Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại khoa nội tim mạch, bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 102 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI




TRẦN THỊ THANH VÂN



ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA
NỘI TIM MẠCH, BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ
VIỆT NAM - CUBA ĐỒNG HỚI



LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH: DƢỢC LÝ- DƢỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 6072 04 05




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Hoàng Thị Kim Huyền










HÀ NỘI 2014
LỜI CÁM ƠN


Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới GS.TS
Hoàng Thị Kim Huyền, ngƣời thầy đã tận tình dạy dỗ trong thời gian tôi học
tập và đã nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp tôi hoàn thành tốt luận văn.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, các thầy cô
giáo ở Trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội đã tạo điều kiện, dạy dỗ lớp Cao học
khóa 17 chúng tôi, đặc biệt là các thầy cô chuyên ngành đã truyền đạt, cập
nhật cho chúng tôi những kiến thức quý báu về dƣợc lý và dƣợc lâm sàng.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban giám đốc, Phòng Kế hoạch- Tổng hợp,
Khoa nội tim mạch Bệnh viện hữu nghị Việt Nam- Cuba Đồng Hới đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Xin cám ơn gia đình, các đồng nghiệp, bạn bè thân thiết đã tạo điều kiện,
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2014






Học viên Trần Thị Thanh Vân






MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình, biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 01
Chƣơng 1: TỔNG QUAN 03
1.1. BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP 03
1.1.1. Dịch tễ bệnh 03
1.1.2. Định nghĩa 05
1.1.3. Nguyên nhân 05
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ 05
1.1.5. Tổn thƣơng cơ quan đích 06
1.1.6. Tình trạng lâm sàng đi kèm 06
1.1.7. Phân loại tăng huyết áp 07
1.2. ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 07
1.2.1. Nguyên tắc và mục tiêu điều trị 07
1.2.2. Biện pháp điều chỉnh lối sống 08
1.2.3. Biện pháp dùng thuốc 09
1.2.4. Lựa chọn thuốc cho bệnh nhân theo chỉ định bắt buộc 21
1.2.5. Phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp 22
1.2.6. Qui trình điều trị 23
1.3. TUÂN THỦ DÙNG THUỐC 24
1.3.1. Định nghĩa 24

1.3.2. Phƣơng pháp đánh giá sự tuân thủ 24
1.3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng 24



Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU
TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN BỆNH NHÂN NỘI TRÚ 26
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 26
2.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 26
2.1.3. Mẫu nghiên cứu 26
2.1.4. Nội dung nghiên cứu 27
2.2. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ
TĂNG HUYẾT ÁP CỦA BỆNH NHÂN SAU RA VIỆN 27
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 27
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 28
2.2.3. Mẫu nghiên cứu 28
2.2.4. Nội dung nghiên cứu 28
2.3. CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU 29
2.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 31
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN 32
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 32
3.1.2. Tiền sử bệnh tăng huyết áp 33
3.1.3. Phân loại giai đoạn tăng huyết áp 33
3.1.4. Các yếu tố nguy cơ tim mạch và tần suất 34
3.1.5. Tỉ lệ tổn thƣơng cơ quan đích và biến chứng 35
3.2. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG
HUYẾT ÁP 36
3.2.1. Các thuốc điều trị tăng huyết áp trong mẫu nghiên cứu 36

3.2.2. Các liệu pháp điều trị 38
3.2.3. Tỉ lệ thay đổi liệu pháp điều trị tăng huyết áp 40
3.2.4. Phân bố tỉ lệ các phác đồ của liệu pháp khởi đầu và liệu pháp cuối 40
3.2.5. Tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị tăng huyết áp 41
3.2.6. Thời gian điều trị tại bệnh viện 41
3.3. PHÂN TÍCH TÍNH HỢP LÝ TRONG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ
TĂNG HUYẾT ÁP 42
3.3.1. Đánh giá kiểu phối hợp thuốc điều trị tăng huyết áp 42
3.3.2. Tỉ lệ tuân thủ chỉ định bắt buộc 43
3.3.3. Phân tích về liều dùng, nhịp đƣa thuốc 43
3.3.4. Tỉ lệ tƣơng tác thuốc 45
3.3.5. Tỉ lệ bệnh nhân đƣợc chỉ định dùng thuốc tăng huyết áp hợp lý 46
3.3.6. Hiệu quả của sự thay đổi liệu pháp điều trị 46
3.3.7. Sự thay đổi chỉ số huyết áp của bệnh nhân trƣớc và sau khi ra viện 47
3.3.8. Tỉ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu khi ra viện 47
3.4. ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BN SAU RA VIỆN 47
3.4.1. Tổng hợp đặc điểm bệnh nhân và thông tin về điều trị 47
3.4.2. Khảo sát tỉ lệ bệnh nhân kiến thức, thái độ đúng, có tuân thủ 49
3.4.3. Khảo sát nguyên nhân khó tuân thủ dùng thuốc 50
3.4.4. Xác định mối liên quan giữa các yếu tố kiến thức và thái độ với
tuân thủ dùng thuốc 50
Chƣơng 4: BÀN LUẬN 52
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NỘI TRÚ 52
4.1.1. Phân bố theo tuổi và giới tính 52
4.1.2. Tiền sử bệnh và giai đoạn tăng huyết áp 53
4.1.3. Yếu tố nguy cơ, tổn thƣơng cơ quan đích và biến chứng 53
4.2. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG THUỐC CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NỘI TRÚ 55
4.2.1. Đặc điểm sử dụng các nhóm thuốc trong mẫu nghiên cứu 55
4.2.2. Đặc điểm sử dụng phác đồ điều trị 60
4.3. TÍNH HỢP LÝ TRONG SỬ DỤNG THUỐC TĂNG HUYẾT ÁP 61

