Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Góp phần tạo hứng thú học tập thông qua hoạt động “khởi động” trong dạy học môn lịch sử ở trường phổ thông dân tộc nội trú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.6 KB, 27 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

ĐỀ TÀI:

GÓP PHẦN TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG “KHỞI ĐỘNG” TRONG DẠY HỌC MÔN
LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
QUẢNG BÌNH

Quảng Bình, tháng 5 năm 2021
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc


2
2

ĐỀ TÀI:

GĨP PHẦN TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP THƠNG QUA
HOẠT ĐỘNG “KHỞI ĐỘNG” TRONG DẠY HỌC MÔN
LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
QUẢNG BÌNH

Họ và tên: Hồng Thị Lan Hương
Chức vụ: Nhóm trưởng chun mơn,
Trưởng ban Thanh Tra Nhân Dân
Đơn vị công tác: Trường PT Dân tộc nội trú Quảng Bình

Quảng Bình, tháng 5 năm 2021



2

2
2


3
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế tồn cầu hóa, để bắt kịp với nền Giáo dục Quốc tế thì Giáo
dục Việt Nam khơng ngừng đổi mới mà một trong những vấn đề then chốt chính
là phương pháp giáo dục. Luật giáo dục, Chương II, Mục II, Điều 28 có viết:
“ Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Là
giáo viên đứng lớp, chúng tơi xem đó là định hướng thiết thực để thực hiện
nhiệm vụ của mình. Bên cạnh việc chú trọng kiến thức, kĩ năng, nghiên cứu
chuẩn bị bài chu đáo, chúng tơi cịn trăn trở trước mỗi giờ dạy để tạo được hứng
thú học tập cho học sinh.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chất lượng dạy Sử và học Sử có
nhiều giảm sút, thu hút sự quan tâm chú ý của toàn xã hội. Biểu hiện nổi bật của
việc giảm sút chất lượng đó là tình trạng coi thường, nhớ nhầm sự kiện, không
hiểu lịch sử, không vận dụng bài học kinh nghiệm quá khứ vào rèn luyện đạo
đức, phẩm chất, quan điểm tư tưởng.
Sự thờ ơ, lạnh nhạt với mơn Sử cịn thể hiện ở nhận thức của đa số học
sinh và phụ huynh khi xem môn Lịch sử là mơn phụ, dễ học, chỉ cần học thuộc
lịng sách giáo khoa, không cần tư duy, động não. Các em ít chú ý nghe giảng,
các em ghi chép lại những gì giáo viên ghi trên bảng và học thuộc lịng,. Khơng

biết kết hợp với sách giáo khoa, khơng biết tìm hiểu mối liên hệ giữa lịch sử với
các mơn học khác. Các em lười suy nghĩ, không biết phân tích vấn đề, hay nhớ
nhầm lẫn giữa nội dung này với nội dung khác. Không biết nêu vần đề thảo luận
và tìm hiểu. Thái độ học tập của các em với mơn học cịn mang tính chất đối phó
với các kì thi, kiểm tra.
Đối với học sinh trường Phổ thơng Dân tộc nội trú Quảng Bình, chất
lượng đầu vào thấp so với các trường công lập khác trong tỉnh, nhiều học sinh ý
3


4
thức tự giác học tập chưa cao nên việc thu hút học sinh trong các bài dạy cịn rất
khó khăn. Với đối tượng học sinh dân tộc, đòi hỏi người giáo viên phải tìm tịi
nhiều biện pháp phù hợp trong quá trình dạy học để thu hút sự chú ý và tạo hứng
thú cho các em trong các tiết học nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Là một giáo viên dạy môn Lịch sử, tôi luôn trăn trở về việc dạy học của
mình, làm sao để nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử, làm sao để các em u
thích mơn học này… trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng như hiện nay.
Để bắt kịp xu thế thời đại, việc đổi mới tồn diện q trình dạy học nói chung và
dạy học Lịch sử nói riêng là vấn đề cấp thiết để nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn Lịch sử, mở rộng “thị phần” trong tình cảm và suy nghĩ của các em học
sinh, từ đó tạo cho các em có thái độ đúng đắn và động cơ học tập tốt hơn.
Hoạt động khởi động đóng vai trị quan trọng trong giờ học. Nó là hoạt
động khởi đầu nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong tồn tiết
học. Nếu tổ chức tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để
lôi kéo học sinh vào giờ học. Hơn nữa, nếu càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên
những bất ngờ thú vị cho học sinh. Vì thế người học sẽ khơng cịn cảm giác mệt
mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ
được thoải mái tham gia vào hoạt động học tập mà không hề hay biết. Giờ học
cũng bớt sự căng thẳng khô khan.

