiểu cầu thu được
(13,15-17). Trong nghiên cứu của chúng tôi các thơng số chiều cao, cân nặng
khơng có tương quan với số lượng tiểu cầu thu được, điều này cũng tương tự
nghiên cứu của tác giả Bùi Minh Đức và tác giả Bahadur (18).
4.3.2. Tương quan giữa số lượng tiểu cầu người hiến với lượng tiểu cầu thu
hoạch được
Bảng 3.12, 3.13 cho thấy số lượng tiểu cầu người hiến tương quan thuận
với lượng tiểu cầu thu hoạch được (r = 0.593; p < 0,01). Nếu số lượng tiểu cầu
người cho < 250 G/l thì có 1 đơn vị KTC (6,7%) có số lượng tiểu cầu ≥ 250G/
15


đv. Nếu số lượng tiểu cầu người cho 250 - <300 G/l thì có 6 đơn vị KTC
(40,0%) có số lượng tiểu cầu ≥ 250G/ đv. Nếu số lượng tiểu cầu người cho ≥
300 G/l thì có 8 đơn vị KTC (53,3%) có số lượng tiểu cầu ≥ 250G/ đv.
Theo Phan Vĩnh Sinh, SLTC người hiến tương quan rõ với số lượng tiểu cầu
thu được (13). Nhiều tác giả ngoài nước cũng cho kết quả tương tự. Các tác giả
Arun, Patel, Das Sudipta (13,16,17) cũng cho biết có sự tương quan rõ giữa số
lượng tiểu cầu người hiến với số lượng tiểu cầu thu được trong các nghiên cứu
của mình.
4.4.3. Tương quan giữa hematocrit, hemoglobin người hiến với thể tích đơn vị
tiểu cầu thu được và thời gian tách
Bảng 3.14 cho thấy có sự tương quan nghịch giữa thể tích đơn vị tiểu cầu với
hai chỉ số hemoglobin và hematocrite. Tức là ở nhưng người hiến tiểu cầu có
hemoglobin và hematocrite cao, thể tích khối tiểu cầu thu được sẽ ít hơn người
hiến có hemoglobin và hematocrite thấp. Điều này có thể lý giải do ở những
người hiến có hemoglobin và hematocrite cao, tỷ lệ huyết thanh trên cùng một
thể tích máu sẽ thấp hơn những người có hb và hct thấp, vì vậy thể tích sau khi

tách tiểu cầu cũng thấp hơn.
Ngồi ra, trong bảng 3.14 cịn cho thấy khơng có sự tương quan giữa thời gian
tách với Hb, Hct. Điều này cũng tương tự với nghiên cứu của tác giả Landzo
[19].

16


IV.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 31 đơn vị khối tiểu cầu được gạn tách từ 31 người hiến tiểu
cầu trên máy Haemonetics MCS+ tại bệnh viện hữu nghị Việt Nam- CuBa Đồng
Hới, chúng tơi có một số kết luận như sau:
1. Chất lượng khối tiểu cầu và hiệu quả sản xuất trên máy tách tế bào tự
động Haemonetics MCS+
- 100% đơn vị khối tiểu cầu đạt chất lượng theo Thông tư 26 của Bộ y tế
- 100% đơn vị khối tiểu cầu đạt chất lượng châu Âu về tiêu chuẩn SLTC/lít
77,4% đơn vị khối tiểu cầu đạt chất lượng châu Âu về tiêu chuẩn SLTC/ đơn vị
93,5% đơn vị khối tiểu cầu đạt chất lượng châu Âu về tiêu chuẩn SLBC cho
phép lẫn trong 1 đơn vị tiểu cầu gạn tách
- Chưa gặp phản ứng không mong muốn trong quá trình tách 31 đơn vị tiểu
cầu.
- Mỗi đơn vị tiểu cầu có thời gian tách trung bình 57,45± 9,02 phút
- Thể tích máu trung bình xử lý là 2205,71 ± 180,92 ml
- Lượng ACD trung bình sử dụng là 240 ± 16,32 ml
- Số lượng tiểu cầu của người hiến sau tách giảm có ý nghĩa thống kê, và
giảm không ảnh hưởng tới lâm sàng người hiến máu.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khối tiểu cầu và quá trình tách
tiểu cầu
- Chưa thấy có sự tương quan giữa SLTC thu được với các chỉ số của người
hiến như cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể, Hb, Hct.
- Số lượng tiểu cầu thu được có tương quan thuận với số lượng tiểu cầu
người hiến.
17


- Thể tích đơn vị tiểu cầu thu được có tương quan nghịch với chỉ số Hb và
Hct của người hiến.
- Chưa thấy có sự tương quan giữa thời gian tách tiểu cầu với Hct và Hb
người hiến.
2. KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu chất lượng và hiệu quả truyền khối tiểu cầu sản xuất trên
máy Haemonetics MCS+ tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam- CuBa Đồng Hới,
chúng tơi có một số kiến nghị sau:
1. Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, cùng với sự đầu tư, nâng cấp
trang thiết bị ở các bệnh viện tuyến tỉnh trở lên có thể cho phép, nên cần
thiết đầu tư các máy tách tế bào máu tự động để có các chế phẩm sử dụng
cho các trường hợp cần thiết, đặc biệt là tình trạng giảm tiểu cầu (điều trị
các bệnh về máu, xạ trị, mổ tim hở, ghép phủ tạng,…) và có thể nói như
một điều kiện cần và đủ khi triển khai kỹ thuật mới.
2. Do yêu cầu của lâm sàng sử dụng khối tiểu cầu chưa phổ biến, nên cơng
trình này mới chỉ là bước đầu với số lượng nghiên cứu cịn hạn chế, chúng
tơi sẽ tiếp tục tiến hành và so sánh với các máy mới được đầu tư, cũng
như số lượng nghiên cứu nhiều hơn ở những công trình tiếp theo.

