Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

đề tài thừa kế theo di chúc trong bộ luật dân sự việt nam 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.52 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Thừa kế................................................................................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm thừa kế.................................................................................................... 3
1.1.2. Người thừa kế............................................................................................................. 3
1.1.3. Quyền thừa kế............................................................................................................. 3
1.1.4. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế.................................................................... 3
1.1.5. Thời hiệu thừa kế...................................................................................................... 4
1.2. Di chúc................................................................................................................................. 5
1.2.1. Khái niệm di chúc.................................................................................................... 5
1.2.2. Người lập di chúc..................................................................................................... 5
1.2.3. Quyền của người lập di chúc............................................................................ 5
1.2.4. Nội dung của di chúc............................................................................................. 5
1.2.5 Hình thức của di chúc............................................................................................. 6
1.2.6. Di chúc bằng văn bản............................................................................................ 6
1.2.7. Di chúc miệng............................................................................................................. 6
1.2.8. Di chúc hợp pháp...................................................................................................... 6

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


1.2.9. Di chúc bị thất lạc, hư hại................................................................................... 7
1.2.10. Hiệu lực của di chúc............................................................................................ 8
1.2.11. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.....9
1.3. Di sản.................................................................................................................................... 10
1.3.1. Khái niệm di sản........................................................................................................ 10
1.3.2. Di tặng.............................................................................................................................. 10


1.3.3. Di sản dùng trong việc thờ cúng..................................................................... 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Thực trạng và những bất cập của Bộ luật Dân sự 2015......................12
2.1.1. Về vấn đề xác định di sản................................................................................... 12
2.1.2. Về năng lực người lập di chúc......................................................................... 13
2.1.3. Về di chúc miệng...................................................................................................... 13
2.2. Kiến nghị sửa đổi.......................................................................................................... 14
2.2.1. Kiến nghị sửa đổi vế vấn đề xác định di sản.......................................... 14
2.2.2. Kiến nghị sửa đổi về năng lực người lập di chúc................................ 14
2.2.3. Kiến nghị sửa đổi về di chúc miệng............................................................. 15

KẾT LUẬN............................................................................................................................. 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 17

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


LỜI MƠ ĐÂU
1. Lí do chọn đề tài
Thừa kế là một quan hệ pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, khi số lượng và giá trị tài sản của cá nhân ngày
càng đa dạng, phong phú thì vấn đề thừa kế di sản theo di chúc cũng nảy sinh
nhiều tranh chấp. Nhưng việc hiểu và áp dụng những quy định đó trong việc
giải quyết phân chia di sản thừa kế theo di chúc trên thực tế cịn nhiều bất
cập. Những khó khăn thường được thể hiện trong việc xác định phải có
những điều kiện gì thì di chúc mới được coi là hợp pháp, điều kiện, ý chí của
người lập di chúc, nội dung và hình thức của di chúc,…
Trong thực tiễn thì các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc
cịn có những cách hiểu khác nhau, dẫn tới việc nhận định và quyết định

không giống nhau của một số bản án giải quyết cùng một vụ án tranh chấp.
Sở dĩ cịn tồn tại những bất cập đó là do nhiều nguyên nhân trong đó phải kể
đến là do các quy định của pháp luật về thừa kế chưa đồng bộ, cụ thể. Trong
những năm gần đây số lượng vụ tranh chấp về thừa kế luôn chiếm tỉ trọng lớn
trong các tranh chấp dân sự và có tính phức tạp. Để hiểu rõ hơn các quy định
về thừa kế tài sản, chúng em chọn đề tài “ Thừa kế theo di chúc trong Bộ luật
Dân sự Việt Nam 2015” làm nội dung cho bài tiểu luận.
2. Mục đich vàà̀ nhiệm vụụ
Mục đích: Tập trung nghiên cứu Bộ Luật Dân sự 2015 về thừa kế theo
di chúc, hiểu rõ các quy định về người để lại di sản thừa kế, hình thức di
chúc, di chúc hợp pháp,... để có thể bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
mỗi thành viên và sự ổn định của gia đình, tư vấn cho những người xung
quanh để có thể hiểu rõ hơn về những quy định, điểm cơ bản của bộ Luật Dân
sự 2015 về thừa kế theo di chúc, góp phần đóng góp vào những lợi ích chung
1

