Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn sử dụng truyện kể lịch sử để tạo hứng thú học môn lịch sử lớp 10 thpt triệu sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.21 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG TRUYỆN KỂ LỊCH SỬ ĐỂ TẠO HỨNG THÚ
HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 10
Người thực hiện: Trịnh Thị Hoài
Chức vụ: Giáo viên
Sáng kiến kinh nghiệm: môn Lịch sử

THANH HOÁ, NĂM 2013
MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề Trang 1
1 Lí do chọn đề tài Trang 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trang 2
3. Phương pháp nghiên cứu Trang 2
4. Đóng góp của đề tài Trang 3
B. Giải quyết vấn đề Trang 4
1. Thực trạng học môn Lịch sử lớp 10 Trang 4
2. Vai trò của truyện kể lịch sử Trang 5
3. Các nguyên tắc sử dụng truyện kể lịch sử Trang 5
4. Quy trình sử dụng truyện kể lịch sử trong giảng dạy lịch sử lớp 10 Trang 6
5. Một số biện pháp sử dụng truyện kể lịch sử lớp 10 Trang 9
C. Kết luận Trang 15
2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trong các bộ môn ở trường THPT thì môn Lịch sử có một vị trí vô cùng
quan trọng. Bởi lịch sử giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết
về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới
quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc,
tình đoàn kết quốc tế. Đồng thời học lịch sử còn bồi dưỡng năng lực tư duy,


hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống cho các em
Tuy nhiên trong những năm gần đây, vị trí cũng như vai trò của môn Lịch
sử lại đang bị một bộ phận không nhỏ phụ huynh và học sinh thờ ơ xem nhẹ.
Các em quan niệm Lịch sử là môn phụ, chỉ học khối C mới học sử còn không
thì chỉ học để lấy điểm, học đối phó mà thôi. Riêng đối với môn Lịch sử lớp 10,
vì là lớp đầu cấp, chương trình không liên quan đến thi tốt nghiệp và cao đẳng,
đại học nên học sinh kể cả theo khối C và không theo khối C đều hờ hững, chưa
đầu tư đúng mức. Nguyên nhân dẫn tới điều này có rất nhiều. Có thể do cách
học thực dụng, do quan niệm chưa đúng đắn của phụ huynh và học sinh. Có thể
do xu thế chuộng các môn khoa học tự nhiên mà xem nhẹ khoa học xã hội, trong
đó có môn Lịch sử…Nhưng theo tôi còn có một nguyên nhân vô cùng quan
trọng là do sự nghèo nàn về tư liệu lịch sử, sự khô khan, nặng nề về số liệu dẫn
tới sự kém hấp dẫn của các tiết học lịch sử. Đặc biệt, đối với lịch sử lớp 10 có
nội dung kiến thức nhiều, thới gian diễn ra dài và trải trên một không gian rộng
lớn. Chính vì vậy mà việc thu thập và xử lí tài liệu để giảng dạy là điều khó
khăn đối với giáo viên . Nếu người giáo viên không có phương pháp dạy học
phù hợp, sáng tạo thì tiết học sử sẽ rất khô khan, nhàm chán, dẫn tới việc học
sinh càng không thích học sử hơn.
3
Xuất phát từ đặc điểm bộ môn và thực tế dạy học trên, tôi đã trăn trở, tìm
tòi, thiết kế và đưa vào sử dụng một số truyện kể lịch sử trong dạy học Lịch sử
lớp 10 nhằm nâng cao tính hấp dẫn, hứng thú đối với học sinh.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nâng cao chất lượng dạy - học môn lịch sử cũng như tạo sự hứng thú cho
đông đảo học sinh luôn là bài toán khó , là sự trăn trở của các nhà quản lí ,
những người thầy hàng ngày trực tiếp đứng lớp giảng dạy các em. Vì vậy đã có
một số công trình nghiên cứu và cuộc thi viết truyện kể lịch sử . Như:
- Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Giáo
dục, 1992.
- Đặng Đức An, Những mẩu chuyển lịch sử thế giới, tập 1, NXB Giáo dục,