4.3.1. Về phối hợp thuốc 61
4.3.2. Về tƣơng tác thuốc 62
4.3.3. Về liều dùng, nhịp đƣa thuốc 64
4.3.4. Tuân thủ chỉ định bắt buộc, ƣu tiên, chống chỉ định 64
4.3.5. Chỉ định hợp lý 65
4.3.6. Tỉ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu khi ra viện 65
4.4. TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN SAU RA VIỆN 66
4.4.1. Đặc điểm bệnh nhân ngoại trú 66
4.4.2. Tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức, thái độ đúng, tuân thủ dùng thuốc 67
4.4.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố với tuân thủ dùng thuốc THA 70
KẾT LUẬN 71
KIẾN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Phiếu thu thập thông tin bệnh nhân
2. Bộ câu hỏi phỏng vấn
3. Danh sách bệnh nhân











DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


ASH/ISH
Khuyến cáo về tăng huyết áp của Hiệp hội tăng huyết áp
Hoa Kỳ và Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế
BN
Bệnh nhân
CCB
Nhóm chẹn calci
CHEP
Chƣơng trình giáo dục về tăng huyết áp của Canada
DASH
Chế độ ăn ngăn ngừa tăng huyết áp
ĐTĐ
Đái tháo đƣờng
ĐTN
Đau thắt ngực
ESC/ ESH
Khuyến cáo về tăng huyết áp của Hiệp hội tim mạch châu
Âu và Hiệp hội tăng huyết áp châu Âu
HA
Huyết áp
HAMT
Huyết áp mục tiêu
HATTh
Huyết áp tâm thu
HATTr
Huyết áp tâm trƣơng
HCCH
Hội chứng chuyển hóa
JNC VII
Báo cáo lần thứ 7 của Ủy ban liên hợp quốc gia Hoa Kỳ về

tăng huyết áp
JNC VIII
Báo cáo tóm tắt lần thứ 8 của Ủy ban liên hợp quốc gia Hoa
Kỳ về tăng huyết áp
Khuyến cáo 2008
Khuyến cáo 2008 về chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp ở
ngƣời lớn của Hội tim mạch học Việt Nam
LT
Thuốc lợi tiểu
NICE
Khuyến cáo của Hiệp hội tăng huyết áp Anh
NHANES
Chƣơng trình nghiên cứu về tình trạng sức khỏe và dinh
dƣỡng của ngƣời lớn và trẻ em tại Hoa Kỳ
NMCT
Nhồi máu cơ tim
NMN
Nhồi máu não
RLLM
Rối loạn lipid máu
STh
Suy thận
TBMMN
Tai biến mạch máu não
THA
Tăng huyết áp
Tổn thƣơng CQĐ
& BC
Tổn thƣơng cơ quan đích và biến chứng
ƢCMC

Ức chế men chuyển
ƢCTT
Ức chế thụ thể
XHN
Xuất huyết não
YTNC
Yếu tố nguy cơ
YTNCTM
Yếu tố nguy cơ tim mạch
WHO
Tổ chức y tế thế giới





















DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1
Phân loại THA theo Hội THA Việt Nam và ESC/ESH 2013
07
Bảng 1.2
Phân loại mức độ THA cho ngƣời lớn ≥ 18 tuổi theo JNC VII
và ASH/ISH 2013
07
Bảng 1.3
Kết quả điều chỉnh lối sống để phòng và điều trị THA
09
Bảng 1.4
Các thuốc lợi tiểu thƣờng dùng
10
Bảng 1.5
Chỉ định tuyệt đối và có thể chỉ định, chống chỉ định và thận
trọng đối với các nhóm thuốc chính
11
Bảng 1.6
Phân loại thuốc chẹn kênh Ca
++

13
Bảng 1.7
Các thuốc chẹn kênh calci thƣờng dùng
14
Bảng 1.8
Các thuốc ƢCMC thƣờng dùng

17
Bảng 1.9
Các thuốc ƢCTT thƣờng dùng
18
Bảng 1.10
Các thuốc chẹn thƣờng dùng
19
Bảng 1.11
Các thuốc chẹn  thƣờng dùng
20
Bảng 1.12
Một số thuốc ở dạng phối hợp thƣờng dùng
21
Bảng 1.13
Lựa chọn thuốc cho bệnh nhân có chỉ định bắt buộc
21
Bảng 1.14
Các phƣơng pháp đánh giá sự tuân thủ
24
Bảng 2.1
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ, rối loạn lipid máu
29
Bảng 2.2
Các giai đoạn suy thận
29
Bảng 2.3
Tiêu chuẩn đạt HAMT
30
Bảng 3.1
Đặc điểm về tuổi và giới