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


của tồn xã hội. Từ đó kết nối tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối
với gia đình, xác định được diện những người thừa kế cũng như phân chia tài
sản trong pháp luật về thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện các chức
năng vai trò của xã hội. Trên cơ sở đó, phân tích đánh giá thực trạng áp dụng
pháp luật, thực tiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Tuy nhiên vẫn còn
một số bất cập trong các quy định của bộ Luật Dân sự 2015 về thừa kế do luật
về thừa kế chưa quy định cụ thể cũng như chưa thể dự liệu hết các trường hợp
có thể xảy ra trên thực tế nên qua đó đề xuất một số ý kiến, giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật trong giải quyết các vướng mắc, tranh chấp về thừa kế
theo di chúc hiện nay.
Từ các mục đích trên hình thành nên những nhiệm vụ sau: Nghiên cứu

pháp luật về thừa kế theo di chúc của bộ luật Dân sự 2015, nghiên cứu, đánh
giá thực trạng giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc và thực tiễn việc áp
dụng các quy định của bộ Luật Dân sự 2015 về thừa kế theo di chúc. Đề ra
những kiến nghị sửa đổi về các quy định trong luật thừa kế theo di chúc.

2

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Thừa kế
1.1.1.Khái niệm thừa kế: Thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản
(của cải) của người chết cho người còn sống và được thực hiện theo pháp luật.
1.1.2.Người thừa kế ( Điều 613 Bộ luật Dân sự):
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa
kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước
khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá
nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
1.1.3.Quyềà̀n thừa kế (Điều 609 Bộ luật Dân sự).
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản
của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo
pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
1.1.4.Thời điểm, địa điểm mở thừa kế (Điều 611 Bộ luật Dân sự).
1.

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp

Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác

định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2.

Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản;

nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có
tồn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Ví dụ: Ơng Nguyễn Văn Ba chết ngày 01/12/2018 tại nhà riêng ở thành
phố Hồ Chí Minh. Ơng có lập di chúc để lại tài sản là căn nhà 3 tỷ đồng và
mảnh đất 150m2 cho con trai là anh Nguyễn Văn Tư, thì thời điểm mở thừa kế
3

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


của ông Ba là ngày 01/12/2018 và địa điểm mở thừa kế là nhà ơng Ba ở thành
phố Hồ Chí Minh.
1.1.5.Thời hiệu thừa kế: (Điều 623 Bộ luật Dân sự)
1.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất

động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn
này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp khơng
có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a)

Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại

Điều 236 của Bộ luật này.

b)

Di sản thuộc về Nhà nước, nếu khơng có người chiếm hữu quy định tại

điểm a khoản này.
2.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình

hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa
kế.
3.

Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của

người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Ví dụ: Ơng A có 2 người con trai là B và C. Anh B chung sống cùng ơng
A cịn anh C làm việc và sinh sống tại nước ngoài. Ngày 01/01/2005 ơng A chết
và có để lại tài sản là mảnh đất 1500m2 và 3 tỷ đồng nhưng không để lại di
chúc. Sau khi ông A chết tài sản của ông được anh B chiếm hữu và sử dụng, anh
C không hề hay biết việc ông A chết. Ngày 01/01/2015 anh C trở về và đòi anh
B chia số tài sản mà ông A để lại. Căn cứ vào khoản 1 điều 623 Bộ luật Dân sự
thì lúc này anh C có quyền hưởng một nửa mảnh đất 1500m2 ơng A để lại vì
chưa hết thời hiệu yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản kể từ ngày
mở thừa kế, còn 3 tỷ đồng ahh C khơng được hưởng vì đã hết thời hiệu người
thừa kế yêu cầu chia di sản là 10 năm đối với động sản.