2004.
- Thái Hoàng, Ngô Văn Tuyển, Lịch sử nhìn ra thế giới, NXB Đại học
Quốc gia.
Ngoài ra còn có rất nhiều tác phẩm khác đề cập đến những nội dung có
liên quan tới phần lịch sử lớp 10. Các tác phẩm trên đã cung cấp rất nhiều câu
chuyện thú vị song để sử dụng trong thời gian ít ỏi của một tiết học thì cần phải
thiết kế và lựa chọn, sử dụng cho phù hợp. Đồng thời, riêng về đề tài “Sử dụng
truyện kể lịch sử để tạo hứng thú học môn Lịch sử lớp 10” thì chưa có một công
trình nào tập trung nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống. Vì vậy mặc
dù kinh nghiệm giảng dạy còn ít ỏi nhưng với tâm huyết của một người thầy tôi
mạnh dạn đưa ra biện pháp sử dụng truyện kể lịch sử để góp phần nâng cao
hứng thú học lịch sử lớp 10 cho học sinh để đồng nghiệp tham khảo và góp ý.
3. Phương pháp nghiên cứu
-Sử dụng phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: logic,
lịch sử, phân tích, so sánh……để giải quyết nội dung đề tài.
4
- Phương pháp thực nghiệm thông qua việc dạy trên lớp và dùng phiếu điều
tra thăm dò ý kiến học sinh
4. Đóng góp của đề tài
- Đánh giá được thực trạng học tập môn Lịch sử 10 của học sinh ở trường
THPT .
- Cung cấp một số nguyên tắc và quy trình sử dụng truyện kể lịch sử
- Đưa ra một số biện pháp sử dụng truyện kể lịch sử lớp 10 tiêu biểu, hữu
ích để tạo sự hứng thú, niềm yêu thích học lịch sử cho học sinh, góp phần đổi
mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.


5
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng học môn Lịch sử lớp 10.

Hiện nay, các môn khoa học xã hội nói chung và môn Lịch sử nói riêng
không còn là lựa chọn hấp dẫn để học sinh học và thi cao đẳng, đại học. Do
vậy, các em học lịch sử rất thờ ơ, học máy móc để đối phó với thầy cô. Riêng
đối với môn Lịch sử lớp 10, tình trạng đó trở nên phổ biến hơn bởi trong quá
trình dạy học của tôi và các đồng nghiệp ở trường THPT Triệu Sơn 1, tôi thấy
có nhiều học sinh cứ sau khi có điểm miệng thì không học bài cũ, học hành
chểnh mảng, qua loa và có khi vừa học môn sử lại vừa mang môn khác ra để
học.Tình trạng này chỉ chấm dứt khi giáo viên nhắc nhở. Sau đó các em học rất
miễn cưỡng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:
Một là do một số thầy cô chưa đầu tư xứng đáng cho môn học, việc chuẩn
bị tài liệu dạy học còn nghèo nàn, giáo án thì sơ sài, chiếu lệ. Trong quá trình
dạy vẫn sử dụng lối thầy đọc, trò chép, lời giảng khô khan, phương pháp đơn
điệu sáo mòn làm học sinh nhàm chán, không thích học.
Hai là do bản thân môn Lịch sử lớp 10 khó nhớ, khó học vì có rất nhiều sự
kiện, khái niệm, lại trải dài trên khoảng không gian rộng lớn, cả lịch sử thế giới
và lịch sử Việt Nam. Thời gian diễn ra các sự kiện lại khá xa, gồm cả lịch sử
thời nguyên thuỷ, cổ đại, cận đại. Chính vì vậy để học tốt môn lịch sử đòi hỏi
học sinh phải có sự ham thích, sự đầu tư thời gian đáng kể.
Ba là do cách học thực dụng của học sinh và thái độ xem nhẹ vai trò, ý
nghĩa của môn Lịch sử lớp 10 của đa số phụ huynh và kể cả một bộ phận giáo
viên cũng như cấp lãnh đạo nên chất lượng học tập không cao.
6
Là giáo viên đứng trên bực giảng chưa bao lâu, kinh nghiệm giảng dạy
chưa nhiều song với tâm huyết , trách nhiệm của một người thầy, tôi luôn trăn
trở làm sao để tiết học của mình trở nên hấp dẫn học sinh, khơi gợi sự thích thú
và lòng ham học ở các em. Một biện pháp tôi thường sử dụng là đưa truyện kể
lịch sử vào bài học.
2. Vai trò của truyện kể lịch sử trong dạy học lịch sử
Đặc trưng của lịch sử là không bao giờ lặp lại, nếu có lặp lại cũng không

