Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Đặc điểm quặng hóa và triển vọng quặng chì kẽm khu vực cẩm nhân mỹ gia, yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.7 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN VĂN HỒN

ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HỐ VÀ TRIỂN VỌNG QUẶNG
CHÌ - KẼM KHU VỰC CẨM NHÂN - MỸ GIA, YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2018


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN VĂN HỒN

ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HỐ VÀ TRIỂN VỌNG QUẶNG
CHÌ - KẼM KHU VỰC CẨM NHÂN - MỸ GIA, YÊN BÁI

Ngành: KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT
Mã số: 8520501

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Nguyễn Quang Luật


HÀ NỘI - 2018


3

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hoàn


4

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 12
Chương 1: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC CẨM NHÂN - MỸ
GIA ............................................................................................................................ 17
1.1. Vị trí vùng nghiên cứu trên bình đồ cấu trúc khu vực .......................................17
1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất và khống sản chì - kẽm .......................................17
1.3. Đặc điểm địa tầng...............................................................................................20
1.4. Đặc điểm hoạt động magma ...............................................................................23
1.5. Đặc điểm cấu trúc - kiến tạo ..............................................................................25
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 28

2.1. Đặc điểm địa hóa và khống vật học của chì - kẽm ...........................................28
2.2. Phân loại các kiểu mỏ chì - kẽm trên thế giới và ở Việt Nam ...........................32
2.3. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn..............................39
2.4. Các thuật ngữ được sử dụng trong luận văn ......................................................42
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT QUẶNG HĨA CHÌ - KẼM KHU VỰC CẨM
NHÂN - MỸ GIA ..................................................................................................... 44
3.1. Đặc điểm thạch học các đá chứa quặng chì - kẽm khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia44
3.2. Đặc điểm phân bố các thân quặng chì - kẽm khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia .....50
3.3. Đặc điểm hình thái và cấu trúc các thân quặng chì - kẽm .................................53
3.4. Đặc điểm các kiểu biến đổi đá vây quanh thân quặng chì - kẽm .......................86
Chương 4: ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN VẬT CHẤT QUẶNG CHÌ - KẼM KHU
VỰC CẨM NHÂN - MỸ GIA.................................................................................. 88
4.1. Đặc điểm thành phần khống vật của quặng chì - kẽm .....................................88
4.2. Đặc điểm cấu tạo, kiến trúc của quặng chì - kẽm ..............................................97
4.3. Đặc điểm thành phần hóa học của quặng chì - kẽm.........................................102
4.4. Thứ tự sinh thành và tổ hợp cộng sinh khống vật quặng chì - kẽm khu vực
Cẩm Nhân - Mỹ Gia ................................................................................................104


5

Chương 5: CÁC YẾU TỐ KHỐNG CHẾ QUẶNG HÓA, CÁC TIỀN ĐỀ, DẤU
HIỆU TÌM KIẾM VÀ TRIỂN VỌNG QUẶNG CHÌ - KẼM KHU VỰC CẨM
NHÂN - MỸ GIA ................................................................................................... 107
5.1 Các yếu tố địa chất khống chế quặng hóa chì - kẽm khu vực Cẩm Nhân - Mỹ
Gia ...........................................................................................................................107
5.2 Một số ý kiến về nguồn gốc quặng chì - kẽm khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia ...110
5.3 Tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm quặng chì - kẽm khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia .111
5.4. Về triển vọng quặng chì - kẽm khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia .........................113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 116


6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Hàm lượng chì, kẽm ở các loại đá trong vỏ Trái đất (%), theo
Vinogradov ...............................................................................................................29
Bảng 2.2 Quan hệ khái quát giữa Eh, pH và độ linh động của một số nguyên tố,
trong đó có Pb và Zn (Harry Smit và nnk, 1996) ......................................................29
Bảng 2.3 Các khống vật cơng nghiệp chính của chì - kẽm .....................................30
Bảng 2.4 Thống kê các loại mẫu đã phân tích và thu thập, tổng hợp .......................42
Bảng 3.1 Thống kê kết quả phân tích mẫu thạch học ...............................................44
Bảng 3.2 Thống kê các cơng trình gặp quặng chì - kẽm ...........................................51
Bảng 3.3 Thống kê đặc điểm các thân quặng chì - kẽm ...........................................53
Bảng 4.1 Thành phần khoáng vật quặng Pb - Zn khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia ......88
Bảng 4.2 Kết quả phân tích mẫu nhóm quặng chì - kẽm ........................................103
Bảng 4.3 Thứ tự sinh thành và tổ hợp khoáng vật trong quặng chì - kẽm khu vực
Cẩm Nhân - Mỹ Gia ................................................................................................106


7

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Ảnh 1.1 Ranh giới chuyển tiếp từ tập 2 lên tập 3 - Hệ tầng Hà Giang .....................21
Ảnh 3.1 Mẫu Lm.XL.15 Đá sừng diopsit (Dp) - calcit (ca), có xâm tán khống vật
quặng (q). ..................................................................................................................47
Ảnh 3.2 Mẫu Lm.H41-4/2 Đá sừng wolastonit (Wo) - diopsit (Dp) - graphit (Gp). 47
Ảnh 3.3 Mẫu Lm.MG.9 Đá hoa chứa diopsit (Dp) - plagioclas (Pl) - phlogopit (Phl),
có xâm tán khống vật quặng (q) ..............................................................................48