Nhưng thực tế dạy học lại cho thấy rất nhiều giáo viên khó kiếm tìm được
một cách khởi động để cho tiết học sinh động, hấp dẫn hoặc có tổ chức nhưng
hiệu quả khơng cao do hình thức tổ chức nhàm chán, rời rạc, năng về kiến thức...
1.2. Điểm mới của đề tài
Xuất phát từ các lí do trên nên tơi mạnh dạn chọn đề tài: “Góp phần tạo
hứng thú học tập thông qua hoạt động “khởi động” trong dạy học môn Lịch
sử ở trường Phổ thông dân tộc nội trú Quảng Bình” . Đây vẫn là một vấn đề
khá mới mẻ. Với sáng kiến này, tơi vừa củng cố về lí luận và phương pháp dạy
học sử nói chung và hoạt động khởi động nói riêng, vừa giúp cho việc dạy học
trong nhà trường được sinh động và hấp dẫn hơn, mang lại hứng thú học tập cho
4


5
học sinh và hiệu quả cao hơn trong giờ học. Giúp học sinh huy động những kiến
thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến
bài học mới. Sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ
đầu tiết học.
Sáng kiến được áp dụng chương trình lịch sử 10,11,12 năm học 2020 2021 tại đơn vị Trường PT Dân tộc nội trú Quảng Bình và cũng có thể áp dụng
rộng rãi trong các Trường PTTH trong toàn tỉnh.

5


6
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng công tác dạy và học Lịch sử
2.1.1. Về phía giáo viên.
Qua thực tế giảng dạy cho thấy, hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp
giảng dạy của các thầy cô trường phổ thông Dân tộc nội trú Tỉnh đều thực hiện

rất tốt, diễn ra đồng bộ ở tất cả các bộ môn, việc sử dụng theo hướng tích cực
một cách thường xuyên và thực sự cho thấy đạt kết quả khả quan và tác dụng
tích cực làm chuyển biến đến chất lượng giảng dạy của các bộ môn.
Bản thân tôi là một giáo viên yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm, nhận
thức được tầm quan trọng của đổi mới dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, độc lập nhận thức của học sinh. Do vậy, trong những năm qua tôi đã luôn
học hỏi và vận dụng sáng tạo, linh hoạt các hình thức tổ chức, phương pháp
phương tiện dạy học cũng như kiểm tra đánh giá phù hợp với đối tượng học sinh
để đem lại niềm vui, hứng thú học tập lịch sử cho các em.
Tuy nhiên một bộ phận giáo viên lười học hỏi và đổi mới phương pháp dạy
học, còn nặng về nội dung kiến thức. Đặc biệt học không chú trọng khâu khởỉ
động. Vì vậy làm cho bài học nặng nề, nhàm chán cũng là một trong nguyên
nhân làm học sinh không hứng thú trong giờ học.
Hầu hết các giáo viên đều cho rằng hoạt động khởi động không cần thiết do
nặng về kiến thức, nên nhiều giáo viên vẫn thiên về cung cấp kiến thức cho học
sinh, mở bài vẫn chủ yếu lựa chọn phương pháp truyền thống
Hoạt động khởi động dù chỉ là một khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm
kiến thức cần đạt nhưng nó có tác dụng tạo tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng, hưng
phấn cho học sinh vào đầu giờ học. Điều đó có nghĩa là nó sẽ ảnh hưởng lớn đến
tồn bộ bài dạy. Rất nhiều giáo viên trong quá trình dạy học thường khơng tổ
chức hoạt động khởi động vì nhiều lí do: lo lắng vì thời gian khơng đủ cho kiến
thức bài dạy; không biết tổ chức như thế nào; sợ hoạt động gây ồn ảnh hưởng
lớp học khác...Vì vậy, trong quá trình dạy, dù rất cố gắng, nhiều giáo viên cũng
khơng thể lôi kéo sự tập trung của học sinh, hiệu quả giờ học bị giảm sút động.
6


7
Vì vậy một bộ phận học sinh có tâm lí “chán học” mơn Sử là do các em khơng
có hứng thú học tập mơn học.

2.1.2. Về phía học sinh
Lịch sử là quá khứ, là nguồn cội. Học lịch sử là tìm về q khứ, biết ơn về
cha ơng ta và công lao của họ. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy có nhiều học
sinh tỏ ra chán ghét mơn Lịch sử và bỏ lại quá khứ, dân tộc. Một phần là do các
em khơng có hứng thú học tập mơn học.
Thực tế dạy học trong nhà trường cho thấy trong một lớp học khả năng
tiếp thu của mỗi em học sinh là khác nhau cho nên hứng thú của mỗi em cũng sẽ
khác. Nhiều học sinh hào hứng đón nhận giờ Sử. Các em tìm thấy những quá
khứ hào hùng, những lãnh tụ vĩ đại, những chiến thắng lẫy lừng…của dân tộc,
hoặc các em cảm thấy nhẹ nhóm, thoải mái hơn so với những tiết học tự nhiên
khác. Tuy nhiên có rất nhiều học sinh có thói quen thụ động trong học tập, chỉ
đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư
duy. Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, nhớ các kiến thức lịch sử một cách
rời rạc và rất nhanh qn. Nhiều học sinh cịn có biểu hiện uể oải, mệt mỏi
trong giờ học. Thói quen lười vận động, lười tư duy, học tập hời hợt, không
hứng thú đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến kết quả học tập.
Để tìm hiểu hứng thú, phương pháp học tập của học sinh đối với sự hiểu
biết về NLHT trong dạy học Lich sử, tôi đã tiến hành điều tra 220 HS ở một số
trường THPT trong tỉnh.
Qua khảo sát học sinh khối 12, gồm 112 học sinh đa số các em không
quan tâm đến hoạt động khởi động(41,8%),chỉ hoảng 24% học sinh chú ý đến
hoạt động khởi động . Nhưng khi hỏi: Nếu khởi động tạo cho em sự tò mò, hứng
thú em có muốn tìm hiểu bài học khơng ? Thì đa số các em (82%) được khảo sát
đều có nhu cầu mong muốn có tiết học sơi nổi, hâp dẫn ngay từ hoạt động khởi
động để kích thích nhu cầu tự tìm hiểu, khám phá và chiếm lĩnh kiến thức một
cách tích cực.