nguyên xi. Do đó dẫn đến đặc trưng của dạy học lịch sử là giáo viên không thể
tái hiện lại lịch sử trong phòng thí nghiệm, học sinh không thể trực quan sinh
động được các nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử đã xảy ra trong quá khứ.
Nhiệm vụ của người giáo viên là phải tạo cho học sinh biểu tượng lịch sử, nhận
thức đúng đắn các vấn đề lịch sử và rút ra bài học kinh nghiệm vv…Một trong
những biện pháp để thực hiện điều đó là sử dụng truyện kể lịch sử, bởi truyện kể
lịch sử có ý nghĩa rất to lớn:
Thứ nhất: Truyện kể lịch sử góp phần tạo biểu tượng lịch sử, khôi phục lại
bức tranh quá khứ một cách sinh động, chân thực.
Thứ hai: Truyện kể lịch sử góp phần làm sáng tỏ bản chất của sự kiện, khắc
hoạ sâu sắc chân dung nhân vật lịch sử.
Thứ ba: Thông qua truyện kể lịch sử đã giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức
cho học sinh một cách nhẹ nhàng, sâu sắc. Từ đó góp phần hoàn thiện nhân cách
tốt đẹp cho các em.
Như vậy, sử dụng truyện kể lịch sử một cách đúng đắn, hợp lí chính là biện
pháp đổi mới có hiệu quả trong dạy học lịch sử, nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy trong nhà trường.
3. Nguyên tắc sử dụng truyện kể lịch sử.
7
Khi sử dụng truyện kể lịch sử trong giảng dạy Lịch sử lớp 10 nói riêng cũng
như ở các khối khác nói chung, giáo viên cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên
tắc sau:
- Phải nắm vững yêu cầu, mục tiêu, nội dung cơ bản của bài học. Đây là
nguyên tắc số một để giáo viên lựa chọn truyện kể lịch sử và quyết định hình
thức sử dụng cho phù hợp. Tránh việc sử dụng quá nhiều dẫn đến việc tiết dạy
lịch sử trở thành tiết kể chuyện lịch sử. Nên tham khảo công thức Đai ri để đảm
bảo tốt nguyên tắc này.
- Phải đảm bảo tính đúng đắn, chân thực của truyện kể lịch sử. Dung lượng
của truyện phải ngắn gọn, tránh lan man, dài dòng. Ngôn ngữ truyện phải trong
sáng, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của học sinh. Nếu truyện kể nguyên bản

chưa đáp ứng được yêu cầu này thì giáo viên phải thiết kế lại cho phù hợp với
đặc trưng của bộ môn, phù hợp với nội dung, thời gian của tiết học.
- Sử dụng truyện kể lịch sử phải hướng tới mục đích là nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động trong nhận thức và khơi gợi sự say mê tìm hiểu lịch sử của
học sinh .
4. Quy trình sử dụng truyện kể lịch sử trong giảng dạy Lịch sử lớp 10.
4.1.Các bước thực hiện:
* Đối với việc chuẩn bị giáo án
- Bước 1: Xác định mục tiêu và các sự kiện cơ bản của bài dạy để có cơ sở sưu
tầm và lựa chọn truyện kể lịch sử cho phù hợp.
- Bước 2: Thiết kế lại hoặc tóm tắt nội dung truyện kể lịch sử một cách ngắn
gọn, dễ hiểu, dễ đưa vào bài học.
* Đối với việc giảng bài trên lớp
- Bước 1: Giáo viên cung cấp nội dung truyện kể lịch sử và yêu cầu học sinh
suy nghĩ, trả lời câu hỏi nhận thức .
8
- Bước 2: Giáo viên lắng nghe học sinh trả lời, nhận xét, đánh giá, bổ sung và
đưa ra kết luận.
4.2. Một số ví dụ:
Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu” tôi thực hiện
các bước sau đây:
* Đối với việc chuẩn bị giáo án:
-Bước 1: Xác định nội dung cơ bản của bài là mục 1 vì vậy tôi chọn truyện kể
về sự phát minh ra máy hơi nước của Giêm Oát.
- Bước 2: Tóm tắt lại nội dung câu chuyện như sau:
“Giữa thế kỉ XVIII, ở nước Anh đã có máy hơi nước của Niu-cômen, tuy
nhiên hiệu quả thấp, lại thường trục trặc lúc vận hành nên người ta ít dùng.
Trên cơ sở máy hơi nước của Niu-cômen, Giêm Oát - một thực nghiệm viên của
trường đại học Glasgau đã miệt mài nghiên cứu và chế tạo thành công một
động cơ hơi nước kiểu mới có hiệu quả gấp năm lần máy hơi nước cũ. Sau đó,