Ảnh 3.4 Mẫu Lm.XL.12 Đá hoa chứa phlogopit (Phl) - tremolit (Tre), có xâm tán
khống vật quặng (q) .................................................................................................48
Ảnh 3.5 Mẫu Lm.CN.5 Đá sừng calciphyr (đá sừng diopsit - calcit - graphit) ........49
Ảnh 3.6 Mẫu Lm.CN.5 Đá sừng calciphyr (đá sừng diopsit - calcit - graphit) ........49
Ảnh 3.7 Mẫu KT.CN.05 Galenit (Gal) hạt tha hình xâm tán, thay thế khống vật của
nền đá có xâm tán vảy graphit (grf) (đá sừng diopsit - calcit - graphit). ..................49
Ảnh 3.8 Mẫu KT.CN.05 Các vảy graphit (grf) tập trung thành ổ trong nền đá sừng
calciphyr (đá sừng diopsit - calcit - graphit) có xâm tán galenit (gal) hạt nhỏ tha
hình. ...........................................................................................................................49
Ảnh 3.9 Mẫu Lm.XL.11 Đá hoa hạt lớn, có xâm tán sphalerit.................................50
Ảnh 3.10 Mẫu Lm.XL.12 Đá hoa chứa phlogopit- tremolit, có xâm tán khống vật
quặng .........................................................................................................................50
Ảnh 3.11 Thân quặng 1 tại lị khai thác cũ (L.4) ......................................................57
Ảnh 3.12 Quặng chì - kẽm khai thác tại lò 4 (L.4) ...................................................58
Ảnh 3.13 Mẫu KT.CN.05 Galenit (gal) dạng hạt tha hình xâm tán, thay thế khống
vật của nền đá có chứa các vảy graphit (grf). ...........................................................61
Ảnh 3.14 Lm.CN.1 Đá hoa chứa olivin - phlogopit có xâm tán khống vật quặng .61
Ảnh 3.15 VL.64 Quặng chì - kẽm xâm tán trong đá hoa bị biến đổi thành đá sừng 62
Ảnh 3.16 H.42-2 Quặng chì - kẽm nằm trong đá hoa bị biến đổi sừng hóa, phlogopit
hóa .............................................................................................................................70
Ảnh 3.17 Lm.LK.7 Đá bị biến đổi tal hóa. Tập hợp talc dạng vi vảy mịn ...............70
Ảnh 3.18 T.42 Quặng chì - kẽm xâm tán trong đá hoa bị biến đổi phlogopit hóa ...75


8

Ảnh 3.19 T.43 Thân quặng chì - kẽm dạng mạch xâm tán trong đá hoa bị biến đổi
sừng hóa, phlogopit hóa ............................................................................................75
Ảnh 3.20 Galenit (gal) cấu tạo vi mạch lấp đầy vi khe nứt và khe hở giữa các
khoáng vật của đá ......................................................................................................81

Ảnh 3.21 Tổ hợp cộng sinh galenit (gal)-sphalerit (spl) xâm tán trong đá. Trên nền
sphalerit có chứa các thể emunsi chalcopyrit (chp) tạo kiến trúc phân hủy dung dịch
cứng ...........................................................................................................................82
Ảnh 3.22 Lm.LK.10 Đá hoa bị biến đổi có serpentin, muscovit ..............................85
Ảnh 3.23 Lm.LK.11 Đá hoa bị biến đổi talc hóa, có muscovit. Tập hợp calcit dạng
ẩn tinh, talc dạng vi vảy mịn, muscovit dạng tấm.....................................................85
Ảnh 4.1 Mẫu KT.CN.01 Galenit (gal) - chalcopyrit (chp) tập hợp hạt tha hình xuyên
lấp theo khe nứt, gắn kết, thay thế gặm mòn pyrit và khoáng vật của đá. ................89
Ảnh 4.2 Mẫu KT.CN.07 Galenit (gal) - sphalerit (spl) tập hợp hạt tha hình thay thế
gặm mịn pyrit và khống vật của đá. .......................................................................90
Ảnh 4.3 Mẫu KT.XL.15 Galenit (gal) hạt và tập hợp hạt tha hình thay thế, gắn kết
khống vật của đá, trong nền galenit cịn tàn dư khống vật của đá chưa bị thay thế
hết. .............................................................................................................................90
Ảnh 4.4 Mẫu KT.XL.15 Tổ hợp cộng sinh galenit (gal)-sphalerit (spl) xâm tán trong
đá. Trên nền sphalerit có chứa các thể emunsi chalcopyrit (chp) tạo kiến trúc phân
hủy dung dịch cứng....................................................................................................91
Ảnh 4.5 Mẫu KT.XL11 Sphalerit (spl) hạt tha hình xâm tán trong đá .......................92
Ảnh 4.6 Mẫu KT.CN.05 Sphalerit (spl) hạt nhỏ tha hình cùng chalcopyrit (chp) vi hạt
xâm tán trong đá có chứa các vẩy graphit (grf) ..........................................................93
Ảnh 4.7 Mẫu KT.XL.15 Trên nền khoáng vật sphalerit (spl) có chứa các thể emunsi
chalcopyrit (chp) tạo kiến trúc phân hủy dung dịch cứng điển hình...........................93
Ảnh 4.8 Mẫu KT.CN.02 Tổ hợp cộng sinh sphalerit (spl) - galenit (gal) - chalcopyrit
(chp) thay thế khoáng vật nền đá ...............................................................................94
Ảnh 4.9 Mẫu KT.CN.04 Tổ hợp cộng sinh galenit (gal) - chalcopyrit (chp) xâm tán
trong nền đá ...............................................................................................................95


9

Ảnh 4.10 Mẫu KT.CN.07 Tổ hợp cộng sinh pyrotin (pyr) - galenit (gal) - sphalerit

(spl) xâm tán trong nền đá .........................................................................................95
Ảnh 4.11 Mẫu KT.XL.12 Pyrotin (pyr) cùng sphalerit (spl) và chalcopyrit (chp) xâm
tán trong đá ................................................................................................................96
Ảnh 4.12 Mẫu KT.XL.12 Pyrotin (pyr) dạng hạt tha hình xâm tán trong đá .............96
Ảnh 4.13 Mẫu KT.CN.04 Galenit (gal) cấu tạo xâm tán, mạch xâm tán ...................98
Ảnh 4.14 Mẫu KT.CN.01 Galenit (gal) cấu tạo vi mạch lấp đầy vi khe nứt và khe hở
giữa các khoáng vật của đá. .......................................................................................99
Ảnh 4.15 Mẫu KT.CN.7 Galenit (gal) cùng sphalerit (spl) thay thế khoáng vật của
nền đá ........................................................................................................................99
Ảnh 4.16 Mẫu KT.CN.04 Galenit (gal) thay thế pyrit (py). ....................................100