4

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



1.2.Di chúc
1.2.1.Khái niệm di chúc (Điều 624 Bộ luật Dân sự): Di chúc là sự thể
hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi
chết
Ví dụ: Ơng Đào Quốc Hưng( hồn tồn bình thường), có vợ là bà Đào
Diễm Quỳnh. Vào một ngày ông Hưng viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho bà
Tơ Loan Phương( hàng xóm của ơng Hưng). Theo điều 624 Bộ luật Dân sự thì
bà Phương có quyền hưởng tài sản theo di chúc mà ông Hưng để lại.
1.2.2.Người lập di chúc (Điều 625 Bộ luật Dân sự).
-

Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều

630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
-

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc,

nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Ví dụ: Người đủ tuổi thành niên nhưng khơng đủ năng lực hành vi dân sự
hay bị người khác đe dọe, cưỡng ép trong khi lập di chúc thì di chúc của người
đó khơng được coi là hợp lệ căn cứ vào khoản a điều 630 Bộ luật Dân sự.
1.2.3.Quyềà̀n của người lập di chúc (Điều 626 Bộ luật Dân sự).
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
1.2.4.Nội dung của di chúc (Điều 631 Bộ luật Dân sự).
1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
5

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


2.

a)

Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b)

Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c)

Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d)

Di sản để lại và nơi có di sản.

Ngồi các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có

các nội dung khác.
3.


Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm

nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của
người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc
người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xố, sửa chữa.
1.2.5.Hình thức của di chúc (Điều 627 Bộ luật Dân sự).
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc
bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
1.2.6.Di chúc bằng văn bản (Điều 628 Bộ luật Dân sự).
1.

Di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng;

2.

Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

3.

Di chúc bằng văn bản có cơng chứng;

4.

Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

1.2.7.Di chúc miệng (Điều 629 Bộ luật Dân sự).
1.


Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di

chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2.

Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn

sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.
1.2.8.Di chúc hợp pháp (Điều 630 Bộ luật Dân sự).
6

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a)

Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị

lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.
b)

Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo

đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2.

Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải

được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về

việc lập di chúc.
3.

Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết

chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có cơng chứng hoặc chứng
thực.
4.

Di chúc bằng văn bản khơng có cơng chứng, chứng thực chỉ được coi là

hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5.
hiện

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể

ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi
người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại,
cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người
di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được cơng chứng viên
hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của
người làm chứng.
Ví dụ (khoản 5 điều 630 Bộ luật Dân sự): Ơng A bị tai nạn giao thơng
nguy hiểm đến tính mạng, ơng có tài sản là một căn nhà trị giá 2 tỷ. Lúc hấp hối,
ông A bày tỏ nguyện vọng muốn để lại tài sản của mình cho người cháu nội. Vì
ơng A đã q yếu, không thể tự tay viết được bản di chúc, nên ơng “nói miệng”
thể hiện ý chí “cho cháu nội tài sản”. Lúc này, ý chí của ơng chính là “di chúc
miệng” và phải có ít nhất hai người làm chứng. Nhưng hai người làm chứng này
không thể là người cháu nội mà ông muốn cho tài sản, cũng không được là vợ,

7


TIEU LUAN MOI download : moi nhat


con, cháu ... (người thân của ơng) – vì những người này là người được hưởng di
sản thừa kết theo pháp luật ( tức là nếu ơng A khơng có di chúc thì những người
này sẽ được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật). Trong trường hợp này,
người làm chứng có thể là luật sư hoặc bác sĩ tại bệnh viện. Hai người này sẽ có
đủ khả năng để ghi chép lại ý chí của ơng A một cách chặt chẽ, rõ ràng.
1.2.9.Di chúc bị thất lạc, hư hại (Điều 642 Bộ luật Dân sự).
1.

Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại

đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng khơng
có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc
thì coi như khơng có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.
2.

Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia

theo di chúc.
3.

Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm

thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc u
cầu.