32
Bảng 3.2
Các yếu tố nguy cơ
34
Bảng 3.3
Các dạng tổn thƣơng cơ quan đích và biến chứng
35
Bảng 3.4
Các thuốc điều trị THA đƣợc sử dụng trong mẫu nghiên cứu
36
Bảng 3.5
Các liệu pháp điều trị khởi đầu
38
Bảng 3.6
Tỉ lệ thay đổi liệu pháp điều trị THA
40
Bảng 3.7
Tỉ lệ các phác đồ của liệu pháp khởi đầu và liệu pháp cuối
40
Bảng 3.8
Tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị THA
41
Bảng 3.9
Thời gian điều trị tại bệnh viện
41
Bảng 3.10
Các kiểu phối hợp thuốc không phù hợp khuyến cáo
42
Bảng 3.11
Tỉ lệ tuân thủ chỉ định bắt buộc

43
Bảng 3.12
Phân tích về liều dùng thuốc THA trong ngày
43
Bảng 3.13
Phân tích về nhịp đƣa thuốc
44
Bảng 3.14
Các kiểu tƣơng tác thuốc
45
Bảng 3.15
Hiệu quả của sự thay đổi liệu pháp điều trị
46
Bảng 3.16
Sự thay đổi chỉ số HA của bệnh nhân trƣớc và sau khi ra viện
47
Bảng 3.17
Tỉ lệ bệnh nhân đạt HAMT khi ra viện
47
Bảng 3.18
Tổng hợp đặc điểm bệnh nhân qua kết quả phỏng vấn trong thời
gian sau khi xuất viện
48
Bảng 3.19
Tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức, thái độ đúng về sử dụng thuốc
THA và sự tuân thủ dùng thuốc THA
49
Bảng 3.20
Nguyên nhân khó tuân thủ dùng thuốc THA
50

Bảng 3.21
Mối liên quan giữa kiến thức với sự tuân thủ dùng thuốc
51
Bảng 3.22
Mối liên quan giữa thái độ với sự tuân thủ dùng thuốc
51

















DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1.1
Cơ chế tác dụng của thuốc ƢCMC
16
Hình 1.2
Phối hợp thuốc điều trị THA

22
Hình 1.3
Qui trình điều trị THA
23
Biểu đồ 3.1
Phân bố nhóm tuổi và giới của bệnh nhân
33
Biểu đồ 3.2
Tiền sử bệnh THA
33
Biểu đồ 3.3
Phân bố giai đoạn THA
34
Biểu đồ 3.4
Tần suất yếu tố nguy cơ
34
Biểu đồ 3.5
Tần suất tổn thƣơng cơ quan đích và biến chứng
35
Biểu đồ 3.6
Tỉ lệ các nhóm thuốc sử dụng trong nghiên cứu
38
Biểu đồ 3.7
Tỉ lệ phác đồ điều trị khởi đầu
40
Biểu đồ 3.8
Tỉ lệ phối hợp thuốc
42
Biểu đồ 3.9
Tỉ lệ bệnh nhân đƣợc chỉ định thuốc hợp lý

46

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh tim mạch chiếm 1/3 nguyên nhân tử vong và đang góp phần gia
tăng gánh nặng bệnh tật trên thế giới [8]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế
giới, ƣớc tính vào năm 2008 trên toàn cầu có đến 57 triệu ngƣời chết, trong đó
36 triệu ngƣời (chiếm 63%) chết do các bệnh không lây nhiễm, nguyên nhân
lớn nhất là do các bệnh về tim mạch (48%). THA là yếu tố nguy cơ hàng đầu,
xếp thứ tƣ ở các nƣớc phát triển và thứ 7 ở các nƣớc đang phát triển về
nguyên nhân gây tử vong. Tỉ lệ THA đặc biệt đang tăng nhanh ở các nƣớc
đang phát triển và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và
tàn tật [46].
Tại Hội thảo Chiến lƣợc kiểm soát nguy cơ tim mạch diễn ra ngày
25/11/2010, GS.TS. Nguyễn Lân Việt, Viện trƣởng Viện Tim mạch Việt Nam
cho biết, theo điều tra mới nhất của Viện tại 8 tỉnh, thành phố cho thấy, tỷ lệ
ngƣời mắc bệnh tim mạch (từ 25 tuổi trở lên) là 25,1%, tăng hơn nhiều so với
điều tra của những năm trƣớc đó (những năm 60, tỷ lệ này là 1,5%; những
năm 80, tỷ lệ này là 1,9%). Theo đó, THA là một trong 3 “sát thủ” chính gây
ra các bệnh tim mạch.
THA là một yếu tố nguy cơ chính gây bệnh mạch vành và thiếu máu cục
bộ cũng nhƣ đột quỵ. Ngoài ra, các biến chứng của THA bao gồm suy tim,
bệnh mạch máu ngoại biên, suy thận, xuất huyết võng mạc và suy giảm thị
lực. Điều trị huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trƣơng cho đến mức thấp hơn
140/90 mmHg có liên quan tới việc giảm các biến chứng tim mạch [51]. Việc
điều trị THA làm giảm khoảng 40% nguy cơ đột quỵ và khoảng 15% nguy cơ
nhồi máu cơ tim, ngăn chặn các bệnh tim mạch và nâng cao đời sống cho
bệnh nhân [45].
Muốn ngƣời bệnh hạn chế đƣợc các biến chứng nguy hiểm, kiểm soát