10

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sơ đồ phân bố các mỏ quặng chì - kẽm ở miền Bắc Việt Nam
Hình 1.2 Bản đồ địa chất khu vực Yên Bình, Yên Bái (theo tài liệu của Hoàng Thái
Sơn và nnk, 1997)
Hình 1.3 Biểu đồ tam giác QAP của granitoid phức hệ Phia Bioc ...........................24
Hình 1.4 Biểu đồ tương quan giữa Al2O3/(Na2O+K2O) và Al2O3/(CaO+Na2O+K2O)
(Chỉ số Shand của phức hệ Phia Bioc) ......................................................................24
Hình 1.5 Biểu đồ tương quan giữa SiO2 và Al2O3 của granitoid phức hệ Phia Bioc24
Hình 3.1 Bản đồ địa chất khoáng sản khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia, n Bái
Hình 3.2 Bản đồ địa chất khống sản khu Cẩm Nhân
Hình 3.3 Bản đồ địa chất khống sản khu Mỹ Gia - Xuân Lai
Hình 3.4 Mặt cắt địa chất tuyến 37 ...........................................................................55
Hình 3.5 H.38-1 Quặng chì - kẽm nằm trong đá hoa bị biến đổi ..............................56
Hình 3.6 Mặt cắt địa chất tuyến 38 ...........................................................................57
Hình 3.7 Mặt cắt địa chất tuyến 39 ...........................................................................58
Hình 3.8 H.40-1 Quặng chì - kẽm nằm trong đá hoa bị biến đổi ..............................59

Hình 3.9 Mặt cắt địa chất tuyến 40 ...........................................................................60
Hình 3.10 H.41-4 Quặng chì - kẽm nằm trong đá hoa bị biến đổi............................63
Hình 3.11 H.2 Quặng chì - kẽm nằm trong đá hoa bị biến đổi .................................65
Hình 3.12 H.1535 Quặng chì - kẽm nằm trong đá hoa bị biến đổi ...........................66
Hình 3.13 H.39-1 Quặng chì - kẽm nằm trong đá hoa bị biến đổi sừng hóa ............67
Hình 3.14 Mặt cắt địa chất tuyến 39/1 ......................................................................68
Hình 3.15 Mặt cắt địa chất tuyến 40/1 ......................................................................68
Hình 3.16 H.1 Quặng chì - kẽm nằm trong đá hoa bị biến đổi sừng hóa, thạch anh
hóa .............................................................................................................................71
Hình 3.17 Mặt cắt địa chất tuyến 41 .........................................................................72
Hình 3.18 Mặt cắt địa chất tuyến 42 .........................................................................72
Hình 3.19 H.43-2 Quặng chì - kẽm nằm trong đá hoa bị biến đổi thạch anh hóa,
calcit hóa ...................................................................................................................73


11

Hình 3.20 Mặt cắt địa chất tuyến 43 .........................................................................74
Hình 3.21 H.41-5 Quặng chì - kẽm nằm trong đá hoa bị biến đổi calcit hóa, thạch
anh hóa ......................................................................................................................76
Hình 3.22 H.43-1 Quặng chì - kẽm nằm trong đá hoa bị biến đổi sừng hóa,
phlogopit hóa .............................................................................................................77
Hình 3.23 H.73-1 Quặng chì - kẽm nằm trong đá hoa bị biến đổi............................78
Hình 3.24 H.74-1 Quặng chì - kẽm nằm trong đá hoa bị biến đổi............................79
Hình 3.25 H.75-1 Quặng chì - kẽm nằm trong đá hoa bị biến đổi............................80
Hình 3.26 H.73-2 Quặng chì - kẽm nằm trong đá hoa bị biến đổi............................83
Hình 3.27 Mặt cắt địa chất tuyến 73 .........................................................................84
Hình 3.28 Mặt cắt địa chất tuyến 74 .........................................................................84



12

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chì - kẽm thuộc nhóm kim loại cơ bản được sử dụng nhiều trong các ngành
công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, thiết bị cơng nghiệp, hố chất… Hiện tại nhu
cầu tiêu thụ của chúng càng tăng cao ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ở khu vực Tây Bắc Việt Nam loại hình khống sản chì - kẽm được phát hiện
chưa nhiều. Năm 2009, Liên đoàn Địa chất Tây Bắc thực hiện đề án “Đánh giá triển
vọng quặng chì - kẽm vùng Cẩm Nhân - Mỹ Gia, Yên Bình, Yên Bái” trên diện tích
25,5 km2 gồm các xã Tích Chung, Cẩm Nhân, Mỹ Gia, Xuân Lai, xác định đây là
khu vực có tiềm năng về quặng chì - kẽm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về cấu trúc
thân quặng, thành phần vật chất, các yếu tố địa chất khống chế quặng hóa cũng như
triển vọng của quặng chì - kẽm trong vùng chưa được nghiên cứu chi tiết và có hệ
thống. Chính vì vậy, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đặc điểm quặng hóa và
triển vọng quặng chì - kẽm khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia, Yên Bái” hoàn toàn xuất
phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn khách quan và nhằm góp phần giải quyết
những vấn đề khoa học còn tồn tại nêu trên.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài có mục tiêu: Làm sáng tỏ đặc điểm quặng hóa chì - kẽm, tạo cơ sở khoa
học cho việc dự báo và đánh giá triển vọng quặng chì - kẽm khu vực Cẩm Nhân - Mỹ
Gia, Yên Bái.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Để hoàn thành được mục tiêu trên các nhiệm vụ cần phải thực hiện là:
+ Thu thập, tổng hợp và xử lý các tài liệu về địa chất, địa tầng, cấu trúc kiến tạo liên quan đến khu vực nghiên cứu.
+ Nghiên cứu đặc điểm phân bố, đặc điểm hình thái cấu trúc các thân quặng
chì - kẽm của khu vực nghiên cứu.
+ Nghiên cứu hiện tượng biến đổi đá vây quanh và mối liên quan với quặng
hóa chì - kẽm.