Ví dụ: Ơng A trước khi mất có viết di chúc để lại cho anh B (con trai cả
của ông A) một mảnh đất. Đến nay di chúc đã bị thất lạc. Hiện tại anh C ( người
con trai thứ của ông A) tự ý xây nhà trên mảnh đất đó và bị anh B phản đối. Căn
cứ vào điều 624 Bộ luật Dân sự 2015, sau khi người để lại di chúc mà di chúc bị
thất lạc khơng có cách nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập
di chúc thì được coi là khơng có di chúc. Theo trường hợp trên, di chúc ơng A để
lại đã bị thất lạc mà anh B không chứng minh được ý nguyện của ơng A thì coi
như ông A mất không để lại di chúc và mảnh đất sẽ được áp dụng chia theo thừa
kế theo pháp luật (điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).
1.2.10.Hiệu lực của di chúc (Điều 643 Bộ luật Dân sự).
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

8

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


2. Di chúc khơng có hiệu lực tồn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau
đây:
a)

Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với

người lập di chúc;
b)

Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế khơng cịn tồn tại vào

thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước

hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ
chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không cịn tồn tại vào thời điểm
mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này
khơng có hiệu lực.
3.

Di chúc khơng có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế khơng

cịn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một
phần thì phần di chúc về phần di sản cịn lại vẫn có hiệu lực.
4.

Khi di chúc có phần khơng hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực

của các phần cịn lại thì chỉ phần đó khơng có hiệu lực.
5.

Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản

di chúc sau cùng có hiệu lực.
1.2.11.Người thừa kế không phụụ thuộc vàà̀o nội dung của di chúc (Điều
644 Bộ luật Dân sự).
1.

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba

suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật,
trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ
cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà khơng có khả năng lao động.
9

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


2.

Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối

nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người khơng có quyền
hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Ví dụ: Ơng Sơn (80 tuổi, hồn tồn bình thường), trước khi chết có lập di
chúc để lại toàn bộ tài sản (trị giá 100 triệu) cho anh Du (40 tuổi, hồn tồn bình
thường), là con chung của ông Sơn và bà Chi. Theo di chúc thì bà Chi sẽ khơng
được hưởng phần di sản nào. Nếu tài sản của ông Sơn chia theo pháp luật thì
hàng thừa kế thứ nhất chỉ có bà Chi và anh Du, do đó tài sản được chia làm hai
mỗi người 50 triệu. Nhưng khi áp dụng điều 644 bộ Bộ luật Dân sự 2015, thì bà
Chi sẽ được hưởng 2/3 của 50 triệu và anh Du sẽ được hưởng phần cịn lại theo
di chúc ơng Sơn để lại.
1.3.Di sản
1.3.1.Khái niệm di sản (Điều 612 Bộ luật Dân sự).
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết
trong tài sản chung với người khác.
1.3.2.Di tặng (Điều 646 Bộ luật Dân sự).
1.

Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho

người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.

2.

Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế

hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước
khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá
nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
3.

Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần

được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản khơng đủ để thanh tốn nghĩa vụ tài
sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần
nghĩa vụ còn lại của người này.
10

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


1.3.3.Di sản dùng trong việc thờ cúng (Điều 645 Bộ luật Dân sự).
1.

Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ

cúng thì phần di sản đó khơng được chia thừa kế và được giao cho người đã
được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được
chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những
người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc
thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ

cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần
di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong
số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2.

Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh tốn

nghĩa vụ tài sản của người đó thì khơng được dành một phần di sản dùng vào
việc thờ cúng.