đƣợc huyết áp, đồng thời sớm phát hiện và điều trị kịp thời các dấu hiệu bệnh
2
nguy hiểm, những bệnh nhân THA cần phải đƣợc khám định kỳ, điều trị tối
ƣu và đƣợc giáo dục thƣờng xuyên về lợi ích của việc kiểm soát huyết áp.
Vì vậy: tuân thủ dùng thuốc đối với điều trị tăng huyết áp là hết sức cần thiết.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới là biểu tƣợng của tình
đoàn kết giữa hai nƣớc Việt Nam - Cu Ba, đƣợc nƣớc Cộng hoà Cu Ba viện
trợ và hoàn thành ngày 09/09/1981, hiện nay là bệnh viện đa khoa hạng II
trực thuộc Bộ Y tế với 550 giƣờng bệnh [48]. Bệnh viện có chức năng nhiệm
vụ chăm sóc, khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực y tế, chỉ đạo tuyến, phòng
chống dịch bệnh phục vụ nhân dân trong tỉnh và khu vực lân cận. Tuy nhiên
chƣa có các nghiên cứu về thuốc điều trị tại đây.
Vì vậy: chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng thuốc
điều trị tăng huyết áp tại khoa nội tim mạch, bệnh viện hữu nghị Việt Nam-
Cuba Đồng Hới” nhằm 3 mục tiêu:
1. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị THA tại khoa nội tim mạch.
2. Phân tích tính hợp lý trong sử dụng thuốc điều trị THA tại khoa nội tim
mạch, bệnh viện hữu nghị Việt Nam- Cuba Đồng Hới.
3. Đánh giá tuân thủ dùng thuốc THA của bệnh nhân sau ra viện.

3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN

1.1. BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
1.1.1. Dịch tễ bệnh
1.1.1.1. Tình hình bệnh tăng huyết áp trên thế giới:
Trên toàn cầu, tỷ lệ tăng huyết áp (THA) ở ngƣời lớn tuổi từ 25 tuổi trở
lên khoảng 40% năm 2008. Tỷ lệ dân số thế giới bị tăng huyết áp, hoặc không
đƣợc kiểm soát giảm nhẹ từ năm 1980 đến năm 2008. Tuy nhiên, do tốc độ
tăng trƣởng dân số và lão hóa, số lƣợng ngƣời bị tăng huyết áp không kiểm

soát đƣợc tăng từ 600 triệu năm 1980 lên gần 1 tỷ trong năm 2008 [51].
Tỷ lệ THA trên ngƣời trƣởng thành cao nhất ở châu Phi (46%), thấp nhất
là ở châu Mỹ (35%). Nhìn chung, các nƣớc có thu nhập cao có tỷ lệ THA thấp
hơn so với các nƣớc có thu nhập thấp và trung bình [50]. Trong tất cả các khu
vực của WHO, nam giới có tỷ lệ THA cao hơn so với nữ giới. Sự khác biệt
này chỉ có ý nghĩa thống kê ở châu Mỹ và châu Âu [51].
Số liệu cập nhật năm 2013 của Hội Tim mạch Hoa Kỳ [24] thì tại nƣớc
này hiện có khoảng 77,9 triệu ngƣời lớn bị THA tức là cứ 3 ngƣời thì có 1
ngƣời bị. Dữ liệu thu đƣợc từ chƣơng trình nghiên cứu về tình trạng sức khỏe
và dinh dƣỡng của ngƣời lớn và trẻ em tại Hoa Kỳ (NHANES) giai đoạn
2007- 2010 cho thấy trong số những ngƣời bị THA: 81,5% biết mình bị bệnh,
có đến 74,9% không đƣợc điều trị đầy đủ, chỉ 52,5% là kiểm soát đƣợc huyết
áp. Phân bố tỉ lệ giới tính theo độ tuổi: Ở tuổi dƣới 45, tỉ lệ nam bị THA nhiều
hơn nữ; Từ 45- 64 tuổi: tỉ lệ nam/ nữ là tƣơng đƣơng nhau và trên 65 tuổi thì
phần trăm nữ giới bị THA lại cao hơn nhiều so với nam giới. Khoảng 69%
bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim lần đầu, 77% bị đột quỵ lần đầu và 74% bị suy
tim sung huyết là có huyết áp trên 140/90 mmHg. Từ năm 1999 đến 2009, tỉ
lệ tử vong do THA là 17,1%, và con số tử vong thực sự tăng lên tới 43,6%.
4
THA còn gây ra tổn thất về kinh tế, ƣớc tính chi phí trực tiếp và gián tiếp cho
THA tại nƣớc này là 5,1 tỉ đô la chỉ tính riêng năm 2009.
Một khảo sát đánh giá khả năng điều trị THA đƣợc tổ chức y tế thế giới
thực hiện, cho thấy có sự khác biệt lớn ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong số
167 nƣớc đƣợc khảo sát, 61% chƣa có khuyến cáo quốc gia về điều trị THA,
45% chƣa có sự huấn luyện về điều trị THA cho cán bộ y tế, 25% không cung
cấp đủ thuốc điều trị THA, 8% không đủ phƣơng tiện tối thiểu và 12% không
đủ thuốc điều trị THA trong chăm sóc sức khỏe ban đầu [45].
1.1.1.2. Tình hình bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, điều tra dịch tễ cho thấy THA gia tăng nhanh tại cộng
đồng. Theo các số liệu điều tra cho thấy:

 Năm 1960: tỉ lệ THA mới chỉ là 1% dân số [20]
 Năm 1982: tỉ lệ là 1,9%.
 Năm 1992: trong vòng mƣời năm, tỉ lệ này tăng lên đến 11,79% [21].
 Năm 2002: 23,2% ở Hà Nội và 2004 là 20,5% ở TP. Hồ Chí Minh [12].
 Năm 2008: tỉ lệ là 25,1% dân số trên 25 tuổi trong cả nƣớc
Thực trạng hiểu biết và kiểm soát THA tại Việt Nam rất đáng quan tâm.
Năm 1992, Trần Đỗ Trinh khảo sát trên 1.716 ngƣời bị THA thì 67,5% không
biết mình mắc bệnh, 15% biết bệnh nhƣng không điều trị, 13,5% có điều trị
nhƣng thất thƣờng và không đúng cách, chỉ có 4% là điều trị đúng [21]. Năm
2001, Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Thị Trúc khảo sát 1.582 ngƣời từ 18 tuổi
trở lên tại tỉnh Tiền Giang: 16,1% chƣa từng đƣợc đo huyết áp, 58,7% có đo
nhƣng không nhớ con số huyết áp của mình, 10,3% biết đo nhƣng không
kiểm tra thƣờng xuyên và chỉ có 14,3% có ý thức kiểm tra huyết áp định kỳ.
Năm 2002, Phạm Gia Khải và cộng sự điều tra 5.012 ngƣời từ 25 tuổi trở
lên ở 4 tỉnh Nghệ An, Hà Nội, Thái Bình, Thái Nguyên, kết quả là: 23% biết
đúng các yếu tố nguy cơ của bệnh THA. Trong 818 ngƣời đƣợc phát hiện có
5
THA, chỉ có 94 ngƣời dùng thuốc và tỉ lệ huyết áp đƣợc kiểm soát tốt là
19,1% năm 1999 [12].
1.1.2. Định nghĩa
THA đƣợc xác định khi HA tâm thu ≥ 140 mmHg và/ hoặc HA tâm trƣơng
≥ 90 mmHg [8].
1.1.3. Nguyên nhân
THA tiên phát: vô căn (không tìm thấy nguyên nhân) chiếm tới 90- 95%.
THA thứ phát: 5- 10% là một trong các nguyên nhân sau:
- Do thận: hẹp động mạch thận, viêm cầu thận cấp/mạn, viên thận kẽ, sỏi
thận, thận đa nang, thận ứ nƣớc, suy thận.
- Do nội tiết: u tủy thƣợng thận, cƣờng aldosteron nguyên phát, hội chứng
Cushing,…
- Do tim mạch: hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ, bệnh

Takayasu
- Bệnh lý tuyến giáp/cận giáp, tuyến yên.
- Do thuốc, liên quan đến thuốc (kháng viêm non-steroid, thuốc tránh thai,
corticoid, cam thảo, hoạt chất giống giao cảm trong thuốc nhỏ mũi …).
- Một số nguyên nhân khác: nhiễm độc thai nghén, di truyền, ngừng thở khi
ngủ, yếu tố tâm thần … [8]
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ dùng để phân độ yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm:
- Mức độ HATTh và HATTr (độ 1- 3).
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm (nam trƣớc 55, nữ trƣớc 65 tuổi)
- Hút thuốc lá .
- Cholesterol toàn phần > 6,1 mmol/L hoặc LDL-C > 4,0 mmol/L.
- HDL-C: nam < 1mmol/L; nữ < 1,2 mmol/L; triglyceride > 1,7 mmol/L.
- Tuổi: nam > 55 tuổi, nữ > 65 tuổi.
- Thừa cân/béo phì; béo bụng. [8], [13]
6

1.1.5. Tổn thƣơng cơ quan đích
- Phì đại thất trái (trên điện tâm đồ hay siêu âm tim).
- Siêu âm hoặc Xquang có bằng chứng mảng xơ vữa ( động mạch cảnh, động
mạch chậu, đùi, động mạch chủ).
- Tăng nhẹ nồng độ creatinin huyết tƣơng (nam: 115- 133 mmol/L; nữ: 107-
124 mmol/L).
- Giảm mức lọc cầu thận (độ thanh thải creatinin < 60 ml/ phút).
- Microalbumin niệu: 30- 300 mg/24h.
- Hẹp lan tỏa hoặc khƣ trú các động mạch võng mạc. [8], [13]
1.1.6. Tình trạng lâm sàng đi kèm
Khi tổn thƣơng cơ quan đích đã có triệu chứng lâm sàng, tức là bệnh THA
đã xuất hiện các biến chứng. Khái niệm “Tình trạng lâm sàng đi kèm” bao
gồm các biến chứng của THA và các bệnh khác mà bệnh nhân THA mắc

kèm.
- Bệnh đái tháo đƣờng.
- Bệnh mạch não: nhồi máu não, xuất huyết não, cơn thiếu máu não cục bộ
thoáng qua.
- Bệnh tim: nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, tái tƣới máu mạch vành, suy tim
xung huyết.
- Bệnh thận: bệnh thận có đái tháo đƣờng, suy thận (nồng độ creatinin huyết
tƣơng: nam > 133 mmol/L; nữ > 124 mmol/L; protein niệu > 300mg/ 24h).
- Bệnh mạch máu: túi phình bóc tách, bệnh động mạch có triệu chứng.
- Bệnh võng mạc do THA tiến triển: xuất huyết /xuất tiết võng mạc, phù gai
thị [8], [13].