13

+ Nghiên cứu thành phần khống vật, hóa học, cấu tạo, kiến trúc quặng chì kẽm, xác định tổ hợp cộng sinh khoáng vật, các thời kỳ, giai đoạn tạo khống và đánh
giá chất lượng quặng chì - kẽm khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia, Yên Bái.
+ Nghiên cứu các yếu tố khống chế và nguồn gốc quặng chì - kẽm khu vực
Cẩm Nhân - Mỹ Gia, Yên Bái.
+ Xác lập các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm quặng chì - kẽm khu vực Cẩm
Nhân - Mỹ Gia, Yên Bái.
+ Đánh giá triển vọng quặng chì - kẽm khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia, Yên Bái.
4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quặng chì - kẽm và các thành tạo địa chất liên quan
ở khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia, Yên Bái.
Phạm vi nghiên cứu: Khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia có diện tích 25,5km2
gồm các xã Tích Chung, Cẩm Nhân, Mỹ Gia, Xuân Lai, thuộc huyện Yên Bình, tỉnh
Yên Bái.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên, học viên tiến hành sử
dụng các phương pháp chính sau:
+ Áp dụng phương pháp tiếp cận có hệ thống, kết hợp với các phương pháp
nghiên cứu địa chất truyền thống.
+ Tổng hợp và xử lý tài liệu địa chất, khoáng sản liên quan đến khu vực
nghiên cứu. Ngồi ra, tổng hợp các tài liệu đã có tại khu vực, tiến hành lấy một số
loại mẫu chuyên đề khác nhau nhằm nghiên cứu, đánh giá đặc điểm địa chất quặng
hóa và thành phần vật chất của quặng.
+ Nghiên cứu các đá biến đổi và đặc điểm thành phần vật chất quặng dưới
kính hiển vi phân cực truyền qua, kính khống tướng, phân tích thành phần hóa học
ngun tố chính và vết đá vây quanh, microzonde (EPMA), hiển vi điện tử quét
(SEM) nghiên cứu thành phần nguyên tố trong khoáng vật quặng.
+ Phương pháp nghiên cứu nhiệt độ đồng hóa bao thể xác định nhiệt độ tạo

quặng.
6. Những điểm mới đạt được của đề tài


14

Kết quả nghiên cứu đạt được một số điểm mới như sau:
+ Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ thêm về đặc điểm thành phần vật chất
và các yếu tố địa chất khống chế quặng hóa chì - kẽm khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia,
Yên Bái;
+ Xác lập các tổ hợp cộng sinh khoáng vật (THCSKV) bền vững, đặc trưng
cho quặng hóa chì - kẽm khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia, Yên Bái;
+ Xác lập tiền đề, dấu hiệu tìm kiếm, làm rõ các yếu tố khống chế quặng hóa
dựa trên những cứ liệu khoa học, làm cơ sở để nêu rõ hơn về cấu trúc địa chất, đặc
điểm quặng hóa, thành phần vật chất của quặng, đặc điểm của các đới quặng, các đá
vây quanh, mức độ biến đổi của chúng và tạo cơ sở khoa học phục vụ cho công tác
đánh giá triển vọng và các nghiên cứu tiếp theo quặng chì kẽm ở khu vực Cẩm
Nhân - Mỹ Gia, Yên Bái.
7. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học:
+ Góp phần làm sáng tỏ thêm phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp tài liệu
địa chất - khoáng sản để hiểu sâu hơn về thành phần vật chất quặng, đặc điểm quặng
hóa và mức độ biến đổi của quặng và các đá vây quanh theo diện phân bố và chiều
sâu;
+ Nghiên cứu chi tiết về đặc điểm thành phần khoáng vật quặng và cơ chế
thành tạo các mỏ chì - kẽm nguồn gốc nhiệt dịch cho phép xác lập các THCSKV,
tìm ra quy luật phân bố của chúng trong khơng gian theo thời gian. Góp phần tìm
hiểu điều kiện thành tạo và nguồn gốc của các mỏ quặng chì - kẽm;
+ Xác lập tiền đề địa chất, dấu hiệu tìm kiếm quặng chì - kẽm vùng nghiên
cứu;

+ Góp phần làm sáng tỏ thêm các yếu tố địa chất khống chế quặng hóa và
đặc điểm phân bố của chì - kẽm trong vùng nghiên cứu, làm cơ sở mở rộng ra các
vùng lân cận và định hướng cho việc khoanh định diện tích có triển vọng.
Giá trị thực tiễn
+ Cung cấp cho các nhà quản lý và doanh nghiệp về đặc điểm thành phần vật
chất, tài nguyên quặng chì - kẽm khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia, làm cơ sở định


15

hướng cơng tác điều tra, thăm dị, khai thác, chế biến nhằm đạt được hiệu quả kinh
tế cao nhất.
+ Làm cơ sở định hướng cho hệ phương pháp, mạng lưới cơng trình đánh giá
tài ngun và triển vọng quặng chì - kẽm trong vùng nghiên cứu phục vụ cho công
tác thăm dò, khai thác tiếp theo.
+ Kết quả nghiên cứu đã rút ra được đặc điểm quy luật phân bố quặng chì kẽm khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia, Yên Bái để từ đó định hướng cho việc dự báo
khống sản chì - kẽm ở các vùng khác có đặc điểm địa chất tương tự.
8. Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
Chương 1: Đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Đặc điểm địa chất quặng hóa chì kẽm khu vực Cẩm Nhân - Mỹ
Gia
Chương 4: Đặc điểm thành phần vật chất quặng chì - kẽm khu vực Cẩm
Nhân - Mỹ Gia
Chương 5: Các yếu tố khống chế quặng hoá, các tiền đề, dấu hiệu tìm kiếm
và triển vọng quặng chì - kẽm khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia.
Kết luận và Kiến nghị
9. Cơ sở tài liệu của luận văn
Luận văn được xây dựng trên cơ sở kết quả công tác đánh giá triển vọng

quặng chì - kẽm vùng Cẩm Nhân - Mỹ Gia, Yên Bình, Yên Bái do tác giả làm chủ
nhiệm đề án. Ngồi ra trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu tác giả đã sử dụng
các nguồn tư liệu sau:
- Báo cáo lập bản đồ Địa chất và Khoáng sản tỷ lệ 1/200.000 tờ Yên Bái
(Nguyễn Vĩnh và nnk năm 1968).
- Báo cáo lập bản đồ Địa chất và Khoáng sản tỷ lệ 1/200.000 tờ Tuyên
Quang (Nguyễn Văn Hồnh và nnk hiệu đính năm 1984).
- Báo cáo lập bản đồ Địa chất và Khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ Đoan
Hùng - n Bình (Hồng Thái Sơn và nnk năm 1997).