Giêm Oát tiếp tục cải tiến nâng cao năng suất máy. Máy hơi nước của Giêm
Oát được đưa vào sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất, góp phần to lớn
vào công cuộc công nghiệp hoá, cơ giới hoá nước Anh.
Để ghi nhớ công lao của Giêm Oát, sau khi ông mất, người ta tạc chân dung
ông và khắc lên đó dòng chữ : ”Người nhân lên gấp bội sức mạnh của con
người”
* Đối với việc giảng bài trên lớp
- Bước 1: Sau khi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm tìm hiểu các thành tựu
của cách mạng công nghiệp ở Anh, giáo viên kể cho học sinh nghe truyện kể về
máy hơi nước của Giêm Oát trong hai phút và đặt câu hỏi: “ Máy hơi nước ra
đời có ý nghĩa như thể nào?”
9
- Bước 2: Giáo viên theo dõi học sinh trả lời, nhận xét và đưa ra kết luận: Máy
hơi nước của Giêm Oát là thành tựu vĩ đại của cách mạng công nghiệp ở Anh.
Nhờ máy hơi nước mà năng suất lao động không ngừng tăng lên, làm giảm sức
lao động cơ bắp của con người và khởi đầu quá trình công nghiệp hoá ở Anh.
Ví dụ 2: Khi dạy tiết 1 bài “ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII”
* Đối với việc chuẩn bị giáo án:
- Bước 1: Xác định nội dung cơ bản của tiết học là mục “ Tình hình kinh tế, xã
hội”, hình ảnh trực quan cần phân tích là bức tranh “ Tình cảnh nông dân Pháp
trước cách mạng”. Vì vậy, tôi chọn truyện kể về đời sống người nông dân Pháp
trước cách mạng.
- Bước 2: Tóm tắt lại nội dung câu chuyện như sau:
“ Vào một ngày đẹp trời, một nhóm người thành phố xuống vùng nông thôn
Pháp đi dã ngoại. Từ xa, họ trông thấy những sinh vật có bộ mặt xạm đen, hốc
hác, đôi mắt mở to, đờ dại đi vì đói. Chúng đào xới đất đai một cách nhẫn nại
và chui vào những túp lều rách rưới hay các hốc cây để ngủ. Người ta chỉ phát
hiện ra chúng là người khi thấy chúng kêu rên đói khát”
* Đối với việc giảng bài trên lớp
- Bước 1: Sau khi gọi học sinh phân tích bức tranh“ Tình cảnh nông dân Pháp

trước cách mạng” giáo viên kể câu chuyện trên và đặt câu hỏi:
+ “Em có nhận xét gì về đời sống người nông dân Pháp trước cách mạng? ”
+ “Tại sao đời sống người nông dân Pháp lại như vậy? Đời sống đó báo hiệu
điều gì?”
- Bước 2: Giáo viên theo dõi học sinh trả lời, nhận xét và đưa ra kết luận:
+ Đời sống của người nông dân Pháp trước cách mạng vô cùng khổ cực. Cái
đói khổ đã làm biến dạng hình hài họ, khiến cuộc sống của họ không khác gì
10
cuộc sống của con vật. Tầng lớp nông dân chính là những người khốn khổ nhất,
bi thảm nhất trong đẳng cấp thứ ba trước cách mạng tư sản Pháp .
+ Nguyên nhân của tình cảnh trên là do sự bóc lột tàn tệ của đẳng cấp thứ nhất
và thứ hai đối với nông dân. Điều đó báo hiệu, từ trong cuộc sống bùn đen đau
khổ đó, người nông dân sẽ vùng dậy tiến hành một cuộc cách mạng “ long trời
lở đất” ( từ dùng của Các Mác), đánh đổ giai cấp phong kiến thống trị để giành
quyền sống cho mình.
5. Một số biện pháp sử dụng truyện kể lịch sử lớp 10
5.1. Sử dụng truyện kể lịch sử để giới thiệu, dẫn dắt vào bài mới.
Nếu thường xuyên sử dụng cách giới thiệu bài thông thường, sáo mòn theo
kiểu “ở tiết học trước các em đã tìm hiểu về nội dung a, tiết học hôm nay cô trò
chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về nội dung b” sẽ khiến học sinh thấy nhàm chán,
mất tập trung chú ý.Vì vậy, giáo viên có thể sử dụng truyện kể lịch sử để gây
sự tò mò, hứng thú cho học sinh khi chuẩn bị học bài mới.
Ví dụ 1: Để dẫn dắt, giới thiệu bài 1” Sự xuất hiện loài người và bầy
người nguyên thuỷ”. Giáo viên cung cấp cho học sinh truyện kể về học thuyết
tiến hoá của Đác uyn :
“ Năm 1859, nhà khoa học người Anh là Đác uyn công bố học thuyết tiến
hoá và nguồn gốc của loài người. Ngay lập tức, những cuộc tranh luận nảy lửa
giữa các nhà khoa học đã xảy ra. Nhiều người ủng hộ và không ít kẻ phản đối.
Một số tờ báo đăng tranh biếm hoạ Đác uyn, họ vẽ ông có hình dạng một con
vượn. Bởi ông cho rằng, người và loài vượn có chung tổ tiên.” .