7



8
2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng
Vậy nguyên nhân đưa tới hiện trạng này là gì? Đây là câu hỏi lớn đặt ra
cho các giáo viên dạy Sử và những người nghiên cứu Lịch sử. Có thể nêu ra một
số ngun nhân chính sau:
Thứ nhất, chương trình sách giáo khoa lịch sử khô cứng, chưa đủ sức hấp
dẫn; nhiều mốc thời gian, sự kiện khó nhớ khó thuộc gây ra sự rối loạn cho học
sinh, không đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo tinh thần phát huy năng lực
của học sinh.
Thứ hai, trong quan niệm của nhiều phụ huynh và học sinh thì các mơn xã
hội khi thi đại học ít có cơ hơi chọn trường, chọn ngành hơn.
Thứ ba, nhiều giáo viên các bộ môn xã hội hiện nay vẫn thường giảng dạy
với phương pháp cũ: “thầy đọc trị ghi, học thuộc lịng” khiến học sinh khơng
hứng thú học và cảm thấy áp lực với bộ môn.
2.1.4. Kết luận
Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy
động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội
dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tị mị,
sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học.
Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân
hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng
lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị
phần khởi động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng
học sinh và cả điều kiện của giáo viên. Như vậy có thể hiểu, hoạt động này chưa
địi hỏi sự tư duy cao, không quá coi trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo
tâm thế tốt nhất cho các em nhập cuộc, lơi kéo các em có hứng thú với các hoạt
động phía sau đó.
Qua q trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn tơi khẳng định rằng việc tổ
chức các hoạt động khởi động cho học sinh trong dạy học Lịch sử là rất cần


8


9
thiết, do vậy người giáo viên phải thường xuyên phải tìm tịi góp phần tạo hứng
thú học tập và nâng cao hiệu quả bài học.
2.2. Nội dung đề tài
2.2.1. Quan niệm về hoạt động khởi động
Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy
động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội
dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò,
sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học.
Hoạt động khởi động thường được tổ chức thơng qua hoạt động cá nhân
hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng
lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị
phần khởi động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng
học sinh và cả điều kiện của giáo viên.
Như vậy có thể hiểu, hoạt động này chưa địi hỏi sự tư duy cao, khơng q
coi trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em
nhập cuộc, lôi kéo các em có hứng thú với các hoạt động phía sau đó.
2.2.2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Lịch sử thông qua hoạt động
khởi động
Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông “nhằm giúp học
sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hồn
thiện học vấn phổ thơng và những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng
nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển,
tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc học nghề đi vào cuộc sống lao
động” (Điều 27, mục 2, chương 2, Luật giáo dục năm 2005) [trang 36].
Cùng với môn học khác, môn Lịch sử có vị trí, vai trị quan trọng trong
việc phát triển tồn diện học sinh đó là cung cấp kiến thức cơ bản có hệ thống về

lịch sử phát triển hợp qui luật của dân tộc và xã hội lồi người. Trên cơ sở đó
giáo dục lịng u nước tự hào dân tộc, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, rèn luyện năng lực tư duy và thực hành. Để thực hiện được chức năng và
9


10
nhiệm vụ đó, người giáo viên phải sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học và
không ngừng đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy
động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội
dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tị mị,
sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Hay nói cách khác khởi
động trong tiết học là hoạt động chuyển từ trạng thái “nghỉ” sang trạng thái
“học” của học sinh.
Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân
hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng
lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị
phần khởi động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng
học sinh và cả điều kiện của giáo viên.
Như vậy có thể hiểu, hoạt động này chưa đòi hỏi sự tư duy cao, không quá
coi trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nhập
cuộc, lơi kéo các em có hứng thú với các hoạt động phía sau đó.
Thơng thường, mỗi bài học lịch sử được thiết kế thành các hoạt động nối
tiếp nhau, đó là : Hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt
động luyện tập và hoạt động tìm tịi, vận dụng, mở rộng. Như vậy, hoạt động
khởi động là hoạt động đầu tiên của một bài học, có thể coi là bước “trải đệm”
để dẫn dắt học sinh vào bài mới tốt hơn. Trước yêu cầu đổi mới phương pháp
dạy học lịch sử hiện nay, tất yếu giáo viên cần coi trọng hoạt động khởi động sao
cho tạo được ấn tượng đầu tiên tốt đẹp nhất giúp học sinh chủ động, tự tin khám