16

- Báo cáo đánh giá triển vọng quặng chì - kẽm vùng Cẩm Nhân - Mỹ Gia,
Yên Bình, Yên Bái (Nguyễn Văn Hoàn và nnk năm 2009).
- Các chuyên đề nghiên cứu, cơng trình nghiên cứu về khống sản chì - kẽm
đã được cơng bố trên các tạp chí, báo cáo khoa học.
10. Lời cảm ơn
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn
Quang Luật và sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ hiệu quả của Bộ mơn Tìm kiếm Thăm dị thuộc Khoa khoa học và kỹ thuật địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất,
Liên đoàn Địa chất Tây Bắc, Trung tâm Kiểm định địa chất trực thuộc Tổng cục
Địa chất và Khống sản Việt Nam. Tác giả xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sự
giúp đỡ, hướng dẫn tận tình, sự quan tâm, giảng dạy của các thầy, cơ giáo, Ban
Giám hiệu nhà trường, Phòng đào tạo Sau đại học trong suốt thời gian học tập tại
nhà trường.


17

Chương 1: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC CẨM NHÂN MỸ GIA

1.1 Vị trí vùng nghiên cứu trên bình đồ cấu trúc khu vực
Khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia, n Bình, n Bái ở rìa phía nam vịm Sơng
Chảy nằm trong miền uốn nếp chuẩn đơng bắc Việt Nam (Dovjikov 1965, Trần Văn
Trị 1971). Trên bình đồ cấu trúc vùng nghiên cứu thuộc rìa phía tây nam, gần nơi
giao nhau của 3 đới cấu trúc lớn là đới sông Lô, đới An Châu và đới sông Hồng.
Vùng nghiên cứu thuộc cánh phía tây của một nếp lồi khơng hồn chỉnh với
nhân nếp lồi lộ ra ở núi Vạc với phương trục nếp lồi 170-215o, bị phá hủy bởi các
pha xâm nhập và các đứt gãy kiến tạo. Dấu hiệu rõ nhất của nếp lồi là các tập đá
phiến, đá phiến thạch anh sericit, đá hoa hạt lớn thuộc hệ tầng Hà Giang ở 2 cánh
của nếp lồi cắm về đông 50-100  30-40 và cắm về tây 230-310  30-40.
Khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia nằm trong tầng cấu trúc Paleozoi dưới được
cấu thành bởi các trầm tích lục nguyên, lục nguyên - carbonat bề dày từ 4.200m 4.800m. Các đá tham gia vào cấu trúc địa chất của vùng nghiên cứu là đá lục
nguyên - carbonat biến chất thuộc tập 2 và tập 3 hệ tầng Hà Giang.
Các đá lục nguyên biến chất thuộc tập 2 hệ tầng Hà Giang tham gia vào cấu
trúc địa chất vùng theo thứ tự từ dưới lên trên gồm các đá quarzit, quarzit sericit,
xen các lớp mỏng đá phiến thạch anh sericit và các thấu kính đá hoa. Chúng bị các
khối xâm nhập phức hệ Phia Bioc xuyên cắt. Các đá này phân bố thành dải ở phía
đơng khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia có thế nằm cắm về tây với góc dốc 25-40o.
Các đá thuộc tập 3 hệ tầng Hà Giang gồm chủ yếu là đá hoa hạt vừa đến hạt
lớn có xen các lớp mỏng quarzit và bị các khối xâm nhập phức hệ Phia Bioc xuyên
cắt. Các đá này là thành phần chính tham gia vào cấu trúc địa chất của vùng. Chúng
phân bố ở phần trung tâm khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia bị chia cắt bởi đứt gãy và
xâm nhập chúng có thế nằm cắm về tây với góc dốc 30-55o.
1.2 Lịch sử nghiên cứu địa chất và khống sản chì - kẽm
Khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia nằm ở rìa phía nam vịm Sơng Chảy thuộc đới
cấu trúc sơng Lơ, gồm các thành tạo lục nguyên, lục nguyên - carbonat, hoạt động
magma, kiến tạo mạnh mẽ và phức tạp.