Giáo viên dừng một chút để gây sự chú ý của học sinh rồi dẫn dắt tiếp: “
Liệu Đác uyn đúng hay sai? Con người có nguồn gốc từ đâu? xuất hiện như thế
nào? Cô trò chúng ta sẽ học bài mới để hiểu điều đó.”
Ví dụ 2: Khi học tiết 1 bài “ Tây âu thời hậu kì trung đại”, giáo viên kể cho
học sinh nghe câu truyện về các cuộc phát kiến địa lí như sau:
11
“ Vào thế kỉ XIV, khi cuốn sách “Những truyện kì lạ” của Máccô Pôlô được
xuất bản đã thổi bùng lên cơn khát vàng và hương liệu của giới tư sản châu Âu.
Ấn Độ trở thành miền đất hứa cho tham vọng kiếm tiền của những kẻ thích
phiêu lưu. Người Ý, đặc biệt và người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đổ xô vào các
cuộc thám hiểm vượt đại dương đi tìm đường sang Ấn Độ . Trải qua nhiều
chuyến đi đầy nguy hiểm, vất vả, năm 1498 người Bồ Đào Nha mới tới nơi và
độc chiếm con đường đó suốt 18 năm. Còn Cô lôm bô dù không đến được Ấn
Độ song cũng vì thế mà phát hiện ra châu Mĩ.”
Giáo viên phát vấn: Tại sao châu Âu lại đổ xô tìm đường sang Ấn Độ ?
Những chuyến đi đó đem lại hệ quả gì? Đó chính là nội dung của tiết học hôm
nay mà cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu .
5.2. Sử dụng truyện kể lịch sử để miêu tả, khắc họa nhân vật lịch sử
Để học sinh có nhận thức về các nhân vật lịch sử thì việc sử dụng truyện kể
lịch sử để miêu tả, khắc họa rất có hiệu quả Bởi qua truyện kể sẽ thể hiện rõ
tính cách, suy nghĩ, hành động, tiểu sử… của nhân vật lịch sử.
Ví dụ 1: Khi dạy mục “Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức” trong bài
“Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ”. Giáo viên nhấn cần nhấn
mạnh cho học sinh hiểu thêm về nhân vật Bix-mác và chủ trương thống nhất đất
nước bằng vũ lực của ông ta thông qua truyện kể sau:
Bix-mác-“ Thủ tướng sắt và máu”
“Trong lần họp Nghị viện đầu tiên, Thủ tướng Phổ - Bix-mác đã đập bàn
tuyên bố phải thống nhất đất nước bằng con đường “sắt và máu”, mặc cho
nhiều người la ó phản đối.
Để thực hiện chủ trương đó, Bix-mác liên minh với Aó đánh Đan Mạch, sau

đó thì tấn công luôn bạn đồng minh của mình. Để gạt bỏ nước Pháp, Bix-mác
âm mưu bày ra cái cớ để có thể đánh Pháp một cách chính đáng. Cuối cùng, với
việc đánh tráo bức thư của Vin hem I gửi cho Na pô lê ông III bằng một bức thư
12
khác có lời lẽ ngạo mạn, sỉ nhục, Bix-mác đã khiến cho Na pô lê ông III tức
giận tuyên chiến với Phổ.
Sau khi đánh bại quân Pháp, Bix-mác cho tổ chức lễ đăng quang hoàng đế
và Thủ tướng nước Đức ở cung điện Mác Xây của Pháp. Từ đó người ta gọi
ông là thủ tướng “sắt và máu ”.
Sau khi yêu cầu học sinh quan sát bức tranh Bix-mác và cung cấp xong câu
truyện trên, giáo viên phát vấn: Bix-mác là con người như thế nào? Ông đã làm
gì để thống nhất đất nước ? Chủ trương đó có tích cực và tiêu cực gì?
Sau khi cho học sinh thảo luận và phát biểu, giáo viên chốt ý: Bix-mác là nhà
quân sự độc tài, cứng rắn. Để thực hiện chủ trương của mình ông đã không từ
một thủ đoạn nào. Con đường thống nhất đất nước bằng “sắt và máu” đã giúp
cho nước Đức hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng tư sản. Nhưng hậu quả tiêu
cực là dẫn đến tâm lí hiếu chiến, quân phiệt của một bộ phận dân tộc Đức.
Ví dụ 2 : Cũng trong bài “Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ”,
khi dạy mục “Nội chiến ở Mĩ”. Để khắc hoạ nhân vật Lin côn- người lãnh đạo
thắng lợi cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai ở Mĩ, giáo viên sử dụng truyện kể
sau:
Lin côn-“ người giải phóng vĩ đại”
A.Lin côn sinh ra trong một gia đình nghèo ở Mĩ. Từ nhỏ ông đã sớm lăn lộn
kiếm sống nên thấu hiểu cuộc sống của người dân lao động, nhất là tầng lớp nô
lệ. Theo ông, người da đen phải được hưởng tự do, bình đẳng như người da
trắng, chế độ nô lệ là một tội ác cần phải đánh đổ. Do đó trong sự nghiệp chính
trị của mình, ông luôn cố gắng thực hiện bằng được khao khát giải phóng người
nô lệ.
Ngày 4-3-1861, Lin côn chính thức nhân chức tổng thống Mĩ. Ngày 1-1-1863,
ông ra sắc lệnh tuyên bố xoá bỏ chế độ nô lệ, đến năm 1865 chế độ nô lệ hoàn