11

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1.Thực trạng vàà̀ những bất cập của Bộ luật Dân sự 2015:
Bộ luật Dân sự 2015 ra đời đã có nhiều đột phá, góp phần triển khai thi
hành quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, thể hiện tinh thần của Hiến
Pháp 2013, giải quyết những hạn chế, bất cập, khó khăn trong giải quyết các vụ
việc về phân chia di sản thừa kế , phát huy được vị trí, vai trị của Bộ luật Dân
sự thực sự trở thành luật chung, luật nền của hệ thống pháp luật, điều chỉnh các
quan hệ xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự do,tự nguyện,bình đẳng và tự
chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ
thống pháp luật Nhà nước ta. Bộ luật Dân sự 2015 gồm 6 phần, 27 chương, 689
điều (giảm 88 điều so với Bộ luật Dân sự 2005) và có nhiều điểm mới. Một
trong số đó là việc giải quyết các vấn đề tranh chấp phát sinh của các bên tham
gia tố tụng gây tranh cãi và xung đột quyền lợi so với Bộ luật Dân sự 2005 và

quy định cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ hơn về chế định thừa kế như: thời điểm, địa
điểm mở thừa kế; về người thừa kế; di sản thừa kế; di chúc,...
Tuy nhiên về thực tiễn, do sự phát triển mạnh mẽ từng ngày, từng giờ của
đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, nên pháp luật về thừa kế hiện hành vẫn
chưa thể trù liệu hết các tình huống xảy ra trên thực tế, cịn một số quy định của
pháp luật về thừa kế manh tính chung chung chưa chi tiết, rõ ràng.
2.1.1.Vềà̀ vấn đềà̀ xác định di sản
Theo điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 di sản của người chết là phần tài sản
của người để lại di sản tính đến thời điểm người để lại chết. Như vậy những tài
sản phát sinh khi người để lại thừa kế chết chưa được quy định như: tiền phúng
viếng, tiền bảo hiểm, tiền hoa lợi, lợi tức phát sinh từ di sản,... điều này quy định
thiếu tính khái qt do đó áp dụng cịn nhiều bất cập.
12

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Ví dụ: Trước khi ơng A mất có viết di chúc để lại tài sản là căn nhà 2 tỉ
cho B và dãy trọ 2 tỷ đang cho thuê 40tr/tháng cho C. Tuy nhiên ơng cịn 1
khoản tiền bảo hiểm xã hội ( trị giá 200 triệu) thì khơng nói rõ là sẽ cho ai sau
khi ông mất. Tiền thuê nhà và tiền phúng viếng sau tang lễ của ông cũng khơng
được ơng nói rõ là sẽ cho ai hay chia như thế nào. Bởi vậy giữa B và C đã xảy ra
tranh chấp về di sản của ông A để lại.
2.1.2.Vềà̀ năng lực người lập di chúc:
Điều kiện để di chúc hợp pháp được quy định tại điều 630 Bộ luật Dân sự
tại điểm a khoản 1 điều này có quy định “người lập di chúc phải minh mẫn, sáng
suốt trong khi lập di chúc; không bị đe dọa, cưỡng ép.” Vậy căn cứ nào để xác
định một người là trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt? Cũng rất khó để xác
định họ có bị đe dọa, cưỡng ép trong khi lập di chúc hay không. Điều này chưa
được quy định cụ thể dẫn đến những trường hợp tranh chấp di sản trên thực tế.

Ví dụ trường hợp ơng A có 2 người con là B và C đều đã trưởng thành và
có đầy đủ khả năng lao động. Trước khi chết, ông đã lập di chúc để lại tồn bộ
di sản cho C. Sau đó, B đưa ra kết quả của bệnh viện xác nhận ông A bị chứng
rối loạn tâm lí đã được cấp từ ba tháng trước và yêu cầu vô hiệu di chúc để chia
lại di sản. Vậy trong trường hợp này cần giải quyết như thế nào, làm thế nào để
xác định được trong thời gian lập di chúc ơng A là hồn tồn minh mẫn?
Như vậy, pháp luật có hay khơng nên quy định về tình trạng thể chất của
người lập di chúc; và nếu có thì cần quy định thế nào để phù hợp với thực tiễn
và dự liệu được các trường hợp có thể xảy ra.
2.1.3.Vềà̀ di chúc miệng.
Theo khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc miệng được coi
là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước
mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi
chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ, tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện được
quy định này rất khó. Khi trong gia đình có người đang hấp hối thường sẽ không
13