18


Lịch sử nghiên cứu địa chất và tìm kiếm khống sản khu vực Cẩm Nhân Mỹ Gia gắn liền với lịch sử khai khoáng và sử dụng khoáng sản ở Việt Nam, có thể
chia làm 2 giai đoạn như sau:
1.2.1 Giai đoạn trước năm 1954
Giai đoạn này chủ yếu do các nhà địa chất Pháp nghiên cứu như Deprat J,
Bourrt R, Patte E, Dussault L, Fromaget J trong đó nổi bật là cơng trình nghiên cứu
của Fromaget trong các năm 1929, 1931, 1936, 1941 cho ra đời hàng loạt công trình
nghiên cứu tổng quát trên lãnh thổ Việt Nam và tồn Đơng Dương trong đó cơng
trình “Đơng Dương kiến trúc địa chất, các đá, các mỏ và mối liên quan có thể của
chúng với kiến tạo” xuất bản năm 1941 là cơng trình có giá trị hơn cả.
Tuy nhiên trong giai đoạn này các cơng trình nghiên cứu của các nhà địa chất
người Pháp chỉ mang tính chất khu vực, còn sơ lược, tỷ lệ nhỏ, tài liệu để lại rất ít vì
vậy rất hạn chế trong việc tham khảo.
1.2.2 Giai đoạn sau năm 1954
Sau năm 1954 công tác nghiên cứu địa chất toàn lãnh thổ, điều tra đánh giá
tài nguyên khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế được chú trọng từ công tác đo vẽ
lập Bản đồ địa chất khống sản ở các tỷ lệ đến việc tìm kiếm thăm dị các khống
sản đáp ứng cho nhu cầu cấp thiết của các ngành cơng nghiệp.
Các cơng trình nghiên cứu quan trọng giai đoạn này đã tiến hành gồm:
- Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 phần miền Bắc Việt Nam (Dovjikov A.E và
nnk), xuất bản năm 1965.
- Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000 tờ Yên Bái (Nguyễn Vĩnh và nnk, năm 1968).
- Bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ Đoan Hùng - Yên Bình
do Hồng Thái Sơn và các tác giả Liên đồn Địa chất Tây Bắc thành lập năm 1997,
vùng nghiên cứu đã được làm sáng tỏ các vấn đề sau:
+ Về địa tầng: Các trầm tích lục nguyên - carbonat từ Tích Chung qua Cẩm
Nhân, Mỹ Gia đến Xuân Lai được xếp vào hệ tầng Hà Giang và phân làm 3 tập.
Tập 1 (Є2 hg1): Chủ yếu gồm đá phiến thạch anh sericit xen đá phiến sericit
thạch anh, lớp mỏng quarzit và thấu kính đá vơi.



19

Tập 2 (Є2 hg2): Gồm chủ yếu là quarzit, quarzit sericit xen các lớp mỏng đá
phiến thạch anh sericit, sericit thạch anh, đá phiến lục actinolit epidot, thấu kính đá
hoa, đá vôi.
Tập 3 (Є2 hg3): Chủ yếu là đá vôi bị hoa hố, đá hoa thường có xen lớp mỏng
quarzit.
+ Về khoáng sản: Trên cơ sở các tiền đề địa chất, dấu hiệu khống sản các
nhà địa chất Liên đồn Địa chất Tây Bắc đã phát hiện các dòng phân tán ngun tố
chì và các dịng phân tán ngun tố kẽm kéo dài trên 10km từ Tích Chung đến Xuân
Lai. Xác định được 4 thân quặng chì kẽm đạt yêu cầu công nghiệp tại điểm quặng
Làng Rẫy (thuộc xã Cẩm Nhân). Tổng tài nguyên dự báo ở cấp P1 + P2 (cấp
334a+334b) 118 ngàn tấn kim loại Pb+Zn.
Nhìn chung các cơng tác tìm kiếm chi tiết hố có mật độ điểm quan sát thưa,
chưa phát hiện hết các biểu hiện khống sản có trong diện tích chi tiết hố, chưa
nghiên cứu đầy đủ các yếu tố khống chế quặng. Hầu hết các thân quặng chì - kẽm
mới chỉ được phát hiện bởi một đến hai cơng trình (vết lộ) hoặc lị khai thác trên
mặt, chưa rõ quy mơ phân bố của quặng, chưa đủ cơ sở để đánh giá triển vọng
khống sản quặng chì - kẽm trong vùng.
- Dương Đức Kiêm, Phan Văn Quýnh và nnk (1997-2002) Nghiên cứu kiến
tạo và sinh khoáng Bắc bộ đã phân chia các đơn vị kiến tạo - sinh khống hồn tồn
theo quan điểm của kiến tạo mảng và mối quan hệ nhân quả giữa kiến tạo và sinh
khoáng phần nào được làm rõ. Trong cơng trình nghiên cứu này các tác giả nhấn
mạnh mối liên quan giữa các granitoid với bối cảnh kiến tạo và quặng nội sinh,
trong đó có quặng chì - kẽm. Quặng chì - kẽm khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia được
các tác giả xếp vào thành hệ galenit - sphalerit trong đá carbonat được hình thành
trong bối cảnh va chạm tạo núi.
- Trên cơ sở tài liệu đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khống sản tỷ lệ
1:200.000 và 1:50.000 từ năm 2007 - 2009 các tác giả Liên đồn Địa chất Tây Bắc

đã thi cơng đề án đánh giá triển vọng quặng chì - kẽm vùng Cẩm Nhân - Mỹ Gia,
Yên Bình, Yên Bái và đã phát hiện được một số thân quặng chì - kẽm với quy mơ
cơng nghiệp song việc nghiên cứu có tính chuyên đề một cách hệ thống về đặc điểm


20

quặng hóa chì - kẽm của vùng chưa được đề cập đến. Đây là những tồn tại mà luận
văn sẽ góp phần giải quyết.
Hiện tại, quặng chì - kẽm ở khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia là loại khoáng sản
được được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. Trong đó có Cơng ty
TNHH Tun Huy và Công ty TNHH Khánh Minh đang được Bộ Tài nguyên và
Môi trường; Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái cấp phép thăm dò.
1.3 Đặc điểm địa tầng
Khu vực Cẩm Nhân - Mỹ Gia có diện tích 25,5km2 được cấu thành chủ yếu
bởi các thành tạo lục nguyên - carbonat của hệ tầng Hà Giang tập 2, tập 3 (đối
tượng liên quan đến quặng chì - kẽm) và một ít các thành tạo trầm tích Đệ tứ bở rời
phân bố trong các thung lũng suối.
1.3.1 Hệ tầng Hà Giang (Є2 hg)
Đặc trưng của hệ tầng Hà Giang là tập hợp các đá lục nguyên, lục nguyên carbonat. Dựa vào thành phần trầm tích phân chia hệ tầng Hà Giang thành 3 tập.
Trong diện tích vùng nghiên cứu chỉ xuất hiện tập 2 và tập 3.
Tập 2 (Є2 hg2): Phân bố chủ yếu ở phía đơng khu vực nghiên cứu gồm:
quarzit, quarzit sericit xen các lớp mỏng đá phiến thạch anh sericit, sericit thạch anh, đá
phiến lục actinolit epidot có nguồn gốc bazan tholeit ?, thấu kính đá hoa. Ranh giới
dưới khơng quan sát được, quan hệ trên chuyển tiếp lên tập 3. Chiều dày tập từ
300m đến 320m
Quarzit, quarzit sericit: Đá màu trắng đục, trắng xám phớt vàng, nâu nhạt, hạt
vừa đến nhỏ, kiến trúc hạt (vảy) biến tinh, cấu tạo phân phiến. Thành phần khoáng
vật gồm thạch anh 85-97%, sericit 3-15%, khoáng vật phụ gồm zircon, apatit, felspat.
Các đá nằm tiếp cận với các thể granitoid thường bị hóa sừng hoặc sừng hóa (đá