phá kiến thức. Có một ý kiến từng nói “hãy coi trọng một phút đầu tiên, bạn sẽ
khơng mất những phút cịn lại đi tìm tâm hồn của trẻ”.
Trong phương pháp dạy học truyền thống, phổ biến nhất là giáo viên mở
đầu bài học bằng cách nói mượt mà, trơn tru, giới thiệu ngắn gọn, khái quát về
bài học. Mặc dù để có được những lời vào bài hay như vậy, giáo viên cũng phải
đầu tư thời gian nghiên cứu bài học, lựa chọn và sắp xếp từ ngữ để diễn đạt bằng
10


11
sự biểu cảm; nhưng trong cách mở đầu ấy, ta chỉ thấy nổi lên hoạt động của giáo
viên, nặng về lí thuyết, tận dụng mọi cơ hội để cung cấp kiến thức. Học sinh vẫn
chỉ thụ động nghe mà không được tham gia vào các hoạt động học tập, trong khi
các em ln có nhu cầu được tự tìm hiểu và khám phá. Vì vậy, sự tích cực, sáng
tạo, sự hào hứng của học sinh với bài học ngay từ đầu đã dường như khơng có.
2.2.3. Một số hình thức khởi động.
Vậy để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, giáo viên
có thể sử dụng các cách khởi động vào bài học như sau:
2.2.3.1. Khởi động với một tình huống có vấn đề
Tạo tình huống nghĩa là giúp các em tưởng tượng ra một tình huống cụ
thể nào đó gần với nội dung bài học để các em trải nghiệm, tưởng tượng. Từ đó
dẫn dắt vào bài. Xây dựng tình huống học tập địi hỏi giáo viên phải tìm được
tình huống thú vị, khơi dậy sự ham thích học tập, tính chủ động sáng tạo của
người học.
Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức,
kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài
liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ “cái” học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá
nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra “cái” chưa biết và muốn biết
thơng qua hoạt động này. Từ đó, giúp học sinh suy nghĩ và bộc lộ những quan
niệm của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập.

2.2.3.2. Khởi động với một bài tập hay một câu trích dẫn
Các câu hỏi trong phần khởi động có thể chỉ là một tình huống để cho học
sinh phát hiện hay huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết tình huống ấy.
Các vấn đề hay câu hỏi được đưa ra sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, xâu chuỗi
vấn đề một cách mạch lạc đồng thời tạo hứng thú cho học sinh vào tiết học mới
để khám phá vấn ý tưởng đề cịn đang bỏ ngỏ.Từ đó học sinh nêu những và suy
nghĩ của bản thân, giáo viên sẽ dựa vào đó dẫn dắt vào nội dung bài học.
Việc thay đổi hình thức khởi động từ việc chỉ dùng một vài câu để dẫn dắt
vào bài thay bằng tổ chức một hoạt động để học sinh được tham gia trực tiếp
11


12
giải quyết vấn đề là một hoạt động thiết thực. Hoạt động phải xác định rõ mục
tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng; chuyển
giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng, cần kiểm kê lại kiến thức của học
sinh (xem học sinh đã có được kiến thức gì liên quan đến bài học), tạo hứng thú
cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào phần hình
thành kiến thức mới. Mỗi hoạt động khởi động cũng giống như món ăn khai vị
trong một bữa tiệc, tạo tâm thể chủ động cho học sinh khi vào tiết học.
Một nội dung trích dẫn cơ đọng và thích hợp sẽ thu hút ngay sự quan tâm
của học sinh trong việc khám phá kiến thức mới.
2.2.3.3. Khởi động bằng một hình ảnh, một thước phim, một video ca nhạc
Giáo viên sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, trình chiếu cho học
sinh xem một video, một thước phim hoặc những hình ảnh có liên quan đến nội
dung bài học; sau đó sử dụng những câu hỏi hướng vào nội dung của bài để định
hướng tư duy cho học sinh. Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên đưa ra
nhận xét và khái quát những vấn đề trọng tâm, giúp các em dễ dàng tham gia
vào hoạt động học tập.
2.2.3.4. Khởi động dưới dạng tổ chức trò chơi

Trò chơi là hoạt động được các học sinh thích thú tham gia. Vì vậy nó có
khả năng lôi kéo sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập. Rất nhiều trị chơi
ngồi mục đích đó cịn có thể ơn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt
động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Hoặc có những trị
chơi giúp các em vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những
áp lực tâm lý do tiết học trước gây ra.
Giáo viên có thể tổ chức các trị chơi như giải ơ chữ may mắn, lật mở
miếng ghép, đuổi hình bắt chữ, vịng quay kì diệu,... Cách tổ chức này giúp giờ
học sôi nổi, học sinh có hứng thú, rèn luyện khả năng phản ứng nhanh và sự
mạnh dạn, tự tin trước tập thể.
Sau hoạt động khởi động (HĐKĐ), giáo viên cần chuẩn bị thêm những lời
dẫn vào bài sinh động nhằm kết nối giữa HĐKĐ và hoạt động hình thành kiến
12