7
1.1.7. Phân loại tăng huyết áp
Bảng 1.1: Phân loại theo Hội THA Việt Nam và ESC/ESH 2013 [8], [33]
Phân loại
Huyết áp
tâm thu (mmHg)
Huyết áp tâm
trƣơng (mmHg)
Tối ƣu
< 120
và < 80
Bình thƣờng
120 - 129
và/hoặc 80 - 84
Bình thƣờng cao
130 - 139

và/hoặc 85 - 89
THA giai đoạn 1 (Nhẹ)
THA giai đoạn 2 (Trung bình)
THA giai đoạn 3 (Nặng)
140 - 159
160 - 179
≥ 180
và/hoặc 90 - 99
và/hoặc 100 - 109
và/hoặc ≥ 110
THA tâm thu đơn độc
≥ 140
và < 90
Lưu ý: Khi HATTh và HATTr không cùng phân độ, chọn mức độ cao hơn

Bảng 1.2: Phân loại mức độ THA cho người lớn ≥ 18 tuổi theo JNC VII
và ASH/ISH 2013 [38], [44]
Phân độ THA
Huyết áp tâm thu
(mmHg)
Huyết áp tâm
trƣơng (mmHg)
Bình thƣờng
< 120
và < 80
Tiền THA
120 - 139
và/hoặc 80 – 89
THA giai đoạn 1
THA giai đoạn 2

140 - 159
≥ 160
và/hoặc 90 – 99
và/hoặc ≥ 100

1.2. ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
1.2.1. Nguyên tắc và mục tiêu điều trị
- Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ
hàng ngày, điều trị lâu dài.
- Mục tiêu điều trị là đạt huyết áp mục tiêu và giảm tối đa nguy cơ tim mạch.
8
- Huyết áp mục tiêu (HAMT) cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu
ngƣời bệnh vẫn dung nạp đƣợc. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì
huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg [8]. Khi điều trị đã đạt huyết áp
mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi
chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.
- Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thƣơng cơ quan đích.
- Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ
quan đích, trừ tình huống cấp cứu.
Về HAMT thì hiện nay các khuyến cáo mới về THA nhƣ NICE 2011,
CHEP 2013, ESC/ESH 2013, ASH/ ISH 2013 ngoài đƣa ra HAMT chung <
140/90 mmHg thì có tiêu chuẩn HAMT “mềm” hơn đối với ngƣời già ≥ 80
tuổi chỉ cần < 150/90 mmHg [28],[33],[40], [44]. Riêng JNC VIII thì cũng lấy
ngƣỡng HAMT này nhƣng lấy mốc ranh giới là 60 tuổi [25].
1.2.2. Biện pháp điều chỉnh lối sống
Điều chỉnh lối sống có khả năng dự phòng và điều trị THA có hiệu quả,
đồng thời giảm đƣợc các yếu tố nguy cơ tim mạch khác với tốn kém tối thiểu
và ít nguy cơ nhất. Các biện pháp điều chỉnh lối sống [8] :
- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lƣợng:
+ Không ăn nhiều hơn 100 mmol Na

+
/ ngày (2,4g natri hoặc 6g muối NaCl).
+ Ăn đủ kali, khoảng 90 mmol/ ngày.
+ Ăn đủ calci và magne để tốt cho sức khỏe chung.
+ Tăng cƣờng rau xanh, hoa quả tƣơi.
+ Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no.
- Tích cực giảm cân (nếu thừa cân), duy trì cân nặng lý tƣởng với chỉ số khối
cơ thể (BMI: body mass index) từ 18,5 đến 22,9 kg/m
2
.
- Cố gắng duy trì vòng bụng dƣới 90cm ở nam và dƣới 80cm ở nữ.

9
- Hạn chế uống rƣợu, bia: không quá 30ml ethanol/ ngày tƣơng đƣơng với
720ml bia, 300ml rƣợu vang hoặc 60ml whisky mỗi ngày, ở phụ nữ và ngƣời
nhẹ cân không quá15ml ethanol mỗi ngày.
- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
- Tăng cƣờng hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận
động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý thƣ giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
Bảng 1.3: Kết quả điều chỉnh lối sống để phòng và điều trị THA [34], [45]
Điều chỉnh
Khuyến cáo
HATTh giảm
Giảm cân
Duy trì cân nặng bình thƣờng
(chỉ số BMI 18,5-22,9 kg/m
2
)
5- 20 mmHg/ giảm

mỗi 10kg cân nặng
Tuân thủ chế độ
ăn DASH
Ăn nhiều rau, quả, giảm chất béo,
giảm mỡ hòa tan, mỡ toàn phần
8-14 mmHg
Chế độ ăn giảm
Na
+

Không ăn hơn 100 mmol Na
+
/
ngày (2,4g Na
+
hoặc 6g NaCl).
2-8 mmHg
Hoạt động thể
lực
Tăng cƣờng hoạt động thể lực
nhƣ đi bộ (ít nhất 30 phút /ngày,
hầu hết các ngày trong tuần).
4-9 mmHg
Hạn chế đồ uống
có cồn
Đàn ông uống không quá 30ml
ethanol tƣơng đƣơng với 720ml
bia, 300ml rƣợu vang, không quá
15ml rƣợu/ ngày ở phụ nữ và
ngƣời nhẹ cân.