sừng thạch anh biotit, quarzit biotit, quarzit 2 mica).
Đá phiến thạch anh sericit: Đá màu xám sáng, phớt vàng, ánh tơ, hạt vảy
nhỏ, mịn; kiến trúc hạt vảy biến tinh; cấu tạo phân phiến, phân lớp mỏng đến nhỏ.
Thành phần khoáng vật gồm thạch anh 70-85%, sericit 15-30%; khống vật phụ có
zircon, apatit, turmalin.


21

Đá phiến sericit thạch anh: Đá màu xám phớt lục (hoặc phớt nâu vàng), ánh
tơ. Hạt vảy mịn, kiến trúc hạt vảy biến tinh. Cấu tạo phân phiến, dạng dải. Thành
phần khoáng vật gồm sericit 75-90%, thạch anh 10-25%. Khoáng vật phụ có zircon,
apatit, leucoxen. Các đá nằm tiếp cận với các thể granitoid thường bị biotit hóa
(sericit bị thay thế bằng biotit) với mức độ khác nhau.
Đá phiến lục actinolit anbit (±epidot): Đá màu lục sẫm đến lục xám. Hạt nhỏ
đến mịn, kiến trúc que hạt biến tinh. Cấu tạo phiến trạng. Thành phần khoáng vật
gồm actinolit 60-68%, albit 0-15%, thạch anh 1-2%, epidot 0-20%, apatit, leucoxen,
khoáng vật quặng vài hạt.

Ảnh 1.1 Ranh giới chuyển tiếp từ tập 2 lên tập 3 - Hệ tầng Hà Giang
Người chụp: Nguyễn Văn Hoàn
Tập 3 (Є2 hg3): Chủ yếu là đá hoa thường có xen lớp mỏng quarzit. Tại mặt
cắt T.40 Cẩm Nhân chỉ gặp một hệ lớp gồm chủ yếu là đá hoa calcit màu trắng hạt
vừa, ít gặp hạt lớn, đơi chỗ trong đá có xâm tán graphit và phlogopit. Ranh giới trên
không gặp các đá trẻ hơn. Ranh giới dưới có quan hệ chỉnh hợp với các đá quarzit của
tập 2 (ảnh 1.1). Chiều dày tập 300m.


22


Đá vơi bị hoa hóa, đá hoa dolomit: Đá màu xám sáng đến trắng, hạt nhỏ đến
vừa đôi khi hạt lớn, kiến trúc hạt biến tinh, cấu tạo định hướng đến định hướng yếu.
Thành phần khoáng vật gồm calcit 80-96%; dolomit 0-14%; thạch anh 2-5%;
phlogopit vài vảy đến 2%.
Đá hoa bị các thể granitod xuyên vào hoặc tiếp cận với chúng làm chúng bị
biến đổi thành đá sừng pyroxen màu lục xám đôi chỗ phớt vàng chanh. Hạt nhỏ
mịn, rắn chắc. Kiến chúc hạt nhỏ biến tinh. Thành phần khoáng vật gồm pyroxen
(diopsit) 65-75%, fenspat (orthocla, plagioclas) 10-25%, epidot 0-10%, thạch anh 57%, calcit 0-3%.
Trong diện tích vùng điều tra không quan sát được quan hệ dưới và quan hệ trên
của hệ tầng Hà Giang.
Theo Báo cáo địa chất và khống sản nhóm tờ Đoan Hùng - n Bình tỷ lệ
1: 50.000 (Hoàng Thái Sơn và nnk năm 1997). Ranh giới dưới của hệ tầng Hà
Giang có quan hệ khơng chỉnh hợp với các đá hệ tầng Thác Bà, ranh giới trên bị phủ
không chỉnh hợp với các đá hệ tầng Tứ Quận (O3-S? tq).
1.3.2 Hệ Đệ Tứ - trầm tích Holoxen trên (QIV3)
Các trầm tích Holoxen trên là những thành tạo trẻ nhất, phân bố ở lòng suối và
các bãi bồi ven suối trong khu vực nghiên cứu. Thành phần trầm tích gồm 2 loại hạt
mịn và hạt thơ.
Trầm tích hạt mịn phân bố ở các bãi bồi ven suối, gồm cát, bột sét lẫn ít cuội
sỏi màu nâu vàng, nâu xám.
Trầm tích hạt thơ phân bố ở lịng suối gồm cuội, tảng, sỏi, sạn lẫn ít cát, bột,
sét.
Trầm tích Holoxen phủ trên bề mặt bóc mịn của đá gốc hoặc trên các trầm
tích Holoxen dưới - giữa, phía trên lộ ra ngoài và đang tiếp tục được thành tạo.
Theo chiều từ hạ lưu đến thượng nguồn các sông, suối trong khu vực nghiên cứu,
các trầm tích này có bề dày giảm dần, kích thước hạt tăng dần, độ chọn lọc mài tròn
kém dần.
Chiều dày từ 2m đến 6m.