13
thức, để các hoạt động học tập được liền mạch, có tác dụng kích thích hứng thú
học tập của học sinh.
2.2.4. Những lưu ý khi tổ chức hoạt động khởi động
2.2.4.1.Xác định mục tiêu khởi động
Hoạt động khởi động phải xác định rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và
kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng; chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một
cách rõ ràng. Nhiệm vụ khi chuyển giao cho học sinh trong hoạt động khởi động
cần kiểm kê lại kiến thức của học sinh (xem học sinh đã có được kiến thức gì
liên quan đến bài học), tạo hứng thú cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để
dẫn dắt học sinh vào phần hình thành kiến thức mới.
2.2.4.2.Kỹ thuật cơ bản khi xây dựng hoạt động khởi động
Với phương pháp dạy học truyền thống, khởi động chỉ bằng một vài câu
dẫn nhập nên khơng mất nhiều thời gian. Với hình thức đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, do đó khởi động cần tổ

chức thành hoạt động để học sinh trực tiếp tham gia nên sẽ cần lượng thời gian
nhiều hơn. Vì vậy khi xây dựng kịch bản cho hoạt động khởi động, giáo viên
cần lưu ý không lấy những nội dung không thiết thực với bài học, tránh lấy
những nội dung mang tính chất minh họa mà cần cụ thể: sử dụng nội dung bài
học để khởi động, sao cho trong khởi động sẽ bao quát được nội dung bài học,
qua đó giúp GV biết được học sinh đã có kiến thức gì trong bài mới và chưa biết
gì để khai thác sâu vào những nội dung học sinh chưa biết (điều này có thể sẽ
khác nhau ở từng lớp nên giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với
đối tượng học sinh ở các lớp).
Hoạt động khởi động là bước “ thực hiện các động tác nhẹ trước khi thực
hiện công việc” nên việc khởi động cũng cần nhẹ và sinh động để tạo sự hấp dẫn
cho học sinh. Việc đặt câu hỏi hay tình huống khởi động cần chú ý tạo được
hứng thú cho học sinh: để học sinh được thực hiện nhiệm vụ, được tham gia trả
lời câu hỏi hoặc tham gia vào các tình huống khởi động. Câu hỏi tình huống đưa
ra ở phần này cũng cần có nhiều mức độ trong đó nhất thiết phải có câu dễ học
13


14
sinh nào cũng có thể trả lời được. khi các em trả lời được sẽ phần nào sẽ cảm
thấy vui vẻ, thích thú để tạo tâm lý tốt khi vào bài học. Ở mỗi hoạt động khởi
động đều xuất phát từ nội dung bài học, nhưng nếu tình huống nào đưa ra học
sinh cũng giải quyết được thì các em sẽ khơng có hứng thú tìm hiểu kiến thức
mới, khơng kích thích được trí tị mị và nhu cầu học tập một cách chủ động và
tích cực của các em.
Khi áp dụng tổ chức hoạt động Khởi động cho tất cả các tiết học ở các
lớp thì giáo viên bộ môn nên lưu ý: Kế hoạch hoạt động đã xây dựng cần có sự
điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm học sinh của từng lớp; tránh việc xây dựng
1 tình huống cố định dùng chung cho tất cả các lớp trong cùng một khối.
Phương án xây dựng tình huống khởi động giữa các tiết, các bài học nên có sự

đổi mới về hình thức, phương pháp; tránh sự nhàm chán cho học sinh khi tiết
học nào cũng tổ chức hoạt động khởi động theo kiểu “đến hẹn lại lên” với các
bước tuần tự như nhau.
Để hoạt động khởi động góp phần vào hiệu quả của bài học lịch sử, khi
thực hiện, giáo viên cần đảm bảo những yêu cầu sau:
Thứ nhất, hoạt động khởi động phải gắn chặt với nội dung cơ bản của bài
học để giúp định hướng tư duy học sinh vào nội dung chính ngay từ đầu, tránh
bị phân tán vào các vấn đề lan man, không cần thiết, làm giảm hiệu quả bài học.
Thứ hai, hoạt động khởi động phải phù hợp với trình độ học sinh và điều
kiện dạy học của nhà trường. Đảm bảo tính vừa sức học sinh trong hoạt động
khởi động cũng nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng tham gia vào hoạt động
học tập, đạt được mục tiêu dạy học đề ra.
Thứ ba, theo Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 8/10/2014 về việc
hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra
đánh giá, giáo viên phải “chuyển giao nhiệm vụ rõ ràng thể hiện ở yêu cầu về
sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao
nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh;
đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ”. Trên cơ
14


15
sở đó, đối chiếu mục tiêu với sản phẩm giáo viên sẽ đánh giá được khả năng của
học sinh và bổ sung để hoàn thiện nếu cần thiết.
Thứ tư, giáo viên cần lựa chọn các tình huống, những câu hỏi đắt giá để
giúp học sinh động não chứ không nên đưa những câu hỏi mờ nhạt, đưa ra rồi
không giải quyết. Làm như vậy sẽ khơng phát huy được tính tích cực học tập của
học sinh.
Thứ năm, kết thúc hoạt động khởi động, giáo viên cần bố trí thời gian
thích hợp để học sinh bày tỏ quan điểm cũng như sản phẩm hoạt động của mình.