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


cịn ai bình tĩnh hay khơng ai suy nghĩ được vấn đề nay, mặt khác, trong thời
điểm này, thường sẽ chỉ có người trong gia đình, họ hàng thân thích có mặt. Có
thể hiểu việc quy định như vậy của pháp luật là nhằm bảo đảm tính minh bạch,
khách quan, rõ ràng của việc lập di chúc miệng nhưng lại khá khó khăn trong
việc áp dụng vào thực tế.
Trường hợp di chúc miệng có người làm chứng nhưng sau năm ngày chưa
được cơng chứng thì di chúc khơng có hiệu lực pháp luật và không quy định ai
sẽ đi công chứng, là người hưởng di sản hay người làm chứng. Như vậy có làm
mất đi tính định đoạt của người lập di chúc đối với tài sản của mình và người
được hưởng di sản theo di chúc đó có chịu thiệt hay không. Điều này chưa được

quy định rõ nên gây nhiều băn khoăn thắc mắc.
Ví dụ về bất cập di chúc miệng: Ông Trần Văn T đột nhiên phát bệnh tai
biến, cả nhà cuống lên đưa ông vào viện, thế nhưng bệnh tình nguy kịch ơng sắp
khơng qua khỏi, trước lúc lâm chung, ông chỉ kịp lập di chúc miệng trước mặt y
tá, bác sĩ, và con trai ông rồi mất. Trong lúc hoảng loạn đó, khơng ai kịp ghi
chép lại nên di chúc miệng của ông nên sau 5 ngày kể từ ngày mất, di chúc
miệng của ông gây tranh cãi do không ai ghi chép lại và đi cơng chứng theo
khoản 5 điều 630 bộ luật hình sự 2015.
2.2.Kiến nghị sửa đổi
2.2.1. Kiến nghị sửa đổi vế vấn đềà̀ xác định di sản
Di sản phải dựa trên bình diện chung nhất thể hiện bản chất pháp lý của di
sản thừa kế và cần thể hiện các yếu tố: Thứ nhất là tài sản đó phải có giá trị. Thứ
hai là tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu của người đã chết. Thứ ba là tài sản sẽ
được chuyển dịch cho những người có quyền hưởng di sản. Thứ tư là sự dịch
chuyển di sản phải nằm trong sự bảo hộ pháp lý của Nhà nước. Từ những yêu
cầu này, di sản phải theo hướng thể hiện được các yếu tố trên, như sau: Di sản là
toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết để lại, là đối tượng của quan
14

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


hệ dịch chuyển tài sản của người đó sang cho những người hưởng thừa kế, được
Nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện.
2.2.2.Kiến nghị sửa đổi vềà̀ năng lực người lập di chúc
Theo điểm a, khoản 1, điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng
lực của người lập di chúc. Xét thấy trong nhiều trường hợp thì khó có thể xác
định được người đó có minh mẫn, không bị lừa dối đe dọa cưỡng ép trong khi
lập di chúc hay khơng. Có nhiều trường hợp khó tìm ra bằng chứng chứng minh
điều đó trong khi tranh chấp, nên để điều luật được chi tiết, rõ ràng, tránh mập