2-4 mmHg

1.2.3. Biện pháp dùng thuốc: Chỉ dùng thuốc điều trị THA sau khi đã điều
chỉnh lối sống nhƣng không có kết quả hoặc trong một số trƣờng hợp đặc biệt.


10
1.2.3.1. Thuốc lợi tiểu
Cơ chế tác dụng: [14], [19]
- Tác dụng chính là gia tăng đào thải muối và nƣớc do ức chế sự tái hấp thu
muối tại thận. Có thể xảy ra tại nhiều điểm khác nhau của đơn vị thận nhƣ:
quai Henle: lợi tiểu vòng, ống lƣợn xa: lợi tiểu giữ kali.
- Tác dụng hạ huyết áp đầu tiên là do sự giảm thể tích huyết tƣơng, sau đó là
giảm sức cản ngoại biên (giảm sự tái hoạt động của tế bào cơ động mạch)
Phân loại:
- Nhóm thiazid: là thuốc đƣợc sử dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất trong các
thuốc lợi niệu để điều trị THA nhẹ và trung bình khi tim, thận bình thƣờng.
Là thuốc lựa chọn cho ngƣời cao tuổi (>65 tuổi), dùng liều thấp 12,5- 25 mg/
ngày. Nếu sử dụng lâu, phải bù K
+
hoặc phối hợp amilorid (1mg) và
hypothiazid (10mg). Indapamid là một sulfamid có tác dụng lợi niệu nhƣ
thiazid và làm hạ HA.
- Thuốc lợi niệu quai: tác dụng nhanh, mạnh, thời gian ngắn.
- Thuốc lợi niệu giữ K
+
máu: thƣờng phối hợp với thuốc lợi niệu giảm K
+
để
hạn chế mất K

+
máu. Không dùng chung với thuốc ƢCMC vì dễ gây tai biến
tăng K
+
máu [14], [19].
Bảng 1.4: Các thuốc lợi tiểu thường dùng
Tên thuốc
Hàm lƣợng
Liều khởi đầu
Liều duy trì
Nhóm lợi tiểu thiazide
Hydrochlorothiazide
12,5 mg
12,5-25 mg

Indapamide
1,25 mg
1,25 mg
2,5-5 mg
Nhóm lợi tiểu tác động lên quai Henle
Furosemid
20 mg
20 mg
20 - 320 mg
Nhóm lợi tiểu giữ kali
Spironolacton
25 mg
50 mg
25-100 mg
11

Đặc điểm:
- Thƣờng phối hợp với thuốc hủy giao cảm và thuốc giãn mạch, ít hiệu quả
hơn khi phối hợp với thuốc chẹn kênh Ca
++
. Thuốc tác dụng mạnh trên ngƣời
có hoạt tính renin thấp, ngƣời cao tuổi, ngƣời béo phì, ngƣời da đen, ngƣời có
tăng thể tích huyết tƣơng.
- Thuốc lợi niệu đƣợc dùng phổ biến do hiệu quả (đối với THA nhẹ), rẻ tiền,
dễ sử dụng và tăng tác dụng của thuốc phối hợp [14], [19], [41].
Tác dụng phụ: [14], [19], [42]
- Mất nƣớc hay suy thận chức năng, rối loạn nhịp do mất kali, tăng acid uric
máu, giảm dung nạp đƣờng, biến đổi lipid máu(lợi tiểu thiazid và lợi tiểu
vòng), rối loạn tình dục, tăng kali máu khi dùng lợi tiểu giữ kali, gia tăng độc
tính trên thận của một số thuốc nhƣ chống viêm không steroid, các aminosid.
Chỉ định- Chống chỉ định - Thận trọng: Xem Bảng 1.5.
Bảng 1.5: Chỉ định tuyệt đối và có thể chỉ định, chống chỉ định
và thận trọng đối với các nhóm thuốc chính [2]
Nhóm
thuốc
Chỉ định ƣu tiên
Thận trọng
Chống chỉ
định
Chẹn 


Phì đại lành tính tiền liệt tuyến
Hạ huyết áp thế
đứng, suy tim
Đái dầm

ƢCMC
Suy tim, suy chức năng thất
trái, sau NMCT hoặc BMV đã
rõ, bệnh thận ĐTĐ tuýp 1, phì
đại thất trái, có protein hoặc
microalbumin niệu, rung nhĩ,
HCCH, xơ vữa động mạch

Suy thận, bệnh
mạch máu ngoại
biên

Thai nghén,
hẹpđộng
mạch thận
2bên,kali
máu cao.

ƢCTT
Suy tim, suy chức năng thất
trái, sau NMCT hoặc BMV đã
Suy thận, bệnh
mạch máu ngoại
Thai
nghén,
12
rõ, bệnh thận ĐTĐ tuýp 2, phì
đại thất trái, có protein hoặc
microalbumin niệu, rung nhĩ,
HCCH, không dung nạp

ƢCMC.
biên

bệnh mạch
máu thận

Chẹn 
Nhồi máu cơ tim, đau thắt
ngực, suy tim, nhịp tim nhanh,
tăng nhãn áp, THA ở phụ nữ có
thai.
HCCH, rối loạn
dung nạp
glucose, bệnh
mạch máu ngoại
vi
Hen,
COPD,
block nhĩ
thất độ 2-
3.
Ức chế
calci
(DHP)
Ngƣời già, THA tâm thu đơn
độc, đau thắt ngực, phì đại thất
trái, phụ nữ có thai.
Nhịp tim nhanh,
suy tim.