Đây cũng là dịp để giáo viên đánh giá sự nỗ lực của các thành viên trong lớp.
Qua đây, các em có hứng thú học tập, có động lực để thực hiện các nhiệm vụ
tiếp theo, có sự tự tin trước tập thể, phát triển các năng lực của bản thân.

15


16
2.3. Một số minh chứng hoạt động khởi động
BÀI 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII
(Chương trình Lịch sử 10 Ban cơ bản)
Cách tổ chức 1:
A.Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu:
Với việc HS quan sát một số hình ảnh về nước Pháp, các em có thể gợi nhớ lại
những hiểu biết của bản thân về nước Pháp để giải quyết vấn đề. Từ đó kích thích sự
tị mị, mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết về Cách mạng tư sản Pháp cuối thế
kỷ XVIII.
2. Tổ chức:
GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát những bức ảnh và thảo luận một số
vấn đề dưới đây:

1. Những hình ảnh trên có liên quan đến quốc gia nào? Nêu những hiểu biết của em
16


17
về quốc gia đó hiện nay?
2. Để đạt được những thành tựu như ngày nay, nhân dân Pháp đã trải qua một cuộc
cách mạng “long trời lở đất” vào cuối thế kỷ XVIII. Em biết gì về cuộc cách mạng

này?
3. Vì sao Lênin gọi cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII là cuộc “Đại cách
mạng”?
3. Sản phẩm đạt được: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác
nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài
mới.
Cách tổ chức 2:
A.Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu:
Với việc HS xem đoạn video một số hình ảnh về nước Pháp, các em có thể gợi
nhớ lại những hiểu biết của bản thân về nước Pháp . Từ đó kích thích sự tị mị, mong
muốn tìm hiểu những điều chưa biết về Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII.
2. Tổ chức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: HS xem đoạn Video một số hình ảnh về đất
nước Pháp. sau đó trả lời câu hỏi:

17


18

1. Đoạn video trên đưa các em đến thăm đất nước xinh đẹp nào?Vào thế kỉ XVIII ở
đất nước xinh đẹp đó đã diễn ra sự kiện gì? Vì sao diễn ra sự kiện đó?Sự kiện đó tác
động như thế nào đến tình hình nước Pháp cuối thế kỉ XVIII?
3. Sản phẩm đạt được: - HS trả lời câu hỏi. GV dẫn nhập vào bài mới.
BÀI 9: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU
TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 – 1921)
(Chương trình Lịch sử 11 Ban cơ bản)
Cách tổ chức 1:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.

1. Mục tiêu: nhằm giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn
bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới.
2. Tổ chức: GV cho HS xem 1 đoạn phim tự liệu về kỉ niệm 100 năm ngày
thắng lợi của CM tháng Mười nga do đài truyền hình VN tổ chức ngày 17/10/2017,
và sau đó hỏi HS đây là sự kiện gì, em biết gì về sự kiện đó?.
3. Sản phẩm:
HS trả lời: kỉ niệm 100 năm ngày thắng lợi của CM tháng Mười nga do đài
truyền hình VN tổ chức . Nếu HS trả lời được GV có thể bổ sung thêm và dẫn dắt vào
bài mới. Nếu ko có em nào nhận ra GV có thế giới thiệu trực tiếp vào bài…
Đầu thế kỉ XX có một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại có tác động và ảnh
hưởng rất lớn, mở đầu và mở đường cho sự phát triển của phong trào cách mạng thế
giới, cuộc đấu tranh giải phóng người lao động và các dân tộc bị áp bức, mở ra kỷ
nguyên mới cho lịch sử lồi người, đó là Cách mạng tháng Mười Nga. Để hiểu được
tại sao 1917 nước Nga lại diễn ra cách mạng xã hội chủ nghĩa, diễn biến, kết quả, ý
nghĩa của cách mạng Nga 1917 chúng ta tìm hiểu bài 9.
Cách tổ chức 2:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
1. Mục tiêu
Với việc học sinh nhớ lại kiến thức của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, với
18


19
hệ quả không mong muốn là cách mạng tháng Mươi Nga, sự ra đời của nước Nga Xô
viết. Tuy nhiên, các em chưa có thể biết đầy đủ và chi tiết tại sao bùng nổ cách mạng,
những diễn biến chính, và tác động của cuộc cách mạng tháng Mười Nga đối với tình
hình thế giới. Từ đó kích thích sự tị mị, lịng khát khao mong muốn tìm hiểu những
điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
2. Tổ chức
Giáo viên cho học sinh nghe bài hát và giao nhiệm vụ cho học sinh:

1. Tên bài hát? Bài hát gợi nhắc đến đất nước nào? Cảm nhận của em về giai
điệu của bài hát?
2. Sự kiện nào là hệ quả không mong muốn của các nước đế quốc trong Chiến
tranh thế giới thứ nhất? Nêu những điều đã biết và muốn biết về sự kiện đó.
Học sinh hoạt động cá nhân, thảo luận theo nhóm.
Giáo viên u cầu đại diện của 1 nhóm trình bày sản phẩm của mình.
3. Gợi ý sản phẩm
- Bài hát Kachuisa, đất nước Nga, giai điệu bài hát nhộn nhịp, vui tươi thể hiện
sức sống của con người Nga.
- Hệ quả không mong muốn của các nước đế quốc trong Chiến tranh thế giới
thứ nhất là Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết được thành
lập.
- Giáo viên xác định nhiệm vụ cần giải quyết trong bài học
1. Đặc điểm nổi bật của nước Nga trước năm 1917. Tại sao lại diễn ra hai cuộc
cách mạng năm 1917?
2. Nét chính của cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười tại Nga năm
1917.
3. Tại sao Hồ Chí Minh nhận xét “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng
Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột
trên trái đất. Trong lịch sử lồi người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa
to lớn và sâu xa như thế.”

Bài 13: NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918-1939)
(Chương trình Lịch sử 11 Ban cơ bản)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
1. Mục tiêu
Với việc học sinh tham gia trò chơi “ Mảnh ghép lịch sử” tìm hiểu những
thơng tin về nước Mĩ. Học sinh có những kiến thức ban đầu về nước Mĩ. Tuy nhiên,
các em chưa có thể biết đầy đủ và chi tiết nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất,

là nơi diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng trong lịch sử phát triển của chủ
19


20
nghĩa tư bản. Từ đó kích thích sự tị mị, lịng khát khao mong muốn tìm hiểu những
điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
2. Tổ chức
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “ Mảnh ghép lịch sử”
1. Là món quà nước Pháp dành tặng năm 1886. Tên thật của món quà nổi
tiếng này là “Tự do thắp sáng thế giới”.
2. Tên của người anh hùng giải phóng dân tộc được đặt tên của thủ đô sau
ngày lập quốc . 4/7 là ngày Quốc khánh.
3. Là quốc gia giàu nhất thế giới, chiếm 25 nền kinh tế thế giới.
4. Đồng tiền của quốc gia này có giá trị lưu hành trên toàn thế giới.
Học sinh hoạt động cá nhân, tham gia trò chơi.
3. Gợi ý sản phẩm
Nước Mĩ.
Trong những năm 1918 – 1939, nước Mĩ đã trải qua những bước thang trầm
đầy kịch tính: Sự phồn vinh của nền kinh tế trong thập niên 20, đến khủng hoảng và
suy thối nặng nề chưa từng có trong lịch sử nước Mĩ trong những năm 1929-1933.
Chính sách Mới của Tổng Thống Ru-dơ-ven đã đưa nước MĨ thoát khỏi khủng hoảng
và duy trì được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản . Để hiểu được những bước thăng
trầm của lịch sử nước Mĩ , chúng ta cùng tìm hiểu bài 13
Bài 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925.
(Chương trình Lịch sử 12 Ban cơ bản)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu
Với việc học sinh làm bài tập nối các sự kiện với các mốc thời gian tương

ứng, các em nhớ lại những nét chính của lịch sử dân tộc từ giữa thế kỉ XIX đến
đầu thế kỉ XX về phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta. Tuy nhiên,
nhưng các em chưa có thể biết đầy đủ và chi tiết sự phát triển của phong trào đấu
tranh của nhân dân ta từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã có sự kế thừa và
phát triển hơn. Từ đó kích thích sự tị mị, lịng khát khao mong muốn tìm hiểu
những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
2. Tổ chức
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh. Cụ thể như sau
Hãy chỉ ra mối liên hệ đúng giữa thời gian và sự kiện.
20


21
Thời gian
Sự kiện
1. 1858
a. Hiệp ước Pa-tơ-nốt
2. 1884
b. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
3. 1885-1896
c. Pháp xâm lược Việt Nam
4. 1897-1914
d. Phong trào Cần vương
Học sinh hoạt động theo cặp đơi để hồn thành. sản phẩm của mình.
3. Gợi ý sản phẩm
Giáo viên yêu cầu học sinh nộp sản phẩm và gọi đại diện của 2-3 cặp đôi
nêu kết quả sản phẩm. Giáo viên đưa ra phương án đúng.
Giáo viên sử dụng trục thời gian để khái quát các sự kiện chính của lịch
sử dân tộc từ 1858-1914 và kết nối vào bài học.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác

thuộc địa lần 2 đã tạo ra những chuyển biến trong kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo
dục. Những chuyển biến đó đã tác động đến phong trào đấu tranh của nhân dân
ta từ 1919 – 1925 và tạo ra bước phát triển mới của phong trào. Để hiểu rõ hơn
những bước phát triển đó ta cùng tìm hiểu bài 12
Bài 16:
PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG
TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI.