toàn bị thủ tiêu trong cả nước.Tuy nhiên không lâu sau đó, một tên cuồng tín đã
13
ám sát Lin côn. Đây là một tổn thất vô cùng to lớn đối với nước Mĩ. Nhân dân
Mĩ thương tiếc, ca tụng ông, trìu mến gọi ông là “ Người giải phóng vĩ đại”
Sau khi cung cấp cho học sinh truyện này, giáo viên hỏi:
“ Em có nhận xét gì về Lin côn? Tại sao ông lại được tôn xưng là”Người giải
phóng vĩ đại” ?
Học sinh suy nghĩ, trả lời. Giáo viên theo dõi và kết luận: Lin côn là một
trong ba tổng thống vĩ đại nhất nước Mĩ. Suốt đời ông đã đấu tranh không mệt
mỏi cho quyền lợi của nhân dân lao động. Ông có công lao to lớn trong việc
thống nhất đất nước, thủ tiêu chế độ nô lệ lạc hậu, giải phóng con người, tạo
điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Mĩ.
5.3. Sử dụng truyện kể lịch sử kết hợp với đồ dùng trực quan để tường thuật
diễn biến sự kiện lịch sử
Đặc trưng của bộ môn lịch sử là không thể làm” thí nghiệm” hay trực quan
sinh động các sự kiện lịch sử. Vì vậy chỉ có kết hợp các truyện kể lịch sử với
việc sử dụng đồ dùng trực quan như: tranh ảnh, lược đồ, sa bàn…để miêu tả,
tường thuật lại là biện pháp tốt để giúp học sinh tái hiện kiến thức lịch sử một
cách nhanh, chính xác, dễ nhớ nhất.
Ví dụ Khi dạy nội dung “Tiến trình của cách mạng” trong bài “ Cách mạng
tư sản Pháp 1789”, giáo viên đưa ra lược đồ diễn biến cách mạng tư sản Pháp.
Sau khi yêu cầu học sinh lên bảng trình bày diền biến, giáo viên nhận xét và
nhấn mạnh sự kiện ngày 14/7/1789. Để nhấn mạnh sự kiện này, giáo viên cho
học sinh quan sát hình 57 ở sách giáo khoa kết hợp với việc cung cấp truyện
“Phá ngục Baxti”.
“Sáng ngày 14/7/1789, nhân dân Pari mang theo đủ thứ khí giới từ khắp nơi
rầm rập kéo về hướng ngục Baxti với một khí thế mạnh mẽ chưa từng thấy. Khi
nhân dân tới nơi, lính gác ngục đã kéo cầu treo lên, đóng chặt lối đi duy nhất
vào ngục.
14