Ức chế
calci(loại
ức chế
nhịp tim)
Đau thắt ngực, nhịp nhanh trên
thất
Kết hợp với chẹn
beta
Block nhĩ
thất độ 2-
3, suy tim
LT thiazid
/ tƣơng tự
thiazid
Ngƣời già, THA tâm thu đơn
độc, suy tim, dự phòng thứ
phát đột quỵ
HCCH, rối loạn
dung nạp
glucose, có thai
Gút

LT quai
Suy thận giai đoạn cuối, suy
tim


LT kháng
aldosteron
Suy tim, sau nhồi máu cơ tim


Suy thận,
kali máu
cao.


13
1.2.3.2. Thuốc chẹn kênh calci
Cơ chế tác dụng:
Chủ yếu thuốc gắn đặc hiệu vào kênh Ca
++
có ở tế bào cơ tim và cơ trơn
thành mạch, phong tỏa kênh không cho Ca
++
đi vào trong tế bào nên làm giãn
cơ. Các thuốc có cấu trúc dihydropyridin còn ức chế nucleotid
phosphodiesterase vòng ở tế bào cơ trơn dẫn đến tăng nucleotid vòng gây giãn
cơ trơn mạch máu làm giảm HA. Gần đây, ngƣời ta thấy thuốc còn làm tăng
lƣu lƣợng máu tới thận, tăng sức lọc cầu thận nên lợi niệu, góp phần làm hạ
HA [14], [19], [41].
Phân loại:
- Theo cấu trúc hóa học và đặc điểm điều trị, chia 3 nhóm: dihydropyridin
(DHP), benzothiazepin, phenylalkylamin.
- Theo tính chọn lọc, chia thành 2 thế hệ:
+ Thế hệ 1: thuốc chẹn Ca
++
ở màng tế bào và màng túi lƣới nội bào.
+ Thế hệ 2: tác dụng nhƣ thế hệ 1 nhƣng chọn lọc trên tế bào cơ trơn thành
mạch và tim, đồng thời có T
1/2

kéo dài hơn và ổn định hơn [14], [19].
Bảng 1.6: Phân loại thuốc chẹn kênh Ca
++

Nhóm cấu trúc
Tác dụng
đặc hiệu
Thế hệ 1
Thế hệ 2
Dihydropyridin
(DHP)
Động mạch>Tim
Nifedipin
Felodipin, Nicardipin,
Nimodipin, Amlodipin
Nisoldipin, Isradipin
Manidipin, Nitreldipin
Benzothiazepin
Động mạch=Tim
Diltiazem
Clentiazem
Phenylalkylamin
Tim>Động mạch
Verapamil
Gallopamil, Anipamil
- Nhóm diphenylalkylamin: đại diện Verapamil tác dụng trên mô biệt hóa là
chính, giảm tần số rõ nên hay dùng để làm chậm nhịp tim. Chỉ định chính là
nhanh kịch phát trên thất, đến rung nhĩ có tần số cao. Ngoài ra: Verapamil còn
14
đƣợc dùng chữa đau thắt ngực và THA nhƣng vì giảm sức co bóp cơ tim đáng

kể nên chống chỉ định suy tim, nhồi máu cơ tim. Có thể gây táo bón nếu liều
cao hơn 300 mg/ngày, có thể gây nhức đầu, hạ HA tƣ thế.
- Nhóm benzothiazepin: đại diện là diltiazem tác dụng chính lên động mạch
vành và các động mạch ngoại vi, nên hay dùng chữa đau thắt ngực và THA.
Thuốc cũng làm giảm sức co bóp cơ tim. Phản ứng bất lợi khác là phù, ban.
- Nhóm dihydropyridin: đƣợc dùng nhiều nhất trong điều trị THA vì giãn
mạch nhiều mà lại ít giảm sức co bóp cơ tim và cũng ít ảnh hƣởng đến mô
biệt hóa. Phản ứng bất lợi do giãn mạch quá nhanh: bừng mặt, trống ngực, tim
nhanh, nhức đầu, tụt HA, phù chân [42].
Bảng 1.7: Các thuốc chẹn kênh calci thường dùng
Tên thuốc
Hàm lƣợng
Liều khởi đầu
Liều duy trì
Nhóm dihydropyridin
Amlodipin
5 mg
5 mg
2,5-10 mg
Felodipin
5 mg
5 mg
2,5-10 mg
Lacidipin
2 mg
2-6 mg

Nicardipin SR
20 mg
20 mg x 4

60-120 mg
Nifedipin
10 mg
10 mg x 4
30-120 mg
Lercanidipin
10mg
10mg
10mg
Nhóm benzothiazepin
Diltiazem SR
60 mg
60-120 mg x2
120-360 mg
Nhóm Diphenylalkylamin
Verapamil
80 mg
80 mg x 4
80-480 mg
Verapamil LA
120 mg
120-240 mg
120-480 mg
Đặc điểm:
- Không làm tăng hoạt tính renin huyết tƣơng, không làm ứ Na
+
và nƣớc,
không ảnh hƣởng đến chuyển hóa glucose và lipid.

×