(Chương trình Lịch sử 12 Ban cơ bản)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu
Học sinh tái hiện lại được một số sự kiện lịch sử thế giới, Việt Nam đã học
trong giai đoạn 1939-1945, một số nội dung kiến thức đã học trong chương trình lớp
9.
2. Tổ chức
Hoạt động nhóm
- Phương pháp/ kĩ thuật: Tổ chức cho học sinh chơi trị chơi “Ơ cửa bí mật”
- Các bước thực hiện:
+ Bước 1: giáo viên phổ biến luật chơi:
• Chia lớp làm 2 đội lớn, lần lượt các đội lật ô chữ, sau 10 giây phải đưa ra
đáp án. Nếu không chính xác đội cịn lại có cơ hội trả lời.
• Mỗi ô chữ là một câu hỏi liên quan đến sự kiện lịch sử thuộc các lĩnh vực
trong giai đoạn 1939-1945.
• Đội nào trả lời chính xác nhiều câu hỏi sẽ chiến thắng.
+ Bước 2: Hết 3 phút, học sinh lật được 6 ô chữ .
+ Bước 3: giáo viên đánh giá hoạt động của học sinh.
Giáo viên thuyết trình: Từ năm 1939- 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai diễn
ra, diễn biến của chiến tranh đã tác động đến cục diện thế giới và phong trào cách
mạng các nước, trong đó có Việt Nam, nhiệm vụ dân tộc đặt lên hàng đầu. Trước tình
hình đó Đảng Cộng sản Đơng Dương đã kịp đưa ra chủ trương cách mạng phù hợp để

21


22
giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Bài 23: KHƠI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC,
GIẢI PHĨNG HỒN TỒN MIỀN NAM (1973-1975).
(Chương trình Lịch sử 12 Ban cơ bản)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu:
Với việc cung cấp cho học sinh ảnh tư liệu về ngày giải phóng miền Nam, bài
hát " Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Học sinh
nhớ về ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Tuy nhiên, các em chưa biết
được những sự kiện lịch sử đã diễn ra trong giai đoạn đó. Điều này sẽ kích thích sự tị
mị, lịng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình
thành kiến thức mới của bài học.
2. Tổ chức:
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các bức ảnh tư liệu và thực hiện yêu cầu:

22


23

1. Đặt tên các bức ảnh tư liệu và chỉ ra mối liên hệ giữa các bức ảnh đó?
2. Những bức ảnh gợi em nhớ sự kiện trọng đại nào của dân tộc?
3. Nêu những điều em đã biết và muốn biết về sự kiện đó?
Học sinh hoạt động cá nhân để tìm hiểu về những vấn đề đã nêu.
3. Gợi ý sản phẩm:
23



24
Giáo viên yêu cầu 2 học sinh trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau,
giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài
mới.

24


25
3. KẾT LUẬN
3.1.Kết luận
Sau một năm áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng trên vào quá
trình giảng dạy thực tế tại nhà trường, tôi rút ra nhiều kinh nghiệm và nhận thấy
cần có những điều chỉnh để hồn thiện hơn nữa phương pháp dạy học của bản
thân và phù hợp với đối tượng học sinh trường PT Dân tộc trú Quảng Bình để
tiếp tục triển khai trong năm học 2021 – 2022.
Trong phần Khởi động, tôi sẽ sử dụng nhiều hơn các hình thức như trị
chơi và xem video bởi vì khi áp dụng những hình thức này tôi nhận thấy học
sinh hào hứng và sôi nổi hơn các hình thức khác. Tuy nhiên, cần chú ý về mặt
thời gian đảm bảo học sinh không bị cuốn vào phần này mà vẫn chuẩn bị tốt tâm
thế để chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo.
Với những hiệu quả bước đầu trên, tôi sẽ nhân rộng việc áp dụng các biện
pháp này cho các lớp mà tôi giảng dạy trong năm học 2021 – 2022, để tiếp tục
góp phần nâng cao hiệu quả môn học và chất lượng của nhà trường.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả giáo dục về kiến thức, kỹ năng và hình thành những năng lực cần thiết cho
học sinh là nhiệm vụ hết sức cần thiết. Đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ và đồng
thuận từ các cấp lãnh đạo đến đội ngũ giáo viên.

Với bản thân tôi đang là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở một trường THPT
mà chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp, tôi thấu hiểu được sự vất vả, cố
gắng của các đồng nghiệp trong việc nâng cao chất lượng bộ mơn nói riêng và
của nhà trường nói chung.
Đề tài : “Góp phần tạo hứng thú học tập thơng qua hoạt động “khởi
động” trong dạy học môn Lịch sử ở trường Phổ thơng dân tộc nội trú Quảng
Bình” mà tơi đã trình bày như trên cũng là một trong những nỗ lực, tâm huyết
của bản thân tôi với một mục tiêu là làm sao để học sinh cảm thấy hứng thú, u
thích bộ mơn Lịch sử, để các em có điểm tựa trong học tập sau này và đó cũng
là tiền đề cần thiết để hình thành các kỹ năng sống tích cực cho học sinh THPT.
25


×