mờ và tranh cãi khi tố tụng thì điều luật nên được sửa đổi lại như sau:” Người
lập di chúc minh mẫn trước và trong khi lập di chúc, khơng bị đe dọa hoặc
cưỡng ép.” Bên cạnh đó cũng nên có những điều luật yêu cầu, quy định rõ ràng
về thời gian đưa ra bằng chứng chứng minh người lập di chúc trong trạng thái
minh mẫn, sáng suốt khi đưa ra tranh chấp, đảm bảo được di chúc của người đó
là hợp pháp và đúng quy định, tránh trường các giấy tờ bị làm giả, mập mờ làm
mất đi tính nguyên bản của di chúc, sai lệch nguyện vọng của người lập di chúc.
2.2.3.Kiến nghị sửa đổi vềà̀ di chúc miệng
Người làm chứng ở đây vẫn được thực hiện theo luật định, tuy nhiên xét
một vài trường hợp ngoại lệ quá khó khăn trong việc cần người khác làm chứng
thì có nên suy xét việc người thân cũng có thể đứng ra làm chứng, và khi đó cần
phải đảm bảo có sự nhất trí và đồng thuận giữa các bên trong gia đình, phù hợp
với các điều luật liên quan. Nội dung di chúc phải được ghi chép đầy đủ và minh
bạch, có kí tên và đóng dấu của chính quyền địa phương. Trong trường hợp có
người làm chứng theo như luật định thì việc cơng chứng cần quy định rõ là ai là
người công chứng, là người làm chứng đi công chứng hay người thân của người
để lại di sản hay cả hai bên cùng đi công chứng. Điều này cần phải quy định rõ
ràng để tránh trường hợp người làm chứng đi công chứng mà lại không thực
hiện dẫn tới quyền và lợi ích của những người thừa kế sẽ bị ảnh hưởng.
15

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


KẾT LUẬN
Thừa kế là một chế định quan trọng trong hệ thống các quy phạm pháp
luật dân sự Việt Nam. Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ
bản của công dân luôn luôn được pháp luật ở nhiều nước trên thế giới quan tâm,
theo dõi và bảo hộ. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và có nền
văn hóa với các truyền thống đạo đức lâu đời được truyền từ đời này qua đời

khác. Do đó đối với người Việt Nam hiện nay, việc coi trọng các phong tục, tập
quán, tình cảm cha con, vợ chồng, anh em gắn keo sơn,... đã khiến cho khơng ít
người bỏ qua việc đảm bảo quyền để lại thừa kế của mình bằng các thảo một
bản di chúc. Bên cạnh đó có những người đã lập di chúc nhưng lại chưa hiểu rõ
về pháp luật khiến cho bản di chúc không rõ ràng nên những người thừa kề phải
nhờ pháp luật phân xử hộ làm giảm sút đi mối quan hệ tình cảm thân thuộc vốn
có. Do đó, việc nghiên cứu các chế định về thừa kế theo di chúc nhằm nắm bắt
được thực trạng của chế định này trong xã hội đồng thời có các biện pháp hồn
thiện là rất cần thiết để mỗi cơng dân đều được đảm bảo quyền lợi công bằng
trong các mối quan hệ về tài sản. Các chế định về thừa kế nói chung và vấn đề
thừa kế theo di chúc nói riêng đã được quy định khá rõ trong Bộ luật Dân sự
2015. Song với nhu cầu phát triển ngày càng cao cũng như những quan hệ xã
hội phát sinh ngày càng phức tạp thì địi hỏi những chế định này cần được hồn
thiện hơn nữa để có thể điều chỉnh hết những tình huống phát sinh trong thực tế.
Trên đây là những nghiên cứu chúng em về vấn đề thừa kế theo di chúc,
những bất cập của nó cũng như một số ý kiến giải pháp hoàn thiện. Bài viết
khơng tránh khỏi những sai sót, rất mong thầy cơ góp ý để bài làm được hồn
thiện hơn.

16

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ luật Dân sự 2015
2.Giáo trình Pháp luật đại cương (2009), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
3.Bộ giáo dục đào tạo (2014), giáo trình Pháp luật đại cương, Nxb. Đại học Sư
Phạm
4.Công ty luật Minh Gia, Tư vấn trường hợp di chúc bị thất lạc thì giải quyết

như thế nào?, />fbclid=IwAR0WLKJcS66tRCGdeWTjqWXWkY6e2cQkWFyYHIfC33ysx27FiWYCPDNll4
5.Thế giới luật, Tiểu luận - Một số bất cập trong các quy định của bộ luật dân sự
về thừa kế theo di chúc, />6.Báo Người lao động, Góp ý Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi): Gỡ nút thắt về
thừa kế, />
17

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



×