Nhiều người dũng cảm đã tìm cách leo vào. Song tường thành quá cao lại
thêm đạn giặc xối xả bắn xuống nên rơi xuống, anh dũng hi sinh. Cảnh tượng
đau thương đó như đổ dầu vào lửa. Nhân dân hò nhau mang đại bác tới, bắn hạ
cầu treo. Họ xông vào thành chiến đấu, đập phá tan tành ngục Baxti. Một năm
sau nhân dân xây lên đó quảng trường và khắc dòng chữ” Ở đây người ta nhảy
múa”.
Sau khi tường thuật xong sự kiện 14/7, giáo viên khắc sâu bằng câu hỏi: “ Ý
nghĩa của ngày 14/7 là gì?” . Học sinh suy nghĩ trả lời. Giáo viên nhận xét và kết
luận: Cuộc chiến phá ngục Baxti đã đánh đổ biểu tượng của chế độ phong kiến
Pháp, thể hiện sức mạnh vĩ đại của nhân dân lao động và mở đầu cuộc đại cách
mạng tư sản. Vì lẽ đó, ngày 14/7 được lấy là ngày quốc khánh của nước Pháp.
5.4. Sử dụng truyện kể lịch sử để nêu câu hỏi nhận thức.
Mục đích của việc sử dụng truyện kể lịch sử trong dạy lịch sử lớp 10 chính
là thông qua đó để nâng cao nhận thức học sinh, tạo hứng thú cho các em. Vì
vậy, sau mỗi truyện kể giáo viên nên đưa ra các câu hỏi nhận thức để làm rõ vấn
đề và khắc sâu nội dung bài học.
Ví dụ, Khi dạy mục “ Giáo dục” ở bài 20 “Xây dựng và phát triển văn hoá
dân tộc trong các thế kỉ X-XV”. Giáo viên sử dụng truyện về bia Tiến sĩ ở Văn
Miếu.
“Năm 1484, với chủ chương đề cao Nho học và tôn vinh bậc tri thức Nho
học đỗ đại khoa, vua Lê Thánh Tông đã cho dựng các tấm bia tiến sĩ đầu tiên
tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho các khoa thi Đình các năm trước đó của nhà
Hậu Lê, 7 bia đầu tiên, trong số 82 bia, được dựng năm này. Trong số 7 bia tiến
sĩ đầu tiên, thì 2 bia đầu được lập cho hai khoa thi Đình, được lấy làm đại diện,
của các triều vua trước, là khoa thi năm 1442 và khoa thi năm 1448, được Lê
Thánh Tông cử hai vị Đông Các đại học sĩ (sau này cũng là 2 phó soái Tao đàn
Nhị thập bát Tú) là: Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận soạn các bài văn bia, và
được dựng riêng trong hai bi đình Tả vu, Hữu vu.
15
Số lượng bia tiến sĩ được dựng vào thời đại nhà Lê sơ gồm 12 bia tiến sĩ đầu

tiên, cho các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1514 (bia tiến sĩ khoa thi năm 1514
được dựng năm 1521). Những người soạn nội dung văn bia đều là các danh nho
bậc nhất đương thời của Đại Việt. Các triều đại sau vẫn tiếp tục dựng bia Tiến
sĩ cho dù lịch sử có những thăng trầm, biến cố.”
Sau khi cung cấp cho học sinh, giáo viên đưa câu hỏi nhận thức: Việc dựng
bia Tiến sĩ có ý nghĩa gì?. Giáo viên theo dõi học sinh trả lời và kết luận: Việc
dựng bia Tiến sĩ thể hiện chính sách coi trọng người tài và khuyến khích việc
học của các triều đại phong kiến nước ta . Bia Tiến sĩ là một nét đẹp văn hoá
nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học của cha ông ta. Hiện nay bia Tiến sĩ đang
được Nhà nước ta bảo tồn, gìn giữ với tầm vóc một di sản văn hoá- lịch sử đặc
sắc của dân tộc.
Như vậy, với một số cách thức sử dụng truyện kể lịch sử như trên, truyện kê
lịch sử đã cho thấy khả năng vận dụng đa dạng, linh hoạt vào từng tiết học, bài
học cụ thể. Ngoài ra còn có nhiều cách khác như: sử dụng truyện kể lịch sử để
chuyển mục, sử dụng truyện kể lịch sử để tổ chức dạ hội lịch sử vv…để khai
thác nguồn tư liệu phong phú này. Tuy nhiên trong phạm vi sáng kiến kinh
nghiệm này, tôi chỉ đưa ra một số cách sử dụng và ví dụ minh hoạ tiêu biểu mà
thôi.
16
C. KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được
- Trong năm học 2011-2012, tôi bắt đầu thí điểm phương pháp sử dụng
truyện kể lịch sử trên trong dạy lịch sử các lớp : 10C5, 10C6, 10C7, 10C8. Học
sinh rất hào hứng, thích thú và hăng say phát biểu bài. Kiểm tra bài cũ thì thấy
các em nhớ bài nhanh hơn. Kết quả đạt được như sau:
Lớp Chất lượng kì I (%) Chất lượng kì II (%)
G K TB Y G K TB Y
10C5 0 25 55 20 2.5 35 52.5 10
10C6 2,5 28 57.5 12 5 45 45 5
10C7 0 14 51 35 0 30 58 12

10C8 5 30 60 5 5 50 45 0
- Trong năm học 2012-2013, tôi nhận dạy 5 lớp 10 :10A1, 10A2, 10A3,
10A5, 10A9. Tôi tiếp tục sử dụng rộng rãi và thường xuyên phương pháp trên và
nhận thấy kết quả ngày càng tăng lên. Cụ thể:
Lớp Chất lượng kì I (%) Chất lượng kì II (%)
G K TB Y G K TB Y
17
10A1 0 60 37.5 2.5 0 85 12.5 2.5
10A2 2,1 80.8 15 2.1 2.1 95.8 2.1 0
10A3 0 50 35 15 0 83 17 0
10A5 2,2 42.4 44.4 11 7.1 69.1 23.8 0
10A9 2.2 50 43.4 4.4 8.9 77.8 13.3 0