23

1.4 Đặc điểm hoạt động magma
Hoạt động magma phát triển khá mạnh mẽ. Trong khu vực nghiên cứu có
mặt hàng loạt các khối xâm nhập granit phức hệ Phia Bioc phân bố dọc theo hệ
thống đứt gãy phương đông bắc tây nam, á kinh tuyến.
Phức hệ Phia Bioc (T3pb)
Tên phức hệ Phia Bioc được Izokh E.P và n.n.k xác lập năm 1965 trong Bản
đồ địa chất tỷ lệ 1: 500.000 miền Bắc Việt Nam.
Năm 1995 Đào Đình Thục xếp các thể granit giàu nhôm phát triển rộng rãi ở
đông bắc Việt Nam vào phức hệ Phia Bioc (Các thành tạo magma, năm 1995) gồm
các khối granitoid Phia Bioc, Tam Tao, Chợ Chu, Loa Sơn, Nghiêm Sơn, Núi Là...
Trong phạm vi khu vực nghiên cứu gặp các khối xâm nhập granit biotit nhỏ phân bố
từ bắc xuống nam thuộc phức hệ này. Thành phần loạt đá này chủ yếu là granit biotit,
granit 2 mica. Thành phần khoáng vật chủ yếu là plagioclas, thạch anh, fenspat.
Thành phần hóa học đá granit phức hệ Phia Bioc thuộc loại giàu nhôm.
Theo Báo cáo địa chất và khống sản nhóm tờ Đoan Hùng - n Bình tỷ lệ 1:
50.000 (Hồng Thái Sơn và nnk năm 1997).
Phức hệ được chia làm 2 pha:
Pha 1: Granodiorit (± biotit, 2 mica), granit (± biotit, 2 mica).
Pha 2: Granit sáng màu.
Theo quan điểm của kiến tạo mảng với cách phân chia dựa theo các bối cảnh
kiến tạo thì phức hệ Phia Bioc được Dương Đức Kiêm và các tác giả khác (năm
2002) xếp vào nhóm IAG (cung đảo), CAG (lục địa) và CCG (va chạm lục địa) (hình 1.5). Trên biểu đồ chỉ số Shand (hình 1.4), biểu đồ tam giác QAP (hình 1.3)
chúng đều rơi vào trường CCG nên chúng thuộc nhóm granitoid tạo núi, loại va chạm
lục địa.
Granodiorit biotit, Granodiorit 2 mica: Đá có màu trắng xám, phớt nâu, hạt
vừa đến nhỏ, kiến trúc hạt bán tự hình, cấu tạo từ dạng khối đến định hướng. Thành
phần khống vật tạo đá gồm có plagioclas 30-32%, flelspat kali 28-30%, thạch anh
15-23%, biotit 7-15%, muscovit 0-8%. Khoáng vật phụ gặp vài hạt apatit, sphen,

zircon.


24

Hình 1.3 Biểu đồ tam giác QAP của granitoid phức hệ Phia Bioc
Ghi chú: Thành phần khoáng vật Q= thạch anh; A= fenspat; P= plagioclas đã
chuẩn hóa đến 100%.
Thành phần hóa: Al2O3/(Na2O+K2O) và Al2O3/(CaO+Na2O+K2O) theo đơn vị mol.
(Theo tài liệu của Dương Đức Kiêm và nnk năm 2002)

Hình 1.4 Biểu đồ tương quan giữa
Al2O3/(Na2O+K2O) và Al2O3/(CaO+Na2O+K2O)
(Chỉ số Shand của phức hệ Phia Bioc)

Hình 1.5 Biểu đồ tương quan giữa SiO2
và Al2O3 của granitoid phức hệ Phia
Bioc


25

Plagioclas là loại oligioclas với dạng tấm, lăng trụ dài hoặc ngắn, thường có
song tinh liên phiến, chúng thường bị sericit hố từ yếu đến mạnh.
Felspat kali (orthoclas) có dạng tha hình nằm thành đám nhỏ xen với
plagioclas.
Thạch anh dạng tha hình lấp đầy giữa các đám hạt felspat.
Biotit có dạng vảy nhỏ đến vừa, có tính đa sắc với Ng màu nâu, Np vàng
phớt nâu, phân bố thành đám nhỏ, đôi khi thành dải.
Granit biotit, granit 2 mica: Đá có màu xám trắng, phớt nâu. Thành phần

khống vật tạo đá chủ yếu gồm có orthoclas 40-50%, plagioclas 15-20%, thạch anh
28-30%, biotit 7-10%,muscovit 0-5%. Khoáng vật phụ gặp vài hạt apatit, zircon,
khoáng vật quặng chiếm một lượng rất nhỏ.
Granit sáng màu: Đặc điểm giống như granit biotit nhưng có lượng biotit nhỏ 3
- 4%.
Granit phức hệ Phia Bioc xuyên cắt làm biến đổi dolomit hoá, tremolit hoá,
talc hoá... các đá vây quanh. Tuy nhiên trong khu vực nghiên cứu rất khó kết luận
quặng chì - kẽm có liên quan tới phức hệ này hay khơng vì tại đó có thể cịn có hoạt
động nhiệt dịch khí thành chồng lên.
Tuổi của phức hệ Phia Bioc vào khoảng giữa Carni và Nori (theo Izokh
1965) hoặc sát trước Nori (theo Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị 1977). Theo kết
quả phân tích tuổi đồng vị U-Pb zircon (TIMS) của Nguyễn Khắc Vinh (1980) thì
tuổi của phức hệ là 267÷280 triệu năm ứng với P1-2.
1.5 Đặc điểm cấu trúc - kiến tạo
1.5.1 Uốn nếp
Khu vực nghiên cứu cấu trúc uốn nếp chính có nếp lồi núi Vạc. Tồn bộ khu
vực nghiên cứu là cánh phía tây của nếp lồi này, hầu hết các đá trong khu vực nghiên
cứu có thế nằm đơn nghiêng cắm về tây 260-290  30-60. Nếp lồi núi Vạc có đặc
điểm chính như sau:
Phần nhân nếp lồi lộ ra ở núi Vạc, trục nếp lồi kéo dài theo phương 170 - 215o,
mặt trục cắm về tây tây nam. Ở phần phía bắc của nếp lồi hầu như bị các khối xâm


×