18



V.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Quý (2015), “Tạo máu ở người trưởng thành”, Máu, truyền máu
và các bệnh máu thường gặp, Nxb Y học, tr. 26-53.
2. Nguyễn Anh Trí (2015), “Tiểu cầu”, Đông máu và ứng dụng lâm sàng,
Nxb Y học, tr. 7-22. (17>2)
3. Trần Văn Bé (1998), “Bệnh giảm tiểu cầu”, Lâm sàng huyết học, Nxb Y
học, tr.238-243.
4. Võ Thị Diễm Hà, Trần Thị Thủy và cộng sự (2018), “Tình hình điều chế
các chế phẩm máu tại viện Huyết học- Truyền máu Trung Ương trong 5 năm
(2013-2017)”, Tạp chí y học Việt Nam, 466, tr.35-41.
5. Nguyễn Thị Tuyết Trâm, Đồng Sĩ Sằng và cs (2018), “Nghiên cứu tình
hình sử dụng khối tiểu cầu tại bệnh viện trung ương huế năm 2017”, Tạp chí Y
học Việt Nam, 466, tr.159-169.
6. Schrezenmeier H, Seifried E (2010), “Buffy-coat-derived pooled
platelet concentrates and apheresis platelet concentrates: which product type
should be preferred?”, Vox Sanguinis, 99, pp. 1-15
7. Châu Trần Minh Nghĩa, Tạ Quang Dũng và cộng sự (2015), “Khảo sát
những thay đổi các chỉ số huyết học trước và sau chiết tách của người hiến tiểu
cầu túi đôi tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y
học TP.Hồ Chí Minh, 4(19) tr. 399-403.
8. Bùi Minh Đức (2018), Nghiên cứu một số chỉ số huyết học, sinh hóa ở
người hiến đồng thời hai đơn vị khối tiểu cầu và chất lượng thu được từ máy
Com.tec, Luận án chuyên khoa cấp II, chuyên ngành Huyết học- Truyền máu,
Trường Đại Học Y Dược Huế.
9. Mangwana S (2014), “Influence of donor demographics on the platelet
yield during plateletpheresis - experience of 1100 procedures at a tertiary-care

hospital”, Journal of pathology of Nepal, 4, pp. 525-529
19


10.

Bùi Minh Đức (2008), Nghiên cứu chất lượng và hiệu quả truyền

khối tiểu cầu sản xuất trên máy Haemonetics trong điều trị bệnh nhân giảm tiểu
cầu nặng, Luận văn Thạc sĩ Y học, chuyên ngành Huyết học- Truyền máu,
Trường Đại học Y Dược Huế.
11.
Trần Thị Thúy Hồng, Nguyễn Hữu Thắng, Lê Thị Liên (2015),
“Đánh giá sự biến đổi chỉ số huyết học của người cho khối tiểu cầu và hiệu quả
sản xuất khối tiểu cầu trên máy tách tế bào tự động Haemonetics MCS+ tại bệnh
viện Đà Nẵng năm 2014”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 4(19), tr. 483-488.
12.

Vũ Đức Bình (2008), “Nghiên cứu kết quả tách khối tiểu cầu từ

một người cho trên máy Cobe Spectra và Hemonetics tại viện huyết học - truyền
máu trung ương năm 2006 – 2007”, Tạp chí Y học Việt nam, tập 344, (2), tr 686
– 692.
13. Phan Vĩnh Sinh, Hồ Trần Phương, Nguyễn Hữu Toàn (2008), “Biến đổi
huyết học của người cho khối tiểu cầu và hiệu quả sản xuất khối tiểu cầu trên
máy tách tế bào CS-3000”, Y học Việt Nam, 344 (2), tr. 585-591.
14. A. Aboul Enein et al (2007), “Factor Affecting Platelet Yield and Their
Impact on the Platelet Increment of Patients Receiving Single Donor PLT
Transfusion”, Journal of Clinical Apheresis, 22, pp 5-9.
15. Arun R, Yashovardhan A, Deepthi K et al (2013), “Donor demographic

and laboratory predictors of single donor platelet yield”, J Clinscires, 2, pp. 211215.
16. Das S. S, Chaudhary R, Shukla J. S (2005), “Factor influencing yield of
plateletpheresis using intermittent flow cell separator”, Clin. Lab. Haem, 27,
pp. 316-319.
17. Patel J, Nishal A, Pandya A et al (2013), “Factors influencing yield of
platelet aphaeresis using continuous flow cell separator”, International Journal
of medicine science and public health, 2, pp. 309-312
18. Bahadur S, Puri V, Nain M (2015), “Apheresis platelets: A study of
effect of donor variables on outcome of plateletpheresis”, National journal of
laboratory medicine, 4 (4), pp. 1-4.18.
20


19. Landzo E, Hafizovic A. S, Basic V. C (2013), “Initial values of donor hematocrit and
efficiency of plateletpheresis”, Acta inform med, 21 (2), pp. 116 – 119

21


×