2. Kết luận
Đối với người giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng, có lẽ không
phần thưởng nào quý bằng sự yêu thích, chờ đợi của học sinh đối với mình
trong mỗi tiết học. Vì lẽ đó, tôi luôn tự tìm tòi, đổi mới cách dạy lịch sử, đưa
những truyện kể lịch sử thích hợp vào bài giảng, sao cho mỗi tiết học là một
niềm vui nho nhỏ, là sự khám phá thú vị của các em. Đồng thời thông qua các
câu truyện đó, tôi cố gắng thổi hồn lịch sử vào hiện tại, khơi gợi lòng yêu quê
hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, biết yêu, biết ghét, biết trân trọng quá khứ,
vun đắp ước mơ, hoài bão và ý chí phấn đấu của các em- những chủ nhân tương
lai của đất nước. Nhờ vậy, các tiết dạy lịch sử trở nên sôi nổi, sâu sắc hơn, học
sinh đã quan tâm tới môn lịch sử, chủ động đọc sách và lĩnh hội kiến thức khá
tốt.
Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, để tìm nguồn tài liệu cho phương pháp
dạy trên đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, công sức. Hơn nữa, khi vận dụng ở
trên lớp cũng phải đa dạng, linh hoạt, phải cần sự khéo léo làm chủ thời gian và
năng lực quản lí lớp của người thầy, tránh sa đà làm ảnh hưởng đến các mục tiêu
khác của tiết học.

18
Dù vậy, những hạn chế đó không thể làm giảm đi sự hấp dẫn và ý nghĩa to
lớn của truyện kể lịch sử. Vì thế, tôi vẫn cho rằng sử dụng truyện kể lịch sử là
một biện pháp hiệu quả nhằm tạo hứng thú cho học sinh, từ đó góp phần nâng
cao chất lượng dạy học lịch sử lớp 10 nói riêng và môn lịch sử ở trường THPT
nói chung .
3. Kiến nghị đề xuất.
Để sử dụng có hiệu quả truyện kể lịch sử trong dạy học lịch sử 10 nói riêng
và trong chương trình lịch sử THPT nói chung , tôi xin đưa ra các đề xuất sau:
* Đối với nhà trường;
- Nhà trường nên thành lập thư viện sách cho học sinh để vừa tạo thói quen
đọc sách, vừa cung cấp nguồn tài liệu phong phú cho các em tham khảo
Nên xây dựng câu lạc bộ “ Em yêu Lịch sử” để làm sân chơi bổ ích và
khuyến khích học sinh tìm hiểu về lịch sử.
* Đối với giáo viên:
- Cần tăng cường trau dồi kiến thức chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm sư
phạm để nâng cao trình độ, đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của ngành
giáo dục. Đặc biệt nên thường xuyên ghi chép tích luỹ chuyên môn để xây
dựng nguồn tài liệu dạy học cho mình.
- Sử dụng truyện kể lịch sử phải kết hợp khéo léo với các phương pháp dạy
học khác để tạo nên sự cộng hưởng và đạt hiệu quả cao.
* Đối với học sinh:
Học sinh phải rèn luyện cho mình thói quen học tập tích cực, chủ động; rèn
luyện kỹ năng diễn đạt trước lớp.
Nếu những đề xuất trên được quan tâm và thực hiện đồng bộ, tôi chắc chắn
rằng chất lượng dạy học lịch sử sẽ ngày càng nâng cao. Và sẽ không còn tình
trạng ở đâu đó học sinh xé tài liệu ôn thi vì môn Sử không thi tốt nghiệp.
19
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Triệu Sơn, ngày 15/5/2013

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết
Trịnh Thị Hoài

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa lịch sử lớp 10, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2012.
2. Sách giáo viên lịch sử lớp 10, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2012
3. Đặng Đức An ( chủ biên ), Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, tập 2,
NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2001.
4. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Phương pháp dạy học
lịch sử, tập II, NXB Đại học sư phạm , Hà Nội, 2002.
5. Vũ Dương Ninh, Lịch sử thế giới cận đại, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2001.
6. Nguyễn Anh Thái ( chủ biên ), Từ điển tri thức lịch sử thế giới, NXB Sự
Thật, Hà Nội, 2002.
7. Thái Hoàng, Ngô Văn Tuyển, Lịch sử nhìn ra thế giới, NXB Đại học Quốc
gia.
8.Trương Hữu Quýnh ( chủ biên ), NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2002
21

22

×