Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Nguồn gốc của nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.34 KB, 1 trang )

a. Nguồn gốc của nhà nước
Ph.Ăngghen, trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của
nhà nước cho rằng, nhà nước là một phạm trù lịch sử: “Nhà nước tồn tại không
phải là mãi mãi từ ngàn xưa. Đã từng có xã hội khơng cần đến nhà nước, khơng có
một khái niệm nào về nhà nước và chính quyền nhà nước cả”.
Trong xã nguyên thủy, với sự tồn tạị của cộng đồng thị tộc, bộ lạc, chưa xuất hiện
nhà nước, chưa có nhà nước với tư cách là cơ quan quyền lực của giai cấp, duy trì
sự thống trị của giai cấp, đối lập với nhân dân. Xã hội tồn tại theo thể chế tự quản.
Vào giai đoạn cuối của xã hội cộng sản nguyên thủy, trong xã hội xuất hiện chế độ
tư hữu. Sự bất bình đẳng, phân hóa giai cấp diễn ra phổ biến. Xuất hiện giai cấp
thống trị và giai cấp bị thống trị. Quan hệ áp bức bóc lột dần dần thay cho quan hệ
bình đẳng giữa người với người, nền dân chủ bị thay bằng nền độc tài. Điều đó dẫn
đến những mâu thuẫn giai cấp gay gắt, không thể điều hòa được. Các cuộc đấu
tranh nổi dậy của giai cấp bị trị chống lại sự thống trị của giai cấp thống trị diễn ra
thường xuyên. Để giữ quyền lợi và địa vị thống trị, giai cấp thống trị sử dụng công
cụ bạo lực để đàn áp. Cuộc đấu tranh giai cấp đầu tiên mang tính quyết liệt giữa
giai cấp chủ nơ và nơ lệ địi hỏi sự ra đời của nhà nước.
Nhà nước ra đời trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử nhất định. Nhà nước
là sản phẩm của một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định khi “ xã hội
đó đã bị phân thành những mặt đối lập khơng thể điều hịa mà xã hội đó bất lực
khơng sao loại bỏ được”.
Nhà nước ra đời để đáp ứng yêu cầu duy trì trật tự và thống trị xã hội của giai cấp
thống trị, để cho cuộc đấu tranh giai cấp không đi đến sự tiêu diệt lẫn nhau và tiêu
diệt luôn cả xã hội, để duy trì xã hội trong vịng “trật tự”. V.I.Lênin cho rằng, khi
trong xã hội xuất hiện “ biểu hiện của mâu thuẫn giai cấp khơng thể điều hịa được”
thì nhà nước ra đời. Rằng: “Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào, về mặt khách
quan, những mâu thuẫn giai cấp khơng thể điều hịa được, thì nhà nước xuất hiện.
Và ngược lại, sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là
khơng thể điều hịa được”.
Như vậy, ngun nhân sâu xa của sự xuất hiện nhà nước là do sự phát triển của lực
lượng sản xuất dẫn đến sự dư thừa tương đối của cải, xuất hiện chế độ tư hữu, còn


nguyên nhân trực tiếp đẫn tới sự xuất hiện nhà nước là do mâu thuẫn giai cấp trong
xã hội gay gắt khơng thể điều hịa được. Nhà nước ra đời là một tất yếu khách quan
để “làm dịu” sự xung đột giai cấp, để duy trì trật tự xã hội trong vịng “ trật tự” mà
ở đó, lợi ích và địa vị của giai cấp thống trị được đảm bảo.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×